Tải bản đầy đủ (.pdf) (28 trang)

TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ CHẾ độ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI VIỆT NAM TRONG 10 NĂM TRỞ LẠI đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 28 trang )

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM
KHOA VẬN TẢI HÀNG KHÔNG


TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VI MÔ

CHẾ ĐỘ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI
VIỆT NAM
TRONG 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Ngọc Quỳnh

Lớp: 18ĐHQTC2

TP. Hồ Chí Minh – 2021


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 1

………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...

Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên chấm 1

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN 2

………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...
………………………………………………………………………...



Ngày …. tháng …. năm …
Giáo viên chấm 2


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ........................................................................... 8
1.1. Lời mở đầu ......................................................................................... 8
1.2. Lý do chọn đề tài ................................................................................ 8

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ TIỀN
LƯƠNG TỐI THIỂU .............................................................................. 9
2.1. Khái quát chung về tiền lương ........................................................... 9
2.1.1. Khái niệm tiền lương.............................................................................................9
2.1.2. Vai trò của tiền lương ...........................................................................................9
2.1.3. Chức năng của tiền lương.....................................................................................9

2.2. Khái quát chung về tiền lương tối thiểu ............................................. 9
2.2.1. Khái niệm tiền lương tối thiểu vùng ...................................................................9
2.2.2. Khái niệm tiền lương tối thiểu chung (lương cơ sở) ...................................... 11
2.2.3. Vai trò của tiền lương tối thiểu ......................................................................... 11
2.2.4. Quá trình xác định mức lương tối thiểu........................................................... 12
2.2.5. Các mối quan hệ kinh tế - xã hội của tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế
thị trường ........................................................................................................................ 15

2.3. Lợi ích và thiệt hại của chính sách lương tối thiểu ở Việt Nam đối với
người lao động và doanh nghiệp ............................................................. 16
2.3.1. Đối với người lao động ...................................................................................... 16
2.3.2. Đối với doanh nghiệp......................................................................................... 18


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI
VIỆT NAM TRONG 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY ...............................22
3.1. Tình hình thực hiện tiền lương tối thiểu chung ................................ 22
3.1.1. Kết quả đạt được................................................................................................. 22
3.1.2. Đánh giá.............................................................................................................. 23

3.2. Tình hình thực hiện tiền lương tối thiểu vùng .................................. 23
3.2.1. Kết quả đạt được................................................................................................. 23
3.2.2. Đánh giá ............................................................................................................... 25

3.3. Tốc độ tăng trưởng lương cơ sở và lương tối thiểu vùng .................. 25


3.3.1. Tốc độ tăng trưởng lương tối thiểu vùng, chỉ số giá và GDP ....................... 25
3.3.2. Tốc độ tăng trưởng lương tối thiểu và năng suất lao động............................ 26
3.3.3. Tốc độ tăng lương cơ sở và lương tối thiểu vùng........................................... 26

CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CỦA TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU Ở VIỆT NAM ................27
3.1. Về hình thức văn bản pháp luật ....................................................... 27
3.2. Về vấn đề xác định tiền lương tối thiểu ............................................ 27
3.3. Về điều chỉnh lương tối thiểu............................................................ 28
3.4. Quản lý nhà nước về tiền lương tối thiểu ......................................... 29
3.5. Về vấn đề xử lý vi phạm pháp luật về tiền lương tối thiểu ............... 29

KẾT LUẬN .............................................................................................30
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................31


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1.1. Lời mở đầu
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài “Chế độ tiền lương tối thiểu tại
Việt Nam trong 10 năm trở lại đây”, tôi đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều từ phía nhà
trường, các bạn sinh viên, đặc biệt là sự hướng dẫn và những góp ý, lời khuyên chân
thành nhất từ ThS. Lê Thị Mai Hường, cô đã cung cấp và trang bị cho tôi những kiến
thức nền tảng quý báu - là hành trang và là nền móng cho những nghiên cứu sâu hơn
sau này.
Hơn nữa khi thực hiện bài báo cáo, tôi đã gặp phải nhiều hạn chế, một mặt hạn
chế về vấn đề thời gian, mặt khác hạn chế về khả năng và kiến thức chuyên sâu. Dẫu
vậy, tơi đã cố gắng hết sức để hồn thành tốt bài báo cáo này, rất mong được những ý
kiến đóng góp của cơ để tơi có những kinh nghiệm, bài học cho các môn học sau và bài
báo cáo tốt nghiệp sắp tới.
Xin gửi đến cô lời chúc sức khỏe và thành công!
Xin chân thành cảm ơn!

1.2. Lý do chọn đề tài
Việt Nam với nền kinh tế vận hành theo nguyên tắc thị trường và không phân
biệt đối xử, chính sách về tiền lương ln là vấn đề trọng điểm mà xã hội quan tâm.
Việc quy định mức lương tối thiểu có ý nghĩa đặc biết quan trọng khơng chỉ đối với
việc bảo vệ người lao động mà còn có ý nghĩa lớn đối với việc phát triển kinh tế ổn định
quan hệ lao động, ổn định chính trị - xã hội. Cân nhắc sao cho tăng lương không làm
suy giảm năng lực cạnh tranh quốc gia, tiếp tục khuyến khích và thúc đẩy đầu tư trong
và ngồi nước, để có thể hướng tới mục tiêu dài hạn là kinh tế phát triển mạnh, tạo việc
làm nhiều hơn, qua đó có điều kiện tăng lương từ thực lực doanh nghiệp. Ðây quả thực
vẫn là bài tốn khó đối với các ngành chức năng.
Mặc dù Nhà nước đã điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu hàng năm, song nó vẫn
chưa thực sự phù hợp với tình hình thực tế, chưa thực hiện được chức năng bảo đảm
cho người lao động ở mức sống tối thiểu. Vì vậy tơi lựa chọn đề tài “Chế độ tiền lương
tối thiểu ở Việt Nam” nhằm đóng góp phần nào ý nghĩa lý luận cũng như thực tiễn trong
việc nhận thức một cách hệ thống, đầy đủ hơn về pháp luật, các bất cập của pháp luật

cũng như giải pháp hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam về tiền lương tối thiểu.


CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TIỀN LƯƠNG
VÀ TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU
2.1. Khái quát chung về tiền lương
2.1.1. Khái niệm tiền lương
Theo Điều 90 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: ““Tiền lương là số tiền
mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thoả thuận để thực hiện công
việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản
bổ sung khác".
2.1.2. Vai trị của tiền lương
Tiền lương có một vai trị rất lớn đối với Nhà nước nói chung và người lao động
nói riêng. Tiền lương có thể giúp người lao động tái sản xuất sức lao động đã tiêu hao
trong q trình làm việc, ni nấng gia đình họ hay trang trải cuộc sống. Tiền lương
cịn là một công cụ giúp Nhà nước quản lý kinh tế, tài chính và bình ổn xã hội.
2.1.3. Chức năng của tiền lương
 Chức năng thước đo giá trị: Tiền lương là thước đo để xác định mức tiền công
các loại lao động, là căn cứ để thuê mướn lao động và là cơ sở để xác định đơn
giá sản phẩm.
 Chức năng tái sẩn xuất sức lao động: Tiền lương phải bù đắp được những hao
phí cả trước, trong và sau quá trình lao động, cũng như những biến động về giá
cả, những rủi ro và các chi phí khác.
 Chức năng kích thích: Tiền lương kích thích người lao động làm việc hiệu quả,
nâng cao năng suất lao động.
 Chức năng tích luỹ: Tiền lương khơng chỉ đảm bảo cho cuộc sống hàng ngày
mà phải có một phần để tích luỹ dự phịng cho cuộc sống lâu dài hoặc phòng rủi
do bất trắc.

2.2. Khái quát chung về tiền lương tối thiểu

2.2.1. Khái niệm tiền lương tối thiểu vùng
Khoản 1 điều 91 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: “Mức lương tối thiểu là
mức lương thấp nhất được trả cho người lao động làm công việc giản đơn nhất trong


điều kiện lao động bình thường nhằm bảo đảm mức sống tối thiểu của người lao động và
gia đình họ, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội”
Lương tối thiểu vùng áp dụng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp,
liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ
quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ Luật
Lao động.
Để xác định được địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng được quy định theo
đơn vị hành chính cấp quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, người lao động
và doanh nghiệp đối chiếu với Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2019/NĐ-CP.
 Vùng I: bao gồm thành phố, quận, huyện, thị xã trực thuộc trung tâm có
nền kinh tế phát triển như: Gia Lâm; Đơng Anh; Sóc Sơn; Thanh Trì;
Thường Tín; Hoài Đức; Thạch Thất; Quốc Oai; Thanh Oai; Mê Linh,
Chương Mỹ và thị xã Sơn Tây; thành phố Thủ Dầu Một, các thị xã Thuận
An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên và các huyện Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên,
Dầu Tiếng, Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương…
 Vùng II: bao gồm các huyện, tỉnh, thành phố ngoại thành có nền kinh tế
tương đối phát triển như: huyện Ba Vì, Thành phố Hải Dương, Thành phố
Hưng Yên, thị xã Mỹ Hào, Vĩnh Yên; Phúc Yên; các thành phố Rạch Giá,
Hà Tiên và huyện Phú Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang; các thành phố Long
Xuyên, Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang; Thành phố Trà Vinh thuộc tỉnh
Trà Vinh; Thành phố Cà Mau thuộc tỉnh Cà Mau; Thành phố Đồng Hới
thuộc tỉnh Quảng Bình….
 Vùng III: bao gồm các quận, huyện, thị xã, có nền kinh tế ở mức khá tuy
nhiên thấp hơn ở vùng II như: các huyện Cẩm Giàng; Nam Sách; Kim
Thành; Kinh Mơn; Gia Lộc; Bình Giang; Tứ Kỳ thuộc tỉnh Hải Dương;

thị xã Duyên Hải thuộc tỉnh Trà Vinh; thị xã Giá Rai thuộc tỉnh Bạc Liêu;
thị xã Vĩnh Châu, Ngã Năm thuộc tỉnh Sóc Trăng; các huyện Năm Căn,
Cái Nước, U Minh, Trần Văn Thời thuộc tỉnh Cà Mau; các huyện Vĩnh
Tường, Tam Đảo, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô thuộc tỉnh Vĩnh
Phúc;


 Vùng IV: bao gồm là các huyện, thị xã có nền kinh tế chưa phát triển,
khó khăn, đặc biệt khó khăn (là các vùng, địa bàn cịn lại).
2.2.2. Khái niệm tiền lương tối thiểu chung (lương cơ sở)
Mức lương cơ sở là mức lương thấp nhất do nhà nước quy định áp dụng đối với
cán bộ, công chức, viên chức, người hưởng lương, phụ cấp và người lao động làm việc
trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã
hội và có tính chất đặc thù ở Trung ương, Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, huyện,
quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (cấp huyện), xã, phường, thị trấn (cấp xã) và lực
lượng vũ trang.
2.2.3. Vai trò của tiền lương tối thiểu
 Là cơ sở để Nhà nước và người sử dụng lao động xác định các thang, bảng
lương phù hợp với đơn vị mình, tính tốn các khoản phụ cấp và thưởng,
thực hiện một số chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ ưu đãi xã hội
 Là sự đảm bảo có tính pháp lý của Nhà nước đối với người lao động trong
mọi ngành nghề, khu vực có tồn tại quan hệ lao động, đảm bảo đời sống
tối thiểu cho họ phù hợp với khả năng của nền kinh tế.
 Là công cụ điều tiết của Nhà nước trên phạm vi toàn xã hội và trong từng
cơ sở kinh tế.
 Loại bỏ sự bóc lột có thể xảy ra đối với người làm cơng ăn lương trước
sức ép của thị trường. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, sức lao động
được coi là một loại hàng hoá và cũng được tự do mua bán theo thoả thuận
của người lao động và người sử dụng lao động. Hiện nay, tình trạng thất
nghiệp cịn cao, cung lao động nhiều hơn cầu lao động, là điều kiện để

người sử dụng lao động có cơ sở gây sức ép với người lao động, trả cho
họ một mức lương thấp hơn mức lương họ đáng được hưởng. Việc quy
định tiền lương tối thiểu giới hạn rõ hành vi của người sử dụng lao động
trong việc trả lương, bảo đảm sự cân bằng và bảo vệ người lao động khỏi
sự bóc lột trước sức ép của thị trường.
 Bảo vệ sức mua cho các mức tiền lương trước sự gia tăng của lạm phát và
các yếu tố kinh tế khác.


2.2.4. Quá trình xác định mức lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu phải đảm bảo tính hợp lý. Bởi nếu tiền lương tối thiểu quá
cao sẽ dẫn đến tình trạng người lao động mất việc làm và thất nghiệp vì doanh nghiệp
sa thải công nhân, thay thế lao động bằng máy móc tiết kiệm lao động hoặc giải thể.
Cịn nếu quá thấp thì dẫn đến tình trạng thiếu lao động, người lao động, thiếu động lực
làm việc… Do đó việc xác định mức lương tối thiểu phải bằng các phương pháp có cơ
sở khoa học, cụ thể như sau:
2.2.4.1. Căn cứ vào nhu cầu của người lao động và gia đình họ.
Nhu cầu của con người bao gồm nhu cầu về sinh học và xã hội. Để xác định được
nhu cầu của bản thân và gia đình người lao động trong một thời kỳ nhất định đòi hỏi
phải xác định được ngân sách chi tiêu của gia đình họ ở mức tối thiểu.
Tuỳ thuộc vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, nhu cầu của con người nói chung
là khác nhau. Tuy nhiên để sống và làm việc ít nhất con người cũng phải có điều kiện
sinh hoạt ở mức tối thiểu, được biểu hiện qua hai mặt hiện vật và giá trị. Hiện vật là các
tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết để tái sản xuất giản đơn sức lao động, giá trị là giá
trị của các tư liệu sinh hoạt và các dịch vụ cần thiết. Trong thực tế gia đình người lao
động có quy mơ khác nhau, do đó chúng ta quy ước mức lương tối thiểu xác định để
đảm bảo nhu cầu tối thiểu của hộ gia đình chuẩn gồm 4 người, trong đó, bố mẹ đang đi
làm và hai con đang đi học phụ thuộc về kinh tế. Hệ thống nhu cầu đó được xác định
như sau:
 Xác định tiêu chuẩn tối thiểu về ăn.

Ăn là nhu cầu thiết yếu đầu tiên của cuộc sống. Xác định nhu cầu tối thiểu về ăn
sao cho lượng calo trong thức ăn có thể duy trì quá trình sinh học của con người trong
24 giờ. Theo tính tốn của các nhà khoa học, một người lao động nam trong một ngày
đêm cần ít nhất 2400kcalo. Theo tổ chức lương thực thế giới (FAO), thì năng lượng một
người bình thường trong một ngày được xác định theo công thức
𝑬 = (𝟏. 𝟏𝟖𝟓 − 𝟎. 𝟎𝟎𝟕 𝑨)(𝟏. 𝟎𝟓 − 𝟎. 𝟎𝟎𝟓𝒕 ) ∗ 𝟎. 𝟑𝟕𝒂𝑷
Trong đó:
A là tuổi đời của đối tượng

t là nhiệt độ trung bình của vùng


a là hằng số sinh học

P là cân nặng trung bình.

Tuỳ thuộc vào điều kiện của từng thời kỳ mà cơ cấu chất đạm, chất béo, chất bột
trong khẩu phần ăn của người lao động là khác nhau. Trên cơ sở đó, khi xác định tiền
lương tối thiểu, Nhà nước sẽ đưa ra một thực đơn chuẩn cho một lao động nam để làm
căn cứ tính lương tối thiểu trong từng thời kỳ.
Cơ thể người phụ nữ và nam giới khác nhau cho nên nhu cầu năng lượng khác nhau.
Thông thường, mức nhu cầu năng lượng của người nữ bằng khoảng 90% nhu cầu năng
lượng của nam. Năng lượng nhu cầu của trẻ em từ 5 đến 6 tuổi bằng 60% mức nhu cầu
ăn trung bình của một người lớn.
 Xác định nhu cầu về mặc.
Nhu cầu về mặc bao gồm: quần áo, giày, dép… ở mức tối thiểu đủ để sử dụng,
mức về mùa hè và đủ ấm về mùa đông, để che mưa, nắng giản đơn khi hoạt động lao
động ngoài trời phù hợp với thời gian sinh hoạt và địi hỏi xã hội. Đó là cơ sở chủ yếu
để xác định nhu cầu tối thiểu về mặc.
 Nhu cầu tối thiểu về nhà ở.

Nhà ở phải đủ diện tích cho lao động và gia đình có thể tiến hành sinh hoạt ở mức
tối thiểu, đảm bảo che chở cho họ khỏi mưa, nắng. Hiện nay, nhu cầu tối thiểu về nhà
ở được xác định có diện tích: 14m 2, diện tích phụ: 4m2, loại nhà ở cấp 4.
 Nhu cầu trong thiết bị sinh hoạt.
Để đảm bảo cuộc sống, bao giờ cũng cần tới một lượng nhất định các dụng cụ đồ
dùng ở mức tối thiểu gồm: Giường, chiếu, chăn, màn, bàn ghế, bát, đĩa, ấm, chén, xoong,
nồi và các nhu cầu về điện, nước.
 Nhu cầu tối thiểu về đi lại.
Nhu cầu về đi lại bao gồm: đi lại thường xuyên và không thường xuyên. Phương
tiện đi lại, chi phí sửa chữa, thay thế và các chi phí khác có liên quan.
 Nhu cầu tối thiểu về học tập.


Nhu cầu tối thiểu về học tập đảm bảo cho người lao động và con cái họ có điều kiện
học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, sự hiểu biết, đáp ứng địi hỏi tối thiểu về trí thức,
về trình độ chuyên môn không bị lạc hậu so với sự phát triển chung của xã hội.
 Nhu cầu tối thiểu về y tế, bảo vệ sức khoẻ, văn hóa.
Bao gồm chi phí bảo hiểm y tế và chi phí thuốc men thơng thường. Nhu cầu về
văn hố bao gồm: nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo giá trị nghệ thuật, nhu cầu hưởng thụ
và tham gia các hoạt động vui chơi công cộng, tham gia lễ hội.
Trên cơ sở các tiêu chuẩn tối thiểu ở trên, ta có thể xác định cơ cấu chi tiêu ngân
sách tối thiểu của một hộ gia đình chuẩn như sau: phần chi bố mẹ: 64% ngân sách tối
thiểu của gia đình, phần chi tiêu cho con: 36% ngân sách tối thiểu của gia đình.
2.2.4.2. Dựa trên thu nhâp quốc dân
Tiền lương tối thiểu phụ thuộc vào nhu cầu tối thiểu của người lao động, mặt
khác, nhu cầu tối thiểu của người lao động lại chịu sự ảnh hưởng của sự phát triển chung
của nền sản xuất xã hội. Việc bảo đảm các nhu cầu tối thiểu ở mức độ cao hay thấp phụ
thuộc vào khả năng thu nhập quốc dân. Phương pháp này xác định tiền lương tối thiểu
như sau:
 Xác định mức tiêu dùng bình quân trên đầu người.

Chọn năm gốc là To; thì mức thu nhập quốc dân hàng năm được tính theo công thức:
𝑰𝒕 = 𝑰𝒕𝒐 (𝟏 + 𝒆 ) 𝒕 − 𝒕𝒐
Trong đó:
It : thu nhập quốc dân bình qn đầu người ở năm t.
Ito : thu nhập quốc dân bình quân đầu người ở năm to.
e: mức phát triển thu nhập quốc dân bình quân hàng năm.
Gọi mức tiêu dùng bình quân đầu người ở năm t là Mt và tỷ lệ giữa quỹ tiêu dùng với
thu nhập quốc dân là h, ta có:
𝑴𝒕 = 𝑰𝒕 ∗ 𝒉


 Xác định mức tiêu dùng tối thiểu.
Căn cứ xác định mức tiêu dùng tối thiểu là mức tiêu dùng bình quân và hệ số
chênh lệnh giữa các mức tiêu dùng bình quân và mức tiêu dùng tối thiểu.
Gọi hệ số chênh lệnh giữa mức tiêu dùng bình quân và mức tiêu dùng tối thiểu
là K1, ta có mức tiêu dùng bình quân đầu người ở mức tối thiểu được tính theo cơng
thức:
𝑴𝒎𝒎 𝒕 = 𝑴𝒕/𝑲𝟏.
Trong đó: Mmm t là mức tiêu dùng tối thiểu bình quân đầu người ở năm t.
 Xác định tiền lương tối thiểu.
Căn cứ xác định tiền lương tối thiểu cho một người lao động bao gồm mức tiêu
dùng tối thiểu bình quân đầu người và hệ số nuôi người ăn theo đối với một người lao
động. Gọi hệ số ni người ăn theo bình quân chung là K2. Tiền lương tối thiểu cho
một người được tính:
𝑳𝒕𝒎𝒎 = 𝑰𝒕 ∗ 𝒉 ∗ 𝒌𝟐
2.2.5. Các mối quan hệ kinh tế - xã hội của tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế
thị trường
2.2.5.1. Tiền lương tối thiểu và tăng trưởng kinh tế
Tiền lương tối thiểu và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
Nền kinh tế có tăng trưởng thì tiền lương tối thiểu mới có thể tăng, ngược lại, tiền lương

tối thiểu tăng giúp thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, nếu tăng tiền lương tối
thiểu mà làm giảm tỉ lệ lợi nhuận của doanh nghiệp, giảm tính kích thích của tiền lương
do việc thu hẹp khoảng cách tiền lương; hoặc là các ảnh hưởng về phân phối thu nhập…
sẽ có tác động xấu đến tích lũy và đầu tư trong tương lai và do đó sẽ hạn chế tăng trưởng
trong tương lai.
2.2.5.2. Tiền lương tối thiểu với việc làm và giải quyết thất nghiệp
Người lao động sẽ dễ dàng chấp nhận việc làm cũng như người sử dụng lao động
dễ dàng chấp nhận tuyển dụng nếu áp dụng chính sách tiền lương tối thiểu hợp lý. Tuy
nhiên, việc điều chỉnh mức lương tối thiểu có thể làm tăng chi phí lao động của doanh


nghiệp, dẫn đến người lao động mất việc làm. Chính Phủ cần phải điều chỉnh một mức
lương tối thiểu hợp lý, đảm bảo tăng cầu lao động, nâng cao mức sống của người dân,
giảm thất nghiệp nhưng đồng thời cũng không quá ảnh hưởng đến doanh nghiệp.
2.2.5.3 Tiền lương tối thiểu với lạm phát
Việc tăng tiền lương tối thiểu sẽ làm cho tổng tiền lương thực tế tăng lên và do
đó sẽ làm tăng tổng cầu trong xã hội, làm cho giá cả tăng lên, dẫn đến lạm phát. Mặt
khác, tiền lương tối thiểu cũng có thể làm tăng chi phí sản xuất sản phẩm của các doanh
nghiệp, làm cho giá thành tăng, đẩy giá cả lên và dẫn đến lạm phát. Tuy nhiên, lạm phát
cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc điều chỉnh tăng tiền lương tối thiểu.

2.3. Lợi ích và thiệt hại của chính sách lương tối thiểu ở Việt Nam đối với
người lao động và doanh nghiệp
2.3.1. Đối với người lao động
2.3.1.1. Lợi ích
Tiền lương là nguồn thu nhập chính để duy trì và nâng cao đời sống cho bản thân
người lao động, gia đình của họ và tái sản xuất sức lao động của người lao động. Khi
đời sống của người lao động được đảm bảo, người lao động sẽ yên tâm làm việc và sẽ
cố gắng làm việc một cách hiệu quả, do vậy, năng suất lao động sẽ tăng lên. Vì vậy:
 Lương tối thiểu tăng giúp cải thiện thu nhập của đa số người lao động,

nâng cao mức sông tối thiểu của người lao động Việt Nam và đảm bảo
mức sống tối thiểu của người lao động.
 Khi mức lương tối thiểu vùng tăng thì doanh nghiệp sẽ phải tăng mức
lương cho đối tượng người lao động có mức lương thấp hơn mức tối thiểu
hiện tại. Do đó, một bộ phận người lao động sẽ được nâng lương để phù
hợp với mức lương tối thiểu vùng.
 Mục đích bao trùm của chính sách tiền lương tối thiểu là nhằm bảo vệ
người lao động không bị trả mức lương quá thấp. Nhưng khi được sử dụng
một cách hợp lý và kết hợp với các cơng cụ chính sách khác, lương tối
thiểu có thể có những tác động tích cực, giúp giảm chênh lệch tiền lương
và tăng bình đẳng xã hội.
 Việc tăng lương cũng góp phần bình đẳng hơn mức thu nhập giữa các bộ
phận người lao động trong xã hội. Dễ dàng thấy rằng tăng lương là tốt đối


với người nhận lương, nhưng ln có tác động đa chiều và nhiều hệ lụy
mặt trái về chi phí và sức cạnh tranh, ổn định tài chính vĩ mơ và vi mơ,
cũng như cơng bằng xã hội, địi hỏi cần được xử lý thận trọng, khoa học,
trên cơ sở hài hịa lợi ích.
2.3.1.2. Thiệt hại
 Việc tăng lương tối thiểu về nguyên tắc, tiền lương được trả phụ thuộc
vào kết quả đầu ra và gắn với năng suất của người lao động, tăng lương
phải dựa trên tăng năng suất lao động. Vì vậy nhu cầu sử dụng lao động
của doanh nghiệp ngày càng cao, trong khi nguồn lao động Việt Nam hiện
tịa chưa đủ trình độ để đáp ứng được nhu cầu trên, thành ra một hiện
tượng: “Đối với người lao động làm cơng ăn lương, có hợp đồng lao động
tại các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, nhà nước và FDI (khu vực
chính thức), tỷ lệ người lao động có thu nhập cao hơn lương tối thiểu là
cao. Mức tỷ lệ này còn cao hơn đối với các doanh nghiệp thuộc các ngành
chế biến, chế tạo. Đối với người lao động làm cơng ăn lương, có hợp đồng

lao động tại các doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân, nhà nước và FDI
(khu vực chính thức), tỷ lệ người lao động có thu nhập cao hơn lương tối
thiểu là cao. Mức tỷ lệ này còn cao hơn đối với các doanh nghiệp thuộc
các ngành chế biến, chế tạo. tỷ lệ người lao động có thu nhập thấp hơn
mức lương tối thiểu có xu hướng tăng theo thời gian, nguyên nhân chủ
yếu có thể bởi mức tăng lương tối thiểu đột ngột trong năm 2012, cũng
như mức tăng ở các năm tiếp sau đó.”
 Kèm theo việc tăng lương, mức đóng BHXH cũng sẽ tăng lên. Trên thực
tế, doanh nghiệp thường tìm cách để chỉ phải đóng BHXH trên mức lương
cơ bản theo quy định. Do vậy, việc tăng mức lương tối thiểu vùng sẽ dấn
đến mức lương tính đóng BHXH cho người lao động cũng sẽ tăng, kéo
theo đó là tăng mức đóng BHTN, BHYT.
 Theo phân tích về xác suất một cá nhân có thu nhập thấp hơn lương tối
thiểu đã chỉ ra rằng, nhìn chung, lao động trẻ tuổi (hoặc lớn tuổi), có trình
độ học vấn tương đối thấp, người làm việc khơng có hợp đồng (khơng


được tham gia vào bảo hiểm xã hội) là những người có khả năng cao bị
trả dưới mức lương tối thiểu.
2.3.2. Đối với doanh nghiệp
2.3.2.1. Lợi ích
 Giảm bớt biến động lao động
Nhiều năm nay, cứ sau Tết, tình trạng công nhân bỏ việc khiến các doanh nghiệp
lao đao. Nguyên nhân là do lương thấp, chế độ đãi ngộ không tốt. Trả lương thấp, đặc
biệt khi mức lương tối thiểu còn chưa đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu của người lao
động, doanh nghiệp có thể phải trả giá cao hơn.Theo lý thuyết nhu cầu kinh điển của
Maslow, con người có nhu cầu cơ bản cần thỏa mãn và chỉ khi đó mới ổn định lao động,
bảo đảm cho tổ chức, doanh nghiệp đạt mục tiêu và phát triển bền vững. Lẽ tự nhiên,
khi người lao động được đảm bảo nhu cầu mới yên tâm và tập trung vào công việc.
Ngược lại, cho dù đang có việc làm, người lao động sẽ ln nghĩ và tìm kiếm cơ hội

việc làm khác chỉ để lương cao hơn dù vẫn làm y chang cơng việc như cũ.Biến động
lao động gây khó khăn cho doanh nghiệp, làm cho doanh nghiệp phải mất thêm thời
gian, cơng sức và chi phí tuyển dụng, huấn luyện, đào tạo nghề và hướng dẫn công nhân
quen với công việc. Chi phí này đơi khi cịn cao hơn so với chi phí tăng lương. Theo
“mơ hình xích mích”, tăng lương lên mức lương đủ sống sẽ giúp giải quyết tình trạng
này.Nhiều nghiên cứu về kết quả tăng lương ở các ngành trên thế giới, điển hình ở Mỹ
trong cuộc vận động nâng lương tối thiểu những năm gần đây như ngành hàng
không,ngành bán lẻ,ngành đồ ăn nhanh, lao động giúp việc gia đình đều cho thấy tăng
lương giảm bớt biến động lao động. Ở Việt Nam, những năm gần đây tỷ lệ biến động
lao động có giảm đi so với trước một phần nhờ điều chỉnh lương tối thiểu hàng năm.
Tuy nhiên, theo đánh giá của TLĐLĐVN đến thời điểm này, mức lương tối thiểu mới
chỉ đáp ứng được 80-85% nhu cầu sống tối thiểu. Mức lương tối thiểu Việt Nam đang
xem xét chưa phải là mức lương đủ sống như quốc tế hướng tới.
 Tăng năng suất
Năng suất lao động có thể được do bằng hai cách: dựa trên tổng giá trị gia tăng
hay dựa trên sự biến động lao động. Tăng lương tối thiểu giúp giảm bớt biến động lao
động, như vậy gián tiếp sẽ làm tăng năng suất lao động. Khi chính phủ quyết định tăng


lương tối thiểu cũng có nghĩa là doanh nghiệp sẽ phải tìm kiếm biện pháp điều chỉnh,
hy vọng là biện pháp tích cực, để tăng năng suất, bên cạnh yếu tố lao động cần quan
tâm các yếu tố khác như đầu tư và cải tiến công nghệ, đổi mới và nâng cao hiệu quả quy
trình sản xuất, quản trị nhân lực tốt hơn, đầu tư đào tạo lao động, giảm bớt các khâu
trung gian trong chuỗi giá trị… Doanh nghiệp tìm cách ứng phó tiêu cực với tăng lương
tối thiểu như cắt giảm các khoản trợ cấp khác của người lao động hay các biện pháp ảnh
hưởng tới quyền lợi vốn có của người lao động chỉ làm căng thẳng và xấu đi quan hệ
lao động và càng khó giải được bài tốn về năng suất.
Về phía tự thân người lao động, yếu tố đóng góp cho tăng năng suất cơ bản chỉ
là kỷ luật lao động. Ngay cả yếu tố này cũng phụ thuộc rất nhiều vào kỹ năng quản trị
nhân lực của doanh nghiệp. Giới chủ luôn muốn tăng năng suất lao động mới có thể

tăng lương và người lao động phải tự đào tạo để nâng cao trình độ. Tuy nhiên, lương
thấp và khơng đủ sống, khơng đủ tái tạo sức lao động một cách bền vững thì khó có thể
nghĩ đến việc người lao động tự đào tạo đểtăng năng suất. Bên cạnh kỷ luật lao động,
mơ hình trốn tránh của Shapirro và Stinglitz hay mơ hình trao đổi quà tặng của Akerrlof
cho thấy năng suất lao động nhiều khi chỉ có thể tăng lên thơng qua nỗ lực tăng thêm
của người lao động để đáp lại việc tăng lương. Tăng lương có mối quan hệ thuận với
tăng nỗ lực của người lao động. Tăng lương tạo động lực cho người lao động làm việc
chăm hơn, từ đó góp phần tăng năng suất lao động. Nhiều nghiên cứu thực tiễn ở các
nước khẳng định điều này.Ngược lại, lương thấp khơng giúp tăng mà có thể làm giảm
năng suất lao động do người lao động thiếu động lực. Thêm vào đó, lương thấp là
nguyên nhân của hàng ngàn cuộc ngừng việc tập thể và đình cơng tự phát xảy ra ở Việt
Nam trong nhiều năm qua – khi đó năng suất lao động trở về số khơng.
Do vậy, thay vì nghĩ theo chiều hướng tăng năng suất mới tăng lương (là lý
thuyết ở các nước phát triển như Singapore - nơi có mức lương của người lao động vốn
đã cao hơn nhiều so với mức sống tối thiểu, nên Singapore quan niệm rằng khơng cần
có quy định về lương tối thiểu), các doanh nghiệp Việt Nam nên nghĩ theo chiều hướng
ngược lại. Mặc dù, tăng lương tối thiểu trong ngắn hạn sẽ làm tăng chi phí lao động của
công ty, nhưng về lâu dài sẽ tốt cho doanh nghiệp và tốt cho nền kinh tế; việc tăng chi
phí lao động trước mắt của doanh nghiệp có thể được bù đắp đáng kể về lâu dài khinăng
suất lao động tăng nhờ các biện pháp điều chỉnh tích cực của doanh nghiệp.


 Tăng khả năng chi tiêu của người tiêu dùng, kích cầu hàng hóa và dịch vụ
Tăng lương tối thiểu đạt mức lương đủ sống có thể tăng cầu về hàng hóa và dịch
vụ của chính doanh nghiệp nơingười lao động đang làm việc, nhờ đó bù đắp cho tăng
chi phí lao động của doanh nghiệp, đặc biệt khi nền kinh tế suy thối hay khơng tạo ra
việc làm đầy đủ. Nghiên cứu thực tiễn ở Hungari giai đoạn đầu những năm 2000 về tác
động của tăng lương tối thiểu liên tục lên tới khoảng 60% cho thấylợi nhuận của doanh
nghiệp thậm chí khơng bị ảnh hưởng trong khi doanh số bán hàng tăng bù đắp cho chi
phí lao động tăng. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc làm của người lao động không

bị ảnh hưởng đáng kể khi lương tối thiểu tăng, hoặc thậm chí nhiều trường hợp có thể
thấy ảnh hưởng bằng không. Nhiều nghiên cứu ởnhững nơi khác cũng cho kết quả tương
tự.Người lao động thu nhập thấp(thường tiết kiệm thấp) có nhu cầu chi tiêu nhiều hơn
cho các nhu yếu phẩm so với người sử dụng lao động (thường tiết kiệm cao). Tăng
lương tối thiểu giúp chuyển nguồn thu nhập tiết kiệm từ người sử dụng lao động sang
người lao động thu nhập thấp và do đó giúp kích cầu chi tiêu của người tiêu dùng. Điều
này sẽ giúp cho doanh nghiệp và nền kinh tế nói chung. Tăng lương tối thiểu giúp kích
thích kinh tế và đã được kiểm chứng ở nền kinh tế Mỹ qua nhiều nghiên cứu.
2.3.2.2. Thiệt hại
Việc tăng lương tối thiểu sẽ làm cho các doanh nghiệp trước mắt phải gánh ba
gánh nặng sau đây:
 Cần xây dựng lại thang lương, bảng lương
Doanh nghiệp phải căn cứ theo mức lương tối thiểu vùng hiện hành để quy định
mức lương cho từng chức danh, cơng việc, nhóm cơng việc sao cho phù hợp với các
nguyên tắc theo quy định của pháp luật.
Chính vì thế, khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp
có trách nhiệm rà sốt, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương của mình cho phù hợp.
Việc sửa đổi, bổ sung này phải được sự tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể
người lao động tại doanh nghiệp và công bố công khai tại nơi làm việc của người lao
động trước khi thực hiện.
 Tăng tiền lương tháng đóng các loại bảo hiểm


Tiền lương tháng ghi trong hợp đồng lao động là mức căn cứ để doanh nghiệp
đóng các loại bảo hiểm, bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Hiện nay, hàng tháng doanh nghiệp phải đóng cho người lao động và trích từ tiền
lương hàng tháng của người lao động để đóng cùng một lúc vào Quỹ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp..., với tỷ lệ đóng là 32%.
Do đó, khi doanh nghiệp phải điều chỉnh lại thang lương, bảng lương do mức
lương tối thiểu vùng tăng lên thì mức tính đóng các loại bảo hiểm cũng tăng tương ứng.


 Tăng tiền nộp kinh phí cơng đồn
Hàng tháng, doanh nghiệp phải trích nộp kinh phí cơng đồn theo quy định là
2% của quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
Số tiền này, Công đồn cơ sở phải nộp về cho cơng đồn cấp trên cơ sở và sau
đó Cơng đồn cấp trên sẽ trích lại cho Cơng đồn cơ sở 68% kinh phí để hoạt động và
giữ lại 32%. Như vậy, khi lương tối thiểu vùng tăng đương nhiên các khoản nộp kinh
phí cơng đồn 2% của doanh nghiệp cũng tăng theo.


CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU TẠI
VIỆT NAM TRONG 10 NĂM TRỞ LẠI ĐÂY
3.1. Tình hình thực hiện tiền lương tối thiểu chung
3.1.1. Kết quả đạt được
Hệ thống tiền lương tối thiểu hiện tại được đưa vào thực hiện lần đầu tiên vào
năm 2006. Ban đầu, tiền lương tối thiểu được quy định theo vùng và thành phần kinh tế
(khu vực công, doanh nghiệp trong nước–bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước, doanh
nghiệp FDI), trước khi chuyển sang một hệ thống mới từ cuối năm 2011. Theo đó, tiền
lương tối thiểu chỉ còn phân biệt theo bốn vùng. Đây được xem là kết quả tất yếu của
việc thực hiện quy định gia nhập WTO, khi mà khoảng cách tiền lương giữa khối doanh
nghiệp trong nước và FDI cần được thu hẹp dần (Schmillen và Packard, 2016). Tuy
nhiên, một chế độ tiền lương tối thiểu riêng biệt vẫn được áp dụng với khu vực công là
lương tối thiểu chung (lương cơ sở). Dưới đây là bảng thống kê mức lương cơ sở của
Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây (2011-2021).
Năm

Thời điểm áp dụng

Nghị định


Lương cơ sở Mức điều chỉnh

2011

01/05/2011

22/2011/NĐ-CP

830.000

-

2012

01/05/1012

31/2012/NĐ-CP

1.050.000

Tăng 220.000

2013

01/07/2013

66/2013/NĐ-CP

1.150.000


Tăng 100.000

Không thay đổi

2014
2015
2016

01/05/2016

47/2016/NĐ-CP

1.210.000

Tăng 60.000

2017

01/07/2017

47/2017/NĐ-CP

1.300.000

Tăng 90.000

2018

01/07/2018


72/2018/NĐ-CP

1.390.000

Tăng 90.000

2019

01/07/2019

38/2019/NĐ-CP

1.490.000

Tăng 100.000

2020

Không thay đổi

2021
Bảng 3.1. Quy định mức lương cơ sở (2011-2021)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


3.1.2. Đánh giá
Mức lương cơ sở 1,15 triệu đồng/ tháng được giữ ổn định trong suốt 3 năm liên
tiếp. Điều đó cho thấy sự nỗ lực rất lớn của Đảng và nhà nước ta trong việc bình ổn giá
cả hàng hóa và giảm tối thiểu việc lạm phát xảy ra.
Mức lương cơ sở 1,49 triệu đồng được áp dụng từ ngày 01/07/2019 và duy trì

trong 2 năm tiếp theo, trong khi đó lương tối thiểu vùng áp dụng cho các khối doanh
nghiệp ở khu vực I trong năm 2021 là 4,42 triệu đồng. Tuy mức lương cơ sở có tăng
qua từng năm, song do giá cả hàng hóa cũng tăng nhanh nên chỉ số tiền lương tối thiểu
thực tế vẫn giảm.
Đây là một chính sách tiền lương tối thiểu chung quá thấp đối với cán bộ công
nhân viên chức (chỉ đáp ứng 65% - 70% nhu cầu mức sống tối thiểu của người lao
động). Hơn nữa, mức lương cơ sở thấp hơn rất nhiều so với khu vực sản xuất kinh
doanh, chưa bảo đảm cho cán bộ công nhân viên chức sống chủ yếu bằng tiền lương.
Nếu nguồn thu nhập chính đáng khơng đủ trang trải cho cuộc sống tối thiểu của bản
thân và gia đình, vì cuộc sống mưu sinh, nhiều cơng chức, viên chức phải tìm mọi cách
để kiếm nguồn thu nhập ngồi lương, dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực như lợi dụng chức
quyền để tham ô, tham nhũng.
Đồng thời cũng chỉ phù hợp với vùng có giá cả sinh hoạt, mức sống thấp nhất,
những vùng có mức giá sinh hoạt cao thì chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người
lao động.

3.2. Tình hình thực hiện tiền lương tối thiểu vùng
3.2.1. Kết quả đạt được
Mức lương tối thiểu vùng là căn cứ quan trọng để xác định mức lương, mức đóng
BHXH tối thiểu và nhiều các khoản trợ cấp khác cho người lao động. Mức tiền lương
tối thiểu theo vùng chính thức được pháp luật quy định từ năm 1995, tuy nhiên chỉ áp
dụng đối với người lao động làm việc trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi,
cơ quan nước ngồi và tổ chức quốc tế tại Việt Nam. Chỉ đến năm 2007, mức tiền lương
tối thiểu theo vùng mới được áp dụng cho cả các doanh nghiệp trong nước. Ta có bảng
số liệu mức lương tối thiểu vùng của Việt Nam qua các năm như sau:


Năm

2011


Mức lương tối thiểu (đồng/tháng)

Nghị định

Vùng I

Vùng II

Vùng III

Vùng IV

1.350.000

1.200.000

1.050.000

830.000

Nghị định
108/2010/NĐ-CP

2012

2.000.000

1.780.000


1.550.000

1.400.000

Nghị định
70/2011/NĐ-CP

2013

2.350.000

2.100.000

1.800.000

1.650.000

Nghị định
103/2012/NĐ-CP

2014

2.700.000

2.400.000

2.100.000

1.900.000


Nghị định
182/2013/NĐ-CP

2015

3.100.000

2.750.000

2.400.000

2.150.000

Nghị định
103/2014/NĐ-CP

2016

3.500.000

3.100.000

2.700.000

2.400.000

Nghị định
122/2015/NĐ-CP

2017


3.750.000

3.320.000

2.900.000

2.580.000

Nghị định
153/2016/NĐ-CP

2018

3.980.000

3.530.000

3.090.000

2.760.000

Nghị định
141/2017/NĐ-CP

2019

4.180.000

3.710.000


3.250.000

2.920.000

Nghị định
157/2018/NĐ-CP

2020

4.420.000

3.920.000

3.430.000

3.070.000

Nghị định
90/2019/NĐ-CP

2021

4.420.000

3.920.000

3.430.000

3.070.000


Nghị định
90/2019/NĐ-CP

Bảng 3.2. Mức lương tối thiểu ở 4 vùng (2011-2021)
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp


3.2.2. Đánh giá
Tính từ năm 2008 đến năm 2018, Chính phủ đã 11 lần điều chỉnh mức lương tối
thiểu, năm 2017 mức lương tối thiểu vùng bình quân là 3.138.000 tăng thêm 5,97 lần
so với năm 2007 (450.000 đồng), mức tăng bình quân hàng năm là 18,52%. Tiền lương
tối thiểu đã tăng khá nhanh trong giai đoạn 2013-2016 (khoảng 11-17%) trước khi giảm
xuống còn 7,5% (2017) và 7% (2018). Về cơ bản, Chính phủ đã có những điều chỉnh
cần thiết với tiền lương tối thiểu khi có những thay đổi về mức tăng trưởng kinh tế, chỉ
số giá tiêu dùng và cung cầu lao động.
Từ những con số trên cho thấy, rõ ràng Việt Nam có mức tăng lương tối thiểu
vùng khá cao và nhanh. Tuy nhiên phần lớn người lao động vẫn khơng đủ sống. Năm
2018. Tổng Liên đồn Lao động Việt Nam đã tiến hành khảo sát lương và đời sống lao
động năm 2018 tại các địa phương trên cả nước. Cuộc khảo sát thực hiện ở 25 tỉnh,
thành và cơng đồn ngành có đơng cơng nhân làm việc, đại diện cho 4 vùng lương, như:
Hà Nội, TPHCM, Vĩnh Phúc, Bình Dương. Kết quả khảo sát cho thấy, với thu nhập và
chi tiêu hiện nay, chỉ 32,1% người lao động cho biết gia đình họ có khoản tiền tiết kiệm
là khoảng 1,5 triệu đồng/tháng. Số người lao động gặp khó khăn "khơng đủ sống, phải
làm thêm giờ" chỉ tăng nhẹ (0,5%), nhưng tỷ lệ người lao động "vừa đủ trang trải cho
cuộc sống" giảm 7,6%; tỷ lệ người lao động phải chi tiêu "tằn tiện, kham khổ" tăng lên
5,8% so với năm 2017.

3.3. Tốc độ tăng trưởng lương cơ sở và lương tối thiểu vùng
3.3.1. Tốc độ tăng trưởng lương tối thiểu vùng, chỉ số giá và GDP

Trong hơn hai thập kỷ qua, tốc độ tăng lương cơ sở hàng năm trung bình đạt mức
gần 19%. Tuy nhiên, con số này đã giảm trong những năm gần đây xuống dưới mức
10% (Bảng 2.1). Đối với lương tối thiểu vùng, tốc độ tăng lương tối thiểu giai đoạn
2011-2016 cao hơn nhiều so với tốc độ tăng chỉ số giá và tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng tiền lương tối thiểu vùng bình quân cao hơn gần 4 lần so với tốc độ tăng
GDP và cao hơn 3 lần so với tốc độ tăng chỉ số giá. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình
quân giảm từ 18,6% năm 2011 xuống ổn định ở mức khoảng 4%/năm giai đoạn 2016 –
2020.


80
70
60
50

40
30

20
10
0
2011

2012

2013

2014

2015


2016

2017

2018

2019

2020

2021

Lương tối thiểu vùng I

Lương tối thiểu vùng II

Lương tối thiểu vùng III

Lương tối thiểu vùng IV

CPI

GDP

Hình 3.3. Tốc độ tăng tiền lương tối thiểu vùng, chỉ số giá và GDP (%)
Nguồn: Tác giả tổng hợp
3.3.2. Tốc độ tăng trưởng lương tối thiểu và năng suất lao động
Khoảng cách giữa tốc độ tăng lương tối thiểu và tăng trưởng năng suất lao động
của cả ba khu vực doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân trong nước, và doanh

nghiệp FDI ngày càng dãn rộng theo thời gian. Khi lương liên tục tăng nhanh hơn tăng
năng suất sẽ làm suy yếu khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp xuất khẩu
trên thị trường toàn cầu. Đồng thời, nếu tăng lương chậm hơn tăng năng suất sẽ làm tình
trạng phân phối thu nhập giữa người sử dụng lao động và người lao động xấu hơn, dẫn
tới giảm tỷ trọng tiền lương trong GDP với những ảnh hưởng tiêu cực tiềm ẩn đến việc
thúc đẩy tiêu dùng. Trừ khi có một mức tăng đột phá trong năng suất lao động, khoảng
cách này sẽ ngày càng rộng trong những năm tiếp theo. Ở giai đoạn 2007-2013 tiền
lương tối thiểu bình quân một lao động khu vực doanh nghiệp tăng 16,9%/năm, trong
khi năng suất lao động bình quân khu vực này chỉ tăng 12,9%/ năm và ở giai đoạn 2016
- 2020 là 5,8%/ năm.
3.3.3. Tốc độ tăng lương cơ sở và lương tối thiểu vùng
Năm 2016, mức lương tối thiểu của người lao động khu vực thị trường đã tăng
từ 11,6% (vùng IV) đến 12,9% (vùng I) thì mức lương tối thiểu của người lao động khu
vực hành chính, sự nghiệp cơng lập chỉ tăng 5,2% với những lần điều chỉnh không kịp
thời, với biên độ điều chỉnh thấp, nhỏ giọt. Hạn chế trong việc xây dựng chính sách tiền
lương đã bộc lộ nghiêm trọng hơn, đó là giá trị sức lao động của người lao động trí tuệ
- chất xám, lao động lãnh đạo, lao động quản lý, lao động hoạt động khoa học biểu thị
qua mức lương tối thiểu ngày càng bị xem nhẹ, bị đánh giá thấp.


CHƯƠNG 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ CỦA TIỀN LƯƠNG TỐI THIỂU Ở VIỆT NAM
4.1. Về hình thức văn bản pháp luật
Hiện nay, hệ thống văn bản quy định về tiền lương tối thiểu ở nước ta là khá nhiều,
tuy nhiên các quy định còn chung chung, chưa hợp lý thậm chí là chồng chéo, mâu
thuẫn với nhau và nằm rải rác ở nhiều vấn đề khác nhau. Thực tế trên yêu cầu cần đến
một văn bản quy phạm pháp luật có tính thống nhất cao luật tiền lương tối thiểu điều
chỉnh toàn bộ các vấn đề về tiền lương tối thiểu.

4.2. Về vấn đề xác định tiền lương tối thiểu

Thực tế ở nước ta tiền lương được tiền tệ hóa ở mức thấp, khơng đáp ứng được các
nhu cầu trong cuộc sống của người lao động và gia đình họ. Cho nên xảy ra tình trạng
người lao động địi hỏi các khoản thu nhập ngồi lương, có lúc các khoản thu nhập đó
cịn lớn hơn lương. Lúc đó tiền lương khơng đủ mạnh để thực hiện các chức năng của
mình. Điều đó kéo theo nhiều tiêu cực trong xã hội. Do đó khi xác định tiền lương tối
thiểu cần phải:

 Đánh giá một cách khách quan mức sống thực tế và tối thiểu để có các phương
án tiền lương tối thiểu đảm bảo các yêu cầu của đất nước, đảm bảo tiền lương
thực sự đáp ứng được các nhu cầu và phản ánh cuộc sống của người lao động
tránh tình trạng “lương chỉ là phụ” như hiện nay.

 Lương tối thiểu bảo đảm nhu cầu tối thiểu (tính đủ tiền nhà trong lương) ở vùng
có thị trường lao động phát triển nhất (vùng có mức lương tối thiểu cao nhất của
khu vực doanh nghiệp). Đối với cán bộ, cơng chức, lương tối thiểu bằng mức
bình qn của các mức lương tối thiểu vùng của khu vực doanh nghiệp, đồng
thời áp dụng hệ số tăng thêm đối với cán bộ, cơng chức ở những vùng có thị
trường lao động phát triển, để mức lương tối thiểu của cán bộ, công chức cao
hơn mức lương tối thiểu vùng của khu vực doanh nghiệp, bảo đảm tính cạnh
tranh của lương cơng chức, thu hút người có tài năng vào bộ máy nhà nước. Quy
định mức lương tối thiểu áp dụng với cán bộ, công chức trên cơ sở mức thu nhập
và mức chi tiêu bình quân đầu người của cả nước.


 Tăng lương tối thiểu phải căn cứ vào điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước như
khuyến nghị tại Công ước 131 của Tổ chức Lao động thế giới (ILO). Cụ thể tăng
lương tối thiểu tại Việt Nam phải gắn với tăng năng suất lao động, mức tăng
GDP bình quân đầu người. Tốc độ tăng năng suất lao động của Việt Nam đang
ở mức rất khiêm tốn, bình quân giai đoạn 2006-2015 tăng 3,9%/năm, trong khi
lương tối thiểu tăng bình quân khoảng 15%/năm.


 Tăng lương tối thiểu phải cân đối giữa chức năng điều tiết thị trường lao động
và tăng lương cho người lao động thu nhập thấp. Hiện nay chúng ta đang tập
trung thái quá vào việc tăng lương cho người lao động thu nhập thấp mà ít chú ý
đến chức năng điều tiết thị trường lao động của lương tối thiểu. Việt Nam đang
trong thời kỳ chuyển đổi cơ cấu giữa các khu vực công nghiệp, nông nghiệp,
dịch vụ. Lương tối thiểu tăng cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng mở rộng sản xuất
của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ khó tồn tại để phát triển do
các khoản đóng bảo hiểm cao và do phải bù lương cho người lao động trong thời
gian đầu. Đầu tư nước ngoài sẽ chuyển đến các nước như Campuchia, Myanmar,
Bangladesh... Cơ hội có việc làm đối với lao động ở nơng thơn, hiện đang có thu
nhập thấp hơn rất nhiều so với mức lương tối thiểu vùng, sẽ giảm.

4.3. Về điều chỉnh lương tối thiểu.
Theo quy định của pháp luật thì khi chỉ số giá sinh hoạt tăng lên làm cho tiền
lương thực tế của người lao động bị giảm sút, khi đó Chính phủ điều chỉnh mức lương
tối thiểu để đảm bảo tiền lương thực tế. Nhưng trên thực tế khi chỉ số giá sinh hoạt tăng
thì chưa chắc lương tối thiểu đã được tăng, nếu có tăng thì tăng như thế nào so với mức
tăng giá cũng chưa có quy định cụ thể. Bản chất của tiền lương tối thiểu là giá cả của
sức lao động được hình thành trên cơ sở giá trị sức lao động cho nên luôn chịu tác động
của các quy luật nền kinh tế thị trường. Nhưng nước ta tiền lương khơng được điều
chỉnh theo thị trường mà có sự can thiệp quá sâu của Nhà nước nên chỉ điều chỉnh mức
lương tối thiểu khi có sức ép của xã hội và cứ nói đến tiền lương là nói đến cân đối ngân
sách. Thực tế đặt ra yêu cầu, phải xây dựng một cơ chế kiểm soát và điều chỉnh mức
lương tối thiểu, sao cho lương tối thiểu xuyên theo yếu tố thị trường.


×