Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, anh chị hãy trình bày quan điểm của mình về vai trò của phụ nữ đối với sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (76.34 KB, 3 trang )

vai trò của các giai cấp, tầng lớp trong thời kỳ quá độ lên Chủ nghĩa xã hội ở nước
ta, anh/ chị hãy trình bày quan điểm của mình về vai trò của phụ nữ đối với sự nghiệp
phát triển kinh tế - xã hội?
Phụ nữ ở bất cứ thời đại nào, quốc gia nào, dân tộc nào cũng giữ vai trị trọng yếu trong
việc sáng tạo, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc. Trong suốt chiều
dài lịch sử, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải
phóng dân tộc, xây dựng đất nước ngàn năm văn hiến, tạo dựng lên truyền thống bản sắc
của người Việt nói chung và truyền thống riêng của phụ nữ Việt Nam “anh hùng, bất khuất,
trung hậu, đảm đang “.
Theo quan niệm truyền thống thì vai trò chủ yếu của người phụ nữ trong gia đình là vai trò
làm vợ, làm mẹ. Tuy nhiên, vai trò này cũng đã có những thay đởi đáng kể trong xã hợi hiện
nay.
Vai trị người phụ nữ trong gia đình
1. Vai trị làm vợ, thiên chức làm mẹ
* Với vai trò làm vợ
Người phụ nữ vừa là người vợ, người bạn tốt của chồng, để cùng nhau chia sẻ những niềm
vui, nỗi buồn, giúp chồng hiểu cơng việc của mình để có sự cảm thông và hỗ trợ lẫn nhau ở
mọi công việc trong gia đình như chăm sóc con cái, cha mẹ già… củng chịu trách nhiệm
chung trước gia đình và xã hội. Nét đẹp của người phụ nữ Việt Nam còn thể hiện ở tính
chung thủy, u thương, quan tâm, chăm sóc, cư xử dịu dàng, tế nhị với chồng.
* Với Thiên chức làm mẹ
Người phụ nữ có thiên chức cao quý là sinh đẻ để duy trì nịi giống và ni dạy con cái từ
khi con cất tiếng chào đời đến khi con đã trưởng thành.
Người mẹ cũng là người Thầy đầu tiên của mỗi người. Từ khi con cất tiếng khóc chào đời
người mẹ là người đầu tiên dạy con biết lắng nghe, biết biểu lộ cảm xúc, con lớn hơn một
chút mẹ dạy con chập chững từng bước đi, dạy con từng câu nói và các cử chỉ, hoạt động
trong sinh hoạt. Khi con đã lớn, mẹ dạy con các hành vi đạo đức, cách ứng xử theo chuẩn
mực của xã hội. Người mẹ là chỗ dựa tâm lý tinh thần của con biết lắng nghe, khuyên nhủ
con, dạy bảo con tháo gỡ những trở ngại khó khăn trong cuộc sống. Những phẩm chất quý
báu của người mẹ: sự tần tảo, dịu hiền, đức hy sinh, sự nhẫn nại, thái độ hòa nhã, lòng yêu
thương con, lòng bao dung độ lượng có sức cảm hóa mạnh mẽ để con cái học tập, noi theo.


2.Người phụ nữ là một trong những trụ cột chính tạo thu nhập cho gia đình
Phụ nữ là trụ cột thứ hai trong gia đình cùng chồng chia sẻ trách nhiệm về kinh tế, tổ chức
đời sống vật chất cho gia đình. Người phụ nữ trực tiếp lao động sản xuất tạo ra của cải vật
chất góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao thu nhập cho gia đình, làm giàu cho gia đình và
xã hội.
Bên cạnh đó, người phụ nữ cũng là người quản lý các nguồn lực của gia đình, cùng chồng
quản lý thu nhập, cân đối thu chi, đảm bảo cho gia đình có cuộc sống ổn định. Phụ nữ là
những người giỏi giang trong việc cân đối các khoản thu chi, biết tính tốn một cách khoa
học và có nghệ thuật trong việc bếp núc
3.Phụ nữ là người chăm sóc sức khỏe và sắp xếp tổ chức cuộc sống gia đình
Ngồi trách nhiệm phát triển kinh tế, người phụ nữ là người đảm nhiệm chính các cơng việc
nội trợ nấu ăn, duy trì cuộc sống gia đình, chăm sóc sức khỏe cho mọi thành viên trong gia
đình trong việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng để tái sản xuất sức lao động.
Vai trò quan trọng khác của người phụ nữ là sắp xếp tổ chức cuộc sống gia đình trong việc
lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch thu, chi. Cùng chồng phân công công việc cho các
thành viên một cách hợp lý đảm bảo sự bình đẳng trong lao động, đồng thời họ gánh vác
công việc nội trợ, là người lập kế hoạch tổ chức cuộc sống gia đình vui vẻ đầm ấm, phù hợp


với sở thích của các thành viên bằng những bữa cơm ngon và cách giao tiếp cởi mở chân
thành tạo khơng khí thân mật ấm cúng, hịa thuận trong gia đình.
4.Người phụ nữ là người chăm lo đời sống tinh thần cho gia đình
Trong cuộc sống sinh hoạt đơi khi cũng có va chạm, mâu thuẫn thì người phụ nữ có vai trị
chăm lo đời sống tinh thần, họ là biểu tượng của tình cảm u thương gắn bó trong việc:
chăm sóc ni dưỡng người già, chung thủy u thương chồng, dạy dỗ con cái nên người,
họ thể hiện vai trị ấy một cách bình dị, tự nhiên như một sự tất yếu dù phải trải qua nhiều
gian khó và sự hy sinh
5 . Vai trị người giữ gìn, tái tạo và sáng tạo các giá trị văn hóa gia đình
Trong gia đình, phụ nữ vừa là người giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống của gia đình vừa
là người tiếp thu và sáng tạo nên những giá trị văn hóa mới góp phần xây dựng nền văn

hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần quan trọng trong việc xây dựng gia đình văn
hóa.
Phụ nữ là người giữ gìn lễ giáo trong gia đình, giữ gìn nền nếp trên kính dưới nhường, kính
lão đắc thọ, giáo dục hướng dẫn con cái theo các chuẩn mực đạo đức, thực hiện những quy
tắc ứng xử trong gia đình.
Phụ nữ lưu giữ sáng tạo những câu ca dao, các làn điệu dân ca, các bài thơ, bài hát... thông
qua các câu hát ru, những điệu dân ca đã truyền cho con cháu về tình yêu thương và những
bài học về đạo lý làm người.
Phụ nữ cũng là người giữ gìn phong tục tập quán trong các ngày lễ, ngày tết, ngày giỗ ông
bà tổ tiên... thể hiện đạo lý hiếu kính, uống nước nhớ nguồn.
Người phụ nữ đóng vai trị quan trọng trong việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình thể
hiện ở việc khơng ngừng nâng cao năng lực trình độ cơng tác, đảm bảo sự phân cơng hợp
lý cơng việc trong gia đình, tham gia các quyết định, đối xử công bằng với các con, tạo cho
các con cơ hội học tập, làm việc và hưởng thụ các giá trị vật chất, tinh thần không phân biệt
con trai, con gái .
Người phụ nữ là nhân tố tích cực trong việc phịng chống bạo lực gia đình, phịng chống
các tệ nạn xã hội từ gia đình, xuất phát từ trách nhiệm, tình thương yêu, sự hy sinh, sự cảm
hóa của người vợ, người mẹ đã giữ gìn cho gia đình yên ấm hạnh phúc, tránh được sự sa
ngã của các tệ nạn và cạm bẫy của xã hội trong thời kỳ kinh tế thị trường.
Vai trò người phụ nữ trong kinh tế - xã hội
Trong lĩnh vực kinh tế, Việt Nam là một trong 20 thị trường doanh nhân nữ phát triển thuận
lợi, mạng lưới doanh nghiệp nữ hoạt động hiệu quả nhất ASEAN. Theo Bộ Kế hoạch và
Đầu tư, tính đến hết tháng 9/2019, tồn quốc có gần 285,7 nghìn doanh nghiệp do phụ nữ
làm chủ, chiếm 24% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Qua khảo sát trên doanh nghiệp
dân doanh tại 63 tỉnh, thành phố, Báo cáo của VCCI cho thấy, doanh nghiệp do nữ làm chủ
có hoạt động kinh doanh tốt hơn doanh nghiệp do nam giới lãnh đạo. Tỷ lệ có lãi ở doanh
nghiệp do nữ làm chủ là 64%, cao hơn tỷ lệ 63% ở doanh nghiệp do nam làm chủ. Phụ nữ
đủ năng lực trình độ để đảm trách các vị trí quản lý khi có 68,6% chủ doanh nghiệp nữ có
trình độ học vấn từ trình độ đại học và thạc sỹ quản trị kinh doanh, trong khi tỷ lệ này ở nam
giới là 71,9%. Trong những năm qua, đóng góp vào phát triển kinh tế của đất nước, các

doanh nhân nữ là những người nắm bắt rất nhanh các cơ hội để tham gia vào chuỗi cung
ứng toàn cầu cũng như sáng tạo trong kinh doanh. Họ là những người tiên phong hướng tới
tạo dựng một nền sản xuất sạch, vì sức khỏe của cộng đồng và nâng cao chất lượng cuộc
sống người dân. Sự nhạy bén trong nắm bắt cơ hội kinh doanh đã giúp các doanh nhân nữ
thuận lợi và có ưu thế được lựa chọn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, nhiều sản
phẩm của doanh nghiệp được cải tiến, đổi mới phù hợp với nhu cầu của thị trường hơn.
Đến nay, những tấm gương về các doanh nhân nữ thành công trên thương trường và tạo


lập được những thương hiệu, sản phẩm nổi tiếng của Việt Nam khơng chỉ ra khu vực mà
trên tồn thế giới có thể kể đến những cái tên như: Vinamilk, TH True milk, Saigon Co.op…
Trong hoạt động xã hội, nhiều phụ nữ ngành y tế, giáo dục, văn hóa, báo chí, thể dục thể
thao... đã đạt những danh hiệu cao quý. Nhiều tấm gương điển hình đã trở thành nhân tố
truyền cảm hứng. Đặc biệt, vai trị và vị trí của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục đã được cải
thiện đáng kể, phụ nữ có đầy đủ năng lực trình độ để đảm nhận các vị trí quản lý, tham gia
học tập nâng cao trình độ học vấn cũng như đóng góp nhiều hơn vào các hoạt động giáo
dục. Cụ thể, 10 năm qua, giáo dục đại học và trên đại học Việt Nam đã có bước chuyển
mình, góp phần nâng cao nguồn nhân lực cho đất nước trong đó có nguồn lao động nữ.
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2019, tỷ lệ lực lượng lao động nữ đã qua đào tạo theo trình
độ chun mơn kỹ thuật từ đại học trở lên là 11,3% (nam là 10,1%). Đội ngũ nữ trí thức, nhà
khoa học nữ ngày càng tăng. Trong 5 năm (2015- 2020), số lượng nữ được phong hàm Phó
Giáo sư tăng hơn 2,6 lần; nữ được phong hàm Giáo sư tăng 1,6 lần.
Trong lĩnh vực chính trị, phụ nữ ngày càng nhận thức đầy đủ và tích cực, chủ động thực
hiện quyền công dân, nghĩa vụ đối với đất nước. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nữ ngày
càng được tăng cường và nâng cao về chất lượng, nhiều người được tín nhiệm bầu, bổ
nhiệm vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt của Đảng, Nhà nước, Số lượng cán bộ nữ là Ủy viên
Trung ương, là đại biểu Quốc hội liên tục tăng qua các khóa gần đây.
Trong thời kỳ cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, người phụ nữ càng phải chịu nhiều địi hỏi
khắt khe của xã hội hiện đại. Bên cạnh vai trị quan trọng trong gia đình, người phụ nữ cịn
tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Phụ nữ có mặt trong hầu hết các cơng việc và nắm

giữ nhiều vị trí quan trọng. Ngày càng nhiều người trở thành chính trị gia, các nhà khoa học
nổi tiếng, những nhà quản lí năng động. Trong nhiều lĩnh vực, sự có mặt của người phụ nữ
là khơng thể thiếu như ngành dệt, cơng nghiệp dịch vụ, may mặc...Đơi khi chính những
người phụ nữ đã khiến cho nam giới phải “ghen tị” về những thành cơng mà họ đạt được.
Thật khó có thể kể hết những gì mà phụ nữ đóng góp cho gia đình và xã hội. Họ có thể chắc
chắn rằng thế giới sẽ không thể tồn tại dù chỉ một ngày nếu thiếu phụ nữ. Chúng ta luôn
cảm thấy tự tin hơn khi biết bên cạnh chúng ta ln có những người mẹ tận tâm, những
người vợ thuỷ chung và các nữ đồng nghiệp thông minh.
Hiện nay vẫn cịn nhiều hạn chế về sự bất bình đẳng giới, nhiều nhất là việc “bạo lực gia
đình” vẫn đang diễn ra rất thường xuyên trong gia đình Việt. Người chồng trong gia đình cịn
cấm cản người vợ tham gia các hoạt động xã hội hay phát triển kinh tế, họ cịn quan niệm
người phụ nữ chỉ cần chăm lo cơng việc nội trợ trong gia đình,trong một số ít cũng đã nhận
thức được vai trò và trách nhiệm của người phụ nữ trong gia đình và đã biết chia sẻ cơng
việc nội trợ giúp đỡ vợ để họ có thời gian tham gia công tác xã hội. Để hiểu và giúp đỡ
người phụ nữ như vậy thì người đàn ơng trong gia đình phải có tư duy đổi mới, có tri thức
và nhận thức tầm quan trọng của người phụ nữ trong xã hội hiện đại.



×