Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P2 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.53 KB, 7 trang )

Giải đáp thắc mắc về bệnh chuyên khoa – P2:
Tắc mạch khí do đâu?

Tắc mạch khí tại tim.
Gần đây, người nhà tôi phải vào bệnh viện để phẫu thuật lồng ngực do bị
suy tim. Sau khi phẫu thuật xong, bác sĩ nói với gia đình là trong quá trình phẫu
thuật có tắc mạch khí nhưng đã xử trí kịp thời. Tôi băn khoăn không biết tắc mạch
khí là gì, có nguy hiểm không?

Tắc mạch khí là do không khí lọt vào hệ thống tuần hoàn: động mạch hoặc
tĩnh mạch. Tắc mạch khí có thể xảy ra trong các tình huống như: làm thủ thuật
bơm khí vào màng phổi, bơm khí vào màng bụng, chọc xoang, nạo phá thai bằng
thìa, rau tiền đạo, phẫu thuật lồng ngực. Thường phải có đến 100ml không khí vào
mạch máu mới đủ để gây các dấu hiệu lâm sàng. Tắc mạch khí ở tĩnh mạch gây ra
các dấu hiệu của bệnh tim, phổi cấp tính. Đặc điểm là tình trạng sốc và suy tim
phải. Bệnh nhân thường khó thở và tức ngực dữ dội, đột ngột, đôi khi có cơn đau ở
sau xương ức giống như cơn đau thắt ngực của nhồi máu cơ tim. Trạng thái sốc
thể hiện ở chỗ: bệnh nhân bồn chồn, lo lắng, mặt và toàn thân tái nhợt, tứ chi lạnh
toát, vã mồ hôi, mạch nhỏ, nhanh, khó bắt, huyết áp tụt rất thấp, gan to, nghe tim
sẽ thấy tiếng thứ 2 đập mạnh, phổi không thấy gì đặc biệt, có khi thấy rì rào, phế
nang giảm. Tắc mạch khí ở động mạch gây ra các rối loạn não, tim, phổi Tắc
động mạch não: người bệnh có thể co giật, liệt nửa người, hôn mê. Lượng khí
nhiều, liệt có thể không hồi phục. Tắc động mạch vành tim gây cơ tim thiếu máu
nuôi dưỡng, hoại tử và nhồi máu cơ tim. Tắc động mạch phổi, phổi lớn sẽ có biểu
hiện sốc nặng như tình trạng tim - phổi cấp tính. Đối với tắc mạch khí ở tĩnh
mạch: không khí sẽ dồn về tim phải, làm nghẽn tuần hoàn ở thất phải, người bệnh
có thể chết vì tắc các mao mạch phổi, vì vậy phải đặt bệnh nhân nằm nghiêng sang
bên trái. Trong tắc mạch khí ở động mạch: không khí sẽ xâm nhập vào các tĩnh
mạch phổi và các động mạch ở phần trên thân thể. Phải tức khắc đặt bệnh nhân
nằm đầu thấp để không khí không đưa lên não được. Vì vậy, trong khi làm các thủ
thuật trong phẫu thuật lồng ngực, chọc xoang hoặc tiêm truyền dịch, các bác sĩ


phải rất cẩn trọng.
Vẹo vách ngăn mũi gây đau đầu?
Tôi 58 tuổi, sức khỏe bình thường nhưng gần đây tôi hay bị ngạt mũi kèm
đau nửa đầu. Tôi đã dùng nhiều thuốc nhưng không khỏi và có cảm giác ngửi kém.
Vừa qua có đoàn bác sĩ về khám, phát hiện tôi bị vẹo vách ngăn. Xin hỏi phẫu
thuật cắt vách ngăn có chữa hết bệnh không? Có để lại sẹo không?
Lại Thị Thủy (Sơn La)
Vẹo vách ngăn mũi là một trong
những nguyên nhân của ngạt mũi, chảy máu
mũi tái phát, viêm xoang có khi đau nửa đầu.
Nó cũng là một trong những nguyên nhân
xuất tiết ở mũi sau làm bệnh nhân phải khạc
nhổ. Người bệnh thấy ngạt một bên, tuy
nhiên ngạt có thể từng lúc và đau thường gặp
sau cảm cúm kéo dài, đau sâu ở giữa hai hố
mắt, lan về phía sau đầu (vùng chẩm) thường
đau nửa bên đầu, nhưng cũng có khi đau cả hai bên. Đau âm ỉ suốt ngày, đến tối đi
ngủ thì quên đau, sáng thức dậy đau trở lại. Những hôm trời nóng hoặc lạnh nhiều,
hoặc lúc thấy kinh nguyệt, cơn đau tăng lên. Nếu nằm nghiêng về phía mũi không
ngạt thì đau đầu sẽ giảm đi. Trường hợp đặc biệt vẹo kiểu hình chữ S làm ngạt mũi
cả hai bên thì giảm khả năng ngửi. Về điều trị: phần lớn các trường hợp vẹo vách

Phẫu thuật vẹo vách ngăn
mũi.
ngăn được cơ thể thích nghi, trường hợp vẹo nặng thì cần phẫu thuật. Tuy nhiên,
vẹo vách ngăn sẽ trở nên phiền phức nếu phù nề cuống mũi kéo dài. Người bệnh
cần chú ý tránh ngạt mũi bằng cách không hút thuốc lá, rượu bia, đeo khẩu trang
khi đi đường, không lạm dụng thuốc nhỏ mũi. Trường hợp bệnh của bác nên đến
điều trị ở chuyên khoa tai mũi họng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật nội soi
chỉnh sửa vách ngăn. Đây là phẫu thuật không lớn và không để lại sẹo.

Phòng tránh tắc tia sữa
Cháu tôi mới sinh con được 15 ngày, cháu đã có sữa nhưng ít và kêu đau,
tức ngực, có phải cháu bị viêm tắc tia sữa không? Xin bác sĩ cho biết nguyên
nhân, cách phòng tránh?
Vũ Thị Huyền (Lạng Sơn)
Viêm tắc tia sữa là quá trình bế tắc, ứ
đọng sữa khi phụ nữ cho con bú. Hay gặp ở phụ
nữ sinh con đầu lòng. Triệu chứng điển hình là
bầu vú sưng, nóng, đau, sốt. Nguyên nhân là do
khi mang bầu không vệ sinh đầu vú, không day
đều bầu sữa để thông tia sữa ngay sau khi sinh
con. Trẻ bú quá ít khiến sữa bị ứ đọng gây ôi,
tắc. Để không bị tắc tia sữa, người mẹ phải giữ thật sạch đầu vú, nhất là ở các kẽ
của núm vú. Trước khi cho trẻ bú phải lau sạch và vắt một vài giọt sữa đầu bỏ đi,
khi bú xong lại phải lau sạch, khô. Khi thấy sữa chảy không thành tia hoặc có tia
bị tắc thì phải dùng tay xoa vú cho mềm, dùng ống hút sữa hoặc dùng tay vắt
mạnh để thông sữa. Có thể dùng khăn ấm hoặc túi chườm nóng kết hợp với day ép
để tăng nhanh hiệu quả điều trị. Khi thực hiện như trên mà không thấy có kết quả,
nhất là khi thấy vú sưng đỏ, sốt cao thì phải tới bác sĩ chuyên khoa khám để tránh
bị áp-xe vú.


Ai nên niềng răng?
Răng em hơi bị hô, có nên niềng răng không? Niềng răng có ảnh hưởng tới
răng và ăn uống?
Vũ Thu Hòa (Nam Định)
Bệnh nhân mắc phải các vấn đề về răng miệng như hô, móm, răng mọc lệch
có thể được chỉnh hình. Tuy nhiên, nha sĩ sẽ chỉ định bạn có nên làm hay không
sau khi đã khám. Phần lớn các bệnh nhân mang niềng răng trong thời gian từ 18-
30 tháng, sau đó thì mang một cái hàm giữ răng trong vòng ít nhất là vài tháng đến

cao nhất là 2 năm nhằm cho các mô thịt chân răng kết cứng theo vị trí thích hợp.
Một số bệnh nhân có thể phải mang hàm giữ răng vĩnh viễn. Sau khi niềng răng,
tránh ăn các đồ ngọt, thức ăn giàu đường, tinh bột, tránh ăn đồ cứng. Việc giữ vệ
sinh răng miệng khi niềng răng là rất cần thiết, sau mỗi bữa ăn đánh răng bằng bàn
chải lông mịn, xỉa các thức ăn bám ở niềng răng và dây thép, đến khám răng đúng
lịch hẹn của nha sĩ.


×