Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN, VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG ĐÁNH GIÁ, BỔ NHIỆM CÁN BỘ TẠI CƠ QUAN CÔNG TÁC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (122.04 KB, 13 trang )

MBTH

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II

BÀI THU HOẠCH
LỚP CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
HỆ TẬP TRUNG

TÊN MƠN HỌC:
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN

TÊN BÀI THU HOẠCH:
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NỘI DUNG CỦA QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN, VẬN DỤNG QUAN ĐIỂM TOÀN
DIỆN TRONG ĐÁNH GIÁ, BỔ NHIỆM CÁN BỘ TẠI CƠ QUAN CƠNG TÁC

ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG
Bằng số

Bằng chữ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2021


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU 1
PHẦN II: NỘI DUNG

2

2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN 2


2.1.1. Nguyên lý về mối liên hệ

2

2.1.2. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến 2
2.2. QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN

3

2.2.1. Yêu cầu quan điểm toàn diện

3

2.2.2. Quan điểm toàn diện chống quan điểm phiến diện, chiết trung và ngụy biện 6
2.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận – Quan điểm toàn diện

7

2.3. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ TẠI CƠ QUAN

8

2.4. GIẢI PHÁP ĐỂ VẬN DỤNG TỐT QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG ĐÁNH GIÁ, BỔ NHIỆM CÁN BỘ
TẠI CƠ QUAN 10
PHẦN III: KẾT LUẬN

11


3

Phần I: MỞ ĐẦU
Trong thời gian qua, công tác đánh giá, bổ nhiệm cán bộ đã được Đảng, Nhà nước quan tâm,
góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp đủ năng lực, uy tín, ngang tầm nhiệm vụ, nhất là đội ngũ cán
bộ cấp chiến lược. Tuy nhiên, đây vẫn là khâu yếu nhất trong các khâu của công tác tổ chức - cán bộ.
Một số trường hợp đánh giá, bố trí cán bộ chưa thật sự dân chủ, tồn diện, cơng tâm, khách quan. Do
đó, để nâng cao hiệu quả trong công tác đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, việc vận dụng quan điểm toàn diện
để xem xét, đánh giá, bổ nhiệm cán bộ có ý nghĩa hết sức quan trọng trong giai đoạn hiện nay.
Yêu cầu của quan điểm toàn diện là khi nhận thức hoặc hoạt động thực tiễn thì phải xem xét
tồn diện các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng, kể cả mối liên hệ của sự vật, hiện tượng này với sự vật,
hiện tượng khác, đến mối liên hệ giữa các yếu tố, bộ phận cấu thành sự vật, hiện tượng, cũng như mối
liên hệ của sự vật, hiện tượng với mơi trường và hồn cảnh xung quanh; đồng thời, khi xem xét hệ
thống các mối liên hệ của sự vật, cần chú ý đến những mắt khâu trung gian, gián tiếp của chúng; nhìn
nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng trong cả hiện tại, quá khứ và xu hướng phát triển trong tương lai.
Quan điểm tồn diện địi hỏi chủ thể phải biết nhận thức trọng tâm, trọng điểm, từ đó xem xét
cái tồn bộ, trên cơ sở thấu hiểu quy luật vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng. Quan điểm
tồn diện đối lập và địi hỏi phải loại bỏ mọi suy nghĩ và hành động phiến diện, chiết trung và ngụy biện.
Đây là những “căn bệnh” thường gặp khá nhiều trong nhận thức và thực tiễn, đều dẫn con người đến sự
mơ hồ, trừu tượng, hỗn tạp, khiến cho chủ thể khó phân biệt được cái bản chất với cái không bản chất,
cái không chủ yếu với cái chủ yếu… dẫn đến những sai lầm trong nhận thức sự vật, hiện tượng nói chung
và trong cơng tác cán bộ nói riêng.
Để vận dụng tốt quan điểm toàn diện trong đánh giá, bổ nhiệm cán bộ, học viên chọn nội dung
“Cơ sở lý luận và nội dung của quan điểm toàn diện, vận dụng quan điểm toàn diện trong đánh giá, bổ
nhiệm cán bộ tại cơ quan công tác” làm bài thu hoạch hết môn.

Phần II: NỘI DUNG
2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN
2.1.1. Nguyên lý về mối liên hệ
Các sự vật, hiện tượng, quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua
lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau? Nếu
chúng có mối liên hệ qua lại thì cái gì quy định mối liên hệ đó?

Quan điểm siêu hình cho rằng, các sự vật tồn tại biệt lập, tách rời nhau, cái
này tồn tại bên cạnh cái kia; chúng khơng có sự phụ thuộc, ràng buộc và quy định


4

lẫn nhau. Nếu giả sử giữa chúng có sự quy định, liên hệ lẫn nhau thì đó chỉ là
những quy định, liên hệ bề ngồi, mang tính ngẫu nhiên, khơng có khả năng
chuyển hóa lẫn nhau.
Quan điểm biện chứng cho rằng, các sự vật khác nhau vừa tồn tại độc lập,
vừa quy định, tác động qua lại, chuyển hóa lẫn nhau.
* Mối liên hệ: là sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật mà trong đó, sự thay
đổi của cái này sẽ tất yếu kéo theo sự thay đổi của cái kia.
* Ba Tính chất đặc trưng trong mối liên hệ
Tính khách quan của mối liên hệ thể hiện ở chỗ bản thân mọi sự vật đều tồn
tại trong sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau. Đó là cái vốn có của
nó, tồn tại độc lập không phụ thuộc vào ý thức của con người; con người chỉ có
thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ đó trong hoạt động thực tiễn của
mình.
Tính phổ biến của mối liên hệ thể hiện ở chỗ bất cứ sự vật nào cũng không
tồn tại tuyệt đối biệt lập với các sự vật khác; mặt khác, bất cứ sự vật nào cũng là
một hệ thống, hơn nữa là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với các hệ
thống, sự vật khác và thông qua sự tương tác mà chúng quy định và làm biến đổi
lẫn nhau.
Tính đa dạng của mối liên hệ thể hiện ở chỗ các sự vật khác nhau đều có
những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trị khác nhau đối với sự tồn tại
và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật nhưng
trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật thì cũng có những tính chất và vai trị khác
nhau.

2.1.2. Ngun lý về mối liên hệ phổ biến
* Mối liên hệ phổ biến: là mối liên hệ giữa các mặt đối lập tồn tại trong mọi
sự vật, trong mọi lĩnh vực hiện thực. Chúng chi phối một cách tổng quát sự tồn


5

tại, vận động, phát triển của mọi sự vật, hiện tượng, quá trình xảy ra trong thế
giới và là đối tượng nghiên cứu của phép biện chứng.
* Tính chất của mối liên hệ phổ biến
Mối liên hệ phổ biến cũng có tính khách quan, phổ biến và đa dạng. Mối liên hệ phổ biến được
nhận thức trong các cặp phạm trù biện chứng như: mối liên hệ giữa cái riêng - cái chung; mối liên hệ
giữa nguyên nhân - kết quả; mối liên hệ giữa nội dung - hình thức; mối liên hệ giữa bản chất - hiện
tượng; mối liên hệ giữa tất nhiên - ngẫu nhiên; mối liên hệ giữa khả năng - hiện thực. Mối liên hệ phổ
biến còn là: mối liên hệ giữa các mặt đối lập của nhau; mối liên hệ giữa chất - lượng; mối liên hệ giữa cái
cũ - cái mới.
* Tóm tắt nội dung nguyên lý: Trong thế giới, mọi sự vật đều tồn tại trong muôn vàn mối liên
hệ. Trong muôn vàn mối liên hệ chi phối sự tồn tại của sự vật có những mối liên hệ phổ biến.

2.2. QUAN ĐIỂM TỒN DIỆN
Cơ sở lý luận của quan điểm tồn diện là nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
của phép biện chứng duy vậy. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến chỉ ra rằng, mọi
sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau. Vì
vậy, muốn nhận thức được sự vật, hiện tượng phải xem xét tất cả các mặt, các
mối liên hệ giữa các yếu tố, các bộ phận trong sự vật đó và giữa các sự vật, hiện
tượng với nhau.
2.2.1. Yêu cầu quan điểm toàn diện
Thứ nhất, muốn nhận thức được bản chất của sự vật, hiện tượng phải xem
xét sự tồn tại của nó trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, các yếu tố, thuộc
tính khác nhau của sự vật, hiện tượng ấy và trong mối liên hệ qua lại giữa sự vật,

hiện tượng đó với sự vật, hiện tượng khác. Bởi vì bản chất của sự vật, hiện tượng
được hình thành, biến đổi và bộc lộ thông qua mối liến hệ giữa chúng với các sự
vật, hiện tượng khác.
V.I.Lênin cho rằng: “Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát
và nghiên cứu tất cả các mặt, tất cả mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật
đó, phải tính đến “tổng hịa những quan hệ mn vẻ của sự vật ấy với những sự
vật khác”. Tuy nhiên, cũng theo V.I.Lênin, chúng ta khơng thể làm được điều đó
hồn tồn đầy đủ (bởi vì sự vật ln thay đổi; hơn nữa, các mặt, các mối liên hệ


6

cũng chỉ biểu hiện ra trong những điều kiện nhất định và năng lực nhận thức của
mỗi con người luôn bị chế ước bởi những điều kiện lịch sử cụ thể…) nhưng sự cần
thiết phải xem xét tất cả mọi mặt sẽ đề phịng khơng phạm sai lầm và cứng nhắc.
Mặt khác, quan điểm toàn diện cũng yêu cầu phải nhận thức sự vật trong
tính chỉnh thể của nó, trong tính nhiều mặt và sự tác động qua lại quy định lẫn
nhau, chi phối lẫn nhau của chúng. Sự vật trong thực tế tồn tại với tư cách như
một chỉnh thể. Nó khơng phải là “tổng số đơn giản” các mối liên hệ mà là tổng số
các mối liên hệ hữu cơ, có sự tác động qua lại quy định, chi phối lẫn nhau. Có
nhận thức sự vật trong tính chỉnh thể thì mới nhận thức được sự vật, nhận thức
được bản chất của sự vật.
Trong hoạt động nhận thức khoa học, đặc biệt là khoa học xã hội, quan điểm tồn diện địi hỏi
phải có sự phối hợp liên ngành để nghiên cứu đối tượng. Chúng ta sẽ không hiểu được thực chất của
một hiện trạng xã hội hay bản chất của con người nào đó nếu chỉ dừng lại xem xét một vài mối liên hệ,
quan hệ hay một vài yếu tố, phương diện của chúng, cho dù đó là những cái cơ bản, quan trọng. Trong
bối cảnh đối mới toàn diện và cơ bản của xã hội Việt Nam hiện nay, nếu khơng phân tích tồn diện
những mối liên hệ, những lĩnh vực hoạt động, những yếu tố chủ quan – khách quan, trong nước và thế
giới… thì sẽ khơng đánh giá đúng tình hình, khơng xác định đúng nhiệm vụ, khơng lường hết mọi khó
khăn, khơng thấy được hết những thuận lợi; không tránh được những nguy cơ, tận dụng được những

thời cơ (vận hội)… để đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng đất nước theo mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh.
Trong hoạt động thực tiễn cách mạng, quan điểm toàn diện địi hỏi tính đồng bộ trong việc vận
dụng các biện pháp, phương tiện, công cụ để làm thay đổi các mặt, các mối liên hệ của đối tượng. Song,
trong từng giai đoạn phải có những biện pháp trọng tâm, những phương tiện, công vụ chủ yếu tác động
đến những khâu then chốt của đối tượng. Trong cách mạng giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ, Đảng
ta đã quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm này vào quá trình xây dựng chiến lược, sách lược cách
mạng, tìm kiếm phương pháp, xác định phương tiện công cụ đấu tranh cách mạng đúng đắn nên công
cuộc cách mạng đã thành công. Ngày nay, trong công cuộc đổi mới đất nước theo định hướng xã hội chủ
nghĩa, trên cơ sở nhấn mạnh tính tất yếu phải đổi mới cả lĩnh vực kinh tế và lĩnh vực chính trị, Đảng ln
xác định phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt.
Từ khi đổi mới đất nước, với quan điểm đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế, Việt Nam
đã hội nhập quốc tế sâu rộng. Sau hơn 35 năm đổi mới hội nhập quốc tế, đến nay, Việt Nam đã thiết lập
quan hệ ngoại giao với hơn 170 nước, trong đó bao gồm tất cả các nước lớn; có quan hệ thương mại với
hơn 220 nước và vùng lãnh thổ, là thành viên chính thức của tất cả các tổ chức quốc tế lớn, các tổ chức
và định chế thương mại, tài chính chủ chốt ở khu vực cũng như trên thế giới. Điều đó chứng tỏ tính
đúng đắn và sáng tạo trong các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trong thời đại hiện nay, việc nhận thức sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về hội nhập quốc
tế cũng là tiền đề cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ra quyết định phù hợp, mở ra khả năng hợp tác


7
cho các tỉnh, thành phố trong hội nhập quốc tế để phát triển kinh tế - xã hội và mở rộng giao lưu hợp tác
văn hóa, tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ trong lao động sản xuất... Bên cạnh đó, để hoạt động
lãnh đạo, quản lý có hiệu quả, người cán bộ phải nắm chắc đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa, lối sống,
truyền thống, phong tục tập quán, con người ở địa phương mình thì mới ban hành được những quyết
định lãnh đạo, quản lý đúng đắn, phù hợp. Ngoài ra, phải biết đặt địa phương mình vào trong tổng thể
liên kết một vùng, miền để tạo ra hệ thống đồng bộ, thống nhất.

Thứ hai, quan điểm toàn diện chỉ ra rằng, sự vật, hiện tượng tồn tại trong

mối liên hệ phổ biến, nhưng vị trí, vai trị của các mối liên hệ khơng “ngang bằng”
nhau. Do vậy, trong vô vàn các mối liên hệ của sự vật, hiện tượng phải nắm được
mối liên hệ chủ yếu, bản chất, quy định sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện
tượng để tìm ra xu hướng, cách thức, cơ chế tác động cho sự vận động, phát triển
của sự vật, hiện tượng. Ở địa phương, cơ sở, người cán bộ lãnh đạo, quản lý cũng
cần biết xác định rõ thế mạnh của từng vùng, miền để ra quyết định, lãnh đạo,
quản lý. Hiện nay, việc thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP)
theo Quyết định số 490/QĐ-TTg, của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 7-52018 đang góp phần thúc đẩy phát triển thế mạnh nông sản ở các vùng miền trên
địa bàn cả nước ta, cũng là tinh thần của quan điểm toàn diện.
Thứ ba, quan điểm toàn diện chỉ ra rằng, nhận thức của con người về sự vật,
hiện tượng cũng chỉ mang tính tương đối, khơng đầy đủ, trọn vẹn. Khơng có một
đường lối, chính sách, quyết định lãnh đạo, quản lý luôn đúng khi thực tiễn đã
thay đổi. Do vậy, người cán bộ lãnh đạo, quản lý phải luôn nâng cao năng lực lãnh
đạo, quản lý thông qua việc học tập, đào tạo, tu dưỡng rèn luyện, nhất là bồi
dưỡng năng lực tư duy lý luận để có tư duy khái quát, hệ thống, tư duy chiến
lược trong việc xây dựng, ban hành các quyết định quản lý đúng đắn, phù hợp với
thực tiễn.
2.2.2. Quan điểm toàn diện chống quan điểm phiến diện, chiết trung và ngụy biện
Phiến diện là chỉ thấy mặt này mà không thấy mặt kia; không đảm bảo tính đồng bộ; khơng thấy
được vị trí, vai trị khác nhau của các mối liên hệ.
Quan điểm tồn diện cũng hoàn toàn xa lạ với chiết trung và ngụy biện. Thực chất của chiết
trung là kết hợp một cách vô nguyên tắc, chủ quan những cái mà về nguyên tắc là không thể kết hợp
được hoặc coi những mối liên hệ là “ngang bằng” nhau, khơng có sự phân biệt về vai trò của chúng.
Trong lãnh đạo, quản lý, những người có tư tưởng chiết trung thường thể hiện ra là những người thiếu
chính kiến, thiếu bản lĩnh, lập trường, khơng có thái độ rõ ràng trong lời nói và việc làm. Một “căn bệnh”
nguy hiểm nảy sinh từ những người chiết trung là chủ nghĩa cơ hội. Người cơ hội về chính trị thường


8
tung hơ, ca ngợi những thành tích của tổ chức, cơ quan, nhưng lại nhấn mạnh những sai lầm, khuyết

điểm của cơ quan, tổ chức ấy. Những người cơ hội thường dẫn đến “tự diễn biến”, “tự chuyên hóa” gây
tổn hại cho tổ chức, cho cách mạng.
Ngụy biện là lối tư duy đánh tráo một cách có chủ đích vị trí, vai trị của các mối liên hệ, coi cái
khơng cơ bản là cái cơ bản, cái không bản chất là cái bản chất... Khi đó, có thể “tơ hồng” hoặc “bôi đen”
đối tượng. Người lãnh đạo, quản lý mắc bệnh này sẽ biểu hiện ra là người độc đoán, chuyên quyền hoặc
những người yếu năng lực lãnh đạo phải nịnh nọt, bợ đỡ. Khi thấy cái sai của người khơng cùng phe
cánh thì lợi dụng trù dập, nói xấu, kỷ luật nặng, “nâng quan điểm”; đối với cái sai của những người cùng
phe cánh thì xuề xịa bỏ qua hoặc chỉ rút kinh nghiệm. Trong công tác, họ luôn tỏ ra là người cấp tiến, ưa
cái mới, họ luôn tìm mọi cách để lập luận cho những quan điểm, chính sách mới của mình để nhằm thực
hiện những mục đích nhất định. Trong đánh giá cán bộ, người cán bộ lãnh đạo, quản lý ngụy biện không
công tâm, khách quan. Họ dùng “thuật” ngụy biện, sẽ dẫn đến đánh giá sai năng lực, phẩm chất của
người cán bộ. Nhận thức rõ điều này cũng góp phần vào việc đấu tranh chống lại những tư tưởng sai
trái, để bảo vệ cán bộ tốt, bảo vệ quan điểm, đường lối đúng.

Chiết trung và ngụy biện có vẻ như tồn diện, nhưng thực chất là đối lập với
quan điểm toàn diện. Chiết trung và ngụy biện đều là những biểu hiện khác nhau
của phương pháp luận sai lầm trong việc xem xét các sự vật hiện tượng. Nói về sự
khác nhau này, V.I.Lênin viết: “Tính linh hoạt đó áp dụng một cách chủ quan bằng
chủ nghĩa chiết trung và ngụy biện. Tính linh hoạt áp dụng một cách khách quan,
nghĩa là phản ánh tính tồn diện của q trình vật chất và là sự thống nhất của
q trình đó, thì đó là phép biện chứng, là sự phản ánh chính xác sự phát triển
vĩnh viễn của thế giới”.
2.2.3. Ý nghĩa phương pháp luận – Quan điểm toàn diện
Trong hoạt động nhận thức, muốn hiểu đúng sự vật phải phát hiện ra những mối liên hệ, quan
hệ nội tại bên trong sự vật cũng như giữa nó với các sự vật khác; cụ thể:
- Tìm hiểu, phát hiện càng nhiều mối liên hệ, quan hệ đang chi phối sự tồn tại của bản thân sự
vật càng tốt. Xem xét sự vật từ khắp các góc độ, từ nhiều phương diện càng hay.
- Phân loại để xác định những mối liên hệ, quan hệ nào là bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn
định…; còn những mối liên hệ, quan hệ nào là bên ngoài, không cơ bản, ngẫu nhiên, không ổn định…
- Dựa trên những mối liên hệ, quan hệ bên trong, cơ bản, tất nhiên, ổn định… để lý giải được

những mối liên hệ, quan hệ cịn lạ. Qua đó, xây dựng một hình ảnh về sự vật như sự thống nhất các mối
liên hệ, quan hệ; phát hiện ra quy luật của nó.
Trong hoạt động thực tiễn, muốn hành động đạt hiệu quả cần phải dựa trên hiểu biết về những
mối liên hệ, quan hệ đang chi phối sự tồn tại của sự vật để xây dựng các đối sách, rồi tìm kiếm và sử
dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp để can thiệp đúng lúc, đúng chỗ, đúng mức độ
vào tiến trình vận động, phát triển của sự vật, lèo lái nó theo đúng quy luật và hợp lợi ích của chúng ta,
cụ thể:
- Đánh giá đúng vai trò của từng mối liên hệ, quan hệ chi phối sự vật.


9
- Sử dụng nhiều công cụ, phương tiện, biện pháp thích hợp để biến đổi những mối liên hệ, quan
hệ của bản thân sự vật, đặc biệt là những mối quan hệ, quan hệ,… bên trong, cơ bản, tất nhiên, quan
trọng của nó.
- Nắm vững sự chuyển hóa các mối liên hệ, quan hệ của bản thân sự vật; kịp thời sử dụng các
công cụ, phương tiện, biện pháp bổ sung để phát huy hay hạn chế sự tác động của chúng, nhằm lèo lái
sự vật vận động, phát triển theo đúng quy luật và hợp lợi ích chúng ta.
Quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm toàn diện sẽ khắc phục được chủ nghĩa phiến diện,
chủ nghĩa chiết trung, chủ nghĩa ngụy biện,… trong hoạt động thực tiễn và nhận thức của chính mình.
- Chủ nghĩa phiến diện là cách xem xét chỉ thấy một mặt, một mối quan hệ, tính chất nào đó mà
khơng thấy được nhiều mặt, nhiều mối quan hệ, nhiều tính chất của sự vật; chỉ xem xét sự vật ở một góc
độ hay từ một phương diện nào đó mà thơi. Trong những năm qua Tây Ninh cũng là một trong những
tỉnh thu hút được nhiều dự án đầu tư nhưng các vấn đề về môi trường, an sinh xã hội và các vấn đề xã
hội khác cũng chưa có giải pháp xử lý, giải quyết triệt để; một số dự án đã gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng, nông dân bị thu hồi đất sản xuất để phục vụ cho việc quy hoạch các khu cơng nghiệp dẫn
đến tình trạng thừa lao động, thiếu việc làm… là những vấn đề khó giải quyết hiện nay.
- Chủ nghĩa chiết trung là cách xem xét chỉ chú ý đến nhiều mặt, nhiều mối liên hệ của sự vật
nhưng không rút ra được mặt bản chất, không thấy được mối liên hệ cơ bản của sự vật; mà coi chúng
như nhau, kết hợp chúng một cách vơ ngun tắc, tùy tiện. Trong đánh giá, bình xét, sử dụng cán bộ,
người cán bộ lãnh đạo, quản lý nếu lấy yêu cầu về phẩm chất, trình độ, năng lực của người này để xem

xét, đánh giá người khác là quan điểm chiết trung. Điều này không chỉ đánh giá sai con người, năng lực
của mỗi cán bộ và còn hạn chế sự phát triển một cá nhân, kìm hãm sự phát triển, làm mất động lực của
một cơ quan, tổ chức.

- Chủ nghĩa ngụy biện là cách xem xét qua đó đánh tráo cái cơ bản với cái
không cơ bản, cái chủ yếu với cái thứ yếu… hay ngược lại nhằm đạt được mục
đích hay lợi ích của mình một cách tinh vi. Trong đánh giá cán bộ, người cán bộ
lãnh đạo, quản lý ngụy biện không công tâm, khách quan. Họ dùng “thuật” ngụy
biện, sẽ dẫn đến đánh giá sai năng lực, phẩm chất của người cán bộ. Nhận thức
rõ điều này cũng góp phần vào việc đấu tranh chống lại những tư tưởng sai trái,
để bảo vệ cán bộ tốt, bảo vệ quan điểm, đường lối đúng.
2.3. THỰC TRẠNG TRONG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ CÁN BỘ TẠI CƠ QUAN
Thực tế cho thấy, chỉ có đánh giá đúng năng lực, phẩm chất của cán bộ mới làm cơ sở cho việc
tuyển chọn, quy hoạch, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt... cán bộ một cách chính xác, khách quan.
Ngược lại, nếu nhận xét, đánh giá chủ quan, thiên lệch, phiến diện, không đúng phẩm chất, năng lực của
cán bộ sẽ dẫn đến bố trí, sử dụng khơng đúng và thậm chí cịn gây hậu quả khơn lường, nhất là bố trí sai
đối với cán bộ chủ chốt, người đứng đầu.

Biểu hiện của sự cố tình vi phạm, né tránh, không quán triệt hoặc chỉ quán
triệt nửa vời quan điểm toàn diện trong đánh giá và sử dụng, bổ nhiệm cán bộ là


10

khá đa dạng, dưới nhiều hình thức. Việc nhận xét, đánh giá cán bộ vẫn là khâu
yếu nhưng chậm được khắc phục; trong đánh giá cán bộ, đảng viên cuối năm, Chi
bộ chưa đánh giá cán bộ chưa đúng thực chất, cịn hình thức; tình trạng nể nang,
né tránh trách nhiệm, ngại va chạm; tinh thần tự phê bình và phê bình chưa cao.
Việc tuyển chọn, tiến cử cán bộ chưa có quy định rõ ràng, nên gây khó khăn trong
lựa chọn, đề bạt người thực tài, thực đức. Trong bổ nhiệm cán bộ còn nặng về cơ

cấu; bổ nhiệm lại cịn mang tính hình thức. Việc thí điểm thi tuyển chức danh cán
bộ lãnh đạo, quản lý, lựa chọn người đứng đầu… chưa thực hiện. Cơ chế phát
hiện, tuyển chọn, trọng dụng nhân tài chậm được ban hành; chưa thu hút được
cán bộ có chất lượng cao và cịn tình trạng để “chảy máu” chất xám. Trong quá
trình luân chuyển, điều động cán bộ còn mang yếu tố thân, quen.
Khơng ít trường hợp đánh giá cán bộ cịn chủ quan, mang tính cá nhân, cục
bộ hoặc bị các mối quan hệ xã hội khác chi phối mà chưa phản ánh chính xác
phẩm chất, năng lực của cán bộ. Nguyên tắc đánh giá cán bộ là phải lấy hiệu quả
công việc làm thước đo chủ yếu, nhưng nhiều khi do đặc trưng cơng việc rất khó
định lượng mà chỉ có thể định tính nên chưa đánh giá đúng. Tại cơ quan, một số
cán bộ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu vẫn cố tình lơ là, chưa vận dụng quan
điểm toàn diện trong đánh giá; nhất là trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ vì thường
lấy cảm xúc, tình cảm cá nhân thay cho các quyết định dựa trên lý tính và tiêu chí
đã được ban hành.
Vì phiến diện trong đánh giá cán bộ, nhất là cán bộ quy hoạch thuộc diện
Ban thường vụ Tỉnh ủy quản lý, chủ thể đánh giá đôi khi đã coi nhẹ việc xem xét
mối quan hệ của cán bộ được đánh giá, đề nghị bổ nhiệm… với cộng đồng khu
dân cư, nơi người đó sinh sống. Trên thực tế tại cơ quan, nhiều chuyên viên, lãnh
đạo cấp phòng hoặc lãnh đạo Văn phòng dù có năng lực, nhưng chỉ tập trung cho
cơng tác ở cơ quan, trong khi rất thờ ơ với các hoạt động tại địa phương, không
thường xuyên liên hệ mật thiết với nhân dân, thường xuyên vắng sinh hoạt chi bộ
nơi cư trú theo Quy định 213-QĐ/TW; hoặc vi phạm, có những biểu hiện suy thoái
về đạo đức, lối sống nhưng rất khó bị phát hiện và xử lý, hoặc khi phát hiện lơ là
cho qua, bảo vệ lẫn nhau.


11
Cơng tác kiểm tra, giám sát của Đảng nói chung và đối với cơng tác cán bộ hiện vẫn cịn nhiều mặt
hạn chế: Cơ quan tiến hành kiểm tra, giám sát cịn chiếu lệ, hình thức, chưa quyết liệt nên hiệu quả
chưa cao, chưa đủ sức răn đe; đấu tranh với vi phạm vẫn cịn tình trạng nể nang, né tránh, đùn đẩy,

không nghiêm túc.

2.4. GIẢI PHÁP ĐỂ VẬN DỤNG TỐT QUAN ĐIỂM TOÀN DIỆN TRONG ĐÁNH
GIÁ, BỔ NHIỆM CÁN BỘ TẠI CƠ QUAN
Thứ nhất, nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, người
đứng đầu về những phẩm chất mà chủ thể đánh giá, bổ nhiệm cán bộ cần phải
có. Đánh giá cán bộ phải khách quan, tồn diện, cơng tâm, minh bạch, chí cơng vô
tư; phải chú ý đến năng lực, phẩm chất, hiệu quả công việc. Đặc biệt là khi đánh
giá, bổ nhiệm cán bộ phải chú trọng đến phẩm chất đạo đức và cần dựa vào quần
chúng nhân dân nhất là các nhân viên, công chức tại cơ quan để nắm bắt kịp thời
dư luận xã hội thì mới bảo đảm cho cơng tác cán bộ đi vào thực chất và có hiệu
quả.
Thứ hai, giữ nghiêm kỷ luật để tạo nên sức mạnh, sự đoàn kết thống nhất
trong Đảng, đề cao trách nhiệm của các cấp có thẩm quyền, người đứng đầu và
người tiến cử trong đánh giá, bổ nhiệm cán bộ. Trong đánh giá, bổ nhiệm cán bộ
cần góp ý thẳng thắn giúp cho cán bộ, công chức nhận rõ những khuyết điểm để
sửa chữa, nghĩa là phải có tình đồng chí, thương u lẫn nhau, nhưng khơng vì
thế mà dễ dãi; ngược lại, phải giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương của Đảng thì mới có
điều kiện thực hiện được quan điểm toàn diện, mới loại bỏ được những phần tử
cơ hội, thối hóa, biến chất.
Thứ ba, cán bộ, đảng viên phải xung phong gương mẫu, bàn bạc một cách
dân chủ với mọi người, khuyến khích mọi người phát biểu ý kiến. Phát huy tinh
thần dân chủ, trí tuệ của tập thể, thực hành phê bình đối với người đứng đầu cấp
ủy, cơ quan, đơn vị sẽ giúp cho những đánh giá, quyết định bổ nhiệm cán bộ công
tâm, khách quan, toàn diện, đúng đắn hơn, tránh được “bệnh” chủ quan, duy ý
chí, phiến diện, một chiều.
Thứ tư, tiếp tục thực hiện nghiêm việc thi tuyển chức danh cán bộ lãnh
đạo, quản lý, sớm sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm, xây dựng quy định, quy chế,



12

mở rộng đối tượng thi tuyển chặt chẽ, phù hợp với các chức danh, để góp phần
tránh được bệnh chủ quan trong đánh giá; trên cơ sở đó có thể bổ nhiệm được
cán bộ thực sự có đủ đức, đủ tài.
Thứ năm, tập trung xây dựng các tiêu chí, quy trình đánh giá, bổ nhiệm cán
bộ sao cho thật chặt chẽ, khách quan, toàn diện, lựa chọn đúng cán bộ cho từng
vị trí, chức danh, nhất là các chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan, khắc phục
tình trạng “đúng quy trình, nhưng khơng đúng người”. Bên cạnh những quy định,
tiêu chuẩn chung đối với cán bộ, đảng viên, cần cụ thể hóa, chi tiết hóa những
quy định về đánh giá, bổ nhiệm sao cho sát hợp với chức năng, chức trách, nhiệm
vụ, đặc thù của từng tổ chức và mỗi cán bộ, đảng viên trên từng cương vị, bằng
văn bản có tính pháp lý. Những tiêu chí, quy trình đó sẽ giúp cho chủ thể đánh giá
có cơ sở để tiến hành đánh giá, bổ nhiệm cán bộ được khách quan, tồn diện,
khơng bị lợi dụng bởi ý đồ của tổ chức hay cá nhân có thẩm quyền nào.
Thứ sáu, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của các tổ chức đảng, Mặt
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân đối với đội ngũ bí thư cấp
ủy, người đứng đầu trong thực hiện trách nhiệm đánh giá, bổ nhiệm cán bộ bảo
đảm dân chủ, khách quan, tồn diện, cơng khai. Kiểm tra, giám sát tồn diện các
mặt cơng tác tổ chức, cán bộ về đào tạo, quy hoạch, đề bạt, bổ nhiệm, luân
chuyển...

Phần III: KẾT LUẬN
Đánh giá cán bộ có vai trò quan trọng, được xem là khâu mở đầu mang tính quyết định trong cơng
tác cán bộ. Vận dụng quan điểm toàn diện để xem xét tất cả các mặt, từ đó đưa ra đánh giá đúng, nhận
định đúng sẽ là cơ sở tốt cho việc quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, luân chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, thực
hiện chính sách cán bộ được chính xác, phù hợp, giúp phát huy được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu
của người cán bộ. Điều này sẽ tốt cho hoạt động của cả bộ máy tổ chức, trong đó mỗi mắt xích đều phát
huy tối đa năng lực của mình nhằm hồn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo cơ quan,
quan tâm, đánh giá đúng còn tạo ra cơ chế kích thích sự phấn đấu tiến bộ của cán bộ, cơng chức tăng

cường đồn kết nội bộ. Ngược lại, đánh giá sai sẽ dẫn đến hàng loạt các khâu khác của cơng tác cán bộ
thiếu chính xác, gây nên những hệ lụy tiêu cực đối với cơ quan; bản thân người cán bộ được đánh giá
khơng đúng thực chất có thể hoặc sinh ra chủ quan, tự cao, tự đại hoặc trái lại trở nên tự ti, nhụt chí
phấn đấu, làm cho cơ quan mất đi những cán bộ, công chức tốt.
Khơng chỉ vận dụng quan điểm tồn diện để xem xét các mặt, các khía cạnh của cán bộ, cơng chức
mà phải thường xun bổ sung để hồn thiện bộ tiêu chuẩn chức danh đối với từng ngạch lãnh đạo,


13
quản lý ở từng bộ phận trong cơ quan. Dựa trên những quy định đã có, lãnh đạo cơ quan thường xuyên
bổ sung bộ tiêu chí đánh giá cán bộ theo hướng xác định cụ thể công việc; bảo đảm lấy chất lượng, hiệu
quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao làm thước đo chủ yếu để đánh giá phẩm chất, năng lực
của cán bộ.
Trong công tác đánh giá cán bộ phải khách quan, toàn diện; khi vận dụng quan điểm tồn diện địi
hỏi khi xem xét con người khơng được phiến diện, hời hợt, chủ quan cảm tính, không được định kiến.
Người lãnh đạo, người làm công tác tổ chức, cán bộ phải có tầm nhìn chiến lược, tư duy đổi mới, sáng
tạo, để đồng cảm, thấu hiểu và đánh giá, nhận định đúng về ý tưởng đổi mới, sáng tạo của cán bộ, đảng
viên trong cơ quan. Thông thường, những ý tưởng đổi mới, sáng tạo luôn thuộc về thiểu số và có thể
chưa mang lại hiệu quả ngay lập tức. Cho nên, chỉ những người lãnh đạo có năng lực chun mơn cao,
tầm nhìn chiến lược, có tư duy đổi mới, sáng tạo mới có thể nhìn nhận, đánh giá một cách đúng đắn,
khách quan; nếu chỉ dựa theo số đơng thì có thể làm mất ý tưởng, làm nhụt chí của cán bộ.
Chính vì vậy, Vận dụng quan điểm tồn diện trong cơng tác đánh giá, bổ nhiệm cán bộ là việc làm
không thể thiếu. Vận dụng đúng sẽ mang lại hiệu quả tích cực, cán bộ, cơng chức trên dưới đồng lịng
cùng nhau góp hết sức lực, trí tuệ để hồn thành tốt cơng việc được giao.
---------------------------

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Triết học Mác-Lênin (Dùng cho hệ đào tạo

Cao cấp lý luận chính trị), Nxb.Lý luận chính trị, H.2021.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb.Chính trị quốc
gia Sự thật, H.2016, tr.76, 186.
3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa XI,
Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.2012, tr.23-26.
4. Hội đồng chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các bộ mơn khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh: Giáo trình Triết học Mác-Lênin, Nxb.Chính trị quốc gia Sự thật, H.1999, tr.212-230.
5. Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Hỏi – Đáp Triết học, Nxb.Lý luận chính
trị, H.2007, tr.70-93.
---------------------------



×