Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Tài liệu Đa dạng sinh học (Biodiversity) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.42 KB, 10 trang )


Đa dạng sinh học
(Biodiversity)


Như các nhà khoa học đã nói, khoa học
có thể đo được đường kínhTrái Đất,
khoảng cách của Trái Đất đến Mặt Trời
và đếm được các vì sao của giãi Ngân
Hà, song không thể đánh giá được đa
dạng sinh học bằng số lượng một cách
chính xác bởi vì, đa đang sinh học
không chỉ thể hiện bằng số lượng
loài, các nơi sống mà còn bằng
mọi mối quan hệ giữa chúng trong cấu
trúc, trong dinh dưỡng
Đa dạng sinh học là sự giàu có, phong
phú và đa dạng về nguyên liệu di truyền,
về loài và các hệ sinh thái. Vì vậy, đa
dạng sinh học bao gồm sự đa dạng ở
mức độ phong phú các gen trong
quần thể gọi là đa dạng di truyền hay
đa dạng gen, đa dạng ở mức độ loài là sự
phong phú các loài gọi là đa dạng loài; và
sự phong phú về các hệ sinh thái - đa
dạng hệ sinh thái.
Chỉ riêng khía cạnh về đa dạng loài, hiện
nay khoa học chưa thể cho một con số
chính xác và cũng chỉ mới xác định được
tên của một bộ phận nhỏ trong chúng.
Hiện tại, tổng số các loài trong sinh


quyển được đánh giá vào khoảng 3 - 70
triệu loài, nhưng mới biết tên 1,4 triệu
loài, tức là gần 2% tổng số (Raven and
Wilson, 1992; Groombridge, 1992, ).
Nhiều nhóm phân loại lớn còn biết rất ít
như vi sinh-vật, côn trùng Ngay ở
những nhóm động vật bậc cao như thú,
trong thế kỷ này khoa học cũng đã được
bổ sung thêm một số loài mới. Chỉ riêng
trong các năm 1992 và 1994 ở Việt Nam
đã phát hiện 4 loài thú mới cho khoa học;
từ rừng Hà Tĩnh như sao la (Pseudoryx
nghetinhensis), mang lớn hay còn gọi là
mang bầm (Megamuntiacus
vuquangensis), từ rừng Tây Nguyên loài
bò sừng xoắn (Pseudonovibos spiralis)
và mang Trường Sơn (Canimuntiacus
truongsonensis) ở tây Quảng Nam. Về
chim, chúng ta đã phát hiện được loài trĩ
cuối cùng của thế giới có tên là
Rheinartia ocellata ocellata, gà lam
đuôi trắng (Lophura hatinhensis) và
một loài gà lôi lam mào trắng
(Lophura edwardsi) đã bị diệt chủng ở
hầu hết các vùng, nhưng chỉ còn có mặt ở
nước ta.
Các nhà khoa học khẳng định rằng,
nhũng loài có giới hạn chống chịu rộng
thường phân bố rộng trên Trái Đất, còn
những loài có giới hạn chống chịu hẹp

tập trung với mật độ lớn trong những
vùng địa lý hẹp. Do đó, trong các khu
rừng ẩm nhiệt đới và xích đạo, nơi chỉ
chiếm khoảng 7% diện tích bề mặt trái
đất đã chứa hơn một nửa số lượng loài
của toàn thế giới.



Đa dạng sinh học ở Việt Nam
Ở Việt Nam, sự khác biệt về khí hậu từ
vùng gần xích đạo tới giáp vùng cận
nhiệt đới cùng với sự đa dạng về địa
hình, môi trường trên cạn và dưới nước
đã tạo nên một thiên nhiên phong
phú. Một dải rộng các thảm thực vật,
gồm nhiều kiểu rừng đã được hình
thành như các rừng Thông, thường
chiếm ưu thế ở vùng ôn đới và cận nhiệt
đới, rừng hỗn hợp lá kim và lá rộng, rừng
khô cây họ Dầu ở địa hình thấp, rừng
ngập mặn với các cây họ Đước chiếm ưu
thế ở ven biển, rừng Tràm ở U Minh và
rừng hỗn tạp tre nứa ở nhiều nơi.
Mặc dù bị khai thác quá mức, song rừng
Việt Nam vẫn còn chứa đựng nhiều
chủng loại. Cho đến nay đã thống kê
được 10.484 loài thực vật bậc cao có
mạch (Phạm Hoàng Hộ, 1991 - 1993).
Theo dự báo, số loài có thể đạt đến

12.000 loài, trong đó khoảng 2.300 loài
được sử dụng làm lương thực, khoảng
3.300 loài đựơc sử dụng làm dược liệu,
thức ăn gia súc, lấy gỗ, lấy dầu và nhiều
sản phẩm quý khác.
Hệ động vật Việt Nam gồm khoảng 275
loài thú, 826 loài chim, 189 loài bò sát,
80 loài ếch nhái (lưỡng cư), 2.472 loài cá
trong đó có 472 loài cá nước ngọt,
khoảng 2.000 loài cá biển và hàng chục
nghìn loài động vật không xương sống ở
cạn, ở nước và trong đất (Đào Văn Tiến,
1985; Võ Quý, 1997; Đặng Huy
Huỳnh, 1978). Cũng như giới thực
vật, giới động vật có nhiều loài đặc
hữu (Endermic): hơn 100 loài và
phân loài chim, 78 loài và phân loài thú,
nhiều loài có giá trị lớn trong việc bảo
tồn như voi, tê giác Java, bò rừng, bò
xám, trâu rừng, hổ, báo, hươu sao, nai cà
toong, culi, vượn, voọc xám, voọc
mũi hếch, sếu cổ trụi, cò quăm, cò
xanh, cò quăm lớn, ngan cánh trắng,
nhiều loài trĩ, công, cá sấu, trăn, rắn,
vích, đồi mồi, rùa biển
Đa dạng sinh học có rất nhiều giá trị
trong đời sống của tự nhiên và của con
người. Theo J. Mc Neely và nnk (1991)
giá trị đó được thể hiện trong các khía
cạnh sau:

- Các hệ sinh thái của trái đất là cơ sở
sinh tồn của sự sống cho cả trái đất và cả
con người. Các hệ sinh thái đảm bảo cho
sự chu chuyển oxy và các nguyên tố dinh
dưỡng khác trên toàn hành tinh. Chúng
duy trì tính ổn định và sự màu mỡ của
đất nói riêng hay của hành tinh nói
chung. Các hệ sinh thái bị suy thoái thì
tính ổn định và sự mềm dẽo; linh động
của sinh quyển cũng bị thương tổn.
- Các hệ sinh thái tự nhiên có giá trị thực
tiễn rất cao: Rừng hạn chế sự xói mòn
của mặt đất và bờ biển, điều tiết dòng
chảy, loại trừ các cặn bã làm cho dòng
chảy trở nên trong và sạch; các bãi cỏ
biển, các rạn san hô ở thềm lục địa làm
giảm cường độ phá hoại của sóng, dòng
biển, là nơi nuôi dưỡng, cung cấp thức ăn
và duy trì cuộc sống cho hàng vạn loài
sinh vật biển.
- Duy trì và cung cấp nguồn gen và là
kho dự trữ các nguồn gen quý - hiếm cho
cây trồng và vật nuôi cho tương lai.
- Nhiều loài động thực vật được sử
dụng làm thức ăn cho con người, cho
gia súc, làm thuốc, lấy gỗ làm nhà; phục
vụ cho phát triển kinh tế, làm chất đốt lấy
năng lượng, làm cây cảnh Hiện tại, đã
thống kê được 30.000 loài cây có những
phần ăn được, nhưng chỉ mới khoảng

7.000 loài được trồng hoặc thu hái làm
thức ăn, trong đó có 20 loài đã cung cấp
đến 90% lượng tinh bột trên toàn thế
giới.
- Sinh vật trong quá trình tiến hoá đã tồn
tại và phát triển một cách bền vững và
hài hoà với nhau, tạo nên một thiên nhiên
đa dạng, phong phú và hấp dẫn, làm nền
tảng cho mọi cảm hứng về thẩm mỹ,
nghệ thuật và văn hóa của con người.
Với những giá trị to lớn mà đa dạng sinh
học đã đem đến cho loài người, đương
nhiên, chúng phải được tồn tại như một
quyền lợi hiển nhiên mà chúng đã giành
được trong cuộc đấu tranh sinh tồn đầy
khắc nghiệt. Con người liệu có hiểu điều
đó và tại sao lại hủy diệt chúng, những
loài sinh vật đã nuôi sống chính con
người?

×