Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

KẾ HOẠCH MARKETING TINH BỘT SẮN CỦA FOCOCEV VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.46 KB, 20 trang )


MỤC LỤC
LỜI
ĐẦU..................................................................................................................................1
CHƯƠNG
1:

SỞ
THUYẾT.................................................................................................2
1.1
Giới
thiệu
tổng
quan
ty..................................................................................................2

NĨI


về

cơng

1.1.1 Giới thiệu chung......................................................................................................................2
1.1.2
Sứ
mệnh
&
nhìn...............................................................................................................3

Tầm



1.1.3
tiêu...................................................................................................................................3

Mục

1.2
Phân
tích
hiện
marketing...................................................................................................4

trạng

1.2.1
Mơi
trường
mơ.....................................................................................................................4



1.2.2
Mơi
trường
mơ.....................................................................................................................5

vi

1.2.3
Phân

tích

Swot...........................................................................................................6

hình

CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC.................................................................................8
2.1.
Chiến
lược
dựng..................................................................................................................8
2.1.1
Xác
định
mục
tiêu
(mục
năm) .......................................................................8

tiêu

ngắn

2.1.2.
Chiến
lược
phẩm...............................................................................................................8
2.1.3.
Chiến
giá.......................................................................................................................12

2.1.4
Chiến
lược
tiến................................................................................................................12
2.1.5.
Chiến
lược
phối............................................................................................................13

xây
hạn:

1
sản
lược
xúc
phân


2.2
Dự
báo
chính........................................................................................................................14

tài

2.3
Phân
tích
ro..........................................................................................................................15


rủi

2.4 Ngân sách.................................................................................................................................16
2.5
tra....................................................................................................................................17

Kiểm

CHƯƠNG
3:
LUẬN..............................................................................................................18

KẾT

TÀI
LIỆU
KHẢO..............................................................................................................19

THAM


LỜI NĨI ĐẦU
Cơng ty Cổ phần Fococev Việt Nam là một trong những doanh nghiệp tiêu biểu của ngành sản
xuất tinh bột sắn ở Việt Nam, cung cấp nguồn nguyên liệu lớn cho thị trường tổ chức. Sự thành
công của Công ty cho đến ngày hôm nay là do sản phẩm tinh bột sắn của Cơng ty sớm có mặt
trên thị trường và giành được lượng lớn khách hàng truyền thống ở một số nước Châu Á. Công
ty chú trọng đến việc đào tạo đội ngũ kỹ thuật lành nghề, đầu tư công nghệ chế biến để tăng chất
lượng và mẫu mã sản phẩm, mở rộng quy mô sản xuất, đáp ứng nhu cầu và yêu cầu khắc khe của
khách hàng nước ngồi.

Tuy nhiên, trong sự phát triển đó, Cơng ty chưa xây dựng một chiến lược kinh doanh sản phẩm
rõ ràng và khoa học để phát huy hết khả năng, nguồn lực của mình nhằm đem lại lợi nhuận lớn
hơn cho doanh nghiệp. Việc xây dựng kế hoạch kinh doanh hằng năm dựa vào kết quả kinh
doanh năm trước và dự đốn lượng khách hàng tăng thêm mà khơng dựa vào việc phân tích mơi
trường, phân tích ngành, đối thủ cạnh trạnh và thị trường... đã làm cho Công ty gặp nhiều khó
khăn trong những năm gần đây. Vì Công ty chưa xây dựng chiến lược kinh doanh rõ ràng và
khoa học để phát huy và sử dụng tối đa nguồn lực hiện có và đối phó với những nguy cơ, đe
dọa... có thể xây ra, Cơng ty đã gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị
trường và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt của các doanh nghiệp trong, ngoài nước trong xu thế
hội nhập ngày càng sâu rộng. Công ty cũng gặp nhiều khó khăn do khủng hoảng kinh tế trong
những năm gần đây. Với những lý do nhóm chúng tơi đã chọn đề tài: “Lập kế hoạch marketing
cho sản tinh bột sắn của công ty cổ phần FOCOCEV Việt Nam”.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Giới thiệu tổng quan về công ty
1.1.1 Giới thiệu chung
Tên công ty: Công ty Cổ phẩn FOCOCEV Việt Nam
Tên quốc tế: FOCOCEV VIET NAM JOINT STOCK COMPANY
Thành lập: 17/09/1975
FOCOCEV luôn coi trọng và xác định chữ tín với khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu.
Hơn 46 năm hoạt động (1975-2021) cùng với sự phát triển của đất nước, công ty cổ phần
FOCOCEV Việt Nam đã tạo dựng được uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường, được
khách hàng trong và ngồi nước tơn trọng, đánh giá cao, đặt niềm tin để thiết lập quan hệ hợp tác
kinh doanh. Với tôn chỉ của mình, FOCOCEV đã xây dựng được một tập thể đồn kết vững
mạnh mà ở đó trí tuệ, sức sáng tạo, sự năng động và nhiệt huyết của mỗi cá nhân luôn được khơi
dậy và phát huy cao độ.
Loại hình doanh nghiệp: Cơng ty thương mại; nhà sản xuất.
Ngành nghề kinh doanh: Tinh Bột (Sắn, Biến Tính, Khoai Lang, Dong Riềng)
Sản phẩm dịch vụ:

−Tinh bột khoai mì
−Tinh bột sắn bản địa
−Tinh bột sắn biến tính
−Tinh bột sắn cao cấp
−Tinh bột sắn dây
−Tinh bột sắn loại thường
−Tinh bột sắn nhập khẩu
Thị trường chủ yếu: trong nước và nước ngoài (China, Korea, Malaysia, Indonesia, Philippines,
Australia, Spain, France, Netherlands...)
Logo:


Cơ cấu tổ chức của công ty:
−Hội đồng Cổ đông
−Hội đồng Quản trị
−Ban Kiểm sốt
−Giám đốc
−Phó Giám đốc
−Phịng Tổ chức Hành chính
−Phịng Tài chính Kế tốn
−Phịng Sản xuất
−Phịng Quản lý Chất lượng và Mơi trường
−Phịng Kế hoạch Vật tư
1.1.2 Sứ mệnh & Tầm nhìn
FOCOCEV ln đặt uy tín là yếu tố chính hàng đầu.
Tạo dựng được uy tín và thương hiệu trên thị trường kinh doanh, được các đối tác trong và ngoài
nước vinh danh và tin tưởng hợp tác làm ăn.
1.1.3 Mục tiêu:
Xây dựng một cộng đồng vững mạnh & đồn kết, trong đó mỗi cá nhân có thể thể hiện trí tuệ, sự
sáng tạo, hoạt động và đam mê của mình.

Kết luận: FOCOCEV hiện này là một nhà sản xuất lớn cung cấp tinh bột sắn với rất nhiều nhà
máy và cơ quan đại diện từ Bắc vào Nam tại Việt Nam, kinh doanh với hơn 40 quốc gia trên thế
giới, với tổng số xấp xỉ giá trị tài sản gần 50 triệu USD và trên 1.800 lao động có việc làm và thu
nhập ổn, với đa dạng sản phẩm dịch vụ kèm theo đó là đội ngũ nhân viên có chun mơn cao,
được đào tạo bài bản, cam kết đưa đến khách hàng những sản phẩm & dịch vụ có chất lượng tốt
nhất với mức chi phí thấp nhất.
1.2 Phân tích hiện trạng marketing


1.2.1 Môi trường vĩ mô
a. Kinh tế
Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng kinh tế dương. Theo Báo cáo cập
nhật Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) 2021, kinh tế Việt Nam dự kiến đạt mức tăng trưởng
3,8% trong năm nay và 6,5% vào năm 2022. Tăng trưởng đã phục hồi trong nửa đầu năm 2021,
chủ yếu do lưu lượng thương mại tăng cao, nhưng đã chậm lại trong nửa cuối năm do làn sóng
thứ tư của đại dịch ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và thị trường lao động. Lạm phát dự
báo sẽ được kiềm chế trong năm 2021 và 2022 do tốc độ tăng trưởng chậm lại.
Hình thức cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay là cạnh tranh có sự điều tiết
của Nhà nước do Việt Nam thiết lập mơ hình kinh tế định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong bối
cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp 2 năm gần đây, ngành chế biến thực phẩm được đánh giá
là lĩnh vực chịu tác động thấp nhất bởi là nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng hàng ngày. Hiện
tại, giá trị sản xuất của ngành chế biến thực phẩm chiếm tỉ trọng 19,1%, cao nhất trong nhóm
ngành cơng nghiệp chế biến, chế tạo của Việt Nam.
Việt Nam có dân số trẻ, thu nhập trung bình ngày càng tăng, tạo ra một thị trường tiêu dùng có
mức tăng trưởng tự nhiên ổn định, đặc biệt ở một số đơ thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
b. Yếu tố văn hóa - xã hội, nhân khẩu học
Cây khoai mì được du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ XVIII, từ những năm khốn khó
cùng với khoai lang, khoai mì trở thành phụ liệu cho món cơm độn, làm no lòng cho cả một thế
hệ.
Việt Nam có mức thu nhập và nhu cầu sử dụng tinh bột cao, nhất là trong ngành thực phẩm, các

loại thức ăn hằng ngày, thực phẩm công nghiệp, dược, mĩ phẩm... được tồn thể người dân Việt
Nam u thích và thường xuyên sử dụng, đặc biệt là giới trẻ hiện nay.
c. Yếu tố chính trị - pháp luật
Việt Nam có mơi trường chính trị ổn định, chính phủ ln đồng hành và hỗ trợ tốt cho các doanh
nghiệp hoạt động trong và ngoài nước, tạo mọi điều kiện thuận lợi để có một nền thị trường năng
động, dồi dào.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hồn thiện trình Chính phủ Chương trình phục hồi kinh tế
bền vững đến năm 2023, trong đó có các giải pháp trước mắt và tổng thể, dài hạn hỗ trợ doanh
nghiệp phục hồi.
Chính phủ thấu hiểu và chia sẻ với những khó khăn, thách thức mà cộng đồng doanh nghiệp,
doanh nhân đang đối mặt. Thời gian qua, Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành và triển khai
nhiều chính sách vừa phịng chống dịch, vừa phục hồi và phát triển kinh tế.
d. Yếu tố tự nhiên
Diện tích vùng trồng sắn ở Việt Nam trải dài từ Nam ra Bắc, các yếu tố tự nhiên như đất đai, khí
hậu thuận lợi cho việc phát triển nguồn nguyên liệu sắn trong nước, nâng cao từ số lượng đến


chất lượng, đảm bảo nguồn cung cho đầu vào của công ty. Sự khác biệt về điều kiện tự nhiên
cũng dẫn đến sự thay đổi về thời vụ trồng sắn thích hợp cho mỗi vùng như ở các tỉnh phía Bắc
(đồng bằng và Trung du Bắc bộ), sắn được trồng vào tháng 2 đến tháng 3 và thu hoạch tháng 12
đến tháng 1 năm sau, vùng Bắc Trung Bộ, sắn được trồng trong tháng 1... nhưng vẫn đảm bảo
nguồn nguyên liệu được cung cấp quanh năm.
e. Yếu tố công nghệ
Đối với ngành sản xuất tinh bột, các yếu tố công nghệ ảnh hưởng đến việc sản xuất sản phẩm
chất lượng cao và đảm bảo vệ sinh mơi trường. Vì thế mà Fococev luôn chú tâm vào khâu công
nghệ để đáp ứng tốt nhất có thể về sản phẩm cho khách hàng và thị trường.
Sản phẩm chính của cơng ty Fococev là tinh bột sắn được sản xuất trên các dây chuyền, công
nghệ hiện đại nhất hiện nay được nhập khẩu từ Đức, Thái Lan... Vì vậy sản phẩm của Fococev
đáp ứng được những yêu cầu khắc khe về chất lượng của các thị trường khó tính như Âu, Mỹ...
1.2.2 Mơi trường vi mô

a. Nhà cung cấp
Nguồn cung cấp chủ yếu đến từ các hộ nông dân trồng sắn. Công ty chú trọng đến nguồn nguyên
liệu thông qua việc phối hợp với chính quyền địa phương trong việc triển khai các công tác đầu
tư, thâm canh cây sắn. Hiện nay, công ty đã triển khai mơ hình và nhân rộng bộ giống mới
KM98-5, KM140... nhằm từng bước thay thế bộ giống KM 94 cũ hiện đã có biểu hiện của sự
thối hóa.
b. Doanh nghiệp
Fococev Việt Nam hiện có quan hệ hợp tác mua bán với nhiều công ty lớn ở Việt Nam, với tổng
doanh thu hằng năm hơn 3.000 tỷ đồng, sản lượng hơn 350.000 tấn/năm và hơn 1.800 lao động
trong tồn hệ thống có việc làm và thu nhập ổn định, với 11 nhà máy chế biến trải dài khắp Việt
Nam. Fococev ln coi trọng và xác định chữ tín với khách hàng là yếu tố quan trọng hàng đầu.
c. Khách hàng
Cung cấp nguyên liệu cho các thương hiệu thực phẩm lớn như: Vedan, Ajnomoto, Vinaecook và
những doanh nghiệp chế biến thực phẩm có nguyên liệu đầu vào là tinh bột sắn. Bên cạnh đó với
chất lượng thành phẩm ổn định và đạt các chỉ tiêu xuất khẩu vào các thị trường Mỹ, Trung Quốc,
EU, Asean...
d. Đối thủ
Rất nhiều doanh nghiệp khác cũng kinh doanh và cạnh tranh trực tiếp trong thị trường sản xuất
tinh bột như: Công Ty cổ phần Á Châu Hoa Sơn, Công ty TNHH SảnXuất Thương Mại Minh
Quyên, Công TY TNHH Đồng Nhứt... Đối thủ tiềm năng đến từ những doanh nghiệp đã, đang và
sắp tham gia vào ngành chế biến tinh bột sắn.
e. Sản phẩm thay thế


Các sản phẩm thay thế là tinh bột mì, tinh bột bắp (ngô), và các loại tinh bột, nguyên liệu khác có
tính chất, đặc điểm tương tự có thể thay thế được tinh bột sắn.


1.2.3 Phân tích mơ hình Swot
MA TRẬN SWOT

Điểm mạnh
S1: Nguồn nguyên liệu dồi
dào
S2: Quy mô sản xuất lớn
S3: Hệ thống phân phối
rộng.
S4: Sử dụng cơng nghệ hiện
đại
S5: Sản phẩm có uy tín

Điểm yếu
W1: Bộ phận xử lý chất thải
chưa được đầu tư tốt
W2: Chính sách R&D chưa
hiệu quả
W3: Chi phí ngun liệu
khơng ổn định
W4: Thiết bị máy móc cịn
nhập khẩu

Cơ hội
O1: Chính sách mở của nền
kinh tế
O2: Lợi thế nguồn nhân lực
O3: Các nhân tố vĩ mô
O4: Thị trường tiêu thụ Việt
Nam đây tìm năng

S1, S2 & O1, O2, O3: Phát
triển thị trường


W2, W3 & O1, O4: Phát
triển sản phẩm

Nguy cơ
T1: Áp lực cạnh tranh lớn
T2: Sự phát triển nhanh
chống của ngành
T3: Sự dịch chuyển nguồn
lao động và chi phí nhân
công cao
T4: Sự tác động của nền
kinh tế thế giới

S1, S2 & T1, T4: Tập trung,
chi phí thấp

W1, W3, W4& T1, T2:
Liên minh, liên kết


CHƯƠNG 2: HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC
2.1. Chiến lược xây dựng
2.1.1 Xác định mục tiêu (mục tiêu ngắn hạn: 1 năm)
a. Mục tiêu doanh thu và lợi nhuận
•Tăng số lượng đơn vị đã bán, mở rộng thêm thị phần, tối đa hóa lợi nhuận.
•Tăng giá trị lâu dài của khách hàng.
•Mục tiêu doanh thu 2022: 1000 tỷ với số lượng sản xuất là 100.000 tấn/năm (điều kiện: mức
sản xuất không đổi trong 12 tháng).
•Số lượng đối tác ký kết là 10 doanh nghiệp (là nguồn cung cấp chính cho 5 doanh nghiệp).

b. Mục tiêu tài chính
•Tăng khối lượng bán hàng để có thêm doanh thu
•Tối ưu hóa giá cả sản phẩm và dịch vụ
•Giảm chi phí
•Thực hiện các cải tiến năng suất sản xuất
•Tăng biên lợi nhuận
c. Mục tiêu marketing
•Xếp hạng số 1 trên Google cho cụm từ tìm kiếm “tinh bột sắn”.
•Có hơn 1000 lượt truy cập vào trang web, lượt truy cập đến từ những doanh nghiệp đang tìm
kiếm nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản phẩm của mình, 10 khách hàng mục tiêu là các công ty
chuyên về sản xuất bánh và nguyên liệu làm bánh, 10 khách hàng tiềm năng là những cơng ty có
ngun liệu đầu vào là tinh bột sắn.
•Số lượng bán ra cho các doanh nghiệp đang hợp tác hiện tại tăng lên.
2.1.2. Chiến lược sản phẩm
Fococev là một tập đồn đã có tên tuổi trên thị trường Việt Nam, sản phẩm của họ ln đi kèm
với chất lượng và tính sáng tạo cao.
Sản phẩm tinh bột của Fococev được sản xuất với dây chuyền công nghệ hiện đại và đảm bảo
chất lượng nguyên liệu đầu vào, tinh bột được chiết xuất 100% từ củ sắn (Khoai mì) tươi, trải
qua quá trình tách lọc cho sản phẩm tinh bột ở dạng khô, trắng, mịn, hàm lượng tinh bột và độ
nhớt cao… Sản phẩm có mùi thơm đặc trưng của tinh bột sắn, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao cấp
và đảm bảo vệ sinh an tồn thực phẩm.
Máy móc thiết bị và quy trình cơng nghệ:


•Máy móc thiết bị
Máy móc thiết bị dùng cho quá trình sản xuất được chia làm 3 cụm thiết bị: thiết bị sản xuất tinh
bột sắn, thiết bị sản xuất bột hỗn hợp, thiết bị sản xuất phân vi sinh.
•Quy trình cơng nghệ
Bước 1. Nạp ngun liệu, bóc vỏ rửa sạch
Bước 2 - Thái và nghiền (mài)

Bước 3 - Trích ly sàn cong
Bước 4 - Phân ly
Bước 5 - Ly tâm tách nước
Bước 6 - Sấy làm nguội, rây và đóng gói.
Về tinh bột sắn (Tapioca starch): Tinh bột sắn là sản phẩm kết tinh của quá trình chiết xuất tinh
bột từ củ khoai mì. Trong các loại bột tự nhiên được sử dụng phổ biến và có giá trị thương mại
chủ yếu, tinh bột sắn vượt trội hơn tinh bột ngơ và tinh bột lúa mì (ở thành phần và đặc tính tinh
bột), trong khi giá cả thấp hơn nhiều so với tinh bột khoai tây (với các đặc tính sinh học và hóa
học tương đương).


Dưới đây là bảng so sánh thông số kỹ thuật của tinh bột sắn giữa Fococev và một trong
những đối thủ cạnh tranh Starch in food.

Fococev
Hàm lượng tinh bột: 85% Min
Độ ẩm: Tối đa 13,5%
Độ trắng: 92% Min
Độ pH: 5-7
SO2: Tối đa 30 ppm
Độ keo: 700 BU min
Tro: Tối đa 0,2%
Hg: Không phát hiện

Starch in food
Hàm lượng tinh bột tính theo khối
lượng: ≥ 85,0 %
Độ ẩm theo khối lượng: ≤ 13,0 %
Độ trắng: ≥ 90,0
Hàm lượng pH, dung dịch 10%: 5,0 –

7,0
Độ keo: ≥ 650 BU
Hàm lượng Chì (Pb): 0.2 mg/kg
Hàm lượng Cadimin (Cd): 0.1 mg/kg
-Starch in food là 1 trong những công ty hàng đầu về tinh bột sắn nhưng khi so sánh với Fococev
thì Fococev nhỉnh hơn về độ ẩm, độ keo cũng như về độ trắng. Qua đó ta thấy sản phẩm của
Fococev chất lượng rất cao và nhỉnh hơn so với các đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành.
-Chiến lược sản phẩm của Fococev là giữa chất lượng sản phẩm ở mức cao nhưng giá cả hợp lý
cùng với những khuyến mãi và hậu mãi hấp dẫn khi mua sản phẩm tạo thành một cái kiềng ba
chân vững chắc cho doanh nghiệp.


Bao bì

Bao bì được sử dụng với mục đích để cho sản phẩm không bị hư hỏng trong vận chuyển, đặc biệt
là không ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm.


Bao bì cũng được cơng ty chăm chút cho với chất lượng tốt và tuân thủ với những luật lệ, quy
định của thị trường.


Bao bì có 3 loại chính: được đóng bao PP, bao Jumbo, và bao giấy

1. Bao bì PP-PE
-Đây là giải pháp bao bì đựng bột mì phổ biến nhất bởi sự tiện dụng, tính chịu lực cao, giá thành
thấp và đóng hàng nhanh.
-Bao PP dệt thường được sử dụng để đựng bột mì ở 2 trọng lượng là 25kg và 50kg.
-Với chất liệu gồm 2 lớp là PP dệt khơng tráng bên ngồi và 1 lớp PE bên trong thường có độ
dày 30mic.

-Kích thước thành phẩm phổ biến:
+ Bao bì bột mì 25kg: 55cm x 90cm.
+ Bao bì bột mì 50kg: 65cm x 110cm.
-Bao PP dệt được may đáy, lồng sẵn túi PE bên trong, đóng kiện và bao bọc cẩn thận trước khi
vận chuyển đến Khách Hàng.
2. Bao bì giấy kraft
-Bao giấy kraft đựng bột mì 25kg là giải pháp đóng gói bao bì dành cho các loại bột mì cao cấp
được ứng dụng ngày càng nhiều trong những năm gần đây.
-Bao giấy kraft đựng bột mì 25kg có 2 loại chính là bao 3 lớp giấy Kraft và bao Kraft ghép PP
dệt (bao KP).
-Bao giấy kraft là giải pháp đóng gói bao bì cao cấp dành cho bột mì 25kg, bởi sự thân thiện, bắt
mắt, tính an tồn, bảo quản tốt sản phẩm và là giải pháp bao bì thân thiện với mơi trường.
3. Bao jumbo
Bao bì jumbo hay cịn gọi là bao big bag, jumbo bag, bulk bag, FIBC. Là giải pháp bao bì kích
thước lớn chun dụng để đựng bột mì ở tải trọng từ 500kg – 850kg.
-Bao jumbo đựng bột mì được làm từ vải PP dệt có tráng.
-Bao jumbo ống nạp đáy xả là kiểu dáng bao thông dụng để đựng bột mì bởi tạo sự khép kín
trong đóng, xả hàng. Hạn chế bột bay ra ngồi, giữ mơi trường nhà xưởng được sạch.
-Đối với bao jumbo đựng bột mì xuất khẩu, thường được may vách ngăn chống phình (baffle
bag).
-Kích thước bao jumbo đựng bột mì thơng dụng: 105cm x 105cm x 105cm & 105cm x 105cm x
110cm.


-Tất cả các đường chỉ may bao jumbo đựng bột mì đều được nhà sản xuất bao jumbo may kèm
chỉ đệm chống xì. Ngồi ra bao jumbo đựng bột mì ln có 4 quai nâng để phục vụ đóng hàng và
vận chuyển bao.


Ứng dụng của tinh bột sắn


Tinh bột sắn (tapioca starch) được chiết xuất từ củ sắn sau khi được chế biến và phân tách bởi
phương pháp hóa sinh và lý hóa, nó khơng chỉ được dùng như ngun liệu thực phẩm mà cịn
được đưa vào ngun liệu chính của các ngành công nghiệp cụ thể như sau:
−Ứng dụng trong thực phẩm hằng ngày: Bột khoai mì (Tapioca Starch) được dung nhiều trong
các sản phẩm khô như bánh tráng, bột năng, miến, hủ tiếu, nuôi.
−Ứng dụng trong thực phẩm cơng nghiệp: được sử dụng sản xuất Mì ăn liền, cồn, hạt nêm, mì
chính.
−Ứng dụng trong ngành cơng nghiệp giấy: Bột khoai mì được dùng để làm chất độn hoặc lớp
phủ bề mặt cho một số loại giấy và bìa carton có thành phần ngun liệu khơng tro.
−Ứng dụng trong công nghiệp dệt: được dùng trong hồ vải sợi.
−Trong ngành vật liệu xây dựng: Tinh bột khoai mì được ứng dụng trong tấm trần thạch cao,
tăng tính liên kết cho đất sét, đá vôi, làm phụ gia cho sơn.
−Ngành công nghiệp dược, mỹ phẩm: Tinh bột tapioca starch được sử dụng làm phấn làm trắng,
chất độn trong dược phẩm, tạo lớp màng keo trong một số loại mỹ phẩm.
−Chế tạo tinh bột biến tính E1420, E1414, E1404, E1422… sử dụng nhiều trong các ngành thực
phẩm và ngành giấy.
2.1.3. Chiến lược giá
Giá bán của tinh bột:10 ngàn/kg.
Đơn hàng thông thường mà cơng ty sẽ nhận là trên 1000kg.
Sẽ có khuyến mãi nếu mua với số lượng nhiều.
Sử dụng chiến lược định giá dựa trên mức độ cạnh tranh. So với mức giá chung của thị trường
hiện nay giao động từ 9-11 ngàn/kg thì giá của Fococev có tính cạnh tranh cao.
=> Với giá cả có tính cạnh tranh cao và chương trình khuyến mãi hấp dẫn Fococev đã có một
chỗ đứng vững trong thị trường trong nước lẫn quốc tế và sẽ tiếp tục phát triển chiến lược này
trong tương lai.
Cách thức đặt hàng và thanh toán: đặt hàng trc 15 ngày hoặc 1 tháng, đối với các công ty sản
xuất hàng ngày sẽ có phương án giao hàng vào buổi tối ngày hơm trước. thanh tốn trước 50%
cho những đơn hàng giao thường xuyên (tính theo ngày), 30% cho các đơn hàng theo tháng, q.
Số cịn lại sẽ thanh tốn khi giao hàng thành công.



2.1.4 Chiến lược xúc tiến
- Khuyến mãi: Các chính sách khuyến mãi, chiết khấu theo khối lượng, số lượng mua hàng:
Fococev áp dụng chính sách khuyến mãi như nếu mua với số lượng từ 10 tấn trở lên được giảm
10% tổng giá trị đơn hàng, từ 20 tấn được giảm 15% kèm miễn phí vận chuyển... Đối với doanh
nghiệp kí kết hợp đồng là nguồn cung cấp nguyên liệu chính sẽ được mức giá thỏa thuận và miễn
phí vận chuyển đến hết kỳ kí kết hợp đồng.
-Quảng cáo: Tích cực trong việc xây dựng hình ảnh cơng ty, để có chỗ đứng lớn mạnh trong
ngành tổ chức, giúp cho thị trường tổ chức biết đến công ty nhiều hơn bằng cách viết mail với lời
mời muốn hợp tác hoặc gặp trực tiếp, tổ chức hội thảo quảng bá sản phẩm cơng ty. Tăng uy tín
với khách hàng bằng cách cho khách hàng dùng thử sản phẩm, tham quan nhà máy sản xuất, sử
dụng catalog và poster ở các khu công nghiệp, nhà máy.
-Quan hệ công chúng: Công ty luôn xây dựng mối quan hệ với khách hàng thân thiết, cũng như
tạo niềm tin với khách hàng cũ bằng cách viết mail cảm ơn cùng các chương trình tri ân và q
tặng dành cho khách hàng. Đó là bí quyết giúp cơng ty có thể đứng vững trong thị trường cạnh
tranh khóc liệt này.
-Bán hàng trực tiếp: Xây dựng hệ thống trang web tư vấn trực tuyến hoạt động 24/7 ngày càng
hồn thiện, giúp cho khách hàng có thể tiếp cận thông tin về sản phẩm, cũng như giải đáp thắc
mắc khách hàng một cách kịp thời và nhanh chóng nhất.
2.1.5. Chiến lược phân phối


Kênh phân phối của công ty tinh bột sắn Fococev

Công ty lựa chọn chiến lược phân phối trực tiếp (không bán hàng thông qua các sàn thương mại
điện tử): công ty chịu trách nhiệm sản xuất và vận chuyển giao hàng đến công ty đối tác. Đây là
kênh phổ biến nhất trong phân phối hàng công được sử dụng thay cho thuật ngữ “nhà buôn bán
sỉ.
Cách thức vận chuyển giao hàng: công ty sử dụng các xe tải có trọng lượng 3 – 10 tấn đã được

cài thiết bị làm lạnh để thực hiện việc giao hàng. Công ty sẽ dựa theo đơn hàng, lấy sản phẩm đã
đóng gói từ kho và bắt đầu giao hàng từ nhà máy gần với công ty đối tác nhất. Mọi quy trình từ
việc chuyển hàng từ kho đến giao hàng đều được giám sát chặt chẽ từ hệ thống quản lý vận
chuyển, mọi rủi ro đều được đảm bảo, nếu có sự cố bất ngờ và hàng đến chậm hơn dự kiến, công
ty liên hệ với khách hàng để thông báo và có chính sách bồi thường theo họp đồng đã ký kết.

Vì là phân phối trực tiếp khơng qua kênh trung gian nên thời gian lưu chuyển nhanh, chất lượng
sản phẩm khơng bị ảnh hưởng, giảm chi phí phát sinh và rủi ro, phản ứng nhanh với các diễn
biến thị trường, đồng thời giúp công ty quản lý chặt chẽ quá trình phân phối sản phẩm đến đối
tác. Sử dụng phương thức phân phối chọn lọc.




Mục tiêu kênh phân phối của công ty

Trong tương lai là cung cấp một lượng hàng lớn (sỉ) tinh bột sắn cho các cơng ty có nhu cầu về
sản xuất tinh bột cũng như là các nhà máy công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm trên cả
nước với thời gian nhanh nhất và chi phí thấp nhất.


Kênh trực tuyến

+ Các doanh nghiệp lớn có nhu cầu muốn hợp tác với cơng ty cổ phần Fococev có thể truy cập
qua website , liên lạc qua Email hoặc số điện thoại để được tư vấn mọi thắc
mắc.
+ Hoặc nếu muốn được tư vấn trực tiếp có thể đến địa chỉ 21 Bùi Thị Xuân, phường Bến Thành,
Quận 1, TP Hồ Chí Minh.
2.2 Dự báo tài chính
Dự báo về bán hàng

•Kí kết được hợp đồng, trở thành nguồn cung ứng chính cho từ 5 doanh nghiệp.
•Phương pháp: Sử dụng phương pháp phương pháp phân tích chuỗi thời gian. Trong năm 2022,
do chính sách sống chung với dịch và phục hồi kinh tế sau dịch nên lượng cầu có thể tăng lên từ
40-60% so với năm 2020 và 2021.
Dự báo về chi phí
•Chi phí cố định: chi phí quản lý, tiền lương nhân viên, bảo hiểm, khấu hao và tiềm năng một số
tiện ích..., dự tính chiếm 10% doanh thu = 100 tỷ.
(Được miễn và giảm thuế theo quy định của chính phủ, chi phí lãi vay được hỗ trợ; Khấu hao
theo phương pháp đường thẳng)
•Chi phí biến đổi: tổng biến phí dự tính 910 tỷ, biến phí trên 1kg tinh bột là = 9100đ (Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp: giá 3000đ/1kg khoai mì (3kg khoai mì = 1kg tinh bột); Lương nhân
cơng sản xuất trực tiếp: 6tr/nhân cơng/tháng; Các chi phí khác như chi phí đóng gói, hoa hồng,
bao bì sản phẩm, chiết khấu thương mại...; Mức lỗ thông thường là 1% doanh thu).
Phân tích điểm hịa vốn:


= 100 tỷ / (10000 – 9100) = 110.000.000 kg = 110.000 tấn
Mặc định 1 tháng sản xuất được khoảng 8333 tấn thì doanh nghiệp sẽ hồn vốn sau 1 năm 1
tháng (nguyên nhân do dịch Covid 19 ảnh hướng đến giá khoai mì trong nước, giá tang cao kỷ
lục trong nhiều năm).
2.3 Phân tích rủi ro


Rủi ro về nguyên liệu

•Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu đầu vào của quá trình sản xuất, đặc
biệt chất lượng các nơng sản như ngơ, sắn (khoai mì) … chịu ảnh hưởng khá lớn bởi yếu tố thời
tiết và mùa vụ. Hàm lượng tinh bột trong sắn nguyên liệu cũng giảm đi đáng kể khi gặp các yếu
tốt thời tiết bất lợi như hạn hán, hoặc mưa lũ. Tuy đã được quy hoạch vùng trồng ngô và sắn
nguyên liệu nhưng việc các hộ nơng dân trồng tự phát cịn khá nhiều. Ngồi ra việc khơng đảm

bảo được giống cây trồng cũng như các kỹ thuật canh tác ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng
nơng
sản. Ngồi ra do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến giá khoai mì tăng kỷ lục.
•Biện pháp: Cần chủ động được nguồn nguyên liệu để ổn định được sản xuất, đảm bảo được chất
lượng sản phẩm cũng như chủ động xây dựng được chính sách bán hàng phù hợp, ổn định. Cần
liên kết với các hộ nông dân nhằm nâng cao kỹ thuật canh tác, đồng bộ giống cây trồng.


Rủi ro cạnh tranh

•Tuy thị trường đối với các mặt hàng nông sản đã qua chế biến cịn khá rộng mở nhưng Cơng ty
cũng phải đối mặt với sự cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng ngành để có thị trường tiêu thụ
tốt. Việc có nhiều doanh nghiệp sản xuất hàng nông sản trên địa bàn cũng tạo áp lực cạnh tranh
cho Công ty trong khâu tiêu thụ sản phẩm. Do đó giá cả cũng như nguồn cung chịu tác động
đáng kể nếu Cơng ty khơng có các chính sách mua hàng hợp lý đối với người dân.
•Biện pháp: Chuẩn hóa chất lượng sản phẩm và chun nghiệp trong khâu bán hàng để tạo nên
lợi thế cạnh tranh. Việc tạo dựng được các mối quan hệ thân thiết với khách hàng và người nông
dân sẽ giúp cho Cơng ty xây dựng các chính sách bán hàng với giá cả hợp lý, thích hợp với nhiều
đối tượng khách hàng giúp Công ty tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.


Rủi ro về thị trường

•Sản phẩm mang lại doanh thu và lợi nhuận chủ yếu cho Công ty là tinh bột sắn, chính vì vậy rủi
ro về thị trường của sản phẩm này cũng như các mặt hàng nông sản nói chung ảnh hưởng lớn tới
hoạt động của Cơng ty. Các phương pháp bảo quản hàng nông sản đa phần chỉ mang lại hiệu quả
ngắn hạn, chất lượng của các mặt hàng nông sản sẽ bị ảnh hưởng lớn khi để lâu mà khơng được
chế biến, do đó khi thị trường có biến động xấu về nhu cầu nơng sản sẽ là một rủi ro mà Công ty
cần hết sức lưu ý. Biện pháp: Hiện nay các sản phẩm nông nghiệp đã qua chế biến vẫn được coi
là cung khơng đủ cầu, tuy nhiên để có thị trường tiêu thụ với giá tốt và ổn định vẫn đòi hỏi Công



ty phải có chiến lược đa dạng thị trường, mở rộng hoạt động liên doanh, liên kết với các đơn vị
phân phối lớn đồng thời đa dạng hóa sản phẩm.
•Năm 2020 và 2021, nền kinh tế thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi Covid-19, giãn cách xã
hội làm trì trệ việc thơng thương hàng hóa, các đối tác khách hàng của Cơng ty rơi vào tình trạng
gián đoạn, tạm dừng hoạt động đã ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Cơng ty trong
năm 2021 và có thể kéo dài đến năm 2022. Mặc dù Chính phủ đã kịp thời có các biện pháp đối
phó vừa phịng chống dịch bệnh, vừa phòng chống suy giảm kinh tế, giữ vững ổn định xã hội,
tuy nhiên, tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19 đang diễn ra là khó dự đốn, tùy thuộc vào
quy mơ và thời gian kéo dài của dịch bệnh. Biện pháp: Đối mặt với giai đoạn bất ổn của tình
hình kinh tế - xã hội nói chung và thị trường ngành nơng sản nói riêng, cơng ty cần chủ động,
linh hoạt trong điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh. Để kịp thời ứng phó với các rủi ro thị
trường, biến động khó lường của dịch bệnh, luôn theo sát và cập nhập liên tục các diễn biến và
tình hình kinh tế vĩ mơ nhằm kịp thời nhận diện cả cơ hội lẫn thách thức để xây dựng chiến lược
và kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, giảm thiểu tác động của rủi ro thị trường.
2.4 Ngân sách
•Ngân sách cho quản lý, bảo hiểm, khấu hao... dự kiến 94 tỷ
•Ngân sách nhân sự: 13,8 tỷ
•Ngân sách marketing, bao bì, đóng gói, ngun vật liệu: 902,2 tỷ
•Ngân sách dự trù: 20 tỷ
2.5 Kiểm tra
•Kiểm tra các nội dung các tiêu chuẩn hoá quốc tế về chất lượng, chủng loại sản phẩm, bao bì,
thương hiệu trong khâu sản xuất, thiết kế cũng như khâu bán hàng, quảng cáo.
•Kiểm tra mức độ thỏa mãn nhu cầu của sản phẩm ở thị trường mục tiêu, đồng thời so sánh với
sản phẩm của đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
•Rà sốt lại mức giá sản phẩm của công ty và so sánh với mức giá của các đối thủ cạnh tranh.
•Kiểm tra các hoạt động xúc tiến bán hàng, quan hệ cơng chúng.
•Kiểm tra cụ thể tình hình thực hiện các mục tiêu mà công ty đã đề ra, gồm các mục tiêu định
tính và định lượng để có sự điều chỉnh kịp thời các chiến lược.



CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN


Cần có sự phối hợp hoạt động từ các cơ lạnh đạo cơng ty, tồn thể nhân viên khơng
ngừng nổ lực thì mới có thể thực hiện tốt những chiến lược được hoạch định:

-Phát triển mối quan hệ với các bên liên quan như tìm hiểu và đáp ứng kịp thời, đầy đủ các nhu
cầu, tạo dựng niềm tin và sự trải nghiệm của các đối tác về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.
-Tham gia các hội thảo, hội nghị có liên quan về khoai mì (sắn), về công nghệ kĩ thuật mới trong
chế biến thực phẩm, các tiêu chuẩn về an tồn thực phẩm, mơi trường...
-Cho khách hàng đến xem trực tiếp quy trình sản xuất sản phẩm.
-Thực hiện các chương trình khuyến mãi và quà tri ân.
-Nắm bắt kịp thời sự hỗ trợ của nhà nước về phát triển kinh tế sau dịch.


Dù xây dựng và lựa chọn chiến nào đi chăng nữa, thì điều quan trọng nhất là tồnbộ các
cấp của Cơng ty phải tập trung cao độ vào việc thực hiện chiến lược, vì ngay cả một
chiến lược tuyệt với cũng trở nên vô nghĩa nếu không thực hiện đúng cách.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Cơ sở dữ liệu thông tin doanh nghiệp Công Ty TNHH Một Thành Viên Thực Phẩm Và Đầu Tư
Fococev - Mã số thuế 0400101588 (thongtindoanhnghiep.co) (2/11/2021)
2. Company history, Company history – FOCOCEV VIETNAM JSC (2/11/2021)
3. Trang web chính thức của cơng ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thực phẩm và đầu tư
Fococev: FOCOCEV VIETNAM JSC (2/11/2021)
4. Bộ cơng thương Việt Nam (2021), “Chính phủ ln đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp và
người dân” Chính phủ luôn đồng hành,

hỗ trợ doanh nghiệp và người dân (moit.gov.vn)
(2/11/2021)



×