Đề thi học sinh giỏi TP Hồ Chí Minh năm 2008-2009
Câu 1:
Người ta cho rằng tế bào nhân thực được tiến hoá từ tế bào nhân sơ nguyên thủy, thể hiện ở
chỗ có phân hóa màng nội bào tạo thành các xoang riêng biệt, tạo nên các bào quan có cấu
tạo màng. Hãy cho biết các phương thức tiến hoá tạo nên các bào quan có cấu tạo màng ở tế
bào nhân thực (nhân chuẩn).
Câu 2:a/ Quá trình hình thành thoi phân bào ở tế bào nhân thực diễn ra như thế nào?
b/ Vai trò của thoi phân bào trong quá trình nguyên phân.
Câu 3:a/ Tại sao xenlulôzơ được xem lá hợp chất cấu trúc lí tưởng cho thành tế bào thực vật ?
b/ Căn cứ vào đâu người ta chia vi khuẩn thành hai nhóm lớn: nhóm Gram dương (G+)
và nhóm Gram âm (G-).
Câu 4: Hãy phân biệt các kiểu chuyển hóa vật chất của các nhóm vi sinh vật sau : vi khuẩn
lactic, vi khuẩn nitrat hóa, vi khuẩn lam.
Câu 5:So sánh 2 nhóm vi sinh vật tham gia trong quá trình lên men rượu từ nguyên liệu tinh
bột về cấu tạo, hình thức sống và sinh sản. Vai trò của mỗi nhóm vi sinh vật đó trong quá
trình lên men.
Câu 6: a/ Kể tên các nguồn cung cấp nitơ cho cây.
b/ Viết phương trình biến đổi từ NO3- thành NH4+ trong cây.
Câu 7: Trong thực tế sản xuất, người ta áp dụng những biện pháp nào để tạo điều kiện thuận
lợi cho sự hô hấp của rễ và hạt mới gieo?
Câu 8: Về quang hợp của thực vật :
a.Hãy viết phương trình pha sáng, pha tối và phương trình chung.
b.Giải thích tại sao lại viết như vậy.
Câu 9: Ở vùng Bắc Mỹ có hai loài ruồi giấm cùng tồn tại: Drosophila pseudoobscura và
Drosophila persimilis. D. pseudoobscura thường gặp nhiều hơn D. persimilis ở độ cao thấp,
vùng nóng khô; D. pseudoobscura hoạt động mạnh nhất vào buổi chiều còn D. persimilis hoạt
động chủ yếu vào buổi sáng. Trong phòng thí nghiệm, người ta bố trí cho những ruồi cái chưa
thụ tinh thuộc cả hai loài nói trên sống chung với ruồi đực D. pseudoobscura rồi theo dõi tỉ lệ
ruồi cái được thụ tinh. Số liệu thu được như sau :
D. pseudoobscura cái D. persimilis cái
Được thụ tinh 84,3% 7%
Không thụ tinh 15,7% 93%
Trong thiên nhiên, hiếm khi thấy 2 loài ruồi giấm này lai với nhau; các con lai đực thường
không có khả năng sinh sản, các con lai cái có thể sinh đẻ nhưng con của chúng không có khả
năng sống.
a/ Dựa vào phân tích các dữ liệu trên, hãy cho biết có những cơ chế cách li nào đã tách D.
pseudoobscura và D. persimilis thành hai loài khác nhau ? Giải thích.
b/ Hãy định nghĩa khái niệm loài trên quan điểm di truyền học.
Câu 10: Nêu những điểm khác biệt cơ bản trong cấu tạo hệ tiêu hóa của thú ăn cỏ và thú ăn
thịt, từ đó giải thích ý nghĩa thích nghi của mỗi bộ phận.
Câu 11: Tại sao tim động vật - kể cả người - khi cắt rời khỏi cơ thể vẫn còn đập được một thời
gian nếu được cung cấp dung dịch dinh dưỡng, giàu ôxi ở nhiệt độ tương đương nhiệt độ cơ
thể ?
Câu 12: Hệ thần kinh ở động vật đa bào có chiều hướng tiến hóa như thế nào ? Ví dụ minh
họa. Sự tiến hóa này mang lại cho động vật những lợi ích gì?
Câu 13: a/ Hãy dùng sơ đồ tóm tắt cơ chế gây bệnh phêninkêto niệu ở người.
b/ Vẽ sơ đồ mô hình cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli. Cho biết vai trò của
gen cấu trúc LacZ, LacY, LacA.
Câu 14:
Vì sao có thể cho rằng ARN có khả năng xuất hiện trước ADN và prôtêin trong quá trình phát
sinh sự sống trên trái đất?
Câu 15:
Trình bày các phương pháp chuyển gen để tạo ra các giống bò mới. Điểm khác nhau cơ bản
của các phương pháp chuyển gen này là gì?
Câu 16:
Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư hoạt động quá mức gây ra quá nhiều
sản phẩm của gen. Hãy đưa ra một số kiểu đột biến làm cho một gen bình thường (gen tiền
ung thư) thành gen ung thư.
Câu 17:
Tại sao theo quan niệm hiện nay, giao phối ngẫu nhiên không phải là một nhân tố tiến hóa?
Vai trò của quá trình giao phối trong tiến hóa là gì?
Câu 18:
Xếp các loại đột biến sau đây theo thứ tự chịu tác động nhanh nhất của chọn lọc tự nhiên và
phân tích tác hại của các loại đột biến: lệch bội, mất đọan, đảo đoạn, đột biến gen ở tế bào
nhân sơ, đột biến gen lặn ở tế bào nhân chuẩn, đột biến gen trội ở tế bào nhân chuẩn, đột
biến gen trên nhiễm sắc thể Y, đột biến gen trong ti thể?
Câu 19:
Ở người, gen A qui định tính trạng bình thường, gen a qui định tính trạng bạch tạng. Trong
một cộng đồng dân cư đạt trạng thái cân bằng Hacđi – Vanbec có tần số tương đối alen a là
0,4. Tính xác suất để một cặp vợ chồng bình thường sinh 3 con gồm 2 con gái bình thường và
1 con trai bị bệnh bạch tạng.
Câu 20:
Cho một ruồi giấm cái mắt trắng thuần chủng giao phối với một ruồi giấm đực mắt trắng
thuần chủng thu được F1 100% ruồi cái mắt đỏ và 100% ruồi đực mắt trắng. Cho ruồi F1 tạp
giao với nhau thu được đời con F2 tỉ lệ như sau:
Kiều hình Ruồi đực Ruồi cái
Mắt đỏ 2040 40
Mắt trắng 1960 3960
a/ Giải thích kết quả phép lai.
b/ Xác suất bắt gặp một cặp ruồi đực mắt đỏ với ruồi cái mắt đỏ là bao nhiêu phần trăm?