Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Tài liệu Gíao án tuần 25 ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.36 MB, 43 trang )






LỊCH BÁO GIẢNG TUẦN 25


Thứ ngày Môn Tên bài dạy
Hai

Tập đọc (2)
Đạo đức
Thủ công


Hoa Ngọc Lan.
Cám ơn và xin lỗi (T1)
Cát dán hình chữ nhật (T1)

Ba

Thể dục
Chính tả
Toán
Tập viết

Bài thể dục – Trò chơi.
Nhà bà ngoại
Luyện tập.
Tô chữ hoa E, Ê





Tập đọc (2)
Toán
TNXH


AI dậy sớm.
Điểm ở trong, điểm ở ngoài một hình.
Con cá.



Năm

Chính tả
Toán
Tập viết
Mĩ thuật

Câu đố.
Luyện tập chung.
Tô chữ hoa: G
Vẽ màu vào hình của tranh nhân gian.

Sáu

Tập đọc (2)
Toán

Kể chuyện
Hát


Mưu chú sẻ.
Kiểm tra định kỳ giữa học kỳ II.
Trí khôn.
Quả (TT).







Thứ hai ngày… tháng… năm 2004
Môn : Tập đọc
BÀI: HOA NGỌC LAN
I.Mục tiêu:
1. Học sinh đọc trơn cả bài. Đọc đúng các tiếng có phụ âm đầu: v, d, l, n; có phụ âm cuối: t (ngát),
các từ ngữ: hoa ngọc lan, dày, lấp ló, ngan ngát, khắp.


-Biết nghỉ hơi khi gặp dấu câu.
2. Ôn các vần am, ăp; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần am và ăp.
3. Hiểu từ ngữ trong bài: Lấp ló, ngan ngát. Nhắc lại được các chi tiết tả nụ hoa ngọc lan. Hiểu
được tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của em bé.
-Gọi đúng tên các loại hoa trong ảnh (theo yêu cầu luyện nói).
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.

-Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :

1.KTBC : Hỏi bài trước.
Gọi 2 học sinh đọc bài và trả lời các câu hỏi trong
bài.
Hỏi thêm: Em bé trong truyện đáng cười ở điểm
nào?




GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
 GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa
bài ghi bảng.
 Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
+ Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng chận rãi, nhẹ
nhàng). Tóm tắt nội dung bài:
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

Ngốc ngếch, tưởng rằng bà chưa thấy con
ngựa bao giờ nên không nhận ra con ngựa bé
vẽ trong tranh. Nào ngờ bé vẽ không ra hình
con ngựa.
Học sinh khác nhận xét bạn đọc bài và trả lời
các câu hỏi.




Nhắc tựa.

Lắng nghe.



+ Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần
1.
+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc
trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các
nhóm đã nêu.
Hoa lan: (an  ang), lá dày: (lá: l  n), lấp ló.
Ngan ngát: (ngát: at  ac), khắp: (ăp  âp)
+ Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa
từ.
+ Các em hiểu như thế nào là lấp ló. Ngan ngát.


+ Luyện đọc câu:
Bài này có mấy câu ? gọi nêu câu.
Khi đọc hết câu ta phải làm gì?
Gọi học sinh đọc trơn câu theo cách: mỗi em tự
đọc nhẩm từng chữ ở câu thứ nhất, tiếp tục với các
câu sau. Sau đó giáo viên gọi 1 học sinh đầu bàn
đọc câu 1, các em khác tự đứng lên đọc nối tiếp
các câu còn lại.
+ Luyện đọc đoạn: (có 3 đoạn)
Cho học sinh đọc từng đoạn nối tiếp nhau, mỗi lần

xuống dòng là một đoạn.
Đọc cả bài.

Luyện tập:
Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện
nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

5, 6 em đọc các từ khó trên bảng.



Lấp ló: Ló ra rồi khuất đi, khi ẩn khi hiện.
Ngan ngát: Mùi thơm dể chịu, loan tỏa ra xa.


Có 8 câu.
Nghỉ hơi.
Học sinh lần lượt đọc các câu theo yêu cầu
của giáo viên.
Các học sinh khác theo dõi và nhận xét bạn
đọc.


Đọc nối tiếp 2 em, thi đọc đoạn giữa các
nhóm.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết






 Ôn các vần ăm, ăp.
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1:
Tìm tiếng trong bài có vần ăp ?
Bài tập 2:
Nói câu có chứa tiếng mang vần ăm, ăp:
Giáo viên nhắc học sinh nói cho trọn câu để người
khác hiểu, tránh nói câu tối nghĩa.






Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện đọc:
Hỏi bài mới học.
Gọi 2 học sinh đọc bài, cả lớp đọc thầm và trả lời
các câu hỏi:
1. Nụ hoa lan màu gì? (chọn ý đúng)
2. Hương hoa lan như thế nào?
Nhận xét học sinh trả lời.
Gọi học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài văn.



Khắp.

Đọc mẫu từ trong bài (vận động viên đang
ngắm bắn, bạn học sinh rất ngăn nắp)
Các em chơi trò chơi thi nói câu chứa tiếng
tiếp sức:
Ăm: Bé chăm học. Em đến thăm ông bà. Mẹ
băm thịt. …
Ăp: Bắp ngô nướng rất thơm. Cô giáo sắp
đến. Em đậy nắp lọ mực. …
2 em.



Hoa ngọc lan.
2 em.

Chọn ý a: trắng ngần.
Hương lan ngan ngát toả khắp nhà, khắp
vườn.
Học sinh rèn đọc diễn cảm.


Lắng nghe.


Luyện nói:
Gọi tên các loại hoa trong ảnh
Giáo viên nêu yêu cầu của bài tập.

Cho học sinh thảo luận theo cặp trao đổi nhanh về
tên các loại hoa trong ảnh.
Cho học sinh thi kể tên đúng các loại hoa.
5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã
học.
6.Nhận xét dặn dò: Giáo dục các em yêu quý các
loại hoa, không bẻ cành hái hoa, giẫm đạp lên hoa

Về nhà đọc lại bài nhiều lần, xem bài mới.

Học sinh trao đổi và nêu tên các loại hoa
trong ảnh (hoa hồng, hoa đồng tiền, hoa râm
bụt, hoa đào, hoa sen)

Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.

Thực hành ở nhà, ở trường, trồng hoa, bảo
vệ, chăm sóc hoa.
Môn : Đạo đức:
BÀI : CẢM ƠN VÀ XIN LỖI (Tiết 1)

I.Mục tiêu: 1. Học sinh hiểu khi nào cần nói lời cảm ơn, khi nào cần nói lời xin lỗi.
-Vì sao cần nói lời cảm ơn, xin lỗi.
-Trẻ em có quyền được tôn trọng, đối xử bình đẳng.
2. HS biết nói lời cảm ơn, xin lỗi trong các tình huống giao tiếp hằng ngày.
3. Học sinh có thái độ: -Tôn trọng chân thành khi giao tiếp.
-Quý trọng những người biết nói lời cảm ơn, xin lỗi.
II.Chuẩn bị: Vở bài tập đạo đức.

-Đồ dùng để hoá trang khi chơi sắm vai.
-Các nhị và cánh hoa cắt bằng giấy màu để chơi trò chơi “ghép hoa”.


III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động GV Hoạt động học sinh
1.KTBC:
Học sinh nêu đi bộ như thế nào là đúng quy định.
Gọi 3 học sinh nêu.
GV nhận xét KTBC.

2.Bài mới : Giới thiệu bài ghi tựa.
Hoạt động 1 : Quan sát tranh bài tập 1:
Giáo viên nêu yêu cầu cho học sinh quan sát
tranh bài tập 1 và cho biết:
+ Các bạn trong tranh đang làm gì?
+ Vì sao các bạn lại làm như vậy?
Gọi học sinh nêu các ý trên.
Giáo viên tổng kết:
Tranh 1: Cảm ơn khi được bạn tặng quà.
Tranh 2: Xin lỗi cô giáo khi đến lớp muộn.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 2:
Nội dung thảo luận:
Giáo viên chia nhóm và giao cho mỗi nhóm thảo
luận 1 tranh.
Tranh 1: Nhóm 1
Tranh 2: Nhóm 2
Tranh 3: Nhóm 3


3 HS nêu tên bài học và nêu cách đi bộ từ nhà
đến trường đúng quy định bảo đảm ATGT.
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.

Vài HS nhắc lại.


Học sinh hoạt động cá nhân quan sát tranh và
trả lời các câu hỏi trên.

Trình bày trước lớp ý kiến của mình.

Học sinh lắng nghe và nhắc lại.





Từng nhóm học sinh quan sát và thảo luận.
Theo từng tranh học sinh trình bày kết quả, bổ
sung ý kiến, tranh luận với nhau.


Tranh 4: Nhóm 4
Gọi đại diện nhóm trình bày.
GV kết luận:
Tranh 1: Cần nói lời cảm ơn.
Tranh 2: Cần nói lời xin lỗi.
Tranh 3: Cần nói lời cảm ơn.
Tranh 4: Cần nói lời xin lỗi.

Hoạt động 3: Đóng vai (bài tập 4)
Giáo viên giao nhiệm vụ đóng vai cho các nhóm.
Cho học sinh thảo luận nhóm và vai đóng.
Giáo viên chốt lại:
+ Cần nói lời cảm ơn khi được người khác
quan tâm, giúp đỡ.
+ Cần nói lời xin lỗi khi mắc lỗi, khi làm
phiền người khác.
4.Củng cố: Hỏi tên bài.
Nhận xét, tuyên dương.
4.Dặn dò: Học bài, chuẩn bị bài sau.
Thực hiện nói lời cảm ơn và xin lỗi đúng lúc.



Học sinh nhắc lại.




Học sinh thực hành đóng vai theo hướng dẫn
của giáo viên trình bày trước lớp.
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.

Học sinh nhắc lại.



Học sinh nêu tên bài học và tập nói lời cảm
ơn, lời xin lỗi.


Môn : Thủ công
BÀI: CẮT DÁN HÌNH CHỮ NHẬT
I.Mục tiêu: -Giúp HS kẻ được hình chữ nhật.
-Cắt dán được hình chữ nhật theo 2 cách.
II.Đồ dùng dạy học:


-Chuẩn bị tờ giấy màu hình chữ nhật dán trên nền tờ giấy trắn có kẻ ô.
-1 tờ giấy kẻ có kích thước lớn.
-Học sinh: Giấy màu có kẻ ô, bút chì, vở thủ công, hồ dán … .
III.Các hoạt động dạy học :

Hoạt động GV Hoạt động HS
1.Ổn định:
2.KTBC:
Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh theo yêu cầu
giáo viên dặn trong tiết trước.
Nhận xét chung về việc chuẩn bị của học sinh.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài, ghi tựa.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát và
nhận xét:
Ghim hình vẽ mẫu lên bảng.
+ Định hướng cho học sinh quan sát hình chữ
nhật mẫu (H1)








Hát.

Học sinh mang dụng cụ để trên bàn cho giáo
viên kểm tra.



Vài HS nêu lại



Học sinh quan sát hình chữ nhật H1.

A B
D C

Hình 1




+ Hình chữ nhật có mấy cạnh?
+ Độ dài các cạnh như thế nào?
Giáo viên nêu: Như vậy hình chữ nhật có hai
cạnh dài bằng nhau và hai cạnh ngắn bằng nhau.

 Giáo viên hướng dẫn mẫu.

Hướng dẫn học sinh cách kẻ hình chữ nhật:
Giáo viên thao tác từng bước yêu cầu học sinh
quan sát:
Ghim tờ giấy kẻ ô lên bảng. Lấy 1 điểm A trên
mặt giấy kẻ ô. Từ điểm A đếm xuống dưới 5 ô
theo đường kẻ, ta được điểm D.
Từ A và D đếm sang phải 7 ô theo đường kẻ ta
được điểm B và C. Nối lần lượt các điểm từ A ->
B, B -> C, C -> D, D -> A ta được hình chữ nhật
ABCD.
 Giáo viên hướng dẫn học sinh cắt rời hình
chữ nhật và dán. Cắt theo cạnh AB, BC, CD, DA
được hình chữ nhật.
+ Bôi 1 lớp hồ mỏng và dán cân đối, phẳng.
+ Thao tác từng bước để học sinh theo dõi cắt
và dán hình chữ nhật.
+ Cho học sinh cắt dán hình chữ nhật trên giấy
có kẻ ô ly.



Hình chữ nhật có 4 cạnh.
Hai cạnh dài bằng nhau, hai cạnh ngắn bằng
nhau.



Giáo viên hướng dẫn mẫu, học sinh theo dõi
và thao tác theo.


A B
D C


Học sinh thực hành trên giấy kẻ ô ly. Cát và
dán hình chữ nhật có chiều dài 7 ô và chiều
rộng 5 ô.



Học sinh nhắc lại cách kẻ, cắt, dán hình chữ
nhật.



4.Củng cố:
5.Nhận xét, dặn dò:
Nhận xét, tuyên dương các em kẻ đúng và cắt
dán đẹp, phẳng
Chuẩn bị bài học sau: mang theo bút chì, thước
kẻ, kéo, giấy màu có kẻ ô li, hồ dán…



Thứ ba ngày… tháng… năm 2004
MÔN : THỂ DỤC
BÀI THỂ DỤC – TRÒ CHƠI
I.Mục tiêu:
-Ôn bài thể dục. Yêu cầu thuộc thứ tự các động tác trong bài và thực hiện được ở mức độ
tương đối chính xác.

-Làm quen với trò chơi “Tâng cầu”. Yêu cầu thực hiện động tác ở mức độ cơ bản đúng.
II.Chuẩn bị:
-Dọn vệ sinh nơi tập. Chuẩn bị còi và một số quả cầu trinh cho đủ mỗi học sinh mỗi quả.
III. Các hoạt động dạy học :

Hoạt động GV Hoạt động HS
1.Phần mỡ đầu:
Thổi còi tập trung học sinh.
Phổ biến nội dung yêu cầu của bài học.
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát (2 phút)
Xoay khớp cổ tay và các ngón tay (đan các ngón

Học sinh ra sân. Đứng tại chỗ, khởi động.
Học sinh lắng nghe nắmYC nội dung bài học.
Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp
trưởng.


tay của hai bàn tay lạivới nhau rồi xoay vòng
tròn) 5 -> 10 vòng mỗi chiều.
Xoay khớp cảng tay và cổ tay (co hai tay cao
ngang ngực sau đó xoay cẳng tay đồng thời xoay
cổ tay) 5 -> 10 vòng mỗi chiều.
Xoay cánh tay : 5 vòng mỗi chiều.
Xoay đầu gối (đứng hai chân rộng bằng vai và
khuỵu gối hai bàn tay chống lên hai đầu gối đó
và xoay vòng tròn) 5 vòng mỗi chiều.
Giậm chân tại chỗ và đếm theo nhịp 1 – 2, 1 – 2
khoảng 1 phút.
Trò chơi: Do giáo viên chọn 1 phút.


2.Phần cơ bản:
Ôn bài thể dục: 2 – 3 lần, mỗi động tác 2 X 8
nhịp.
+ Lần 1: Giáo viên vừa làm mẫu vừa hô nhịp,
lần 2 giáo viên chỉ hô nhịp. Xen kẻ nhận xét uốn
nắn các em tập cho đều và đúng các động tác.
Lần 3 tổ chức cho các em trình diễn theo tổ dưới
sự điều khiển của giáo viên.
+ Ôn tập hợp hàng dọc giống hàng điểm số
theo từng tổ. Đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay
phải, quay trái, dàn hàng, dồn hàng (2 -> 3 phút).
+ Trò chơi: Tâng cầu: 10 – 12 phút.
+ Giáo viên giới thiệu quả cầu. Sau đó làm mẫu
và giải thích cách chơi. Tiếp theo cho học sinh
dãn cách cự ly 1 -> 2 mét để học sinh tập luyện.
Có thể cho học sinh tập theo đội hình vòng tròn










Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của GV.




Học sinh ôn các động tác của bài thể dục theo
hướng dẫn của giáo viên và lớp trưởng.
Từng tổ trình diễn các động tác.


Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp
trưởng.



Học sinh lắng nghe và thực hiện theo hướng
dẫn của giáo viên.


hoặc chữ U.
Tổ chức cho các em thi tâng cầu xem ai tâng
được nhiều nhất.

3.Phần kết thúc :
GV dùng còi tập hợp học sinh.
Chạy nhẹ nhàng thành 1 hàng dọc trên địa hình
tự nhiên 30 đến 40 mét.
Đi thường theo vòng tròn và hít thở sâu: 1 phút.
Ôn 2 động tác vươn thở và điều hoà của bài thể
dục, mỗi động tác 1X 8 nhịp.
GV cùng HS hệ thống bài học.
4.Nhận xét giờ học.
Hướng dẫn về nhà thực hành.





Học sinh xung phong thi tâng cầu, tuỳ theo số
lượng học sinh xung phong để bố trí cách thi
cho hợp lý.


Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp
trưởng.


Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của lớp
trưởng.

Học sinh nhắc lại quy trình tập các động tác
đã học.

Môn : Chính tả (tập chép)
BÀI : NHÀ BÀ NGOẠI
I.Mục tiêu:
-HS chép lại chính xác, trình bày đúng đoạn văn: Nhà bà ngoại.
-Đếm đúng số dấu chấm trong bài chính tả. Hiểu: Dấu chấm dùng để kết thúc câu.
-Làm đúng các bài tập chính tả: Điền vần ăm, ăp, chữ c hoặc k vào chỗ trống.
II.Đồ dùng dạy học:
-Bảng phụ, bảng nam châm. Nội dung đoạn văn cần chép và các bài tập 2, 3.


-Học sinh cần có VBT.
III.Các hoạt động dạy học :


Hoạt động GIÁO VIÊN Hoạt động HS
1.KTBC :
Chấm vở những học sinh giáo viên cho về nhà
chép lại bài lần trước.
Gọi 2 học sinh lên bảng làm lại bài tập 2 và 3 tuần
trước đã làm.
Nhận xét chung về bài cũ của học sinh.
2.Bài mới:
GV giới thiệu bài ghi tựa bài.
3.Hướng dẫn học sinh tập chép:
Gọi học sinh nhìn bảng đọc đoạn văn cần chép
(giáo viên đã chuẩn bị ở bảng phụ).
Cả lớp đọc thầm đoạn văn và tìm những tiếng các
em thường viết sai: ngoại, rộng rai, loà xoà, hiên,
khắp vườn.

Giáo viên nhận xét chung về viết bảng con của
học sinh.
 Thực hành bài viết (chép chính tả).
Hướng dẫn các em tư thế ngồi viết, cách cầm bút,
đặt vở, cách viết đầu bài, cách viết chữ đầu của
đoạn văn thụt vào 2 ô, sau dấu chấm phải viết hoa.
Cho học sinh nhìn bài viết ở bảng từ hoặc SGK để
viết.

Chấm vở 3 học sinh yếu hay viết sai đã cho
về nhà viết lại bài.
2 học sinh làm bảng.
Học sinh khác nhận xét bài bạn làm trên

bảng.

Học sinh nhắc lại.

2 học sinh đọc, học sinh khác dò theo bài
bạn đọc trên bảng từ.
Học sinh đọc thầm và tìm các tiếng khó hay
viết sai: tuỳ theo học sinh nêu nhưng giáo
viên cần chốt những từ học sinh sai phổ biến
trong lớp.
Học sinh viết vào bảng con các tiếng hay
viết sai.

Học sinh thực hiện theo hướng dẫn của giáo
viên.




 Hướng dẫn học sinh cầm bút chì để sữa lỗi
chính tả:
+ Giáo viên đọc thong thả, chỉ vào từng chữ trên
bảng để học sinh soát và sữa lỗi, hướng dẫn các
em gạch chân những chữ viết sai, viết vào bên lề
vở.
+ Giáo viên chữa trên bảng những lỗi phổ biến,
hướng dẫn các em ghi lỗi ra lề vở phía trên bài
viết.
 Thu bài chấm 1 số em.
4.Hướng dẫn làm bài tập chính tả:

Học sinh nêu yêu cầu của bài trong vở BT Tiếng
Việt.
Đính trên bảng lớp 2 bảng phụ có sẵn 2 bài tập
giống nhau của các bài tập.
Gọi học sinh làm bảng từ theo hình thức thi đua
giữa các nhóm.
Nhận xét, tuyên dương nhóm thắng cuộc.





5.Nhận xét, dặn dò:
Yêu cầu học sinh về nhà chép lại đọan văn cho
đúng, sạch đẹp, làm lại các bài tập.

Học sinh tiến hành chép bài vào tập vở.



Học sinh đổi vở và sữa lỗi cho nhau.



Học sinh ghi lỗi ra lề theo hướng dẫn của
giáo viên.



Điền vần ăm hoặc ăp.

Điền chữ c hoặc k
Học sinh làm VBT.
Các em thi đua nhau tiếp sức điền vào chỗ
trống theo 2 nhóm, mỗi nhóm đại diện 5 học
sinh.
Giải
Năm nay, Thắm đã là học sinh lớp Một.
Thắm chăm học, biết tự tắm cho mình, biết
sắp xếp sách vở ngăn nắp.
Hát đồng ca.
Chơi kéo co.
Học sinh nêu lại bài viết và các tiếng cần lưu
ý hay viết sai, rút kinh nghiệm bài viết lần


sau.


Môn: Tập viết
BÀI: TÔ CHỮ HOA E - Ê
I.Mục tiêu:-Giúp HS biết tô chữ hoa E, Ê.
-Viết đúng các vần ăm, ăp, các từ ngữ: chăm học, khắp vườn – chữ thường, cỡ vừa,
đúng kiểu, đều nét, đưa bút theo đúng quy trình viết; dãn đúng khoảng cách giữa các con chữ theo
mẫu chữ trong vở tập viết.
II.Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ trong nội dung luyện viết của tiết học.
-Chữ hoa: E, Ê đặt trong khung chữ (theo mẫu chữ trong vở tập viết)
-Các vần và các từ ngữ (đặt trong khung chữ)
III.Các hoạt động dạy học :


Hoạt động GV Hoạt động HS
1.KTBC: Kiểm tra bài viết ở nhà của học sinh,
chấm điểm 2 bàn học sinh.
Gọi 2 em lên bảng viết các từ trong nội dung bài
viết tiết trước.
Nhận xét bài cũ.
2.Bài mới :
Qua mẫu viết GV giới thiệu và ghi tựa bài.
GV treo bảng phụ viết sẵn nội dung tập viết.
Nêu nhiệm vụ của giờ học: Tập tô chữ, tập viết
các vần và từ ngữ ứng dụng đã học trong các bài
Học sinh mang vở tập viết để trên bàn cho
giáo viên kiểm tra.
2 học sinh viết trên bảng các từ: gánh đỡ, sạch
sẽ.


Học sinh nêu lại nhiệm vụ của tiết học.




tập đọc.
Hướng dẫn tô chữ hoa:
Hướng dẫn học sinh quan sát và nhận xét:
Nhận xét về số lượng và kiểu nét. Sau đó nêu
quy trình viết cho học sinh, vừa nói vừa tô chữ
trong khung chữ.
Cho học sinh so sánh cách viết chữ E và Ê, có gì
giống và khác nhau.

Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng:
Giáo viên nêu nhiệm vụ để học sinh thực hiện
(đọc, quan sát, viết).

3.Thực hành :
Cho HS viết bài vào tập.
GV theo dõi nhắc nhở động viên một số em viết
chậm, giúp các em hoàn thành bài viết tại lớp.
4.Củng cố :
Gọi HS đọc lại nội dung bài viết và quy trình tô
chữ E, Ê
Thu vở chấm một số em.
Nhận xét tuyên dương.
5.Dặn dò: Viết bài ở nhà phần B, xem bài mới.


Học sinh quan sát chữ hoa E, Ê trên bảng phụ
và trong vở tập viết.
Học sinh quan sát giáo viên tô trên khung chữ
mẫu.

Chữ Ê viết như chữ E có thêm nét mũ.
Viết bảng con.

Học sinh đọc các vần và từ ngữ ứng dụng,
quan sát vần và từ ngữ trên bảng phụ và trong
vở tập viết.
Viết bảng con
Thực hành bài viết theo yêu cầu của giáo viên
và vở tập viết.





Nêu nội dung và quy trình tô chữ hoa, viết
các vần và từ ngữ.


Hoan nghênh, tuyên dương các bạn viết tốt.


Thứ tư ngày… tháng… năm 2004
Môn : Tập đọc
BÀI: AI DẬY SỚM
I.Mục tiêu:
1. Học sinh đọc trơn cả bài thơ. Cụ thể:
-Phát âm đúng các từ ngữ: ai dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón.
-Tốc độ đọc tối thiểu 25 đến 30 tiếng / phút.
-Biết nghỉ hơi đúng sau mỗi dòng thơ
2. Ôn các vần ươn, ương; tìm được tiếng, nói được câu có chứa tiếng có vần ươn, ương.
3. Hiểu từ ngữ trong bài. Vừng đông, đất trời. Hiểu nội dung bài: Cảnh buổi sáng rất đẹp. Ai
dậy sớm mới thấy được cảnh đẹp ấy.
-Biết hỏi đáp tự nhiên, hồn nhiên về những việc làm buổi sáng.
-HTL bài thơ.
II.Đồ dùng dạy học:
-Tranh minh hoạ bài đọc SGK.
-Bộ chữ của GV và học sinh.
III.Các hoạt động dạy học :

1.KTBC : Hỏi bài trước.

Gọi 2 học sinh đọc bài Hoa ngọc lan và trả lời câu
hỏi 1 và 2 trong bài.
Gọi 2 học sinh viết bảng lớp, cả lớp viết bảng con:
xanh thẫm, lấp ló, trắng ngần, ngan ngát.
GV nhận xét chung.
2.Bài mới:
 GV giới thiệu tranh, giới thiệu bài và rút tựa
Học sinh nêu tên bài trước.
2 học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:

Học sinh viết bảng con và bảng lớp





bài ghi bảng.
Hôm nay chúng ta học bài thơ: Ai dậy sớm.
Bài thơ này sẽ cho các em biết người nào dậy sớm
sẽ được hưởng những niềm hạnh phúc như thế
nào.
 Hướng dẫn học sinh luyện đọc:
+ Đọc mẫu bài văn lần 1 (giọng nhẹ nhàng vui
tươi). Tóm tắt nội dung bài:
+ Đọc mẫu lần 2 ( chỉ bảng), đọc nhanh hơn lần
1.
+ Luyện đọc tiếng, từ ngữ khó:
Cho học sinh thảo luận nhóm để tìm từ khó đọc
trong bài, giáo viên gạch chân các từ ngữ các
nhóm đã nêu.

Dậy sớm: (d  gi), ra vườn: (ươn  ương)
Ngát hương: (at  ac), lên đồi: (l  n)
Đất trời: (tr  ch)
+ Học sinh luyện đọc từ ngữ kết hợp giải nghĩa
từ.
Các em hiểu như thế nào là vừng đông? Đất trời?

Luyện đọc câu:
Gọi em đầu bàn đọc câu thứ nhất. Các em sau tự
đứng dậy đọc câu nối tiếp.
+ Luyện đọc đoạn và cả bài thơ:
Đọc nối tiếp từng khổ thơ.
Thi đọc cả bài thơ.


Nhắc tựa.





Lắng nghe.

Lắng nghe và theo dõi đọc thầm trên bảng.

Thảo luận nhóm rút từ ngữ khó đọc, đại diện
nhóm nêu, các nhóm khác bổ sung.

Vài em đọc các từ trên bảng.





Vừng đông: Mặt trời mới mọc.
Đất trời: Mặt đât và bầu trời.
Học sinh nhắc lại.

Đọc nối tiếp theo yêu cầu giáo viên.



Đọc đồng thanh cả bài.

Luyện tập:
Ôn vần ươn, ương:
Giáo viên treo bảng yêu cầu:
Bài tập 1:
Tìm tiếng trong bài có vần ươn, ương ?
Bài tập 2:
Nói câu chứa tiếng có mang vần ươn, ương.



Gọi học sinh đọc lại bài, giáo viên nhận xét.
3.Củng cố tiết 1:
Tiết 2
4.Tìm hiểu bài và luyện đọc:
Hỏi bài mới học.
Gọi học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
1. Khi dậy sớm điề gì chờ đón em?

 Ở ngoài vườn?
 Trên cánh đồng?
 Trên đồi?
Nhận xét học sinh trả lời.
Giáo viên đọc lại bài thơ và gọi 2 học sinh đọc lại.


Đọc nối tiếp 2 em.
2 em thuộc 2 dãy đại diện thi đọc bài thơ.
2 em, lớp đồng thanh.
Nghỉ giữa tiết





Vườn, hương.

Đọc câu mẫu trong bài (Cánh diều bay lượn.
Vườn hoa ngát hương thơm).
Đại diện 2 nhóm thi tìm câu có tiếng mang
vần ươn, ương.
2 em.



Ai dậy sớm.


Hoa ngát hương chờ đón em.

Vừng đông đang chờ đón em.


+ Rèn học thuộc lòng bài thơ:
Giáo viên cho học sinh đọc thuộc từng câu và xoá
bảng dần đến khi học sinh thuộc bài thơ.
Luyện nói:
Chủ đề: Hỏi nhau về những việc làm buổi sáng.
Gọi 2 học sinh khá hỏi và đáp câu mẫu trong bài.
Giáo viên cho học sinh quan sát tranh minh hoạ và
nêu các câu hỏi gợi ý để học sinh nêu các việc
làm buổi sáng. Yêu cầu học sinh kể các việc làm
khác trong tranh minh hoạ.


5.Củng cố:
Hỏi tên bài, gọi đọc bài, nêu lại nội dung bài đã
học.
6.Nhận xét dặn dò: Về nhà đọc lại bài nhiều lần,
xem bài mới.
Tập dậy sớm, tập thể dục, học bài và chuẩn bị bài
đi học đúng giờ. …

Cả đất trời đang chờ đón em.




Học sinh rèn đọc theo hướng dẫn của giáo
viên.


Học sinh luyện nói theo gợi ý của giáo viên:


Buổi sáng bạn thường dậy lúc mấy giờ?
Dậy lúc 5 giờ.
Bạn có hay tập thể dục buổi sáng hay
không? Có.
Bạn thường ăn sáng những món gì? Bún bò.


Nhắc tên bài và nội dung bài học.
1 học sinh đọc lại bài.


Thực hành.

Môn : TNXH


BÀI : CON CÁ
I.Mục tiêu : Sau giờ học học sinh biết :
-Biết tên một số loại cá và nơi sống của chúng.
-Nói được tên các bộ phận bên ngoài của con cá.
-Nêu được một số cách đánh bắt cá
-Biết những lợi ích của cá và tránh những điều không lợi do cá (không ăn cá độc, cá ươn
thối hay thiu, tránh hốc xương).
II.Đồ dùng dạy học:
-Một con cá thật đựng trong bình
-Hình ảnh bài 25 SGK.

-Bút màu, bộ đồ chơi câu cá (cá bìa hoặc nhựa, cần câu).
III.Các hoạt động dạy học :

Hoạt động GV Hoạt động HS
1.Ổn định :
2.KTBC: Hỏi tên bài.
Hãy nêu ích lợi của cây gỗ?
Nhận xét bài cũ.
3.Bài mới:
Giáo viên giới thiệu một số thức ăn hằng ngày
trong gia đình trong đó có cá. Từ đó giáo viên
giới thiệu và ghi bảng tựa bài.
Hoạt động 1 : Quan sát con cá.
Mục đích: Học sinh biết tên con cá mà cô và các
bạn mang đến lớp.

Học sinh nêu tên bài học.
3 học sinh trả lời câu hỏi trên.


Học sinh nghe giáo viên nói và bổ sung thêm
một số thức ăn mà trong đó có cá.
Học sinh nhắc tựa.





Chỉ được các bộ phận của con cá.
Mô tả được con cá bơi và thở.

 Các bước tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hiện hoạt động.
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát con cá và
trả lời các câu hỏi sau:
 Tên của con cá?
 Tên các bộ phận mà đã quan sát được?
 Các sống ở đâu? Nó bơi bằng cách nào?
 Cá thở như thế nào?
Học sinh thực hành quan sát theo nhóm.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động:
Gọi mỗi học sinh trả lời một câu.



Giáo viên kết luận:
 Cá có đầu, mình, vây, đuôi. Cá bơi bằng đuôi,
bằng vây và thở bằng mang
Hoạt động 2: Làm việc với SGK:
MĐ: Học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK.
+ Biết một số cách bắt cá.
+ Biết ích lợi của cá
Các bước tiến hành:
Bước 1:





Chia lớp thành 2 nhóm:
Nhóm 1: Quan sát con cá của nhóm mang đến

lớp và trả lời các câu hỏi.
Nhóm 2: Quan sát con cá của nhóm và trả lời
các câu hỏi.



Các nhóm: các em lần lượt trả lời các câu hỏi
nêu trên và bổ sung cho nhau, mỗi em trả lời
một câu, nhóm này bổ sung cho nhóm kia

Học sinh lắng nghe và nhắc lại.










GV giao nhiệm vụ và thực hiện:
Chia nhóm 2 học sinh.
Cho học sinh quan sát và trả lời các câu hỏi trong
SGK.
Bước 2: Kiểm tra kết quả hoạt động:
Gọi học sinh nêu nội dung đã thảo luận trên, một
em nêu câu hỏi, một em trả lời.
Bước 3: Cả lớp suy nghĩ và trả lời các câu hỏi
sau:

+ Người ta dùng gì để bắt cá ở trong hình trang
53 ?
+ Con biết những cách nào để bắt cá?
+ Con biết những loại cá nào?
+ Con thích ăn những loại cá nào?
+ Ăn cá có lợi ích gì?
Gọi học sinh trả lời học sinh khác bổ sung.
Giáo viên kết luận:Có rất nhiều cách bắt cá: đánh
cá bằng lưới hoặc câu (không đánh cá bằng cách
nổ mìn làm chết nhiều loại sinh vật dưới nước).
Ăn cá có rất nhiều ích lợi, rất tốt cho sức khoẻ,
giúp cho xương phát triển.
Hoạt động 3: Thi vẽ cá và mô tả con cá mà mình
vẽ
MĐ: Học sinh được củng cố những hiểu biết về
các bộ phận của con cá, gọi được tên con cá mà
mình vẽ.
Các bước tiến hành:
Bước 1: Giao nhiệm vụ và thực hành.

Học sinh quan sát tranh ở SGK để hoàn thành
câu hỏi theo sách.
Học sinh nói trước lớp cho cô và các bạn
cùng nghe.
Học sinh khác nhận xét và bổ sung.


Học sinh hoạt động cá nhân, lớp để hoàn
thành các câu hỏi trên.






Học sinh lắng nghe và nhắc lại.












Cho học sinh mang giấy ra và vẽ con cá mà
mình thích.
Cho chỉ và nói được các bộ phận bên ngoài của
con cá.
4.Củng cố :
Hỏi tên bài:
Trò chơi đi câu cá:
Giáo viên đưa ra một số con cá và 4 cần câu.
Hướng dẫn cách chơi và tổ chức cho các em chơi
trong thời gian 3 phút.





Giáo viên hệ thống nội dung bài học.
Giáo dục các em có ý thức ăn cá để xương phát
triển tốt.
Nhận xét. Tuyên dương.
5.Dăn dò: Học bài, xem bài mới.


Học sinh vẽ con cá và nêu được tên, các bộ
phận bên ngoài của con cá.



Học sinh nêu tên bài.


Các em chơi câu cá tiếp sức, mỗi em chỉ được
câu 1 con cá và giao cần câu cho bạn câu tiếp.
Trong thời gian 3 phút đội nào câu được
nhiều cá hơn đội đó sẽ thắng cuộc.
Vỗ tay tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Học sinh nhắc lại.



Thực hành ở nhà.


Thứ năm ngày… tháng… năm 2004
Môn : Chính tả (Tập chép)

BÀI : CÂU ĐỐ

×