Tải bản đầy đủ (.docx) (93 trang)

Thực trạng suy dinh dưỡng và thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin, đặc điểm khẩu phần ở trẻ thấp còi từ 25 đến 48 tháng tuổi tại 3 xã, huyện tiền hải, tỉnh thái bình, năm 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.63 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

ĐẶNG HỒNG CƯƠNG

THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ THIẾU MÁU
THIẾU KẼM, THIẾU ALBUMIN, KHẨU PHẦN CỦA TRẺ
THẤP CÒI TỪ 25 ĐẾN 48 THÁNG TUỔI
TẠI 3 XÃ HUYỆN TIỀN HẢI TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016

LUẬN VĂN THẠC SĨ DINH DƯỠNG

THÁI BÌNH – 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y-DƯỢC THÁI BÌNH

BỘ Y TẾ


ĐẶNG HOÀNG CƯƠNG

THỰC TRẠNG SUY DINH DƯỠNG VÀ THIẾU MÁU
THIẾU KẼM, THIẾU ALBUMIN, KHẨU PHẦN CỦA TRẺ
THẤP CÒI TỪ 25 ĐẾN 48 THÁNG TUỔI
TẠI 3 XÃ HUYỆN TIỀN HẢI TỈNH THÁI BÌNH NĂM 2016
Chuyên ngành: Dinh dưỡng
Mã số: 60.72.03.03


Người hướng dẫn khoa học:
1. TS. Trần Thị Vân Anh
2. PGS.TS. Ninh Thị Nhung

THÁI BÌNH – 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình
nghiên cứu do chính tơi thực hiện. Các số


liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và
chưa được ai cơng bố trong bất kỳ cơng trình
nào khác.
Tác giả

Đặng Hoàng Cương

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới Ban lãnh đạo Trung tâm Y tế
dự phòng tỉnh Thái Bình, Khoa xét nghiệm, Bộ phận xét nghiệm Hóa lý đã
tạo điều kiện giúp đỡ tơi trong suốt q trình tơi tham gia học tập.
Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Phó Giáo sư, Tiến
sĩ Ninh Thị Nhung, Tiến sĩ Trần Thị Vân Anh, những người Thầy tâm huyết đã
tận tình hướng dẫn, động viên khích lệ, dành nhiều thời gian trao đổi và định
hướng cho tơi trong q trình thực hiện luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Uỷ ban nhân dân xã, Ban giám
hiệu và các cô giáo Trường mầm non xã Tây Lương, Tây Phong, Tây Tiến,
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi tiến hành

nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn cán bộ Khoa xét nghiệm Bệnh viện Nhi Thái
Bình, cán bộ Bộ phận xét nghiệm Hóa lý - Khoa xét nghiệm đã giúp đỡ tơi
trong q trình triển khai các xét nghiệm sinh hố của luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới Ban lãnh đạo Bệnh Viện Nhi tỉnh Thái
Bình, Bệnh viện Đa khoa huyện Tiền Hải, cùng cán bộ, nhân viên của bệnh
viện, các thầy cơ giáo Bộ mơn Dinh dưỡng và An tồn thực phẩm Trường Đại
học Y Dược Thái Bình đã giúp đỡ tơi trong q trình triển khai, thu thập số
liệu tại thực địa.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các Thầy Cô giáo Khoa Y tế
công cộng, Bộ môn Dinh dưỡng và An toàn thực phẩm cùng các bạn, đồng
nghiệp đã nhiệt tình giúp đỡ và chia sẻ kinh nghiệm giúp tơi trong suốt q
trình học tập, cơng tác và hoàn thành luận văn.


Cuối cùng, tơi xin gửi tấm lịng ân tình tới gia đình, vợ và các con của
tơi là nguồn động viên và truyền nhiệt huyết để tơi hồn thành luận văn này.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CS
Hb
NCKN
SDD
SD (Standard Deviation)
TTDD
TCYTTG
UNICEF

Cộng sự
Hemoglobin
Nhu cầu khuyến nghị

Suy dinh dưỡng
Độ lệch chuẩn
Tình trạng dinh dưỡng
Tổ chức Y tế thế giới
Quỹ nhi đồng liên hợp quốc

(The United Nations Children's Fund)
VCDD

Vi chất dinh dưỡng

VDD
YNSKCĐ
WB (World Bank)
WHO (World Health Organization )
XN

Viện dinh dưỡng Quốc gia
Ý nghĩa sức khỏe cộng đồng
Ngân hàng Thế giới
Tổ chức Y tế thế giới
Xét nghiệm

MỤC LỤC


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


7


ĐẶT VẤN ĐỀ
Dinh dưỡng là một vấn đề quan trọng trong cuộc sống của mỗi con
người, có một chế độ dinh dưỡng hợp lý là nền tảng tốt cho sức khỏe. Dinh
dưỡng ở những năm tháng đầu đời đặc biệt quan trọng vì nó ảnh hưởng rất
lớn đến sức khỏe, trí tuệ và bệnh tật sau này của trẻ. Suy dinh dưỡng (SDD) ở
trẻ em nước ta vẫn còn ở mức cao so với phân loại của tổ chức Y tế thế giới
(WHO) và có sự khác biệt khá lớn giữa các vùng, miền. Đặc biệt, tình trạng
dinh dưỡng thấp cịi ảnh hưởng đến chiều cao, tầm vóc của người Việt Nam, tỉ
lệ này vẫn còn ở mức cao và phân bố không đều giữa các vùng, miền trong cả
nước. Hiện cịn 39 tỉnh có tỉ lệ SDD thấp cịi cao hơn trung bình cả nước năm
2015 (24,6%) trong đó có 11 tỉnh có tỉ lệ SDD thể thấp cịi cao trên 30%, các
tỉnh này tập trung chủ yếu ở 3 vùng: Tây Nguyên, Bắc trung bộ và duyên hải
miền Trung, khu vực trung du và miền núi phía Bắc [31].
Trong báo cáo thống kê năm 2011 của chương trình điều tra hộ gia
đình quốc tế (MICS) do Tổng cục Thống kê Việt Nam và Quỹ Nhi đồng Liên
hợp quốc (UNICEF) thơng tin cập nhật về tình hình trẻ em SDD theo nhóm
tuổi; Thời kì trẻ 11 - 35 tháng là thời kì có nguy cơ bị SDD cao nhất, SDD
thấp còi xuất hiện sớm ngay trong 6 tháng tuổi đầu tiên, tăng nhanh từ 11 - 35
tháng và tiếp tục duy trì đến lúc trẻ được 59 tháng tuổi [32].
Số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng (VDD) năm 2014 - 2015: tỉ lệ
thiếu máu chung ở trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam là 27,8%, tỉ lệ này ở miền
núi là 31,2%, ở nông thôn là 28,4% và thấp hơn là ở thành thị 22,2%. Tỉ lệ
thiếu kẽm ở trẻ em dưới 5 tuổi rất cao tới 69,4% Thiếu vi chất dinh dưỡng
(VCDD) được gọi là “nạn đói tiềm ẩn” do khó phát hiện. Khi các triệu chứng
biểu hiện rầm rộ thành bệnh đặc trưng như các bệnh thiếu máu do thiếu sắt,
khô mắt do thiếu vitamin A thì dễ phát hiện nhưng sự tăng trưởng, phát triển
cả về thể chất và trí tuệ đã bị ảnh hưởng trong thời gian dài và đôi khi thiếu



8

VCDD để lại những hậu quả nghiêm trọng, không thể hồi phục được. Việc
thanh tốn được thiếu VCDD sẽ góp phần làm giảm tỉ lệ SDD thể thấp còi
[29], [44].
Tiền Hải là huyện ven biển của tỉnh Thái Bình, có điều kiện thuận lợi
để phát huy thế mạnh của kinh tế biển, tạo ra những chuyển biến tích cực về
đời sống kinh tế - xã hội. Được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền
địa phương và sự lỗ lực của ngành Y tế, chương trình phịng chống
SDD đã có những hoạt động đáng ghi nhận tại cộng đồng
như: cân trẻ thường xuyên, tổ chức giáo dục dinh dưỡng cho
các bà mẹ qua các buổi trình diễn bữa ăn hoặc chăm sóc phụ
nữ khi mang thai qua bổ sung viên đa vi chất hoặc cấp một số
thực phẩm bổ sung cho bà mẹ khơng tăng cân khi có thai…đã
góp phần cải thiện TTDD của trẻ em trong tỉnh. Tuy nhiên,
theo kết quả nghiên cứu gần đây (2014) của Trần Quang Trung tại huyện
Tiền Hải tỉnh Thái Bình cho thấy: tỉ lệ mắc thể SDD thể thấp còi là 26,9%, tỉ
lệ này cao hơn thống kê về tỉ lệ SDD thấp cịi trung bình cả nước (24,9 %) và
tỉnh Thái Bình (25,2%) năm 2014 [25],[31].
Tiếp tục nghiên cứu về các hậu quả do tình trạng dinh
dưỡng thấp cịi gây ra chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Thực
trạng suy dinh dưỡng và thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin, đặc điểm
khẩu phần ở trẻ thấp còi từ 25 đến 48 tháng tuổi tại 3 xã, huyện Tiền Hải,
tỉnh Thái Bình, năm 2016”
Mục tiêu nghiên cứu :
1. Xác định tỉ lệ suy dinh dưỡng và tỉ lệ thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu
albumin ở trẻ em từ 25 đến 48 tháng tuổi thấp còi tại 3 xã, huyện Tiền Hải
tỉnh Thái Bình, năm 2016.



9

2. Mô tả đặc điểm khẩu phần của trẻ thấp còi từ 25 đén 48 tháng tuổi
tại địa bàn nghiên cứu.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu
albumin ở trẻ em hiện nay
Suy dinh dưỡng là tình trạng cơ thể thiếu protein, năng lượng và thiếu
các VCDD, bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi, biểu hiện ở nhiều mức độ khác
nhau. SDD trong những năm đầu đời và thiếu VCDD đã gây ra những hậu
quả khó hồi phục về sau này cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt sức
khỏe hiện tại cũng như lâu dài. Trẻ bị SDD thấp còi thường kèm theo thiếu
các VCDD như thiếu máu, thiếu kẽm...Trẻ em thiếu kẽm thường dẫn đến
chậm phát triển về thể lực, cơ thể gầy yếu, suy giảm trí nhớ, dễ mắc các bệnh
về da, suy giảm chức năng sinh dục [1], [44].
SDD thấp cịi phản ánh tình trạng thiếu dinh dưỡng kéo dài hoặc thuộc
về quá khứ, làm cho đứa trẻ bị còi. Chiều cao theo tuổi thấp cũng phản ánh sự
chậm tăng trưởng do điều kiện dinh dưỡng và sức khỏe không hợp lý. Đây là
một trong những chỉ tiêu đánh giá sự cải thiện điều kiện kinh tế - xã hội.
Chiều cao theo tuổi cũng là chỉ tiêu thích hợp nhất để đánh giá tác động dài
hạn, phản ảnh các thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội [57].
1.1.1. Trên thế giới
Báo cáo của WHO cho thấy, đến năm 2015 trên tồn cầu có 156 triệu
trẻ em bị SDD thấp còi, chiếm khoảng 23% tổng số trẻ dưới 5 tuổi. Nhiều
bằng chứng cho thấy mặc dù số trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thấp cịi cịn cao,
nhưng tỉ lệ phân bố khơng đều ở các khu vực trên thế giới [60], [62].


10


Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Quỹ Nhi đồng Liên
hợp quốc (UNICEF) và Ngân hàng Thế giới (WB), trong gần một phần tư thế
kỷ qua, từ năm 1990 đến năm 2014, SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi đã giảm đáng
kể: SDD thể thấp còi giảm từ 39,6% xuống còn 23,8% (từ 255 triệu trẻ xuống
159 triệu trẻ), trong số này có tới 57% sống ở châu Á, 37% sống ở châu Phi;
SDD thể nhẹ cân giảm từ 25,0% xuống còn 14,3% (từ 160,5 triệu trẻ xuống
95,5 triệu trẻ). Đối với thể gầy còm (SDD cấp tính), năm 2014 tồn thế giới
có 50 triệu trẻ (7,5%) với 16 triệu trẻ bị gầy còm mức độ nặng, trong đó 68%
trẻ em trong nhóm này sống ở các nước Châu Á và 28% sống ở các nước
Châu Phi [43], [61], [63].
Tại khu vực Đông Nam Á (ASEAN), TTDD của trẻ dưới 5 tuổi cũng
tương tự: tỉ lệ SDD thấp còi năm 1990 là 58,6% (104,3 triệu trẻ) giảm xuống
33,9% (60,8 triệu trẻ) vào năm 2014; SDD nhẹ cân giảm từ 46,9% năm 1990
(83,5 triệu trẻ) xuống 24,8% (44,6 triệu trẻ) vào năm 2014. Gánh nặng của
SDD làm gia tăng đáng kể mức chi phí cho nền kinh tế của các nước thành
viên ASEAN. Người ta ước tính chi phí cho hoạt động phịng chống SDD ở
Campuchia và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào lần lượt là 2,5% và 2,4%
tổng sản phẩm quốc nội (GDP). Đầu tư trong việc giải quyết SDD là một biện
pháp thông minh và hiệu quả kinh tế, với mỗi đô la chi phí cho chăm sóc dinh
dưỡng trong 1000 ngày đầu tiên của trẻ em giúp tiết kiệm được trung bình 45
đơ la Mỹ và trong một số trường hợp nhiều như 166 đơ la Mỹ (tại Indonesia)
[59], [61], [63]
Bên cạnh tình trạng thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng, việc thiếu
hụt vi chất dinh dưỡng (VCDD) ảnh hưởng tới hơn hai tỷ người, khoảng một
phần ba dân số thế giới hiện nay. Bất cập về thiếu VCDD, đặc biệt là sắt, kẽm
đã được báo cáo ở nhiều nước đang phát triển [55].


11


Nghiên cứu tình trạng kẽm huyết thanh của trẻ bị tiêu chảy kéo dài
được ghi nhận từ đơn vị quản lý tiêu chảy Bệnh viện Mulago, Uganda (2003)
của Edward Bitarakwate và cộng sự (CS) qua nghiên cứu mô tả cắt ngang xác
định tình trạng kẽm huyết thanh ở trẻ em từ 6 - 36 tháng bị tiêu chảy kéo dài
cho thấy: Nồng độ kẽm huyết thanh trung bình ở trẻ bị tiêu chảy kéo dài là
5,83 moL/L trong khi trẻ tiêu chảy là 8,99 moL/L, khơng có sự khác biệt về
tuổi hoặc giới tính. Nồng độ kẽm huyết thanh của trẻ bị tiêu chảy kéo dài thấp
hơn đáng kể so với trẻ không bị tiêu chảy (p < 0,001). Tỉ lệ thiếu hụt kẽm ở
trẻ tiêu chảy kéo dài là 47,9%. Trong số trẻ bị tiêu chảy kéo dài có 66,7% trẻ
bị SDD thấp còi, gầy còm hoặc cả hai. Có mối liên quan giữa TTDD và nồng
độ kẽm huyết thanh [36].
Nghiên cứu của tác giả Saeed Akhtar tại một số nước Nam Á từ năm
2000 đến 2012 cho thấy: Tỉ lệ thiếu kẽm đang rất phổ biến ở các nước đang
phát triển đặc biệt là những nước thuộc nhóm có nền kinh tế - xã hội chậm
phát triển, 61% dân số các nước này có nguy cơ cao bị thiếu kẽm, gần 4% tỉ lệ
tử vong của trẻ em được xác nhận là do thiếu kẽm. Chế độ ăn nghèo dinh
dưỡng; ít thịt, nhiều rau, trong rau chứa nhiều phytates (Chất ức chế hấp thu
kẽm trong đường ruột) càng làm cho tình trạng thiếu kẽm trở nên trầm trọng.
[58].
1.1.2. Tại Việt Nam
1.1.2.1. Tình hình suy dinh dưỡng thấp cịi
SDD thấp còi là hậu quả của thiếu dinh dưỡng kéo dài, ảnh hưởng đến
sự phát triển chiều cao của trẻ em. Trong những năm gần đây các thể SDD
nặng đã giảm rất nhiều, hiện nay SDD chủ yếu là thể nhẹ và vừa, số trẻ em
SDD gầy cịm cấp tính đã hạ thấp đáng kể, nhưng tỉ lệ thấp còi vẫn còn rất
cao. Thành tựu giảm SDD liên tục và bền vững của Việt Nam đã được các tổ
chức quốc tế thừa nhận và đánh giá cao. Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân ở trẻ em dưới



12

5 tuổi toàn quốc giảm nhanh, liên tục trong những năm gần đây, từ 33,8 %
(năm 2000) xuống còn 17,5% (năm 2010) và 14,1% (năm 2015), đạt được
mục tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2015 (dưới 15%) và được kỳ vọng tiếp tục
giảm đáng kể trong những năm tới. Tỉ lệ SDD thể thấp còi ở trẻ em dưới 5
tuổi đã giảm đáng kể từ 36,5 % (năm 2000) xuống còn 29,3% (năm 2010),
tiếp tục giảm xuống 24,6% vào năm 2015, đạt được mục tiêu quốc gia về dinh
dưỡng giai đoạn 2011- 2020 [4], [5], [31].
Các nghiên cứu về tình hình SDD thấp cịi của trẻ em Việt Nam được
công bố cho thấy; tỉ lệ SDD thể nhẹ cân, thấp cịi và gầy cịm có xu hướng
giảm, đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra trong những năm gần đây tuy nhiên tỉ
lệ SDD trẻ em có sự khác biệt rõ rệt giữa các vùng, miền trên cả nước;
Số liệu thống kê của VDD trong vòng 5 năm trở lại đây cho thấy: năm
2015 tỷ lệ SDD thể thấp còi cao nhất cả nước vẫn là khu vực Tây Nguyên
(34,2%), sau 5 năm khu vực này đã giảm được 7,4% so với 41,6% của năm
2010. Điển hình vẫn là các tỉnh Kontum (39,3%), Gia Lai (35,3%), Đăk Nông
(33%), Đăk Lắc (32,4%). Tiếp sau là các tỉnh khu vực Trung du và miền núi
phía Bắc, các tỉnh có tỉ lệ SDD thấp còi cao như: Lào Cai 35,1%, Hà Giang
35,3%, cao nhất là Lai Châu 36,4%, sau 5 năm tỉ lệ SDD thấp còi ở Lai Châu
chỉ giảm được 0,8% [31].
Nghiên cứu của Lương Thị Thu Hà (2008) về thực trạng SDD thiếu
protein năng lượng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại 2 xã của huyện Phú Lương, tỉnh
Thái Nguyên cho thấy: tỉ lệ SDD của trẻ em dưới 5 tuổi trong nghiên cứu ở
mức rất cao; Thể nhẹ cân là 35,4%, thể thấp còi là 41,5%, thể gầy còm là
8,4%. SDD mức độ nhẹ là chủ yếu gặp ở thể nhẹ cân, thấp còi; SDD độ I thể
nhẹ cân là 29,6%, thể thấp cịi là 27,5%. Độ tuổi có tỉ lệ SDD cao ở nhóm tuổi
13 - 48 tháng tuổi. Tỉ lệ trẻ SDD tăng dần theo nhóm tuổi ở cả 3 thể. Nhóm
tuổi có tỉ lệ SDD cao nhất là 25 - 48 tháng tuổi [7].



13

Nghiên cứu của Bùi Minh Thu và cộng sự (2012) về thực trạng SDD
của trẻ em dưới 5 tuổi ở huyện Cao Lộc, Lạng Sơn; Tỉ lệ SDD thể nhẹ cân là
19,7 %, thể thấp còi là 26,3%, thể gầy còm là 11,9%. SDD mức độ nhẹ là chủ
yếu gặp ở thể nhẹ cân, thấp còi: SDD độ I, thể nhẹ cân là 11%, thể thấp còi là
15%. Độ tuổi có tỉ lệ SDD cao ở nhóm tuổi 13 - 48 tháng tuổi [20].
Nghiên cứu của Hoàng Đức Hạnh tại Hà Nội năm 2011 cho thấy: tỉ lệ
SDD trẻ em ở thể nhẹ cân là 8,6 %, thể thấp còi là 18,7 % và thể gầy còm là
2,9 % [9].
Nghiên cứu tại vùng đồng bằng và ven biển tỉnh Nghệ An của Chu
Trọng Trang trên 1027 trẻ em dưới 5 tuổi và bà mẹ cho thấy: SDD thể nhẹ cân
chiếm tỉ lệ 20,5%, SDD thấp còi là 35,7%, tỉ lệ trẻ SDD dưỡng có sự khác
nhau giữa các nhóm tuổi, có chiều hướng tăng dần theo tuổi và khơng khác
biệt giữa trẻ trai và trẻ gái [22].
Nghiên cứu của Trần Thị Lan, năm 2013 tại Quảng Trị cho thấy: tỉ lệ
SDD tại địa bàn nghiên cứu ở mức rất cao, có YNSKCĐ trong đó tỉ lệ SDD
thể nhẹ cân 55,0%; 66,5% SDD thể thấp còi và 16,2% SDD thể gầy cịm. Tỉ
lệ SDD có chiều hướng tăng theo lứa tuổi của trẻ [11].
1.1.2.2. Suy dinh dưỡng thấp còi do thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu albumin ở trẻ em
Hiện nay trên thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, đối tượng
trẻ nhỏ là nhóm có tỉ lệ thiếu kẽm cao nhất. Kẽm tham gia vào thành phần
của trên 300 enzym của cơ thể. Là chất xúc tác không thể thiếu được của
ARN - polymerasa, có vai trị quan trọng trong q trình nhân đơi AND và
tổng hợp protein thúc đẩy q trình tăng trưởng Ngồi ra kẽm có vai trò quan
trọng tăng cường miễn dịch, giúp cơ thể chuyển hóa năng lượng, hình thành
các tổ chức. Thiếu kẽm làm trẻ chậm lớn, biếng ăn, giảm sức đề kháng hay
mắc bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, tiêu chảy, SDD và chậm phát triển
chiều cao. Thiếu kẽm còn gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần làm dễ nổi cáu.



14

Thiếu kẽm làm trẻ dễ bị mắc bệnh tự kỷ. Nhu cầu kẽm của trẻ dưới 1 tuổi là
5 mg/ngày, ở trẻ 1 - 10 tuổi khoảng 10 mg/ngày [10], [36], [39], [41].
Ở Việt Nam số liệu điều tra trên tồn quốc về tình hình thiếu kẽm ở
những nhóm đối tượng nguy cơ cao như trẻ nhỏ và phụ nữ tuổi sinh đẻ là
chưa đầy đủ nhưng kết quả của một số nghiên cứu gần đây cho thấy tỉ lệ thiếu
kẽm ở trẻ dưới 5 tuổi là rất cao. Tỉ lệ thiếu kẽm chiếm tỉ lệ rất cao, ngay ở cả
khu vực thành thị (49,7%), cao nhất là khu vực miền núi (80,8 %) qua cuộc
điều tra quốc gia về VCDD năm 2014 - 2015 do Viện Dinh dưỡng tổ chức
thực hiện ở 3 khu vực trên toàn quốc: Khu vực thành thị; Thành phố Hà Nội,
thành phố Huế, thành phố Hồ Chí Minh. Khu vực nơng thơn; Nam Định,
Nghệ An, Bạc Liêu. Khu vực miền núi; Bắc Kạn, Quảng Ngãi, Kon Tum cho
thấy: Tỉ lệ thiếu kẽm của 3 vùng là: 49,7% - 71,6% - 80,8% (trung bình chung
là: 69,4%). Tỉ lệ người dân sử dụng thực phẩm bổ sung kẽm và đa vi chất
chung của 3 khu vực là 7,7% và 4,3% [13], [29].
Kết quả nghiên cứu của Trần Thúy Nga và CS về tình trạng thiếu kẽm
của trẻ dưới 5 tuổi tại 5 xã thuộc huyện Lạc Sơn, tỉnh Hịa Bình trên 447 trẻ
dưới 5 tuổi được lấy máu đo nồng độ kẽm huyết thanh. Tỉ lệ thiếu kẽm ở trẻ
dưới 5 tuổi là 85%. Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỉ lệ thiếu kẽm ở trẻ
dưới 24 tháng tuổi là: 91,8% và ở trẻ 24 - 59 tháng tuổi: là 81,3%. Tỉ lệ thiếu
thiếu kẽm ở trẻ dưới 5 tuổi tại các xã nghiên cứu rất cao [13].
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, thiếu máu dinh dưỡng là tình trạng bệnh lý
xảy ra khi hàm lượng Hemoglobin (Hb) trong máu xuống thấp hơn bình
thường do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho qúa trình tạo
máu bất kể lý do gì. Hậu quả của thiếu máu dinh dưỡng là rất nặng nề, ảnh
hưởng đến khả năng lao động, ảnh hưởng đến trí tuệ gây tình trạng mệt mỏi,
mất ngủ, kém tập trung, học tập kém đối với trẻ em [10].



15

Kết quả tổng điều tra dinh dưỡng năm 2009 - 2010 cho thấy: nhóm trẻ từ
0 - 12 tháng và 12 - 23 tháng có tỉ lệ thiếu máu cao nhất là 45,3% và 44,4%;
nhóm 24 - 35 tháng là 27,5%. Có thể nhận thấy ở nhóm tuổi càng nhỏ trẻ càng
có nguy cơ thiếu máu cao, trẻ lớn có ít nguy cơ thiếu máu hơn. Sau 5 năm mức
giảm tỉ lệ thiếu máu vẫn cịn thấp và có xu hướng giảm chậm. Điều này có thể
thấy được qua cuộc điều tra quốc gia về VCDD năm 2014 - 2015 do VDD tổ
chức; tỉ lệ thiếu máu của nhóm tuổi 0 - 12 tháng là 45%, 12 - 23 tháng là
42,7%, 24 - 35 tháng là 23%, 36 - 47 tháng là 18,8% và 48 - 59 tháng là
14,3% [28], [29].
Nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học về dinh dưỡng đã khẳng định,
ở những cộng đồng có vấn đề thiếu máu, thiếu sắt thường đi kèm với tình
trạng thiếu kẽm, điều này có thể giải thích là do sắt và kẽm thường tập trung
trong cùng một nhóm thực phẩm, vì vậy khi đã thiếu những loại thực phẩm
giàu sắt thì cũng đồng thời thiếu cả kẽm. Như vậy thiếu kẽm cũng đang là một
vấn đề sức khỏe rất cần được quan tâm ở Việt Nam, bên cạnh vấn đề thiếu
kẽm, cũng đang tồn tại tỉ lệ cao của các bệnh thiếu đa VCDD khác như thiếu
sắt, thiếu vitamin A và SDD - protein năng lượng [34], [40], [49].
Điều tra tồn quốc về tình trạng thiếu VCDD ở trẻ từ 6 tháng đến 7 tuổi
tại Việt Nam năm 2010 cho thấy: thiếu VCDD có liên quan tới TTDD của trẻ,
kết quả điều tra có tới 52% trẻ bị thiếu kẽm, 9% trẻ bị thiếu máu và 12% trẻ bị
thiếu sắt do thiếu kẽm. Nghiên cứu cũng cho thấy mối tương quan giữa thiếu
VCDD như thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu sắt có liên quan đến chỉ số Z - score
chiều cao/tuổi [48].
Nghiên cứu của Phạm Vân Thúy năm 2010 ở trẻ em nhóm tuổi 12 - 72
tháng tuổi tại 19 tỉnh thành, cho thấy: Tỉ lệ thiếu máu là 9,1%, thiếu sắt
12,9%, thuộc mức YNSKCĐ nhẹ theo phân loại của WHO. Tỉ lệ thiếu máu và

tình trạng thiếu sắt của trẻ thay đổi theo tuổi. Tỉ lệ trẻ bị thiếu kẽm là 51,9%


16

thuộc mức YNSKCĐ nặng và tỉ lệ thiếu kẽm ở nơng thơn cao hơn có ý nghĩa
thống kê so với thành thị [21].
Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Hải tại huyện Gia Bình tỉnh
Bắc Ninh năm 2007 cho thấy: tỉ lệ trẻ SDD thấp còi và nhẹ cân ở mức 36,7%
và 33,2%, cao hơn so với số liệu chung của toàn quốc và của tỉnh Bắc Ninh
năm 2007. Tỉ lệ thiếu máu, thiếu vitamin A, thiếu kẽm trên trẻ thấp còi lần
lượt là 26,0%, 18,2%, 27,6% [8].
Kết quả điều tra về tình trạng thiếu đa VCDD ở trẻ nhỏ tại các vùng
nông thôn Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Nhiên và CS: tỉ lệ thiếu kẽm,
selenium, magnesium và đồng cao (86,9%, 62,3%, 51,9%, và 1,7%). Tỉ lệ trẻ
bị thiếu máu là 55,6 % và 11,3 % số trẻ bị thiếu vitamin A, thiếu đồng thời từ
2 VCDD trở lên chiếm tới 79,4 % tổng số trẻ. Các tác giả cũng tìm thấy mối
tương quan có ý nghĩa thống kê giữa thiếu máu và thiếu selenium, thiếu
retinol huyết thanh. Kết quả của nghiên cứu này cho thấy thiếu đa VCDD ở
trẻ nhỏ vẫn là vấn đề rất phổ biến ở Việt Nam [50].
Nghiên cứu cắt ngang mô tả nhằm đánh giá tình trạng SDD và tình
trạng thiếu VCDD của 220 trẻ SDD thấp còi, trên đối tượng trẻ 12 - 47 tháng
tuổi tại 2 xã miền núi thuộc huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang của Trương
Tuyết Mai, Nguyễn Thị Thúy Hồng: tỉ lệ SDD thể nhẹ cân chung của 2 xã là
17,2%, tỉ lệ SDD thấp còi là 28,9%. Tỉ lệ trẻ SDD thấp còi thiếu máu là
40,0%, thiếu sắt là 62,3%, thiếu kẽm là 47,7%. Tỉ lệ trẻ SDD thấp cịi có
nồng độ IGF-1 thấp (< 50 mg/mL) là 25,5%, có nồng độ IgA huyết thanh
thấp (< 70mmoL/mL) là 19,1%. Thiếu máu, thiếu sắt và thiếu kẽm là các yếu
tố ảnh hưởng tới tình trạng SDD thấp cịi của trẻ 12 - 47 tháng tuổi [12].
Nghiên cứu của Lê Thị Thu Hà và CS về thực trạng SDD thấp còi và

mối liên quan với thiếu máu và thiếu kẽm của trẻ 12 - 47 tháng tuổi tại huyện
Tam Đảo Vĩnh Phúc năm 2014 cho thấy: Trẻ bị SDD thấp cịi có tỉ lệ thiếu


17

máu là 26%, tỉ lệ thiếu kẽm rất cao 92,7%. Tình trạng thiếu kẽm ảnh hưởng
rất lớn tới SDD thấp còi của trẻ em tại huyện Tam Đảo, những trẻ SDD thấp
cịi có nguy cơ thiếu kẽm gấp 26 lần so với trẻ không bị SDD. Tỉ lệ này cao
như vậy có thể là do chế độ ăn của trẻ khơng đa dạng thực phẩm, khơng ăn
hoặc ít ăn các thực phẩm giàu kẽm [6].
Khảo sát 571 trẻ em dưới 5 tuổi tại một số khu tái định cư vùng di dân
lòng hồ thủy điện ở khu vực Tây Nguyên năm 2012 của tác giả Đặng Oanh và
CS: tình trạng SDD của trẻ em theo các thể nhẹ cân, thấp còi và gầy còm lần
lượt là 39,2% - 48,7% - 10,7%. Các chỉ số này đều cao hơn trung bình tồn
khu vực và tồn quốc. Có 45,8% trẻ bị thiếu máu (Hb < 110 g/L) có nơi tỉ lệ
thiếu máu lên tới 77,7% [17].
Ở trẻ thiếu dinh dưỡng protein - năng lượng thường thiếu các chất dinh
dưỡng khác như thiếu sắt, magiê, kali, kẽm, các acid béo chưa no, các vitamin
và nhiều chất khác. Điều đó làm cho bệnh cảnh lâm sàng của SDD protein năng lượng thêm phong phú và đa dạng. Chuyển hoá protein, tiêu hoá protein
kém hơn do tiết trypsin của tuyến tuỵ giảm, nhưng không ảnh hưởng nhiều
đến khả năng sử dụng và tích chứa protein khi áp dụng chế độ phục hồi. Tổng
hợp albumin ở gan bị ảnh hưởng nên hàm lượng albumin huyết thanh giảm,
giảm nhiều ở trẻ thể gầy cịm.
1.1.3. Tình hình suy dinh dưỡng thấp cịi trẻ em tại tỉnh Thái Bình và
huyện Tiền Hải
Thái Bình là tỉnh thuộc vùng đồng bằng, có nền kinh tế văn hóa đang
ngày càng phát triển, vấn đề chăm sóc cho cộng đồng nói chung và trẻ em nói
riêng ngày càng được quan tâm. Đã có nhiều nghiên cứu về tình trạng dinh
dưỡng, đặc điểm khẩu phần của trẻ em dưới 5 tuổi được triển khai trên địa

bàn tỉnh, góp phần giảm đáng kể tỉ lệ SDD của trẻ em trong tỉnh.


18

Nghiên cứu của Trần Quang Trung năm 2006 tại huyện Tiền Hải cho
thấy: tỉ lệ SDD thể nhẹ cân là 22,6 %, về nhận thức của bà mẹ có con SDD có
tới 51% bà mẹ vẫn cho là con phát triển bình thường [24].
Nghiên cứu của Ninh Thị Nhung tại 2 trường mầm non thuộc 2
xã/phường của Thành phố Thái Bình năm 2011 cho thấy: tỉ lệ SDD là 14,0%
trong đó SDD độ I chiếm 94,3%, cịn lại 5,7%, SDD độ II, khơng có SDD độ
III. SDD cao nhất ở nhóm tuổi 25 đến 36 tháng chiếm 16,5%. Tỉ lệ cịi cọc là
19,8%, tăng dần theo các nhóm tuổi. Tỉ lệ gầy mịn là 7,4%, tỉ lệ thừa cân, béo
phì là 2,6%. Năng lượng khẩu phần không đạt so với nhu cầu đề nghị ở tất cả
các nhóm tuổi ở cả 2 khu vực, tỉ lệ trẻ đạt nhu cầu về năng lượng chỉ có 15,6
%. Có trên 90% số trẻ đạt nhu cầu đề nghị về protid trong đó khu vực thành
thị cao hơn khu vực nông thôn [14].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thịnh tại xã Vũ Phúc Thành phố Thái
Bình năm 2013 cho thấy: Tỉ lệ SDD cân nặng theo tuổi là 13,9% trong đó chủ
yếu là SDD độ I chiếm 11,2%, còn 0,3% trẻ SDD độ III. SDD thể nhẹ cân
thấp nhất ở nhóm tuổi dưới 12 tháng. Tỉ lệ còi cọc là 23,1%, tỉ lệ còi cọc có
xu hướng tăng dần theo nhóm tuổi. Tỉ lệ gầy mòn là 6,9%, ở trẻ nam là 7,4%
lại cao hơn trẻ nữ là 6,5%, khơng có sự khác biệt về tỉ lệ SDD các thể theo
giới. Tỉ lệ thừa cân béo phì là 3,2%, ở trẻ nữ là 4% cao hơn trẻ nam là 2,5%,
tập trung ở nhóm tuổi 49 - 60 tháng tuổi [18].
Nghiên cứu gần đây của Trần Quang Trung (năm 2014) về thực trạng
SDD thấp còi ở trẻ dưới 5 tuổi vùng ven biển Tiền Hải, Thái Bình cho thấy;
tình trạng SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi phổ biến nhất là tỉ lệ mắc thể thấp còi
(26,9%) rồi đến thể nhẹ cân (11,1%) và thấp nhất là thể gầy còm (4,5%), tỉ lệ
SDD tăng lên theo tuổi, tăng nhanh từ nhóm 13 - 24 tháng và tỉ lệ cao nhất từ

các nhóm trẻ trên 24 tháng [25].


19

Theo báo cáo thống kê của VDD về tỉ lệ SDD thấp cịi của tỉnh Thái
Bình qua các năm 2000 - 2005 - 2010 - 2015 cho thấy: mức giảm lần lượt là;
34,2% - 27,9% - 26,7% - 25%. Như vậy trong vòng 15 năm qua, mức giảm tỉ
lệ SDD thấp cịi chậm chỉ đạt 9,2% tính trung bình mỗi năm giảm được
0,61% [31].

1.2. Nguyên nhân, hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi và thiếu máu,
thiếu kẽm, thiếu albumin.
1.2.1. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em
Nguyên nhân phổ biến của tình trạng SDD trẻ em là do chế độ ăn
không cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng theo nhu cầu của trẻ và tình trạng
mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: tiêu chảy, nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Nguyên
nhân này càng phổ biến hơn ở các vùng nơng thơn nghèo, những địa bàn có
điều kiện kinh tế, văn hóa xã hội cịn hạn chế, khả năng tiếp cận thông tin
truyền thông giáo dục sức khỏe của người dân cịn gặp khó khăn, kiến thức,
thực hành chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng trẻ em của bà mẹ và người chăm
sóc trẻ khơng đầy đủ. Thiếu VCDD gây nên tình trạng biếng ăn khiến trẻ
khơng hấp thu được các dưỡng chất cần thiết dẫn đến trẻ bị SDD [42], [65].
- Chế độ dinh dưỡng:
Việc nuôi trẻ không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho
trẻ ăn bổ sung không đúng cả về số lượng và chất lượng, mẹ thiếu kiến thức
dinh dưỡng hoặc khơng có thời gian chăm sóc con cái là nguyên nhân hàng
đầu ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất của trẻ. Bên cạnh đó là khẩu
phần ăn chưa cung cấp đủ nhu cầu khuyến nghị (NCKN) các VCDD như iốt,
sắt, kẽm, vitamin A, D, C, vitamin nhóm B [34]. Dinh dưỡng rõ ràng là yếu tố

then chốt nhưng tổng số năng lượng ăn vào khơng đủ có khả năng là yếu tố


20

ảnh hưởng tới thấp cịi vì thấp cịi thường khơng kết hợp với gầy còm, nghĩa
là năng lượng thường đủ để đứa trẻ duy trì cân nặng của nó phù hợp với chiều
cao. Chất lượng khẩu phần cần xem xét hơn là số lượng khẩu phần, trong đó
vai trị của protein động vật, chất béo, các vi chất, vitamin, các axit amin và
axit béo cần thiết [33].
- Trẻ bị nhiễm khuẩn và các bệnh lý khác:
Nhiễm khuẩn, đặc biệt là tiêu chảy ảnh hưởng đến TTDD và chiều cao
của đứa trẻ. Nhiễm khuẩn dẫn đến các tổn thương đường tiêu hóa do đó làm
giảm hấp thu, đặc biệt các vi chất, làm cho kháng nguyên và các vi khuẩn đi
qua nhiều hơn. Nhiễm khuẩn làm tăng hao hụt các chất dinh dưỡng, trẻ ăn
kém hơn do giảm ngon miệng, ảnh hưởng đến khả năng tăng chiều cao ở trẻ.
Nhiễm khuẩn dễ đưa đến SDD do rối loạn tiêu hoá, và ngược lại SDD
dễ dẫn tới nhiễm khuẩn do đề kháng giảm. Do đó, tỉ lệ SDD có thể dao động
theo mùa và thường cao trong những mùa có các bệnh nhiễm khuẩn lưu hành
ở mức cao (tiêu chảy, viêm hô hấp, sốt rét). Một số bệnh nhiễm trùng khác
cũng ảnh hưởng nhiều tới dinh dưỡng như sởi và các bệnh ký sinh trùng
đường ruột [35].
- Do điều kiện kinh tế xã hội:
SDD là một bệnh của nghèo nàn và lạc hậu, có liên quan đến kinh tế, văn
hóa, dân trí. Đây là mơ hình hệ bệnh tật đặc trưng của các nước đang phát triển.
- Do môi trường độc hại ảnh hưởng đến tăng trưởng:
Môi trường sống độc hại, hoặc do chế độ chăm sóc vệ sinh cho trẻ kém,
cũng là ngun nhân dẫn đến tình trạng SDD thấp cịi ở trẻ.
Trong các nguyên nhân cơ bản nêu trên, thì nguyên nhân về dinh dưỡng
ảnh hưởng lớn đến toàn bộ quá trình sinh trưởng và phát triển của trẻ. Nhiều

quan điểm cho rằng nguyên nhân gốc rễ của SDD là tình trạng đói nghèo, lạc
hậu về các mặt phát triển nói chung, bao gồm cả mất bình đẳng về kinh tế
[37].


21

1.2.2. Hậu quả của suy dinh dưỡng thấp còi do thiếu máu, thiếu kẽm, thiếu
albumin
Mặc dù tất cả trẻ em đều có khả năng phát triển như nhau cho đến 5
tuổi, tình trạng thấp cịi thường khơng được phát hiện do trẻ có chiều cao thấp
được xem như bình thường và do những hậu quả nghiêm trọng của SDD thấp
còi không được phổ biến rộng rãi. Các hậu quả do SDD, đặc biệt là SDD thấp
cịi mang lại đó là: hậu quả về y tế và hậu quả về kinh tế, giáo dục[44].
a. Hậu quả về y tế
- Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, SDD làm giảm khả năng miễn dịch và
tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng. Những người trưởng
thành từng bị thấp còi khi cịn nhỏ thường có xu hướng mắc các bệnh như cao
huyết áp, tiểu đường, bệnh tim và béo phì.
- Trẻ dưới năm tuổi được sinh ra bởi các bà mẹ thuộc nhóm chiều cao
thấp(dưới 145 cm) có nguy cơ tử vong cao, khoảng 40% [44].
- Phụ nữ bị thấp cịi thường có xu hướng sinh con nhỏ và nhẹ cân do đó
tạo ra vịng luẩn quẩn của TTDD kém và đói nghèo. Một đứa trẻ sinh ra bị
nhẹ cân thường cũng thấp hơn khi trưởng thành so với trẻ sinh ra khơng bị
nhẹ cân [1].
SDD thấp cịi gây ra các tác động tiêu cực lâu dài đến sức khỏe khơng
chỉ ở hiện tại mà cịn tác động đến cả các thế hệ sau này. Các nguy cơ về sức
khỏe gắn liền với tình trạng thấp cịi bắt đầu từ khi lọt lòng và kéo dài trong
suốt cuộc đời của trẻ và thường di truyền sang thế hệ tiếp theo. Trong “Báo
cáo dinh dưỡng là trọng tâm của sự phát triển”, có trích dẫn: “Con của các bà

mẹ bị SDD thấp cịi hoặc nhẹ cân thường có xu hướng bị thấp còi hoặc nhẹ
cân. Bằng cách này, SDD được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác như một
sự kế thừa không mong muốn” [68].


22

Trẻ bị chậm phát triển trong tử cung khi sinh ra sẽ có nguy cơ gặp các
biến chứng nghiêm trọng như chậm phát triển trí tuệ và thần kinh và ln
trong tình trạng thiếu hụt chiều cao cho đến khi trưởng thành [44].
SDD thấp còi ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của bà mẹ và người
trưởng thành. Chậm tăng trưởng ở giai đoạn đầu đời không chỉ liên quan đến
chiều cao thấp khi trưởng thành mà còn gây ra một số rối loạn chuyển hóa và
các bệnh mạn tính ở người trưởng thành [64].
b. Hậu quả về kinh tế - xã hội
SDD thấp còi còn ảnh hưởng đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tếxã hội của cả một quốc gia. Ngân hàng thế giới ước tính rằng: mất 1% chiều
cao người trưởng thành do còi cọc ở trẻ em đồng nghĩa với việc giảm 1,4%
năng suất kinh tế. Cịi cọc có thể làm giảm tổng sản phẩm quốc nội của một
quốc gia lên đến 3% [67].
SDD thấp cịi gây nhiều thiệt hại về kinh tế, kìm hãm sự phát triển của
xã hội bởi nó trực tiếp ảnh hưởng tới nguồn nhân lực, ảnh hưởng đến giống
nòi. Ở những vùng có tỉ lệ SDD cao thường là các vùng có nền kinh tế chậm
phát triển. Ngân hàng thế giới đã ước tính SDD thấp cịi ở nước ta làm giảm
5% GDP mỗi năm [46].
c. Suy dinh dưỡng thấp còi hạn chế khả năng học tập và lao động.
Thấp cịi có liên quan chặt chẽ với khả năng học hỏi và đóng góp xây
dựng, phát triển nền kinh tế quốc dân. Trình độ học vấn thấp và khả năng phát
triển nhận thức hạn chế. Thiếu dinh dưỡng và thường xuyên mắc các bệnh
nhiễm khuẩn không chỉ ảnh hưởng đến phát triển chiều cao mà còn gây tổn
thương đến chức năng và cấu trúc của não bộ, do đó làm chậm quá trình phát

triển nhận thức suy giảm nhận thức lâu dài. Kết quả của nhóm Nghiên cứu
SDD Bà mẹ Trẻ em cho thấy: SDD thấp còi xảy ra trong 2 năm đầu đời có
liên quan đến giảm số năm đến trường (giảm đi 0,9 năm), chậm đi học và tăng


23

nguy cơ bị đúp (16%). Nghiên cứu từ các nước đang phát triển khác cũng cho
thấy: SDD thấp còi xảy ra trong khoảng 12 - 36 tháng tuổi thường đi kèm với
khả năng nhận thức kém hơn cũng như thành tích học tập thấp hơn ở tuổi
thiếu niên [4], [44], [45].
1.3. Thực trạng khẩu phần ăn của trẻ em hiện nay
Thấp cịi khơng chỉ đơn thuần là kết quả của “SDD mạn tính” mà cịn
là hậu quả của TTDD và sức khỏe bà mẹ kém dẫn tới sự phát triển của bào
thai kém, cân nặng sơ sinh thấp và kết quả là đứa trẻ khi lớn lên cũng nhỏ bé.
Thấp cịi cũng là hậu quả của việc chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ
trong giai đoạn sau sinh khơng tốt. Vì thế, để giảm thấp cịi, các can thiệp cần
tác động vào tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của cả bà mẹ lẫn của trẻ em,
đặc biệt là bà mẹ trong giai đoạn mang thai và trẻ em từ khi còn trong bào thai
cho tới giai đoạn dưới 2 tuổi. SDD thể thấp còi là một trong những chỉ số
đánh giá nguồn nhân lực cho tương lai và thấp còi liên quan chặt chẽ với sự
phát triển kinh - tế xã hội của mỗi quốc gia.
Khẩu phần ăn thực tế của trẻ em 2 - 5 tuổi qua kết quả tổng điều
tra dinh dưỡng (2009 - 2010) của VDD cho thấy: Gạo là lương thực chính,
được tiêu thụ bình quân 204,7 g/trẻ/ngày. Mức tiêu thụ gạo trung bình của trẻ
ở nhóm tuổi 25 - 35 tháng là 183 g/ngày, nhóm 36 - 59 tháng là 216 g/ngày.
Các loại lương thực khác, khoai củ và bột mì được tiêu thụ hầu như không
đáng kể. Các loại đậu, đỗ là nguồn cung cấp protein thực vật được tiêu thụ ở
mức 9,2 g/trẻ/ngày. Mức tiêu thụ trung bình về chất béo (dầu và mỡ) trung
bình dao động từ 0,7 - 1,6 g/trẻ/ngày, nhưng cao hơn rõ rệt ở các vùng đơ thị.

Các loại hạt có dầu như: lạc, vừng được tiêu thụ hầu như không đáng kể (0,6
g/trẻ/ngày). Tiêu thụ các thức ăn động vật như; thịt, trứng, sữa đã tăng lên,
trong đó sữa đuợc tiêu thụ nhiều nhất ở vùng Ðơng Nam Bộ tính gồm cả
Thành phố Hồ Chí Minh (229 g/trẻ/ngày). Mức tiêu thụ sữa bột và phomát


24

cũng cao nhất ở Ðông Nam Bộ (25 g/trẻ/ngày). Các loại rau xanh và hoa quả
chín được tiêu thụ ở mức trung bình thấp, là khoảng 50 g/trẻ/ngày, cao nhất ở
Ðồng bằng sông Hồng (61 g/trẻ/ngày) và Ðông Nam Bộ (77 g/trẻ/ngày). Các
loại đậu đỗ, đậu hạt, đậu phụ, một nguồn chất đạm tốt, giá rẻ nhưng chưa
được chú trọng đưa vào trong bữa ăn. Năng lượng trung bình trong khẩu phần
mới đạt 1.143 Kcal/trẻ/ngày, xấp xỉ so với NCKN cho trẻ em ở lứa tuổi này
(93 - 98%). Chất đạm tổng số trong khẩu phần 47 g/trẻ/ngày, trong đó đạm
động vật chỉ được tiêu thụ ở mức 16,3 g/trẻ/ngày, tỉ lệ đạm động vật/tổng số
còn quá thấp (35%), chưa đạt NCKN cho trẻ em ở lứa tuổi này (> 50%). Cơ
cấu năng lượng P : L: G của trẻ em nhóm tuổi trung bình tồn quốc là 16 : 21:
63. Năng lượng do chất béo cung cấp trung bình là 21% và chất đạm 16% đã
đạt NCKN về tính cân đối năng lượng trong khẩu phần. Tuy nhiên, khi xem
xét mức đáp ứng nhu cầu về một số chất dinh dưỡng theo 2 nhóm tháng tuổi
khác nhau cho thấy: khẩu phần của trẻ ở nhóm tuổi từ 24 - 35 tháng có mức
đáp ứng NCKN cao hơn so với khẩu phần của trẻ ở nhóm tuổi từ 36 - 59
tháng [28].
Một số chất khoáng và VCDD, mức tiêu thụ canxi trung bình cả nước
là 501 mg/trẻ/ngày, nhưng ở các vùng núi phía Bắc là 247 mg/trẻ/ngày, Tây
Nguyên 387 mg/trẻ/ngày và ven biển miền Trung 451 mg/trẻ/ngày, đồng bằng
sông Hồng 460 mg/trẻ/ngày, tiêu thụ canxi chưa đạt nhu cầu. Tỉ lệ Ca/P là
0,73, chưa đạt NCKN. Đáng lưu ý là mức tiêu thụ sắt chỉ đạt 6,5 mg/trẻ/ngày.
Với khẩu phần có trị sinh học trung bình, chỉ có khoảng 5 -10% sắt được hấp

thu, là mức quá thấp so với nhu cầu trẻ em ở lứa tuổi này. Có thể nhận thấy,
riêng mức đáp ứng nhu cầu sắt của khẩu phần trẻ 24 - 35 tháng chỉ đạt 57%
NCKN thấp hơn so với khẩu phần của trẻ 36 - 59 tháng, đạt 77% NCKN,
trung bình ở trẻ 24 - 59 tháng tuổi chỉ ở mức 70%. Lượng vitamin A động vật
trong khẩu phần trung bình là 252 mcg/trẻ/ngày, thấp nhất ở vùng núi phía


25

Bắc là 135mcg/trẻ/ngày, Tây Nguyên đạt 141 mcg/trẻ/ngày, Bắc và ven biển
miền Trung 170 mcg/trẻ/ngày và mức đáp ứng NCKN về vitamin A cũng chỉ
là 65%. Vì vậy các giải pháp phòng chống thiếu máu và thiếu vitamin A ở trẻ
em cần được quan tâm, đặc biệt chú ý đến đối tượng trẻ ở độ tuổi nhỏ hơn nhóm tuổi có nguy cơ cao hơn. Các nghiên cứu vệ gần đây của VDD cũng
cho thấy thiếu kẽm và vitamin D ở trẻ em dưới 5 tuổi rất phổ biến. Cùng với
thiếu sắt, thiếu vitamin A và canxi, đây là những yếu tố quan trọng gây nên
tình trạng chậm phát triển và bệnh tật ở trẻ em. Kết quả nghiên cứu của một
số tác giả cho thấy: việc đáp ứng năng lượng khẩu phần hàng ngày của trẻ em
là chưa đủ, mức cân đối giữa các chất sinh năng lượng chưa hợp lý [28].
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thùy Ninh cho biết: năng lượng khẩu
phần hàng ngày của trẻ là 456 kcal/ trẻ/ ngày chỉ đáp ứng 60,9% - 70,1% so
với nhu cầu hàng ngày của trẻ. Lượng protein trong khẩu phần là đạt NCKN,
lượng chất béo đạt được thấp, 40 - 46,2% đặc biệt lượng lipid có nguồn gốc
thực vật (1,7g) chỉ đạt 26,2% so với NCKN, hầu hết lượng vitamin, chất
khoáng chưa đáp ứng NCKN. Cân đối P : L: G là 17,2% : 11,8% : 71% chưa
hợp lý, tỉ lệ Ca/P, vitamin B2 chưa đáp ứng NCKN [15].
Kết quả nghiên cứu về TTDD và đặc điểm khẩu phần của trẻ em từ 25 60 tháng tuổi của tác giả Ninh Thị Nhung tại Thái Bình cho thấy: năng lượng
khẩu phần không đạt so với nhu cầu đề nghị ở tất cả các nhóm tuổi. Tỉ lệ trẻ
đạt nhu cầu về năng lượng đạt thấp ở mức 15,6%, có trên 90% số trẻ đạt nhu
cầu đề nghị về protid, khu vực thành thị cao hơn ở nông thôn. Tỉ lệ trẻ đạt
được nhu cầu về chất khoáng và vitamin cịn rất thấp, đặc biệt thấp ở nhóm 25

- 36 tháng, tỉ lệ đạt nhu cầu vitamin A chỉ đạt 12,7%, tỉ lệ đạt nhu cầu Ca, Fe
là 36,3%. [28]
1.4. Các phương pháp đánh giá tình trạng dinh dưỡng
1.4.1. Khái niệm về tình trạng dinh dưỡng


×