Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Tiến bộ trong điều trị bệnh lý tim mạch pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.8 KB, 5 trang )

Tiến bộ trong điều trị bệnh
lý tim mạch

Việc điều trị các bệnh lý tim mạch trong những năm gần đây đã có rất
nhiều tiến bộ, đặc biệt là những tiến bộ trong chuyên ngành tim mạch can thiệp.
Có rất nhiều bệnh lý trước đây chỉ có biện pháp duy nhất là phẫu thuật thì cho đến
nay, hầu hết đã có thể giải quyết được qua can thiệp.
Đối với một số bệnh lý tim bẩm sinh:
Thông liên nhĩ (tồn tại một lỗ thông giữa tâm nhĩ phải và tâm nhĩ trái ở
vách liên nhĩ) và thông liên thất (tồn tại một lỗ thông giữa tâm thất trái và tâm thất
phải ở vách liên thất): những bất thường bẩm sinh này nếu nặng sẽ dẫn tới suy tim
và tử vong. Trước đây, bệnh lý này bắt buộc phải mổ tim để khâu bịt lại lỗ thông.
Nhưng hiện nay, với 1 dụng cụ nhỏ chứa 1 chiếc dù được thu gọn trong lòng,
người ta đưa dụng cụ này qua tĩnh mạch bẹn lên nhĩ phải, sang nhĩ trái và làm nở
đầu xa của dù bên nhĩ trái; sau đó dụng cụ được rút sang nhĩ phải và thả nốt đầu
còn lại của dù. Như vậy, dù đã được nở ra như hình số 8 với eo số 8 nằm chính tại
vị trí lỗ thông, hai đầu của số 8 sẽ mắc lại ở hai bên tâm nhĩ làm cho dù không bị
tuột ra. Như vậy, lỗ thông đã được bịt lại và các dụng cụ sẽ được rút ra ngoài.
Tồn tại ống động mạch: trong thời kỳ bào thai, tồn tại một ống thông giữa
động mạch chủ với động mạch phổi. Khi đứa trẻ ra đời, ống này sẽ tự động được
bịt lại. Tuy nhiên, một số trường hợp, ống này vẫn tồn tại, dần dần sẽ gây nên tăng
gánh thất phải dẫn đến suy tim phải. Trước đây, để giải quyết bệnh này cũng cần
phải phẫu thuật, hiện nay, người ta có thể đưa dụng cụ chứa 1 chiếc lò xo kim loại
(được gọi là coil) vào trong lòng ống động mạch, do vậy ống này sẽ bị tắc lại hoàn
toàn.
Đối với các bệnh lý van tim:
Với bệnh hẹp van hai lá: trước đây phải mổ tách van hoặc thay van, thì nay
đã có thể nong van bằng bóng Inuoe, rất đơn giản và hiệu quả.
Hiện nay, tại Mỹ, đã có một số trường hợp được thay van hai lá bằng dụng
cụ qua da (dụng cụ cũng được đưa qua đường tĩnh mạch bẹn, qua vách liên nhĩ,
sang nhĩ trái vào vị trí của van hai lá).


Đối với van động mạch chủ: tháng 4/2002, tại Bệnh viện Charles Nicolle ở
thành phố Ruoen, Cộng hòa Pháp. BS. Cribier đã tiến hành trường hợp thay van
động mạch chủ qua da đầu tiên thành công. Năm 2006, Cribier đã công bố kết quả
rất đáng khích lệ qua nghiên cứu 56 trường hợp đầu tiên thay van động mạch chủ
qua da. Tuy nhiên, trước mắt, kỹ thuật này chỉ được áp dụng với những trường
hợp không còn khả năng phẫu thuật hoặc nguy cơ tử vong phẫu thuật quá cao
(>20%).
Đối với các bệnh lý động mạch:
Bệnh phình hoặc bóc tách động mạch chủ: ngày nay người ta đã tiến hành
đặt giá đỡ bằng kim loại (được gọi là stent) vào trong lòng động mạch chủ thay
cho phẫu thuật. Có rất nhiều loại stent khác nhau, có loại stent chứa cả các nhánh
động mạch nhỏ để có thể giải quyết được việc mở thông các nhánh động mạch
xuất phát từ động mạch chủ như động mạch chậu hai bên, động mạch thận
Hẹp động mạch vành: nong động mạch vành bằng bóng đã được bác sĩ
Gruentzig tiến hành từ năm 1977, đặt stent động mạch vành từ năm 1987. Những
phương pháp mới xuất hiện gần đây trong điều trị bệnh động mạch vành đó là:
* Làm cầu nối ĐMV bằng phương pháp can thiệp qua da: có nhiều phương
pháp, tuy nhiên có 2 phương pháp được cho là hữu hiệu đó là: ghép tĩnh mạch
vành vào với động mạch vành sau khi làm tắc 2 đầu tĩnh mạch sau đó đoạn tĩnh
mạch vành này sẽ được nối với động mạch vành phía trên và dưới chỗ hẹp.
Phương pháp thứ 2 là đưa một đoạn vật liệu làm cầu nối qua một dụng cụ đặc biệt
vào động mạch chủ, sau đó đoạn vật liệu này được gắn một đầu vào động mạch
chủ, đầu kia được nối với động mạch vành sau vị trí hẹp bằng những kỹ thuật cũng
khá đặc biệt. Kết quả là tạo được một cầu nối đưa máu tới vị trí động mạch vành
phía sau đoạn hẹp.
* Phẫu thuật làm cầu nối chủ vành trong lúc tim vẫn còn đập. Trước đây, để
làm cầu nối, người ta phải cho tim ngừng đập và dùng tuần hoàn ngoài cơ thể (hay
còn gọi là tim phổi nhân tạo), sau khi ghép xong người ta mới cho tim đập trở lại.
Với kỹ thuật này, tim không cần ngừng đập, không phải sử dụng tuần hoàn ngoài
cơ thể sẽ làm cho thời gian hồi phục của bệnh nhân rất nhanh, chi phí phẫu thuật

rất thấp.
* Ghép tế bào gốc: tại vị trí động mạch vành bị hẹp, tắc; cơ tim bị tổn
thương. Người ta bơm vào đó những tế bào gốc được lấy từ tuỷ xương, các tế bào
này sau khi được bơm vào sẽ tăng sinh và phát triển theo những định dạng khác
nhau. Số thì phát triển bù đắp lại các tế bào nội mạc mạch máu, số khác thì phát
triển bù đắp lại tế bào cơ tim bị tổn thương. Sau một thời gian, người ta thấy chức
năng co bóp của tim, khả năng tiến triển thành suy tim ở những người tiêm tế
bào gốc có cải thiện hơn hẳn so với những bệnh nhân không được tiêm.
Bệnh lý động mạch não: các can thiệp vào bất thường về động mạch não
như phồng động mạch, thông động tĩnh mạch thay cho phương pháp phẫu thuật
rất phức tạp và nguy hiểm trước đây.
Phồng động mạch não: những bệnh nhân này thường bị đột quỵ chảy máu
não, hoặc đau đầu kéo dài mà trước đây phải phẫu thuật thắt túi phồng. Hiện nay
người ta có thể bít túi phồng động mạch não bằng những sợi lò xo kim loại (gọi là
coil như đã nói ở trên) thay cho phẫu thuật. Cách tiến hành có thể mô tả như trong
hình dưới.

×