TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ KINH DOANH HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẨY MẠNH GIA CÔNG XUẤT KHẨU HÀNG
MAY MẶC
TẠI CÔNG TY MAY MỸ HƯNG
Giáo viên hướng dẫn : THS. NGUYỄN THỊ THU HÀ
Sinh viên : TRẦN TRỌNG NGHĨA
Mã SV : 2000D1428
Lớp : 5A18
HÀ NỘI - 2006
Luận văn tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Trong cơ chế thị trường nước ta hiện nay đã có rất nhiều doanh
nghiệp bắt kịp với cơ chế mới và làm ăn có hiệu quả. Tuy nhiên cũng
không ít doanh nghiệp vẫn trong tình trạng làm ăn thua lỗ và đứng trước
nguy cơ phá sản. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này nhưng quan
trọng nhất là công tác tổ chức sản xuất ở các doanh nghiệp đó còn quá yếu
kém và vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế cũ. Điều này đã giải thích
lý do một số doanh nghiệp mặc dù có đội ngũ lao động lành nghề, máy móc
thiết bị hiện đại, nguồn vốn lớn…nhưng sản xuất kinh doanh không có hiệu
quả. Công ty may Mỹ Hưng là một doanh nghiệp nhà nước đã qua chặng
đường 25 năm (1981 - 2006) hình thành và phát triển, qua nhiều giai đoạn
và đã nhiều lần thay đổi cách tổ chức sản xuất. Đến nay công tác tổ chức
sản xuất đã ổn định và bắt đầu làm ăn có hiệu quả. Tuy vậy để theo kịp với
sự phát triển và kế hoạch tăng tốc của ngành Dệt may Việt Nam thì việc
đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm. Sau thời
gian thực tập tại công ty em đã quyết định lựa chọn đề tài: “Một số biện
pháp đẩy mạnh gia công xuất khẩu hàng may mặc”làm luận văn tốt
nghiệp của mình. Kết cấu luận văn được chia thành hai chương:
Chương I: Thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng may mặc tại
Công ty May Mỹ Hưng
Chương II: Một số giải pháp đẩy mạnh gia công xuất khẩu hàng
may mặc tai Công ty May Mỹ Hưng.
2
Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG I
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG MAY MẶC
CỦA CÔNG TY MAY MỸ HƯNG
I. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
1.Quá trình thành lập Công ty, chức năng, nhiệm vụ
1.1. Quá trình thành lập Công ty
Công ty Thương mại Mỹ Hưng là một doanh nghiệp ra đời ngày
15/12/1981 theo quyết định số 1365 - TCCB của Bộ Ngoại thương nay là
Bộ Thương Mại - trong hoàn cảnh Nhà nước ban hành nhiều chủ trương
chính sách phát triển kinh tế, khuyến khích đẩy mạnh xuất nhập khẩu. Nền
kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực, đã có nhiều sản phẩm xuất khẩu đạt
chỉ tiêu phải giao nộp theo kế hoạch, xuất hiện các yêu cầu qua nghị định
như trao đổi hàng Clearing.
Điểm quá trình hình thành và phát triển của Công ty từ năm 1981
đến nay, chúng ta có thể chia thành 2 giai đoạn lớn:
* Giai đoạn 1:
Thời kỳ 1991 - 1998, đất nước ta trải qua những biến đổi sâu sắc về
KINH TẾ - XH do những chính sách đổi mới của Đảng, kinh tế thị trường
với cách quản lý theo kinh tế tập trung và bị suy kiệt do khủng hoảng kéo
dài hàng chục năm. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu lúc thoát lúc mở
không đồng bộ thì khi chồng chéo không phù hợp với những diễn biến
phức tạp của thị trường hàng hoá.
Hoạt động tài chính ngân hàng phát triển chậm, kinh doanh nặng lại
tính quản lý bao cấp hơn là dịch vụ. Thị trường biến đổi phức tạp, lạm phát
liên tục tăng cao. Thời kỳ này Công ty Thương mại Mỹ Hưng với tổng số
vốn kinh doanh ban đầu chỉ vẻn vẹn 139.000.000đ Việt Nam (Nhà nước
không cấp vốn doanh nghiệp vì cho rằng kinh doanh uỷ thác không cần
vốn). Với số cán bộ công nhân viên tổng biên chế chỉ có 50 người mà đa số
là cán bộ Công ty và chuyển khâu bị giải thể chuyển sang. Số cán bộ có
3
Luận văn tốt nghiệp
trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ rất ít. Tổng khi đó với phương thức hoạt
động hoàn toàn mới Công ty hầu như không có thị trường và chỉ có một số
ít bạn hàng nước ngoài. Trước tình hình đó Công ty lo tổ chức ổn định bộ
máy và đào tạo đội ngũ cán bộ nhân viên. Đồng thời tuỳ theo sự phát triển
của thị trường Công ty được đề nghị nhận thêm các nhiệm vụ như: đổi
hàng, làm ăn với Liên Xô và Đông âu, nhập hàng tiêu dùng, đầu tư vào sản
xuất, xuất nhập khẩu uỷ thác gia công may mặc, tham gia cổ đông ngân
hàng XNK, kinh doanh bất động sản...
Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng của cán bộ công nhân viên Công ty
nên cho đến năm 1993 Công ty đã tăng số vốn từ 139.000.000 đ Việt Nam
lên tới số vốn khoảng 24 tỷ đồng.
* Giai đoạn 2
Thời kỳ 1993 đến nay, nền kinh tế thị trường theo xu hướng mở tiếp
tục phát triển mạnh mẽ. Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh với
chính sách ủng hộ tư nhân trả lương cao đã thu hút nhiều cán bộ giỏi vào
các Công ty nước ngoài. Chính sách đổi mới kinh tế làm cho ngày càng
nhiều đối tượng tham gia xuất nhập khẩu. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt
và nhiều khi là sự cạnh tranh không lành mạnh. Các chính sách ưu đãi cho
các doanh nghiệp Nhà nước mất dần, do đó Công ty bị mất một số thị
trường...
Trước tình hình đó Công ty đã nhanh chóng hoàn thành việc thống
nhất hai Công ty và tập trung tất cả cho sản xuất kinh doanh. Công ty chủ
trương đa dạng hoá hoạt động kinh doanh, tạo 3 mảng kinh doanh - sản
xuất và dịch vụ trong đó lấy kinh doanh xuất nhập khẩu làm trọng tâm, với
khả năng đoàn kết tốt nội bộ, Công ty đã đạt được những thành tựu đáng kể
sau 25 năm hình thành và phát triển.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ Công ty
a. Chức năng của Công ty
Công ty Thương mại Mỹ Hưng ra đời với chức năng ban đầu:
4
Luận văn tốt nghiệp
+ Trực tiếp XNK hoặc nhận uỷ thác XNK mọi mặt hàng ngoài do chỉ
tiêu giao nộp của địa phương, các ngành, các xí nghiệp từ Bình Trị Thiên
trở ra.
+ Thực hiện xuất nhập khẩu một số mặt hàng theo chỉ tiêu pháp lệnh.
+ Kinh doanh về cung ứng hàng hoá xuất khẩu tại chỗ cho các cơ sở
có chức năng bán lẻ thu ngoại tệ mạnh.
+ Trao đổi hàng hoá ngoài nghị định thư với các nước thuộc
khu vực I
Sau khi các nước XHCN Đông âu và Liên Xô tan rã, chức năng của
Công ty đã có những thay đổi phù hợp với hoàn cảnh mới. Công ty hiện
nay thực hiện các chức năng sau:
+ Trực tiếp xuất nhập khẩu hoặc nhận uỷ thác XNK mọi mặt hàng
ngoài chỉ tiêu giao nộp của các địa phương, các ngành, các xí nghiệp từ
Bình Trị Thiên trở ra.
+ Thực hiện xuất nhập khẩu một số mặt hàng theo chỉ tiêu pháp lệnh.
+ Kinh doanh về cung ứng hàng hoá xuất khẩu tại chỗ cho các cơ sở
có chức năng bán lẻ thu ngoại tệ mạnh.
+ Công ty còn thực hiện đầu tư và sản xuất
+ Công ty thực hiện mở rộng hoạt động xuất khẩu cũng như nhập
khẩu, lấy đây là hoạt động mũi nhọn (mà đặc biệt là xuất nhập khẩu hàng
gia công may mặc).
- Mục đích kinh doanh của Công ty là nhằm đẩy mạnh hoạt động
sản xuất kinh doanh xuất khẩu, làm tốt công tác nhập khẩu, phục vụ cho
nhu cầu sản xuất và tiêu dùng, góp phần nâng cao chất lượng hàng hoá,
tăng thu ngoại tệ và phát triển đất nước.
b. Nhiệm vụ
- Tự chủ sản xuất kinh doanh trong phạm vi pháp luật quy định,
không ngừng mở rộng nâng cao sản xuất kinh doanh, tự bù đắp chi phí,
căng trải vốn, đóng góp đầy đủ với Nhà nước theo pháp luật quy định.
5
Luận văn tốt nghiệp
- Thực hiện phân phối thep lao động và công bằng xã hội, tổ chức tốt
đời sống vật chất văn hoá và không ngừng nâng cao nghề nghiệp CBCNV.
- Mở rộng liên kết kinh tế với các cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc
mọi thành phần kinh tế, mở rộng hợp tác kinh tế với các tổ chức và cá nhân
nước ngoài
- Công ty phải chấp hành tốt nguyên tắc về quản lý kinh tế của Nhà
nước, sử dụng tốt lực lượng lượng tốt lao động, nguồn vốn, tài sản và đưa
nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh
1.3. Tổ chức bộ máy của Công ty
Hiện nay, với số vốn tới khoảng 50 tỷ đồng, số cán bộ công nhân
viên là 520 người (không kể công nhân xí nghiệp). Ban giám Đốc bao gồm
4 đồng chí chỉ đạo chung trong đó là 1 Giám đốc và 3 phó giám đốc. Có 4
phòng chức năng bao gồm: phòng kế toán tài vụ, phòng tổng hợp hay
phòng thị trường, phòng tổ chức và phòng quản trị. Có 8 phòng nghiệp vụ,
1 xưởng lắp ráp, 3 cửa hàng, 2 liên doanh, 3 chi nhánh, 1 xí nghiệp may.
Cơ cấu tổ chức của Công ty được khái quát hoá qua sơ đồ sau:
6
Luận văn tốt nghiệp
GIÁM ĐỐC
P. GIÁM ĐỐC 1 P. GIÁM ĐỐC 2 P. GIÁM ĐỐC 3
Chi nhánh
Đà Nẵng
Chi nhánh
Hải Phòng
Liên
doanh
Các phòng
Nghiệp vụ
Phòng
KT-TV
Phòng
Quản trÞ
Phòng
Tổng hợp
Phòng
Tổ chức
Cửa hàng
XÝ nghiệp
May
Xưởng
lắp ráp
7
Luận văn tốt nghiệp
2. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005
Thực hiện Thực hiện
Thực hiện
Tổng vốn Tr. đ 10.980 11.520 13.690
Tổng DT Tr. đ 5.638 7.823 8.677
Nộp NS Tr. đ 318 237 245
Lợi nhuận Tr. đ 1.460 1.684 1.970
Tổng số CBCNV Tr. đ 310 450 520
Thu nhập bình
quân người/tháng
Ng.đ 1.100 1.250 1.400
Qua bảng báo cáo tình hình thực hiện các chỉ tiêu qua các năm cho
thấy từ năm 2005 doanh thu của công ty liên tục tăng và với mức tăng rất
cao. Năm 2004 so với năm 2003 là 38,7% và năm 2005 tăng so với năm
2004 là 10,9%. Đây là một mức tăng cao cho thấy công ty ngày càng phát
triển lớn mạnh đóng góp chủ yếu cho doanh thu của công ty là hoạt động
xuất nhập khẩu chiếm 80,7% trong năm 2003, chiếm 84,8% trong năm
2004 và 84,6% trong năm 2005. Từ đó cho thấy công ty ngày càng có uy
tín trên thị trường quốc tế. Về lợi nhuận năm 2004 tăng 15,34% so với năm
2003 và năm 2005 tăng 16,98% so với năm 2004. Nhờ vậy CBCNV cũng
có thu nhập tăng đều qua các năm. Đời sống CBCNV ngày càng được cải
thiện. Qua bảng kết quả hoạt động SXKD của Công ty cho thấy được Công
ty đang đi đúng hướng và ngày càng phát triển. Để có được sự tăng trưởng
liên tục của Công ty trong cơ chế thị trường, lãnh đạo Công ty đã thường
xuyên nắm bắt các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với
hoạt động xuất khẩu, nhất là trong lĩnh vực liên quan tới may mặc của Công ty.
6
Luận văn tốt nghiệp
II . Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật chủ yếu ảnh hưởng dến hoạt
động xuất khẩu của công ty may Mỹ Hưng.
1. Đặc điểm sản phẩm và thị trường may xuất khẩu.
Hoạt động chủ yếu của công ty là gia công hàng may mặc cho nước
ngoài. Ngoài ra Công ty còn tự sản xuất để bán cho thị trường nội địa. Cơ
cấu sản xuất mặt hàng của công ty rất đa dạng và phong phú. Ngoài các
mặt hàng truyền thống của Công ty như áo sơ mi, Jacket, đồng phục cho cơ
quan thì công ty còn sản xuất quần áo bơi, quần áo thể thao, váy bầu…Tuy
nhiên mặt hàng áo Jacket và áo sơ mi vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số
các mặt hàng sản xuất. Bên cạnh đó Công ty còn chú trọng vào các lĩnh vực
kinh doanh phụ nhằm tăng thêm lợi nhuận như ký kết hợp đồng mua bán áo
và đồng phục trẻ em
2. Đặc điểm lao động
Để hiểu rõ được vấn đề chất lượng và số lượng lao động của công ty
chúng ta có thể tham khảo qua các số liệu sau đây:
Bảng 2: Tình hình nguồn nhân lực trong công ty
Chỉ tiêu
2003 2004 2005
% % %
Tổng số LĐ TB năm: 450 730 890
Cơ cấu theo tính chất
LĐ:
+ LĐ trực tiếp
+ LĐ gián tiếp
350
100
77,8
22,2
600
130
82,2
17,8
780
110
87,6
12,4
Cơ cấu theo giới tính:
+ Nam
+ Nữ
380
220
160
57,8
42,2
635
345
290
54,3
45,6
810
470
340
58
41,9
7
Luận văn tốt nghiệp
Cơ cấu theo trình độ:
+ ĐH - Cao đẳng
+ Phổ thông trung học
+ Trình độ khác
60
20
30
10
33,3
50
16,7
85
35
40
10
41,1
47
11,8
93
43
35
15
42,6
37,6
16,1
Cơ cấu tay nghề, bậc thợ:
+ Bậc 1
+ Bậc 2
+ Bậc 3
+ Bậc 4
320
50
60
150
60
15,6
18,7
46,9
18,7
550
70
210
180
90
12,7
38,2
32,7
16,3
717
117
280
220
100
16,3
39
30,7
13,9
Qua số liệu trên cho thấy tổng số lao động TB năm 2004 tăng 62%
so với năm 2003, năm 2005 tăng 21% so với năm 2004.
Năm 2003: Số lao động trực tiếp chiếm 77,8%
Số lao động gián tiếp chiếm 22,2%
Năm 2004: Số lao động trực tiếp chiếm 82,2%
Số lao động gián tiếp chiếm 17,8%
Năm 2005: Số lao động trực tiếp chiếm 87,6%
Số lao động gián tiếp chiếm 12,4%.
Qua số liệu chúng ta thấy số công nhân của năm sau đều cao hơn
năm trước, điều đó chứng tỏ công ty ngày càng lớn mạnh, làm ăn có lãi và
ngày càng được mở rộng, đồng thời chất lượng lao động được cải thiện
đáng kể trong năm 2005 tăng thêm số lao động có kỹ thuật. Mỗi năm khi
tiến hành xây dựng kế hoạch sản xuất, công ty tiến hành lập kế hoạch tuyển
và chủ động cơ cấu lại lao động theo kế hoạch.
3. Đặc điểm quy trình công nghệ
Lãnh đạo Công ty thường xuyên định kỳ đánh giá, có biện pháp cải
tiến tổ chức quản lý để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Mục tiêu của
đánh giá và cải tiến là để tạo ra năng suất lao động, nâng cao hiệu quả hoạt
động của Công ty. Như việc xắp xếp và hợp lý hoá trên các dây truyền sản
8
Luận văn tốt nghiệp
xuất, áp dụng kỹ thuật tiên tiến, sử dụng dây truyền công nghệ hiện đại, cải
tiến cơ cấu tổ chức.
Năm 2003 lãnh đạo Công ty đã thực hiện cải tiến tổ chức sản xuất
tách các xí nghiệp cũ mỗi ca sản xuất thành một xí nghiệp thành viên từ đó
toàn Công ty chỉ làm việc 01 ca/Ngày. Cho tới nay Công ty có 7 xí nghiệp
thành viên và một tổ sản xuất trực thuộc phòng kỹ thuật quản lý.
Năm 2004 Công ty đã đưa hệ thống thiết kế mẫu và các sơ đồ trên
máy vi tính vào hoạt động. Phòng kỹ thuật cung cấp toàn bộ mẫu sơ đồ cho
các đơn vị may để cắt bán thành phẩm. Song do đặc điểm các đơn đặt hàng
nhỏ, mẫu mã thay đổi thường xuyên, chu kỳ sản xuất ngắn hơn nữa do mỗi
đơn vị may có một tổ cắt nên thiết bị cắt, ép mếch bị phân tán nên không
tận dụng hết khả năng của thiết bị. Chính vì vậy tháng 9/2004 Công ty đã
tập trung lại thành 3 tổ cắt giao cho phòng kỹ thuật quản lý buổi đầu mang
lại hiệu quả tốt cung cấp đầy đủ kịp thời bán thành phẩm cho các xí nghiệp
may, chất lượng cắt đảm bảo hơn, quản lý nguyên liệu được chặt chẽ hơn.
Năm 2005, Công ty đã xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất
lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO – 9002 chính vì vậy đã phân định rõ
chức năng nhiệm vụ của từng người, từng bộ phận. Mọi công việc đều có
sự kiểm soát chặt chẽ ngay từ đầu theo các qui trình, các hướng dẫn và thực
hiện ghi chép theo các mẫu biểu qui định. Chính vì vậy mà lãnh đạo công
ty nắm chắc được khâu nào mạnh, yếu và những vấn đề còn tồn tại cần
khắc phục. Nhờ vậy mà năng suất lao động và chất lượng sản phẩm của
công ty tăng lên rõ rệt.
Mô hình sản xuất của công ty gắn liền với qui trình sản xuất theo thứ
tự các bước công đoạn từ đầu vào cho đến khi sản xuất ra sản phẩm.
9
Luận văn tốt nghiệp
QUI TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY
Việc tổ chức theo mô hình trên đã thể hiện rõ tính chất khép kín của
khâu sản xuất, thể hiện rõ tính chuyên môn hoá sâu, qua đó phát huy hết
khả năng của các bộ phận góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh
của Công ty.
4. Đặc điểm của nguyên vật liệu may gia công
Do tính chất về sản phẩm của công ty là các sản phẩm may mạc lên
nguyên vật liệu chính là vải các loại. Bên cạnh đó là các loại khuy, chỉ,
khoá…phần lớn các loại nguyên liệu của công ty là từ trong nước. Các loại
10
Luận văn tốt nghiệp
nguyên vật liệi trong nước đã dần đáp ứng được nhu cầu về chất lượng và
giá cả của Công ty. Chính vì vậy nó đã góp phần làm tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh, giúp công ty ngày càng củng cố thị trường của mình và
tăng lợi nhuận.
Hiệ nay công ty đang tìm cho mình hướng đi mới tập trung vào mặt
hàng chủ lực, từng bước tự đáp ứng nhu cầu về nguyên phụ liệu đầu vào
bằng các thu mua ở thị trường trong nước, đem lại lưọi nhuận cao hơn gia
công thuần tuý, tiến tới công tác kinh doanh thu mua nguyên liệu bán thành
phẩm. Vấn đề của công ty hiện nay là nghiên cứu thị trường đầu ra và đầu
vào hợp lý, đảm bảo chất lượng đầu ra của sản phẩm để có đủ sức cạnh
tranh với các nước xuất khẩu hàng dệt may khác.
III. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIA CÔNG MAY MẶC XUẤT
KHẨU CỦA CÔNG TY
1. Kim ngạch gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty.
Với đặc điểm của ngành may mặc là một ngành công nghiệp nhẹ đòi
hỏi vốn đầu tư không nhiều, tương đối phù hợp với năng lực vận hành của
người Việt Nam, thời gian đào tạo ngắn, khả năng giải quyết việc làm lớn.
Đây là một lĩnh vực được Nhà nước rất quan tâm nhằm thực hiện việc giải
quyết việc làm, cải thiện đời sống cho người lao động. Thêm vào đó kể từ
khi Việt Nam và EU kí hiệp định buôn bán hàng dệt may vào năm 1992
ngành dệt may của Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc , kim ngạch
xuất khẩu không ngừng tăng lên, số lượng các đơn hàng, hợp đồng gia
công tăng lên một cách đáng kể. Vì vậy, ngay từ đầu mặc dù công ty còn
gặp nhiều khó khăn bỡ ngõ nhưng công ty đã chú trọng tập trung đầu tư
vào dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản, đào tạo lực lượng lao
động.
11
Luận văn tốt nghiệp
Cũng giống như các doanh nghiệp may khác, công ty chủ yếu thực
hiện hoạt động gia công hàng may mặc xuất khẩu, Bên cạnh đó tiến hành
xuất khẩu uỷ thác cho các đơn vị khác. Thể hiện qua bảng sau:
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc của công ty
Đơn vị: 1000USD
Năm
Phương
Thức XK
Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004
Giá trị
Tỷ
trọng %
Gía trị
Tỷ trọng
%
Gía trị
Tỷ trọng
%
Gia công xuất khẩu
578 88.4 664 90 735 88.6
Xuất khẩu uỷ thác
76 11.6 74 10 94 11.4
Tổng KN xuất khẩu
654 100 738 100 829 100
Tốc độ tăng KNXK
14.9 10.7
Qua bảng trên ta thấy kim ngạch gia công xuất khẩu hàng may mặc
của Công ty năm 2004 đặt 664,000USD tăng 14,9% so với năm 2003.
Nguyên nhân là do Công ty đã biết vận dụng các ưu thế về lao động, cơ sở
vật chất kỹ thuật, tiếp cận và mở rộng địa bàn. Sang năm 2005, kim ngạch
gia công xuất khẩu tăng chậm xuống còn 10,7% so với năm 2004. Sở dĩ có
sự tăng trưởng chậm này là do ảnh hưởng của việc các Công ty may trong
nước ngày càng tăng dẫn tới sự cạnh tranh trong ngành may mặc nói chung
ngày càng cao. Các Công ty may có uy tín ngày càng nhiều, như Công ty
May 10, Việt Tiến…. Điều đó dẫn đến kim ngạch gia công xuất khẩu của
Công ty có phần chững lại.
Qua bảng trên ta thấy phương thức xuất khẩu uỷ thác thường chiếm tỷ
trọng rất nhỏ, dao động từ 10 – 12 %. Năm 2004 xuất khẩu uỷ thác thường
chiếm tỷ trọng cao nhất là 12%. Đây là phương thức xuất khẩu có ưu điểm
là công ty không phải đầu tư vào dây chuyền sản xuất, lao động, hạn chế
được rủi ro có thể xảy ra … Nhưng lợi nhuận đưa lại thường thấp. Công ty
chỉ thu cước phí uỷ thác xuất khẩu và bằng 1-1,5 giá tị sản phẩm. Tuy
12
Luận văn tốt nghiệp
nhiên công ty cần tích cực thu hút khách hàng nội địa uỷ thác cho người lao
động.
2. Các phương thức gia công hàng may mặc xuất khẩu của công ty.
Trên thực tế có nhiều phương thức gia công hàng may mặc xuất khẩu.
Mỗi phương thức sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty, trình độ tay
nghề của công nhân … Tuy nhiên đối với hoạt động gia công hàng may
mặc xuất khẩu thường căn cứ vào quyền sở hữu nguyên vật liệu để phân
loại phương thức gia công. Theo tiêu thức này trong thời gian qua công ty
đã tiến hành gia công nhận nguyên vật liệu giao thành phẩm và gia công
mua nguyên liệu bán thành phẩm hay gia công “ mua đứt bán đoạn”.
Bảng 2: Kim ngạch gia công xuấtkhẩu theo phương thức gia công.
Đơn vị: 1000USD
Năm
P. Thức GCXK
2002 2003 2004
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Giá trị
Tỷ trọng
(%)
Nhận NVL giao TP
578 100 604 91 655 90.5
Mua NVL bán TP
60 9 80 9.5
Tổng kim ngạch XK
100 664 100 735 100
Nguồn : Phòng kế hoạch
Như vậy cũng giống như các doanh nghiệp may mặc khác ở Việt Nam
gia công nhận nguyên liệu giao thành phẩm luôn là phương thức gia công
chủ yếu của công ty. Kể từ khi thành lập cho đến năm 2003 đây là phương
thức chiếm 100% kim ngạch gia công. Điều này xuất phát từ điều kiện thực
tế của công ty có quy mô nhỏ, năng lực sản xuất còn hạn chế, nhiều khách
hàng chưa biết đến sản phẩm của công ty. Đối với phương thức này công ty
không phải lo nguyên cứu thị trường, lo về vốn…. Tuy nhiên công ty chỉ
thu được chi phí gia công và chi phí này chủ yếu là do lao động sáng tạo ra
nên thường rất thấp chỉ bằng 1/10 đến 1/5 giá FOB xuất khẩu tương ứng.
Thêm vào đó phía nước ngoài thường lợi dụng lúc trái vụ để ký hợp đồng
với giá rẻ hơn, do đó hiệu quả kinh tế không cao.
13