Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Khảo sát thành phần hóa học cây an xoa (helicteres hirsuta lour) thu hái tại tỉnh bình phước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.21 MB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGÀNH CƠNG NGHỆ KỸ THUẬT HÓA HỌC

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY AN
XOA (HELICTERES HIRSUTA LOUR) THU HÁI
TẠI TỈNH BÌNH PHƯỚC

GVHD: HOÀNG MINH HẢO
SVTT: LÊ ĐĂNG KHOA
MSSV: 15128031

SKL 0 0 5 8 7 9

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY
AN XOA (HELICTERES HIRSUTA LOUR)
THU HÁI TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC
MÃ SỐ KHĨA LUẬN: HC.19.18


SVTH: LÊ ĐĂNG KHOA
MSSV: 15128031
GVHD: TS. HỒNG MINH HẢO

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

KHẢO SÁT THÀNH PHẦN HÓA HỌC CÂY
AN XOA (HELICTERES HIRSUTA LOUR)
THU HÁI TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC
MÃ SỐ KHĨA LUẬN: HC.19.18

SVTH: LÊ ĐĂNG KHOA
MSSV: 15128031
GVHD: TS. HỒNG MINH HẢO

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019









TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Hiện nay, những phƣơng thuốc bắt nguồn từ thiên nhiên ngày càng đƣợc quan tâm,
đặc biệt là những phƣơng thuốc chữa các bệnh nan y. Ung thƣ là một trong số những
căn bệnh nan y chƣa có thuốc đặc trị, việc tìm ra một phƣơng thuốc nguồn gốc thiên
nhiên có khả năng ức chế tế bào ung thƣ là một việc có ý nghĩa y học. Từ xƣa, các loài
thuộc chi Helicteres đã đƣợc ngƣời xƣa dùng để chữa bệnh, gần đây cây An Xoa
(Helicteres hirsuta Lour) đƣợc nhiều ngƣời truyền tai nhau về khả năng chữa bệnh ung
thƣ gan, một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng cao chiết từ lồi Helicteres hirsuta L. có
hoạt tính ức chế dòng tế bào Hep-G2, tuy nhiên cây An Xoa tại Xã Bù Nho, Huyện
Phƣớc Long, Tỉnh Bình Phƣớc vẫn chƣa đƣợc nghiên cứu.
Mục tiêu của luận án: chiết tách, điều chế các loại cao, cô lập và xác định một số hợp
chất hữu cơ từ loài Helicteres hirsutar L, cụ thể mẫu cây An Xoa đƣợc tách làm hai
phần: thân và lá, nguyên liệu đƣợc xử lý thành dạng bột khô, bột khô đƣợc ngâm trong
dung môi ethanol 96° ở nhiệt dộ phịng, cơ quay thu đƣợc cao ethanol, phân loại cao
ethanol bằng các đơn dung môi, các phân đoạn cao đƣợc tinh chế bằng một số kỹ thuật
nhƣ sắc ký cột, kết tinh,... thu đƣợc các hợp chất là HC-A, HC-B, HC-C, HC-D. Độ
tinh khiết và cấu trúc các hợp chất cô lập đƣợc xác định bằng các kỹ thuật: sắc ký lớp
mỏng, đo nhiệt độ nóng chảy và các phƣơng pháp phổ nghiệm nhƣ: phổ cộng hƣởng
từ hạt nhân (NMR), phổ khối (MS).

i


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa luận, ngồi sự cố gắng, kiên trì của bản thân tơi cịn nhận đƣợc sự
giúp đỡ từ nhiều cá nhân và tập thể.
Đầu tiên, tơi xin chân thành cảm ơn TS. Hồng Minh Hảo - Giảng viên Bộ mơn Cơng
nghệ Hóa học - Khoa Cơng nghệ Hóa học và Thực phẩm trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ
thuật Tp. Hồ Chí Minh, thầy là kim chỉ nam cho con đƣờng nghiên cứu các hợp chất

tự nhiên và cũng là ngƣời thầy luôn tận tâm hỗ trợ giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực
hiện khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến các giảng viên Bộ mơn Cơng nghệ Hóa học - Khoa Cơng
nghệ Hóa học và Thực phẩm trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh đã
ln giúp đỡ, đƣa ra những góp ý giúp tơi hồn thiện khóa luận.
Tôi xin cảm ơn cô Nguyễn Thị Mỹ Lệ - Chun viên phịng thí nghiệm Bộ mơn Cơng
nghệ Hóa học đã luôn giúp đỡ tôi về phƣơng diện thiết bị, dụng cụ, và một số hóa chất
cơ bản trong suốt q trình làm thực nghiệm tại phịng thí nghiệm Hóa Hữu Cơ.
Cuối cùng, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn với gia đình, cha mẹ, bạn bè đã ln động viên
tinh thần, giúp đỡ tài chính để tơi có thể hồn thành khóa luận tốt nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019
Tác giả

Lê Đăng Khoa

ii


LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, các số liệu, kết quả đạt đƣợc là
hồn tồn trung thực và có cơ sở rõ ràng, các số liệu này chƣa từng đƣợc công bố
trong những nghiên cứu khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2019
Tác giả

Lê Đăng Khoa

iii



MỤC LỤC
TÓM TẮT ĐỀ TÀI ..........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................. ii
LỜI CAM ĐOAN .......................................................................................................... iii
MỤC LỤC ......................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................vi
DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH................................................................................... vii
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT................................................................. viii
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƢƠNG 1.

TỔNG QUAN ......................................................................................2

1.1. Đặc điểm thực vật ..............................................................................................2
1.1.1.

Giới thiệu về chi Helicteres .....................................................................2

1.1.2.

Loài Helicteres hirsuta L. ........................................................................2

1.1.3.

Ứng dụng chữa bệnh của các loài thuộc chi Helicteres...........................3

1.2. Những nghiên cứu về lồi thuộc chi Helicteres.................................................4
1.2.1.

Thành phần hóa học lồi Helicteres angustifolia L. ................................ 4


1.2.2.

Thành phần hóa học lồi Helicteres isora L............................................6

1.3. Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các lồi thuộc chi Helicteres ......7
1.3.1.

Hoạt tính sinh học của lồi Helicteres angustifolia L. ............................7

1.3.2.

Hoạt tính sinh học của lồi Helicteres isora L. .......................................7

1.4. Tình hình nghiên cứu lồi Helicteres hirsuta L. ................................................8
1.4.1.

Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ............................................................8

1.4.2.

Tình hình nghiên cứu ở nƣớc ngồi .......................................................10

CHƢƠNG 2.

THỰC NGHIỆM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................17

2.1. Hóa chất thiết bị ............................................................................................... 17
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................18
2.2.1.


Phƣơng pháp trích ly ..............................................................................18

2.2.2.

Phƣơng pháp thử nghiệm độ tinh khiết..................................................18

2.2.3.

Phƣơng pháp cô lập các hợp chất ..........................................................18
iv


2.2.4.

Phƣơng pháp nhận danh và giải đoán cấu trúc ......................................19

2.3. Xử lý nguyên liệu ............................................................................................. 19
2.4. Điều chế cao tổng............................................................................................. 19
2.5. Điều chế cao phân đoạn từ cao ethanol ...........................................................19
2.6. Khảo sát các phân đoạn....................................................................................20
2.6.1.

Khảo sát phân đoạn cao HTC. ............................................................... 20

2.6.2.

Khảo sát phân đoạn cao HTE ................................................................ 22

2.6.3.


Khảo sát phân đoạn cao HLH ................................................................ 23

CHƢƠNG 3.

KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .............................................................. 24

3.1. Khảo sát cấu trúc hợp chất HC-A ....................................................................24
3.2. Khảo sát cấu trúc hợp chất HC-B ....................................................................26
3.3. Khảo sát cấu trúc hợp chất HC-C ....................................................................29
3.4. Khảo sát cấu trúc hợp chất HC-D ....................................................................31
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 34
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 35
PHỤ LỤC ......................................................................................................................38

v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Hoạt tính gây độc tế bào của các hợp chất ......................................................8
Bảng 1.2. Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào dịng Hep-G2 .......................................9
Bảng 1.3. Tóm tắt kết quả cơ lập các hợp chất từ cây An Xoa thu hái tại Hòn Sơn .......9
Bảng 1.4. Hoạt tính gây độc tế bào của các chất tinh khiết đƣợc cô lập từ cây
Helicteres hirsuta L. ......................................................................................................10
Bảng 2.1. Kết quả phân loại cao từ cao tổng .................................................................20
Bảng 2.2. Thực nghiệm sắc ký cột cao HTC .................................................................20
Bảng 2.3. Thực nghiệm sắc ký cột phân đoạn HC2 ......................................................21
Bảng 2.4. Thực nghiệm sắc ký cột phân đoạn HC5 ......................................................22
Bảng 2.5. Thực nghiệm sắc ký cột cao HLH ................................................................ 23
Bảng 3.1. So sánh tín hiệu stigmasterol & β-sitosterol và HC-A (CDCl3)...................25

Bảng 3.2. So sánh tín hiệu 3β-hydroxyolean-12-en-28-oic acid và HC-B (CDCl3) ....28
Bảng 3.3. So sánh tín hiệu β-Sitosterol-3-O-β-D-glucopyranose và HC-C (DMSO) ...30
Bảng 3.4. So sánh tín hiệu adian-5-en-3β-ol và HC-D (CDCl3) ..................................33

vi


DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Cây An Xoa ....................................................................................................3
Hình 1.2. Cấu trúc một số hợp chất steroid cô lập từ chi Helicteres............................. 11
Hình 1.3. Một số triterpenoid cơ lập từ chi Helicteres ..................................................12
Hình 1.4. Một số ketone cơ lập từ Helicteres ................................................................ 13
Hình 1.5. Cấu trúc hợp chất lignan và phenyl pronanoid cơ lập từ chi Helicteres .......14
Hình 1.6. Cấu trúc một số hợp chất flavonoid cô lập từ chi Helicteres ........................15
Hình 1.7. Cấu trúc hợp chất khác cơ lập từ chi Helicteres. ...........................................16
Hình 3.1. Stigmast-5,22-dien-3β-ol và stigmast-5-en-3β-ol (HC-A). ...........................25
Hình 3.2. 3β-Hydroxyolean-12-en-28-oic acid (HC-B) ................................................27
Hình 3.3. β-Sitosterol-3-O-β-D-glucopyranose (HC-C) ...............................................30
Hình 3.4. Adian-5-en-3β-ol (HC-D)..............................................................................32

vii


DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

HEX,

CH,

EA, n - hexane, chloroform, ethyl acetate, methanol,


MeOH, AC, EtOH, acetone, ethanol, dimethyl sulfoxide
DMSO
ABTS•+

2,2-azino-bis(3-ethylbenzothiazoline-6-sulfonic acid)

BHA

Butylated hydroxy anisole

NMR

Nuclear Magnetic Resonance - Cộng hƣởng từ hạt
nhân

MS-CI

Mass Spectrocopy-Chemical Ionization Khối phổ Kỹ thuật ion hóa hóa học

HSQC

Heteronuclear Single Quantum Correlation - Tƣơng
quan dị nhân qua một liên kết

HMBC

Heteronuclear Multiple Bond Correlation - Tƣơng
quan dị nhân qua nhiều liên kết


J (Hz), δ (ppm)

Hằng số ghép (đơn vị Herzt), độ dịch chuyển hóa
học (phần triệu)

br, s, d, t, dd, m

Broad (mũi giãn rộng), singlet (mũi đơn), doublet
(mũi đôi), triplet (mũi ba), doublet of doublet (mũi
đôi đôi), multiplet (mũi đa).

TLC, Rf

Thin Layer Chromatography - Sắc ký lớp mỏng,
Retention factor.

Lu1

Human lung cancer.

viii


LNCaP

Lymph Node Carcinoma of the Prostate.

MCF-7

Human breast cancer.


HUVEC

Human umbilical vein endothelial cell.

Hep-G2

Hepatocellular carcinoma

SK-LU-1

Human lung carcinoma

Hela

Human cervix carcinoma

SK-Mel-2

Human melanoma

COLO 205

Colorectal adenocarcinoma

AGS

Human stomach gastric adenocarcinoma

ED50


Effective dose 50

IC50

Half maximal inhibitory concentration

CS%

Chỉ số cho biết khả năng sống sót của tế bào ở nồng
độ nào đó của cao tính theo phần trăm so với đối
chứng.

HTH, HTC, HTE, Phân đoạn cao n-hexane, chloroform, ethyl acetate,
HTM

methanol thân.

HLH, HLC, HLE, Phân đoạn cao n-hexane, chloroform, ethyl acetate,
HLM

methanol lá.

HC-A, HC-B, HC-C, hirsuta compound - A (hợp chất A từ loài hirsuta),
HC-D

tƣơng tự cho HC-B, HC-C, HC-D.

β-D-Glc


β-D-Glucopyranosyl

w/w, v/v

Tỷ lệ khối lƣợng / khối lƣợng, thể tích / thể tích

ix


MỞ ĐẦU
Từ lâu, ngành Dƣợc liệu cổ truyền đƣợc xem nhƣ nguồn gốc của ngành Dƣợc hiện đại.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy những chế phẩm phục vụ chữa trị của Tây y có
nguồn gốc từ Đơng y, hay nói cách khác là từ cây, cỏ. Vì vậy, việc tìm hiểu và nhận
danh các chất hữu cơ của một loại cây, cỏ là điều cần thiết và có ý nghĩa khoa học.
Thực tế cho thấy Việt Nam là một quốc gia có tỷ lệ dân số mắc ung thƣ cao, trong đó
ung thƣ gan là một căn bệnh phổ biến và chƣa có thuốc đặc trị, yếu tố này thúc đẩy các
nhà nghiên cứu trong và ngồi nƣớc ln nỗ lực để tìm ra phƣơng pháp, thuốc điều trị.
Trong những năm gần đây, xu hƣớng bào chế thuốc đi từ nguồn gốc thiên nhiên đƣợc
ƣa chuộng hơn những phƣơng pháp khác, do sự tƣơng tác của các thành phần tự nhiên
với cơ thể êm dịu hơn và thƣờng không gây tác dụng phụ ảnh hƣởng đến cơ thể bệnh
nhân. Theo tìm hiểu, có rất nhiều bệnh nhân bệnh gan đáp ứng rất tốt với cây An xoa
nên trong khóa luận này sẽ tập trung vào nghiên cứu thành phần hóa học của cây An
xoa đƣợc thu hái tại Xã Bù Nho, Huyện Phƣớc Long, Tỉnh Bình Phƣớc.
Để góp phần tìm hiểu và nhận danh một số hợp chất có trong thành phần của cây An
Xoa Helicteres hirsuta Lour chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Khảo sát thành phần
hóa học của cây An Xoa (Helicteres hirsuta Lour.) thu hái tại tỉnh Bình Phƣớc”.
Mục tiêu luận văn: Nghiên cứu chiết tách một số hợp chất từ các phân đoạn cao thân
và lá cây An Xoa (Helicteres hirsuta L.), thuộc họ Trôm Sterculiaceae đƣợc thu hái tại
Xã Bù Nho Huyện Phƣớc Long, Tỉnh Bình Phƣớc. Từ đó làm cơ sở khoa học cho
những nghiên cứu sau này.

Nội dung luận văn bao gồm:
1. Trích ly các hợp chất từ bột cây
2. Điều chế các loại cao có độ phân cực tăng dần từ cao tổng ethanol
3. Phân lập một số hợp chất tự nhiên
4. Xác định cấu trúc hóa học các hợp chất đã phân lập bằng phổ 1D-NMR (1H,13CNMR), 2D-NMR (HSQC, HMBC), MS.
1


CHƢƠNG 1.

TỔNG QUAN

1.1. Đặc điểm thực vật
1.1.1. Giới thiệu về chi Helicteres
Chi Helicteres thuộc

Giới:

Thực vật (Plantae)

Ngành:

Ngọc Lan (Magnoliophyta)

Lớp:

Ngọc Lan (Magnoliopsida)

Bộ:


Bông (Malvales)

Họ:

Trơm (Sterculiaceae)

Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về thành phần hóa học và dƣợc tính của cây
thuộc chi Helicteres. Các loài thuộc chi Helicteres đƣợc sử dụng trong y học cổ truyền
để chữa sốt rét, cảm mạo, viêm họng, sởi, tiêu chảy, lỵ, viêm ruột,...
Ở Việt Nam, 6 loài thuộc chi Helicteres đƣợc ghi nhận trong tài liệu [1], bao gồm:
 Tổ kén (Helicteres angustifolia L.)
 Tổ kén cái (Helicteres hirsuta L.)
 Tổ kén hoa trắng (Helicteres viscida Blume.)
 Tổ kén không lông (Helicteres glabriuscula Wall.)
 Tổ kén lá mác (Helicteres lanceolata DC.)
 Tổ kén tròn (Helicteres isora L.).
1.1.2. Loài Helicteres hirsuta L.
Tên tại Việt Nam: Cây An Xoa, Tổ Kén Cái, Dó Lơng, Thâu Kén Cái (Hình 1.1).
Tên khoa học: Helicteres hirsuta L., thuộc họ Trôm - Sterculiaceae.
Mơ tả: Cây bụi cao từ 1-3 m; nhánh hình trụ, có lơng. Lá hình trái xoan dài 5-17 cm,
rộng 2,5-7,5 cm, gốc cụt hay hình tim, đầu nhọn thành mũi nhọn, mép có răng khơng
đều, mặt dƣới màu trắng, cả hai mặt phủ đầy lơng hình sao; gân gốc 5, cuống dài 0,8-4
2


cm; lá kèm hình dải, có lơng dễ rụng. Cụm hoa là những bông ngắn, đơn hay xếp đôi ở
nách lá. Hoa màu hồng hay đỏ; cuống hoa có khớp và có lá bắc dễ rụng; đài hình ống
phủ lơng hình sao, màu đo đỏ, chia 5 răng; cánh hoa 5; cuống bộ nhị có vân đỏ; nhị 10,
nhị lép bằng chỉ nhị; bầu có nhiều gợn, chứa 25-30 màu trong mỗi lá nỗn. Quả nang
hình trụ nhọn; hạt nhiều, hình lang trụ. Ra hoa kết quả vào mùa đơng.

Bộ phận dùng: Rễ và lá - Radix et Folium Heliteres Hirsutae.
Nơi sống: Nam Trung Quốc và nhiều nƣớc Nam Á. Ở nƣớc ta, cây mọc rất phổ biến,
thƣờng gặp trên các đồi cây bụi trãi nắng.
Công dụng: Cây dùng làm thuốc chữa u nhọt. Rễ dùng làm dịu đau, dùng chữa kiết lỵ,
đậu sởi, cảm cúm và làm thuốc tiêu độc, cịn dùng chữa đái dắt [1].

Hình 1.1. Cây An Xoa [1, 2]
1.1.3. Ứng dụng chữa bệnh của các loài thuộc chi Helicteres
Các lồi thuộc chi Helicteres có nhiều ứng dụng đƣợc nhắc đến trong các bài thuốc
dân gian, các bộ phân trên mỗi lồi cũng mang những cơng dụng khác nhau [1] :
 Tổ kén (Helicteres angustifolia L.): thƣờng đƣợc dùng chữa sốt rét, cảm mạo nhiệt
độ cao không giảm, viêm họng, viêm tuyến mang tai, sởi, ỉa chảy, lỵ, viêm ruột, lở
ngứa ngoài da, trĩ, tràng nhạc, đau đầu, miệng khát. Cũng đƣợc dùng trị rắn độc cắn.
Trong dân gian, ngƣời ta dùng làm thuốc giải trừ ban sởi giải nhiệt độc và rửa loại
3


mụn đóng vẩy nến.
 Tổ kén hoa trắng (Helicteres viscida Blume.): Lá, rễ đƣợc dùng làm thuốc chữa hen
có kết quả, thân và lá đƣợc dùng trị đau bụng, ỉa chảy, lỵ, đái ra máu và thoát giang.
 Tổ kén không lông (Helicteres glabriuscula Wall.): rễ đƣợc dùng để trị sốt rét, lỵ,
trị cảm mạo, bệnh sởi và trị rắn cắn
 Tổ kén lá mác (Helicteres lanceolata DC.): lá đƣợc ngâm rƣợu làm thuốc bổ cho
phụ nữ sau khi sinh, rễ đƣợc dùng trị cảm mạo, ho, bệnh sởi và lỵ.
 Tổ kén tròn (Helicteres isora L.): Ở Trung Quốc, rễ cây đƣợc dùng để chữa viêm dạ
dày mạn tính, loét dạ dày, dùng chữa tắc ruột và cảm mạo phát nhiệt. Ở Ấn độ, rễ và
vỏ cây đƣợc dùng chữa trị bệnh về ruột, chống tiết sữa, trị cảm cúm và dùng ngoài
đắp mụn nhọt, vỏ đƣợc dùng để chữa lỵ, ỉa chảy, dịch rễ dùng chữa đái đƣờng, đau
dạ dày và trị rắn cắn, quả đƣợc dùng trị đau bụng và đầy hơi ở trẻ em. Ở Thái Lan,
ngƣời ta dùng vỏ thân và rễ làm thuốc lợi tiêu hóa. cịn quả dùng trị đau dạ dày, đau

cơ, viêm gan chống đầy hơi trừ ỉa chảy, lỵ, và làm thuốc long đƣờm.
1.2. Những nghiên cứu về loài thuộc chi Helicteres
Chi Helicteres rất đa dạng về hoạt tính sinh học cũng nhƣ thành phần hóa học. Thành
phần hóa học bao gồm các hợp chất thuộc họ: steroid, triterpenoid, lignan, phenyl propanoid, flavonoid, alkaloid,.... Trong các loài thuộc chi Helicteres, 3 loài: tổ kén
(Helicteres angustifolia L.), tổ kén cái (Helicteres hirsuta L.), tổ kén tròn (Helicteres
isora L.) đƣợc nghiên cứu rộng rãi trên thế giới.
1.2.1. Thành phần hóa học lồi Helicteres angustifolia L.
Cây tổ kén (Helicteres angustifolia L.) thuộc họ trơm - Sterculiaceae là một lồi thực
vật có hoa, ra hoa kết quả quanh năm nhƣng chủ yếu vào tháng 5-7, rễ cây tổ kén có
cơng dụng chữa bệnh trong dân gian [1]. Chính vì vậy các nghiên cứu dƣới đây đều
lấy rễ cây tổ kén làm đối tƣợng để nghiên cứu.
Cây tổ kén đƣợc nghiên cứu thành phần hóa học vào năm 1990, Chiu-Ming Chen cùng
với các cộng sự đã phân lập 5 hợp chất mansonone là mansonone E (45), H (46), M
(47), F (48) và helicquinone (49) [3].
Năm 2003, nhóm tác giả đến từ Trung Quốc đã cơ lập đƣợc 2 hợp chất triterpenoid từ
vỏ rễ của cây tổ kén là: methyl 3β-hydroxyolean-12-en-27-benzoyloxy-28-oate (17) và
3β-O-(p-hydroxy-(E)-cinnamoyl) -12-oleanen-28-oic acid (18) [4].
4


Vào năm 2006, nhóm tác giả đến từ Đài Loan đã phân lập đƣợc 4 hợp chất tự nhiên
thuộc họ steroid là cucurbitacin B 2-sulfate (1) và cucurbitacin G 2-O-β-Dglucopyranose (2) - hai hợp chất mới, cùng hai hợp chất đã đƣợc biết đến trƣớc đó là
arvenin I (4) và III (3) [5]. Cùng năm 2006, Wenliang Chen cùng các cộng sự đã phân
lập đƣợc 28 hợp chất từ rễ và thân của cây tổ kén [6] :
Steroid (4 hợp chất): 2α,7β,20α-trihydroxy-3β,21-dimethoxy-5-pregnene (5), cucurbitacin D (6), J (7), β-sitosterol (8).
Terpenoid (14 hợp chất): 3β-hydroxy-27-benzoyloxylup-20(29)-en-28-oic acid (22),
3β-hydroxy-27-benzoyloxylup-20(29)-en-28-oic acid methyl (23), helicteric acid (24),
methyl helicterate (25), 3β-acetoxyl-27-(p-hydroxylbenzoyloxy)-lup-20(29)-en-28-oic
acid methyl ester (26), 3β-acetoxylup-20(29)-en-28-ol (27), 3β-hydroxylup-20(29)-en28-oic acid 3-caffeate (28), betulinic acid (29), oleanolic acid (19), mansonone E, H,
M, F (45-48).

Ketone: 6,7,9α-trihydroxy-3,8,11α-trimethylcyclohexo-[d,e]-coumarine (50)
Lignan-phenylpropanoid (7 hợp chất): Lariciresinol (52), Coniferyl alcohol (53), 3(3,4-dimethoxyphenyl)-2-propenal (54), rosmarinic acid (59), (±)-Pinoresinol (63),
lirioresinol B (66), (±)-trans-Dihydrodiconiferyl alcohol (69).
Flavonoid (3 hợp chất): kaempferol 3-O-β-D-glucopyranoside (67), 5,8- dihydroxy7,4’-dimethoxyflavone (75), 8-O-β-D-glucuronyl-hypolaetin 4’-methyl ether (76)
Năm 2008, 12 hợp chất họ triterpenoid đƣợc Min-Hsiung Pan cùng các cộng sự cơng
bố trên tạp chí “Chemistry & Biodiversity” [7], đó là những hợp chất có khung olean:
3β-acetoxy-27-[(4-hydroxybenzoyl)oxy]olean-12-en-28-oic acid methyl ester (20), 3βacetoxy-27-(benzoyloxy)olean-12-en-28-oic acid methyl ester (21) và khung lupan:
3β-acetoxy-27-(trans-cinnamoyloxy)lup-20(29)-en-28-oic acid methyl ester (30), 3βacetoxy-27-[(4-hydroxybenzoyl)oxy]lup-20(29)-en-28-oic acid (31), cylicodiscic acid
(32), 3β-O-(trans-coumaroyl)betulinic acid (33), pyracrenic acid (34), 3β-O-(transferuloyl)betulinic

acid

coumaroyl)betulin

(35),

(37),

3β-O-(trans-coumaroyl)betulin

3β-O-(trans-caffeoyl)betulin

(36),

(38),

3β-O-(cis3β-O-(trans-

feruloyl)betulin (39).
Sau đó, năm 2012, rễ của loài này tiếp tục đƣợc nghiên cứu, kết quả là 16 hợp chất đã

đƣợc phân lập [8]: heligenin A (10), heligenin B (11), helicterone A (89), cucurbitacin
B (12), D (6), I (13), E (14), 3β-acetoxy-27-[(4-hydroxybenzoyl)oxy]lup-20(29)-en5


28-oic acid (31), protocatechuic aldehyde

(96),

tiliroside (72),

(±)-trans-

dihydrodiconiferyl alcohol (69), urolignoside (70), rosmarinic acid (59), Syringic acid4-O-α-rhamnopyranose (91), 3β-acetoxybetulinic acid (40), hexanorcucurbitacin I
(16).
Năm 2016, Xiang Yin và các cộng sự đã phân lập đƣợc 12 hợp chất [9]: 8-acetyl-9hydroxy-3-methoxy-7-methyl-1-phenalenone

(51),

hedyotol

C

7”-O-β-D-

glucopyranoside (57) và hedyotol D 7”-O-β-D-glucopyranoside (58), machicendonal
(56), dihydrodehydrodiconiferyl alcohol (69), kaempferol 3-O-β-D-glucopyranoside
(71), tiliroside (72), kaempferol (73), (5,7,8,3’-tetrahydroxy-4’-methoxyflavone) (74),
(5,7,8-trihydroxy-4’-methoxy flavone) (75), hesperidin (77), homoeriodictyol-7-O-βD-glucopyranoside (78).
1.2.2. Thành phần hóa học lồi Helicteres isora L.
Tổ kén trịn (Helicteres isora Linn.) thuộc họ trơm - Sterculiaceae là một lồi thực vật

có hoa mọc ở rừng ven suối ở nƣớc ta. Ở những nơi khác nhau mục đích trị bệnh cũng
khác nhau, rễ đƣợc dùng để chữa viêm dạ dày mạn tính, loét dạ dày ở Trung Quốc, còn
ở Ấn Độ rễ và vỏ cây đƣợc dùng trị bệnh về ruột, chống tiết sữa, trị cảm cúm, dùng
ngoài đắp mụn nhọt [1].
Nghiên cứu của nhóm tác giả dẫn đầu bởi Mark F. Bean đã phân lập 2 hợp chất thuộc
họ steroid từ rễ cây tổ kén tròn là cucurbitacin B (12) và isocucurbitacin B (15) [10].
Sau đó, năm 1999, Tosiko Satake cùng các cộng sự đã nghiên cứu thành phần hóa học
của quả cây tổ kén trịn [11], kết quả cho thấy có 3 hợp chất dẫn xuất của rosmarinic
acid là: 4'-O-β-D-glucopyranosyl rosmarinic acid (60), (4,4'-O-di-β-D-glucopyranosyl
rosmarinic acid) (61), 2R-O-(4'-O-β-D-glucopyranosylcaffeoyl)-3-(4-hydroxyphenyl)
lactic acid (62) và rosmarinic acid (59) đƣợc phân lập từ quả của lồi này. Năm 2001,
nhóm tác giả đến từ Nhật Bản và Indonesia đã phân lập thành công 5 hợp chất họ flavonoid có liên kết với các glucuronide từ quả của loài này, đây là những dẫn xuất của
isoscutellarein gồm các hợp chất (84-88) [12].

6


1.3. Những nghiên cứu về hoạt tính sinh học của các lồi thuộc chi Helicteres
1.3.1. Hoạt tính sinh học của lồi Helicteres angustifolia L.
Nghiên cứu của nhóm tác giả từ Nhật Bản đã chỉ ra rằng: chiết xuất từ rễ cây tổ kén H.
angustifolia làm giảm lƣợng đƣờng huyết sau 28 ngày điều trị. Ngoài ra nồng độ cholesterone tốt đƣợc tăng lên [13].
Nghiên cứu của Shuang Sun cùng các cộng sự cũng cho thấy phân đoạn chứa các polysaccharide từ rễ cây tổ kén thu tập tại Lào thể hiện hoạt tính điều hịa miễn dịch trên
đại thực bào [14].
Một phần nghiên cứu của tác giả Min-Hsiung Pan đã thử nghiệm lâm sàng hoạt tính
gây độc một số dịng tế bào (COLO 205, Hep G2, AGS) của các hợp chất đã cơ lập từ
vỏ rễ của lồi H. angustifolia, kết quả là có 4 hợp chất thể hiện hoạt tính đối với 2
dịng tế bào COLO 205 và AGS là 3β-acetoxy-27-[(4-hydroxybenzoyl)oxy]lup20(29)-en-28-oic acid, 3β-acetoxy-27-[(4-hydroxybenzoyl)oxy]olean-12-en-28-oic acid methyl ester, 3β-O-[(E)-coumaroyl]betulinic acid, pyracrenic acid [7].
Trong nghiên cứu của mình, Dan Su cùng các cộng sự đã chứng minh khả năng kháng
ung thƣ của 3 hợp chất triterpenoid cơ lập từ lồi H. angustifolia, kết quả cho thấy
chiết xuất từ lồi cây này có tiềm năng chữa trị và kháng lại ảnh hƣởng của tế bào ung

thƣ đại tràng thông qua việc ức chế tín hiệu NF-kB và STAT3 [15].
1.3.2. Hoạt tính sinh học của loài Helicteres isora L.
Nghiên cứu của Nataraj Loganayaki cùng các cộng sự đã chỉ ra rằng: hàm lƣợng phenolic tổng của cao MeOH và cao acetone chiết từ quả của loài H. isora là 2,6 và 3,5 g /
100 g mẫu. Nhóm nghiên cứu cũng đƣa ra kết quả thử hoạt tính kháng oxy hóa của 2
loại cao chiết này 5,88 và 8,8 (μmol/g cao). Ngồi ra, hoạt tính chống sự phá vỡ các tế
bào hồng cầu của 2 loại cao trên cũng đƣợc thử nghiệm với khả năng ức chế lần lƣợt
58,1% và 84,3% [16]
Nghiên cứu của nhóm tác giả đến từ Ấn Độ đã chỉ ra rằng: cao chiết bằng dung mơi
acetone của quả lồi H. isora có khả năng chữa plasmid từ các lồi vi khuẩn nhƣ: Enterococcus faecalis, Escherichia coli, Bacillus cereus và E. coli với hiệu quả chữa
7


×