Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (187.27 KB, 5 trang )
Thai bất thường -Phát hiện thế nào?
Nên khám thai định kỳ để phát hiện sớm bất thường thai nghén.
Mang thai và sinh ra những đứa con khỏe mạnh là hạnh phúc của
người phụ nữ. Ngày nay trên các phương tiện thông tin đại chúng thường
thấy nói về thai bất thường (bệnh Down, song thai dính nhau, thai có khối u ở
mặt, cổ ). Điều này gây lo lắng cho các bà mẹ đang mang thai và gia đình của
họ, liệu đứa trẻ mà họ đang mong ước có hoàn chỉnh? Làm thế nào để phát
hiện được các bất thường đó và nếu chẳng may thai nhi bị mắc một dị tật nào
đó sẽ điều trị như thế nào? Chúng tôi xin giới thiệu bài viết của TS. Lê Hoàng
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Những dị tật có thể được phát hiện sớm
Bất thường về nhiễm sắc thể: Đây là những bất thường về di truyền (bệnh
Down, hội chứng Turner ), những bất thường này thường để lại những hậu quả
nặng nề cho cuộc sống sau này của đứa trẻ, hiện nay để phát hiện những bất
thường này cần phải làm rất nhiều xét nghiệm sàng lọc như siêu âm sớm (đo độ
dày da gáy thai lúc 12-14 tuần), xét nghiệm về máu (double tests, triple tests ),
chọc dò nước ối
Bất thường về hệ thần kinh thai: Nhiều dị tật liên quan đến hệ thần kinh, có
những dị tật có thể phát hiện được sớm trong 3 tháng đầu (thai vô sọ, não úng
thủy, não lộn ngoài ); có những dị tật phát hiện muộn hơn như não nhỏ, bất
thường về cấu trúc não. Các dị tật này có thể phát hiện được trong 3 tháng giữa
của thai kỳ bằng siêu âm, xét nghiệm máu, chụp cộng hưởng từ. Ngày nay nhiều
nghiên cứu cho rằng việc dùng axit folic (vitamin B9) trước thời kỳ có thai khoảng
1-2 tháng sẽ làm giảm một số bất thường về ống thần kinh.
Bất thường về hệ tim mạch: Chiếm tỷ lệ 0,4 - 0,8% trẻ đẻ ra, thường được
phát hiện vào 3 tháng giữa thời kỳ mang thai. Các dị tật về tim thường có tính chất
gia đình, vì vậy cần phải có thăm khám kỹ đối với những người có tiền sử gia đình
và bản thân mắc bệnh. Những bệnh thường gặp là thông liên nhĩ, thông liên thất,
còn ống động mạch, đảo gốc động mạch