Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

hoang dai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.8 KB, 12 trang )

PHỊNG GD & ĐT TP THANH HĨA
TRƯỜNG MN HOẰNG ĐẠI

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 04 /KH - MN

Hoằng Đại, ngày 10 tháng 9 năm 2017

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

KẾ HOẠCH
“Xây dựng trường học an tồn, phịng chống tai nạn thương tích”
trong cơ sở Giáo dục Mầm non. Năm học 2017 - 2018.
Thực hiện Thông tư số 13/2010/TT - BGD& ĐT ngày 15 tháng 4 năm 2010;
của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành quy định về xây dựng trường học an
tồn, phịng chống tai nạn thương tích trong cơ sở Giáo dục Mầm non;
Căn cứ vào Cơng văn của Phịng Giáo dục Đào tạo thành phố Thành Hóa về
việc thực hiện đảm bảo an toàn cho trẻ em tại cơ sở giáo dục mầm non năm học
2017 - 2018;
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học và tình hình thực tế của địa phương và nhà
trường. Trường Mầm non Hoằng Đại xây dựng kế hoạch hoạt động phịng, chống
tai nạn thương tích trong nhà trường năm học 2017 -2018 như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Đặc điểm tình hình chung
- Tổng số cán bộ giáo viên, nhân viên: 26 trong đó: Trong biên chế: 15, giáo
viên, nhân viên hợp đồng thành phố 02, giáo viên nhân viên hợp đồng trường 09
+ Ban giám hiệu 03
+ Giáo viên đứng lớp: 16, nhân viên nuôi: 04
+ Nhân viên (y tế; kế toán): 01; NV bảo vệ 02
Tổng số lớp 10; Số học sinh: 290. Trong đó Lớp 5 tuổi: 3 lớp - Số trẻ: 87 trẻ;


Lớp 4 tuổi: 2lớp - Số trẻ: 81 trẻ; Lớp 3 tuổi: 2 lớp: 72 trẻ; Nhà trẻ: 3 nhóm trẻ: 50
trẻ
2. Thuận lợi:
Là trường đã đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 nên có tương đối đầy đủ các trang
thiết bị cho các hoạt động của cô và trẻ. Khn viên nhà trường bằng phẳng, sạch
sẽ thống mát, có tường rào bao quanh đảm bảo an toàn cho các cháu.


Luôn nhận được sự quan tâm và tạo điều kiện thuận lợi của Đảng ủy - HĐND UBND xã; các ban ngành đoàn thể. Đặc biệt là các bậc phụ huynh trên địa bàn đã
phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong cơng tác chăm sóc sức khỏe .
Nhà trường có nhân viên y tế. Có phịng y tế khang trang, sạch sẽ và có đủ
trang thiết bị đối với u cầu của phịng y tế trường học.
Trường có đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên trong biên chế và có trình độ
đạt chuẩn nên có những hiểu biết về chăm sức khỏe và có kỹ năng về sơ cấp cứu
ban đầu cho trẻ.
3. Khó khăn
Trình độ dân trí chưa đồng đều nên nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế,
chưa thực sự quan tâm đến việc học và đảm bảo an tồn, chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
Trẻ mầm non từ 24 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi ở độ tuổi này trẻ rất hiếu
động, đùa nghịch, sức đề kháng còn yếu, chưa biết tự chăm sóc và bảo vệ bản thân
nên nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích là rất cao.
Một số hạng mục xây dựng chưa phù hợp với độ tuổi của trẻ như: Sân chơi lát
gạch nhiều chỗ có rêu nên khi trời mưa rất trơn trượt, Cơng trình sinh cho trẻ chạt
hẹp, xa phịng học, đã xuống cấp...
Vì kinh phí hạn hẹp nên tủ thuốc của nhà trường chưa có các trang thiết bị hiện đại
để chăm sóc sức khỏe cho các cháu.
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ bảo đảm an tồn, phịng, chống tai nạn thương
tích cho trẻ em trong nhà trường.
- Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở giáo dục Mầm non, phụ

huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ có thể gây
ra tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phịng chống tai nạn thương tích cho
học sinh tại trường.
- 100% trẻ được đảm bảo an tồn tính mạng. Khơng có tai nạn thương tích xảy
ra trong trường.
- 100% CBGV - NV và học sinh trong trường được tuyên truyền phổ biến xây
dựng trường học an tồn phịng chống tai nạn thương tích một cách cụ thể có hiệu
quả. Được cung cấp những kiến thức về yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống tai


nạn thương tích, sơ cấp cứu thơng thường nhằm đảm bảo xử lý ngay và kịp thời
khi có tai nạn xảy ra.
- Thành lập Ban chăm sóc sức khỏe cho trẻ ngay từ đầu năm học và có kế hoạh
cụ thể để thực hiện việc xây dựng trường học an tồn phịng chống tai nạn thương
tích.
- Có tủ thuốc, có đầy đủ thuốc và dụng cụ sơ cấp cứu ban đầu theo quy định
đảm bảo xử lý kịp thời những trường hợp tai nạn không may xảy ra trong trường.
- Nghiêm túc thực hiện quy chế, quy định của nhà trường về cơng tác chăm sóc,
quản lý trẻ trong tất cả các hoạt động để đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Lồng ghép các nội dung giáo dục sức khỏe cho trẻ trong các hoạt động để
cung cấp cho trẻ những kỹ năng sơ đẳng về tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, tránh
xa những vật có thể gây tai nạn cho trẻ.
- 100% trẻ đến trường đều được chăm sóc sức khoẻ tại trường.
- 100% trẻ được cân đo chấm biểu đồ để theo dõi sự phát triển của trẻ về cân
nặng và chiều cao, khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm.
- Cuối năm học nhà trường đạt “Trường an tồn, phịng chống tai nạn thương
tích”.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Xác định những nguy cơ gây mất an tồn
* Về cơ sở vật chất

- Các cơng trình lớp học và phịng chức năng xây dựng khơng đồng bộ nên hệ
thống lưới điện chắp nối và nhiều đường điện.
- Một số hạng mục xây dựng chưa phù hợp với độ tuổi của trẻ như: Khu vực
sân trường lát gạch đỏ nên sau mỗi lần mưa có rất nhiều rêu trơn, có nguy cơ mất
an tồn cho các cháu.
- Cơng trình vệ sinh ở tất cả các khối lớp đã xuống cấp cũng là nguy cơ gây tai
nạn cho các cháu
* Về trang thiết bị
- Một số đồ chơi ngoài trời như đu quay, xích đu, cầu trượt có nguy cơ sảy ra tai
nạn cho trẻ trong quá trình chơi vì tính chất của đồ chơi ngồi trời.


- Một số tủ đồ chơi, tủ để trang thiết bị tuy đã được gim vào tường nhưng vẫn
có nguy cơ đổ vào người trẻ dễ gây thương tích cho trẻ.
- Những ổ cắm điện kết nối với hệ thống máy tính, ở các nhóm lớp.
* Về con người
- Nhận thức của một số phụ huynh còn hạn chế và do công việc nhà nông bận rộn nên
chưa thực sự quan tâm đến việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ.
- Ý thức chủ quan, không thực hiện đúng luật giao thông của phụ huynh khi cho trẻ đi
xe máy, xe đạp ảnh hưởng lớn đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ.
Trẻ mầm non từ 24 tháng tuổi đến 72 tháng tuổi ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động,
đùa nghịch, sức đề kháng còn yếu, chưa biết tự chăm sóc và bảo vệ bản thân nên
nguy cơ dẫn đến tai nạn thương tích là rất cao.
- Số trẻ trên các lớp đông nên việc trẻ chạy nhảy, xô đẩy nhau gây ngã, xây
xước trong quá trình hoạt động là khó tránh khỏi.
- Tinh thần trách nhiệm, ý thức chấp hành kỷ luật, nội quy, quy chế của giáo
viên phụ trách lớp đôi lúc chưa thật sự nghiêm túc dẫn đến việc để trẻ chơi tự do,
chơi với đồ chơi ngồi trời mà khơng có sự giám sát của giáo viên, để trẻ đánh, cào
cấu nhau...
2. Điều kiện thực hiện.

- Tham mưu với Đảng ủy - HĐND - UBND. Ban đại diện cha mẹ học sinh về
công tác tu bổ sửa chữa cơ sở vật chất trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch thu
chi các loại quỹ thỏa thuận trình các cấp và kết hợp với phụ huynh tiến hành mua
sắm, sửa chữa, thay thế các trang thiết bị trong nhà trường.
- Tuyên truyền đến cán bộ viên chức, phụ huynh và trẻ về ý thức và trách
nhiệm thực hiện trường học an tồn, phịng chống tai nạn thương tích. Tuyên
truyền cha mẹ trẻ và cộng đồng về các biện pháp trông giữ trẻ và xử lý khi trẻ gặp
tai nạn tại nhà
- Từ đầu năm học xây dựng quy chế hoạt động của nhà trường một cách rõ ràng,
yêu cầu giáo viên ký cam kết thực hiện nghiêm túc đặc biệt là khâu đảm bảo an
toàn cho các cháu.
- Phối hợp cùng chính quyền địa phương, Ban Đại diện cha mẹ cùng có trách
nhiệm tham gia xây dựng trường học an toàn.


- Kiểm tra lại các đồ chơi ngoài trời kịp thời sửa chữa, hạn chế trẻ vấp ngã gây
thương tích trong trường.
- Kiểm tra tường rào xung quanh trường, sân trường, cổng trường, trần, mái nhà
nếu không đảm bảo an toàn phải sửa chữa lại.
- Kiểm tra lại các thiết bị sử dụng điện, vị trí đặt cơng tắc đủ cao khỏi tầm tay
với học sinh, đảm bảo quy định về an tồn điện
- Có trang thiết bị phịng cháy chữa cháy đặt ở nơi thuận tiện khi sử dụng
- Yêu cầu phụ huynh chấp hành nghiêm luật giao thông, khi cho các cháu tham
gia giao thông bằng xe máy phải đội mũ bảo hiểm, không đèo quá số người quy
định trên xe
- Trước cổng trường quy định nơi phụ huynh để xe, tuyệt đối không chạy xe
trong sân trường.
- Hàng tháng kiểm tra và vệ sinh nguồn nước nhằm đảm bảo vệ sinh về nguồn
nước ăn uống.
- Bếp ăn ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ, nguồn thực phẩm cung cấp đảm bảo vệ

sinh an tồn, có mẫu lưu thức ăn hằng ngày theo quy định và quy trình chế biến
thức ăn theo nguyên tắc bếp ăn một chiều, đảm bảo VSATTP.
- Thường xuyên cọ rửa sân gạch nơi trẻ tham gia học thể dục, hoạt động vui chơi
ngoài trời an tồn, tránh để xảy ra thương tích và tai nạn cho học sinh
- Xây dựng quy chế trường học an toàn với các nội dung:
+ Thiết lập hồ sơ ghi chép, theo dõi và báo cáo kết quả thực hiện trường học an
tồn, hồ sơ đề nghị cơng nhận trường học an toàn.
+ Thực hiện các biểu bảng, phác đồ cấp cứu trong phịng y tế. Có tranh ảnh
tun truyền ở các nhóm lớp.
+ Có quy định về phát hiện và xử lí tai nạn, thương tích trong trường học như
tai nạn giao thông, trẻ đánh, cắn, cấu nhau trong trường, điện giật, cháy nổ, ngộ
độc thực phẩm...
+ Có hợp đồng mua bán thực phẩm đảm bảo chất lượng và có cam kết trách
nhiệm về vệ sinh an tồn thực phẩm.
+ Nhà trường có đủ điều kiện về VSATTP để phục vụ cho trẻ bán trú, nhân viên
cấp dưỡng được tập huấn để nâng cao kiến thức về VSATTP và khám sức khoẻ


định kỳ theo quy định.
IV. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN
1. Biện pháp thực hiện
- Triển khai tới toàn thể CBGV, NV thông tư số 13/2010/TT - BGDĐT ngày 15
tháng 4 năm 2010 của Bộ Giáo dục Đào tạo về việc ban hành quy định về xây dựng
trường học an tồn, phịng chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục MN.
- Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo y tế trường học do đ/c Phó Hiệu trưởng
làm trưởng ban, đ/c y tế trường và có các đ/c đại diện giáo viên các nhóm lớp. Ban
đại diện phụ huynh học sinh.
- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức cho CB, GV, NV về các nội dung phịng, chống
tai nạn thương tích trong nhà trường, tạo điều kiện để CBGV, NV được tham gia
thực hiện các động tác sơ cấp cứu ban đầu khi trẻ gặp tai nạn.

- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về phòng chống tai nạn thương tích
tới các bậc phụ huynh và cộng đồng bằng nhiều hình thức; như tờ rơi, băng rơn, áp
phích, khẩu hiệu…Xây dựng góc tun truyền tại các lớp, thơng qua các buổi họp
phụ huynh, các hội thi, các ngày lễ hội có nội dung liên quan…
- Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn thương
tích trong nhà trường. Cải tạo mơi trường chăm sóc, ni dạy an tồn phịng chống
tai nạn thương tích.
- Đầu năm học kiểm tra lại toàn bộ các hệ thống đường điện, đồ chơi ngoài trời,
đồ dùng đồ chơi, các thiết bị phục vụ cho các hoạt động của trẻ để tu sửa và có kế
hoạch thay thế.
- Kiểm tra thường xuyên, phát hiện và khắc phục ngay các đồ dùng có nguy cơ
gây thương tích, Tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp; ngã, vật sắc
nhọn đâm, cắt, đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng điện giật, ngộ độc;
- Huy động sự tham gia của các ban ngành địa phương, phụ huynh của trẻ và
cộng đồng thu thập thông tin, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây tai
nạn, thương tích, để có các biện pháp phịng chống tai nạn thương tích tại trường
- Xây dựng tủ thuốc nhà trường và trang bị một số thuốc và một số thiết bị, dụng
cụ cấp cứu theo qui định để sử lý các tai nạn khi cần thiết.


- Xây dựng những quy định về phát hiện và sử lý một số tai nạn thường gặp ở
trẻ như: Hóc sặc, đuối nước, gẫy xương, sốt cao, chảy máu phần mềm. Cách phòng
chống.
- Đề ra các biện pháp phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường như:
+ Thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, các quy định của nhà trường về
cơng tác chăm sóc, quản lý trẻ trong tất cả các hoạt động để đảm bảo an tồn cho
trẻ.
+ Thường xun cải tạo mơi trường nhóm lớp, vệ sinh sạch sẽ đồ dùng đồ chơi
để phòng trống các loại dịch bệnh.
+ Kiểm tra các trang thiết bị như: các loại tủ góc, tủ tư trang, tủ chăn, giá để đồ chơi

có chắc chắn khơng. Gắn chặt đinh vít vào tường nếu khơng đảm bảo an tồn.
+ Kiểm tra trần nhà, mái nhà sau thời gian nghỉ hè.
- 100% các nhóm lớp đảm bảo đón trả trẻ đúng giờ không cho học sinh nô đùa
chơi tự do với đồ chơi ngồi trời.
- 100% trẻ khơng mang các vật sắc nhọn, nguy hiểm đến trường.
- Hệ thống điện đảm bảo an tồn cho trẻ
- Cơng tác vệ sinh an tồn thực phẩm ln được chú trọng. Thực phẩm phải có
nguồn gốc rõ ràng.
- Phối kết hợp chặt chẽ với cơ sở y tế ở địa phương để khám sức khỏe định kỳ,
phát hiện bệnh sớm cho các cháu. Có biện pháp phối hợp với nhà trường về sơ cấp
cứu khi xảy ra các trường hợp mất an toàn.
2. Kiểm tra, đánh giá
- Xây dựng kế hoạch phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhà trường
để đảm nhận các vị trí cơng tác, qua đó gắn trách nhiệm của các thành viên vào
nhiệm vụ được phân công và phải chịu trách nhiệm về công việc được giao.
- Phân cơng đồng chí Lê Thị Hồng Nhung - Hiệu phó phụ trách cơng tác ni,
chăm sóc sức khỏe, vệ sinh. Đ/c Lê Thị Hà - Hiệu phó phụ trách cơng tác dạy, lễ
hội. Đ/c Hiệu trưởng phụ trách chung.
- Hàng ngày Ban giám hiệu kiểm tra các hoạt động của giáo viên, nhân viên về
thời gian biểu để đảm bảo thực hiện đúng giờ nào việc ấy.
- Thông qua các buổi họp hội đồng trường, họp tổ. Các bộ phận báo cáo với Ban


giám hiệu các vấn đề liên quan đến đảm bảo an tồn để có biện pháp sửa chữa,
thay thế kịp thời.
- Thường xuyên kiểm tra tủ thuốc sơ cứu đầy đủ thuốc cần thiết để cấp cứu khi
xảy ra tai nạn hoặc bị chấn thương
- Ban giám hiệu thường xuyên kiểm tra VSATTP tại bếp ăn bán trú về tiêu
chuẩn chất lượng, định lượng...
- Cuối năm học tổ chức tự đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động

xây dựng trường học an tồn, phịng chống tai nạn thương tích của nhà trường để
đề nghị cấp trên cơng nhận cơ sở đạt chất lượng "Trường học an toàn"
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Các bộ phận chuyên môn tổ chức triển khai cho tồn thể CBGVNV có kế hoạch
thực hiện. Định kỳ báo cáo kết quả hàng tháng trong cuộc họp hội đồng nhà trường.
- Bộ phận kế toán, y tế trường học có kế hoạch dự trù kinh phí mua sắm trang
thiết bị bổ sung các đồ dùng, thiết bị cần thiết phục vụ cho kế hoạch phòng chống
tai nạn thương tích cho trẻ, cán bộ nhân viên giáo viên trong nhà trường.
Trên đây là kế hoạch thực hiện phịng chống tai nạn thương tích trong trường
Mầm non Hoằng Đại năm học 2017 - 2018. Trong quá trình thực hiện có vấn đề gì
phát sinh BGH nhà trường báo cáo UBND xã có kế hoạch bổ xung./.
Nơi nhận:
- PGD (B/c)
- CBVG,NV T/h
- Lưu VP: T/h.

HIỆU TRƯỞNG

Phùng Thị Thảo

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN HÀNG THÁNG TRONG NĂM học 2017 - 2018


Tháng

Nội dung

8/2017

- Ra quyết định thành lập BCĐ và xây dựng kế hoạch hoạt

động phịng, chống tai nạn thương tích trong nhà trường năm
học 2017 – 2018. Triển khai KH tới toàn thể CBGV, NV.
- Kiểm tra CSVC, đồ dùng, trang thiết bị, tham mưu
UBND xã có kế hoạch tu sửa. Kiểm tra toàn bộ hệ thống
bảng điện, dây điện, ổ cắm, đường điện, các loại máy ở lớp
như chiếu…
- Kiểm tra các loại tủ, giá và có đinh vít bám vào tường
- Họp phụ huynh đầu năm. Tuyên truyền, huy động sự
tham gia của các tổ chức, phụ huynh và cộng đồng về các
nguy cơ gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phối
hợp phịng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
- Tun truyền về an tồn giao thơng
- Vệ sinh sân chơi đảm bảo an tồn, không trơn trượt
- Ký các hợp đồng thực phẩm sạch cho trẻ ăn bán trú
- Bồi dưỡng kiến thức cho CB, GV, NV về phòng tránh và
sử lý các tai nạn thường gặp ở trẻ.

9/2017

- Kiểm tra CSVC, đồ dùng, trang thiết bị. Kiểm tra toàn bộ
hệ thống điện, đường điện.
- Xây dựng kế hoạch phòng cháy chữa cháy. Kế hoạch
chăm sóc sức khỏe trẻ năm học 2017 - 2018
- Sửa chữa đồ chơi ngoài trời
- Vệ sinh sân chơi đảm bảo an tồn, khơng trơn trượt
- Kết hợp với ban đại diện phụ huynh học sinh tu sửa bàn
ghế cũ đã hư hỏng. Mua bổ xung bàn ghế mới
- Kết hợp với trạm y tế xã khám sức khoẻ đầu vào.
- Tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường.


10/2017 - Cắt tỉa chặt cành cây xanh trong sân trường.
- Kiểm tra thường xuyên các đồ dùng, thiết bị có kế hoạch
thay thế đồ dùng, thiết bị khơng đảm bảo an toàn
- Xây dựng tủ thuốc và trang bị thuốc, thiết bị, dụng cụ cấp
cứu theo quy định để sử lý các tai nạn khi cần thiết.
- Vệ sinh sân chơi đảm bảo an tồn, khơng trơn trượt
- Chỉ đạo các lớp thực hiện tốt vệ sinh cá nhân trẻ., vệ sinh

Kế hoạch bổ
xung


phịng nhóm lớp.
- Mua bổ xung đồ dùng trang thiết bị phục vụ bán trú thay
thế đồ dùng đã hỏng
- Tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường, quản lý trẻ khi
11/2017 trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời
- Kiểm tra thường xuyên các đồ dùng, thiết bị có kế hoạch
thay thế đồ dùng, thiết bị không đảm bảo an tồn
- Tun truyền về an tồn giao thơng
- Vệ sinh sân chơi đảm bảo an tồn, khơng trơn trượt, vệ
sinh phonhf nhóm lớp …
- Tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường.
12/2017 - Tuyên truyền về thực hiện luật giao thơng khi đưa đón
trẻ, khi cho trẻ ngồi trên xe máy.
- Kiểm tra các đồ dùng, thiết bị như bàn ghế, giá góc, giát
ngủ...thay thế sửa chữa ngay nếu khơng đảm bảo an tồn.
- Kiểm tra các loại đô dùng đồ chơi. Không cho trẻ chơi
các loại đồ chơi khơng đảm bảo an tồn, các phịng vệ sinh
cho trẻ.

- Vệ sinh sân chơi đảm bảo an tồn, khơng trơn trượt.
- Tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường.
1/2018

- Tuyên truyền với phụ huynh để không cho trẻ mang các
vật sắc nhọn đến nhóm lớp. Khơng chơi các đồ chơi mất ăn
toàn
- Trong các hoạt động của trẻ giáo viên phải ln có mặt,
khơng để xảy ra tình trạng trẻ cắn, cấu, ..lẫn nhau
- Kiểm tra các đồ dùng, thiết bị thay thế ngay các đồ dùng,
thiết bị khơng đảm bảo an tồn
- Bồi dưỡng kiến thức cho CB, GV, NV về phòng tránh và
sử lý các tai nạn thường gặp ở trẻ.
- Vệ sinh sân chơi đảm bảo an tồn, khơng trơn trượt
- Tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường.

2/2018

- Tuyên truyền về an toàn giao thơng
- Tun truyền phịng tránh các nguy cơ trẻ hay gặp trong
dịp tết
- Kiểm tra thường xuyên các đồ dùng, thiết bị có kế hoạch
thay thế đồ dùng, thiết bị khơng đảm bảo an tồn


- Bổ xung tủ thuốc và trang bị thuốc, thiết bị, dụng cụ cấp
cứu theo quy định để sử lý các tai nạn khi cần thiết.
- Vệ sinh nhà vệ sịnh, sân chơi đảm bảo an tồn, khơng
trơn trượt
- Tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường.

3/2018

- Kiểm tra thường xuyên các đồ dùng, thiết bị có kế hoạch
thay thế đồ dùng, thiết bị khơng đảm bảo an tồn
- Kiểm tra VSATTTP
- Thường xuyên nhắc nhở phụ huynh cắt móng tay cho trẻ
- Vệ sinh nhà vệ sinh, sân chơi đảm bảo an tồn, khơng
trơn trượt
- Tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường.

4/2018

- Kiểm tra thường xuyên các đồ dùng, thiết bị có kế hoạch
thay thế đồ dùng, thiết bị khơng đảm bảo an tồn
- Khám sức khoẻ lần 2
- Sửa chữa đồ chơi ngoài trời
- Vệ sinh nhà vệ sinh, sân chơi đảm bảo an toàn, khơng
trơn trượt
- Tun truyền phịng chống tai nạn ao hồ, sông nước trong
những ngày hè

5/2018

- Đánh giá kết quả công tác đảm bảo an toàn trong nhà
trường, chấm điểm và làm văn bản đề nghị cấp trên cấp
giấy chứng nhận trường học an toàn.
- Tổ chức tốt các hoạt động của nhà trường.
- Kiểm tra thường xuyên các đồ dùng, thiết bị có kế hoạch
thay thế đồ dùng, thiết bị khơng đảm bảo an tồn
- Kiểm kê tài sản của nhà trường.

- Vệ sinh nhà vệ sinh sân chơi đảm bảo an tồn, khơng trơn
trượt
- Tun truyền, huy động sự tham gia của các tổ chức, phụ
huynh và cộng đồng về các nguy cơ gây tai nạn, thương
tích, để có các biện pháp phịng chống tai nạn thương tích.
Đảm bảo an toàn cho trẻ khi về nghỉ hè.
- Tổng kết năm học.

6/2018

- Kiểm kê tài sản
- Bảo quản tài sản, trang thiết bị trong dịp hè


- Báo cáo với địa phương, với ngành về thực trạng cơ sở
vật chất và trang thiết bị để có kế hoạch sửa chữa
- Bảo quản tài sản, trang thiết bị trong dịp hè
7/2018

- Báo cáo với địa phương, với ngành về thực trạng cơ sở
vật chất và trang thiết bị để có kế hoạch sửa chữa
- Xây dựng kế hoạch và kết hợp với Ban đại diện Hội cha
mẹ để sửa chữa những hạng mục nhỏ để đảm bảo đủ điều
kiện cho năm học mới./.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×