Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

Tìm hiểu sự thay đổi thái độ học tập của sinh viên trong quá trình học tập tại trường đại học sư phạm kỹ thuật TP HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.6 MB, 81 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA
SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

MÃ SỐ: T2018 – 87 TĐ

SKC 0 0 6 4 9 1

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 04/2019


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM

TÌM HIỂU SỰ THAY ĐỔI THÁI ĐỘ HỌC TẬP
CỦA SINH VIÊN TRONG QUÁ TRÌNH HỌC TẬP
TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM

Mã số: T2018 – 87 TĐ


Chủ nhiệm đề tài: GVC.Th.S. ĐỖ THỊ MỸ TRANG

TP.HCM, Tháng 4/2019


DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN THAM GIA ĐỀ TÀI

1. Th.S. Đỗ Thị Mỹ Trang – Chủ nhiệm đề tài


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG .................................................................................................................... 4
DANH MỤC HÌNH ..................................................................................................................... 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................ 6
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................................................................... 7
PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu về thái độ học tập của sinh viên trên

I.

Thế giới và Việt Nam .............................................................................................................. 1
1.

Nghiên cứu làm rõ khái niệm thái độ ........................................................................ 1

2.

Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ và hành vi ................................................ 2

3.


Nghiên cứu thái độ học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ .......................... 3

II.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................. 5

III.

Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................... 6

IV.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 7

1.

Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................................... 7

2.

Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 7
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 8

V.
1.

Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................................... 8

2.


Phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 8

VI.

Giới hạn nghiên cứu .................................................................................................... 8

VII.

Nội dung nghiên cứu ................................................................................................... 8

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN .................... 10
1.1.

Khái niệm có liên quan ............................................................................................. 10

1.1.1.

Thái độ ............................................................................................................... 10

1.1.2.

Thái độ học tập của sinh viên ........................................................................... 17

1.1.3.

Sự thay đổi thái độ học tập của sinh viên ........................................................ 18

1.1.4.
Đặc điểm chương trình học của sinh viên, hệ thống cơ sở vật chất, không

gian học tập tại trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM..................................... 18
1.2.

Hình thành thái độ và thay đổi thái độ ................................................................... 19

1.2.1.

Hình thành thái độ ............................................................................................ 19

1.2.2.

Thay đổi thái độ................................................................................................. 21

1.3.

Tầm quan trọng của thái độ và sự cần thiết nâng cao TĐHT cho SV.................. 22

1.4.

Những biểu hiện thái độ học tập tích cực của SV................................................... 23

1.5.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thái độ học tập của SV .................................. 26

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.......................................................................................................... 32
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN............................... 33


2.1.


Giai đoạn 1: Xây dựng mơ hình đánh giá thái độ học tập của SV........................ 33

2.2.

Giai đoạn 2: Thiết kế bảng hỏi đánh giá về thái độ học tập .................................. 35

2.2.1.

Xây dựng các tiêu chí đánh giá ........................................................................ 35

2.2.2.

Thiết kế bảng hỏi ............................................................................................... 36

2.2.3.

Thử nghiệm bảng hỏi ........................................................................................ 36

Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát .............................................................................. 42

2.3.

2.3.1.

Đối tượng khảo sát ............................................................................................ 42

2.3.2.

Hình thức khảo sát ............................................................................................ 42


Giai đoạn 4: Xử lý số liệu, đánh giá và tìm hiểu sự thay đổi thái độ của SV ....... 42

2.4.

2.4.1.

Đánh giá sự thay đổi thái độ học tập của SV ở các năm học ......................... 43

2.4.2.

Tìm mối tương quan giữa thái độ học tập và kết quả học tập ...................... 48

2.4.3.

Tìm hiểu nguyên nhân về sự thay đổi TĐHT của SV các năm ..................... 52

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.......................................................................................................... 58
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KÍCH THÍCH SINH VIÊN CĨ THÁI ĐỘ HỌC
TẬP TÍCH CỰC ....................................................................................................................... 59
Cơ sở định hướng đề xuất giải pháp........................................................................ 59

3.1.
3.1.1

Tính thực tiễn .................................................................................................... 59

3.1.2

Tính khả thi ....................................................................................................... 59


3.1.3

Tính khoa học .................................................................................................... 59

3.2.

Đề xuất giải pháp kích thích sinh viên học tập tích cực......................................... 60

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3............................................................................................................ 64
PHẦN KẾT LUẬN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .......................................................................... 65
1.

Một số kết quả đạt được của nghiên cứu ................................................................ 65

2.

Một số kiến nghị ........................................................................................................ 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................................ 67


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Độ tin cậy của bảng hỏi .......................................................................... 36
Bảng 2: Kết quả kiểm định tính thích hợp để phân tích nhân tố .......................... 37
Bảng 3: Kết quả thực hiện phép xoay nhân tố ..................................................... 37
Bảng 4: Các thang đo đánh giá thái độ học tập của sinh viên ............................. 40
Bảng 5: Thống kê số lượng sinh viên tham gia khảo sát ..................................... 42
Bảng 6: Kết quả phân tích sâu ANOVA về sự khác biệt của nhận thức và niềm
tin của SV ........................................................................................... 44

Bảng 7: Kết quả phân tích sâu ANOVA về sự khác biệt niềm yêu thích học tập
của SV ................................................................................................. 45
Bảng 8: Kết quả phân tích sâu ANOVA về sự khác biệt của sự thực hiện và nỗ
lực trong học tập của SV .................................................................... 46
Bảng 9: Kết quả phân tích sâu ANOVA về sự khác biệt thái độ học tập của sinh
viên các năm ....................................................................................... 47
Bảng 10: Kết quả phân tích sâu ANOVA về sự khác biệt thái độ học tập của các
nhóm SV có học lực khác nhau. ......................................................... 48
Bảng 11: Mối tương quan giữa kết quả học tập và thái độ học tập ..................... 49


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Cấu trúc thái độ - Gồm ba bộ phận hợp thành: Nhận thức – Cảm xúc –
Hành động ............................................................................................. 12
Hình 2: Cấu trúc thái độ - Gồm ba bộ phận riêng biệt: Nhận thức – Cảm xúc – Ý
định hành vi .......................................................................................... 13
Hình 3: Mơ hình đánh giá sự thay đổi thái độ học tập của SV ............................ 34
Hình 4: Biểu đồ điểm TB về nhận thức và niềm tin của SV trong học tập ......... 43
Hình 5: Biểu đồ điểm TB về niềm u thích của SV trong học tập .................... 45
Hình 6: Biểu đồ điểm TB về sự thực hiện và nỗ lực của SV trong học tập ......... 46
Hình 7: Biểu đồ điểm TB về thái độ của SV trong học tập ................................. 47
Hình 8: Biểu đồ thống kê về số lần đánh giá điểm quá trình của GV ................. 50
Hình 9: Biểu đồ điểm TB về đánh giá chương trình học của SV ........................ 53
Hình 10: Biểu đồ điểm TB về đánh giá phương pháp giảng dạy của GV ........... 55
Hình 11: Biểu đồ điểm TB về sự yêu thích ngành học của SV ........................... 56


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT


TỪ VIẾT TẮT

NỘI DUNG

1

ĐH

Đại học

2

GV

Giáo viên

3

SPKT

4

SV

5

TĐHT

6


TB

7

PPGD

Phương pháp giảng dạy

8

KT-ĐG

Kiểm tra – Đánh giá

Sư phạm kỹ thuật
Sinh viên
Thái độ học tập
Trung bình


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

VIỆN SƯ PHẠM KỸ THUẬT


Tp. HCM, Ngày 10 tháng 4 năm 2019

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thơng tin chung:
-

Tên đề tài: Tìm hiểu sự thay đổi thái độ học tập của sinh viên trong quá
trình học tập tại trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Tp.HCM.

-

Mã số: T2018 – 87 TĐ

-

Chủ nhiệm: Th.S. Đỗ Thị Mỹ Trang

-

Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh

-

Thời gian thực hiện: 12 tháng

2. Mục tiêu:
-

Xây dựng mơ hình đánh giá, tiêu chí đánh giá về thái độ học tập của sinh

viên (SV).

-

Đánh giá sự thay đổi thái độ học tập của SV trong quá trình học tập tại
trường ĐHSPKT.TP.HCM.

-

Đề xuất giải pháp nâng cao thái độ học tập tích cực cho SV.

3. Tính mới và sáng tạo:
-

Xây dựng mơ hình đánh giá, tiêu chí đánh giá về thái độ học tập của SV.

-

Xác định thực trạng về thái độ học tập của SV trường Đại học
SPKT.TP.HCM bằng các phương pháp nghiên cứu tin cậy và khách quan.

-

Đánh giá sự thay đổi thái độ học tập của SV trong quá trình học tập tại
trường ĐHSPKT.TP.HCM bằng phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi và
phỏng vấn sâu.

-

Đề xuất giải pháp nâng cao thái độ học tập tích cực cho SV.


4. Kết quả nghiên cứu:
-

Báo cáo tổng quan về thái độ học tập của SV trường ĐH SPKT.TP.HCM.


-

Báo cáo thực trạng đánh giá về sự thay đổi thái độ học tập của SV trường
ĐH SPKT.TP.HCM.

-

Báo cáo đề xuất giải pháp khuyến khích thái độ học tập tích cực của SV
trường ĐHSPKT.TP. HCM.

5. Sản phẩm:
-

Công bố một bài báo đăng Tạp chí Khoa học trường ĐHSP HÀ NỘI:
Đỗ Thị Mỹ Trang, Đỗ Mạnh Cường, Đoàn Thị Huệ Dung, Đánh Giá Sự
Thay Đổi Thái Độ Học Tập Của Sinh Viên Trường ĐHSPKT.TP.HCM,
Volume 64, Issue 4, 2019.

-

Quyển báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học: Tìm hiểu sự thay đổi thái độ
học tập của sinh viên trong quá trình học tập tại trường Đại học Sư phạm
Kỹ thuật Tp.HCM.


6. Hiệu quả, phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng
áp dụng:
Thái độ học tập rất quan trọng, nó quyết định sự thành cơng của cơng
việc. Vì vậy, đánh giá thái độ học tập của SV và tìm hiểu nguyên nhân ảnh
hưởng đến sự thay đổi để có những giải pháp tác động phù hợp góp phần nâng
cao chất lượng học tập. Kết quả này có thể được áp dụng rộng rãi cho các khoa
toàn trường ĐHSPKT.TP.HCM.
Địa chỉ ứng dụng: Các khoa của trường ĐH SPKT.TP.HCM; Viện sư
phạm kỹ thuật, trường đại học sư phạm kỹ thuật TP.HCM.
P.Trưởng Đơn vị
(ký, họ và tên)

Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)

Th.S. Đỗ Thị Mỹ Trang


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General information:
Project title: Research on changes of students’ learning attitude at HCM
UTE
-

Code number: T 2018 – 87 TĐ

-

Coordinator: ĐO THI MY TRANG


-

Implementing institution: HCM UTE

-

Duration: 12 months

2. Objective(s):
-

Building assessing criteria of students’ learning attitude.

-

Evaluating in changing of students’ learning attitude at HCM UTE.

-

Recommending solutions for enhancing students’ active learning attitude
at HCM UTE.

3. Creativeness and innovativeness:
-

Finding out model of evaluating in students’ learning attitude.

-


Finding out status of students’ learning attitude at HCM UTE via reliable
and unbiased researching methods.

-

Evaluating in changing of students’ learning attitude at HCM UTE by
survey and deep interview.

-

Recommending solutions for enhancing students’ active learning
attitude at HCM UTE.

4. Research results:
-

The report on the overview of students’ learning attitude at HCM UTE.

-

The report on status of students’ learning attitude changing at HCM UTE.

-

The report on recommending solutions for enhancing students’ learning
attitude at HCM UTE.

5. Products:
-


Publishing 01 scientific papers:


Do Thi My Trang, Do Manh Cuong, Doan Thi Hue Dung, Evaluating in
changing of students’ learning attitude at HCM UTE. Journal of HaNoi
University of Education, Volume 64, Issue 4, 2019. .
-

The reporting volumes of studing result of students’ learning attitude at
HCM UTE.

6. Effects, transfer alternatives of reserach results and applicability:
Learning attitude plays an important role to decide working success.
Therefore, evaluating in changing of students’ learning attitude at HCM UTE in
order to find out suitable solutions that aim learning quality enhancing. These
results is able to apply for all faculties at HCM UTE.


PHẦN MỞ ĐẦU
I.

Tổng quan một số cơng trình nghiên cứu về thái độ học tập của
sinh viên trên Thế giới và Việt Nam
Có nhiều cơng trình nghiên cứu về thái độ, thái độ học tập của sinh viên

(như: W.I.Thomas và F.Znaniecki (1918); I.L.Bogiovic (1951); Bem (1970); G.
Allport (1935, 1976); Fishbein & Ajzen (1975); Eagly & Chaiken (1993); …),
các nghiên cứu tập trung ở các vấn đề sau:
1. Nghiên cứu làm rõ khái niệm thái độ
Năm 1918, hai nhà tâm lý học người Mỹ là W.I.Thomas và F.Znaniecki là

những người người đầu tiên đưa ra và sử dụng khái niệm về thái độ thơng qua
những nghiên cứu của mình về nơng dân Ba Lan. Trong nghiên cứu của mình hai
ơng chú ý đến sự thích ứng của nơng dân tới sự thay đổi các giá trị trong môi
trường xã hội thay đổi. Hai ông cho rằng thái độ là trạng thái tinh thần của cá
nhân đối với một giá trị.
Trong khi đó, các nhà tâm lý học Liên Xơ cũ nghiên cứu về thái độ cho
rằng, thái độ được hiểu là sự biến dạng hoàn chỉnh của chủ thể, là trạng thái sẵn
sàng hướng tới một hoạt động nhất định, là cơ sở của tính tích cực có sự lựa chọn
của chủ thể. Thái độ xuất hiện khi có sự xuất hiện của hai yếu tố là nhu cầu và
hoàn cảnh thỏa mãn nhu cầu. Về vấn đề này, V.N.Miasixer, tác giả của thuyết
“thái độ nhân cách” xem nhân cách như một hệ thống thái độ. Ông cho rằng thái
độ là hệ thống chủ quan bên trong, là hệ thống toàn vẹn của mối liên hệ có chọn
lọc, có ý thức của nhân cách với các khía cạnh khác nhau của hiện thực khách
quan. Ông chỉ ra rằng cơ sở sinh lý học của thái độ có ý thức của con người là
các phản xạ có điều kiện “…thái độ là điều kiện khái quát bên trong hệ thống
các hành động của con người” [ 4]. Và, ông cũng chú ý đến thái độ trong mối
quan hệ với các hành vi và cho rằng: nhu cầu, hứng thú, tình cảm,…cũng là thái
độ. Tuy nhiên, về vấn đề này, ông coi các thuộc tính tâm lý cũng là thái độ chưa
thực sự được thuyết phục bởi các nhà tâm lý học khác.
G. Allport (1935, 1976) cho rằng thái độ là một trạng thái sẵn sàng về tinh
thần và thần kinh, được tổ chức thơng qua kinh nghiệm, có khả năng điều chỉnh
1


hoặc ảnh hưởng năng động trong phản ứng của cá nhân đối với mọi đối tượng và
tình huống có liên quan. Nhấn mạnh ở khía cạnh đánh giá, Eagly & Chaiken
(1993) xem thái độ là một xu hướng tâm lý được thể hiện bằng cách đánh giá
một đối tượng cụ thể với một mức độ ủng hộ hoặc không ủng hộ. Fishbein &
Ajzen (1975) xem thái độ là những khuynh hướng có được/học được để đáp ứng
một cách ủng hộ hay không ủng hộ đối với một sự vật, một con người hoặc một

sự kiện nhất định. Thái độ còn được hiểu là sự thích hay khơng thích (Bem,
1970) [2].
Có nhiều quan điểm định nghĩa về thái độ, nhưng các định nghĩa trên đều
cho thấy rằng thái độ có chức năng định hướng hành vi ứng xử của con người,
thúc đẩy tính sẵn sàng của những phản ứng của con người hướng đến đối tượng.
2. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ và hành vi
Thái độ là sự đáp ứng u thích hoặc khơng u thích đến một đối tượng,
một người hoặc sự kiện. Thái độ được hiểu dưới nhiều quan điểm khác nhau,
nhưng điểm chung về định nghĩa của thái độ là sự sẵn sàng đáp ứng (Allport,
1935). Đáp ứng theo cách có lợi hay khơng có lợi, thuận hay không thuận đến đối
tượng cụ thể (Eagly & Chaiken, 1993; Fishbein & Ajzen, 1975), hoặc đơn giản là
thích hay khơng thích khi nhấn mạnh về trạng thái cảm xúc theo quan điểm của
Bem (1970) [2].
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thái độ và hành vi, Allport cho rằng thái
độ có mối quan hệ chặt chẽ với hành vi, nó cịn có chức năng thúc đẩy hành vi,
hướng dẫn cách thức hành vi (Allport (1935).
Trong một nghiên cứu nổi tiếng để xem xét thái độ và hành vi có liên quan
với nhau hay khơng, La Pière (1934) chứng tỏ rằng cách người ta nói đến thái độ
mà họ có rất khác với thái độ dùng giải thích hành vi của họ. Một thí nghiệm
được ơng thực hiện đó là: “La Pière và hai bạn người Trung Quốc đi khắp nước
Mỹ, lưu lại ở các khách sạn, ăn uống trong những nhà hàng. Trên 90 % chỗ chấp
nhận khách không do dự, ngay cả thiên kiến chống lại người Trung Quốc là sự
thiên vị về sắc tộc chính ở xã hội Mỹ lúc bấy giờ. Nhưng sáu tháng sau, La Pière
liên lạc với những khách sạn và nhà hàng khắp nước Mỹ để hỏi xem họ có tiếp
2


nhận khách người Trung Quốc khơng, và hầu hết tồn bộ những chủ khách sạn
nói rằng họ khơng tiếp nhận” [3]. Từ thí nghiệm này, tác giả đưa ra ý kiến là
thơng qua thái độ mà con người có khơng nhất thiết cho phép chúng ta tiên đoán

hành vi của họ. Tuy nhiên, ý kiến này bị Ajzen (1988) đưa ra chứng cứ cho rằng
đó là sự sai lầm, ơng cho rằng hành động của con người thống nhất với thái độ
của họ được xem xét một cách thống nhất và tổng quát. Những thái độ đó có thể
thay đổi dựa vào mức độ tổng quát hoặc cụ thể của chúng. Fishbein và Ajen
(1975); Reid (2006) cho rằng thái độ có ba thành tố có quan hệ với nhau là: niềm
tin, xúc cảm và ý định hành vi. Theo Fishbein and Ajen (1975), hành vi của một
người được xác định bởi ý định hành vi để thực hiện nó và ý định này được xác
định bởi thái độ của người đó.
Vì vậy, từ kết quả nghiên cứu của các tác giả trên cho thấy rằng khi
nghiên cứu về thái độ là phức tạp ở những mức độ khác nhau, bao gồm ba thành
phần liên quan đến nhau để tạo nên tính tồn diện của thái độ: [4]
-

Nhận thức – liên quan tới niềm tin và ý tưởng mà một người có hướng về
mục tiêu thái độ.

-

Tình cảm – có liên quan tới cách con người cảm nhận về mục tiêu thái độ;
nói cách khác, xúc cảm và những đáp ứng xúc cảm của họ.

-

Hành vi – có liên quan đến khuynh hướng hành động của cá nhân, hoặc để
hành động dựa vào mục tiêu thái độ.
3. Nghiên cứu thái độ học tập và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ
Thái độ học tập không được nghiên cứu riêng rẽ mà lồng vào trong nghiên

cứu động cơ, hứng thú học tập. Có thể kể đến các tác giả tiêu biểu đã có các cơng
trình nghiên cứu về động cơ học tập của học sinh là: I.L.Bogiovic (1951) nghiên

cứu động cơ, thái độ học tập của học sinh nhỏ; A.K.Marcova (1983) nghiên cứu
hình thành động cơ học tập của học sinh; Machikhina và đồng tác giả nghiên cứu
quan hệ giữa động cơ và thái độ học tập của học sinh; A.I.Kovaliov (1987)
nghiên cứu động cơ lựa chọn nghề nghiệp của học sinh, sinh viên v.v... Ở những
nghiên cứu trên, các tác giả thường coi thái độ học tập là một trong những nhân
tố đóng vai trị động cơ thúc đẩy tính tích cực của học sinh với giáo viên, với
mơn học, cũng như thái độ trong từng giai đoạn học tập. [3]
3


G.Witzlack nghiên cứu phân tích thái độ học tập trong các hình thức học
tập khác nhau như: thái độ học tập trên lớp và thái độ tự học. Tác giả cũng đưa ra
các tiêu chuẩn đánh giá về thái độ học tập tích cực như: [1]
-

Sự nỗ lực nhận thức.

-

Sự sẵn sàng thực hiện những nhiệm vụ học tập.

-

Tự đặt ra những yêu cầu cao về thành tích học tập của bản thân.

-

Sự phản ứng với những kết quả học tập thành công hay thất bại.

-


Tinh thần vận dụng kiến thức.
N.P.Levitop nghiên cứu mặt biểu hiện của thái độ trên hành vi học tập của

người học trên lớp học cũng như tự học. Tác giả cho rằng thái độ học tập tích cực
của người học thể hiện ở chỗ: người học chú ý, hứng thú và sẵn sàng gắng sức
vượt khó khăn. S.Frans đã đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá về thái độ học tập, theo
tác giả người học có thái độ học tập tích cực được biểu hiện qua mười dấu hiệu
sau: [1]
-

(1).Chú ý nghe giảng trên lớp học;

-

(2).Học bài và làm bài đầy đủ;

-

(3).Cố gắng vươn lên trong học tập;

-

(4).Không vội vàng phản ứng khi chưa hiểu hoặc khơng đồng tình với bài
giảng;

-

(5).Đảm bảo tính kỷ luật;


-

(6).Cố gắng đạt kết quả học tập tốt và có phấn đấu đạt thành tích cao hơn
một cách trung thực;

-

(7).Thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập;

-

(8).Nhiệt tình trong giờ sửa bài hoặc thảo luận;

-

(9).Hoàn thành nhiệm vụ học tập một cách nghiêm túc;

-

(10).Giữ gìn tài liệu một cách cẩn thận.
Các nghiên cứu về thái độ học tập tại Việt Nam:
Về khía cạnh này, nghiên cứu về học tập, cũng được nhiều nhà nghiên cứu

Việt nam quan tâm, như:
Phan Hữu Tín, Nguyễn Thúy Quỳnh Loan (2011) nghiên cứu xác định
nhũng yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập của sinh viên (SV). Các tác giả cho
4


rằng có bảy yếu tố tác động đến thái độ học tập của SV bao gồm: Giảng viên;

Phương pháp giảng dạy; Hệ thống cơ sở vật chất; Giáo trình, nội dung môn học;
Thực hành; thực tập thực tế; Động lực học tập; Điều kiện ăn ở sinh hoạt. Trong
bảy yếu tố này đều có tác động tích cực đến thái độ học tập của SV nhưng trong
đó yếu tố về động lực học tập và giáo trình, nội dung mơn học có ảnh hưởng
mạnh nhất.
Hồng Đức Nhuận và Lê Đức Phúc cũng đã nêu ra những chỉ số như: chú
ý, hăng hái tham gia vào mọi hình thức của hoạt động học tập, hoàn thành mọi
nhiệm vụ được giao, học thêm và làm các bài tập, vận dụng hoặc chuyển tải
những gì đã học vào thực tế, hình thành và phát triển quan hệ thầy trị, quan hệ
tình bạn nhằm giúp bản thân học tốt hơn, nâng cao chất lượng và kết quả học tập.
[1].
Đào Lan Hương (1998) cho rằng thái độ học tập là bộ phận cấu thành,
đồng thời là một thuộc tính cơ bản vẹn tồn của ý thức học tập của chủ thể, là
yếu tố quy định tính tự giác, tích cực học tập và thể hiện bằng những cảm xúc,
hành động tương ứng. Thái độ học tập còn được coi là một trong những biểu hiện
của động cơ học tập (Phạm Minh Hạc (1988) [6]. Điều này nhấn mạnh thái độ
ảnh hưởng đến tính tích cực của người học mà các tác giả trên đã chỉ ra ở những
nghiên cứu của mình.
Một số tác giả khác cũng nghiên cứu về thái độ học tập của SV như:
Dương Bá Vũ (2016); Đoàn Văn Điều (2012); Quỳnh Anh (2008); Vũ Mộng Đóa
(2005); v.v…Các nghiên cứu trên đều có một điểm chung là chỉ tập trung tìm
hiểu thái độ học tập của SV ở một lĩnh vực cụ thể và các yếu tố ảnh hưởng, chứ
chưa phản ánh được thái độ học tập của SV trong cả quá trình học tập. Vì vậy,
mục đích của nghiên cứu này là tìm hiểu thái độ học tập của SV qua các năm, tìm
hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến sự thay đổi thái độ và đề xuất giải pháp, nhằm
đóng góp vào khoảng trống mà các nghiên cứu trước chưa thực hiện về lĩnh vực
thái độ học tập của sinh viên.
II.

Tính cấp thiết của đề tài

Mục tiêu giáo dục phát triển con người tồn diện về mặt tri thức, hình

thành kỹ năng, kỹ xảo và thái độ lao động, thái độ nghề nghiệp đúng đắn. Trong
5


việc lĩnh hội tri thức thì khả năng tập trung chú ý, tâm thế, thái độ, là những nhân
tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả học tập. Thái độ học tập là một trong những
cơ sở hình thành động cơ học tập – là nguyên nhân trực tiếp để giúp người học
duy trì hứng thú và vượt qua mọi khó khăn để đạt được mục đích đề ra. Người
học có thái độ tích cực dẫn đến hành vi học tập tích cực.
Nâng cao chất lượng đào tạo là một trong những định hướng phát triển
giáo dục đại học trong giai đoạn hiện nay. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật
thành phố Hồ Chí Minh (ĐHSPKT.TP.HCM) đang từng bước phát triển để nâng
cao chất lượng và vào tốp 50 các trường đại học tốt nhất Châu Á, bằng nhiều
cách thức như: Phát triển chương trình đào tạo; Bồi dưỡng năng lực giảng dạy,
năng lực chuyên môn cho giảng viên; Tổ chức các buổi hội thảo, diễn đàn chia sẻ
kinh nghiệm, tham gia các dự án đào tạo; Nâng cao chất lượng và đa dạng về
phương tiện học tập, điều kiện học tập; v.v…Tuy nhiên, chất lượng học tập
không chỉ bị ảnh hưởng bởi yếu tố “giáo viên, nhà trường” mà còn bị ảnh hưởng
bởi yếu tố “bản thân” người học như: kinh nghiệm, phương pháp học, thái độ,
niềm tin,… Về vấn đề này, nhà trường chưa thực sự quan tâm sâu đến mong
muốn, tình cảm, thái độ học tập của người học. Vì đây là một trong những yếu tố
ảnh hưởng chính đến kết quả học tập.
Ngồi ra, thơng qua quan sát nhận thấy rằng sinh viên các năm cuối tại
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM không thật sự tích cực và có những
biểu hiện như mệt mỏi, chán nản, vắng lớp nhiều, v.v... Vì vậy, để có những điều
chỉnh phù hợp nếu chỉ thông qua quan sát ban đầu thì chưa đủ cơ sở khoa học để
đánh giá về thái độ học tập của người học. Cho nên, nghiên cứu này là cần thiết
để thơng qua đó xác định được nguyên nhân và đề xuất các giải pháp khơi gợi

niềm say mê, sự hứng thú trong học tập ở người học.
III.

Mục tiêu nghiên cứu

-

Xây dựng mơ hình đánh giá, tiêu chí đánh giá về thái độ học tập của SV.

-

Đánh giá sự thay đổi thái độ học tập của SV trong quá trình học tập tại
trường ĐHSPKT.TP.HCM.

-

Đề xuất giải pháp nâng cao thái độ học tập tích cực của SV.
6


IV.

Phương pháp nghiên cứu

1. Câu hỏi nghiên cứu
Vấn đề nghiên cứu của đề tài là sự thái đổi thái độ học tập của SV. Vì vậy,
để đánh giá về thái độ học tập, sự thái đổi thái độ học tập, đề tài tập trung giải
quyết các câu hỏi chính sau:
-


Mơ hình đánh giá thái độ học tập của SV như thế nào?

-

Thái độ học tập của SV hiện nay như thế nào và yếu tố nào ảnh hưởng đến
sự thay đổi thái độ của SV tại trường ĐHSPKT.TPHCM?
2. Phương pháp nghiên cứu
Để tìm hiểu về sự thay đổi thái độ học tập của SV qua các năm, đề tài sử

dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp nghiên cứu lý luận: phân tích, tổng hợp các vấn đề liên
quan đến thái độ học tập. Nghiên cứu cơ sở luận về cấu trúc thái độ học
tập và các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học tập.

-

Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
(1). Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi: sử dụng phương pháp khảo sát

bằng bảng hỏi để tìm hiểu về thái độ học tập của SV. Bảng hỏi tập trung tìm hiểu
ở những phần sau:
 Nhận thức, niềm tin của SV về việc học;
 Niềm yêu thích của SV với học tập;
 Sự thực hiện và nỗ lực của SV trong học tập;
 Phương pháp giảng dạy của GV;
 Hình thức kiểm tra đánh giá của GV;
 Phương pháp học tập của SV;
 Chương trình học tập của SV;

 Cơ sở vật chất của nhà trường, phương tiện học tập;.
(2). Phương pháp phỏng vấn: đề tài thực hiện phỏng vấn sâu về việc học
tập của SV, nội dung phỏng vấn tập trung vào những vấn đề như đã đề cập ở
phần trên (phần (1)) để tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi về thái độ
học tập.

7


(3).Phương pháp thống kê toán học: đề tài sử dụng phần mềm SPSS 23 để
tính tốn độ tin cậy, thống kê tỷ lệ phần trăm, Mean, tương quan Pearson, phân
tích sâu ANOVA.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

V.

1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là: thái độ học tập.

-

Khách thể nghiên cứu là: sinh viên của trường ĐH SPKT.HCM.
2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu là sinh viên của trường ĐH SPKT.HCM.

VI.

Giới hạn nghiên cứu

Đối tượng khảo sát của đề tài này là sinh viên năm nhất, SV năm hai, SV

năm ba và SV năm tư tại trường ĐH SPKT.HCM.
Về nội dung nghiên cứu: nghiên cứu đã tập trung tìm hiểu các yếu tố ảnh
hưởng đến sự thay đổi thái độ học tập của SV qua các năm dựa trên các thành tố
cấu trúc cơ bản của quá trình dạy học: Người học, người dạy, nội dung dạy học
và môi trường học tập. Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa tìm hiểu sâu các yếu tố
khách quan khác tác động đến thái độ học tập của SV như: điều kiện ăn ở, hồn
cảnh gia đình, cũng như vấn đề đi làm thêm mà có thể ảnh hưởng đến sự tập
trung dành cho việc học tập cũng như thái độ học tập.
VII.

Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm những phần sau:

-

Nghiên cứu tổng quan về thái độ học tập của SV trên thế giới và ở Việt
Nam.

-

Nghiên cứu về cơ sở lý luận của đề tài: Các khái niệm liên quan; Cấu trúc
của thái độ học tập; Chức năng của thái độ; Đặc điểm chương trình học
của SV tại trường; Hình thành thái độ và thay đổi thái độ; Tầm quan trọng
và sự cần thiết nâng cao thái độ học tập tích cực; Những biểu hiện của thái
độ học tập tích cực; Các yếu tố ảnh hưởng đến thay đổi thái độ học tập;
Một số giải pháp – Kinh nghiệm kích thích thay đổi thái độ học tập.

-


Đánh giá thái độ học tập của SV được thực hiện qua các giai đoạn:
1). Giai đoạn 1: Xây dựng mô hình đánh giá.
8


2). Giai đoạn 2: Thiết kế công cụ đánh giá.
3). Giai đoạn 3: Tiến hành khảo sát.
4). Giai đoạn 4: Xử lý số liệu và đánh giá về sự thay đổi thái độ học tập
của SV.
-

Đề xuất giải pháp kích thích thái độ học tập tích cực của SV tại trường
ĐHSPKT.TP.HCM.

-

Kết luận đề tài.

9


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THÁI ĐỘ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN
1.1.

Khái niệm có liên quan

1.1.1. Thái độ



Định nghĩa thái độ
Khái niệm thái độ được xem là phổ biến và sử dụng nhiều trong cuộc

sống. Thái độ có thể hiểu đơn giản như là tình yêu gia đình: thể hiện sự quan
tâm, yêu thương, giúp đỡ lẫn nhau. Thái độ cũng còn được xem là nguyên nhân
dẫn đến hành vi của một người đối với một đối tượng nào đó, thái độ cịn giúp để
giải thích tính nhất qn hành vi của con người, v.v...Thái độ được xem là quyền
riêng tư của mỗi con người đối với các cá nhân, tổ chức, các vấn đề xã hội, v.v…
Nó phản ánh cách con người đó nhìn nhận thế giới xung quanh như thế nào.
Ngoài ra, thái độ là một khái niệm liên ngành, không chỉ được sử dụng cho các
nhà xã hội học, tâm lý học, mà khái niệm thái độ còn sử dụng cho những nhà
khoa học nghiên cứu về chính sách, nhà giao tiếp học,…Vì vậy thái độ là một
khái niệm rộng, có nhiều định nghĩa khác nhau trong nhiều lĩnh vực. Trong một
cách chung, thái độ được nhiều nhà nghiên cứu định nghĩa như sau: [12]
-

Nhà Tâm lý học người Mỹ là V.I. Thomas và PH. Znanheski (1918) xem
thái độ như là một trong những thuộc tính quan trọng của các vấn đề xã
hội. Họ cho rằng: Thái độ là trạng thái tinh thần của cá nhân đối với một
giá trị.

-

Theo một cách đơn giản, Bem (1970) định nghĩa thái độ là sự thích và
khơng thích.

-

Nhà tâm lý học xã hội Hoa kỳ G.V. Onparte thì cho rằng thái độ là trạng

thái thần kinh và tâm lý của sự sẵn sàng, nó được tạo ra trên cơ sở kinh
nghiệm có ảnh hưởng và điều khiển năng động đến những khách thể và
tình huống gắn liền với cá nhân đó.

-

G. Allport (1935, 1976) cho rằng thái độ là một trạng thái sẵn sàng về tinh
thần và thần kinh, được tổ chức thơng qua kinh nghiệm, có khả năng điều
chỉnh hoặc ảnh hưởng năng động trong phản ứng của cá nhân đối với mọi
đối tượng và tình huống có liên quan.
10


-

Nhấn mạnh ở khía cạnh đánh giá, Eagly & Chaiken (1993) xem thái độ là
một xu hướng tâm lý được thể hiện bằng cách đánh giá một đối tượng cụ
thể với một mức độ ủng hộ hoặc không ủng hộ. Thái độ được hiểu là sự
đáp ứng có tính đánh giá và đáp ứng thuộc lĩnh vực tình cảm và chính thái
độ làm nảy sinh động cơ hay các hành vi có chủ đích. Thái độ nảy sinh
bên trong con người và sau đó mới biểu hiện ra bên ngồi. Thái độ là sản
phẩm của sự đánh giá tâm lý và nhận thức về đối tượng xuất phát từ nhu
cầu của chủ thể.

-

Fishbein & Ajzen (1975) xem thái độ là những khuynh hướng có
được/học được để đáp ứng một cách ủng hộ hay không ủng hộ đối với một
sự vật, một con người hoặc một sự kiện nhất định.


-

Thái độ được hiểu là một khuynh hướng đáp ứng theo cách có lợi (thuận)
hoặc bất lợi (khơng thuận) đối với một đối tượng nhất định (Oskamp,
2005).
Có thể nhận thấy rằng đặc điểm trung tâm của các định nghĩa về thái độ là

là sự sẵn sàng đáp ứng (Allport, 1935), thái độ khơng phải là hành vi mà nó được
xem như một sự chuẩn bị cho hành vi (Oskamp, 2005), một khuynh hướng đáp
ứng theo một cách cụ thể đối với một đối tượng [12].
Một điểm khác được nhấn mạnh bởi Allport là động lực của thái độ. Đó
là, thái độ khơng chỉ là kết quả thụ động của kinh nghiệm trong quá khứ, mà nó
có hai chức năng hoạt động được Allport mô tả là "tạo ra ảnh hưởng trực tiếp
hoặc năng động". “Năng động” chỉ ra rằng chúng thúc đẩy hành vi. Thái độ
hướng dẫn hình thức và cách thức hành vi.
Ngoài ra, về vấn đề này, Dương Thiệu Tống cho rằng thái độ là mức cảm
nghĩ tiêu cực hay tích cực (thuận hay khơng thuận) liên hệ đến một đối tượng tâm
lý. Một cá nhân có cảm nghĩ tích cực đối với một đối tượng tâm lý được coi như
là thích đối tượng ấy hay là có thái độ thuận lợi đối với nó. Ngược lại, một cá
nhân có cảm nghĩ tiêu cực được coi như khơng thích đối tượng tâm lý ấy hay có
thái độ khơng thuận lợi đối với nó (Dương Thiệu Tống, 1981).[4]

11


Theo từ điển tiếng Việt: Thái độ được hiểu là “cách nghĩ, cách nhìn và
cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình”.
Theo từ điển các thuật ngữ tâm lý và phân tâm học (1996) định nghĩa:
“Thái độ là một trạng thái ổn định bền vững, do tiếp thu được từ bên ngoài
hướng đến sự ứng xử một cách nhất quán đối với một đối tượng cụ thể. Một thái

độ được nhận biết ở sự nhất quán của các phản ứng đối với một nhóm đối tượng.
Trạng thái sẵn sàng có ảnh hưởng trực tiếp lên cảm xúc và hành động có liên
quan đến đối tượng.” [1].
Từ các định nghĩa trên đều cho thấy rằng thái độ có chức năng định hướng
hành vi ứng xử của con người, thúc đẩy tính sẵn sàng những phản ứng của con
người hướng đến đối tượng. Hay “ Thái độ là cách ứng xử của cá nhân đối với
các tình huống, các vấn đề xã hội”. Như vậy, khái niệm thái độ là một khái niệm
mang tính phức tạp. Thái độ của con người là toàn bộ hệ thống các mối quan hệ
có tính đánh giá, có ý thức của cá nhân đối với các mặt khác nhau của đối tượng.
Nó thể hiện qua kinh nghiệm cá nhân và yếu tố bên trong (nhận thức, niềm tin,
yêu thích…) qui định thành hành vi, cảm xúc của con người đối với đối tượng
đó.


Cấu trúc của thái độ
Có ba khuynh hướng lý thuyết khi xem xét cấu trúc thái độ: [12]

-

Khuynh hướng thứ nhất xem thái độ như một thực thể (entity) đơn nhất
gồm ba bộ phận hợp thành là nhận thức (cognitive), xúc cảm/tình cảm
(affective) và hành vi (behaviour) (Allport, 1985; Herbert Spencer 1962;
McGuire, 1969).
Nhận thức
THÁI
ĐỘ

Hình 1: Cấu trúc thái độ - Gồm ba bộ phận hợp thành: Nhận thức – Cảm xúc – Hành động

12



Ở khuynh hướng này, các tác giả đưa ra khung cấu trúc chung của thái độ
là thành phần hợp nhất của nhận thức, cảm xúc và hành động, có tính nhất
quán cao giữa ba thành phần. Có nghĩa là để hình thành thái độ phải xuất
hiện cả ba thành phần trên.Tuy nhiên, đối với khuynh hướng này nhiều
người phản biện cho rằng, liệu rằng mọi thái độ phải có đủ cả ba thành
phần khi có kết quả nghiên cứu cho thấy rằng một số thái độ khơng cần có
đủ ba khía cạnh khác biệt này [12]. Ví dụ một số phản ứng cảm xúc đối
với một đối tượng thái độ như về một số hiện tượng tự nhiên có thể khơng
có bất kỳ nền tảng kiến thức nhận thức nào. Trong khi thái độ về một vấn
đề xã hội có thể hoàn toàn cần nhận thức.
-

Khuynh hướng thứ hai xem thái độ như một thực thể tạo thành bởi ba
thành tố riêng biệt (separate) có quan hệ với nhau là niềm tin, xúc cảm và
hành vi (Fishbein and Ajen, 1975).

Niềm tin
(nhận
thức)

Ý định
hành vi

Cảm xúc
(tình cảm)

Hình 2: Cấu trúc thái độ - Gồm ba bộ phận riêng biệt: Nhận thức – Cảm xúc – Ý định
hành vi


Quan điểm này đã được Fishbein và Ajzen (1975) ủng hộ mạnh mẽ. Trong
lý thuyết của họ, thuật ngữ thái độ chỉ khía cạnh tình cảm, biểu thị sự đánh
giá đối với một đối tượng. Vì vậy, thái độ có thể được xem là những đánh
giá về mặt cảm xúc của một người đối với một đối tượng cụ thể, những
đánh giá này có được bởi nhận thức, niềm tin của người đó về đối tượng.
Sự kết hợp giữa nhận thức, niềm tin và cảm xúc giúp hình thành khuynh
hướng thực hiện hành vi.
-

Khuynh hướng thứ ba là xem thái độ như một quá trình ẩn (latent process)
gồm tác động của các yếu tố khách quan dưới dạng các sự kiện tác nhân
13


×