BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
CƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ
CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ VIỆC GIÁO DỤC
Ý THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ BẢO VỆ
CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM HIỆN NAY
S
K
C
0
0
3
9
5
9
MÃ SỐ: T2014-138
S KC0 0 5 5 2 4
Tp. Hồ Chí Minh, 11/2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ
CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ VIỆC
GIÁO DỤC Ý THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
VIỆT NAM HIỆN NAY
Mã số: T2014 -138
Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Phƣợng
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2014
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KH&CN CẤP TRƢỜNG
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ
CHỦ QUYỀN QUỐC GIA VÀ VIỆC
GIÁO DỤC Ý THỨC CỦA SINH VIÊN VỀ
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO
VIỆT NAM HIỆN NAY
Mã số: T2014 -138
Chủ nhiệm đề tài: ThS Nguyễn Thị Phƣợng
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2014
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN VỊ: KHOA LLCT
DANH SÁCH NGƢỜI THAM GIA ĐỀ TÀI VÀ CÁC ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
1. CHỦ NHIỆM ĐỀ TÀI
Họ và tên:
Nguyễn Thị Phượng
Học vị: Thạc sĩ
Chức danh khoa học: Giảng viên
Năm sinh: 1984
Đơn vị cơng tác: Khoa Lý luận chính trị – Đại
Di động: 0989.247.288
học Sư Phạm Kỹ Thuật Tp.HCM
E-mail:
2. NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
TT
Họ và tên
Đơn vị công tác và
Nội dung nghiên cứu
Chữ
lĩnh vực chuyên môn
cụ thể được giao
ký
- Khoa Lý luận chính trị –
NGUYỄN THỊ PHƯỢNG
Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
Tp.HCM
GV Tư tưởng Hồ Chí Minh
9. ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1: TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA .... 8
1.1. Cơ sở hình thành tư tưởng hồ chí minh về chủ quyền quốc gia ................ 8
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến chủ quyền quốc gia.......................... 8
1.1.2.Cơ sở lý luận ........................................................................................ 9
1.1.3. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 15
1.2. Quan điểm của Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia .............................. 21
1.2.1. Vai trò, ý nghĩa chủ quyền quốc gia ................................................. 21
1.2.2. Bảo vệ chủ quyềnquốc gia là trách nhiệm của toàn đảng, toàn dân,
toàn quân của mọi cấp, mọi ngành, song cần phải có lực lượng nịng cốt,
chun trách ................................................................................................ 31
1.2.3. Phát huy vai trò quần chúng nhân dân bảo vệ chủ quyền quốc gia
bằng việc xây dựng thế trận lòng dân ......................................................... 49
1.2.4. Xây dựng biên giới hịa bình, hữu nghị với các nước, láng giềng là
giải pháp hữu hiệu góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền ........................ 54
Chƣơng 2: VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO VIỆC GIÁO
DỤC Ý THỨC SINH VIÊN VỀ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO HIỆN
NAY .........................................................................................................................56
2.1. Tình hình biển đảo hiện nay ..................................................................... 56
2.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo
Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 58
2.3. Các biện pháp nhằm giáo dục nâng cao ý thức của sinh viên về bảo vệ
chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay .......................................................... 65
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 72
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 74
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
SV
Sinh viên
ĐH SPKT
Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
Tp.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
TT HCM
Tư tưởng Hồ Chí Minh
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN VỊ: KHOA LLCT
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 11 năm 2014
THƠNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền quốc gia và việc giáo
dục ý thức của sinh viên về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay”.
- Mã số:.
- Chủ nhiệm: GV.ThS Nguyễn Thị Phượng.
- Cơ quan chủ trì: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
- Thời gian thực hiện: 11/2013 – 11/2014.
2. Mục tiêu:
Đề tài nghiên cứu có 2 mục tiêu sau:
Thứ nhất, tác giả làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của tư tưởng Hồ Chí Minh
về chủ quyền quốc gia và bài học vận dụng vào chính sách bảo vệ chủ quyền biển
đảo Việt Nam hiện nay.
Thứ hai, nghiên cứu thực trạng và bài học vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
chủ quyền quốc gia vào chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay.
Để từ thực trạng đó tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm vận dụng tư tưởng Hồ Chí
Minh vào việc giáo dục ý thức sinh viên về bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay. Nâng
cao hiệu quả hoạt động dạy học mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong q trình đào tạo,
góp phần đổi mới phương pháp dạy học bộ mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường
Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật.
3.Tính mới và sáng tạo:
Đề tài là một cơng trình khoa học nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
để làm rõ lý luận tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia và bài học vận dụng
vào chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay, trong đó có sinh
viên trường Đại học sư phạm kỹ thuật.
Đề tài làm sáng tỏ thực trạng tình hình biển đảo hiện nay, chỉ rõ quan điểm của
Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay. Qua đó,
đưa ra các biện pháp nhằm giáo dục và nâng cao ý thức của sinh viên về bảo vệ chủ
quyền biển đảo Việt Nam hiện nay. Hơn nữa, nếu thực hiện được các biện pháp đưa ra,
đề tài sẽ góp phần vào việc nâng cao nâng cao ý thức của sinh viên về bảo vệ chủ
quyền biển đảo Việt Nam hiện nay, đồng thời sẽ góp phần trau dồi, rèn luyện, tri thức
mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh, giúp sinh viên không ngừng học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh để trở thành những nhà giáo ưu tú, những công dân tốt.
4. Kết quả nghiên cứu:
Kết quả của đề tài nhằm là tài liệu dùng để phục vụ cho công tác tự học tập tự
nghiên cứu của sinh viên, công tác giảng dạy, quản lý sinh viên trong nhà trường.
Đề xuất những giải pháp cụ thể góp phần tiếp tục đưa ra các biện pháp nhằm
giáo dục và nâng cao ý thức của sinh viên về bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam
hiện nay; phát triển mục đích, động cơ, thái độ học tập đúng đắn cho sinh viên góp
phần nâng cao chất lượng dạy và học của giảng viên, sinh viên đối với các mơn khoa
học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh và giáo dục tư tưởng, đạo đức phong cách
sống cho sinh viên trường SPKT nói riêng và thế hệ trẻ nói chung.
5. Sản phẩm:
Sản phẩm của việc nghiên cứu đề tài là một báo cáo về nội dung đề tài.
6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp dụng:
Việc nghiên cứu đề tài có khả năng ứng dụng nhằm nâng cao chất lượng dạy và
học của giảng viên và sinh viên trường Đại học Sư Phạm kỹ Thuật Thành phố Hồ Chí
Minh về vấn đề bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay.
Cơng trình hồn thành sẽ được chuyển giao cho Thư viện trường sau khi
nghiệm thu xong.
Trƣởng Đơn vị
Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên, đóng dấu)
(ký, họ và tên)
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Về tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ quyền quốc gia:
Góp phần nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ Tổ Quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa (2003), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách này gồm những
bài viết của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các tướng lĩnh và các nhà
khoa học đã công bố trên các sách, báo và hội thảo khoa học. Nội dung cuốn sách
đến việc bảo vệ độc lập dân tộc luôn gắn liền với bảo vệ chủ nghĩa xã hội; là quy
luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. Sức mạnh bảo vệ Tổ quốc là sức mạnh tổng
hợp của nền quốc phịng tồn dân, là xây dựng tiềm lực mọi mặt về chính trị, kinh
tế, quân sự gắn với an ninh, đối ngoại, văn hóa xã hội…trong đó, các lực lượng vũ
trang nhân dân là nịng cốt. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc già là
nhiệm vụ chung của toàn dân tộc.
Một số sách, cơng trình nghiên cứu ra đời như: Học viện chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh(2006), Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng dân tộc và chấn
hưng đất nước (kỷ yếu Hội thảo khoa học), Nxb. Lý luận chính trị, Hà Nội; Hội
đồng lý luận Trung ương (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam trách nhiệm trước dân
tộc, Nxb. Chính trị quốc gia, Sự Thật; Vũ Dương Huân (2005), Tư tưởng Hồ Chí
Minh về ngoại giao, Nxb. Thanh Niên; PGS, TS. Vũ Đình Hịe, PGS, TS. Bùi Đình
Phong (Đồng chủ biên, 2010), Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập và chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội; Kỷ yếu hội thảo khoa học kỷ niệm
150 năm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (tháng 2/1998), Nxb. Đại học quốc gia
thành phố Hồ Chí Minh trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn; Đinh Xn
Lâm (2005), Góp phần tìm hiểu cuộc đời và tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị Quốc
gia, Hà Nội; Nguyễn Phúc Luân (1999), Chủ tịch Hồ Chí Minh Trí tuệ lớn của nền
ngoại giao Việt Nam hiện đại, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội; Đinh Xuân Lý
(2003), Một số chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
TS. Phan Ngọc Liên (2008), Hồ Chí Minh với tiến trình lịch sử dân tộc, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội; PGS, TS. Nguyễn Bá Linh (2009), Mối quan hệ biện
chứng giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội…
1
- Về mặt tài liệu chính sử minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa:
Thời kỳ Đại Việt, từ thời Nam Bắc phân tranh và thời Tây Sơn ta có Phủ biên
tạp lục năm 1776 của Lê Qúy Đôn, đây là tài liệu cổ, mơ tả kỹ càng nhất về Hồng
Sa và đội Bắc Hải.
Thời kỳ Nhà Nguyễn từ năm 1802 đến năm 1909 có rất nhiều tài liệu chính sử
minh chứng chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa như:
Dư địa chí trong bộ Lịch triều Hiến chương loại chí của Phan Huy Chú (1821)
và sách Hồng Việt địa dư chí(1883). Nội dung về Hồng Sa của hai cuốn sách trên
có nhiều điểm tương tự như trong Phủ biên tạp lục của Lê Qúy Đôn thế kỷ XVIII.
Đại Nam thực lục chính biên, đệ nhất kỷ (khắc in năm 1848); đệ nhị kỷ (khắc in
xong năm 1864); đệ tam kỷ (khắc in xong năm 1879) có cả thảy 11 đoạn viết về quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa với nhiều nội dung mới và phong phú, rất cụ thể về sự
tiếp tục xác lập chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Tài liệu quý giá, châu bản triều Nguyễn (thế kỷ XIX), hiện đang lưu trữ tại
kho lưu trữ Trung ương 1 ở Hà Nội. Ở đó người ta tìm thấy những bản tấu, phúc
tấu của các đình thần các bộ như Bộ Công, và các cơ quan khác hay những dụ của
các nhà vua về việc xác lập chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoàng Sa dưới
triều Nguyễn như việc vãng thám, vẽ họa đồ Hoàng Sa, cắm cột mốc…
Trong bộ sách Đại Nam nhất thống chí (1882 soạn xong, 1910 soạn lại hai
lần, khắc in) xác định Hoàng Sa thuộc về tỉnh Quảng Ngãi và tiếp tục khẳng định
hoạt động của Hoàng Sa và đội bắc Hải do Hoàng Sa kiêm quản…
Ngoài ra, các bản đồ cổ của Việt Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX đều vẽ
Bãi Cát Vàng hay Hoàng Sa và Vạn Lý Trường Sa trong cương vực của Việt Nam.
- Bên cạnh đó có rất nhiều bài tham luận:
Bài tham luận: “Quan điểm của Việt Nam về Trường Sa và Hoàng sa” của
Tiến sĩ sử học Nguyễn Nhã phản bác các tuyên bố của phía Trung Quốc rằng
Hồng Sa và Trường Sa vơ chủ cho đến năm 1909, và vào năm đó Trung Quốc là
nước đầu tiên khám phá ra Hoàng Sa và Trường Sa.
TS. Phạm Ngọc Trâm, Quản lý và khai thác biển đảo Việt Nam thời kì đổi
mới (1986-2013), Tạp chí Lịch sử Đảng, số 11(276),11-2013; tr.39. Bài viết đã để
ra cái nhìn với về chính sách bảo vệ chủ quyền biển đảo; cùng với đó là việc phát
triển kinh tế nơi đây.
2
GS.TS. Trần Nghĩa, Nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nơm, có bài
nghiên cứu “Việt Nam với Biển Đơng và các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa,
Tham luận tại Hội thảo Quốc gia về Biển Đồng lần thứ nhất (tháng 3/2009); Tác
giả đưa ra dẫn chứng chứng tỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
PGS. TS. Nguyễn Bá Diến, giám đốc Trung tâm Luật biển và Hàng hải Quốc tế,
khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội; có bài “Cơ chế giải quyết tranh chấp trên biển
theo Cơng ước Luật biển 1982”. Ơng đã đi sâu phân tích Cơng ước Luật biển 1982.
Gần đây, Trưởng đồn đại diện Chính phủ nước ta vừa trình báo cáo trước Uỷ
ban Ranh giới thềm lục địa của Liên Hợp Quốc về xác định ranh giới thềm lục địa
vượt quá 200 hải lý tại khu vực phía Bắc biển Đơng. Bản báo cáo này một lần nữa
khẳng định chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa và chủ trương giải quyết mọi bất đồng liên quan đến biển
Đông thông qua thương lượng hịa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, đặc biệt là
Công ước 1982 và Tuyên bố về ứng xử trên Biển Đông (DOC).
Các học giả Việt Nam đều thống nhất khẳng định về chủ quyền của Việt Nam
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Theo đó, Việt Nam là Nhà nước đầu
tiên và duy nhất đã thực hiện quyền làm chủ của mình đối với hai quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa một cách hồ bình, liên tục và lâu dài. Việt Nam có đầy đủ bằng
chứng lịch sử và cơ sở pháp lý để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần
đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Mặt khác, Việt Nam luôn chủ trương giải quyết mọi
tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hịa bình, trên cơ sở tơn trọng luật pháp
và thực tiễn quốc tế, đặc biệt là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm
1982 và trên tinh thần của Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên Biển Đông
năm 2002 (DOC) cũng như các nguyên tắc thoả thuận song phương, đa phương
nhằm duy trì và bảo vệ tự do giao thương, an ninh hàng hải cũng như sự ổn định và
phát triển trong hịa bình của các quốc gia liên quan.
Tại cuộc Hội thảo về Biển Đông lần thứ nhất được tổ chức tại Hà Nội từ ngày
26 đến ngày 27 tháng 11 năm 2009, Giáo sư Ian Townsend-Gault, một nhà nghiên
cứu nổi tiếng người Canada về các tranh chấp tại Biển Đông, cho rằng các nước
không cần phải lo ngại về “đường lưỡi bò” mà Trung Quốc đưa ra bao chiếm gần
trọn Biển Đơng, vì khi Trung Quốc phê chuẩn UNCLOS, “đường lưỡi bị” đương
nhiên trở nên khơng có giá trị. Vì theo Cơng ước, chủ quyền quốc gia được tính từ
đường cơ sở ven biển vươn ra bao nhiêu hải lý đã được qui định rõ. Hơn nữa
3
“đường lưỡi bị” mà Trung Quốc vẽ khơng được giới luật gia quốc tế công nhận.
UNCLOS là một văn bản luật pháp quốc tế hiện đại. Một khi phê chuẩn có nghĩa là
Trung Quốc phải từ bỏ việc địi hỏi chủ quyền trong “đường lưỡi bò”.
Triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa X) của Đảng về “Chiến
lược lược biển Việt Nam đến năm 2020”. Trước mắt, “chúng ta cần đẩy mạnh hơn
nữa công tác tuyên truyền biển, đảo nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận
thức và hành động của các cấp uỷ Đảng, các ngành, các tầng lớp nhân dân về vị trí
chiến lược của biển, đảo nước ta. Phấn đấu thực hiện mục tiêu đến năm 2020 đưa
nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo vệ vững chắc chủ
quyền quốc gia trên biển đảo của Tổ quốc”.
Chương trình Hội thảo quốc gia lần thứ hai về biển Đông với chủ đề “Tranh
chấp chủ quyền tại biển Đông: Lịch sử, địa chính trị và luật pháp quốc tế”. Hội thảo
bàn luận về các chứng cứ lịch sử, khoa học khẳng định chủ quyền của Việt Nam,
những văn bản pháp lý chứng minh, từ đó nêu ra những mục tiêu cần làm đến năm
2020. Khơng chỉ dừng lại ở đó, Hội thảo quốc tế về biển Đông lần thứ ba tại Hà
Nội vào ngày 4 – 5/11/2011 do Học viện Ngoại giao phối hợp với Hội Luật gia
Việt Nam đồng tổ chức với chủ đề “Biển Đông – Hợp tác vì An ninh và Phát triển
trong khu vực”.
Hội thảo tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của biển Đông trong khu vực và
trên tồn thế giới; cũng như lợi ích của các bên trong và ngồi biển Đơng; nhìn
nhận, đánh giá diễn biến, tình hình hiện tại ở biển Đơng nhằm đưa ra những nhóm
giải pháp tranh chấp và quản lý xung đột ở biển Đông.
Đa số những Hội thảo đã diễn ra, dù ở quy mô quốc gia hay mang tầm cỡ
quốc tế cũng đều khuyến khích, kêu gọi việc giải quyết tranh chấp cũng như thực
hiện quyền tài phán biển bằng con đường hịa bình, hợp tác, phát triển. Việc hợp tác
tại khu vực biển Đơng cũng chính là con đường dẫn tới hịa bình, ổn định và thịnh
vượng. Hội thảo đã tổng hợp nên một quyển kỷ yếu, trong đó đã tập hợp lại rất
nhiều bài viết mang tính chất khách quan nhất, rõ ràng nhất đối với cách nhìn nhận
về vấn đề biển Đơng. Với câu hỏi đặt ra “Nên làm gì?”; có rất nhiều gợi ý cho việc
kiềm chế và xử lý tranh chấp như thế nào cũng như từng bước làm giảm tính phức
tạp của vấn đề. Theo Tiến sĩ Mark J. Valencia – chuyên gia phân tích chính sách
biển, Kaneohe, Hawai, Mỹ nhận định: “Mơi trường chính trị ở biển Đơng dường
4
như đã thay đổi nhiều so với những thập kỷ 1980 và 1990 do nơi đây là khu vực tập
trung xung đột và tranh chấp”…
Tuy nhiên, đến bây giờ chưa có đề tài nghiên cứu, sâu sắc về “Tư tưởng Hồ
Chí Minh về chủ quyền dân tộc và bài học vận dụng vào chính sách bảo vệ chủ
quyền biển đảo Việt Nam hiện nay”.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền quốc gia là một trong những nội dung quan
trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Trong suốt q trình lãnh đạo cách
mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh ln coi việc giữ nước, bảo vệ chủ quyền độc lập
dân tộc là nhiệm vụ chiến lược của cách mạng; toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải
dốc hết sức lực cho việc giữ vững độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc. Hồ Chí Minh đã từng dạy: Các Vua Hùng đã có cơng dựng nước, Bác cháu
ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
Đại thắng mùa Xuân năm 1975 của quân dân Việt Nam đã khẳng định tư
tưởng vĩ đại của Người: “Khơng có gì q hơn độc lập tự do” thắng lợi vẻ vang đó
là kết qủa tất yếu của sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng Sản Việt Nam và lấy tư
tưởng Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho hành động Cách
Mạng Việt Nam. Với đường lối cách mạng giải phóng dân tộc, thực hiện độc lập
dân tộc với chủ nghĩ xã hội cách mạng Miền Nam và cuộc kháng chiến cứu nước
của nhân dân ta, dưói sự lãnh đạo của Đảng ta, được sự đồng tình và giúp đỡ to lớn
của bầu bạn xa gần trên thế giới, đưa Cách Mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến
thắng lợi khác, ngày càng tỏa sáng dưới vịm trời Đơng Nam Á.
Thế giới ngày nay đã đổi thay, nhận thức con người cũng có những thay đổi
nhất định. Nhiều quốc gia dân tộc từng đối đầu, đụng độ nhau, chấp nhận xếp lại
hận thù, xem quá khứ thuộc về lịch sử hãy bỏ qua quá khứ, nhìn vào tương lai, bắt
tay nhau đi tới, đó là một hiện tượng mới trong xu thế của thời đại ngày nay. Lịch
sử Việt Nam còn ghi lại khơng ít những tấm gương hồ hiếu của tiền nhân, những
anh hùng dâ tộc như: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung đều tỏ rõ
sự khoan dung độ lượng của mình đối với kẻ thù xâm lược khi chúng đã quy hàng
hay bại trận. Các anh hùng hào kiệt và danh nhân đất nước có tinh thần yêu nước,
có chính sách khơn khéo giữ vững chủ quyền quốc gia, có chủ trương khoan hồng
đối với hàng binh và chính sách bang giao hồ hiếu của mình với nước đi xâm lược
bị đánh bại. Tự hào về chiến thắng vẻ vang của dân tộc bao nhiêu, nhân dân Việt
5
Nam càng thông cảm sâu sắc bấy nhiêu với các dân tộc bị áp bức và nô dịch
đang đấu tranh cho độc lập dân tộc, tự do bình đẳng giữa các dân tộc trên thế giới,
bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc mà cha anh ta đã hy sinh biết bao nhiêu xương
máu để có được nền độc lập như ngày hôm nay.
Ngày nay, với đường lối, chủ trương bảo vệ chủ quyền độc lập dân tộc đúng
đắn của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày càng rộng mở, đã khẳng định tinh
thần: Đoàn kết - hợp tác - hội nhập quốc tế dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền
độc lập dân tộc, bình đẳng và hai bên cùng có lợi nhằm làm cho dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh như Nghị quyết Đại Hội VIII của
Đảng đã đề ra.
Tuy nhiên chúng ta cũng nhận thấy rằng bên cạnh những thuận lợi thì đất
nước ta cũng đang đứng trước những thách thức về bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, đặc
biệt là những năm gần đây Trung Quốc với tiềm lực hải qn của mình đã có
những hành động mạnh bạo xâm phạm chủ quyền Biển, đảo nước ta. Điều đó địi
hỏi chúng ta cần vận dụng những tư tưởng của cha ông và nhất là tư tưởng của Hồ
Chí Minh về bảo vệ chủ quyền để giáo dục cho thế hệ trẻ ý thức và trách nhiệm của
mình trong việc bảo vệ chủ quyền Biển đảo quốc gia.
Với những lý do cơ bản trên, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí
Minh về bảo vệ chủ quyền quốc gia và việc giáo dục ý thức của sinh viên về bảo
vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay”làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp
trường năm học 2013 -2014 nhằm làm sáng tỏ hơn tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ
quyền quốc gia, trên cơ sở đó tác giả liên hệ vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào
giáo dục ý thức của sinh viên về việc bảo vệ biển đảo Việt Nam trong giai đoạn
hiện nay.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận của vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Tìm hiểu tư tưởng của Hồ chí Minh về bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền quốc gia vào việc giáo
dục cho sinh viên bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam hiện nay.
- Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác giáo dục ý
thức cho sinh viên trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta hiện nay.
6
4. Cách tiếp cận
Để hồn thành đề tài này tơi sẽ tiếp cận với những nguồn tài liệu cơ bản sau:
- Thứ nhất, là các tác phẩm kinh điển, cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác – Ăngghen
– Lênin bàn về vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Thứ hai, là các tác phẩm của Hồ Chí Minh, chủ yếu các bài viết, bài nói của
Người về vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.
- Thứ ba, là các cơng trình nghiên cứu khoa học, sách chun khảo về việc
vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh để giáo dục vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia Hồ
Chí Minh cho sinh viên.
Ngoài ra, các bài viết trên các báo và tạp chí khoa học có chủ đề liên quan về
vấn đề bảo vệ chủ quyền quốc gia.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về chủ quyền quốc gia.
Đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp biện chứng duy vật, phương pháp
lịch sử, phương pháp logic, phương pháp phân tích, thống kê tài liệu, tổng hợp, so
sánh… và một số phương pháp liên ngành khác.
6.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ
quyền quốc gia và việc vận dụng tư tưởng đó vào giáo dục ý thức bảo vệ chủ quyền
biên giới Việt Nam hiện nay cho sinh viên trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn của Hồ Chí
Minh về bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ
quyền quốc gia. Biện pháp nâng cao ý thức sinh viên trường trong việc bảo vệ chủ
quyền quốc gia và nội dung giáo dục ý thức cho sinh viên về vấn đề biển đảo hiện nay.
7. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận nội dung đề tài gồm có 2 chương:
Chương1.Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Chương 2: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào việc giáo dục ý thức sinh
viên về bảo vệ chủ quyền biển đảo hiện nay.
7
Chƣơng 1
TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ QUYỀN QUỐC GIA
1.1. Cơ sở hình thành tƣ tƣởng hồ chí minh về chủ quyền quốc gia
1.1.1. Một số khái niệm liên quan đến chủ quyền quốc gia
1.1.1.1.Khái quát về chủ quyền quốc gia
* Chủ quyền
Theo từ điển Tiếng Việt, Chủ quyền là quyền làm chủ một nước về tất cả các
mặt: tôn trọng chủ quyền giữ vững chủ quyền chủ quyền bị vi phạm.
* Khái niệm lãnh thổ quốc gia
- Lãnh thổ quốc gia: Là một phần của trái đất. Bao gồm: vùng đất, vùng nước,
vùng trời trên vùng đất và vùng nước, cũng như lòng đất dưới chúng thuộc chủ
quyền hoàn toàn và riêng biệt của một quốc gia nhất định.
- Các bộ phận cấu thành lãnh thổ quốc gia.
Vùng đất: Gồm phần đất lục địa, các đảo và các quân đảo thuộc chủ quyền
quốc gia.
Vùng nước: Vùng nước quốc gia là toàn bộ các phần nước nằm trong đường
biên giới quốc gia.
Gồm: Vùng nước nội địa: gồm biển nội địa ,các ao hồ,sông suối...(kể cả tự
nhiên hay nhân tạo).
Vùng nước biên giới : gồm biển nội địa ,các ao hồ,sông suối... trên khu vực
biên giới giữa các quốc gia .
Vùng nước nội thuỷ: được xác định một bên là bời biển và một bên khác là
đường cơ sở của quốc gia ven biển.
Vùng nước lãnh hải: là vùng biển nằm ngoài và tiếp liền với vùng nội thuỷ
của quốc gia. Bề rộng của lãnh hải theo công ước luật biển năm 1982 do quốc gia
tự quy định nhưng không vươt quá 12 hải lí tính từ đường cơ sở.
Vùng lịng đất: là tồn bộ phần nằm dưới vùng đất và vùng
nước thuộc chủ quyền quốc gia.Theo nguyên tắc chung được mặc nhiên thừa
nhận thì vùng lịng đất được kéo dài tới tận tâm trái đất.
Vùng trời: là khoảng không bao trùm lên vùng đất vá vùng nước của quốc gia.
Vùng lãnh thổ đặc biệt: Tàu thuyền ,máy bay ,các phương tiện mang cờ dấu
hiệu riêng biệt và hợp pháp của quốc gia ...,hoạt động trên vùng biển quốc tế, vùng
8
nam cưc, khoảng khơng vũ trụ... ngồi phạm vi lãnh thổ qốc gia minh được thừa
nhận như một phần lãnh thổ quốc gia.
* Khái niệm chủ quyền quốc gia.
- Khái niệm: Chủ quyền quốc gia là quyền tối cao, tuyệt đối, hoàn toàn và
riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình.
Đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm, quốc gia có quyền đặt ra quy chế
pháp li đối với lãnh thổ. Nhà nước có quyền chiếm hữu,sử dụng và định đoạt đối
với lãnh thổ thông qua hoạt động của nhà nước nhự lập pháp và tư pháp.
-Nội dung chủ quyền quốc gia.
Lãnh thổ quốc gia thuộc chủ quyền hoàn toàn riêng biệt của một quốc gia.
Quốc gia có quyền tự lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù
hợp với cộng đồng cư dân sồng trên lãnh thổ mà khơng có sự can thiệp áp đặt dưới
bất kì hình thức nào từ bên ngồi.
Quốc gia có quyền tự do lựa chọn phương hướng phát triển đất nước, thực
hiện những cải cách kinh tế, xã hội phù hợp với đặc điểm quốc gia.Các quốc gia
khác các tổ chức quốc tế phải có nghĩa vụ tơn trọng sự lựa chọn đó.
Quốc gia tự quy định chế độ pháp lí đối với từng vùng lãnh thổ.
Quốc gia có quyền sở hữu hoàn toàn tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ của mình.
Quốc gia thực hiện quyền tài phán(xét xử) đối với những người thuộc phạm vi
lãnh thổ của mình( trừ những trường hợp pháp luật quốc gia , hoặc điều ước quốc tế
ma quốc gia đó tham gia là thành viên có quy định khác).
Quốc gia có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế thích hợp đối với những
Cơng ty đầu tư trên lãnh thổ mình.
Quốc gia có quyền và nghĩa vụ bảo vệ, cải tạo lãnh tổ quốc gia theo nguyên
tắc chung quốc tế,có quyền thay đổi lãnh thổ phù hợp với pháp luật và lợi ích của
cộng đồng dân cư sống trên lãnh thổ đó.
1.1.2.Cơ sở lý luận
Khái quát kinh nghiệm của lịch sử, C.Mác và Ph. Ăngghen khẳng định: “bạo lực
còn là bà đỡ cho mọi xã hội cũ đang thai nghén một xã hội mới”[7;259]. Muốn lật đổ
ách thống trị của giai cấp tư bản với bộ máy bạo lực phản các mạng ngày càng to lớn
và tàn bạo của chúng, giai cấp vô sản và nhân dân lao động nhất thiết phải sử dụng bạo
lực cách mạng ngày càng to lớn của mình để chống lại bạo lực phản cách mạng.
9
Hơn thế nữa, sau khi thiếp lập được chuyên chính vơ sản, quyền lãnh đạo
chính trị của giai cấp vơ sản đối với tồn xã hội, thì bạo lực cách mạng vẫn có ý
nghĩa rất quan trọng để bảo vệ thành quả cách mạng đã giành được, tiếp tục đấu
tranh từng bước thực hiện mục tiêu lý tưởng triệt để giải phóng giai cấp, giải phóng
dân tộc, giải phóng con người. Dựa vào kinh nghiệm của Công xã Pari, các nhà
sáng lập chủ nghĩa Mác đã chỉ rõ sau khi giành được chính quyền, giai cấp vơ sản
nhất thiết phải sử dụng bạo lực cách mạng để bảo vệ vững chắc chính quyền cách
mạng cịn non trẻ chống thế lực tư bản chủ nghĩa của nước mình chưa cam chịu
thất bại và cả sức mạnh của chủ nghĩa tư bản các nước khác tiếp tục chống phá
cách mạng vô sản.
Kế thừa tư tưởng của C.Mác và Ph. Ăngghen về vũ trang bảo vệ những thành
quả cách mạng của giai cấp vô sản, V.I.Lênin đã giải quyết rất sâu sắc những vấn
đề lý luận và thực tiễn nóng bỏng về vũ trang bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
trong thời đại lịch sử mới – thời đại chủ nghĩa đế quốc, cách mạng vơ sản và
chun chính vơ sản.
V.I.Lênin phân tích rất sâu sắc bản chất, đặc điểm của chủ nghĩa đế quốc, chỉ
rõ giai đoạn đế quốc chủ nghĩa nổi bật lên xu hướng quân sự hóa, quân phiệt hóa
mọi mặt đời sống xã hội, đầy đọa nhân dân lao động toàn thế giới trong thảm họa
triền miên của các cuộc chiến tranh chinh phục thuộc địa, chiến tranh giữa các thế
lực đế quốc giành giật và phân chia lại thế giới. Trong cuộc đua tranh phát triển
hỗn độn giữa các thế lực đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin đã phát hiện ra quy luật phát
triển không đồng đều về kinh tế và chính trị của chủ nghĩa đế quốc thế giới. Người
đã đưa ra một dự đoán thiên tài về khả năng cách mạng vơ sản có thể nổ ra và thành
công trước tiên ở một số nước, thậm chí ở một nước tư bản riêng lẻ. V.I.Lênin viết:
“chủ nghĩa xã hội không thể đồng thời thắng lợi trong tất cả các nước. Trước hết,
nó thắng lợi trong một nước, hoặc trong một số nước, trong khi các nước khác,
trong một thời gian đó, vẫn cịn là những nước tư bản hay tiểu tư sản. Tình trạng đó
khơng những sẽ gây ra những va chạm, mà còn làm cho giai cấp tư sản các nước
khác trực tiếp muốn tiêu diệt giai cấp vô sản chiến thắng của nước xã hội chủ
nghĩa.Trong những trường hợp đó, về phía chúng ta chiến tranh là chính đáng và
chính nghĩa. Đó là một cuộc chiến tranh vì chủ nghĩa xã hội, vì sự nghiệp giải
phóng các dân tộc khác khỏi ách giai cấp tư sản” [24; 173].
10
V.I.Lênin khẳng định tính chất tất yếu lịch sử giai cấp vô sản và nhân dân lao
động đã giành được thắng lợi phải vũ trang bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chống
lại mọi mưu toan xâm lược của chủ nghĩa đế quốc.
V.I.Lênin phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác, đề cập nổi bật tư tưởng vũ trang bảo
vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, coi đó là bộ phận không thể tách rời của cuộc cách mạng
xã hội chủ nghĩa. Người đã phân tích rất sâu sắc nhiều vấn đề về vũ trang bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn lao soi sáng con đường cách
mạng lâu dài của giai cấp vô sản ở mỗi nước đấu tranh giành chính quyền, củng cố
vững chắc chính quyền cách mạng để lãnh đạo nhân dân lao động xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa cho đến thắng lợi cuối cùng, góp sức vào sự nghiệp của giai
cấp vơ sản thế giới, triệt để xóa bỏ chế độ người bóc lột người.
V.I.Lênin là người đầu tiên nêu lên khái niệm “bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa”. Ông chỉ rõ Tổ quốc là một khái niệm lịch sử. Yếu tố lãnh thổ và ngôn ngữ
là những yếu tố quan trọng của Tổ quốc, bản chất của Tổ quốc cũng do chế độ kinh
tế, chính trị, xã hội quyết định.
V.I.Lênin khẳng định bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một quy luật khách
quan trong quá trình hình thành và phát triển Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, là nhiệm vụ
chiến lược trọng yếu thường xuyên của Đảng Cộng sản chính quyền Xơ Viết và của
tồn dân.
Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa có nội dung tồn diện, trong đó tập
trung chủ yếu là bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Tổ quốc là một hiện tượng có tính
lịch sử, trong mỗi giai đoạn phát triển được đặc trưng bởi chế độ xã hội chủ nghĩa
nhất định. Bản chất chính trị - xã hội của bảo vệ Tổ quốc được thể hiện trước hết và
tập trung ở bảo vệ chế độ xã hội đặc trưng của Tổ quốc trong giai đoạn lịch sử - cụ
thể nhất định. Thắng lợi vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười đã dẫn đến sự ra đời
của Tổ quốc xã hội chủ nghĩa- một Tổ quốc kiểu mới trong lịch sử nhân loại được
đặc trưng bởi chế độ xã hội xã hội chủ nghĩa, trong đó giai cấp cơng nhân và nhân
dân lao động làm chủ xã hội đồn thời làm chủ Tổ quốc. Mục tiêu bảo vệ Tổ quốc
xã hội chủ nghĩa bao gồm bảo vệ độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, bảo vệ
thành quả cách mạng và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, bảo vệ sự ổn định
và sự phát triển của các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa…
V.I.Lênin đã nhấn mạnh: “Chúng ta tán thành “Bảo vệ Tổ quốc” là một cuộc
chiến tranh giữ nước mà chúng ta đang đi tới, là một cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ
11
quốc xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chủ nghĩa xã hội với tính cách là Tổ quốc, bảo vệ
nước Cộng hịa Xơ-viết, với tính cách là một đơn vị trong đạo quân thế giới của chủ
nghĩa xã hội”.[24; 102]
V.I.Lênin nhấn mạnh phải giữ vững và tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp và
toàn diện của Đảng Cộng sản đối với nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.
V.I.Lênin đã chỉ ra sức mạnh bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sức mạnh
tổng hợp, cả sức mạnh vật chất và sức mạnh tinh thần, đặc biệt, trong điều kiện cịn
có những khó khăn nhất định về vật chất, về vũ khí trang bị kỹ thuật, Người đã đặc
biệt chú trọng đến việc xây dựng và phát huy sức mạnh tinh thần trong chiến tranh
bảo vệ Tổ Quốc xã hội chủ nghĩa. V.I.Lênin cho rằng: “Trong mọi cuộc chiến
tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tùy thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu
trên chiến trường”[24; 102].
Đoàn kết quốc tế là một trong những nội dung nổi bật trong học thuyết bảo vệ
Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của V.I.Lênin. Người xác định nội dung trọng tâm của
đồn kết quốc tế là ln gương cao ngọn cờ hịa bình, lên án chiến tranh xâm lược
tàn bạo của chủ nghĩa đế quốc đối với các dân tộc, tích cựu đấu tranh bênh vực và
bảo vệ quyền lợi chân chính của các dân tộc và coi đó là những vấn đề có tính
ngun tắc đối với một Đảng cộng sản chân chính.
Quan điểm về đồn kết quốc tế trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa của
V.I.Lênin còn được thể hiện ở lập trường và quan điểm của các đảng cộng sản và
nhà nước xã hội chủ nghĩa trong giải quyết mối quan hệ giữa các dân tộc đó là: tơn
trọng quyền dân tộc tự quyết; thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc; đồn kết
giai cấp cơng nhân các nước và đồn kết các dân tộc trên thế giới.
Trong học thuyết bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin đã đề cập khá
toàn diện đến khả năng phòng thủ đất nước, đặc biệt là vấn đề xây dựng và củng cố
quốc phòng cả về tiềm lực và thế trận quốc phịng. Người khẳng định: “chính vì
chúng ta chủ trương bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, nên chúng ta địi hỏi phải có
một thái độ nghiêm túc đối với vấn đề khả năng quốc phòng và đối với vấn đề
chuẩn bị chiến đấu của nước nhà”[24; 480 – 481].
V.I.Lênin đặc biệt quan tâm đến xây dựng Hồng quân vững mạnh làm nòng
cốt trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Người khẳng định: “Sự vững bền của
nước cộng hòa trong cuộc chiến đấu chống đế quốc, thắng lợi của chủ nghĩa xã hội
ở Nga và trên toàn thế giối đều tùy thuộc vào sự tăng cường quân đội”[24; 102],
12
phải luôn chú trọng xây dựng Hồng quân như chăm lo đến con ngươi trong mắt
mình. Vì để tiến hành chiến tranh chống lại kẻ thù có qn đội chính quy được
trang bị và huấn luyện đẩy đủ thì phải thành lập qn đội cơng nơng thường trực,
chính quy, được trang bị và huấn luyện tốt.
Về phương thức chiến lược bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin luôn coi
trọng kết hợp chặt chẽ những vấn đề chiến lược về quốc phòng, an ninh, đối ngoại,
dựa chắc trên cơ sở xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để xử lý tốt
các tình huống trong bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, cần kiên định những nguyên
tắc chiến lược, đồng thời khôn khéo, linh hoạt về mưu lược và kế sách.
Bên cạnh đó,V.I.Lênin trung thành với quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen
về vấn đề dân tộc; mối quan hệ giữa dân tộc với vấn đề giai cấp; từ phân tích sâu
sắc xu hướng phát triển của phong trào dân tộc và tổng kết kinh nghiệm của phong
trào cách mạng thế giới trong việc giải quyết vấn đề dân tộc, trong việc giải quyết
vấn đề dân tộc, trong Cương lĩnh dân tộc do V.I.Lênin khởi xướng đã chỉ rõ: Các
dân tộc hồn tồn bình đẳng, các dân tộc được quyền tự quyết, liên hiệp công nhân
tất cả các dân tộc…
Vấn đề dân tộc là vấn đề là vấn đề rất phức tạp từ khi con người hình thành
cho tới nay. Vì vậy, trong quá trình hình thành chủ nghĩa xã hội khoa học, C.Mác
và Ph.Ăngghen đã chú ý đến vấn đề dân tộc. Tiếp nhận có chọn lọc những quan
điểm tiến bộ của các nhà tư tưởng, chính trị trước đó, hai ơng đã sử dụng thuận ngữ
“dân tộc” và “xã hội” những thuật ngữ này được sử dụng phổ biến rộng rãi vào đầu
thế kỷ XIX theo nghĩa “ xã hội công dân”.
Nghiên cứu về dân tộc và phong trào dân tộc trong chủ nghĩa tư bản, V.I.Lênin
đã phân tích và chỉ ra hai xu hướng phát triển dân tộc có tính khách quan của nó:
Xu hướng thứ nhất: Do sự chín muồi của ý thức dân tộc, sự thức tỉnh về quyền
sống của mình, các cộng đồng dân cư muốn tách ra để thành lập các quốc gia đân
tộc độc lập.
Xu hướng thứ hai: Các dân tộc ở từng quốc gia, kể cả các dân tộc ở nhiều
quốc gia muốn liên hiệp lại với nhau. Sự phát triển của lực lượng sản xuất, của giao
lưu kinh tế, văn hoá trong chủ nghĩa tư bản đã tạo nên mối liên hệ quốc gia và quốc
tế mở rộng giữa các dân tộc, xoá bỏ sự biệt lập, khép kín, thúc đẩy các dân tộc xích
lại gần nhau.
13
Như vậy, vấn đề dân tộc theo quan điểm của Chủ nghĩa Mác, thực chất là xóa
bỏ áp bức dân tộc, là quan hệ giữa giải phóng giai cấp và giải phóng dân tộc. Hai
mối quan hệ này có mối quan hệ, liên kết chặt chẽ với nhau với mục đích đó là giải
phóng con người và xã hội khỏi áp bức, bóc lột và sự tha hóa.
C.Mác và Ph.Ăngghen là người đề xướng cách mạng không ngừng. Trong
“Tuyên ngôn”, hai ơng đã chỉ ra rằng để hồn thành sứ mệnh lịch sử là người đào
huyệt chôn chủ nghĩa tư bản, giai cấp vơ sản trước hết phải đồn kết và xây dựng ra
đội tiên phong độc lập và đối lập với tư sản, hai là “phải giành lấy chính quyền,
phải tự xây dựng thành một giai cấp dân tộc”, ba là “phải tự mình trở thành dân
tộc”[7; 565]. Giải phóng dân tộc là một trong những vấn đề lớn của nhân loại. Song
thời C.Mác và Ph.Ăngghen, vấn đề áp bức dân tộc tuy rất quan trọng, nhưng chưa
trở thành một trong các vấn đề bức xúc nhất của thời đại. Do điều kiện lịch sử quy
định, C.Mác và Ph.Ăngghen tập trung nghiên cứu từ thực tiễn xã hội châu Âu, nên
chưa có điều kiện bàn nhiều về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa, các ơng
mới chỉ bắt đầu tiếp cận vấn đề dân tộc, thuộc địa ở một số trường hợp cá biệt. Nói
chung, quan điểm của các ông là: khi giai cấp vô sản ở chính quốc giành được
chính quyền thì đương nhiên các dân tộc thuộc địa sẽ được giải phóng.
Nếu như ở giai đoạn trước, C.Mác – Ph.Ăngghen chưa quan tâm nhiều đến
cách mạng giải phóng dân tộc, thì ở giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, V.I.Lênin chú ý
nhiều đến vấn đề dân tộc thuộc địa và cách mạng giải phóng dân tộc. V.I.Lênin
nhận ra vai trò to lớn của hệ thống thuộc địa thế giới trong việc ni sống và duy trì
chủ nghĩa tư bản, tiềm năng cách mạng của nhân dân các nước thuộc địa, từ đó đi
đến khẳng định: Cách mạng giải phóng dân tộc trở thành một bộ phận của cách
mạng vơ sản thế giới, của tồn bộ q trình cách mạng thế giới nói chung.
Cương lĩnh : Về quyền dân tộc tự quyết do Lênin viết vào năm 1902 và được
thơng qua tại Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ II Đảng công nhân dân chủ - xã hội
Nga năm 1905. Nó được coi là cơ sở lý luận và là kim chỉ nam để các Đảng Cộng
sản và công nhân quốc tế vận dụng và giải quyết các vấn đề và quan hệ dân tộc
trong tình hình cụ thể của từng quốc gia, khu vực.
Quyền tự quyết có tính chất hai mặt. Một mặt, là quyền tự do phân lập về
chính trị, có nghĩa là sự phân lập của các dân tộc với tư cách là một quốc gia độc
lập. Mặt khác, quyền dân tộc tự quyết còn là quyền tự nguyện liên bang với các dân
tộc khác trên cơ sở bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ. Quyền dân tộc tự quyết là
14
một quyền cơ bản của dân tộc. Nó là cơ sở để xố bỏ sự hiềm khích, thù hằn giữa
các dân tộc; phát huy tiềm năng của các dân tộc vào sự phát triển chung của nhân
loại. Từ đó V.I.Lênin đi đến kết luận: “Quyền dân tộc tự quyết có nghĩa là sự tách
rời của các dân tộc đó, lấy tư cách là quốc gia, ra khỏi các tập thể dân tộc khác, có
nghĩa là sự thành lập các quốc gia dân tộc”.[25; 58]
Thực tiễn V.I.Lênin đã giải quyết rất khoa học vấn đề dân tộc trong cách
mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga: Trước cách mạng Tháng Mười, V.I.Lênin ủng hộ xu
hướng tách ra làm thất bại chính sách sô vanh đại Nga và làm suy yếu chế độ Nga
hoàng, tạo điều kiện thuận lợi cho cách mạng Tháng Mười nổ ra và giành thắng lợi.
Sau cách mạng Tháng mười, V.I.Lênin ủng hộ liên hiệp tự nguyện thành lập liên
bang nhằm bảo đảm quyền bình đẳng, xóa bỏ thù hằn giữa các dân tộc; tăng sức
mạnh cho cách mạng đập tan sự bao vây của các nước đế quốc, xây dựng thành
cơng cộng hịa liên bang Xơ Viết.
Như vậy với quan điểm Mác và Ph.Ăngghen về vũ trang bảo vệ thành quả
cách mạng xã hội chủ nghĩa, V.I.Lênin phát triển nên thành Học thuyết bảo vệ Tổ
quốc xã hội chủ nghĩa; Cương lĩnh dân tộc tạo cơ sở nền tảng Hồ Chí Minh tiếp
thu, kế thừa để phát triển tư tưởng chủ quyền quốc gia.
1.1.3. Cơ sở thực tiễn
Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước nồng nàn, ý thức sâu sắc về
độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, niềm tự tôn dân tộc. Trải qua hàng nghìn
năm dựng nước và giữ nước, dân tộc ta ln có ý thức coi độc lập dân tộc là thiêng
liêng, là bất khả xâm phạm. Mỗi lần Tổ quốc bị xâm lăng nhân dân ta ln đặt lợi
ích dân tộc, lợi ích của đất nước lên trên hết và sẵn sàng gạt bỏ những lợi ích riêng
tư, chấp nhận mọi gian nan thử thách, hy sinh vì độc lập, tự do.
Lớn lên trong bối cảnh nước mất nhà tan, chứng kiến sự đàn áp thống trị tàn
bạo của đế quốc Pháp đối với dân tộc, sự hèn hạ của triều đình phong kiến Người
rất khâm phục tinh thần chống Pháp giành độc lập của các nhà yêu nước tiền bối và
đương thời. Thực tiễn đó đã hình thành ở Người lịng khát khao giải phóng dân tộc,
thơi thúc Người ra đi tìm đường cứu nước vào tháng 6 – 1911. Vì vậy, vấn đề dân
tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh khơng phải là vấn đề dân tộc nói chung mà là vấn
đề dân tộc thuộc thuộc địa trong thời đại cách mạng vô sản. Thực chất của vấn đề
dân tộc là vấn đề đấu tranh giải phóng các dân tộc thuộc địa nhằm thủ tiêu sự thống
15
trị của nước ngồi, giành độc lập dân tộc, xóa bỏ ách áp bức, bóc lột thực dân, thực
hiện quyền dân tộc tự quyết, thành lập nhà nước dân tộc độc lập.
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã chứng kiến thực trạng
xã hội những nơi Người từng đặt chân tới, ở đâu cũng có cảnh áp bức, bóc lột, bất
cơng và nỗi thống khổ do chủ nghĩa đế quốc gây ra. Hồ Chí Minh đã đi đến một kết
luận: Thế giới dù vô cùng bao la, nhân loại dù vô cùng đông đảo, suy đến cùng chỉ
có hai giống người: đi bóc lột và bị bóc lột. Đến khi bắt gặp Luận cương về vấn đề
dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lênin thì nhận thức của Hồ Chí Minh về vấn đề
độc lập dân tộc được xác định trên cơ sở khoa học và được nâng lên ở tầm cao mới.
Vận dụng nguyên tắc dân tộc tự quyết thiêng liêng được các Đồng minh thắng
trận thừa nhận, thay mặt cho những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, với tên gọi
Nguyễn Ái Quốc, năm 1919, Người đã gửi bản Yêu sách gồm 8 điểm đến. Hội nghị
Vécxây đòi tự do dân chủ cho nhân dân An Nam. Trong Cương lĩnh chính trị đầu
tiên của Đảng do Người soạn thảo đã vạch rõ nhiệm vụ đầu tiên của cách mạng
Việt Nam là: “Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến; Làm cho nước
Nam được hoàn toàn độc lập”. Đến năm 1941, Hồ Chí Minh về nước, khi chủ trì
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương 8 của Đảng, Người đã chỉ rõ: “Trong lúc này
quyền lợi dân tộc giải phóng cao hơn hết thảy” [32; 230]. Trong bài Mười chính sách
của Việt Minh, Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định mục tiêu đầu tiên của cách mạng
là “Cờ treo độc lập, nền xây bình quyền”[32; 242]. Câu nói ấy của Hồ Chí Minh thể
hiện ý chí đấu tranh cho độc lập dân tộc vẫn luôn là sợi chỉ đỏ của cách mạng Việt Nam:
“Dù có phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc
lập!”[32; 559].
Hồ Chí Minh khẳng định, độc lập, tự do là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm
của tất cả các dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, tất cả các dân tộc trên thế giới, dù dân tộc
đó là “văn minh” hay “lạc hậu” đều có quyền được hưởng độc lập, đều có quyền
sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bước sang giai đoạn sau năm 1945, Người đã có cách nhìn nhận mới về thời
cuộc đất nước ta đang lâm tình thế ngàn cân treo sợi tóc. Việc bảo vệ chính quyền
còn non trẻ hết sức cần thiết, và lãnh thổ đất nước ta hiện nay đang bị các thế lực
trong và ngồi nước nhịm khó thì việc xây dựng đất nước và thống nhất đất nước
là điều khó khăn.
16
Hồ Chí Minh đã xây dựng một nhà nước, đặc trưng nổi bật của Nhà nước cách
mạng kiểu mới đó là Nhà nước dân chủ, Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân. Ngay sau khi giành được chính quyền, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
cùng tồn dân xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân. Ngay sau một tháng kể từ
ngày Cách mạng Tháng Tám thành cơng, trong bài Chính phủ là công bộc của dân.
Một điều dễ nhận thấy là vai trị quan trọng của chính quyền ở địa phương và
cơ sở trong việc thực thi dân chủ trực tiếp với nhân dân. Những ngày tháng sau
Cách mạng Tháng Tám Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành nhiều thời gian viết nhiều
bài về xây dựng các Ủy ban nhân dân. Ngày 11-9-1945, Người viết bài Cách thức
tổ chức các Ủy ban nhân dân. Ngày 4-10-1945 Người viết bài : Thiếu óc tổ chức –
một khuyết điểm lớn của các Ủy ban nhân dân. Và ngày 12-10-1945, Người lại viết
bài Sao cho được lòng dân? Người nhấn mạnh: “Phải chú ý giải quyết hết các vấn
đề dẫu khó đến đâu mặc lịng, những vấn đề quan hệ tới đời sống của dân. Phải
chăm lo việc cứu tế nạn nhân cho chu đáo, phải chú ý trừ nạn mù chữ cho dân. Nói
tóm lại, hết thảy những việc có thể nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của dân
phải được đặc biệt chú ý” “muốn được dân yêu, muốn được lòng dân, trước hết
phải yêu dân, phải đặt quyền lợi của dân lên trên hết thảy, phải có một tinh thần chí
cơng vơ tư”.[32; 51- 52]
Đặc biệt, trên báo Cứu quốc số 69 ra ngày 17-10-1945 đã đăng Thư gửi Ủy
ban nhân dân các kỳ, tỉnh, huyện và làng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một lần nữa
Người nêu rõ bản chất cách mạng và dân chủ của chính quyền nhân dân, nguồn gốc
sức mạnh của chính quyền là ở sự gắn bó với nhân dân, hết lịng, hết sức mưu cầu
tự do, hạnh phúc cho nhân dân. “Nếu khơng có nhân dân thì Chính phủ khơng đủ
lực lượng. Nếu khơng có Chính phủ, thì nhân dân khơng ai dẫn đường. Vậy nên
Chính phủ với nhân dân phải đồn kết thành một khối. Ngày nay, chúng ta đã xây
dựng nên nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Nhưng nếu nước độc lập mà dân
khơng hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[32; 64]. Hồ
Chí Minh nói: “Nước được độc lập mà dân khơng được hưởng hạnh phúc tự do, thì
độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”[32; 56]. Do đó, sau khi giành được độc lập rồi,
phải tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội là “làm sao cho dân giàu, nước mạnh”, là
“mọi người ăn no, mặc ấm, sung sướng, tự do”. Sự phát triển đất nước theo con
đường của chủ nghĩa xã hội là một bảo đảm vững chắc cho nền độc lập của dân tộc.
17