Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Đề xuất một số biện pháp khắc phục một số hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em đường phố tại trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên tp hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 127 trang )

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Trẻ em đường phố là đối tượng cần được sự quan tâm và tình thương của xã
hội và mọi người. Các em bị bỏ rơi, bị lạm dụng và thiếu được giáo dục. Theo cách
nhìn nhận khác, các trẻ em bị coi những trẻ em hư hỏng, có nguy cơ phạm pháp cao.
Những HVLC nơi các trẻ em đường phố làm cho xã hội mất vẻ đẹp văn hóa, văn
minh và lối sống cộng đồng xã hội..
Hiện nay, các trẻ em đường phố bị tập trung tại các trung tâm giáo dục thanh
thiếu niên. Tại các trung tâm để thay đổi các HVLC nơi các trẻ em đường phố, các
trung tâm chủ yếu dùng biện pháp kỷ luật và hình phạt tác động trên các em. Vì
vậy, sự thay đổi HVLC nơi các em chỉ mang tính ép buộc và tức thời.
Nhìn nhận theo thuyết nhu cầu của Maslow, những HVLC nơi các em đường
phố là để đáp ứng nhu cầu cơ bản của các em, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu được tôn
trọng và yêu thương. Để thay đổi những HVLC nơi trẻ em đường phố tại
TTGDDNTTN TP.HCM người nghiên cứu đã:
-

Nghiên cứu cơ sở lí luận về hành vi lệch chuẩn.

-

Nghiên cứu thực trạng hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em đường phố tại

TTGDDNTTN TP.HCM .
-

Một số giải pháp nhằm khắc phục hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em đường

phố tại TTGDDNTTN TP.HCM.
-


Đánh giá sự thay đổi hành vi lệch chuẩn nơi các em.

Kết quả đánh giá cho thấy, những biện pháp mà người nghiên cứu đã thực
nghiệm tại TTGDDNTTN TP.HCM đã góp phần khắc phục HVLC nơi trẻ em
đường phố và tạo mối tương quan thân thiện giữa các em đường phố với thầy cơ và
tình nguyện viên tại TTGDDNTTN TP.HCM.

iv


ABSTRACT
Street children live on the street and lack the environment of a supportive
family. They have rights to be protected, enjoy freedom from violence and
exploitation, and live in “a safe and supportive environment”. Otherwise, street
children are deemed a burden to society as worrying threats and a source of criminal
behavior to be. Street children deviate from social, moral, and legal norms.
Currently, street children have been collected by the police to protect and
educate in Social Protection Centers. At the Social Protection Centers, street
children are controlled and treated by strict rules and harsh punishments. Street
children are threatened with hurting verbal and beaten by staff. Therefore, street
children can not be educated and respected properly, and then they can not change
their behaviors of standard deviation.
According to theory of human motivation Maslow, as usual children, they
also have natural needs of physiology, safety, belonging as well as the desire of
self–actualization and self transcendence needs, prominently belonging, love and
esteem needs. If these basic needs are not satisfied, there will cause tensions
pushing them into difficult situations, especially behaviors of standard deviation at
the Education and Vocational Training Center for Teenagers in HCM City, the
research consists of:
-


Studying theoretically on the basis of deviance behavior.

-

Surveying deviance behavior of the street children at the Education and

Vocational Training Center for Teenagers in HCM City.
-

Proposing solutions to minimize the number of street children with

deviant behavior.
-

Evaluating the feasibility of the proposed solutions in changing street

children’s behaviors of standard deviant.
The purpose of this study is to evaluate the role of the Education and
Vocational Training Center for Teenagers in HCM City in the provision of

v


educating street children and improve friendly relation between street children and
teachers as well as volunteers.

vi



MỤC LỤC
Trang tựa ............................................................................................................ Trang
Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học ....................................................................................................... i
Lời cam đoan ............................................................................................................ ii
Lời cảm ơn ............................................................................................................... iii
Tóm tắt ..................................................................................................................... iv
Mục lục ..................................................................................................................... vii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................ x
Danh mục sơ đồ, hình vẽ, bảng và biểu đồ .............................................................. xi
Chƣơng 1 TỔNG QUAN
1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ của đề tài ............................................................................................. 2
4. Đối tượng nghiên cứu .......................................................................................... 2
5. Khách thể nghiên cứu ........................................................................................... 2
6. Các giả thuyết nghiên cứu .................................................................................... 2
7. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................. 3
8. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 3
9. Đóng góp của đề tài.............................................................................................. 4
10. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................... 4
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI LỆCH CHUẨN
1.Tổng quan về hành vi lệch chuẩn trên thế giới và ở Việt Nam ............................ 5
2. Các khái niệm cơ bản ........................................................................................... 10
3. Một số vấn đề lý luận về hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em ...................................... 13
3.1. Chuẩn mực hành vi ........................................................................................... 13
3.2. Các loại sai lệch chuẩn mực hành vi và những biểu hiện của hành vi lệch chuẩn
.................................................................................................................................. 15

vii



3.3. Các tiêu chí để chuẩn đốn hành vi lệch chuẩn ................................................ 16
3.4. Đặc trưng của hành vi lệch chuẩn ..................................................................... 17
3.5. Một số biểu hiện hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em đường phố ............................. 17
3.6. Nhu cầu tâm lý của trẻ em đường phố theo thang nhu cầu của Maslow .......... 19
3.7. Nhu cầu, động cơ và sự hình thành hành vi ...................................................... 21
3.8. Những nguyên nhân các hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em ................................... 21
3.9. Liệu pháp nhân văn để khắc phục hành vi lệch chuẩn ...................................... 22
3.10. Đặc điểm tính cách và tâm lý trẻ em đường phố ............................................ 22
3.11. Hiện trạng trẻ em đường phố hiện nay và nguyên nhân gây ra hành vi lêch
chuẩn ....................................................................................................................... 23
Chương 3: THỰC TRẠNG HÀNH VI LỆCH CHUẨN NƠI TRẺ EM ĐƢỜNG
PHỐ TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC DẠY NGHỀ THANH THIẾU NIÊN TP
HCM
1. Một vài nét khái quát về trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên TP HCM
.................................................................................................................................. 26
1.1. Đặc điểm kinh tế xã hội TP HCM ..................................................................... 26
1.2. Sơ lược về trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên TP HCM ................ 27
1.3. Lịch sử thành lập Trung tâm ............................................................................. 27
1.4.Nhiệm vụ của trung tâm ..................................................................................... 28
1.5. Mục đích của trung tâm..................................................................................... 28
1.6. Nguồn kinh phí hoạt động ................................................................................. 28
1.7. Các đối tượng thanh thiếu niên tại trung tâm .................................................... 28
1.8. Các hoạt động đang thực hiện ........................................................................... 29
1.9 Những thuận lợi và khó khăn tại trung tâm ....................................................... 29
2. Thực trạng hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em đường phố tại TTGDDNTTN TP.HCM
.................................................................................................................................. 30
2.1. Một số hành vi lệch chuẩn nơi các em đường phố xảy ra thường xuyên ......... 31
2.2. Mối tương quan hồn kinh tế gia đình đến hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em đường

phố ............................................................................................................................ 33

viii


2.3. Mối tương quan hoàn cảnh cha mẹ đến hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em đường
phố ............................................................................................................................ 35
2.4. Nguyên nhân của một số hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em đường phố tại trung tâm
giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên TP HCM .......................................................... 37
Chƣơng 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC MỘT SỐ HÀNH VI LỆCH
CHUẨN NƠI TRẺ EM ĐƢỜNG PHỐ TẠI TRUNG TÂM GIÁO DỤC
THANH THIẾU NIÊN TP HCM
1. Cơ sở khoa học một số biện pháp khắc phục một số hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em
đường phố tại Trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên TP HCM ................. 41
2. Thực nghiệm một số biện pháp khắc phục một số hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em
đường phố tại Trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên TP HCM ................. 43
2.1. Cải thiện nhu cầu sinh lý ................................................................................... 43
2.2. Cải thiện nhu cầu an toàn .................................................................................. 44
2.3. Đề xuất và phối hợp với các thầy cô tại trung tâm đồng hành với các em trong
các giờ sinh hoạt ...................................................................................................... 45
2.4. Cập nhật nội dung và gia tăng hình thức học hỏi về năng khiếu và năng khiếu48
3. Khảo sát hiệu quả một số biện pháp khắc phục một số hành vi lệch chuẩn nơi trẻ
em đường phố tại Trung tâm giáo dục dạy nghề thanh thiếu niên TP HCM ........... 50
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 74
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 74
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 77

ix



DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TT

Từ viết tắt

Nội dung từ viết tắt

1

HVLC

Hành vi lệch chuẩn

2

TTGDDNTTN

Trung tâm giáo dục dạy

TP.HCM

nghề thanh thiếu niên
TP.HCM

3

TNV

Tình nguyện viên


x


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng
Trang
Bảng 2.1 : Trình độ văn hóa các em đường phố tại TTGDDNTTN TP.HCM ........ 31
Bảng 2.2: Tỷ lệ một số HVLC xảy ra thường xuyên nơi các em............................. 32
Bảng 2.3: Số lượng các HLVC khác xuất hiện cùng với HVLC đánh nhau ........... 33
Bảng 2.4: Điều kiện kinh tế gia đình của các em đường phố .................................. 33
Bảng 2.5: Tính tương quan giữa kinh tế gia đình với HVLC đánh nhau ................ 33
Bảng 2.6: Hồn cảnh gia đình nơi trẻ em đường phố .............................................. 35
Bảng 2.7: Tính mối tương quan giữa hồn cảnh cha mẹ với hành vi lệch đánh nhau
.................................................................................................................................. 36
Bảng 2.8: Những nguyên nhân HVLC qua các nhu cầu của học thuyết Maslow.... 38
Bảng 3.1: Biểu hiện HVLC đánh nhau nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian
thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm ........................................................................ 51
Bảng 3.2: Biểu hiện HVLC chửi tục nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian thực
nghiệm biện pháp ở Trung tâm ................................................................................ 52
Bảng 3.3: Biểu hiện HVLC trộm cắp nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian
thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm ........................................................................ 53
Bảng 3.4: Biểu hiện HVLC nói dối nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian thực
nghiệm biện pháp ở Trung tâm ................................................................................ 54
Bảng 3.5: Biểu hiện HVLC hút thuốc nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian
thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm ........................................................................ 54
Bảng 3.6: Biểu hiện HVLC băng nhóm nơi các em khi ở ngồi xã hội và thời gian
thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm ........................................................................ 56
Bảng 3.7: Biểu hiện một số HVLC nơi các em qua nhìn nhận thầy cơ và tình
nguyện viên .............................................................................................................. 57

Bảng 3.8: Biểu hiện HVLC nơi các em qua quan sát và tham dự các tình nguyện
viên vào mỗi chiều sinh hoạt chiều thứ 7 từ ngày 8/8/2015 – 27/2/2016 trong 7 nhà
(nhà 2 – nhà 7) .......................................................................................................... 58
Bảng 3.9: Cách các em ứng xử cách tình huống ...................................................... 58

xi


Bảng 3.10: Ứng xử nơi các em qua cách nhìn nhận các thầy cơ và các tình nguyện
viên ........................................................................................................................... 61
Bảng 3.11: Ứng xử nơi các em qua quan sát và tham dự của các tình nguyện viên
.................................................................................................................................. 62
Bảng 3.12: Thái độ sống hằng ngày nơi các em tại Trung tâm ............................... 63
Bảng 3.13: Thái độ sống các em tại Trung tâm qua cách nhìn nhận của thầy cơ
.................................................................................................................................. 64
Bảng 3.14: Những người thân các em thường chia sẻ ở trung tâm.......................... 66
Bảng 3.15: Các hoạt động trong tuần làm các em hứng thú qua nhìn nhận của các
em ............................................................................................................................. 67
Bảng 3.16: Các hoạt động trong tuần làm các em thích thú nhất qua nhìn nhận thầy
cơ .............................................................................................................................. 68
Bảng 3.17: Những người làm cho các em ấn tượng và yêu mến tại Trung tâm ...... 69
Bảng 3.18: Điều nơi thầy cô làm cho các em ấn tượng ........................................... 70
Bảng 3.19: Điều nơi các tình nguyện viên làm cho các em ấn tượng ...................... 71
Bảng 4.1 : Tính tốn sự khác biệt và tương quan giữa HVLC đánh nhau nơi các em
ở ngoài và ở trong Trung tâm ................................................................................... 90
Bảng 4.2 : Tính tốn sự khác biệt và tương quan giữa HVLC chửi tục nơi các em ở
ngoài và ở trong Trung tâm ...................................................................................... 90
Bảng 4.3 : Tính tốn sự khác biệt và tương quan giữa HVLC trộm cắp nơi các em ở
ngoài và ở trong Trung tâm ...................................................................................... 91
Bảng 4.4 : Tính tốn sự khác biệt và tương quan giữa HVLC nói dối nơi các em ở

ngồi và ở trong Trung tâm ...................................................................................... 91
Bảng 4.5 : Tính tốn sự khác biệt và tương quan giữa HVLC hút thuốc nơi các em ở
ngoài và ở trong Trung tâm ...................................................................................... 92
Bảng 4.6 : Tính tốn sự khác biệt và tương quan giữa HVLC băng nhóm nơi các em
ở ngồi và ở trong Trung tâm ................................................................................... 92

xii


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 2.1: Trình độ văn hóa nơi các trẻ em tại Trung tâm ................................... 31
Biểu đồ 2.2: Một số HVLC nơi các em đường phố ................................................ 32
Biểu đồ 2.3: Biểu hiện một số HVLC khác xuất hiện cùng với HVLC đánh nhau .
.................................................................................................................................. 33
Biểu đồ 2.4: Những nguyên nhân HVLC qua các nhu cầu học thuyết Maslow ...... 38
Biểu đồ 3.1: Mức độ HVLC đánh nhau nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian
thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm ........................................................................ 51
Biểu đồ 3.2: Mức độ HVLC chửi tục nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian
thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm ........................................................................ 52
Biểu đồ 3.3: Mức độ HVLC trộm cắp nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian
thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm ........................................................................ 53
Biều đồ 3.4: Mức độ HVLC nói dối nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian thực
nghiệm biện pháp ở Trung tâm ................................................................................ 54
Biểu đồ 3.5: Mức độ HVLC hút thuốc nơi các em khi ở ngoài xã hội và thời gian
thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm ........................................................................ 55
Biểu đồ 3.6: Mức độ HVLC băng nhóm nơi các em khi ở ngồi xã hội và thời gian

thực nghiệm biện pháp ở Trung tâm ........................................................................ 56
Biểu đồ 3.7: Mức độ biểu hiện một số HVLC nơi các em qua nhìn nhận thầy cơ và
tình nguyện viên ....................................................................................................... 57
Biểu đồ 3.8: Mức độ biểu hiện HVLC nơi các em qua các sinh hoạt chiều thứ 7 ... 58
Biểu đồ 3.9: Ứng xử nơi các em qua cách các tình huống....................................... 60
Bảng 3.10: Ứng xử nơi các em qua cách nhìn nhận các thầy cơ và các tình nguyện
viên ........................................................................................................................... 61
Biểu đồ 3.11: Ứng xử các em qua quan sát của các tình nguyện viên ..................... 62
Biểu đồ 3.12: Thái độ sống hằng ngày nơi các em tại Trung tâm ........................... 63

xiii


Biểu đồ 3.13: Thái độ sống các em tại Trung tâm qua cách nhìn nhận của thầy cơ
.................................................................................................................................. 64
Biểu đồ 3.14: Tỷ lệ những người thân quên các em thường chia sẻ ....................... 66
Biểu đồ 3.15: Tỷ lệ các hoạt động trong tuần làm các em thích thú nhất qua đánh giá
của các em ................................................................................................................ 67
Biểu đồ 3.16: Tỷ lệ các hoạt động trong tuần làm các em hứng thú nhất qua nhìn
nhận thầy cơ ............................................................................................................. 66
Biểu đồ 3.17: Tỷ lệ những người làm cho em ấn tượng và yêu mến trong Trung tâm
.................................................................................................................................. 69
Biểu đồ 3.18: Tỷ lệ điều nơi thầy cô làm cho các em ấn tượng ............................... 70
Biểu đồ 3.19: Tỷ lệ điều gì nơi các tình nguyện viên làm cho các em ấn tượng ......71

xiv


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình


Trang

Hình 1.1: Trung Tâm Giáo dục dạy nghề Thanh Thiếu Niên TP HCM ................. 27
Hình 2.1: Nhà ăn và bữa ăn của các em ................................................................... 44
Hình 2.2: Phịng ngủ và khn viên nhà .................................................................. 45
Hình 2.3: Các em phụ giúp các công việc trong Trung Tâm ................................... 46
Hình 2.4: Các tình nguyện viên đồng hành và chia sẻ với các em .......................... 47

xv


Chƣơng
MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1.1 Lý do khách quan
Trẻ em là tương lai của xã hội và của nhân loại. Trẻ em cần được bảo vệ,
chăm sóc và giáo dục để thực hiện sứ mệnh của mình trong tương lai [8]. Mọi trẻ
em cần được đối xử công bằng và bình đẳng. Năm 1990, Việt Nam phê chuẩn Công
Ước Bảo Vệ Quyền Trẻ Em quyết tâm thi hành quyền bảo vệ trẻ em tại Việt Nam.
Ngày nay, sự biến đổi xã hội nhanh chóng của thời đại đã làm cho hiện tượng trẻ
em ngày càng đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn. Xã hội ngày càng nhiều trẻ
em lang thang, trẻ em khơng có gia đình, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị lạm dụng, trẻ
em vi phạm pháp luật... Các trẻ em đường phố là những đối tượng cần được dành
nhiều sự quan tâm và tình thương của xã hội và mọi người. Mặc khác, các trẻ em
đường phố bị xã hội nhìn nhận là những trẻ em hư hỏng và có nguy cơ phạm pháp
cao. Những HVLC nơi các trẻ em đường phố làm cho xã hội mất vẻ đẹp văn hóa,
văn minh và lối sống cộng đồng xã hội.
Hiện nay, các trẻ em lang thang đường phố bị tập trung tại các Trung tâm

giáo dục thanh thiếu niên để được bảo vệ và giáo dục. Tại Trung tâm, các em được
đáp ứng những nhu cầu cơ bản: ăn uống, quần áo, an toàn… Tuy nhiên, các Trung
tâm quản lý trẻ em đường phố dựa trên những biện pháp kỷ luật và hình phạt để
thay đổi HVLC. Do đó, sự thay đổi HVLC nơi các em tại Trung tâm chỉ là cưỡng
ép, ép buộc và mang tính tức thời. Việc giáo dục nhân cách nơi trẻ em đường phố
tại các Trung tâm gặp nhiều thách đố và khó khăn.
Khi nhìn nhận động cơ HVLC dựa trên thuyết nhu cầu của Maslow, người
nghiên cứu nhận thấy có mối tương quan giữa hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em đường
phố với các nhu cầu cơ bản, nổi bật là nhu cầu yêu thương, tôn trọng (cụ thể là đồng
hành cùng các em) và môi trường giáo dục các em. Vì vậy, người nghiên cứu đã

1


vận dụng theo học thuyết nhân bản Maslow để đưa một số biện pháp mang lại sự
đổi thay đổi một số HVLC nơi trẻ em đường phố tại TTGDDNTTN TP.HCM.
1.2 Lý do chủ quan
Với ước muốn cá nhân, người nghiên cứu ước mơ xây dựng một mái ấm
dành cho các trẻ em lang thang đường phố. Vận dụng theo học thuyết nhân bản
Maslow, mái ấm là nơi các em được đáp ứng những nhu cầu học hỏi hiểu biết, là
nơi các em được tôn trọng, yêu thương như ở gia đình, là nơi các em có thể đến tự
do để vui chơi, thể hiện bản thân, là nơi các em có tìm được niềm tin hy vọng và
tình u trong cuộc đời.
Với những lý do trên, người nghiên cứu chọn đề tài nghiên cứu là: “ Đề
xuất một số biện pháp khắc phục một số HVLC nơi trẻ em đường phố tại
TTGDDNTTN TP.HCM.
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khắc phục một số HVLC nơi trẻ em đường phố tại TTGDDNTTN
TP.HCM.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu cơ sở lí luận về HVLC.
Nghiên cứu thực trạng HVLC nơi trẻ em đường phố tại TTGDDNTTN
TP.HCM.
Thực nghiệm một số biện pháp khắc phục một số hành vi HVLC nơi trẻ em
đường phố tại TTGDDNTTN TP.HCM.
4. ĐỐI TƢỢNG NGHIÊN CỨU
Hành vi lệch chuẩn
5. KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU
Trẻ em đường phố tại TTGDDNTTN TP.HCM
6. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
Trẻ em đường phố được coi là trẻ em hư hỏng bởi các HVLC. Các em được
tập trung tại các Trung tâm. Tại Trung tâm, các trẻ em đường phố được giáo dục
bằng những biện pháp kỷ luật và hình phạt nhằm thay đổi những HVLC. Nhìn nhận

2


theo thuyết nhu của Maslow, động cơ những HVLC nơi các em đường phố là nhằm
đáp ứng nhu cầu cơ bản của các em, nổi bật là nhu cầu được tôn trọng và yêu
thương. Vận dụng theo học thuyết nhân bản Maslow, các nhu cầu cơ bản, nhấn
mạnh là sự tôn trọng các trẻ em đường phố được cải thiện và đáp ứng sẽ mang lại sự
đổi thay đổi một số HVLC nơi trẻ em đường phố tại TTGDDNTTN TP.HCM.
7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu những biện pháp nhằm khắc phục một số
HVLC nơi trẻ em đường phố tại TTGDDNTTN TP.HCM dưới cái nhìn của thuyết
nhu cầu của Maslow.
Các trẻ em độ tuổi vị thành niên nam từ 12- 18 tuổi tại TTGDDNTTN
TP.HCM.
8. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
8.1. Phƣơng pháp nghiên cứu lí luận

Phân tích, so sánh, hệ thống hóa, khái quát hóa các tài liệu liên quan tới
HVLC và đặc điểm tâm lý lứa trẻ em đường phố.
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn
8.2.1. Phƣơng pháp khảo sát bằng bảng hỏi
Khảo sát bằng bảng hỏi đối các trẻ em, các giáo viên và các tình nguyện
viên để tìm hiểu thực trạng và hiệu quả của biện pháp khắc phục HVLC nơi trẻ em
đường phố tại TTGDDNTTN TP.HCM.
8.2.2. Phƣơng pháp quan sát – tham dự
Người nghiên cứu quan sát và tham dự vào các hoạt động của các trẻ em tại
Trung tâm. Khi tham gia vào các hoạt động của các trẻ em, người nghiên cứu nhìn
nhận và hiểu được hành vi và ứng xử của trẻ em với nhau, các trẻ em với thầy cô và
các trẻ em với các tình nguyện viên. Nhờ đó người nghiên cứu nắm được thực trạng
hành vi nơi các trẻ em, đưa ra những biện pháp khắc phục và thu thập dự liệu về sự
thay đổi hành vi nơi các trẻ em tại TTGDDNTTN TP.HCM.

3


8.2.3 Phƣơng pháp phỏng vấn
Phỏng vấn giáo viên, cán bộ quản lý, các tình nguyện viên và các trẻ em về
các hành vi và ứng xử nơi các trẻ em để tìm hiểu sự thay đổi hành vi nơi các trẻ em
tại TTGDDNTTN TP.HCM.
8.3. Xử lý thống kê toán học
Sử dụng một số cơng thức thống kê tốn học để xử lí kết quả khảo sát thực
trạng và sự thay đổi hành vi nơi trẻ em đường phố tại TTGDDNTTN TP.HCM.
9. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
Trên cơ sở đề xuất một số biện pháp khắc phục một số HVLC, đề tài góp
phần vào những phương pháp giáo dục nhân cách trẻ em đường phố tại Trung tâm
giáo dục thanh thiếu niên TP. HCM.
10. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN

Luận văn gồm các phần sau:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý luận về hành vi lệch chuẩn
Chương 3: Thực trạng hành vi lệch chuẩn nơi trẻ em đường phố tại
TTGDDNTTN TP.HCM.
Chương 4: Một số biện pháp khắc phục một số hành vi lệch chuẩn nơi trẻ
em đường phố tại TTGDDNTTN TP.HCM.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

4


Chƣơng 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI LỆCH CHUẨN
1. TỔNG QUAN VỀ HÀNH VI LỆCH CHUẨN TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT
NAM
Mối quan tâm về quá trình hình thành HVLC nơi trẻ em đã tăng nhanh
trong hơn 1 thập kỷ. Trong thời gian hiện nay, xã hội với sự phát triển không ngừng
về nhiều mặt đã làm cho tâm lý trẻ em cũng thay đổi. Các em phải ứng phó với thời
đại và chịu áp lực nặng nè về mặt tinh thần. Biểu hiện của sự ứng phó và chịu áp lực
về mặt tinh thần thể hiện qua HVLC nơi các em. Những HVLC này đã ảnh hưởng
đến lối sống, cách hành xử, chuẩn mực đạo đức, tương lai của xã hội. Chính vì thế,
những nghiên cứu về HVLC nơi các trẻ em để tìm ra nguyên nhân, và giải pháp
giáo dục càng trở nên cấp thiết với giới tâm lý học hơn bao giờ hết. Việc nghiên cứu
HVLC của con người được diễn ra với nội dung rất phong phú, với sự tham gia của
nhiều nhà nghiên cứu tâm lý học, xã hội học, đạo đức học, giáo dục học….
1.1. Lịch sử vấn đề hành vi lệch chuẩn

Ngay từ thời cổ đại, người Ai cập, Hy Lạp và Do Thái thường giải thích
mọi sự vật, hiện tượng đều quy về thần thánh và các thế lực tự nhiên. Và những
HVLC cũng được cho là hành vi người bị quỷ ám, bị thế lực huyền bí chia phối
[14].
Hippocrater là người Hy Lạp đầu tiên đưa ra lý thuyết về hành vi rối loạn
bắt nguồn từ cơ thể. Theo ông, HVLC là dấu hiệu của bệnh chứ không phải của quỷ
ám. Ơng cho rằng ngun nhân rối loạn có thể thuộc về bệnh lý của não, được tạo ra
do sự xáo trộn bốn chất dịch chính trong cơ thể đó là mật đen, mật vàng, máu và
đờm giải. Nếu con người cáu kỉnh, hiếu động thì được cho là do có lượng nước mắt
quá mức; nếu con người u sầu, trầm cảm thì được xem là do có lượng mật đen quá
mức; những người tỏ vẻ vui buồn thất thường, thái quá được nghĩ là có lượng máu
quá mức và những ai tính tình ù lì, lạnh lùng được cho rằng có lượng đờm dãi q
nhiều. Như vậy, ơng giải thích HVLC là do sự mất cân bằng sinh lý. Mơ hình lý

5


thuyết chất dịch này cho rằng có thể điều chỉnh hành vi rối loạn bất thường bằng
cách sử dụng những cách điều trị trên cơ thể [9] .
Ở Đông Phương, nhà nho giáo Tuân Tử (313 – 238 TCN) cho rằng “Nhân
chi sơ, tính bản ác”. Những hành vi lệch lạc của con người phát xuất từ bản tính xấu
nơi con người, khi sinh ra con người đã mang bản tính “ác” hay “lệch lạc”. Bản tính
lệch lạc nơi trẻ em hướng tới sự thiện khi các em biết sống nổ lực thay đổi, được
giáo dục trong một xã hội kỷ cương, nề nếp và đạo đức.
Vào thời Trung cổ thuật ngữ “người tâm thần” xuất hiện, để gọi những
người có HVLC. Những người có dấu hiệu lệch chuẩn hành vi đều có “linh hồn bất
ổn”, do linh hồn bị ma quỷ ám và giải pháp rải nước phép trừ tà [9].
1.2 Lịch sử nghiên cứu hành vi lệch chuẩn
Lý thuyết phân tâm học của Freud xem HVLC chỉ khác về số lượng so với
hành vi bình thường, chứ khơng hẳn là một loại hành vi khác. Ông cho rằng, hầu hết

các triệu chứng đều có tính chất thích nghi làm nền tảng vì chúng dùng để giảm bớt
sự căng thẳng và xung đột trong tiềm thức cá nhân [9].
Thuyết nhân văn xem các HVLC hình thành do việc khơng thỏa mãn các
nhu cầu căn bản hay bị ép buộc sống theo kỳ vọng của những người xung quanh.
Khi điều đó xảy ra, con người sẽ khơng thấy được mục tiêu của mình và phát triển
nhận thức méo mó về chính bản thân [13].
Thuyết học tập xã hội Bandura nghiên cứu HVLC hiếu chiến của trẻ thông
qua bắt chước các hình mẫu trên TV, trẻ em nhận thấy các ngơi sao điện ảnh có
được danh tiếng thơng qua việc sử dụng sức mạnh và hành vi hiếu chiến. Gần đây,
Leonard Eron (1987) đã báo cáo kết quả của một nghiên cứu kéo dài trong 22 năm
làm sáng tỏ một số vấn đề nguyên nhân tính hiếu chiến của trẻ em từ độ tuổi 7 – 9.
Họ xác định rằng: Các đối tượng được xác định hiếu chiến là lúc trẻ em, khi trở
thành thiếu niên và người lớn cũng thể hiện nhiều hành vi hiếu chiến nhất [13, 393].
L.G. Golubeva (1974) nghiên cứu HVLC ở trẻ em là con một trong gia
đình. Ơng đã kết luận rằng: Những đứa trẻ là con một thường có những rối loạn q
trình thích nghi và có những HVLC khi đến trường.

6


V.N Miaxishev và B.D Karvaxarki, nghiên cứu các mối quan hệ xã hội
trong gia đình với việc hình thành HVLC ở trẻ em. Kết quả nghiên cứu cho thấy có
tới 80% chấn thương tâm lý dẫn đến HVLC ở trẻ em là những quan hệ mâu thuẫn
không thể giải quyết được và kéo dài giữa các thành viên trong gia đình.
X.V. Lebeder đưa ra 4 yếu tố gây ra những HVLC ở trẻ em gồm: Yếu tố
thứ nhất là hoàn cảnh gia đình gây chấn thương tâm lý kéo dài; yếu tố thứ hai là
thiếu sót trong giáo dục; yếu tố thứ ba là xung đột trường học chấn thương tâm lý
cao; yếu tố thứ tư là bố mẹ nghiện rượu nặng [23, 12].
Rosenhan và Seligman (1984) nghiên cứu HVLC đã đưa ra 7 thuộc tính để
giúp quyết định hành vi có tính lệch chuẩn hay khơng. Thứ nhất là đau khổ; thứ hai

là tính thích nghi kém, thứ ba là tính phi lí; thứ tư là tính khơng thể dự đốn; thứ
năm là tính sống động và tính khơng theo quy ước; thứ sáu là sự khó chịu quan sát
và thứ bảy là vi phạm tiêu chuẩn đạo đức và lý tưởng [9].
Các nhà tâm thần học Mỹ, 1994 đưa ra bảng phân loại bệnh học DSM – IV,
có 15 tiêu chuẩn chuẩn đoán và được chia làm 4 nhóm:
Nhóm thứ nhất: Hung hãn với người và xúc vật (bắt nạt; đe dọa hay uy hiếp
người khác; gây sự đánh nhau; dung vũ khí có thể gây hại nghiêm trọng thân thể
người khác; hành vi độc ác về thân thể với người khác; hành vi độc ác về thân thể
với gia xúc; ăn cắp đối mặt với nạn nhân; cưỡng dâm).
Nhóm thứ hai: Phá hoại tài sản (hành vi xâm hại gây tổn thất tài sản; cố ý
gây cháy với ý định gây hại nghiệm trọng; cố ý phá hoại tài sản người khác).
Nhóm thứ ba: Lừa đảo hoặc trộm cướp (đập phá xông vào nhà hay ô tô của
ai đó; thường xuyên nói dối để nhận ân huệ hay tránh các nghĩa vụ, ăn cắp các vật
có giá trị lớn khơng đối mặt với nạn nhân).
Nhóm thứ tư: Vi phạm nặng nề các luật lệ (trốn nhà qua đêm, thường ở qua
đêm ngồi gia đình mặc dù cha mẹ cấm đoán, trốn học) [12].
E.Boretti Goulifier và A Thisiet nghiên cứu HVLC ở trẻ em tiểu học. Họ đã
đưa ra 13 kiểu HVLC ở trẻ em ở lứa tuổi này: hiếu động, bất ổn định, hung hãn, ức

7


chế, nói dối, trộm cắp, bỏ nhà, trốn đi, nghiện ngập, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn phát
âm, rối loạn lời nói, rối loạn ngơn ngữ viết.
Nghiên cứu của Amber Carlson về hành vi cha mẹ có ảnh hưởng đến hành
vi của con cái. Cha me hình mẫu hành vi và thực hiện thông qua phong cách nuôi
dạy con cái, cấu trúc của gia đình và mơi trường dân cư mà họ sinh sống [26].
Nghiên cứu Adrian D.Pearson về những học sinh trung học có hành vi lệch
chuẩn ở trường học nguyên nhân là do sự thiếu sự hỗ trợ giáo dục từ phía gia đình,
có tự trọng cá nhân ở mức thấp và thiếu sự kiểm soát. Các hành vi bạo lực, không

tôn trọng phụ nữ, hút thuốc, sử dụng cần sa…được thể hiện qua các kênh truyền
thông như phim ảnh, video ca nhạc, internet, trò chơi điện tử đã làm tăng một cách
đáng kể các hành vi này ở trẻ trong độ tuổi đến trường. Và việc tiếp xúc một cách
thường xuyên với các hình ảnh bạo lực và chống đối xã hội trên truyền thông là một
yếu tố quan trọng làm tăng các hành vi chống đối xã hội và gây rối ở học sinh trung
học [25].
1.2. Ở Việt Nam
Ở Việt Nam, trước năm 1975, vấn đề HVLC là đề tài còn khá mới mẻ và
chưa được đào sâu, chỉ được thực sự nghiên cứu vào sau những năm 1975. Với sự
thành lập Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em năm 1989, vấn đề HVLC mới thật sự
quan tâm và nghiên cứu nhiều hơn.
Nghiên cứu Phạm Minh Hạc và các cộng tác viên (1980) tìm hiểu nghiên
nhân trẻ em phạm pháp và nhân cách nơi học sinh trường phổ thơng – nơng nghiệp
Thủy Ngun Hải Phịng cho thấy việc giao tiếp với nhóm bạn bè xấu có thể là một
trong những nguyên nhân cơ bản và trực tiếp đưa tới hành vi phạm pháp, dễ bị sa
vào con đường phạm pháp [24, 12].
Đặng Phương Kiệt trong hội thảo Việt Pháp ở Hà Nội (4/2000) với chủ đề
Trẻ em- Văn Hóa – Giáo Dục, nghiên cứu về HVLC thanh thiếu niên học sinh học
phổ thông ở bốn trường PTTH Hà Nội bao gồm 1266 học sinh nam và nữ, độ tuổi
từ 15-18, cho thấy rằng: HVLC chiếm tỷ lệ cao là nói dối nhiều lần 28.41%, trốn
tiết 21,22%, gây gổ 7,19%, phá hoại tài sản người khác 4,31%, hút thuốc lá 3,95%.

8


Ông cho rằng: Nguyên nhân dẫn đến HVLC là stress gia đình, những căng thẳng
trong gia đình [27].
Phạm Văn Đồn (1989) nghiên cứu tại trường phổ thông Công nông nghiệp
II thuộc Trung tâm nghiên cứu tâm lý trẻ em. Ông đã nghiên cứu trên 83 học sinh
có tần suất rối loạn hành vi trung bình trước khi bị bắt là 15 lần. Mỗi em phân loại

rối loạn tâm lý của trẻ em, mức độ phạm pháp là 83/83. Tuổi phạm pháp lần đầu
tiên là 9-17. Trẻ em thành thị có rối loạn hành vi với tỷ lệ gấp 10 lần so với trẻ em
nơng thơn. Rối loạn chính là ăn cắp (59%). Ơng đã phân thành những nhóm cơ bản
sau: loạn tâm, nhiễu tâm, bệnh lý về nhân cách và các rối loạn tiến triển ngoài loạn
tâm và nhiễu tâm, các rối loạn phản ứng, các suy giảm tâm trí, các rối loạn chức
năng công cụ và luyện tập, các rối loạn có biểu hiện thực thể và rối loạn ứng xử
[12, 216].
Nguyễn Văn Siêm tham gia giảng dạy bộ môn tâm lý học lâm sàng của
khoa tâm lý trường ĐH KHXH & NV Hà Nội, đã nghiên cứu rất nhiều về HVLC ở
thanh thiếu niên. Ông đã đưa ra những lý luận chung về HVLC ở trẻ em và thanh
thiếu niên [12].
Đào Thị Vân Anh và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu nhận
thức về lối sống và hành vi đạo đức của học sinh trung học cơ sở tại thành phố Hồ
Chí Minh, đã đưa những kết quả nghiên cứu: đi học muộn, nghỉ học không xin phép
ở mức độ thường xuyên là 10.4%, quay cóp trong giờ kiểm tra là 24,1%, hút thuốc
lá ở mức độ không thường xuyên là 2,1%, xem truyện và phim có nội dung bạo lực
và đồi trụy mức độ không thường xuyên là 4,7% và thường xuyên là 1,6%, đánh
nhau ở mức độ không thường xuyên là 15,8% và thường xuyên là 2,1%. Kết quả
của luận văn cho thấy rằng mức độ vi phạm nội quy trường học của học sinh thường
xuyên vi phạm không nhiều, chủ yếu ở mức độ không thường xuyên [24].
Nguyễn Văn Song (2012), Đại học Quốc Gia Hà Nội, đã nghiên cứu về
Quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường trung học phổ
thông Phù Cừ tỉnh Hưng Yên. Người nghiên cứu kết luận số học sinh có hành vi
lệch chuẩn trong nhà trường ngày càng gia tăng, số hành vi lệch chuẩn ngày càng

9


nhiều. Số học sinh bị kỷ luật năm học sau nhiều hơn năm học trước, mức độ kỷ luật
ngày càng nặng. Số học sinh xếp loại đạo đức trung bình và yếu, kém ngày càng gia

tăng [30].
Cao Minh Huệ (2014), Đại Học Quốc Gia Hà Nội, Trường Khoa Học Xã
Hội Và Nhân Văn Hà Nội, với đề tài nghiên cứu trẻ vị thành niên có hành vi lệch
chuẩn dưới góc độ công tác xã hội tại Trường giáo dưỡng số 2 Ninh Bình, xã Mai
Sơn, Huyện n Mơ, Tỉnh Ninh Bình. Tác giả nghiên cứu trên 100 trẻ vị thành niên
có hành vi lệch chuẩn, tác giả kết luận rằng: Trẻ có hành vi lệch chuẩn đa số các em
có trình độ học vấn thấp, hầu hết đã bỏ học trước khi vào trường, nhận thức còn hạn
chế. Các em chủ yếu khơng thích học, lười học. Các em có hành vi lệch chuẩn nhiều
nhất là ở độ tuổi từ 14 đến dưới 16 tuổi. Các em hầu hết có hồn cảnh gia đình đặc
biệt như mồ cơi, cha mẹ ly dị hoặc đi tù, cha mẹ thường xuyên không quan tâm
hoặc luôn là nỗi sợ hãi, áp lực đối với các em [7].
Vấn đề HVLC ở nước ta thực sự là vấn đề cấp bách và mới mẻ. Vấn đề này
đã thu hút được nhiều nhà tâm lý học, giáo dục và các bác sỹ quan tâm và nghiên
cứu. Mặc dù phạm vi nghiên cứu chỉ tập trung ở các thành phố lớn và đối tượng là
học sinh, chưa được mở rộng nhiều ở các thành phố nhỏ và các thành phần đối
tượng khác trong xã hội. Các công trình nghiên cứu tập trung vào HVLC trẻ em là
học sinh là chính. Xã hội vẫn cịn thành phần trẻ em ít được quan tâm hơn, các trẻ
em đường phố, trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Số lượng trẻ em có hồn cảnh đặc biệt
chiếm tỷ lệ nhỏ so với số lượng toàn thể trẻ em cả nước, thế nhưng các biểu hiện
hành vi lệch lạc nơi các em gây ảnh hưởng rất nhiều đối với đời sống xã hội nước
ta. Vì vậy, việc nghiên cứu HVLC nơi trẻ em đường phố, có hồn cảnh đặc biệt là
một nhu cầu cần thiết và một đóng góp nhất định cho xã hội.
2. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
2.1. Hành vi
Hành vi được xem là tổ hợp các phản ứng của cơ thể trước các kích thích
của mơi trường bên ngồi. Hành vi con người theo chủ nghĩa hành vi là tất cả các
cử chỉ và lời nói đã hình thành trong cuộc sống hay bẩm sinh và là những gì con

10



người đã làm từ lức sinh ra cho đến chết. Hành vi là tất các các phản ứng “R” và sự
đáp ứng các kích thích bên ngồi “S”. Hành vi là những phản ứng máy móc nhằm
đáp ứng kích thích, giúp cho cơ thể thích nghi với mơi trường xung quanh [6].
Ngược lại, theo A.N Leonchiev: “Hành vi không phải là những phản ứng
máy móc của một cơ thể sinh vật, mà hành vi phải được hiểu là hoạt động”. Hành vi
là những biểu hiện bên ngoài của hoạt động và bao giờ cũng gắn liền với động cơ,
mục đích [4, 228 – 229].
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học do Hồng Phê chủ biên,
người ta hiểu hành vi là toàn bộ những phản ứng, cách ứng xử ra bên ngoài của một
con người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định [10, 781] .
Như vậy, hành vi là tất các các phản ứng hay cách thức cơ thể để con người
thích ứng với mơi trường. Theo quan điểm trong bài, hành vi là một chuỗi hành
động nối tiếp nhau qua cách ứng xử cụ thể, qua biểu hiện ra bên ngồi bằng lời nói
và việc làm cụ thể, nhằm đạt được mục đích thỏa mãn nhu cầu con người và thích
nghi với mơi trường [6].
2.2. Hành vi lệch chuẩn
Cũng như khái niệm về hành vi, có rất nhiều quan niệm khác nhau về
HVLC. HVLC là hành vi được quy chiếu theo các chuẩn mực xã hội hay chuẩn
mực của nhóm.
Dựa vào mục đích của hành vi, Merton R. K đã phân HVLC thành hành vi
lầm lạc và hành vi không theo khuôn khép. Hành vi lầm lạc chỉ sự sai lệch khỏi cái
đã được coi là bình thường và đúng đắn vì những mục đích cá nhân. Hành vi không
theo khuôn khép được thực hiện với mục đích thay đổi những chuẩn mực mà cá
nhân cố ý phủ định trên thực tế. Cá nhân muốn thay thế chuẩn mực cũ bằng chuẩn
mực mới mà mình tin là đúng đắn hơn [5].
Theo Frohlich. W.D: “Hành vi lệch chuẩn là hành vi không phù hợp với
chuẩn mực xã hội hiện hành [3].
Theo tổ chức y tế thế giới WHO: HVLC là tồn bộ hành vi có tính chất
chống đối xã hội, xâm phạm hay khiêu khích được lặp lại và kéo dài. Một hành vi


11


như vậy trong hình thái cực độ sẽ đưa đối tượng đến chổ vi phạm các quy tắc xã hội
chủ yếu tưởng ứng với lứa tuổi trẻ em, điều này vượt quá hành vi ranh mãnh thông
thường và các thái độ của thanh thiếu niên.
Lưu Song Hà định nghĩa: “Hành vi lệch chuẩn là hành vi lệch ra khỏi các
quy tắc, chuẩn mực của nhóm hay của xã hội. Hành vi lệch chuẩn có tính chất tương
đối về văn hố và lịch sử” [20, 44].
Từ điển tâm lý học có định nghĩa: “Hành vi lệch chuẩn là hệ thống hành vi
hoặc các hành vi riêng lẻ đối lập với các chuẩn mực đạo đức hoặc pháp luật đã được
xã hội thừa nhận. Những kiểu dạng hành vi lệch chuẩn chủ yếu là phạm pháp và
những hành vi phi đạo đức nhưng chưa phải chịu trách nhiệm hình sự (nói dối, ăn
cắp vặt…). Những hành vi lệch chuẩn thường là cơ sở hình thành các hành vi vi
phạm pháp luật” [1].
Nguyễn Văn Siêm dịch: “HVLC là kiểu hành vi lặp đi lặp lại và kéo dài
trong các quyền cơ bản của người khác hay các chuẩn mực xã hội hoặc các luật lệ
lớn phù hợp với lứa tuổi bị vi phạm” [12].
Trong bài này chọn định nghĩa HVLC là những hành vi không phù hợp hay
đối lập với chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã được xã hội thừa nhận mà những biểu
hiện của hành vi đó nếu thường xuyên xảy ra sẽ thực sự ảnh hưởng xấu đến sự thích
nghi của mỗi cá nhân.
2.3. Trẻ em và trẻ vị thành niên
Luật bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em của Việt Nam năm 2004, trẻ em là
người dưới 16 tuổi. Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em, trẻ em là người dưới
18 tuổi [8].
Trẻ em là giai đoạn xác lập, phân định và hoàn thiện dần các chức năng
sinh lý của các cơ quan, bộ phận trong cơ thể, do đó cơ thể con người có nhiều biến
động trong quá trình phát triển.

Trẻ em là giai đoạn con người đang học cách tiếp cận những chuẩn mực của
xã hội và đóng vai trị xã hội của mình, đây là giai đoạn xã hội hóa mạnh nhất và là
giai đoạn đóng vai trị quyết định của việc hình thành nhân cách con người.

12


Trần Thị Minh Đức cho rằng: “Trẻ vị thành niên là những người trong độ
tuổi từ 12 đến dưới18 tuổi. Đó là người chưa trưởng thành (đang phát triển) về thể
chất, thần kinh – tâm lý và xã hội” [2].
2.4 Trẻ em đƣờng phố (Trẻ em lang thang)
Trẻ em lang thang được hiểu với nhiều cách khác nhau như là: “Trẻ em cơ
nhỡ, trẻ đường phố”… Tuy nhiên, một cách hiểu chung nhất trẻ em lang thang là
các em thiếu sự chăm sóc của gia đình và phải tự kiếm sống bằng nhiều hoạt động
khác nhau diễn ra hằng ngày trên đường phố. Về độ tuổi trẻ em lang thang chưa có
quan niệm thống nhất, có nước quy định trẻ em lang thang dưới 16 tuổi, có nước
quy định dưới 18 tuổi, có thể phân ra ba nhóm như sau :
Nhóm 1: gồm những trẻ khơng có bố mẹ và gia đình, hoặc bị gia đình bỏ
rơi phải đi lang thang, sống theo băng nhóm, ăn ngủ ngồi đường phố.
Nhóm 2: gồm những trẻ sống lang thang hằng ngày nhưng vẫn cịn ít nhiều
liên hệ với bố mẹ, gia đình.
Nhóm 3: gồm những trẻ lang thang ban ngày, tối lại về với bố mẹ và gia
đình [16, 2].
Trẻ em lang thang là trẻ em rời bỏ gia đình, tự kiếm sống, nơi kiếm sống và
nơi cư trú không ổn định, hoặc là trẻ em cùng với gia đình đi lang thang [1, 2].
UNICEF định nghĩa trẻ em đường phố là những trẻ dưới 18 tuổi dành phần
lớn thời gian của mình trên đường phố. Theo UNICEF, trẻ em đường phố có thể
được chia làm 3 nhóm khác nhau: Trẻ sống trên đường phố, trẻ lao động trên đường
phố và trẻ lang thang sống cùng gia đình trên đường phố.
3. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI LỆCH CHUẨN NƠI TRẺ EM

3.1. Chuẩn mực hành vi
Những hành vi của con người bao giờ cũng hướng tới những mục tiêu nhất
định. Hành vi của con người luôn luôn được thay đổi, phát triển chứ khơng bất biến
để thích nghi với môi trường. Hành vi của con người là những hành vi tích cực để
thỏa mản nhu cầu của con người ngày càng cao và có tích chất xã hội rõ ràng. Hành
vi của con người bị chi phối, ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Vì vậy, xem xét chuẩn

13


×