Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tổng Thuật Tác Phẩm Bỉ Vỏ Của Nhà Văn Nguyên Hồng Và Nêu Các Đánh Giá Về Tác Phẩm Bỉ Vỏ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (476.06 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC VÀ NGÔN NGỮ

BÀI GIỮA KỲ
MÔN VĂN HỌC HIỆN ĐẠI

ĐỀ TÀI: TỔNG THUẬT TÁC PHẨM BỈ VỎ CỦA NHÀ VĂN NGUYÊN HỒNG
VÀ NÊU CÁC ĐÁNH GIÁ VỀ TÁC PHẨM BỈ VỎ

Giáo Viên Hướng Dẫn: Lê Thụy Tường Vi
Sinh viên thực hiện: Ngô Thị Ngân
MSSV: 1456010084

1


Mục lục
CHƯƠNG MỞ ĐẦU................................................................................................................... 3
CHƯƠNG TỔNG THUẬT.......................................................................................................... 5
A. Tổng thuật tác phẩm ...................................................................................................... 5
B. Tổng thuật các nghiên cứu ............................................................................................ 7
Phần thứ nhất: Bỉ vỏ là tấn bi kịch chồng chất bi kịch................................................ 7
Phần thứ hai: Bỉ vỏ là tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực .............................. 7
Phần thứ ba: Bỉ vỏ mang tinh thần nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc .............................. 9
Phần thứ tư: Dấu ấn tôn giáo ................................................................................... 11
Phần thứ năm: Những ý kiến phê bình .................................................................... 12
CHƯƠNG NHẬN XÉT ............................................................................................................. 14
Thư mục tham khảo ................................................................................................................. 16

2




CHƯƠNG MỞ ĐẦU
Nguyên Hồng tên thật là Nguyễn Nguyên Hồng, sinh ngày 5 tháng 11 năm 1918, tại
phố Hàng Cau, thành phố Nam Định.
Trước khi cầm bút viết văn, Nguyên Hồng vốn dĩ lớn lên trong gia đình nghèo khó, lại
phải chịu cảnh mô côi cha từ lúc 12 tuổi. Đến khi mẹ đi bước nữa, Nguyên Hồng ở
cùng bà nội và phải tự lập ăn học. Năm 16 tuổi, cùng bà nội, mẹ và cha dượng ra Hải
phòng sinh sống, Ngun Hồng chính thức thơi học từ đây.
Trong suốt tuổi thơ của mình, Ngun Hồng hịa nhập hồn tồn với môi trường của
những người cùng khổ nhất trong xã hội cũ. Có lúc tưởng chừng đã bị tha hóa, nhưng
may mắn gặp được Thế Lữ, Nguyên Hồng quyết tâm theo nghề viết văn.
Ngay từ những năm đầu cầm bút, Nguyên Hồng đã tạo được thành công và tiếng
vang nhất định. Thời điểm trước cách mạng tháng 8, tác phẩm của Nguyên Hồng
xoay quanh tầng lớp cần lao khốn cùng nhất. Điển hình là Bỉ Vỏ (tiểu thuyết - 1938),
Bảy Hựu (truyện ngắn - 1941), Những ngày thơ ấu (truyện - 1941) …
Thời điểm sau cách mạng tháng 8, Nguyên Hồng được tiếp xúc nhiều hơn với kháng
chiến và Đảng Cộng Sản. Nhưng dường như tác phẩm trước và sau cách mạng đều
khó phân biệt được thời điểm viết. Chứng minh một điều rằng “Nguyên Hồng đã có
cả một quá trình gắn bó với cách mạng, với nhân dân.” (Ngun Hồng về tác gia và
tác phẩm, tr.89). Nhiều tác phẩm của Nguyên Hồng vẫn giữ nguyên vẹn được mạch
văn sôi nổi, đầy sức sống. Như Đất nước yêu dấu (ký - 1949), Đêm giải phóng (truyện
vừa - 1951), Giữ thóc (truyện vừa - 1951)
Giai đoạn sau đó, Nguyên Hồng tham gia vào Hội Văn Nghệ Việt Nam, Hội Nhà văn
Việt Nam, báo Văn nghệ, báo Văn… Năm 1958, Nguyên Hồng về thực tế lao động tại
nhà máy Xi măng Hải Phịng. Chính từ đây, bộ tiểu thuyết đồ sộ, tâm huyết cả đời Cửa Biển ra đời.
Những năm cuối đời, Nguyên Hồng về đồi Nhã Nam, Yên Thế sống, và xây dựng bộ
tiểu thuyết dang dở Núi rừng Yên Thế. Chưa kịp hoàn thành, ngày 2 tháng 5 năm
1982, Nguyên Hồng đột ngột từ trần.
3



Năm 1996, Nguyên Hồng được truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên.
Bỉ vỏ là tập văn đầu tiên của Nguyên Hồng, được viết vào năm 1936. Sau đó nhận
giải thưởng phóng sự tiểu thuyết của Tự Lực văn đoàn năm 1937, và xuất bản thành
sách vào năm 1938.

4


CHƯƠNG TỔNG THUẬT
A. Tổng thuật tác phẩm
Câu chuyện bắt đầu ở Bền Sịi, Nam Định.
Tám Bính sinh ra trong gia đình ngoan đạo bề ngồi, cịn bên trong cha mẹ ln cắn rứt
nhau vì thiếu thốn. Lớn lên, một mình Bính ni cả nhà bằng cơng việc đưa đị, nhưng
vẩn bị cha mẹ đay nghiến vì khơng tinh ranh, giảo hoạt như người khác.
Bi kịch thứ nhất
Tám Bính tình cờ gặp mặt, phải lòng và ăn nằm với người đàn ông sang trọng trẻ tuổi tham Chung trên chợ. Những mong tìm được hạnh phúc thật sự đời mình, nhưng ước
mơ đó sớm bị dập tắt bởi bi kịch ập đến.
Đến lúc Bính có thai, tham Chung khơng bao giờ xuất hiện nữa. “Trót đa mang nên phả
đéo bịng”, Tám Bính sinh em bé trong khi bị cha mẹ ruồng bỏ. Vì sợ hình phạt độc ác
khơng biết có từ bao giờ của dân trong làng, Bính khơng cịn cách nào khác phải bán con
cho Phó lý.
Bi kịch thứ hai
Với ước mơ tìm được chồng và bn bán để sau này chuộc con, Tám Bính trốn lên Hải
Phịng. St bị cưỡng hiếp hai lần. Đến lần thứ ba, những tưởng gặp được bạn thân của
tham Chung. Nhưng cũng lại Sở Khanh địi cưỡng hiếp Bính.
Bi kịch thứ ba
Vợ tên Sở Khanh bắt gặp chồng như vậy, vu oan luôn cho Tám Bính làm “đĩ trăm thằng”.
Sau khi chịu biết bao nhiêu lời sỉ vả cay nghiệt còn bị kết cho bệnh lậu, Bính vào nhà “lục

xì” của Tài-sế-cấu. Sáu mươi đêm rịng rã tiếp khách, Bính ngày càng gầy rộc, đau bệnh
tưởng sắp chết.
Bi kịch thứ tư
Năm Sài Gòn là khách quen ở nhà “lục xì”. Do phải lịng Tám Bính nên Năm lấy Bính về
làm vợ. Tưởng chừng đây là bến đỗ hạnh phúc của Bính và tìm đượ người u thương
mình hết mực, nhưng Bính bệnh lại ngày một nặng hơn.
Bi kịch thứ năm
5


Đến thời điểm Tám Bính được thuốc thang và may mắn có thai lần nữa, thì Năm Sài Gịn
lại phải đi tù. Tám Bính mới quyết tâm mở hàng nước lương thiện để làm lại cuộc đời khi
Năm ra tù. Lúc này, Bính xảy thai.
Bi kịch thứ sáu
Năm Sài Gịn được thả, và ngay lập tức không cho phép Tám Bính bn bán cực khổ.
Chính từ thời điểm đó, Bính bắt đầu cuộc đời “chạy vỏ” với Năm. Không lâu sau, Năm
mở sịng bạc để “mõi” ví khách nhưng thua nặng. Tức giận vì Bính để cho mình ra nơng
nỗi như vậy, Năm đuổi Bính ra khỏi nhà.
Bi kịch thứ bảy
Bính về Nam Định bn bán, rồi gặp lại Hai Liên, đoàn tụ với thằng Cun. Nhưng cũng là
lúc nghe tin cha mẹ bị bắt vạ, phải bỏ 80 bạc để thốt tội. Tám Bính khơng cịn cách nào
khác đành làm lẽ của người mật thám giàu có. Khơng lâu sau, cũng chính người này đã
bắt giam Năm Sài Gịn vào xà lim của Sở mật thám Nam Định.
Bi kịch thứ tám
Tám Bính lừa chồng mới cưới để cứu Năm Sài Gịn. Sau đó, Bính “đi dọc” cùng Năm, bị
tàu kẹp mất nửa bàn tay, rồi chuyển sang làm tiền ở đường thủy. Tết năm đó, mặc dù
vừa trúng mánh lớn, Bính vẫn trốn xuống bếp để khóc cho phận của mình.
Bi kịch thứ chín
Vì tức bị Ba Bay giựt món hời, Năm Sài Gịn giết Ba Bay. Một lần “đi dọc” bị phát hiện,
phải chạy trốn, tình cờ vợ chồng Tám Bính xin ở nhờ nhà một ơng bà theo đạo. Đêm ấy,

Bính đọc kinh lại sau nhiều năm lầm lỗi, xót xa khơng biết khi nào mới có giây phút trong
lành như vậy trong cuộc đời sắp tới của mình.
Bi kịch thứ mười
Năm Sài Gịn khơng “mõi” tiền của người đàn bà trên tàu, mà lại giằng lấy đứa bé có
vịng chân, vịng tay vàng trên người rồi bơi về nhà. Đứa bé chết khi Năm đặt xuống
giường, Tám Bính bàng hồng phát hiện nó là con của mình. Chưa kịp đau đớn thì đội
xếp, mật thám có cả người chồng mà Bính đã bỏ trước đó xơng vào cịng tay bắt cả Năm
lẫn Bính đi.
Câu nói cuối cùng của Tám Bính chỉ là “Thế là hết!”

6


B. Tổng thuật các nghiên cứu
Phần thứ nhất: Bỉ vỏ là tấn bi kịch chồng chất bi kịch
Nội dung của Bỉ vỏ xoay quanh cuộc đời của Tám Bính, nổi bật nhất là những bi kịch của
nhân vật này. Toàn bộ tác phẩm, tác giả dẫn người đọc đi từ bi kịch này đến bi kịch khác.
Cho nên, quan niệm liên quan đến vấn đề này được khá nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Ngô Thảo nhận định cụ thể về tấn bi kịch của Tám Bính “mỗi lần vùng lên lại bị dập xuống
sâu hơn, mỗi lúc muốn vượt thoát ra khỏi vịng tội lỗi càng bị tội lỗi trói buộc chặt nghiệt
hơn” (Dẫn theo Thao Nguyễn 2012, 100). Nguyễn Đăng Mạnh cũng đưa ra dẫn chứng
“có nhà phê bình đã trách Nguyên Hồng có cái tật dồn lên đầu nhân vật của mình đủ mọi
tại họa có thể tưởng tượng ra được” (Dẫn theo Nguyễn Thành Thi 2005, 48). Cùng chung
nhận định như vậy, Nguyễn Đăng Điệp còn bổ sung thêm về khái niệm nhân vật chịu nạn
trong Bỉ vỏ “nghĩa là họ sống trong chồng chất khổ đau, chồng chất bất hạnh. Nhưng
chính trong nỗi bất hạnh khủng khiếp ấy, vẻ đẹp cao quý của họ hiện lên thật trọn vẹn”
(Dẫn theo Nguyễn Thành Thi 2005, 38).
Lý giải cho việc sắp đặt bi kịch này của Nguyên Hồng, Nguyễn Thành Thi nói rõ rằng
“Nguyên Hồng trước hết muốn cho người ta cảm nhận được cái gánh nặng khổ đâu - cả
thể xác lẫn linh hồn, nhất là linh hồn - nó nặng gánh đến mức nào, cần được cảm thông,

chia sẻ khẩn thiết như thế nào” (Dẫn theo Nguyễn Thành Thi 2005, 19). Hồn tồn đồng
tình với Nguyễn Thành Thi, Đào Đức Doãn cũng cho rằng nhân vật Tám Bính được
“Nguyên Hồng lấy đau thương để làm sức nặng thử thách sức bền của đức tin. Thủ pháp
nghệ thuật ấy là sự ảnh hưởng của quan niệm tôn giáo đối lập thể xác và linh hồn, đau
thương và thánh thiện” (Dẫn theo Nguyễn Thành Thi 2005, 68).
Trong khi Nguyễn Đăng Mạnh không phản đối ý kiến cho rằng chuỗi bi kịch của Tám Bính
là do Ngun Hơng chịu ảnh hưởng của đạo Cơ đốc với chủ nghĩa khắc kỷ. Nhưng ông
vẫn đưa ra nguyên nhân chủ yếu là “yêu cầu của chủ nghĩa hiện thực Nguyên Hồng. Một
chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi phải thấu hiểu đến đáy sâu những đau khổ của những con
người đau khổ nhất” (Dẫn theo Nguyễn Thành Thi 2005, 49).
Còn với Phan Cự Đệ, ơng lại “có cảm tưởng dường như ngịi bút của nhà văn chìm sâu
một cách triền miên trong sự khổ đau, say sưa trong một thứ chủ nghĩa cùng khổ” (Dẫn
theo Hà Minh Đức, Hữu Nhuận 2001, 111).

Phần thứ hai: Bỉ vỏ là tác phẩm xuất sắc của văn học hiện thực
I. Tiền đề xã hội
7


Lấy bối cảnh những năm nửa đầu thế kỷ XIX, dưới chế độ thực dân nửa phong kiến, biến
động kinh tế ở thành thị tạo nên độ chênh lệch rất lớn giữa các khu vực sống khác nhau.
Bộ mặt xã hội vì thế đã thay đổi sâu sắc, xuất hiện tầng lớp tiểu tư sản thị dân, và bộ
phận công chúng mới ở các đô thị. Đáng chú ý là ở nơng thơn, do cuộc sống ngày càng
khó khăn, khiến nơng dân đói khổ bỏ ruộng nương để lên thành thị.
Từ hoàn cảnh thực tế như vậy, Nguyên Hồng xây dựng xã hội trong tiểu thuyết Bỉ vỏ có
người dân Nam Định, Hải Phòng bỏ làng ra tỉnh để kiếm sống. Phan Cự Đệ chỉ ra rằng
“Nguyên Hồng không miêu tả trực tiếp q trình những người nơng dân bị phá sản, bị
cướp đoạt, bỏ làng quê ra thành phố nhưng anh thấy rõ số đông dân nghèo ở Hải Phịng,
Hà Nội, Nam Định là những người lìa hẳn q lên đây” (Dẫn theo Hà Minh Đức, Hữu
Nhuận 2001,108).

Dân số đô thị ngày càng đông, đời sống ngày càng phức tạp, thành phần dân cư ngày
càng đa dạng. Nhìn chung, một số ít người từ nơng thơn ra thành thị được làm việc trong
đồn điền của thực dân. Đa số trở thành phu xe, con ở, hoặc buôn gánh bán bưng ngồi
đường. Và cuối cùng là một số cịn lại bị bần cùng hóa, lưu manh hóa. Chính Bỉ vỏ đã
khai thác thành công chất liệu từ bộ phận dân cư này, Vũ Ngọc Phan nói “Nguyên Hồng
cho ta thấy trong Bỉ vỏ là cả “một xã hội gian phi”, một xã hội ăn cắp” (Dẫn theo Hà Minh
Đức, Hữu Nhuận 2001, 43).
Tuy có những chuyển biến kinh tế, nhưng cơ bản về chất thời điểm trước Cách mạng
tháng Tám vẫn duy trì một chế độ xã hội cũ. Thực dân thi hành chính sách bóc lột khiến
nhân dân bị đẩy vào bi kịch, tầng lớp dân nghèo thành thị loay hoay chưa tìm được lối
thốt và phương hướng đấu tranh để giành quyền sống. Cho nên, Nguyên Hồng phác
họa nhân vật Tám Bính trong Bỉ vỏ là một ví dụ điển hình cho hiện thực xã hội này. Phan
Cự Đệ cho rằng Tám Bính “đã bị cái chế độ độc ác, vô lương biến thành lưu manh, gái
điếm” (Dẫn theo Hà Minh Đức, Hữu Nhuận 2001,109). Còn Nguyễn Minh Châu lại nhận
xét cụ thể hơn rằng Tám Bình “đã bị cái “xã hội chó đểu” của chế độ thực dân, phong
kiến xô đẩy từ cửa địa ngục này sang cửa địa ngục khác” (Dẫn theo Hà Minh Đức, Hữu
Nhuận 2001, 380).
Có thể thấy thơng qua việc xây dựng xã hội trong tiểu thuyết Bỉ vỏ, Nguyên Hồng đã tự
khẳng định mình là nhà văn hiện thực chủ nghĩa chắc chắn. Như Nguyễn Đăng Mạnh
nhận xét “từ hiện tượng một cơ gái bị lưu manh hóa, tác giả phân tích cả một chuỗi
nguyên nhân xã hội ở nông thôn và thành thị với một cơ cấu xã hội duy trì những phong
tục vơ nhân đạo, với những tổ chức chính trị những cơng cụ bạo lực bênh vực cho bọn
có tiền…” (Dẫn theo Thao Nguyễn 2012, 71).
II. Tiền đề văn học
8


Chịu ảnh hưởng bởi chủ nghĩa hiện thực của phương Tây, nhiều nhà văn cho rằng tác
phẩm phải bắt nguồn từ những sự thật vốn có trong đời sống hay có thể có thật. Bỉ vỏ ra
đời trong thời gian đầu của văn học hiện thực phê phán Việt Nam, cho nên ít nhiều tiểu

thuyết này cũng đã bị chi phối bởi quan niệm chủ nghĩa hiện thực này. Như Phan Cự Đệ
nhận xét “tác phẩm của Nguyên Hồng là một trong những hiện tượng trong sáng và
tương đối thuần nhất của văn học hiện thực phê phán, ít bị pha tạp bởi những khuynh
hướng tiêu cực đương thời” (Dẫn theo Hà Minh Đức, Hữu Nhuận 2001, 128).
Khi phân chia tác phẩm theo khuynh hướng tả thực của văn học hiện đại, Bỉ vỏ được Bùi
Đức Tịnh xếp vào loại tả mặt trái của xã hội ăn chơi trụy lạc (Bùi Đức Tịnh, 445). Cùng
với đó, Bỉ vỏ của Nguyên Hồng còn được Vũ Tuấn Anh nhận định là “tác phẩm xuất sắc
của văn học hiện thực bởi sự mới mẻ của đề tài.” (Vũ Tuấn Anh 2012, 373). Tuy nhiên,
Nguyễn Đăng Mạnh lại cho rằng đề tài lưu manh, gái điếm khơng mới mà cịn được ưa
thích với nhiều cây bút tiểu thuyết trước Cách mạng tháng Tám. Nguyễn Đăng Mạnh
cũng chỉ ra rằng Bỉ vỏ khác ở chỗ không chú ý đặc biệt đến “chuyện lạ”, “giật gân” mà
“qua nhân vật Tám Bính lại muốn nói về những nối thông khổ ghê gớm đã đè giúi xuống
tận bùn đen một cô gái trong trắng lương thiện” (Dẫn theo Thao Nguyễn 2012, 71).
Nguyễn Minh Châu cũng đồng tính văn học hiện thực bấy giờ đã có nhiều người viết về
người nghèo khổ nhưng Bỉ vỏ của Nguyên Hồng có điều đặc biệt hơn. Bởi vì “ít có ngịi
bút nào đề cập đến những con người ấy một cách da diết, thơng thiết đến mức như ngịi
bút Ngun Hồng” (Dẫn theo Hà Minh Đức, Hữu Nhuận 2001, 378).

Phần thứ ba: Bỉ vỏ mang tinh thần nhân đạo chủ nghĩa sâu sắc
Có rất nhiều quan niệm về chủ nghĩa nhân đạo của Nguyên Hồng. Nhưng nổi bật nhất
trong tiểu thuyết đầu tay Bỉ vỏ, ta có thể nói đến quan niệm chung như sau:
Thứ nhất, trong tác phẩm Bỉ vỏ, chủ nghĩa nhân đạo lấy cảm hứng từ bản thân tác giả,
tức là cảm thương cho số phận của chính mình. Nguyên Hồng đã tự bộc bạch trong Tôi
viết Bỉ vỏ rằng “Tám Bính chính là tơi, Bỉ vỏ là văn của tơi (…) Tám Bính chính là tơi, là
tơi” (Dẫn theo Lê Hồng My 2005, 132). Có thể thấy rõ ràng nhân vật Tám Bính hịa nhập
làm một với tác giả, với cuộc đời tác giả và cả kỳ vọng của tác giả. Như Vũ Anh Tuấn
nhận xét “Nguyên Hồng ln thành thật phơi trải lịng mình trên từng trang viết” (Vũ Anh
Tuấn 2001, 34).
Sở dĩ có một nguồn cảm hứng da diết đến vậy là vì Nguyên Hổng đã trải qua rất nhiều
đau khổ của người lao động nghèo khó. Bạch Văn Hợp chỉ ra rằng “cốt lõi trong chủ

nghĩa nhân đạo của Nguyên Hồng chính là đạo lí của những người lao động nghèo mà
ông đã hấp thụ được từ kinh nghiệm sống đầy đau khổ của bản thân và gia đình” (Dẫn
9


theo Nguyễn Thành Thi 2005, 39). Cịn theo cách nói của Nguyễn Thành Thi, nhân vật
Tám Bính trong Bỉ vỏ lại là “niềm thương, nỗi đau trộn máu và nước mắt đời ơng” (Dẫn
theo Nguyễn Thành Thi 2005, 20). Chính vì cuộc đời Ngun Hồng đã có q nhiều bất
hạnh nên khơng chỉ đồng tính với hai nhận xét trên mà Đào Đức Dỗn cịn cho rằng “khía
cạnh đau thương của con người là phần định hướng tự giác ban đầu của ngòi bút Nguyên
Hồng” (Dẫn theo Nguyễn Thành Thi 2005, 66).
Thứ hai, đau thương của bản thân không phải là giá trị nhân đạo chủ yếu mà Nguyên
Hồng đem lại. Hơn hết còn là chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc đối với lớp người cùng khổ.
Cụ thể, khi viết Bỉ vỏ, Nguyên Hồng đồng cảm với số phận của Tám Bính. Nguyễn Đăng
Điệp đã khẳng định rằng “một mặt, vạch trần bộ mặt xấu xa của xã hội cũ, đồng thời, tỏ
lịng cảm thơng sâu sắc với những thân phận đầy éo le bi kịch như Tám Bính” (Dẫn theo
Nguyễn Thành Thi 2005, 31). Ngoài đồng cảm, Nguyên Hồng cịn dành tình u thương
cho nhân vật Tám Bính, như Vũ Tuấn Anh nhấn mạnh rằng Bỉ vỏ là tác phẩm hiện thực
xuất sắc bởi văn phong sắc bèn mà thống thiết và, “nhất là tấm lòng yêu thương của nhà
văn đối với những hạng người mà xã hội và hoàn cảnh đã dồn đến cùng đường” (Vũ
Tuấn Anh 2012, 373).
Thứ ba, Nguyên Hồng viết về nỗi thống khổ và cảm thương, nhưng giá trị nhân đạo của
Bỉ vỏ còn là vẻ đẹp của lớp người dưới đáy xã hội này. Theo cách của Nguyễn Thành
Thi thì “chuyện về “Bỉ vỏ Tám Bính và về những Hai Liên, Năm Sài Gịn kia là “một cái gì
tinh khiết của hồn, xác” mà nhà văn muốn “để lại” cho cõi đời mà ông yêu mến” (Dẫn
theo Nguyễn Thành Thi 2005, 21). Nổi bật nhất trong tác phẩm Bỉ vỏ là vẻ đẹp tâm hồn
của nhân vật Tám Bính. Tuy trải qua rất nhiều bi kịch, có cả hành vi tha hóa nhưng thẳm
sâu “vẫn có thể mang một tâm hồn trong sạch” như lời của Vũ Ngọc Phan nhận xét (Dẫn
theo Thao Nguyễn 2012, 191). Cịn nói theo cách của Nguyễn Thị Anh Thảo, Tám Bính
mang một vẻ đẹp “tâm hồn cao thượng không hoen ố bùn nhơ” (Nguyễn Thị Anh Thảo

2014, 80). Thậm chí, theo Đào Đức Dỗn, vẻ đẹp ấy đã vươn lên thánh thiện “đẹp đẽ
ngay cả trong những bất hạnh thảm khốc nhất: làm đĩ, “chạy vỏ” và giết người”, dường
như đẩy đến mức “lý tưởng hóa” (Dẫn theo Nguyễn Thành Thi 2005, 66).
Có thể thấy Nguyên Hồng đã làm nổi bật tinh thần nhân đạo chủ nghĩa thơng qua hình
ảnh người phụ nữ mà Đào Đức Dỗn cho rằng đó là “những người chất lên vai cả những
đau thương tinh thần với một mơ típ phổ biến là: phải tha phương cầu thực vì thành kiến
và tai tiếng” (Dẫn theo Nguyễn Thành Thi 2005, 66). Nhưng cũng chính những người
đàn bà như Tám Bính bao giờ cũng mang những phẩm chất tốt đẹp, chẳng hạn như
“phẩm chất tốt đẹp của lương tri luôn thức tỉnh trong họ” (Vũ Tuấn Anh 2012, 375). Cụ
thể hóa hơn, Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét phẩm chất đó là “tình nghĩa thủy chung của
người vợ đối với chồng” (Dẫn theo Thao Nguyễn 2012, 74). Trong một bài viết khác,
Nguyễn Đăng Mạnh bổ sung thêm phẩm chất thủy chung của Tám Bính trong Bỉ vỏ là
“thủy chung trong tình yêu chân thật, chứ không phải thủy chung theo lễ giáo phong kiến”
10


(Dẫn theo Nguyễn Thành Thi 2005, 52). Còn Đặng Thanh Vân lại cho rằng “ở Bỉ vỏ, Tám
Bính cũng hiện lên như một người phụ nữ bất hạnh nhưng đầy mẫu tính (…) đứa con
chết, cũng là lúc Tám Bính chết hẳn về tinh thần” (Dẫn theo Nguyễn Thành Thi 2005,
129).
Thứ tư, tư tưởng nhân đạo xuyên suốt trong tiểu thuyết Bỉ vỏ còn là niềm tin, tinh thần
lạc quan của tầng lớp khổ lao. Thật vậy, Nguyễn Đăng Mạnh cũng cho rằng Nguyên
Hồng “thể hiện nỗi bất hạnh của con người là cốt để khẳng định niềm tin ở con người
(…) vốn chứa đựng một cốt lõi lạc quan rất vững chãi”, riêng với Bỉ vỏ rõ ràng “Nguyên
Hồng khơng bao giờ đánh mất lịng tin ở bản chất tốt đẹp của người lao động” (Dẫn theo
Thao Nguyễn 2012, 69). Bằng niềm tin ấy, Bạch Văn Hợp khẳng định rằng “đã tạo nên
một chủ nghĩa lạc quan đặc biệt vững chãi khiến cho họ có thể tồn tại được trong cuộc
sống lao động vất vả, khó nhọc” (Dẫn theo Nguyễn Thành Thi 2005, 39).
Ở góc độ miêu tả thiên nhiên, tiểu thuyết Bỉ vỏ có khơng ít bức tranh thiên nhiên tràn đầy
sức sống. Bạch Văn Hợp đã tổng hợp cụ thể như sau: “miêu tả nắng 24 lần, mưa 11 lần,

sương 3 lần, tả cảnh ban đêm 34 lần, trong đó 19 lần có trăng và 15 lần khơng có trăng,
tả gió 12 lần thì 10 lần là gió mạnh: gió ù ù, gió ào ào, 1 lần gió êm như ru và 1 lần gió
lao xao” (Bạch Văn Hợp 2002, 104). Sau đó, trong nghiên cứu của mình, Lê Hồng My đã
bổ sung thêm cảnh trong Bỉ vỏ cịn có “ánh trăng là vẻ đẹp thiên nhiên (…) cũng là nguồn
sán yêu thương tỏa ra từ trái tim nhân đạo của nhà văn” và “nắng đã đi vào cảm quan
nghệ thuật của Nguyên Hồng.”. Như vậy, xét trên bình diện tư tưởng thì thiên nhiên trong
Bỉ vỏ là một khía cạnh của giá trị nhân đạo, “biểu hiện của tinh thần lạc quan mãnh liệt
trong tâm hồn người cầm bút” (Bạch Văn Hợp 2002, 114).

Phần thứ tư: Dấu ấn tôn giáo
Không phải ngẫu nhiên mà Bỉ vỏ được nhiều người cho rằng mang đậm dấu ấn tôn giáo.
Thực tế, vào thời điểm sáng tác tiểu thuyết này - tức nửa đầu thế kỷ XIX, tư tưởng Công
giáo đang được truyền giảng rộng rãi. Hơn nữa, Nguyên Hồng cịn chịu ảnh hưởng của
gia đình theo đạo, đặc biệt là từ người bà và những “văn hóa Cơ đốc giáo ở dạng thơng
tục, dạng dân gian” như Vương Trí Nhân khẳng định (Dẫn theo Thao Nguyễn 2012, 184).
Cho nên tiểu thuyết đầu tay Bỉ vỏ của Nguyên Hồng chịu ảnh hưởng của tơn giáo ít nhiều
là điều hiển nhiên.
Cụ thể, Nguyên Hồng đã dành những trang viết về tâm lý của người theo Cơng giáo trong
tồn bộ tiểu thuyết Bỉ vỏ. Hướng nhân vật Tám Bính đến vẻ đẹp lý tưởng, vẻ đẹp mà Đào
Đức Dỗn cho rằng đó là “khía cạnh thánh thiện của tâm hồn (…) có liên quan một cách
tất yếu với tư duy tôn giáo”, đồng thời khẳng định Nguyên Hồng bị ảnh hưởng sâu sắc
11


bởi “tinh thần khắc kỉ nghiêm ngặt nhưng vẫn đầy tin tưởng” (Dẫn theo Nguyễn Thành
Thì 2005, 66). Cùng chung quan điểm này, Nguyễn Đăng Mạnh còn dẫn chứng thêm
rằng “ông đã say mê viết Bỉ vỏ dưới một mái tranh lụp xụp “trông ra những vũng nước
đen ngầy bọt (…) và một chuồng lợn ngập ngụa phân tro”” (Dẫn theo Thao Nguyễn 2012,
67).
Tư tưởng tôn giáo xuyên suốt tác phẩm Bỉ vỏ được Nguyễn Thị Anh Thảo nhận định rằng

“tác giả đã thể hiện thiện cảm với tình yêu thương, lịng bác ái của đạo Cơng giáo, dù tác
giả khơng tin ở phương thuốc cứu chữa có hiệu lực cho những nỗi đau của con người
mà ông miêu tả” (Nguyễn Thị Anh Thảo 2014, 80). Chứng minh cho nhận định này, tiến
sĩ Nguyễn Thị Anh Thảo bổ sung thêm quan niệm “bác ái của Thiên chúa giáo qua Việt
Nam muộn nên khúc xạ phần nào tư tưởng nhân đạo tình thương truyền thống (Nguyễn
Thị Anh Thảo 2014, 80).
Ngồi tư tưởng bác ái, Bỉ vỏ cịn có dấu ấn của tinh thần lạc quan đạo Cơ đốc. Lý giải
cho tinh thần lạc quan vững chãi của Tám Bính qua rất nhiều bi kịch, Vương Trí Nhân
khẳng định rằng “tinh thần nhẫn nhục Cơ đốc giáo (…) cộng với một nỗi niềm ham sống
mang tính cách dân gian đã đem lại cho nhiều trang viết rối rắm của Nguyên Hồng một
tinh thần lạc quan hồn nhiên về cuộc sống ở ngay trong những bộn bề nhếch nhác” (Dẫn
theo Thao Nguyễn 2012, 110).
Lê Hồng My kết luận dấu ấn tôn giáo của Nguyên Hồng để lại trong Bỉ vỏ, đặc biệt là từ
ngữ Cơ đốc giáo đã giúp “phản ánh được phạm vi hiện thực cịn mới mẻ mà độc giả ít
được biết đến” (Lê Hồng My 2005, 158).

Phần thứ năm: Những ý kiến phê bình
Khi hồn thành tiểu thuyết Bỉ vỏ, Nguyên Hồng mới 20 tuổi, hơn nữa lại là tiểu thuyết đầu
tay. Cho nên, dù đạt được tiếng vang ngay từ lần đầu đăng báo nhưng Bỉ vỏ vẫn không
thể tránh khỏi những ý kiến phê bình trái chiều.
Thứ nhất về mặt hiện thực, Nguyên Hồng còn những vấn đề chưa giải quyết được xung
quanh bản chất thật sự của giai cấp. Giáo sư Phan Cự Đệ đánh giá rằng “do chưa thấy
rõ bản chất giai cấp, nên đôi khi trong tác phẩm của anh cịn có sự lầm lẫn giữa công
nhân, dân nghèo thành thị, và tầng lớp lưu manh. Chính vì thế mà nhìn chung, anh chưa
phê phán thật đúng mức những ung nhọt, những tội lỗi trong đời sống của tầng lớp cặn
bã, ở “dưới đáy” xã hội. Họ là những lớp người bị lưu manh hóa, tức về cơ bản đã mất
bản chất giai cấp” (Dẫn theo Hà Minh Đức, Hữu Nhuận 2001, 110).

12



Đồng tình với nhận xét trên của Phan Cự Đệ, Bạch Văn Hợp còn so sánh Bỉ vỏ của
Nguyên Hồng với các nhà văn cùng thời và nhận ra rằng “chưa thấy bức tranh hiện thực
xã hội với những xung đột giai cấp gay gắt, và hầu như thiếu vắng những khái qt nghệ
thuật có ý nghĩa điển hình về giai cấp thống trị, bóc lột” (Dẫn theo Nguyễn Thành Thi
2005, 38). Nói theo cách của Phan Cự Đệ là “khơng phải lúc nào cũng có được cái tỉnh
táo sắc sảo” như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao… (Dẫn
theo Hà Minh Đức, Hữu Nhuận 2001, 112).
Thứ hai, về mặt nghệ thuật, nhiều ý kiến nhận xét Bỉ vỏ chưa đạt đến giá trị thẩm mỹ cao.
Trong đó Bạch Văn Hợp đồng tình “biến chuyển mới về chất trong chủ nghĩa nhân đạo
của Nguyên Hồng mới chỉ được thể hiện bằng những tình cảm lạc quan, say sưa, bồng
bột của chính tác giả là chủ yếu, chứ chưa phải đã được kết tinh thành những hình tượng
nghệ thuật có giá trị thẩm mỹ cao” (Dẫn theo Nguyễn Thành Thi 2005, 40). Còn Thạch
Lam lại nhận xét về mặt lời văn nghệ thuật, cụ thể “có nhiều chỗ vụng về và cẩu thả.
Nhiều tiếng dùng ngớ ngẩn và không đúng, nhiều câu văn chưa gãy gọn” (Dẫn theo Hà
Minh Đức, Hữu Nhuận 2001, 39).
Thứ ba, về tình huống truyện, Ngun Hồng cịn mắc những sai sót trong việc xây dựng
tình tiết trong tiểu thuyết. Vũ Ngọc Phan chỉ ra những đoạn khơng tự nhiên như “đoạn
Bính ra Hải Phịng tìm Chung (…) Sau nữa, việc xét xử của viên Cẩm có hơi vơ lý”. Hay
cách dàn cảnh cuối truyện, “tác giả đã cố ý làm cho cùng một lúc có trên sân khấu: Năm
Sài Gịn, Tám Bính, đứa con chết của nàng, người mật thám mà nàng đã lấy ở Nam Định
và mấy viên cảnh sát (…) nó là lối dàn cảnh khơng khéo và khơng được tự nhiên trong
tiểu thuyết vì dồn dập quá” (Dẫn theo Hà Minh Đức, Hữu Nhuận 2001, 41)
Đồng quan điểm, Hà Minh Đức cũng cho rằng “tình huống truyện thiếu đối trọng để mở
rộng các quan hệ (…) chưa đẫy để cho các nhân vật phát triển với nhiều tầm vóc khác
nhau” (Dẫn theo Hà Minh Đức, Hữu Nhuận 2001, 18).
Tóm gọn lại nhược điểm trong Bỉ vỏ, Nguyễn Đăng Mạnh nhận xét “Tính cách nhân vật
đơi khi bị đơn giản hóa. Có những tình tiết bố trí giả tạo. Nhiều câu văn lỏng lẻo, dễ dãi”
(Dẫn theo Hà Minh Đức, Hữu Nhuận 2001, 82).


13


CHƯƠNG NHẬN XÉT
Đề tài: Tác phẩm Bỉ vỏ nhìn dưới góc độ tâm lý học tội phạm
Trong bài viết về nhà văn Nguyên Hồng của mình, Vũ Ngọc Phan đã khẳng định “Bỉ vỏ
của Nguyên Hồng là một quyển sách tiểu thuyết chứa chan nhân đạo nó làm cho ta
thương xót đến cả những kẻ đầy tội lỗi, nhưng Bỉ vỏ lại xây dựng trong một khuôn luân
lý rất cao, nên dù ta thương xót họ mà ta vẫn khơng thể nào ghê tởm về hành vi của họ”
(Dẫn theo Hà Minh Đức, Hữu Nhuận 2001, 42). Vấn đề đặt ra ở đây là liệu hành vi của
nhân vật Tám Bính có ăn khớp với góc độ tâm lý.
Vẫn ln có quan điểm cho rằng khơng nên đặt văn học dưới cái nhìn của một mơn khoa
học khác. Bởi vì rất có thể bạn đang làm cho tác phẩm văn học trở nên trần trụi. Nhưng
với phần nhận xét trong bài tiểu luận này, em mong có cơ hội đặt tiểu thuyết Bỉ vỏ của
Nguyên Hồng trong góc độ tâm lý học tội phạm.
Để tìm ra kết luận cho vấn đề đặt ra ban đầu, chúng ta có thể lần lượt giải đáp câu hỏi
như sau:
Thứ nhất, chi tiết lần đầu trở thành “bỉ vỏ” của Tám Bính có được xem là phù hợp với
tâm lý học hành vi của con người?
Trên cơ sở học thuyết của S.Fourier, hành vi phạm tội là kết quả của thiểu năng nhân
cách xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Có thể là do đặc điểm tâm lý tiêu cực,
điều kiện xã hội khơng thuận lợi trong q trình xã hội hóa cá nhân… Nhưng tựu chung
lại ln có một động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội.
Ở nhân vật Tám Bính rõ ràng ta nhận thấy được những xung đột tình cảm đau thương
từ khi thơ bé cho đến khi lớn lên. Tất cả đã tích tụ lại đến mức Tám Bính khơng kiểm
sốt được và phải giải tỏa bằng hành vi phạm tội. Cụ thể, sau khi Năm Sài Gòn ra tù,
mặc dù Tám Bính vơ cùng vui sướng nhưng thực tế cơ vẫn khơng thể thay đổi thực tại là
mình đang sống trong xã hội của dân “chạy vỏ” và lại không được chồng cho phép bn
bán lương thiện. Chính vì thế, theo góc độ tâm lý học hành vi, lúc này yếu tố mơi trường
đã thức đẩy Tám Bính phạm tội.

Thứ hai, hành động ăn cắp này của Tám Bính có mục đích hay khơng? Lúc này ta lại
phải xét đến cái mà người phạm tội đặt ra trong trí óc của mình và mong muốn đạt được
nó thơng qua hành vi phạm tơi. Ta có thể thấy trước lúc móc túi lần đầu, Năm Sài Gịn
dằn vặt Tám Bính vì khơng chịu lấy tiền của đàn em, thêm nữa trong nhà lại chỉ cịn đúng
vài đồng. Rõ ràng hành động móc túi của Tám Bính là có mục đích, hồn tồn phù hợp
với lý thuyết về quan điểm mục đích phạm tội của góc độ tâm lý học tội phạm.
14


Thứ ba, những chi tiết ăn năn, hối hận của Tám Bính có đồng nhất với tâm lý của một
người phạm tội rất nhiều lần?
Trong khi mọi người ăn tết vui vẻ vì mới giành được món hời lớn, Tám Bính lại trốn xuống
bếp để khóc. Dưới góc độ văn học, và đặt trong không gian nghệ thuật nhân vật của
Nguyên Hồng, tất nhiên tác giả sẽ để cho nhân vật của mình ăn năn, hối hận sau nhiều
lần “chạy vỏ”. Cịn khi xét dưới góc độ tâm lý, đây rõ ràng là hành vi ăn năn phù hợp với
tâm lý của tội phạm. Bởi vì tâm lý học pháp lý đã chỉ ra rằng sau khi thực hiện hành vi
phạm tội, tội phạm sẽ có những thay đổi nhất định diễn ra trong tâm lý của họ. Tâm lý
này có thể diễn ra theo hai chiều hướng: một là thỏa mãn, hai là hối hận.
Đến chi tiết Tám Bính khơng thể ra tay móc túi trong sịng bạc của Năm Sài Gịn. Lại một
lần nữa ta có thể khẳng định nhân vật Tám Bính được Nguyên Hồng xây dựng ăn khớp
với tâm lý của một kẻ phạm tội. Theo quan điểm tâm lý học hành vi và tâm lý học phân
tâm cổ điển, trong thời gian sau khi phạm tội, người phạm tội thường có những hành vi
khơng hợp hoàn cảnh, giảm khả năng tự điều chỉnh, hay nghi ngờ, không nhanh nhạy và
luôn trong trạng thái trầm uất, ủ rũ.
Đối với hành động xưng tội, đọc kinh trước Chúa của Tám Bính sau khoảng thời gian
chứng kiến Năm Sài Gòn giết Ba Bay. Ở đây ta nên lưu tâm đến hành vi xưng tội như là
hình thức giải tỏa tâm lý của người Cơng giáo. Tám Bính trong tiểu thuyết Bỉ vỏ vốn là
con nhà theo đạo từ nhỏ, cho nên xưng tội ln được Tám Bính coi là bổn phận của tín
đồ thực thi với Chúa. Theo góc độ tâm lý của người Cơng giáo, khi phạm tội bản thân họ
cảm thấy lo lắng, tâm trạng không được vui và dẫn đến những cảm xúc tiêu cực. Muốn

được thanh thản và khơng cịn cảm giác lo sợ, phải đi thú nhận tội lỗi của mình đối với
Chúa. Kết hợp với góc độ tâm lý học tội phạm, người phạm tội ln có những ám ảnh,
ghê rợn và nỗi sợ bị phát giác về hành vi của mình. Cho nên dễ hiểu tại sao Tám Bính
lại xưng tội trong hoàn cảnh chạy trốn khỏi mật thám như vậy.
Những nhận định trên chỉ theo chủ quan, nhưng vẫn có thể đúc kết được rằng Bỉ vỏ của
Nguyên Hồng, đặc biệt là nhân vật Tám Bính vốn dĩ khơng chỉ phù hợp hiện thực, giá trị
nhân đạo mà xét về mặt tâm lý vẫn có những nét phù hợp tương đồng. Giống như Vũ
Ngọc Phan khẳng định “trong Bỉ vỏ cả “một xã hội gian phi”, một xã hội ăn cắp, với những
hành vi và tâm tính rất kỳ của chúng. Bỉ vỏ là một quyển sách cho nhà xã hội học những
tài liệu rất quý” (Dẫn theo Hà Minh Đức, Hữu Nhuận 2001, 42).

15


Thư mục tham khảo
Bạch Văn Hợp. 2002. Luận án Tiến sĩ đề tài Đặc điểm phong cách nghệ thuật của Nguyên
Hồng. TPHCM: Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Lê Hồng My. 2005. Luận án Tiến sĩ đề tài Lời văn nghệ thuật của Nguyên Hồng. Hà Nội:
Đại học Sư phạm Hà Nội
Bùi Đức Tịnh. 2005. Lược khảo lịch sử văn học hiện đại - Từ khởi thủy đến cuối thế kỷ
XX. TPHCM: NXB Văn nghệ TPHCM
TS. Nguyễn Thành Thi (biên soạn). 2005. Nguyên Hồng - Khổ đau và sáng tạo. TPHCM:
Hội nghiên cứu & Giảng dạy văn học TPHCM
Thao Nguyễn (tuyển chọn). 2012. Nguyên Hồng - Quằn cả bút, cạn cả máu vì tầng lớp
cần lao. TPHCM: NXB Văn hóa - Thơng tin
Hà Minh Đức giới thiệu - Hữu Nhuận tuyển chọn. 2001. Nguyên Hồng về Tác gia và tác
phẩm. Hà Nội: NXB Giáo dục
Vũ Tuấn Anh. 2012. Những sự kiện văn học Việt Nam (từ 1865 - 1945). Hà Nội: NXB
Khoa học xã hội
Nguyễn Thị Anh Thảo. 2014. Tiểu thuyết Pháp thế kỷ XIX & Ảnh hưởng đối với một số

nhà văn Việt Nam tiêu biểu thời kỳ 1932 - 1945. TPHCM: Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí
Minh
Vũ Anh Tuấn. 2001. Văn học Việt Nam hiện đại - Nhận thức và thẩm định. Hà Nội: NXB
Khoa học xã hội

HẾT.

16



×