Tải bản đầy đủ (.pdf) (237 trang)

MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP & TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH MỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.47 MB, 237 trang )

See discussions, stats, and author profiles for this publication at: />
MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CHO
DOANH NGHIỆP CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI
Book · July 2017
CITATIONS

READS

0

4,714

1 author:
Quân Nguyễn Hồng
Foreign Trade University
31 PUBLICATIONS   15 CITATIONS   
SEE PROFILE

Some of the authors of this publication are also working on these related projects:

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 View project

XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP 4.0 View project

All content following this page was uploaded by Quân Nguyễn Hồng on 25 June 2020.

The user has requested enhancement of the downloaded file.


NGUYỄN THU THỦY & CAO ĐINH KIÊN
(Đồng chủ biên)



MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP
& TÁI CẤU TRÚC DOANH NGHIỆP
CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRONG BỐI CẢNH MỚI
(Sách

chuyên khảo)

NHÀ XUẤT BẢN LAO ĐỘNG

1


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 8
CHƯƠNG 1: LÀN SÓNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP XUYÊN BIÊN GIỚI..... 12
1. Hoạt động mua bán và sáp nhập trên thế giới ..................................................... 14
1.1. Các làn sóng mua bán và sáp nhập trên thế giới ......................................... 14
1.2. Làn sóng mua bán và sáp nhập xuyên biên giới trên phạm vi toàn cầu ...... 21
2. Hoạt động mua bán và sáp nhập tại Việt Nam .................................................... 32
2.1. Các làn sóng mua bán và sáp nhập trong nước ........................................... 32
2.2. Hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới tại Việt Nam ................... 35
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP CHỐNG THÂU TÓM
THÙ ĐỊCH LÊN CỔ ĐƠNG.................................................................................... 40
1. Thâu tóm thù địch là gì? ...................................................................................... 41
2. Các biện pháp chống thâu tóm thù địch .............................................................. 42
3. Lý do các nhà quản lý muốn áp dụng các biện pháp chống thâu tóm ................. 44
4. Tác động của các biện pháp chống thâu tóm thù địch đến các cổ đơng phổ thơng
................................................................................................................................. 46
CHƯƠNG 3: MƠ HÌNH CÔNG TY SPIN-OFFS TRÊN THẾ GIỚI.................. 49

1. Tổng quan về spin-off ......................................................................................... 51
2. Phân loại spin-off ................................................................................................ 51
2.1. Phân loại dựa trên loại hình của tổ chức mẹ được chia tách ...................... 51
2.2. Phân loại dựa trên động cơ chính của thương vụ spin-off ........................... 52
3. Đặc điểm của corporate spin-off ......................................................................... 53
4. Các lợi ích khi doanh nghiệp tiến hành spin-off ................................................. 54
5. Quy trình spin-off ................................................................................................ 56
6. Các vấn đề liên quan khi thực hiện spin-off ........................................................ 57
7. Tác động của spin-off đến hiệu quả tài chính của công ty mẹ và công ty bị chia
tách sau thương vụ spin-off ..................................................................................... 60
7.1. Tác động trong ngắn hạn ............................................................................. 60
7.2. Tác động trong dài hạn ................................................................................ 61
CHƯƠNG 4: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHƯƠNG THỨC THANH
TOÁN TRONG CÁC THƯƠNG VỤ M&A NGÀNH TÀI CHÍNH NGÂN
HÀNG SINGAPORE ................................................................................................ 63
1. Giới thiệu ............................................................................................................. 63
2. Các giả định ......................................................................................................... 67

2


3. Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 70
4. Kết quả và bình luận ............................................................................................ 71
5. Kết luận ............................................................................................................... 74
CHƯƠNG 5: BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO DOANH NGHIỆP THƯƠNG
MẠI ĐIỆN TỬ VIỆT NAM TỪ MƠ HÌNH TĂNG TRƯỞNG NHỜ MUA LẠI
VÀ SÁP NHẬP CỦA RAKUTEN............................................................................ 76
1. Quá trình hình thành và phát triển của Rakuten .................................................. 77
1.1. Sự ra đời của Rakuten .................................................................................. 77
1.2. Quá trình phát triển và tồn cầu hóa của Rakuten ...................................... 80

1.3. Kết nối thương mại điện tử vào mạng xã hội ............................................... 82
2. Mô hình tăng trưởng và mở rộng hoạt động kinh doanh thông qua M&A của
Rakuten.................................................................................................................... 83
2.1. Liên tục mở rộng thị trường và các hoạt động kinh doanh .......................... 83
2.2. Mua Viber - chiến lược mở rộng điển hình của Rakuten ............................. 84
2.3. Mở rộng thị trường nước ngoài ................................................................... 85
2.4. Xây dựng “Hệ sinh thái Rakuten” với nhiều mơ hình kinh doanh điện tử .. 87
2.5. Một số chiến lược thành công khác .............................................................. 89
3. Một số bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp thương mại điện tử Việt Nam
................................................................................................................................. 90
CHƯƠNG 6: KINH NGHIỆM TÁI CẤU TRÚC HỆ THỐNG NGÂN HÀNG
MALAYSIA VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ....................................................... 94
1. Tổng quan về hệ thống ngân hàng Malaysia ....................................................... 96
1.1. Ngân hàng Trung ương Malaysia ................................................................ 96
1.2. Các ngân hàng thương mại .......................................................................... 96
1.3. Các cơng ty tài chính .................................................................................... 97
1.4. Ngân hàng đầu tư ......................................................................................... 97
1.5. Ngân hàng Hồi giáo ..................................................................................... 98
1.6. Trung tâm chiết khấu.................................................................................... 98
1.7. Văn phòng đại diện ngân hàng nước ngoài tại Malaysia ............................ 99
2. Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Malaysia và các kết quả đạt được ................... 99
2.1 Quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Malaysia ................................... 99
2.2. Kết quả của quá trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng Malaysia............. 102
3. Tổng quan về hệ thống ngân hàng Việt Nam .................................................... 105
3.1. Ngân hàng thương mại nhà nước ............................................................... 105
3.2. Ngân hàng thương mại cổ phần ................................................................. 106

3



3.3. Ngân hàng nước ngoài ............................................................................... 107
4. Sự tương đồng giữa hệ thống ngân hàng Malaysia & Việt Nam, và bài học cho
Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng...................................... 107
4.1. Sự tương đồng giữa hệ thống ngân hàng Malaysia & Việt Nam ............... 107
4.2. Bài học cho Việt Nam trong quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng...... 110
CHƯƠNG 7: CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
VIỆT NAM KHI BỊ THÂU TĨM BỞI CÁC CƠNG TY XUN QUỐC GIA
NƯỚC NGỒI ........................................................................................................ 112
1. Khái quát về TNCs và hoạt động M&A ............................................................ 112
1.1. Khái niệm công ty xuyên quốc gia (TNCs) ................................................. 112
1.2. Khái niệm hoạt động M&A ........................................................................ 113
2. Phân tích một số thương vụ M&A điển hình của các TNCs vào Việt Nam ..... 114
2.1. Thương vụ Unilever -Vinachem ................................................................. 114
2.2. Thương vụ Dai-ichi Mutual Life và Bảo Minh CMG ................................. 118
2.3. Thương vụ Temasek Holdings-Hoang Anh Gia Lai ................................... 121
3. Cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam từ các thương vụ M&A
với các TNCs ......................................................................................................... 127
3.1. Các cơ hội .................................................................................................. 127
3.2. Các thách thức............................................................................................ 128
CHƯƠNG 8: KHN KHỔ PHÁP LÝ VỀ HOẠT ĐỘNG PHỊNG VỆ THÂU
TÓM TRÊN THẾ GIỚI VÀ TẠI VIỆT NAM ..................................................... 132
1. Tổng quan về hoạt động thâu tóm cơng ty và các biện pháp phịng vệ thâu tóm
............................................................................................................................... 133
1.1. Khái niệm thâu tóm cơng ty........................................................................ 133
1.2. Các biện pháp phịng vệ thâu tóm thơng thường ....................................... 135
2. Một số quy định pháp lý liên quan đến phịng vệ thâu tóm trên thế giới .......... 137
2.1. Một số quy định liên quan đến việc bảo vệ cơng ty bị thâu tóm ................ 137
2.2. Một số quy định liên quan đến việc sử dụng các biện pháp chống thâu tóm
trên thế giới ....................................................................................................... 143
3. Quy định pháp lý về phịng vệ thâu tóm tại Việt Nam và một số đề xuất ........ 147

CHƯƠNG 9: MƠ HÌNH THƯƠNG HIỆU SAU M&A Ở VIỆT NAM ............. 153
1. Khái niệm về thương hiệu ................................................................................. 154
2. Một số phương pháp định giá thương hiệu phổ biến khi tiến hành M&A ........ 155
3. Các mơ hình xây dựng thương hiệu trong M&A .............................................. 159
4. Mơ hình thương hiệu sau M&A ở Việt Nam qua một số thương vụ điển hình 168

4


CHƯƠNG 10: KẾ TOÁN LỢI THẾ THƯƠNG MẠI TRONG HOẠT ĐỘNG
M&A TẠI VIỆT NAM ........................................................................................... 180
1. Tổng quan về Lợi thế thương mại ..................................................................... 181
1.1. Khái niệm Lợi thế thương mại.................................................................... 181
1.2. Phân loại Lợi thế thương mại .................................................................... 183
1.3. Tác động của kế toán Lợi thế thương mại đến phân tích và đánh giá tình
hình hoạt động của doanh nghiệp ..................................................................... 184
2. Thực trạng kế toán Lợi thế thương mại trong M&A tại Việt Nam ................... 185
2.1. Xu hướng M&A tại Việt Nam hiện nay ...................................................... 185
2.2. Kế toán Lợi thế thương mại trong hợp nhất kinh doanh tại Việt Nam....... 187
2.3. Một số điểm khác biệt về Kế toán LTTM trong M&A theo các quy định của
Việt Nam so với Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế .................................... 192
3. Đánh giá hoạt động kế toán lợi thế thương mại trong hoạt động M&A tại Việt
Nam ....................................................................................................................... 195
CHƯƠNG 11: HOẠT ĐỘNG M&A TRONG LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN TẠI
VIỆT NAM............................................................................................................... 199
1. Hoạt động M&A trên thị trường bất động sản tại Việt Nam............................. 199
2. Cơ hội và thách thức đối với M&A bất động sản tại Việt Nam ........................ 203
3. Xu hướng phát triển của hoạt động M&A trong lĩnh vực bất động sản tại Việt
Nam ....................................................................................................................... 209
4. Giải pháp nâng cao hiệu quả M&A trong lĩnh vực bất động sản ...................... 213

TÓM TẮT TỪ KHÓA ............................................................................................ 232

5


DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Xu hướng phát triển thị trường M&A trên thế giới ....................................... 14
Hình 2: Số lượng các hợp đồng M&A có giá trị lớn (Giá trị > 1 tỷ USD) ................. 15
Hình 3: Xu hướng M&A trên thị trường thế giới từ 1990-2015 ................................. 22
Hình 4: Động cơ tiến hành các giao dịch M&A xuyên biên giới................................ 23
Hình 5: Hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới trên tồn cầu ..................... 24
Hình 6: Giá trị giao dịch M&A xuyên quốc gia phân theo khu vực trên vị thế đi mua,
giai đoạn 1990-2012 .................................................................................................... 25
Hình 7: Giá trị giao dịch M&A xuyên quốc gia phân theo khu vực trên vị thế nước
bán, giai đoạn 1990-2014 ............................................................................................ 25
Hình 8: Giá trị hoạt động M&A xuyên biên giới theo từng lĩnh vực, giai đoạn 19902014 ............................................................................................................................. 27
Hình 9: Giá trị giao dịch M&A xuyên biên giới của Mỹ từ 1990-2014 ..................... 28
Hình 10: Số lượng giao dịch M&A xuyên biên giới của Mỹ từ 1990-2014 ............... 28
Hình 11 : Số lượng giao dịch M&A xuyên biên giới tại khu vực Châu Âu từ 19902014 ............................................................................................................................. 29
Hình 12: Giá trị M&A xuyên biên giới tại khu vực Châu Âu từ 1990-2014 .............. 29
Hình 13: Giá trị M&A xuyên biên giới tại 4 quốc gia tiêu biểu tại Châu Âu ............. 30
Hình 14: Số lượng M&A xuyên biên giới tại 4 quốc gia tiêu biểu tại Châu Âu ......... 30
Hình 15: Số lượng giao dịch M&A xuyên quốc gia tại Châu Á từ 1990-2014 .......... 31
Hình 16: Giá trị giao dịch M&A xuyên quốc gia tại Châu Á từ 1990-2014 ............... 31
Hình 17: Tình hình mua bán và sáp nhập tại Việt Nam .............................................. 34
Hình 18: Số lượng giao dịch M&A xuyên biên giới của Việt Nam từ 1999-2014 ..... 35
Hình 19: Giá trị M&A xuyên biên giới của Việt Nam từ 1999-2014 ......................... 35
Hình 20: Lợi ích thặng dư cổ đơng thu được trong thương vụ M&A ......................... 47
Hình 21: Hệ thống các loại hình spin-off .................................................................... 53
Hình 22: Quy trình spin-off ......................................................................................... 57

Hình 23: Giá trị và số lượng các thương vụ M&A tại Singapore giai đoạn 1990-2013
..................................................................................................................................... 64
Hình 24: Số lượng ngân hàng và cơng ty tài chính Malaysia ................................... 103
Hình 25: Số lượng ngân hàng và tổ chức tài chính ở Việt Nam ............................... 108
Hình 26: Tổng tài sản của các tổ chức tín dụng ........................................................ 108
Hình 27: So sánh quy mơ hệ thống Ngân hàng Việt Nam so với khu vực ............... 109
Hình 28: Logo của hai thương hiệu Nhommua.com và Cungmua.com sau khi M&A
................................................................................................................................... 170
Hình 29: Thương hiệu Tiki và Sumitomo sau M&A ................................................ 172
Hình 30: Thương hiệu MOL và Nganluong sau M&A ............................................. 173
Hình 31: Thương hiệu của Unicharm và Diana sau M&A ....................................... 174
Hình 32: Mơ hình thương hiệu của Kinh Đơ và Kem Wall’s sau M&A .................. 175
Hình 33: Thương hiệu của LienVietPostBank hợp nhất sau M&A .......................... 176
Hình 34: Thương hiệu An Phuoc – Piere Cardin sau khi nhận nhượng quyền ......... 177
Hình 35: Số lượng và giá trị các thương vụ M&A tại Việt Nam .............................. 185
giai đoạn 1999-2015 .................................................................................................. 185
Hình 36: Lợi nhuận sau thuế Cơng ty Cổ phần nước khoáng Vĩnh Hảo giai đoạn
2008 – 2013 ............................................................................................................... 190
Hình 37: Điều tra mức sống dân cư Việt Nam 2014 ................................................. 204

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Các biện pháp chống thâu tóm thù địch ......................................................... 42
Bảng 2: Quy mô các thương vụ spin-off xảy ra ở các nước châu Âu ......................... 53
(không tính đến nước Anh) trong giai đoạn 1990 – 2007 ........................................... 53
Bảng 3: Các thương vụ spin-off tiêu biểu ở châu Âu trong giai đoạn 1998 - 2008 .... 55
Bảng 4: Bảng tổng hợp các kết quả nghiên cứu ở Mỹ về giá trị tăng thêm của cổ đông
trong thương vụ spin-off ............................................................................................. 60

Bảng 5: Bảng tóm tắt các biến .................................................................................... 69
Bảng 6: Phương tiện thanh toán của các thương vụ M&A của Singapore trong năm
1995-2012.................................................................................................................... 71
Bảng 7: Thống kê mơ tả các biến định tính ................................................................. 71
Bảng 8: Thống kê mô tả các biến định lượng ............................................................. 72
Bảng 9: Hồi quy theo mơ hình Tobit biến phụ thuộc tỷ lệ thanh toán bằng cổ phiếu. 72
Bảng 10: Danh sách các ngân hàng sáp nhập tại Malaysia ....................................... 101
Bảng 11: Một số chỉ số tài chính quan trọng hệ thống ngân hàng Malaysia............. 104
Bảng 12: Các thương hiệu M&A tiêu biểu của Việt Nam giai đoạn 2014-2015 ...... 168
Bảng 13: Thuyết minh số 05 các giao dịch chủ yếu cho năm kết thúc ngày 31/12/2013
– Các giao dịch chủ yếu công ty Vinamilk ............................................................... 188
Bảng 14: Thuyết minh số 04 BCTC cho năm kết thúc ngày 31/12/2013 của Công ty
CP nước khoáng Vĩnh Hảo........................................................................................ 190
Bảng 15: Thuyết minh số 07 các giao dịch chủ yếu cho năm kết thúc ..................... 192
ngày 31/12/2013 - Lợi thế thương mại công ty Vinamilk ......................................... 192
Bảng 16: So sánh một số quy định của VAS 11, TT 202 và IFRS 3 ........................ 193
Bảng 17: Năm vấn đề hàng đầu về môi trường đầu tư ở Việt Nam theo tỉ lệ phản hồi
của các doanh nghiệp Nhật Bản ................................................................................ 207

7


LỜI MỞ ĐẦU
Mua lại và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) là một trong những phương
án tái cấu trúc quan trọng nhất của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường.
Trên thế giới, thị trường M&A đã trải qua nhiều giai đoạn phát triển và trầm lắng
khác nhau. Tại Việt Nam, thị trường M&A tăng trưởng rất mạnh mẽ trong những
năm vừa qua và trở thành tiêu điểm của các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo Diễn đàn mua bán và sáp nhật doanh nghiệp Việt Nam, tổng giá trị các
thương vụ M&A tại Việt Nam đã đạt mốc kỷ lục 5,2 tỷ USD trong năm 2015 và

ước tính con số này đã lên tới gần 3,5 tỷ USD trong 7 tháng đầu năm 2016. Bên
cạnh sự bùng nổ về quy mô, năm 2015 và nửa đầu năm 2016 đã xuất hiện những
thương vụ M&A có giá trị lên tới hàng tỷ USD và có tác động quan trọng đến
nhiều ngành, lĩnh vực và nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Phát triển, chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường thế
giới bằng cách tham gia thị trường M&A là một xu hướng quan trọng của nhiều
doanh nghiệp trên thế giới và các doanh nghiệp Việt Nam không nằm ngồi xu
hướng đó. So với các nước trong khu vực, Việt Nam đang có nhiều yếu tố thuận
lợi để thị trường M&A tiếp tục tăng trưởng. Chính phủ đang thực hiện quyết liệt
chương trình tái cơ cấu, cổ phần hóa nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp Nhà nước, tăng tỷ lệ vốn bán ra, tiếp tục thực hiện lộ trình thối
vốn ngồi ngành. Trong những năm gần đây, nhiều tập đoàn tư nhân của Việt
Nam đã tiến hành mua lại các doanh nghiệp nhỏ hoặc mua lại các doanh nghiệp
nhà nước kém hiệu quả nhằm tận dụng những yếu tố thuận lợi này. Đây là một
hướng đi mới và tích cực cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam khi hầu hết
các ngành đều có quá nhiều doanh nghiệp nhỏ và manh mún, mà thiếu các doanh
nghiệp cỡ vừa và lớn. M&A sẽ tạo cơ hội hình thành những doanh nghiệp vừa
và lớn, có khả năng đủ tiềm lực để phát triển công nghệ cao, tạo nên động lực
phát triển mới cho nền kinh tế Việt Nam.

8


Một trong những động lực to lớn cho thị trường M&A tại Việt Nam là sự
hình thành Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015. Bước tiến này đã
tạo vị thế và cơ hội rất lớn cho Việt Nam trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài
khi thị trường M&A tại đây đang đón nhận làn sóng đầu tư từ Thái Lan, Nhật
Bản, Hàn Quốc, châu Âu, Hoa Kỳ… nhằm tận dụng cơ hội từ quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong hai năm gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài
đã chiếm áp đảo về số lượng cũng như về tổng giá trị các thương vụ M&A tại

Việt Nam. Trong thời gian tới, thị trường M&A sẽ có vai trị trung gian, tạo điều
kiện cho các cơng ty nước ngồi thâm nhập thị trường Việt Nam. Điều này sẽ
mở ra cơ hội rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện tại và thời
gian sắp tới.
Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn phải đương đầu với nhiều thách thức trên
thị trường M&A tại Việt Nam. Hoạt động M&A trong thời gian vừa qua đã chỉ
ra rằng thị trường vẫn còn bộc lộ nhiều mặt tồn tại, hạn chế cần khắc phục, bao
gồm sự bất cập trong khn khổ chính sách điều hành, sự thiếu hụt kiến thức về
mua bán và sáp nhập cũng như vấn đề tạo động lực cho các doanh nghiệp tham
gia thị trường M&A. Do đó, nhóm nghiên cứu về Quản trị Tài chính của Trường
Đại học Ngoại thương thực hiện biên soạn cuốn sách này nhằm giới thiệu và
phân tích một số vấn đề nổi bật đáng quan tâm trong quá trình thực hiện một
thương vụ mua bán và sáp nhập, cũng như phân tích một số kinh nghiệm quốc
tế và thực tiễn thị trường M&A tại Việt Nam. Chúng tơi hy vọng quyển sách này
sẽ góp phần giải đáp một số vấn đề quan trọng còn vướng mắc trong cộng đồng
doanh nghiệp Việt Nam, nhằm tận dụng được lợi thế và tạo được hiệu quả cao
nhất từ hoạt động M&A. Đồng thời, việc nghiên cứu sâu hơn về môi trường pháp
lý cho M&A cũng là cơ sở cho các nhà hoạch định chính sách Việt Nam điều
chỉnh các chính sách và luật định để tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp
Việt Nam tham gia vào thị trường M&A.

9


ĐỒNG CHỦ BIÊN
Phó Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thu Thuỷ là Phó Hiệu trưởng Trường Đại
học Ngoại thương. Bà nhận bằng Tiến sỹ Tài chính tại Trường Quản lý
Rotterdam, Đại học Erasmus, Rotterdam, Hà Lan. PGS, TS Nguyễn Thu Thuỷ
đã từng giảng dạy tại nhiều trường đại học và cơ sở giáo dục trong và ngồi nước.
Các mơn học bà giảng dạy là quản trị tài chính doanh nghiệp, đầu tư, quản trị dự

án… Hướng nghiên cứu chính của PGS, TS Nguyễn Thu Thuỷ là tài chính doanh
nghiệp, đầu tư, tài chính quốc tế, quản trị cơng ty, quản trị cơng, và các thị trường
mới nổi. Ngồi ra, PGS, TS Nguyễn Thu Thuỷ cũng tập trung vào một số hướng
nghiên cứu như kinh tế vĩ mô, tăng trưởng kinh tế, khu vực kinh tế tư nhân, và
quản trị đại học. Bà đã có nhiều bài nghiên cứu được đăng trên các tạp chí uy tín
trong và ngồi nước như Journal of Banking and Finance, Research in
International Business and Finance, International Journal of Economics and
Financial Issues, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Tạp chí Những vấn đề Kinh tế và
Chính trị Thế giới, Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Tạp
chí Quản lý kinh tế, Tạp chí Kinh tế đối ngoại... PGS,TS Nguyễn Thu Thuỷ cũng
là chủ biên của nhiều giáo trình và sách chuyên khảo…
Tiến sỹ Cao Đinh Kiên là giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh, Trường
Đại học Ngoại thương. TS Cao Đinh Kiên nhận bằng Tiến sỹ Tài chính tại
Trường Kinh doanh, Đại học Tổng hợp Florida Atlantic, Hoa Kỳ. TS Cao Đinh
Kiên đã từng giảng dạy nhiều môn học như quản trị tài chính doanh nghiệp, tài
chính quốc tế, đầu tư, bất động sản… tại một số trường đại học và cơ sở giáo dục
trong và ngoài nước. Hướng nghiên cứu chính của TS Cao Đinh Kiên là tài chính
doanh nghiệp, tài chính quốc tế, tái cấu trúc doanh nghiệp, và quản trị doanh

10


nghiệp. Các nghiên cứu của TS Cao Đinh Kiên đã được xuất bản trên một số tạp
chí như The Financial Review, Journal of Economics and Business, Banking and
Finance Review, Research in International Business and Finance, International
Journal of Economics and Financial Issues, Tạp chí Phát triển Kinh tế, Tạp chí
Kinh tế và Phát triển, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, Tạp chí Kinh tế đối ngoại…

TÁC GIẢ ĐĨNG GĨP


11


Nguyễn Phương Chi
Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương
Đào Thị Thu Giang
Ban Giám hiệu
Trường Đại học Ngoại thương
Nguyễn Thị Thanh Loan
Khoa Kế toán - Kiểm toán
Trường Đại học Ngoại thương
Nguyễn Thị Kim Dung
Khoa Kế tốn - Tài chính
Trường Đại học Nha Trang
Nguyễn Thu Thuỷ
Ban Giám hiệu
Trường Đại học Ngoại thương
Nguyễn Thị Kim Ngân
Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương
Nguyễn Văn Thoan
Trung tâm Thông tin và Khảo thí
Trường Đại học Ngoại thương
Nguyễn Thị Hồng Vân
Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương
Cao Đinh Kiên
Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương


Nguyễn Duy Hùng
Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương
Nguyễn Thị Thu Trang
Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương
Nguyễn Thuý Anh
Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương
Trần Thị Phương Thảo
Khoa Kế toán - Kiểm toán
Trường Đại học Ngoại thương
Nguyễn Hồng Quân
Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương
Lê Trà My
Khoa Kế toán - Kiểm toán
Trường Đại học Ngoại thương
Dương Thu Hoài
Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương
Nguyễn Thị Sâm
Khoa Quản trị Kinh doanh
Trường Đại học Ngoại thương

CHƯƠNG 1: LÀN SÓNG MUA BÁN VÀ SÁP NHẬP XUYÊN BIÊN
GIỚI

12



Nguyễn Phương Chi và Đào Thị Thu Giang

Tóm tắt
Trong những năm gần đây, các quốc gia trên thế giới ngày càng nới lỏng
các điều kiện đầu tư trực tiếp nước ngoài để đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư quốc
tế. Một trong những hình thức đầu tư trực tiếp mà các doanh nghiệp trên thế giới
tiến hành ngày càng phổ biến đó chính là mua bán và sáp nhập (M&A) xuyên
quốc gia. Đây là hình thức giúp các doanh nghiệp có thể gia tăng tài sản sở hữu
ở nước ngồi cũng như tận dụng nhiều ưu đãi và lợi thế của thị trường mà họ
hướng tới. Chương này tập trung vào phân tích các làn sóng M&A xun biên
giới trong ba thập kỉ vừa qua kể từ khi làn sóng M&A đầu tiên diễn ra trên thế
giới. Nội dung của chương cũng đề cập tới tổng quan chung và phân tích các
làn sóng M&A xun biên giới trong bối cảnh kinh tế tồn cầu nói chung; đồng
thời phân tích làn sóng M&A xuyên biên giới tại Việt Nam trong những năm vừa
qua.
Đặt vấn đề
Thị trường mua bán và sáp nhập (M&A) được hình thành từ cuối thế kỉ
19 và phát triển mạnh trong những năm vừa qua. Trong ba thập kỉ vừa qua, thị
trường M&A trên thế giới đã trải qua 7 đợt sóng khác nhau. Mỗi đợt sóng đều
kết thúc và bắt nguồn từ một cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới. Tuy nhiên,
mỗi đợt sóng lại có một xu hướng khác nhau. Trong những năm trở lại đây, các
giao dịch mua bán và sáp nhập trên thế giới chủ yếu là các giao dịch xuyên biên
giới. Xu hướng này hình thành bắt nguồn từ việc cạnh tranh ngày càng gay gắt
do tự do hóa và tồn cầu hóa đem lại. Vì vậy, các doanh nghiệp ở các quốc gia
khác nhau có xu hướng hợp tác lại với nhau để tận dụng những lợi thế tương hỗ
có được từ việc mua lại và sáp nhập. Mặt khác, đây là cách để các doanh nghiệp
mở rộng thị trường và thâm nhập thị trường nước ngoài một cách dễ dàng hơn.


13


1. Hoạt động mua bán và sáp nhập trên thế giới
1.1. Các làn sóng mua bán và sáp nhập trên thế giới
Hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) đã được tiến hành
từ rất sớm tại nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là tại các quốc gia có nền kinh
tế thị trường với sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp và tập đoàn đa
quốc gia với nhau. Các doanh nghiệp và tập đoàn tiến hành hoạt động mua bán
và sáp nhập nhằm tận dụng giá trị cộng hưởng từ thương hiệu, tài chính và thị
trường. Kể từ khi thị trường mua bán và sáp nhập được xác lập cho tới nay có
rất nhiều làn sóng đã được tạo ra với những xu hướng khác nhau. Từng giai đoạn
phát triển của hoạt động mua bán và sáp nhập đều chỉ ra rằng mỗi trào lưu mua
bán và sáp nhập đều được đặc trưng hóa bởi các động lực thúc đẩy khác nhau.
Tuy nhiên, những nhân tố thơng thường có thể thúc đẩy làn sóng mua bán và sáp
nhập lại là các giai đoạn phục hồi kinh tế, sự mở rộng thị trường hay sự bùng nổ
thị trường chứng khốn. Tính tới nay, thị trường mua bán và sáp nhập trên thế
giới đã trải qua 6 đợt sóng khác nhau và đang trong q trình hình thành một đợt
sóng mới. Đặc biệt, trong cả 6 làn sóng đầu tiên, thị trường M&A đều kết thúc
bởi sự suy yếu của thị trường chứng khoán, thị trường tài chính và sự suy thối
kinh tế trên tồn cầu. Mặt khác, một trong những nhân tố khác thúc đẩy tiến trình
M&A chính là cơn lốc cơng nghiệp hố cũng như sự đổi mới tài chính và cơng
nghệ. Nói cách khác, làn sóng mua bán và sáp nhập thường xảy ra trong các giai
đoạn gắn với những sự thay đổi mạnh mẽ trên tồn cầu. Trong những đợt sóng
đầu tiên của thị trường mua bán và sáp nhập, giá trị mua bán thường thấp và số
lượng các hợp đồng có giá trị trên 1 tỷ USD là rất hạn chế. Tuy nhiên từ những
năm 2000 trở lại đây, số lượng các hợp đồng giá trị lớn trên 1 tỷ USD ngày càng
gia tăng.
Hình 1: Xu hướng phát triển thị trường M&A trên thế giới


14


Nguồn: Cơ sở dữ liệu tại IMAA ()

4000
3500
3000
2500
2000
1500
1000
500
0

Giá trị giao dịch (tỷ USD)

900
800
700
600
500
400
300
200
100
0

1985
1987

1989
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2003
2005
2007
2009
2011
2013
2015

Số lượng giao dịch

Hình 2: Số lượng các hợp đồng M&A có giá trị lớn (Giá trị > 1 tỷ USD)
Nguồn: Cơ sở dữ liệu tại IMAA ()

Số lượng

Giá trị

- Làn sóng mua bán và sáp nhập đầu tiên từ năm 1893 đến năm 1904.
Các hoạt động mua bán và sáp nhập khởi nguồn và diễn ra chủ yếu tại Mỹ. Đây
là giai đoạn mà các giao dịch mua bán và sáp nhập diễn ra theo chiều ngang trong
một số ngành như thép, điện thoại, dầu, khai khoáng, đường sắt và một số ngành

15



sản xuất cơ bản. Các công ty tiến hành các giao dịch M&A theo chiều ngang
nhằm tận dụng sức mạnh thị trường đang lên. Kết quả của quá trình mua bán và
sáp nhập trong giai đoạn này đã dẫn tới sự độc quyền trong các ngành này. Ví
dụ một số tập đồn đã hình thành từ làn sóng này tại Mỹ hiện vẫn là các gã khổng
lồ trên thị trường tồn cầu, trong đó có thể kể đến: Dupont, Standard Oil (kiểm
soát 85% thị trường nội địa Mỹ), America Tobacco (chiếm lĩnh 90% thị trường),
General Electric, Eastman Kodak và US Steel (chiếm 75% thị trường thép). Làn
sóng mua bán và sáp nhập đầu tiên chỉ kéo dài trong khoảng hơn 10 năm thì suy
giảm do cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất diễn ra. Mặt khác vào năm 1904,
Tòa án tối cao Mỹ bắt đầu áp dụng luật chống độc quyền đối với các hoạt động
sáp nhập theo chiều ngang.
- Làn sóng mua bán và sáp nhập thứ hai từ năm 1919 đến năm 1929.
Hoạt động mua bán và sáp nhập tập trung trong các ngành công nghiệp và chủ
yếu là các giao dịch theo chiều dọc nhằm giảm sự chi phối của những công ty
đứng đầu mà thay vào đó thị trường sẽ bị chi phối bởi hai hay nhiều doanh nghiệp
kết hợp với nhau. Trong giai đoạn này, các giao dịch mua bán và sáp nhập phần
lớn là trong ngành sản xuất ơ tơ. Ví dụ, cơng ty sản xuất ơ tơ Ford đã thu được
lợi ích rất lớn thông qua các hoạt động mua bán và sáp nhập rộng rãi, từ M&A
giữa các nhà máy thép, đường sắt và tàu thủy, cho tới M&A trong lĩnh vực quặng
sắt và than đá. Năm 1929, cuộc đại khủng hoảng và suy thoái trên thị trường
chứng khoán Mỹ đã khiến cho làn sóng mua bán và sáp nhập bị chững lại do suy
thoái kinh tế trầm trọng trên phạm vi tồn cầu.
- Làn sóng mua bán và sáp nhập thứ ba từ năm 1955 đến năm 1969.
Khoảng 25 năm sau khi cuộc đại suy thoái kinh tế diễn ra tại Mỹ và lan rộng ra
các quốc gia trên toàn cầu thì hoạt động mua bán và sáp nhập lại diễn ra mạnh
mẽ. Giai đoạn này đã có rất nhiều tập đoàn ra đời sau các hoạt động mua bán và
sáp nhập. Một số các tập đoàn lớn được thành lập thơng qua làn sóng M&A thứ
ba này như IT&T, LTV, Teledyne và Litton. Các tập đoàn này được ra đời với


16


mục đích đa dạng hóa hoạt động kinh doanh cũng như tận dụng những lợi thế
của từng công ty con trong những lĩnh vực khác nhau. Mặt khác, sự ra đời của
các tập đoàn lớn sau các thương vụ M&A nhằm thâu tóm phần lớn sức mạnh của
thị trường trong các ngành cơng nghiệp độc quyền. Tuy nhiên, làn sóng mua bán
và sáp nhập thứ ba cũng chỉ kéo dài trong khoảng 15 năm do các cơng ty khơng
cịn được hưởng những lợi ích do đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh đem lại.
- Làn sóng mua bán và sáp nhập thứ tư từ năm 1974 đến năm 1989.
Trong khoảng 5 năm từ 1974 đến 1980, hoạt động mua bán và sáp nhập diễn ra
cầm chừng. Tuy nhiên, làn sóng M&A bắt đầu bùng phát mạnh là từ năm 1980
tới năm 1989. Thời điểm đầu của giai đoạn này các hoạt động mua bán và sáp
nhập thường thông qua đấu giá và các trung gian là các ngân hàng đầu tư lớn.
Thời điểm này, các giao dịch M&A không chỉ tập trung ở Mỹ mà đã lan rộng ra
Châu Âu. Vào nửa đầu năm 1980, các công ty tại châu Âu bắt đầu mở rộng thị
trường bằng các giao dịch sáp nhập xuyên biên giới. Tuy nhiên, làn sóng này
cũng nhanh chóng chấm dứt do sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Mỹ vào
năm 1987 cũng như sự sụp đổ của thị trường tài chính do dư nợ cho vay quá lớn
trong các ngân hàng thương mại.
- Làn sóng mua bán và sáp nhập thứ năm từ năm 1993 đến năm 2000.
Trong giai đoạn này, rất nhiều hợp đồng mua bán và sáp nhập có giá trị lớn đã
được kí kết. Các cơng ty sau những thương vụ mua bán và sáp nhập trong giai
đoạn này có quy mơ lớn hơn rất nhiều so với trước đây và trải khắp trên toàn
cầu. Với những lợi thế đạt được sau khi mua bán và sáp nhập, các công ty tăng
được lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường. Mặt khác, tiến trình tồn cầu
hố, sự đổi mới cơng nghệ, sự cải cách và tư hữu hóa cũng như sự bùng nổ của
thị trường tài chính trong giai đoạn này đã thúc đẩy làn sóng mua bán và sáp
nhập. Cường độ của làn sóng này tăng nhanh chưa từng thấy cả về giá trị và số

lượng các thương vụ mua bán và sáp nhập. Theo số liệu của Công ty thống kê
tài chính Thomson, đã diễn ra 119.035 hợp đồng mua bán và sáp nhập tại Mỹ

17


trong giai đoạn này, còn tại Châu Âu là 116.925 hợp đồng. So với làn sóng mua
bán và sáp nhập thứ 4 thì con số này tăng lên gấp nhiều lần. Trong làn sóng M&A
thứ 4 thì tại Mỹ mới chỉ tiến hành 34.494 giao dịch mua bán và sáp nhập, còn tại
Châu Âu là 12.729 giao dịch. Giai đoạn này cũng tiêu biểu với tổng giá trị toàn
cầu của các thương vụ lên tới 20 nghìn tỷ USD, gấp 5 lần tổng giá trị của làn
sóng thứ 4. Một trong số những vụ mua bán và sáp nhập đình đám trong giai
đoạn này phải kể tới vụ sáp nhập giữa Citibank và Travelers, Chrysler và Daimler
Benz, Exxon và Mobil, Boeing và McDonnell Douglas, AOL và Time Warner,
và giữa Vodafone và Mannesmann. Tuy nhiên, làn sóng mua bán và sáp nhập
trong giai đoạn này cũng đến hồi thoái trào khi mà có q nhiều thơng tin về
những vụ bê bối trong kiểm tốn từ những tập đồn lớn như Enron bị phơi bày,
cũng như cuộc khủng hoảng “dotcom" (khủng hoảng internet) vào đầu năm 2000
và cuộc suy thoái kinh tế tại Mỹ sau đó lan rộng sang các nước Châu Âu trong
suốt ba năm từ 2001 đến 2003.
- Làn sóng mua bán và sáp nhập thứ sáu từ năm 2003 đến năm 2010.
Trong giai đoạn này, hoạt động mua bán và sáp nhập không chỉ sôi động tại các
thị trường Mỹ và Châu Âu mà còn lan rộng các quốc gia trong khu vực Châu Á,
đặc biệt là các quốc gia Đông Á. Hoạt động mua bán và sáp nhập diễn ra song
song với sự phục hồi của nền kinh tế và thị trường tài chính sau cuộc suy thối
năm 2000. Theo dữ liệu của Công ty thống kê tài chính Thomson, khối lượng
các thương vụ mua bán và sáp nhập năm 2004 đã tăng lên 71% so với năm 2002.
Giai đoạn này các giao dịch mua bán và sáp nhập tập trung vào các giao dịch
xuyên biên giới. Phạm vi mua bán và sáp nhập trong làn sóng thứ 6 này có quy
mơ rộng lớn trên khắp tồn cầu. Mặt khác, các đối tác trong giao dịch mua bán

và sáp nhập được chọn lựa kĩ càng hơn cũng như phù hợp hơn, thay vì là chọn lựa
mang tính chiến lược như ở làn sóng mua bán và sáp nhập thứ 5.
Giai đoạn này có sự tham gia đơng đảo của các cơng ty mua tài chính như
các quỹ đầu cơ, quỹ cổ phần và quỹ đầu tư mạo hiểm, những tổ chức khơng có

18


và khơng thể có chung các lợi ích chiến lược với công ty tham gia giao dịch.
Những tổ chức này mua lượng cổ phần lớn của các công ty, sau đó họ sẽ mua
tiếp số cổ phần cịn lại hoặc gây áp lực tới các công ty bị mua lại hay sáp nhập
phải tái cấu trúc lại công ty nhờ vào quyền sở hữu mà các tổ chức này đang nắm
trong tay. Năm 2006 là năm thiết lập kỷ lục về tốc độ gia tăng về giá trị giao
dịch. Tổng giá trị giao dịch năm 2006 tăng so với năm 2005 lên đến 34%. Trong
năm này, thị trường mua bán và sáp nhập ở khu vực Châu Âu được đánh giá vượt
trội so với thị trường Mỹ cả về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch. Đây cũng
là một kỷ lục hiếm có trong lịch sử phát triển của thị trường mua bán và sáp nhập
trên thế giới. Tính từ năm 2000 đến năm 2006, thị trường ở Châu Âu chưa từng
một lần vượt trội hơn thị trường Mỹ về giá trị giao dịch.
Đỉnh điểm của hoạt động mua bán và sáp nhập trong giai đoạn này là vào
năm 2007. Đây được xem là năm bùng nổ của thị trường mua bán và sáp nhập,
nhưng sự bùng nổ này vẫn chỉ tập trung ở những nước có nền kinh tế phát triển,
đứng đầu là những quốc gia tại Châu Âu và Mỹ. Trong đó, thị trường Châu Âu
đã có sự tăng trưởng vượt bậc về giá trị giao dịch, khoảng 1/3 tổng giá trị các vụ
mua bán và sáp nhập trên toàn cầu diễn ra ở châu lục này. Đồng thời, thị trường
M&A cũng có xu hướng mở rộng về địa lý khi mà các công ty lớn ở các nền kinh
tế phát triển đổ tiền đầu tư bằng hình thức mua lại các cơng ty nhỏ ở những nước
đang phát triển. Những vụ mua bán và sáp nhập trong năm 2007 tập trung chủ
yếu vào các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính; cơng nghiệp dầu khí, công nghệ
thông tin, công nghiệp ô tô. Năm 2007 đã đánh dấu một mốc mới cao nhất về giá

trị mua bán và sáp nhập trên thế giới. Tuy nhiên, thị trường M&A đã suy giảm
ngay sau đó do khủng hoảng kinh tế toàn cầu diễn ra vào cuối năm 2007 và đầu
năm 2008. Thị trường mua bán và sáp nhập đã giảm mạnh về giá trị giao dịch
trong năm 2008 và tiếp tục giảm trong năm 2009.
- Làn sóng mua bán và sáp nhập thứ 7 từ năm 2013 cho đến nay. Sự
phục hồi kinh tế thế giới vào cuối năm 2012 đánh dấu một làn sóng mua bán và

19


sáp nhập mới. Trong giai đoạn này, xu hướng của thị trường M&A vẫn là các
giao dịch mua bán và sáp nhập xuyên biên giới. Hoạt động M&A trong giai đoạn
này trở thành xu thế tất yếu của thị trường nhằm giúp tái cơ cấu lại doanh nghiệp
sau khủng hoảng tài chính và kinh tế thế giới cũng như thu hút vốn đầu tư để mở
rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong giai đoạn này, các giao dịch
mua bán và sáp nhập tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ, y tế và năng
lượng.
Năm 2014 được đánh dấu là năm khởi sắc cho làn sóng mới trên thị trường
mua bán và sáp nhập toàn cầu. Giá trị M&A trong năm 2014 đạt gần 4 tỷ USD,
tăng 56% so với cùng kì năm 2013. Đây là năm được đánh giá là có tốc độ tăng
trưởng về giá trị mua bán và sáp nhập cao nhất từ trước đến nay. Xét về giá trị
và số lượng giao dịch trên thị trường mua bán và sáp nhập, Mỹ vẫn là quốc gia
dẫn đầu, tiếp đến là các quốc gia Châu Âu. Tính riêng cả năm 2014, giá trị mua
bán và sáp nhập tại Mỹ đạt 1,500 tỷ USD, tăng 51,5% so với cùng kì năm 2013.
Tại Châu Âu, giá trị mua bán và sáp nhập đạt gần 870 tỷ USD, tăng 55% so với
cùng kỳ năm 2013. Trong năm 2014, làn sóng mua bán và sáp nhập khơng chỉ
tập trung tại Mỹ và các quốc gia Châu Âu mà còn có nhiều dấu hiệu khởi sắc tại
thị trường Châu Á Thái Bình Dương. Giá trị mua bán và sáp nhập trong năm
2014 tại thị trường Châu Á Thái Bình Dương đạt 716 tỷ USD, là giá trị cao nhất
kể từ khi làn sóng M&A diễn ra trên tồn cầu từ năm 1980. Hoạt động mua bán

và sáp nhập được tiến hành trong nhiều lĩnh vực kinh tế và ngành nghề khác
nhau. Tuy nhiên trong năm 2014, hoạt động này vẫn tập trung chủ yếu trong lĩnh
vực công nghệ, y tế và năng lượng.
Năm 2015 là năm bùng nổ của các giao dịch mua bán và sáp nhập có giá
trị lớn trên thế giới. Một trong số đó phải kể đến thương vụ Tập đoàn sản xuất
bia của Bỉ Anheuser-Bush Inbev mua lại đối thủ SABMiller của Anh với giá 120
tỷ USD, tập đoàn năng lượng Royal Dutch Shell (Anh/Hà Lan) thâu tóm Tập
đồn năng lượng BG Group của Anh với giá trên 80 tỷ USD, hãng sản xuất máy

20


tính Dell đã chi 65 tỷ USD để thơn tính Công ty lưu trữ dữ liệu EMC. Trong năm
2015, giá trị thị trường mua bán và sáp nhập trên toàn cầu tăng khoảng 69% so
với năm 2013. Như vậy chỉ trong vòng hai năm, thị trường mua bán và sáp nhập
trên thế giới gần đạt tới đỉnh của làn sóng mua bán và sáp nhập thứ 6 được lập
vào năm 2007, năm đánh dấu giá trị M&A cao nhất từ trước tới nay. Dẫn đầu thị
trường mua bán và sáp nhập trong năm 2015 vẫn là Mỹ với giá trị thị trường là
2.300 tỷ USD, tăng 64% so với cùng kì năm 2014. Năm 2015 được đánh dấu là
năm có tốc độ tăng trưởng mua bán và sáp nhập cao nhất tại thị trường Mỹ kể từ
khi thị trường M&A được xác lập trên thế giới. Với giá trị mua bán và sáp nhập
trên thị trường là 1.100 tỷ USD, Châu Á Thái Bình Dương đã lần đầu tiên vượt
mốc 1.000 tỷ USD và báo hiệu một thị trường đầy tiềm năng cho hoạt động mua
bán và sáp nhập trong tương lai. Tổng giá trị mua bán và sáp nhập của cả 2 thị
trường Mỹ và Châu Á Thái Bình Dương đã chiếm tới 74% thị trường mua bán
và sáp nhập trên toàn cầu.
Năm 2016, thị trường M&A dự báo một năm tiếp tục bùng nổ về cả giá
trị và số lượng giao dịch mua bán và sáp nhập do có một số nhân tố thúc đẩy như
tốc độ trăng trưởng kinh tế của các quốc gia đang tăng chậm lại, cạnh tranh ngày
càng gay gắt, số lượng các tập đoàn lớn đa ngành nghề và lĩnh vực kinh doanh

ngày càng gia tăng…
1.2. Làn sóng mua bán và sáp nhập xun biên giới trên phạm vi tồn cầu
Làn sóng mua bán và sáp nhập trên thế giới đã bắt đầu hình thành từ đầu
thập niên 1880 với những trào lưu và xu hướng khác nhau. Tuy nhiên, làn sóng
mua bán và sáp nhập xuyên biên giới chỉ bắt đầu từ đầu những năm 1990 cho tới
nay. Sau hơn 25 năm hình thành xu hướng mua bán và sáp nhập xuyên bên giới,
thị trường M&A xuyên biên giới đã trải qua 2 đợt sóng và đang bước vào đợt
sóng thứ 3. Những đợt sóng trên thị trường mua bán và sáp nhập xuyên biên giới
cũng biến động theo những đợt sóng trên thị trường M&A trên thế giới nói

21


chung. Tuy nhiên, chúng có độ trễ khoảng một năm trong bước sóng của thị
trường mua bán và sáp nhập nói chung.
Làn sóng thứ 6 của thị trường mua bán và sáp nhập thế giới đạt tới đỉnh
cao về giá trị giao dịch vào năm 1999 và suy giảm vào những năm sau đó. Tuy
nhiên, trong năm 1999 và 2000, thị trường M&A xuyên biên giới vẫn tiếp tục
tăng tốc về giá trị giao dịch. Thị trường M&A xuyên biên giới chỉ suy giảm vào
năm 2001, khoảng một năm sau khi thị trường mua bán và sáp nhập thế giới đi
xuống. Ngồi ra, năm 2003 đánh dấu một làn sóng thị trường mua bán và sáp
nhập mới trên thế giới, làn sóng mua bán và sáp nhập thứ 7, nhưng thị trường
M&A xuyên biên giới vẫn trong giai đoạn suy giảm. Thị trường này chỉ có dấu
hiệu phục hồi vào năm 2004.
Hình 3: Xu hướng M&A trên thị trường thế giới từ 1990-2015
6000000
5000000

4000000
3000000

2000000
1000000

1990
1991
1992
1993
1994
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013
2014
2015


0

Xuyên biên giới

Toàn cầu

Nguồn: Cơ sở dữ liệu của UNCTAD (www.unctad.org/fdistatistics)
Hoạt động M&A xuyên biên giới đang trở thành một xu thế chung và
ngày càng lan rộng vì rất nhiều lí do khác nhau. Một trong những lí do quan trọng
của xu thế này là các doanh nghiệp muốn mở rộng thị trường ra các quốc gia
khác nhằm tối đa hóa lợi nhuận và tận dụng những lợi thế của các quốc gia họ
hướng tới trong bối cảnh công nghệ thay đổi liên tục và cạnh tranh ngày càng
gay gắt do tự do hóa và tồn cầu hóa đem lại. Để thâm nhập thị trường mới, các
doanh nghiệp có rất nhiều hình thức khác nhau như xuất khẩu hàng hóa và dịch
vụ, thành lập các liên minh chiến lược, mua bán và sáp nhập hay đầu tư vào các

22


lĩnh vực xanh. Tuy nhiên, mỗi một cách thức lại đem lại cho doanh nghiệp nhưng
rủi ro và cơ hội khác nhau. Hoạt động M&A xuyên biên giới là hoạt động có rủi
ro cao tuy nhiên lại đem lại cho doanh nghiệp đi mua nhiều cơ hội, ví dụ như
quyền sở hữu và kiểm sốt doanh nghiệp ở nước ngồi. Mặt khác hoạt động
M&A xuyên biên giới giúp các doanh nghiệp dễ dàng thâm nhập vào thị trường
các nước đang phát triển cũng như các nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển
đổi. Thêm nữa, mua bán và sáp nhập xuyên quốc gia còn giúp các doanh nghiệp
đi mua tiếp cận được với các nguồn lực chiến lược cũng như gia tăng và củng cố
thêm sức mạnh thị trường của những doanh nghiệp này. Mua bán và sáp nhập
xuyên quốc gia cịn giúp các doanh nghiệp đa dạng hóa thị trường, giảm thiểu
rủi ro trong kinh doanh và nhận được sự tương hỗ lẫn nhau trong kinh doanh.

Hình 4: Động cơ tiến hành các giao dịch M&A xuyên biên giới

Nguồn: UNCTAD, 2000
Trước những lợi ích có được từ hoạt động M&A xuyên quốc gia và những
áp lực ngày càng gia tăng do thị trường đem lại, việc gia tăng các giao dịch M&A
xuyên biên giới là xu hướng tất yếu của thị trường. M&A xuyên biên giới được
xem là một kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài hiệu quả cho rất nhiều doanh nghiệp.

23


Vào giữa thập niên 1990, M&A xuyên biên giới chỉ chiếm khoảng 50% tổng giá
trị đầu tư trực tiếp nước ngoài. Con số này tiếp tục tăng vào các năm sau đó. Đến
năm 1999, tỷ trọng M&A xuyên biên giới trong đầu tư trực tiếp nước ngoài là
84% và đạt gần 100% trong năm 2000.

60000

6000

50000

5000

40000

4000

30000


3000

20000

2000

10000

1000

0

0

Số lượng

Giá trị giao dịch ( tỷ đơ)

Số lượng giao dịch

Hình 5: Hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới trên toàn cầu

Giá trị

Nguồn: Cơ sở dữ liệu của UNCTAD (www.unctad.org/fdistatistics)

24



×