1
1.
NGHIÊN CỨU LÝ THUYẾT
1.1.
Phân biệt các lựa chọn đầu tư
1.1.1. Sự giống nhau
Trái phiếu, cổ phiếu, cổ phiếu ưu đãi, cổ phiếu phổ thơng, các quỹ tương hỗ, các quỹ
phịng hộ và tiết kiệm bảo hiểm là những thuật ngữ khác nhau để chỉ các hình thức đầu tư. Giữa
các lựa chọn đầu tư này có sự giống nhau, đều có cùng bản chất là đầu tư hoặc cho vay vốn
nhằm thu được trong tương lai một khoản lợi tức từ việc đầu tư hoặc cho vay vốn đó.
1.1.2. Sự khác nhau
1.1.2.1.
Trái phiếu
Tác giả Mạnh Yên cho rằng “Trái phiếu là loại chứng khoán qui định nghĩa vụ của người
phát hành (người vay tiền) phải trả cho người nắm giữ chứng khoán (người cho vay) một khoản
tiền xác định, thường là trong những khoảng thời gian cụ thề, và phải hồn trả khoản cho vay ban
đầu khi nó đáo hạn”. (Mạnh Yên, 2007, tr.22)
Trái phiếu thể hiện quan hệ chủ nợ – con nợ giữa người phát hành và người đầu tư. Phát
hành trái phiếu là đi vay vốn. Mua trái phiếu là cho người phát hành vay vốn và như vậy, trái chủ
là chủ nợ của người phát hành. Là chủ nợ, người nắm giữ trái phiếu (trái chủ) có quyền địi các
khoản thanh tốn theo cam kết về khối lượng và thời hạn, song khơng có quyền tham gia vào
những vấn đề của bên phát hành. Như vậy, khi đầu tư mua trái phiếu nghĩa là bạn đang cho
mượn tiền. Trái phiếu cũng được xem như là lựa chọn đầu tư có thu nhập cố định vì dịng tiền từ
nó là khơng thay đổi.
1.1.2.2.
Cổ phiếu
2
Lý Vinh Quang và các công sự cho rằng “Cổ phiếu là chứng chỉ đầu tư vốn, nó xác nhận
phần hùn của người sở hữu cổ phiếu trong công ty cổ phần. Người sở hữu cổ phiếu được gọi là
cổ đơng, là chủ sở hữu vốn và có trách nhiệm về mặt pháp lý trong phạm vi của vốn góp. Cổ
đơng được chia lãi theo tỷ lệ vốn góp vào công ty, nhưng phải chịu mọi rủi ro mà công ty gặp
phải”. (Lý và các cộng sự, 2006, tr.10)
Như vậy, cổ phiếu chính là một chứng thư chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối
với một công ty cổ phần và cổ đơng là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Khi cơng ty cổ
phần có kết quả kinh doanh thuận lợi thì cổ đơng được chia lãi theo phần góp vốn. Nhưng khi kết
quả kinh doanh khơng thuận lợi thì cổ đơng phải chịu trách nhiệm chia sẻ rủi ro đó tương đương
tỷ lệ vốn góp của mình. Khác với trái phiếu, cổ phiếu khơng có kỳ hạn, mà nó tồn tại cùng với sự
tồn tại của công ty phát hành. Cổ phiếu là vốn trong khi đó trái phiếu là nợ.
1.1.2.3.
Cổ phiếu phổ thơng
Theo Cơng ty chứng khốn ngân hàng cơng thương Việt Nam (CTS) thì cổ phiếu phổ
thơng cịn gọi là chứng khốn vốn, là giấy chứng nhận phần hùn của người nắm giữ cổ phiếu đó
trong cơng ty cổ phần. Các cổ đơng sở hữu cổ phiếu phổ thơng có quyền hạn và trách nhiệm đối
với công ty như: được chia cổ tức theo kết quả kinh doanh; được quyền bầu cử, ứng cử vào bộ
máy quản trị và kiểm sốt cơng ty; phải chịu trách nhiệm về sự thua lỗ hoặc phá sản tương ứng
với phần vốn góp của mình. (CTS, 2000)
Các cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thông là những người đứng cuối cùng trong hàng ngũ
những người có quyền đòi hỏi đối với tài sản và lợi tức của công ty. Trong trường hợp phá sản,
các cổ đông sở hữu cổ phiếu phổ thơng chỉ có thể mất khoản đầu tư vào công ty của họ. Họ
không chịu trách nhiệm cá nhân đối với các khoản nợ của công ty, trách nhiệm của họ là hữu
hạn.
3
1.1.2.4.
Cổ phiếu ưu đãi
Theo Bùi Kim yến và các cộng sự (2008) thì cổ phiếu ưu đãi là loại cổ phiếu lai tạp có
những đặc điểm của cổ phiếu phổ thông, vừa giống trái phiếu. Cổ phiếu ưu đãi cũng là hình thức
đầu tư vốn cổ phần như cổ phiếu phổ thông nhưng quyền hạn và trách nhiệm hạn chế như: cổ tức
cố định hàng năm, không được quyền tham gia bầu cử vào Hội đồng quản trị hay Ban kiểm sốt
cơng ty. Cổ phiếu ưu đãi cũng bị xếp hạng chi trả sau trái phiếu trong trường hợp công ty phá
sản. Nhưng lại được ưu tiên phân chia tài sản cịn lại trước cổ phiếu phổ thơng khi cơng ty phá
sản. (Bùi và các cộng sự, 2008)
1.1.2.5.
Các quỹ tương hỗ
Theo Cơng ty chứng khốn ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BSC) thì quỹ tương
hỗ là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư nhằm huy động vốn cổ đơng và đầu tư vào chứng
khốn, trái phiếu, hợp đồng quyền chọn, hàng hoá hay các chứng khoán trên thị trường tiền tệ,
thường phát hành chứng khoán quỹ để huy động vốn. Đây là một loại chứng khốn tạo cơ hội
cho các nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận với một danh mục đầu tư đa dạng và có một sự quản
lý chun mơn. Mỗi cổ đơng đều có cơ hội được hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng
đồng thời cũng phải chịu lỗ nếu như đầu tư không thành công. (BSC, 1999)
Như vậy, một quỹ tương hỗ đơn thuần là một tập hợp các khoản đầu tư vào cổ phiếu
và/hoặc trái phiếu. Quỹ đầu tư tương hỗ là do một công ty tập hợp một nhóm người và tiến hành
đầu tư tiền vốn của họ vào cổ phiếu, trái phiếu và các loại chứng khoán khác. Mỗi Nhà đầu tư sở
hữu số cổ phần đại diện cho tỷ lệ nắm giữ của họ trong quỹ đó.
1.1.2.6.
Các quỹ phịng hộ
4
Quỹ phòng hộ là một dạng quỹ đầu tư tư nhân khơng có tính đại chúng cao do chỉ có một
số lượng hạn chế các nhà đầu tư vào quỹ. Về mặt pháp lý Quỹ thường được lập ra dựa trên quan
hệ góp vốn đầu tư của các cá nhân với nhau với một số lượng hạn chế những thành viên tham
gia. Quỹ có danh mục đầu tư tập trung vào từng nhóm tài sản hoặc từng phân loại tài sản, khơng
có nhu cầu đa dạng danh mục đầu tư hay bỏ trứng vào nhiều giỏ như các quỹ khác. Khi thực hiện
đầu tư, Quỹ phịng hộ có khuynh hướng sử dụng các công cụ phái sinh; đầu tư hai chiều (trường
và đoản); sử dụng đòn bẩy nợ lớn và rất hay đầu tư vào các chứng khoán chưa niêm yết. (Mỹ Ý,
2011)
Như vậy, ngược hẳn với Quỹ tương hỗ, Quỹ phịng hộ có tính đại chúng thấp và ít bị
quản chế bởi cơ quan quản lý giao dịch chứng khốn. Quỹ tương hỗ cịn bị bắt buộc phải có các
bản cáo bạch đầy đủ, chi tiết và sẵn sàng cung cấp cho bất kỳ ai yêu cầu được xem, mà yêu cầu
này có thể qua bưu điện hoặc thư điện tử. Hoạt động phải được công bố rõ ràng hàng quý, nhất là
về các khoản đầu tư. Quỹ phòng hộ thì khơng phải tn thủ các u cầu khắt khe này.
1.1.2.7.
Tiết kiệm bảo hiểm
Theo Luật bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (2012) thì tiết kiệm bảo hiểm là một hình thức đầu
tư trong đó có sự bảo đảm hồn trả tiền gửi tiết kiệm cho người gửi tiền trong hạn mức trả tiền
bảo hiểm khi tổ chức nhận tiền gửi có tham gia bảo hiểm tiền gửi và lâm vào tình trạng mất khả
năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền hoặc phá sản. (Quốc hội, 2012)
Như vậy, tiết kiệm bảo hiểm an toan cho nhà đầu tư hơn so với các hình thức đầu tư
thơng qua gửi tiết kiệm thơng thường. Hình thức đầu tư tiết kiệm bảo hiểm bảo vệ người gửi tiền
trước những rủi ro của thị trường tài chính và cũng là bảo vệ chính ngân hàng tham gia bảo hiểm
tiền gửi. Với hình thức đầu tư này, nếu có nhu cầu vốn đột xuất thì nhà đầu tư có thể rút trước
hạn, thế chấp hoặc cầm cố thẻ tiết kiệm tại ngân hàng để vay vốn
5
1.2.
Mức độ rủi ro của các lựa chọn đầu tư
Khi thực hiện đầu tư, nhà đầu tư có thể lựa chọn bất cứ hình thức đầu tư nào đã nêu ở
trên. Tuy nhiên, nhà đầu tư cần xác định xem mình định đầu tư dài hạn hay ngắn hạn, mục tiêu
đầu tư là gì để có chiến lược đầu tư phù hợp. Đặc biệt, mỗi lựa chọn đầu tư đều có mức độ rủi ro
khác nhau, nên khi lựa chọn hình thức đầu tư cũng cần thiết phải tính tốn kỹ mức độ rủi ro mà
mình có thể chấp nhận được. Rủi ro là một phần của đầu tư và việc hiểu rủi ro là rất quan trọng
cho nhà đầu tư. Vậy thì đầu tư cổ phiếu có tốt khơng? Hay đầu tư vào trái phiếu thì tốt hơn? Hay
là đem tiền gửi tiết kiệm?...Điều quan trọng là bất kể bạn đầu tư vào loại tài sản nào, bao giờ
cũng có những rủi ro tiềm ẩn nhất định, và bạn cần phải nghiên cứu, cân nhắc trước khi thực hiện
các quyết định đầu tư.
1.2.1. Rủi ro đầu tư trái phiếu
Trái phiếu được xem như là lựa chọn đầu tư có thu nhập cố định vì dịng tiền từ nó là
khơng thay đổi. Khi đầu tư vào trái phiếu an toàn hơn nhiều so với cổ phiếu nhưng khơng có
nghĩa là khơng có rủi ro. Trái phiếu Chính phủ thường được coi là có mức độ rủi ro thấp nhất vì
Chính phủ ln có khả năng thu thuế hoặc phát hành tiền để trả nợ nhưng ngược lại lợi nhuận
cũng thấp hơn. Mức độ rủi ro lớn hơn là trái phiếu của các công ty lớn, kinh doanh ổn định, khả
năng phá sản thấp. Doanh thu của các doanh nghiệp tồn tại nhiều yếu tố rủi ro hơn nên công ty
phải trả mức lãi suất cao hơn một chút so với trái phiếu Chính phủ. Tiếp đến là trái phiếu của các
cơng ty nhỏ, ít tên tuổi, hoạt động khơng ổn định bằng những công ty lớn. Do khả năng phá sản
của những công ty này cao hơn nên lãi suất trái phiếu mà công ty này trả cho nhà đầu tư phải cao
hơn. Nhìn chung, khi đầu tư vào trái phiếu, dù là loại trái phiếu nào đi nữa thì cũng có khả năng
đối diện với các rủi ro sau đây:
6
Rủi ro tín nhiệm: Mức độ rủi ro tín nhiệm của trái phiếu được đánh giá dựa trên các yếu
tố kinh tế và khả năng hoàn trả lãi và gốc trái phiếu của nhà phát hành. Rủi ro tín nhiệm được thể
hiện qua hệ số tín nhiệm. Hệ số tín nhiệm do các cơng ty đánh giá tín nhiệm ấn định. Hệ số tín
nhiệm càng cao thì trái phiếu được coi là càng an tồn. Nếu khả năng khơng trả được lãi và gốc
tăng lên khi nhà phát hành bắt đầu chịu tổn thất lớn thì rủi ro sẽ tăng lên và lợi tức dự tính của
các trái phiếu này sẽ giảm.
Rủi ro lãi suất: Là rủi ro khi giá cả của trái phiếu bị hạ do sự gia tăng lãi suất thị trường.
Khi lãi suất thị trường càng tăng, giá trái phiếu càng giảm. Khi lãi suất thị trường càng giảm, giá
trái phiếu sẽ càng tăng. Nguyên nhân chính là do lãi suất của trái phiếu đã được ấn định từ trước
nên khi lãi suất thị trường giảm, trái phiếu cũ với mức lãi suất cao hơn sẽ trở nên hấp dẫn hơn và
ngược lại. Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì mức độ tăng hay giảm giá càng cao.
Rủi ro lạm phát: Lạm phát là kẻ thù của nhà đầu tư trái phiếu bởi nó ăn mòn giá trị đồng
tiền. Lạm phát càng cao, lãi suất thực của trái phiếu (bằng lãi suất danh nghĩa của trái phiếu trừ
lạm phát) càng giảm, do vậy làm mất giá trị của trái phiếu. Nếu một trái phiếu trả lãi bảy phần
trăm/năm, lạm phát bình quân năm phần trăm thì lãi suất thực của trái phiếu là hai phần trăm.
Nếu lạm phát giảm xuống còn ba phần trăm thì lãi suất thực sẽ là bốn phần trăm. (Thanh Niên,
2006)
Rủi ro thanh khoản: Tính thanh khoản là sự dễ dàng chuyển trái phiếu sang tiền mặt
trong một thời gian ngắn và không bị sụt giảm giá trị tiền tệ của trái phiếu đó.Trong điều kiện thị
trường thiếu tính thanh khoản, nhà đầu tư trái phiếu sẽ khó lịng tìm được người sẵn sàng mua lại
trái phiếu, hoặc nếu tìm được thì phải bán lại với giá rẻ hơn so với giá trị thực của trái phiếu.
Thông thường, trái phiếu của các cơng ty sẽ có tính thanh khoản kém hơn trái phiếu của kho bạc.
7
Rủi ro khi thị trường chứng khoán sụt giá mạnh: Thông thường giá trái phiếu không
biến động nhiều như giá cổ phiếu, do vậy khi thị trường chứng khoán sụt giá mạnh, các nhà đầu
tư có xu hướng chuyển đầu tư từ cổ phiếu sang trái phiếu, qua đó đẩy giá trái phiếu tăng lên. Tuy
nhiên, khi thị trường chứng khoán đã xuống đến mức đáy, nhà đầu tư lại có xu hướng chuyển
sang cổ phiếu đang ở mức giá thấp, điều đó làm giá trái phiếu giảm trở lại.
Rủi ro về tái đầu tư: Là rủi ro khi người nắm giữ trái phiếu không thể tái đầu tư số lãi
được trả vào một đầu tư có lãi suất tương đương với lợi tức cho đến lức đáo hạn. Điều này làm
cho lợi tức đến ngày đáo hạn trên thực tế khác với lợi tức đến ngày đáo hạn nguyên thủy ban
đầu. Các trái phiếu khơng có cuống phiếu thì sẽ khơng có rủi ro tái đầu tư vì khơng có khoản lãi
nào được trả trong suốt thời gian nó tồn tại.
Rủi ro về chính trị: Là dạng rủi ro xuất phát từ những biến động mạnh về tình hình
chính trị như là một cuộc đảo chính hoặc chiến tranh…Khi những bất ổn chính trị xảy ra, trái
phiếu có khả năng bị mất giá trị do đồng tiền bị suy giảm. Cũng có thể thời gian thu hồi vốn và
lãi lúc đáo hạn bị kéo dài. Hoặc thậm chí có thể dẫn đến trường hợp bị mất toàn bộ tiền đã đầu tư
vào trái phiếu.
Rủi ro về tỉ giá hối đối: Khi đầu tư ra nước ngồi, nhà đầu tư đã tính tốn một loạt các
yếu tố bất lợi, khác với tình huống đầu tư trong nước như chi phí giao dịch, thuế, những rủi ro về
chính trị…Trong đó, yếu tố quan trọng nhất, ảnh hưởng lớn nhất là rủi ro về tỷ giá hối đoái. Đây
là rủi ro xảy ra khi những biến động bất lợi trong tỷ giá hối đoái (giữa nước mà nhà đầu tư đầu tư
vào và nước nơi nhà đầu tư cư trú) làm giảm lợi nhuận đầu tư, trong trường hợp lợi nhuận đó
được chuyển thành nguyên tệ để đem về nước. (Mạnh Yên, 2007)
8
1.2.2. Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu
Cổ phiếu hấp dẫn nhiều nhà đầu tư do nó có lợi nhuận tiềm năng cao hơn hẳn so với tiền
trái phiếu, nhưng bù lại mức độ rủi ro cũng cao hơn do mức độ dao động giá cổ phiếu lớn hơn
trái phiếu rất nhiều. Giá cổ phiếu trên thị trường luôn biến động và chịu tác động của rất nhiều
yếu tố khác nhau từ kinh tế, lãi suất, lạm phát, chính trị, đến tâm lý v.v... Bên cạnh những rủi ro
có thể xuất hiện giống khi đầu tư trái phiếu như: thanh khoản, chính trị, tỷ giá hối đối… thì khi
lựa chọn đầu tư cổ phiếu cịn có thể đối diện với những rủi ro cơ bản sau đây:
Rủi ro thị trường: Rủi ro thị trường xuất hiện do phản ứng của các nhà đầu tư đối với
các hiện tượng trên thị trường. Những sự sút giảm đầu tiên trên thị trường thường khiến một số
nhà đầu tư hoang mang và họ sẽ cố gắng rút vốn về. điều này làm gia tăng số lượng bán, làm giá
cả cổ phiếu rơi xuống thấp so với giá trị cơ sở. Cổ phiếu không bao giờ trụ mãi ở một mức giá
mà sẽ luôn biến động. Điều này vừa tạo nên sức hấp dẫn cho thị trường chứng khoán nhưng cũng
làm nảy sinh rủi ro. Hiện tại, diễn biến giá chứng khoán bị chi phối bởi nhiều yếu tố như kinh tế
vĩ mô (lạm phát, lãi suất, tiền tệ), yếu tố bên ngồi (tình hình thế giới, thiên tai). Đặc biệt, rủi ro
thị trường cũng biến động theo những kỳ vọng về khả năng sinh lời và tâm lý của nhà đầu tư. Do
đó, rủi ro thị trường rất khó nắm bắt. Nhà đầu tư chỉ có thể tính tốn và ước lượng rủi ro thị
trường ở mức độ tương đối.
Rủi ro liên quan đến hoạt động kinh doanh: Những nhân tố nội tại gắn liền với các nhà
phát hành cổ phiếu như: nhân tố về kỹ thuật sản xuất, nhân tố về thị trường tiêu thụ, nhân tố về
tình hình tài chính doanh nghiệp, nhân tố về con người… trong quá trình hoạt động kinh doanh
đều có thể gây biến động về giá cổ phiếu, dẫn đến rủi ro cho nhà đầu tư. Doanh nghiệp sẽ gặp rủi
ro khi sản phẩm, dịch vụ đã trở nên lỗi thời, không đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng.
Hoặc công ty làm ăn sa sút vì chiến lược phát triển và đầu tư khơng phù hợp. Trong trường hợp
9
đội ngũ quản trị của công ty non yếu, rủi ro kinh doanh càng cao. Trên thị trường chứng khoán,
nhiều nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu của những công ty như vậy đã lâm vào hồn cảnh "dở khóc
dở cười" khi những cổ phiếu của các công ty này bị ngừng giao dịch.
Rủi ro đặc trưng của ngành: Khi đầu tư chúng khoán, nhà đầu tư sẽ phải chịu thêm rủi
ro từ ngành. Chẳng hạn, từ giữa năm 2008, thị trường bất động sản và nguyên vật liệu bắt đầu lao
dốc do bị tác động mạnh bởi cuộc suy thối kinh tế tồn cầu. Kết quả là, giá các cổ phiếu thuộc
các nhóm ngành này cùng bị "vạ lây", giảm hơn 80 phần trăm so với đầu năm 2008. Chẳng hạn,
cổ phiếu TDH (Công ty Phát triển Nhà Thủ Đức) đã giảm xuống còn 28.900 đồng (31.12.2008)
từ mức 141.000 đồng/cổ phiếu. (Ngọc Thủy (2009)
Rủi ro từ thông tin: Rủi ro trong đầu tư cổ phiếu có nguồn gốc rất sâu đậm từ số lượng
và chất lượng thông tin mà nhà đầu tư cần để làm cơ sở đưa ra các quyết định đầu tư. Rủi ro ln
rình rập ở mọi nơi và nhà đầu tư sẽ phải trả giá sớm hay muộn, đắt hay rẻ, khi không nắm được
các thơng tin chính xác nhất, đầy đủ và kịp thời nhất liên quan đến môi trường đầu tư, chất lượng
cổ phiếu và tình hình thị trường...
Một báo cáo tài chính hoặc cáo bạch chưa được kiểm toán, thẩm định bởi các tổ chức độc
lập, chun nghiệp, có uy tín và trình độ chun mơn cao; một thơng tin đến chậm hoặc bị cắt
xén, khơng chính xác về hoạt động kinh doanh của công ty phát hành cổ phiếu, về môi trường
pháp lý và về các nhà đầu tư khác trên cùng “sân chơi”, hoặc đơn giản là về tình hình thời tiết
hay dịch bệnh nào đó... đều có thể gây ra thiệt hại khôn lường cho nhà đầu tư cổ phiếu.
Rủi ro từ các quy định và chất lượng dịch vụ của sàn giao dịch: Vì u cầu đặc thù
địi hỏi bắt buộc hoạt động kinh doanh chứng khoán phải thông qua các tổ chức trung gian, môi
giới, nên các nhà đầu tư có thể phải chịu nhiều rủi ro liên quan đến các quy định, quy trình
nghiệp vụ và chất lượng dịch vụ của các tổ chức trung gian. Điển hình là các rủi ro liên quan đến
10
việc tổ chức khớp lệnh và phân lô giao dịch cổ phiếu trên thị trường chứng khốn có tổ chức.
Việc khớp lệnh định kỳ gây rủi ro cho nhà đầu tư vì họ khơng thể hủy ngang lệnh đã đặt trước
khi kết thúc phiên khớp lệnh, bất chấp những biến động mới bất lợi trên thị trường, nếu họ không
muốn chịu phạt về sự thay đổi quyết định này. Khớp lệnh định kỳ có thể gây rủi ro cho nhà đầu
tư vì dễ gây tình trạng cung - cầu ảo trên thị trường và cả tình trạng nghẽn mạch, quá tải hoặc
phân biệt đối xử theo kiểu bỏ rơi nhà đầu tư nhỏ ở các sàn giao dịch.
Trong khi đó, việc khớp lệnh liên tục, mặc dù cho phép các nhà đầu tư đặt lệnh thận
trọng, chính xác hơn, được giải quyết nhu cầu mua - bán nhiều hơn, nhanh chóng, bình đẳng hơn
và giảm thiểu tình trạng cung - cầu ảo trên thị trường chứng khốn, song có thể gây rủi ro cho
nhà đầu tư ở chỗ: khớp lệnh liên tục là giao dịch trên cơ sở khớp liên tục các lệnh mua- bán cổ
phiếu ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống giao dịch, không phải chờ đến thời điểm định kỳ
như kiểu khớp lệnh định kỳ.
Trong nguyên tắc xử lý khớp lệnh liên tục này thì quyền ưu tiên ln dành cho các lệnh
mua có mức giá cao hơn và các lệnh bán có mức giá thấp hơn. Trường hợp các lệnh mua và bán
có đồng mức giá thì quyền ưu tiên sẽ dành cho lệnh nhập vào hệ thống giao dịch trước. Đến đây,
rủi ro cho nhà đầu tư có thể xuất hiện theo hai cách: hoặc rủi ro vì lệnh mua - bán của họ bị nhập
vào hệ thống chậm hơn so với các nhà đầu tư khác có lệnh tương tự nên khơng thực hiện được
sớm hoặc hết các lệnh đã đặt; hoặc rủi ro vì họ buộc phải mua - bán bằng hết các chứng khoán đã
đặt lệnh theo mức giá thị trường thời điểm hiện hành cao (khi mua vào) hoặc thấp hơn (khi bán
ra) so với mức lệnh đã đặt.
Rủi ro từ các chấn động thị trường: Các nhà đầu tư chứng khốn, nhất là các nhà đầu
tư nhỏ, có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro liên quan đến các chấn động thị trường trong nước
hoặc nước ngoài gây ra, bởi: các trào lưu mua, bán cổ phiếu theo tâm lý đám đông; các hoạt
11
động đầu cơ, tung tin đồn thất thiệt, gây nhiễu thơng tin và tự đánh bóng, thổi giá hoặc thậm chí
lừa đảo gây biến động thị trường hịng trục lợi; các chấn động thị trường khác từ nước ngoài như
cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á hồi năm 1997 là một ví dụ điển hình. (Văn Nam,
2009)
1.2.3. Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu phổ thông
Cổ phiếu phổ thơng hay cịn gọi là cổ phiếu thường. Nó là loại cổ phiếu thông thường
nhất trong các công ty cổ phần. Bên cạnh những rủi ro mà nó có thể gặp phải như trên, nó có một
so rủi ro khác khi so sánh với cổ phiếu ưu đãi.
Nhận tiền và lợi tức sau cùng: Về dài hạn theo nghĩa tăng trưởng vốn thì cổ phiếu phổ
thơng mang lại lợi nhuận cao hơn hầu hết các khoản đầu tư khác. Điều này xuất phát từ giá trị
khi cổ phiếu luôn đi kèm với rủi ro nhất. Nếu công ty phát hành phá sản và mất thanh khoản thì
các cổ đơng nắm giữ cổ phiếu phổ thông sẽ không nhận được tiền, sẽ khơng được chia phần giá
trị tài sản cịn lại khi thanh lý trước khi thanh toán cho các chủ nợ, trái chủ và các cổ đông nắm
giữ cổ phiếu ưu đãi. Cổ phiếu của cơng ty khơng có thời hạn hồn trả, vì đây khơng phải là
khoản nợ đối với công ty. Ngay cả khi xác định giá trị sổ sách cổ phiếu phổ thông,trong trường
hợp công ty phát hành cả cổ phiếu ưu đãi, thì phải lấy tổng giá trị tài sản thuần trừ đi phần giá trị
thuộc cổ phiếu ưu đãi rồi mới chia cho số cổ phiếu phổ thông đang lưu hành.
Cổ tức thay đổi theo kết quả kinh doanh và cơ cấu cổ đông: Cổ đông phổ thông phải
gánh chịu những rủi ro mà cơng ty gặp phải, tương ứng với phần vốn góp và chỉ chịu trách
nhiệm giới hạn trong phạm vi số lượng vốn góp vào cơng ty. Cổ tức của cổ đơng phổ thơng được
tính theo giá trị cổ phiếu họ nắm giữ. Tuy nhiên mức cổ tức này không phải là cố định mà có thể
thay đổi theo tình hình kinh doanh của công ty cũng như là cơ cấu các cổ đơng. Ví dụ khi cơng ty
phát hành 100 cổ phiếu, mà bạn sở hữu một trong số đó tức là bạn đã sở hữu một phần trăm công
12
ty và hưởng cổ tức theo tỉ lệ đó. Nhưng khi công ty quyết định phát hành thêm 100 cổ phiếu nữa,
mua lại hay hủy bỏ số cổ phiếu đang lưu hành thì tỉ lệ sở hữu của bạn sẽ bị thay đổi, khơng cịn
là một phần trăm nữa, và do đó mức cổ tức của bạn cũng tăng hoặc giảm theo. (NA NA, 2012)
1.2.4. Rủi ro khi đầu tư cổ phiếu ưu đãi
Cổ tức cố định: Khác với cổ tức của cổ phiếu phổ thông, cổ tức của cổ phiếu ưu đãi
được xác định trước và thường được xác định bằng tỷ lệ phần trăm cố định so với mệnh giá của
cổ phiếu hoặc bằng số tiền nhất định in trên mỗi cổ phiếu. Trong trường hợp công ty phát hành
cổ phiếu ưu đãi có kết quả kinh doanh tốt thì họ khơng được chia thêm cổ tức vì cổ tức của họ đã
được xác định trước. Hơn nữa, mặc dù có quyền ưu tiên được thanh tốn trước trong trường hợp
giải thể hay thanh lý công ty, nhưng vẫn bị xếp sau người nắm giữ trái phiếu.
Hạn chế về bầu cử, ứng cử và kiểm sốt cơng ty: Tương tự như cổ phiếu phổ thông,
nhưng cổ đông sở hữu cổ phiếu ưu đãi không được tham gia bầu cử, ứng cử vào Hội đồng Quản
trị, Ban kiểm soát và không tham gia quyết định những vấn đề quan trọng của cơng ty. Đây là rủi
ro mang tính đặc trung của cổ phiếu ưu đãi so với các cổ phiếu khác.
Hạn chế chuyển nhượng: Đối với các cổ phiếu ưu đãi, thường là các công ty phát hành
cho người trong công ty hoặc các đối tác chiến lược. Giá phát hành thường rẻ hơn so với giá cổ
phiếu phổ thơng. Vì vậy, các cổ phiếu ưu đãi bị hạn chế chuyển nhượng trong một khoảng thời
gian nào đó, thường là ba năm. Sau ba năm mới được giao dịch chuyển nhượng, sang tên, tuy
nhiên có thể một năm nếu công ty vừa phát hành bán đấu giá được một năm mà đã có quyết định
lên sàn giao dịch. Vì số lượng ít và khơng được phép sang tên khi chưa cho phép nên còn được
gọi là cổ phiếu hạn chế chuyển nhượng
13
1.2.5. Rủi ro khi đầu tư vào quỹ tương hỗ
Thay vì tiêu tốn thời gian để tìm hiểu thơng tin và thực hiện đầu tư nhằm mục đích gia
tăng lợi nhuận thì chúng ta có thể gia tăng lợi nhuận bằng cách mua cổ phiếu hay chứng chỉ quỹ
của các quỹ tương hỗ. Về mặt lý thuyết, quỹ tương hỗ là một ý tưởng tuyệt vời nhưng thực tế thì
khơng phải quỹ đầu tư nào cũng ln có đủ khả năng khiến cho tiền của chúng ta sinh sôi nảy
nở. Khơng phải các quỹ tương hỗ đều có khả năng như nhau và việc đầu tư vào các quỹ không
dễ dàng. Do các quỹ tương hỗ cũng thực hiện đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu và thị trường tiền tệ
nên bản thân việc đầu tư vào các quỹ tương hỗ cũng có thể phải đối diện với các rủi ro xảy ra đối
với cổ phiếu, trái phiếu như: rủi ro thị trường, rủi ro lạm phát, rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản,
rủi ro do mất khả năng thanh tốn của tổ chức. bên cạnh đó, khi đầu tư vào các quỹ tương hỗ,
nhà đầu tư cịn có thể gặp một số rủi ro sau đây:
Rủi ro pháp lý: hoạt động đầu tư hiện nay ngày càng phát triển phù hợp với xu thế phát
triển kinh tế tại các nước và trên thế giới. Nhằm hướng dẫn, quản lý và điều hành các hoạt động
đầu tư thì Chính phủ các quốc gia đã, đang và sẽ cho ra đời nhiều văn bản pháp luật để điều
chỉnh hoạt động đầu tư. Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những rủi ro nhất định liên quan đến yếu tố
pháp lý như: sự phù hợp của các văn bản luật này với các luật pháp quốc tế khác, các quy định về
thuế cũng như khuyến khích đối với các hình thức đầu tư ln thay đổi, chế độ kế tốn và kiểm
sốt hoạt động quản lý quỹ…
Rủi ro xung đột lợi ích: Các công ty quản lý quỹ cũng sẽ gặp phải những xung đột nhất
định về lợi ích giữa các quỹ đầu tư và các sản phẩm tài chính khác do cơng ty quản lý quỹ điều
hành. Khơng có qui định rõ ràng về tỷ lệ lợi nhuận giữa các sản phẩm đầu tư do công ty quản lý
quỹ điều hành. Tiền của các nhà đầu tư đóng góp vào quỹ có thể được sử dụng đối với các sản
14
phẩm tài chính khác, điều này rất dễ đến thiệt hại cho nhà đầu tư. Rủi ro này thuộc dạng rủi ro
khơng hệ thống, có thể kiểm sốt được.
Rủi ro về tiến độ giải ngân: Quá trình phân bổ tài sản của quỹ vào các công ty đã nêm
yết hoặc chưa nêm yết sẽ phụ thuộc nhiều vào tiến độ thực hiện của cổ phần hóa, quyết định
chấp thuận được niêm yết của các cơng ty theo chính sách của Chính phủ và Nhà nước. Rất
nhiều trường hợp, các nhà đầu tư thực hiện đầu tư các danh mục thông qua quỹ tương hỗ nhưng
các qu4y lại không giải ngân được. Do vậy, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến khả năng xảy ra
đối với rủi ro về tiến độ giải ngân của quỹ.
Rủi ro giảm sút giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ: Rủi ro này phát sinh chủ yếu do sự
giảm giá của các loại cổ phiếu trên thị trường phi tập trung (thị trường OTC) và cổ phiếu niêm
yết trên thị trường chứng khoán mà quỹ đầu tư. Khi đó, giá trị tài sản rịng của quỹ sẽ bị giảm sút
và ảnh hưởng trực tiếp đến thị giá của chứng chỉ quỹ trên thị trường mà nhà đầu tư đang sở hữu.
Có những thời điểm thị trường tiêu cực, mặc dù giá trị tài sản ròng của quỹ cao nhưng giá thị
trường của chứng chỉ quỹ lại thấp hơn rất nhiều, gây thiệt hại cho nhà đầu tư.
1.2.6. Rủi ro khi đầu tư vào quỹ phịng hộ
Quỹ phịng hộ với mục đích phịng ngừa rủi ro biến động giá chứng khốn trên thị
trường, theo đó các quỹ phịng hộ mua các chứng khốn có khả năng tăng giá, đồng thời bán
khống các chứng khốn có khả năng giảm giá nhằm giảm thiểu sự bất ổn và rủi ro để bảo toàn
vốn và thu lợi trong mọi điều kiện thị trường. Bằng cách đó, tác động của sự biến động giá trên
thị trường bị loại bỏ bởi vì nếu thị trường tăng thì khoản lỗ do bán khống sẽ được. Do vậy, các
quỹ phòng hộ giá sẽ hoạt động với ít rủi ro hơn so với các loại quỹ đầu tư khác tại một thị trường
giá xuống. Nhưng ngay bản thân khi đầu tư vào quỹ phòng hộ cũng chứa đựng rủi ro. Một nhà
nghiên cứu chiến lược đầu tư dày dạn kinh nghiệm, đồng thời cũng là chuyên gia phát hiện
15
những dấu hiệu bong bóng của Ngân hàng đầu tư Morgan Stanley cho rằng, cơn sốt quỹ đầu tư
phòng hộ giá tại cả Mỹ và châu Âu chứa đựng đầy đủ những dấu hiệu của một “quả bong bóng”
kinh điển. Ơng đốn chắc rằng rất nhiều quỹ đầu tư phịng hộ giá mới thành lập sẽ bị bùng nổ và
các nhà đầu tư vào những quỹ này sẽ bị thiệt hại nặng. (Báo mới (2009)
Rủi ro do nguyên tắc thanh khoản linh hoạt ban đầu để tối đa hóa hiệu quả đầu tư:
Năm 2008, thế giới có gần 7.000 quỹ phòng hộ và tài sản mà các quỹ này quản lý khoảng 2.000
tỉ USD. Suy thối kinh tế tồn cầu khiến nhiều quỹ phòng hộ giảm giá trị tài sản, thậm chí thua
lỗ và đổ bể. Nguyên do chính là do trong q trình hoạt động, các quỹ phịng hộ đã ứng dụng
nguyên tắc ứng biến, thanh khoản linh hoạt ban đầu để tối đa hóa hiệu quả đầu tư, trở thành quỹ
đầu cơ chấp nhận rủi ro có khi còn cao hơn cả rủi ro của thị trường, dẫn đến thua lỗ, làm giảm
giá trị tài sản của quỹ. (Mỹ Ý, 2011)
Rủi ro từ sự quản lý quỹ: Quỹ phịng hộ có đặc điểm là khơng bị quản lý chặt chẽ bởi
pháp luật, nó ít minh bạch hơn các quỹ đầu tư truyền thống khác và chính điều này giúp giao
dịch tại quỹ phòng hộ dễ dàng hơn nhưng lại chứa đựng rủi ro cho nhà đâu tư vào quỹ. Việc quản
lý quỹ phòng hộ được thực hiện một cách hết sức chủ động và theo các chiến lược đầu tư linh
hoạt và rất đa dạng. Người quản lý quỹ khơng có nghĩa vụ thơng báo với các nhà đầu tư ngay cả
trong trường hợp họ thay đổi chiến lược đầu tư của quỹ.
Tính minh bạch của quỹ phịng hộ không cao: Điều này được thể hiện ở việc quỹ
thường không công bố cụ thể về danh mục đầu tư và về mức địn bẩy của mình. Việc cơng bố
thông tin cho các nhà đầu tư được thực hiện dưới dạng gửi thư riêng đến từng người. Đặc điểm
này trên thực tế đã dẫn đến tình trạng khơng bình đẳng giữa các nhà đầu tư do nội dung các thư
mà quỹ gửi đến từng khách hàng có sự khác biệt. Có một số khách hàng được ưu ái hơn và được
tiếp cận nhiều thông tin về hoạt động của quỹ hơn một số nhà đầu tư khác.
16
1.2.7. Rủi ro khi đầu tư tiết kiệm bảo hiểm
Cùng với trái phiếu, tiết kiệm là lựa chọn đầu tư chịu ít rủi ro nhất trong số các lựa chọn
đầu tư nêu trên. Nó lại càng ít rủi ro hơn nữa khi khoản tiết kiệm lại được tổ chức tín dụng tham
gia bảo hiểm tiền gửi. Tuy nhiên, khơng vì thế mà lựa chọn đầu tư tiết kiệm bảo hiểm sẽ khơng
có rủi ro, rủi ro tuy ít nhưng vẫn có thể xuất hiện.
Tổ chức bảo hiểm tiền gửi có qui mơ nhỏ: khi một tổ chức có qui mơ nhỏ đứng ra thực
hiện bảo hiểm tiền gửi cho nhà đầu tư đồng nghĩa với việc rủi ro cho nhà đầu tư có thể xảy ra.
Càng rủi ro hơn khi quy mô của tổ chức bảo hiểm tiền gửi vẫn cịn khiêm tốn với nguồn thu chủ
yếu đến từ phí bảo hiểm và đóng góp từ các tổ chức tín dụng. Khi có vấn đề xảy ra đối với khoản
đầu tư tiết kiệm tại tổ chức tín dụng, quỹ rất khó có thể tự xử lý được các khoản đầu tư tiết kiệm
bảo hiểm.
Mức chi trả thấp so với khoản đầu tư: Khi hạn mức chi trả cho các khoản đầu tư tiết
kiệm được bảo hiểm thấp, rủi ro xảy ra thì các nhà đầu tư khơng thể lấy lại được tất cả khoản tiền
đầu tư tiết kiệm của mình được. Hạn mức chi trả càng thấp thì rủi ro càng cao và ngược lại.
Chẳng hạn như ở Việt Nam, hạn mức chi trả tối đa của Tổ chức bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
(DIV) đặt ra chỉ có 50 triệu trên mỗi tài khoản tiết kiệm. Một người gửi một tỉ đồng mà chỉ được
đền bù 50 triệu đồng, khi tổ chức tín dụng tham gia bảo hiểm tiền đầu tư tiết kiệm cho khách
hàng gặp sự cố, rõ ràng không thể trông chờ DIV. (Thanh Phong, 2012)
1.3.
Tầm quan trọng của quản trị rủi ro đối với phát triển sản phẩm mới
Sản phẩm mới là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển và tồn tại của doanh nghiệp.
Do liên tục phải đối mặt với thị trường cạnh tranh gay gắt, với nhu cầu thường xuyên thay đổi
của khách hàng và với những tiến bộ trong công nghệ nên các doanh nghiệp thường có chiến
lược tung ra sản phẩm mới để mở rộng hình thức kinh doanh và ổn định doanh thu.
17
Phát triển một sản phẩm mới ra thị trường luôn là huyết mạch của hầu hết các doanh
nghiệp. Song bất kể tầm quan trọng là thế, quá trình này thường gặp rất nhiều khó khăn bởi nhu
cầu của người tiêu dùng ngày càng cao, khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển ngày càng mạnh
thì chu kỳ sống của sản phẩm sẽ có xu hướng ngày càng ngắn đi. Việc phát triển và tung sản
phẩm mới ra thị trường vốn vô cùng tốn kém và không phải sản phẩm nào cũng có khả năng bám
trụ được.
Như châm ngơn xưa có nói, khơng có gì là chắc chắn cả. Khơng phải mọi quan niệm ngay cả những thứ trơng có vẻ hứa hẹn trong các giai đoạn nghiên cứu và phát triển - có thể tồn
tại ngồi thương trường. Thậm chí những công ty thành công, lớn mạnh sau đây đôi khi cũng gặp
những rủi ro trong quá trình phát triển và tung ra sản phẩm mới.
1.3.1. Rủi ro do có quá nhiều hay quá ít thời gian để phát triển sản phẩm
Một số cơng ty có q nhiều thời gian để phát triển và tung ra sản phẩm mới. Trong
trường hợp này, thường thì các đối thủ cạnh tranh đã nắm được thong tin và ra sức phá hoại việc
phát triển sản phẩm này hoặc lập tức cho ra đời một sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm
đó. Hoặc do thời gian phát triển dài, thị trường có thể đã đổi thay và sản phẩm hay dịch vụ khơng
cịn phù hợp nữa. Sự thay đổi của thị trường Mỹ khiến cho các sản phẩm phim gia đình
Polavision của Polaroid và đĩa hình Selecta Vision của RCA hứng chịu thất bại vào cuối thập
niên 70 và đầu thập niên 80 khi vẫn còn đang trong thời gian phát triển. Lý do là các sản phẩm
này đã khơng cịn phù hợp trong một thị trường đã đổi thay. Người tiêu dung lúc đó đã quen và
chuộng cơng nghệ mới của đầu máy video và các sản phẩm phụ của nó. (Hendon (1992)
Những cơng ty khác lại có q ít thời gian chuẩn bị để phát triển và tung ra sản phẩm mới
nên đã khơng có những thử nghiệm một cách đầy đủ. Năm 1957, nhằm cạnh tranh với các sản
phẩm của Chevrolet nên Ford đã nhanh chóng cho ra đời chiếc xe Edsel. Tuy nhiên do gấp rút
18
chế tạo chiếc xe mới, nên kiểm tra chất lượng cũng sơ sót, nhiều xe mau chóng trở thành đồ vô
dụng. Nhiều chủ xe đã đồn miệng, nhiều nhà báo đã viết bài chê bai xe. Hai năm sau, năm 1959
Ford đã ngưng chế tạo xe Edsel. Sản phẩm xe mới này đã làm cho Ford mất đi khoản chi phí 350
triệu USD. (Dương H. H., 2007)
1.3.2. Rủi ro do dục tốc bất đạt
Trong nỗ lực chiếm lĩnh thị trường hay đạt được thành cơng tức thì, nhiều cơng ty nóng
lịng ra mắt sản phẩm đã phải trả giá bằng việc đánh mất thành công lâu dài. Một trong những
bước mà các công ty này thường bỏ qua nhiều nhất là điều tra nghiên cứu thị trường ban đầu.
Đây là bước cần thiết nếu muốn nắm bắt thị trường và đáp ứng nguyện vọng của công ty hay
khách hàng.
Thật là nguy hiểm khi phát triển và tung ra một sản phẩm mới mà không tiến hành nghiên
cứu thị trường trước đó hoặc có nghiên cứu thì nghiên cứu sơ sài. Thậm chí là nghiên cứu nhưng
lại khơng quan tâm nhiều đến kết quả nghiên cứu của mình. Có thể lấy trường hợp của TV-Cable
Week làm minh chứng cho sự thất bại do không nghiên cứu thị trường. Năm 1983 tạp chí TVCable Week bắt đầu phát hành nhưng nó chỉ tồn tại có 25 tuần và mất đứt 47 triệu USD vốn đầu
tư. Theo như báo cáo thì người Phó giám đốc chuyên trách lúc đó đã quyết định cho phát hành
mà khơng thử nghiệm để rồi sau đó tự hỏi tại sao mình khơng thử nghiệm trước khi tiến hành.
Cần phải thực hiện nghiên cứu thị trường và ứng dụng các kết quả của nghiên cứu đó.
(Ghemawat, 1991)
Dành thời gian để điều tra nghiên cứu thị trường ban đầu khơng có nghĩa là sẽ đánh mất
tốc độ trong q trình ra mắt sản phẩm. Thơng thường, việc xúc tiến các hoạt động trọng tâm
hoặc quản lý dự án một cách chặt chẽ khơng địi hỏi bổ sung thời gian đáng kể để thâm nhập thị
trường. Có rất ít cơng ty dành thời gian để xem lại những thành công và thất bại được báo cáo
19
sau mỗi lần trình làng một sản phẩm mới. Cơ hội bị bỏ lỡ đó cản trở cuộc thử nghiệm tiếp theo
mà thường phải đối mặt với những rủi ro tương tự. Thực hiện tất cả những điểm này có thể làm
giảm tốc độ trong quá trình ra mắt sản phẩm, nhưng ngược lại thúc đẩy sự phát triển nhanh
chóng mà không phải đối mặt những rủi ro; trở ngại thường gặp, do đó có thể đạt được thành
cơng lâu dài.
1.3.3. Rủi ro do không lường trước được những phản ứng mạnh mẽ của đối thủ cạnh tranh
Các đối thủ cạnh tranh luôn nỗ lực để phá rối các thị trường thử nghiệm của cơng ty khác
và có lúc phản ứng của họ đối với việc giới thiệu các sản phẩm mới của đối thủ mạnh mẽ đến
mức không ngờ. Trong thập niên 90 của thế kỷ 20, khi General Mills tiếp thị thử nghiệm sản
phẩm mới có tên Crisp ‘N Tender, một loại chất lỏng phủ lên thịt gà trên thị trường Mỹ. Cơng ty
General Foods đã có những phản ứng thật mạnh mẽ đến không ngờ nhằm bảo vệ cho thương
hiệu sản phẩm Shake ‘N Bake, một sản phẩm đang chiếm giữ đến 90% thị phần trong chủng loại
sản phẩm này. General Foods cũng giới thiệu một loại sản phẩm tương tự có tên Batter ‘N Bake
của họ và tấn công lại Crisp ‘N Tender trên từng bước tiếp thị sản phẩm. Không chịu đựng nổi,
công ty General Mills đã rút Crisp ‘N Tender ra khỏi thị trường. Một thời gian ngắn sau đó,
chính cơng ty General Foods cũng rút sản phẩm Batter ‘N Bake ra khỏi thị trường để tránh tình
trạng các sản phẩm cùng loại của họ cạnh tranh với nhau. Điều đó có nghĩa là khi khơng có sự
hiện diện của Crisp ‘N Tender thì không cần thiết phải giữ lại Batter ‘ N Bake. (Hendon, 2005)
1.3.4. Rủi ro do sản phẩm mới mẫu thuẫn với chính sản phẩm truyền thống
Nghĩ đến sự thành cơng của một thương hiệu, chúng ta có thể nghĩ ngay đến Coca Cola.
Quả thế, đó là một thương hiệu được biết đến nhiều nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sự cạnh tranh
không ngừng tăng lên giữa Coca Cola và Pepsi Cola trong những thấp niên trước 80 của thế kỷ
20
20. Pepsi có khả năng vị thế hóa thương hiệu của họ để đối lại với hình ảnh cổ điển và già nua
của đối thủ đáng sợ. Và càng lúc họ càng được nhìn nhận là một thức uống của giới trẻ, Pepsi nỗ
lực xoay xở để thu hẹp khoảng cách với Coca Cola lại. Thị phần của Coca Cola vẫn đứng yên
trong khi Pepsi lại liên tục tăng trưởng.
Năm 1985, công ty Coca-Cola quyết định ngưng sản xuất loại nước ngọt danh tiếng này
của họ và thay thế nó bằng một sản phẩm có cơng thức mới vừa được tung ra thị trường với tên
là New Coke. Để có được công thức sản xuất mới, công ty Coca Cola thực hiện 200.000 cuộc
thử nghiệm mùi vị để xem công thức đó thành cơng ra sao. Và kết quả thật mỹ mãn. Hương vị
của nước giải khát theo công thức mới không những ăn đứt hương vị của loại Coca Cola truyền
thống mà người ta cịn thích nó hơn cả Pepsi-Cola.
Vấn đề là công ty Coca Cola đã đánh giá không đúng về sức mạnh thương hiệu đầu tiên
của họ. Vào ngày 23/4/1985, New Coke được tung ra thị trường và chỉ vài ngày sau việc sản xuất
Coca Cola truyền thống ngưng hẳn. Quyết định kết hợp này kể từ đó đã được xem như một ‘sai
lầm marketing lớn nhất của mọi thời đại’. Mãi lực dành cho New Coke trở nên tồi tệ và công
chúng trở nên giận dữ vì thực tế là Coca Cola khơng cịn tồn tại bao lâu nữa. Mọi sự trở nên rõ
ràng là Coca Cola khơng cịn lựa chọn nào khác ngồi việc mau chóng sử dụng trở lại thương
hiệu và cơng thức truyền thống của họ. (DNA, 2012)
Một thực tế đơn giản là mọi thứ từ tiền bạc, thời gian và kỹ năng đổ ra để nghiên cứu về
người tiêu dùng đối với loại Coca Cola mới đã không đo lường và làm rõ được những liên kết
cảm tính sâu đậm của Coca Cola truyền thống được cảm nhận bởi nhiều người. Niềm đam mê
đối với Coca Cola truyền thống - và đó là từ dành cho nó, niềm đam mê là một thứ gì đó bất ngờ.
Họ khơng thể thay đổi sự ưa thích của người tiêu dùng cho thương hiệu hàng đầu của mình. Họ
cũng khơng thể thay đổi hình ảnh của họ khi nó đã ăn sâu vào lịng người tiêu dùng.
21
1.3.5. Rủi ro do sự đề cao quá đáng sản phẩm
Tháng Năm năm 1986, công ty Kodak thong báo sự ra đời của loại pin chín vol lithium
Ultralife. Sau một vài vấn đề trong sản xuất làm chệm trễ việc giới thiệu sản phẩm ra thị trường
năm 1986, sang năm 1987 công ty giới thiệu loại pin mới Ultralife ra thị trường. Điều đặc biệt
của loại pin này mà công ty giới thiệu đến người tiêu dung là vòng đời của nó kéo dài đến mười
và có thời gian sử dụng gấp đôi loại pin cũ alkaline tương tư. Tuy nhiên, đầu năm 1988, công ty
phát hiện ra rằng sản phẩm Ultralife mà họ giới thiệu không thế sống đến mười năm như đã giới
thiệu. Thế là lập tức, công ty ngưng sản xuất và quảng cáo để thực hiện điều chỉnh trong một thời
gian. Chính điều này khiến các khách hang tiêu thụ sản phẩm nghi ngờ và giảm long tin vào
công ty. (Hendon, 2005)
Những hậu quả của sự đề cao quá đáng sản phẩm khiến khách hàng cảm thấy mình bị lừa
và, hoặc từ bỏ, quay lưng lại với sản phẩm. Quá trình này thường diễn ra một cách từ từ khiến
doanh nghiệp khó nhận ra ngay. Câu chuyện khơng chỉ dừng ở đây mà nó cịn được ghi dấu
trong tâm trí họ, nếu sản phẩm của đối thủ khơng mắc phải lỗi tương tự thì sản phẩm đó sẽ được
nâng cao hơn, tơ đậm hơn trong nhận thức khách hàng mà không phải tốn một xu quảng cáo nào.
Các doanh nghiệp cần cân nhắc thận trọng trước khi đưa thông điệp ra thị trường, bởi lẽ
các doanh nghiệp khơng có cơ hội thứ hai để sửa lỗi đã gây ra trong tâm trí khách hàng về sản
phẩm, dịch vụ của mình. Một khi sản phẩm hoặc dịch vụ đã gây thất vọng cho người tiêu dùng
thì việc giải quyết hậu quả là cực kỳ khó, trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh tự do thì càng
khó khăn hơn nhiều.
1.3.6. Rủi ro do sự suy nghĩ thụ động làm mất cơ hội phát triển sản phẩm mới
Lối suy nghĩ thụ động luôn gặp thất bại trong việc xác định đúng lúc những cơ hội tốt. Ví
dụ như người sáng lập ra công ty sản xuất máy chụp hình lấy ngay Polaroid, đã cố gắng bán
22
cơng nghệ chụp hình lấy tiền của ơng cho Eastman Kodark nhưng không thành. Sau khi bị từ
chối, ông đã tự mình tạo dựng việc kinh doanh và thành cơng. Kodak cũng đã từ chối không
nhận công nghệ sao y khi người sáng chế ra nó là Chester Carlson muốn bán công nghệ này cho
họ. Và cuối cùng, một công ty vô danh như Haloid Corporation , đã mua công nghệ này và phát
triển thành tập đoàn Xerox như ngày này.
Cuối thập niên 1920, khi công nghệ điện ảnh vẫn còn chập chững, người đứng đầu của
hãng phim Warner Brothers Pictures, ông Harry M. Warner, đã từng cho rằng không có ai muốn
nghe các diễn viên trong phim lên tiếng. Nhưng sau đó, cơng ty này đã học được kinh nghiệm từ
sai lầm này khi họ phát hành bộ phim nói lần đầu tiên, đó là phim “The Jazz Singer”. Parker
Brothers cũng đã trải qua kinh nghiệm tương tự. Ngay từ lúc đàu, họ đã từ chối trị chơi có tên
là Monopoly. Thế nhưng sau đó họ đã suy nghĩ lại, tung trò chơi này ra thị trường vào thập niên
1930. Ngay lập tức nó gây được tiếng vang lớn và đây là chiến công lớn nhất của công ty này.
(Thu Hiền, 2011)
Ra mắt những sản phẩm mới, dịch vụ mới, hay phân khúc thị trường mới là sinh huyết
của sự phát triển đối với phần lớn các doanh nghiệp. Bất cứ một doanh nghiệp nào cũng luôn
phát triển và tung các sản phẩm mới để hấp dẫn người tiêu dùng, nhưng mấy ai dám chắc được
thành công là bao nhiêu phần trăm khi nó được tung ra trên thị trường? Điều này chỉ có được khi
các doanh nghiệp thực hiện quản trị rủi ro một cách toàn diện và cụ thể.
David Apgar (2006) cho rằng các doanh nghiệp hoàn toàn đủ khả năng đương đầu với
các rủi ro, chứ khơng chỉ là mơ về việc mình có thể xử lý tốt những rủi ro đó. Các doanh
nghiệp phải tránh xa các thất bại, phải học hỏi và rút kinh nghiệm từ những sai sót của mình.
Hoạt động đánh giá rủi ro sẽ chứng minh cho điều đó. Các doanh nghiệp hãy tự nhủ rằng
mình đang phát triển một sản phẩm hay dịch vụ mới và mình có thể sẽ phải đương đầu với
23
các rủi ro dẫn đến thất bại. Việc thừa nhận điều này, sau đó lên kế hoạch đối phó với chúng,
là điều rất quan trọng. Nếu khơng có kế hoạch để quản trị rủi ro một cách có hiệu quả, khả
năng phát triển và tung ra sản phẩm mới ra thị trường gặp thất bại và làm giá trị doanh nghiệp
là rất lớn. (Apgar, 2006)
1.4.
Quyết định đầu tư không chỉ dựa vào phân tích tài chính
Đối với hầu hết các tổ chức kinh doanh, mặc dù các tính tốn rủi ro tài chính có thể
chứng minh rằng đầu tư khơng có khả năng mang lại lợi nhuận cần thiết và cũng khơng phải nó
có khả năng cung cấp nhiều lợi nhuận cho tổ chức nhưng trong nhiều trường hợp các cơng ty vẫn
có khả năng thực hiện một quyết định đầu tư. Rất nhiều các quyết định đầu tư được đưa ra theo
cảm tính vì khơng có được các phương pháp ra quyết định một cách có hệ thống và mang tính
định lượng để cân nhắc các khía cạnh kinh tế liên quan tới phần lớn các quyết định đầu tư. Có
các phương pháp đề ra quyết định đầu tư một cách có hệ thống để đánh giá các dự án một cách
cụ thể. Phân tích tài chính làm nền tảng để nhà đầu tư quyết định hay không quyết định thực hiện
một dự án đầu tư, cũng như làm tăng khả năng quyết định đúng liên quan đến dự án. Tuy nhiên,
trong thực tiễn có nhiều dự án mặc dù cho kết quả phân tích tài chính khơng tốt nhưng vẫn được
thực hiện. Đó là do có nhiều hình thức phân tích dự án chứ khơng phải chỉ phân tích tài chính và
các số liệu làm căn cứ phân tích tài chính đa phần là những số liệu giả định, chưa chắc chắn
trong tương lai.
1.4.1. Phân tích tài chính chưa xét đến lợi ích kinh tế - xã hội
Việc phân tích dự án đầu tư nói chung thường bao gồm 3 loại phân tích, đó là phân tích
kinh tế, phân tích tài chính và phân tích vơ hình. Phân tích kinh tế là việc đánh giá kết quả tương
đối của các tình huống đầu tư từ khía cạnh hạch tốn lợi nhuận và chi phí. Phân tích tài chính chỉ
24
ra nguồn vốn đầu tư vào các dự án được đề xuất sẽ lấy từ đâu, sinh lời từ vốn đầu tư đó ra sao và
thời gian thu hồi vốn như thế nào. Phân tích vơ hình là việc xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới
đầu tư nhưng các yếu tố này khó định lượng về mặt kinh tế. Các yếu tố vơ hình đặc trưng là ảnh
hưởng về mặt pháp lý và an toàn dư luận hay thiện ý, các suy xét chính trị trong các khoản đầu
tư ở nước ngồi, các yếu tố sinh thái và mơi trường, các điều kiện không chắc chắn về pháp quy
và luật thuế cũng như nhiều nhiều yếu tố khác.
Việc phân tích tài chính dự án đầu tư khả dĩ được tiến hành nhằm lựa chọn một hay nhiều
dự án mang lại giá trị tối đa từ đồng vốn đầu tư. Các nhà đầu tư thường sử dụng các kỹ thuật
phân tích tài chính dựa trên tỷ lệ thu hồi vốn, thời gian hoàn vốn, hiện giá thuần, tỷ suất doanh
lợi nội bộ hoặc kỹ thuật phân tích kính tế như điểm hòa vốn khác nhằm đi tới các quyết định.
Việc xây dựng và ứng dụng các kỹ thuật đánh giá tài chính có thể được dùng để nâng cao khả
năng quyết định đầu tư một dự án chuẩn xác xét từ khía cạnh tài chính. Đương nhiên điều đó
khơng có nghĩa là việc áp dụng những kỹ thuật này sẽ ln đưa ra những quyết định đúng. Vì do
ảnh hưởng của những yếu tố kinh tế và vơ hình như rủi ro, bất trắc, trượt giá, lạm phát…nên
không thể đảm bảo chắc chắn sự thành công trong việc đề ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên bằng
cách sử dụng một hay nhiều kỹ thuật đánh giá tài chính sẽ đưa ra quyết định tốt hơn là khi hồn
tồn khơng áp dụng các kỹ thuật đó. Tất nhiên kết quả phân tích hồn tồn tùy thuộc vào chất
lượng của các số liệu đầu vào.
Tác động của rủi ro và bất trắc làm cho con người ta không thể biết một cách chắc chắn
là liệu bộ số liệu của một tình huống đầu tư được đề xuất có chính xác hay khơng. Tất nhiên điều
này có nghĩa là chúng ta sẽ khơng thể tin chắc vào các kết quả phân tích kinh tế trên cơ sở các dữ
liệu đó. Thậm chí ngay cả khi xác suất thành công hay thất bại đã được đưa vào q trình phân
tích, chúng ta vẫn khơng có các kết quả phân tích chắc chắn trong bất kỳ tình huống đầu tư cụ
25