VIETNAM
Các quyết định về vấn đề sử dụng đất tại Việt Nam thường chỉ dựa trên những đánh giá
về kinh tế và sinh vật lý, mà ít quan tâm đến những quan điểm hoặc nhận thức của người
dân địa phương. Điều này có thể dẫn đến các mâu thuẫn trong quá trình quản lý nguồn tài
nguyên thiên nhiên, việc sử dụng đất không mang tính bền vững và các quyết định không
công bằng đối với người dân địa phương. Bản Khe Trăn, một bản làng tại miền Trung Việt
Nam, là nơi cư trú của một nhóm dân cư thuộc nhóm dân tộc thiểu số Pahy. Động lực của
sự thay đổi trong vùng là những chính sách sử dụng đất khác nhau, là kết quả của phương
pháp tiếp cận ‘từ trên xuống’ của chính phủ, và những thay đổi hệ quả về thực trạng rừng
địa phương.
Sinh kế ở địa phương đã chuyển từ hình thức du canh du cư và sự lệ thuộc lớn vào rừng tự
nhiên sang hình thức định canh định cư. Bản Khe Trăn hiện đang thuộc vùng đệm của khu
bảo tồn thiên nhiên vừa mới được quy hoạch, và chính phủ khuyến khích người dân ở đây
trồng các loại cây kinh tế ở các đồi trống quanh bản. Sự phụ thuộc của người dân vào các
nguồn tài nguyên rừng đã giảm đi đáng kể, và hầu hết kiến thức địa phương về rừng tự
nhiên có thể sớm bị mai một. Vùng đất chính bao phủ quanh bản hiện tại là các rừng trồng
Keo và Cao su, đất trống, và đất trồng cây nông nghiệp.
Kiến thức và quan điểm của địa phương ít khi được các cơ quan nhà nước quan tâm trong
quá trình triển khai các dự án giao khoán đất, quá trình ra quyết định về công tác quản lý
nguồn tài nguyên thiên nhiên, cũng như việc sử dụng đất ở cấp độ cảnh quan. Cần có cơ hội
để thông tin được tốt hơn đến các tổ chức phát triển và liên kết các bên tham gia ở cấp địa
phương để đạt được tính bền vững của việc thực hiện các chính sách. Quyển sách này ghi
lại những vấn đề mà người dân bản Khe Trăn cho là quan trọng xét trên phương diện môi
trường và các nguồn tài nguyên ở địa bàn sống của họ. Phương pháp tiếp cận của chúng tôi
liên kết các hoạt động đa ngành - thông qua các ngành khoa học tự nhiên, nhân văn - và lý
giải tầm quan trọng tương đối của các thành phần cảnh quan, các sản phẩm và các loài đối
với người dân địa phương. Quyển sách này cũng nhằm mục đích nối kết tốt hơn các ưu tiên
của người dân địa phương trong tương lai, cũng như nối kết những kỳ vọng, các giá trị cũng
như các mối quan hệ của người dân với vùng bảo tồn.
Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân
sống ở vùng đệm khu bảo tồn về đa dạng sinh học:
Trường hợp nghiên cứu ở bản Khe Trăn,
Việt Nam
Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm khu bảo tồn về đa dạng sinh học:
Trường hợp nghiên cứu ở bản Khe Trăn, Việt Nam
Manuel Boissière • Imam Basuki • Piia Koponen
Meilinda Wan • Douglas Sheil
Manuel Boissière • Imam Basuki • Piia Koponen
Meilinda Wan • Douglas Sheil
Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân
sống ở vùng đệm khu bảo tồn về đa dạng sinh học:
Trường hợp nghiên cứu ở bản Khe Trăn, Việt Nam
Manuel Boissière
Imam Basuki
Piia Koponen
Meilinda Wan
Douglas Sheil
Người dịch:
Lê Hiền
Phạm Văn Vũ
Thư viện quốc gia Indonesia Cataloging-in-Publication Data
Boissière, Manuel
Đa đạng sinh học và nhận thức của người dân sống ở vùng đệm khu bảo
tồn về đa dạng sinh học: Trường hợp nghiên cứu ở bản Khe Trăn, Việt
Nam/sách của các tác giả Manuel Boissière, Imam Basuki, Piia Koponen,
Meilinda Wan, Douglas Sheil. Xuất bản tại Bogor, Indonesia: Trung tâm
nghiên cứu rừng quốc tế (CIFOR), 2006.
ISBN 979-24-4663-X
119p.
CABI các từ khoá: 1. bảo tồn thiên nhiên 2. bảo tồn thiên nhiên
3. cảnh quan 4. đa dạng sinh học 5. đánh giá 6. sự tham gia của cộng đồng
7. Việt Nam I. Mục đề
© 2006 by CIFOR
All rights reserved. Published in 2006
Printed by Inti Prima Karya, Jakarta
Bản quyền của CIFOR. Xuất bản năm 2006 In tại nhà in Inti Prima Karya,
Jakarta
Thiết kế bởi Catur Wahyu và Gideon Suharyanto
Ảnh của Manuel Boissière và Imam Basuki
Ảnh trang bìa, từ trái sang phải:
- Một người dân địa phương đang làm đất gieo đậu lạc trên mảnh đất trước đây từng là ruộng
lúa nước, Khe Trăn.
- Một cô gái trẻ đang gánh cây keo con lên đồi để trồng.
- Người dân địa phương thảo luận về tương lai của khu bảo tồn Phong Điền
- Các loại đất ở Khe Trăn: đồi trọc, đất thổ cư và vườn nhà, ruộng lúa nước, và khu rừng bảo tồn
Sách do Center for International Forestry Research (Trung tâm nghiên cứu
rừng quốc tế) xuất bản
Jl. CIFOR, Situ Gede, Sindang Barang
Bogor Barat 16680, Indonesia
Tel.: +62 (251) 622622; Fax: +62 (251) 622100
E-mail:
Web site:
iii
Mục lục
Từ viết tắt và thuật ngữ vii
Lời cám ơn ix
1. Bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu 1
2. Phương pháp nghiên cứu 3
Các hoạt động tại bản 3
Các hoạt động ngoài thực địa 5
3. Kết quả nghiên cứu 8
4. Bối cảnh chung của công tác bảo tồn tại Khe Trăn 10
4.1. Các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn trước đây 10
4.2. Các chương trình của chính phủ có ảnh hưởng đến bản Khe Trăn 12
Tóm tắt 14
5. Thông tin chung về địa bàn nghiên cứu 15
5.1. Địa bàn nghiên cứu 15
5.2. Người dân ở bản Khe Trăn 17
5.3. Vấn đề sử dụng đất và các nguồn tài nguyên thiên nhiên 23
Tóm tắt 28
6. Nhận thức của người dân về các loại đất và các nguồn tài nguyên 29
6.1. Vấn đề sử dụng đất 29
6.2. Tầm quan trọng của các loại đất 31
6.3. Tầm quan trọng của rừng 32
6.4. Tầm quan trọng của rừng trong quá khứ, hiện tại, và tương lai 34
6.5. Tầm quan trọng căn cứ vào nguồn sản phẩm 36
6.6. Các loại lâm sản quan trọng nhất 37
6.7. Những mối nguy hại đối với rừng và đa dạng sinh học 41
6.8. Kỳ vọng của người dân về tương lai của rừng và cuộc sống của họ 43
Tóm tắt 45
iv | Mục lục
7. Tính chất của các loại đất 46
7.1. Phương pháp lập ô điều tra ở các loại đất 46
7.2. Phương pháp thu thập và nhận diện mẫu thực vật 48
7.3. Sự đa dạng của các loài thực vật 51
7.4. Cấu trúc lâm phần 53
7.5. Các loài đang bị đe doạ 55
Tóm tắt 58
8. Kiến thức về dân tộc thực vật học 59
8.1. Vấn đề sử dụng các loài thực vật 59
8.2. Các loài đa dụng 61
8.3. Vấn đề sử dụng các loài cây gỗ 62
8.4. Vấn đề sử dụng các loài cây phi gỗ 62
8.5. Rừng là nguồn cung cấp các loài thực vật hữu ích 64
8.6. Các loài có công dụng không thể thay thế được 65
8.7. Lưu ý về tiềm năng sử dụng của một số loài 66
Tóm tắt 66
9. Nhận thức của người dân về công tác bảo tồn 67
Tóm tắt 70
10. Kết luận và khuyến nghị 71
10.1. Kết luận 71
10.2. Khuyến nghị 75
Tài liệu tham khảo 77
Phụ lục 79
1. LUVI (giá trị trung bình) của các loài thực vật quan trọng dựa trên các
hạng mục sử dụng khác nhau (kết quả dựa vào hoạt động đánh giá bằng
phương pháp cho điểm của bốn nhóm) 79
2. LUVI (giá trị trung bình) của các loài động vật quan trọng dựa trên các
hạng mục sử dụng khác nhau, kết quả dựa vào hoạt động đánh giá bằng
phương pháp cho điểm của bốn nhóm 83
3. Tên thực vật, họ, và tên địa phương của các mẫu thu thập được trong và
ngoài các ô điều tra, dựa trên hạng mục sử dụng 84
Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | v
Bảng biểu, hình ảnh và biểu đồ
Bảng biểu
1. Danh sách các thành viên nhóm nghiên cứu MLA ở bản Khe Trăn 3
2. Các sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến sinh kế của địa phương 21
3. Độ biến động của thu nhập dựa vào loại sản phẩm và khu vực định cư 22
4. Nhận diện các loại đất ở bản Khe Trăn 24
5. Phân nhóm các loại đất tại bản Khe Trăn 25
6. Những cây rừng quan trọng và giá trị sử dụng tại địa phương 30
7. Các hạng mục sử dụng chính của các nguồn động thực vật 30
8. Tầm quan trọng của các loại đất tại địa phương dựa trên hạng mục sử
dụng (tất cả các nhóm) 33
9. Tầm quan trọng của rừng dựa trên hạng mục sử dụng (tất cả các nhóm) 33
10. Tầm quan trọng của rừng theo thời gian dựa trên các hạng mục sử dụng
khác nhau (tất cả các nhóm) 35
11. Tầm quan trọng (%) của nguồn sản phẩm phân theo giới 37
12. Các loại cây và động vật rừng quan trọng ở Khe Trăn (tất cả các nhóm) 39
13. Những loài cây rừng quan trọng nhất, xếp hạng theo hạng mục sử dụng
(tất cả các nhóm) 40
14. Những loài động vật rừng quan trọng nhất, xếp hạng theo hạng mục sử
dụng (tất cả các nhóm) 40
15. Tầm quan trọng của các loài cây rừng, xếp hạng dựa trên hạng mục sử
dụng, danh mục các loài cây đang bị đe doạ của IUCN 41
16. Nhận thức của người dân về các mối nguy hại đến rừng và đa dạng sinh
học (19 người được hỏi) 42
17. Nhận thức của người dân về việc mất diện tích rừng (19 người được hỏi) 43
18. Nhận thức của người dân về các mối nguy hại đến đời sống con người
(19 người được hỏi) 43
19. Tóm lược kết quả thu thập và xác định mẫu từ 11 ô điều tra 50
20. Sự phong phú của hệ thực vật ở Khe Trăn 53
21. Các loài cây gỗ, tiết diện ngang, công dụng và mật độ của chúng ở
Khe Trăn 54
22. Độ phong phú (tổng số các loài thu được trong một ô điều tra) của các
loài phi gỗ ở các loại đất ở Khe Trăn 55
23. Các loài đang bị đe doạ ở Khe Trăn dựa trên kết quả điều tra thực vật và
hoạt động cho điểm 57
24. Tóm tắt mẫu thực vật thu thập và việc nhận diện loài từ 11 ô điều tra 59
25. Trung bình của các loài và các loài hữu ích thu thập được từ mỗi một
loại đất 60
26. Phân bố của các loài thực vật hữu ích trên một ô điều tra và trên các hạng
mục sử dụng 61
27. Các loài có ít nhất 4 công dụng 62
28. Phân bố của các loài cây gỗ hữu ích trên một ô điều tra và trên một hạng
mục sử dụng 63
vi | Mục lục
29. Phân bố theo ô và hạng mục sử dụng của các loài cây phi gỗ hữu ích 64
30. Nhận thức của người dân về bảo tồn và khu bảo tồn Phong Điền 69
Các biểu đồ và hình ảnh
1. Hoạt động đánh giá bằng phương pháp cho điểm (PDM) của nhóm nam
bản Khe Trăn 5
2. Hoạt động Khảo sát ở ô điều tra 6
3. Vị trí của bản Khe Trăn tại vùng đệm của khu bảo tồn Phong Điền 16
4. Địa thế bản Khe Trăn 18
5. Chăn nuôi và trồng Keo đóng vai trò quan trọng tại bản Khe Trăn 20
6. Một phụ nữ ở phần thấp của bản đang thu hoạch mủ cao su ở đồn điền
của mình 22
7. Diện tích đáng kể đất trống ở bản Khe Trăn được sử dụng để trồng
rừng Keo 25
8. Đa dạng sinh học và bản đồ phân bố tài nguyên ở bản Khe Trăn 27
9. Phân loại đất theo mức độ quan trọng (tất cả các nhóm) 31
10. Tầm quan trọng của các loại rừng (tất cả các nhóm) 32
11. Tầm quan trọng của rừng theo thời gian (tất cả các nhóm) 35
12. Nguồn của các loại sản phẩm quan trọng (tất cả các nhóm) 37
13. Tầm quan trọng của các nguồn lợi từ rừng, phân loại dựa trên hạng mục
sử dụng (kết quả chung của tất cả các nhóm) 38
14. Cơn lũ gần đây làm ngập cầu nối Phong Mỹ với Khe Trăn 44
15. Tỷ lệ các ô điều tra trên các loại đất ở Khe Trăn (tổng số ô điều tra là 11 ô) 47
16. Phân bố của các ô điều tra ở vùng nghiên cứu 49
17. Số lượng tích luỹ của các loài phi gỗ với sự gia tăng về số lượng các các ô
điều tra ngẫu nhiên (diện tích mỗi ô là 20 m
2
) cho các loại đất khác nhau ở
Khe Trăn 50
18. Độ vượt trội tương đối dựa trên tiết diện ngang ở các ô điều tra thuộc rừng
nguyên sinh và rừng thứ sinh ở Khe Trăn 52
19. Đặc điểm cấu trúc lâm phần ở Khe Trăn. Phần bên trái: tiết diện ngang và
mật độ; phần bên phải: chiều cao cây, đường kính thân và chỉ số phân
nhánh 56
20. Hạng mục sử dụng của các loài thực vật hữu ích đối với người dân ở
Khe Trăn 63
21. Tổng số các loài hữu ích cho một hạng mục sử dụng ở rừng nguyên sinh,
rừng thứ sinh, và rừng trồng 65
vii
Từ viết tắt và thuật ngữ
asl above sea level (Độ cao so với mực nước biển)
CBEE Community-Based Environmental Education (Giáo dục môi trường
dựa vào cộng đồng)
CIFOR Center for International Forestry Research (Trung tâm nghiên cứu
rừng quốc tế)
CIRAD Centre de coopération Internationale en Recherche Agronomique
pour le Développement (Trung tâm hợp tác quốc tế và nghiên cứu
phát triển nông nghiệp)
dbh diameter at breast height (Tiết diện ngang ngực)
DPC District Peoples Committee (Hội đồng nhân dân huyện)
ETHZ Eidgenössische Technische Hochschule Zürich (Liên đoàn các viện
kỹ thuật ở Zürich)
ETSP Extension and Training Support Project (Dự án phổ cập đào tạo lâm
nghiệp)
FIPI Forestry Inventory and Planning Institute (Viện điều tra và qui
hoạch rừng)
FPD Forest Protection Department (Chi cục kiểm lâm)
GoV Government of Vietnam (Chính phủ Việt Nam)
HUAF Hue University of Agriculture and Forestry (Trường Đại học Nông
Lâm Huế)
IUCN International Union for Conservation of Nature and Natural
Resources (Hội bảo vệ thiên nhiên và các nguồn tài nguyên quốc tế)
viii | Từ viết tắt và thuật ngữ
Loại đất Tập hợp các loại đất được che phủ bởi rừng tự nhiên hoặc được con
người sử dụng cho các hoạt động khác nhau
Sử dụng đất Tập hợp các loại đất được con người sử dụng cho các mục đích
khác nhau
Cảnh quan Là khái niệm mang tính phổ quát chứ không đơn thuần là tổng hợp
của các hợp phần ví dụ như địa hình, đất, và việc sử dụng đất
Khu vực dưới Khu vực của thôn thuộc phần dưới của ngọn Ô Lâu
LUVI Local User Value Index (Chỉ số sử dụng của địa phương)
MLA Multidisciplinary Landscape Assessment (Đánh giá cảnh quan đa
ngành)
NTFP Non-Timber Forest Product (Sản phẩm phi gỗ)
PDM Pebble Distribution Method (Đánh giá bằng phương pháp bỏ hạt)
PDNR Phong Dien Nature Reserve (Khu bảo tồn Phong Điền)
PPC Province Peoples Committee (Hội đồng nhân dân tỉnh)
SDC Swiss Development Cooperation (Hiệp hội phát triển Thuỵ Sĩ)
SFE State Forest Enterprises (Lâm trường nhà nước)
TBI-V Tropenbos International-Vietnam (Tropenbos quốc tế tại Việt Nam)
Khu vực trên Khu vực của thôn thuộc phần trên của ngọn Ô Lâu
USD US Dollar (Đô La Mỹ)
Village Là một nhóm hộ thuộc xã nhưng không được nhìn nhận là đơn vị
quản lý có tư cách pháp nhân ở Việt Nam
VND Vietnamese Dong (Đồng tiền Việt Nam (1 USD ước khoảng 15.700
VND))
WWF World Wildlife Fund (Quỹ bảo tồn đời sống hoang dã thế giới)
ix
Lời cám ơn
Chúng tôi xin chân thành cám ơn các cá nhân và cơ quan đã giúp đỡ chúng tôi trong
suốt quá trình thực hiện nghiên cứu này. Đặc biệt, chúng tôi xin cám ơn cơ quan, cá
nhân đại diện của chính phủ Việt Nam, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Uỷ
ban Nhân dân huyện Phong Điền, và Uỷ ban Nhân dân xã Phong Mỹ vì đã quan tâm
và tạo điều kiện cho chúng tôi hoàn thành các hoạt động nghiên cứu.
Chúng tôi đánh giá cao và trân trọng sự hợp tác, giúp đở của ông Trần Hữu Nghị,
cô Jinke van Dam, cô Tú Anh, và cô Nguyễn Thị Quỳnh Thư ở tổ chức Tropenbos
quốc tế tại Việt Nam trong việc tổ chức và điều phối hoạt động điều tra.
Chúng tôi may mắn được cộng tác với các thành viên trong nhóm nghiên cứu
MLA, những người đã rất quan tâm và làm việc hết sức tận tuỵ cho nghiên cứu: Lê
Hiền (Đại học Nông Lâm Huế), Hà Thị Mừng (Đại học Tây Nguyên), Vũ Văn Cần,
Nguyễn Văn Lực (FIPI), Nguyễn Quý Hạnh và Trần Thị Anh Anh (Sở Ngoại vụ tỉnh
Thừa Thiên Huế), và Hồ Thị Bích Hạnh (Đại học Kinh Tế Huế).
Chúng tôi cũng không quên cám ơn Patrick Rossier (ETSP-Helvetas), Eero
Helenius (Chương trình phát triển nông thôn Thừa Thiên Huế), và Chris Dickinson
(Dự án hành lang xanh-WWF) đã cho chúng tôi nhiều góp ý hữu ích.
Chúng tôi cũng mong muốn được cám ơn Ueli Mauderli (SDC), Jean Pierre Sorg
(ETHZ) đã cho chúng tôi những đánh giá và góp ý thiết thực trong thời gian điều tra
ở Khe Trăn, cám ơn Jean-Laurent Pfund và Allison Ford (CIFOR) đã đưa ra những
góp ý sửa đổi trong quá trình hình thành báo cáo nghiên cứu, cám ơn sự giúp đỡ quí
giá của Henning Pape-Santos, phụ trách in ấn và hiệu đính, và Wil de Jong, điều phối
viên của dự án.
Cuối cùng nhưng không phải là kém quan trọng nhất, chúng tôi chân thành cám
ơn người dân ở bản Khe Trăn, Sơn Qua và Thanh Tân đã hợp tác chặt chẽ, cung cấp
thông tin, và cả sự kiên nhẫn trong suốt quá trình điều tra, thu thập thông tin của chúng
tôi.
1
1. Bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu
Việt Nam đã và đang trong quá trình đổi mới công tác quản lý rừng dưới sự đồng
thuận của các hộ gia đình và các tổ chức địa phương (Barney 2005). Chính phủ ngày
càng trao cho người dân địa phương nhiều quyền hơn trong công tác quản lý rừng. Tuy
nhiên trong môi trường biến động hiện nay, việc nhận thức về quyền của người dân địa
phương vẫn còn hạn chế, các cơ quan nhà nước còn ít quan tâm đến kiến thức và quan
điểm của địa phương trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như
việc phân cấp quản lý. Thách thức được đặt ra là làm thế nào để các bên tham gia hiểu
rõ hơn về quan điểm của các cộng đồng dân cư sống trông hoặc gần khu bảo tồn. Bên
cạnh đó, việc xác định rõ năng lực của địa phương trong công tác quản lý rừng nhằm
đảm bảo việc ra quyết định đạt hiệu quả cao là hết sức cần thiết.
Các bên tham gia và đa dạng sinh học ở cấp địa phương là kết quả hợp tác kéo
dài 3 năm giữa Trung tâm Nghiên cứu rừng Quốc tế (CIFOR) và Tổ chức Hợp tác Phát
triển Thụy Sỹ (SDC). Tropenbos Quốc tế tại Việt Nam (TBI-V) giữ vai trò là cộng tác
đắc lực trong việc điều phối việc thực thi các hoạt động của dự án. Mục tiêu của dự
án là nhằm góp phần nâng cao sinh kế của các cộng đồng dân cư sống phụ thuộc vào
rừng, đồng thời đẩy mạnh công tác quản lý rừng bền vững. Việc nâng cao năng lực
của địa phương trong việc lập kế hoạch và triển khai công tác quản lý rừng được xem
là chiến lược để đạt được các mục tiêu trên. Dự án tập trung nghiên cứu những cộng
đồng, nơi người dân và chính quyền địa phương đã được giao nhiều quyền và trách
nhiệm hơn trong việc quản lý rừng, đồng thời cổ xuý cho cơ chế quản lý rừng dựa
vào cộng đồng, cơ chế mà nhu cầu cũng như ý kiến của người dân, đặc biệt là người
nghèo, được các nhà lập chính sách ở cấp địa phương cân nhắc kỹ trong quá trình ra
quyết định.
Đánh giá cảnh quan đa ngành, gọi tắt là MLA, là tập hợp các phương pháp do
nhóm các nhà nghiên cứa khoa học thuộc tổ chức CIFOR phát triển, hướng đến việc
xác định “những yếu tố quan trọng đối với các cộng đồng địa phương xét trên phương
diện cảnh quan, các chức năng của môi trường, và nguồn tài nguyên”. Phương pháp
này dựa trên nền tảng tiếp cận của các ngành khoa học xã hội (nhân chủng học, thực
2 | Bối cảnh và mục tiêu nghiên cứu
vật dân tộc học và kinh tế xã hội), khoa học tự nhiên (thực vật học, sinh thái học, địa lý
học và thổ nhưỡng học), và đã được thử nghiệm, áp dụng ở nhiều quốc gia khác nhau
(Bolivia, Cameroon, Gabon, Indonesia, Mozambique và Philippines). Phương pháp
này đã được dịch sang 4 thứ tiếng: Anh, Pháp, Indonesia, Tây Ban Nha, và được đăng
tải chi tiết tại địa chỉ (Sheil et al. 2003).
MLA hỗ trợ dự án thông qua việc cung cấp các thông tin về cách thức người dân
địa phương tích luỹ và tư liệu hoá kiến thức của mình về vấn đề sử dụng đất và các
tài nguyên thiên nhiên. Kiến thức của người dân, vì vậy, được xem là thông tin quyết
định trong công tác quản lý rừng.
Và cuối cùng, qua bản báo cáo này, chúng tôi muốn mang lại nguồn thông tin về
cách thức người dân ở bản Khe Trăn (Xã Phong Mỹ, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế) nhận thức và quản lý môi trường, đồng thời bàn về các lựa chọn trong
tương lai một khi Khe Trăn tham gia vào công tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên.
3
2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tiếp cận đa ngành của MLA thu thập các thông tin về vấn đề sử dụng
đất tại thôn bản và ở các khu đất, rừng lân cận, nghiên cứu nhận thức của người dân
địa phương về cảnh quan và các nguồn tài nguyên rừng cũng như những ưu tiên của
địa phương trong công tác quản lý rừng, đồng thời xếp hạng tầm quan trọng của các
loại đất, các nguồn tài nguyên, và các hoạt động sản xuất trên quan điểm của người
dân địa phương. Nhóm nghiên cứu MLA gồm các nhà nghiên cứu khoa học đến từ
nhiều ngành khác nhau, được chia làm hai nhóm: nhóm điều tra tại bản và nhóm điều
tra thực địa (Bảng 1).
Bảng 1. Danh sách các thành viên nhóm nghiên cứu MLA tại bản Khe Trăn
Tên thành viên Trách nhiệm/Lĩnh vực nghiên cứu Địa chỉ liên hệ
Manuel Boissière
Điều phối viên của nhóm/thực vật
dân tộc học
Hà Thị Mừng Kinh tế xã hội
Imam Basuki Kinh tế xã hội
Lê Hiền Kinh tế xã hội
Meilinda Wan Kinh tế xã hội
Douglas Sheil Sinh thái học
Piia Koponen Sinh thái học
Nguyễn Văn Lực Thực vật học
Vũ Văn Cần Thực vật học Tel. 04-861-6946
Hồ Thị Bích Hạnh Phiên dịch viên
Nguyễn Quý Hạnh Phiên dịch viên
Trần Thị Anh Anh Phiên dịch viên
Các hoạt động tại bản
Nhóm nghiên cứu tại địa phận bản làng, gồm 1 đến 2 nhà nghiên cứu cùng sự trợ giúp
của một phiên dịch viên, đảm trách phần thu thập số liệu về kinh tế xã hội. Nhóm này
4 | Phương pháp nghiên cứu
sử dụng bảng câu hỏi và các bảng ghi dữ liệu để phục vụ cho quá trình phỏng vấn hầu
hết các hộ gia đình, các cá nhân am hiểu vấn đề, để ghi chép kết quả của các buổi họp
thôn, và thảo luận nhóm. Thông tin được thu thập từ các hộ gia đình tập trung vào các
vấn đề kinh tế xã hội (nhân khẩu học, các nguồn thu nhập và sinh kế), và các vấn đề về
văn hóa (lịch sử của bản, tổ chức xã hội, những câu chuyện kể và chuyện thần thoại,
tôn giáo). Bảng câu hỏi và các bảng ghi dữ liệu cũng thể hiện những thông tin cơ bản
về quan điểm của người dân địa phương về các vấn đề như giới, các mối đe dọa đối
với sự đa dạng sinh học và rừng, công tác bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên thiên
nhiên cũng như quyền sở hữu đất đai.
Hoạt động lập sơ đồ thôn có sự tham gia được tiến hành trong những ngày đầu
tiên của nghiên cứu, dựa trên hai bản đồ nền và sự hỗ trợ của hai nghiên cứu viên trong
việc giải thích mục tiêu và các yêu cầu cần đạt của hoạt động. Các tham dự viên được
chia làm hai nhóm là nam và nữ để tiến hành lập hai sơ đồ thôn riêng biệt. Các nghiên
cứu viên thúc đẩy hoạt động lập sơ đồ thông qua việc thảo luận với người dân về
những loại đất và tài nguyên cần được bổ sung vào sơ đồ. Hai sơ đồ này sau đó được
người dân so sánh với nhau để lập nên một sơ đồ mới chứa đựng đầy đủ các thông tin
mà cả hai nhóm đã đưa ra, và được xem như là nhận thức chung của toàn cộng đồng.
Trong tất cả các hoạt động diễn ra trên thực địa, sơ đồ này luôn được mang theo để
người dân có thể thêm những thông tin mới hay có thể chỉnh sửa một số điểm. Riêng
tại bản Khe Trăn, chúng tôi đã tiến hành làm việc lần thứ 2 với một nhóm các cá nhân
am hiểu tình hình nhằm nâng cao tính chính xác của sơ đồ. Sau đó sơ đồ đã được hai
thanh niên trong bản vẽ lại bằng các kí hiệu riêng của họ.
Các hoạt động tại bản gồm:
(a) tổ chức một số buổi họp thôn nhằm giới thiệu về nhóm nghiên cứu và các hoạt
động nghiên cứu mà nhóm sắp triển khai để cho người dân thôn bản được rõ,
đồng thời bước đầu thu thập các thông tin cơ bản về các loại đất và rừng cũng như
vị trí của các loại đất này (thông qua hoạt động lập sơ đồ tài nguyên có sự tham
gia). Ngoài ra, hoạt động này còn giúp xác định các hạng mục sử dụng của mỗi
loại cảnh quan và nguồn tài nguyên;
(b) phỏng vấn cá nhân và thảo luận nhóm nhỏ đã được tiến hành nhằm hiểu rõ hơn
về lịch sử của bản làng và sử dụng đất, công tác quản lý nguồn tài nguyên, trình
độ học vấn, các nguồn thu nhập chính, sinh kế và hệ thống sử dụng đất;
(c) các cuộc thảo luận nhóm được tiến hành với các nhóm dân cư khác nhau xoay
quanh các chủ đề về vị trí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, phân loại đất dựa trên
hạng mục sử dụng, nhận thức của người dân về rừng, các nguồn sản phẩm được
tiêu thụ tại hộ gia đình và các loài quan trọng khác bằng phương pháp cho điểm,
thường gọi là ‘phương pháp bỏ hạt’ (PDM). Phương pháp PDM được áp dụng
nhằm giúp người dân địa phương có thể định lượng tầm quan trọng tương đối của
các loại đất, lâm sản và các loài bằng cách thức phân bố 100 hạt nút trên các tấm
giấy có ghi tên các loại đất, các hạng mục sử dụng hoặc loài (Biểu đồ/Hình 1).
Đối với nguồn thông tin thu được bằng phương pháp PDM xuất hiện trong các
bảng biểu và con số về sau trong cuốn sách này, giá trị 100% sẽ được hiểu như
là tổng số hạt nút. Các thành viên của nhóm phân bố số lượng những hạt nút trên
các tấm giấy tùy thuộc vào tầm quan trọng của những yếu tố được thể hiện trên
các tấm giấy đó.
Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | 5
Các hoạt động ngoài thực địa
Nhóm nghiên cứu thực địa gồm 4 nhà nghiên cứu khoa học với sự trợ giúp về ngôn
ngữ của một phiên dịch viên cùng hai người dân am hiểu về thực vật và một phụ tá
công tác thực địa. Nhóm đảm trách công việc thu thập thông tin về thực vật học, thực
vật dân tộc học và lịch sử các vùng đất nơi hoạt động thực địa được tiến hành. Việc
thu thập thông tin được tiến hành dựa vào phương pháp quan sát trực tiếp, đo đạc, và
phỏng vấn trực tiếp tại mỗi ô điều tra dựa vào bảng ghi dữ liệu.
Các hoạt động tại thực địa được quyết định và thiết kế phù hợp với nguồn thông
tin đã thu thập được tại bản làng. Nhóm nghiên cứu thực địa đã tiến hành thu thập
thông tin từ các ô điều tra (Biểu đồ/Hình 2). Nhóm chọn vị trí của các ô điều tra sau
khi đã được người dân xác định các loại đất. Việc lấy mẫu các loại đất được căn cứ
trên hạng mục các loại đất chính và các vị trí mà tại đó có sự tồn tại của các nguồn
tài nguyên quan trọng. Những người am hiểu vấn đề nghiên cứu của bản làng đi cùng
với nhóm nghiên cứu thực địa cũng đã giới thiệu rất chi tiết về lịch sử và quá trình sử
dụng của các vùng đất tại vị trí lập ô điều tra. Họ cũng cho biết công dụng và tên của
các loại lâm sản chính mà trước đây người dân thường khai thác. Dù nỗ lực lập ô điều
tra được thực hiện mang tính đại diện trên tất cả các loại đất, nhưng đất rừng được chú
trọng lập nhiều ô điều tra hơn do chúng có diện tích bao phủ lớn nhất, và so sánh với
các loại đất khác thì nó có số lượng loài trên một ô điều tra lớn nhất. Đa số các loại đất
đều được thiết lập một (ruộng lúa, rừng nguyên sinh) hoặc hai ô điều tra. Trong tổng
số 11 ô điều tra chính, có 110 tiểu ô được tiến hành khảo sát. Đối với các ô điều tra các
thông tin cơ bản như số liệu về cây gỗ và cây phi gỗ, số liệu chi tiết về dân tộc sinh
Biểu đồ (hình) 1. Hoạt động đánh giá bằng phương pháp cho điểm (PDM) của nhóm
nam bản Khe Trăn
6 | Phương pháp nghiên cứu
thái học đã được thu thập. Vị trí địa lý của các ô điều tra này cũng đã được xác định
bằng hệ thống định vị toàn cầu GPS. Tại các ô điều tra với mặt cắt ngang rộng 40 m,
được chia nhỏ thành 10 tiểu ô liên tiếp nhau với chiều rộng 5 m. Ở các ô này số liệu
về các loài thảo mộc, loài cây leo tại bất kì vị trí nào trên khắp 1,5 m chiều rộng, và
các loài cây nhỏ hơn khác đã được thu thập. Việc khảo sát cũng đã được tiến hành trên
các loài cây gỗ có đường kính 10 cm hoặc lớn hơn ở độ cao ngang ngực (dbh). Việc
đo đạc bán kính của các loài cây này cũng được tiến hành dựa trên phương pháp trên
nhưng với số lượng tiểu ô biến động hơn (Sheil và cộng sự. 2003).
Sự hợp tác giữa nhóm điều tra tại bản và nhóm điều tra thực địa đóng vai trò
quyết định trong quá trình thu thập các thông tin liên quan, tuy nhiên, sự hợp tác giữa
người dân địa phương và nhóm nghiên cứu cũng không kém phần quan trọng trong
việc liên kết nguồn dữ liệu thu thập được bằng những phương pháp đo đạc trực tiếp
với nguồn dữ liệu có được bằng phương pháp thảo luận nhóm, phỏng vấn sâu, và
phỏng vấn bằng bảng câu hỏi định sẵn. Việc chuẩn bị bản cuối cùng của danh sách
tham khảo về các loài thực vật với tên địa phương tương ứng mất khá nhiều thời gian,
do người dân địa phương có xu hướng pha trộn tiếng Việt và tiếng Pahy trong việc
gọi tên một số loài thực vật. Một số mẫu được xác định là thuộc một loài nhưng lại có
nhiều tên địa phương khác nhau (ví dụ Ageratum conyzoides) trong khi đó nhiều mẫu
khác có cùng một tên địa phương lại thuộc về nhiều loài khác nhau (ví dụ Fibraurea
tinctoria và Bowringia sp.). Loài A.conyzoides có đến hai tên địa phương (Cá hỡi và
Sắc par abon) được các cá nhân am hiểu thực vật khác nhau ở địa phương gọi những
Biểu đồ (hình) 2. Hoạt động Khảo sát ở ô điều tra
Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | 7
tên khác nhau tại những vị trí thực địa khác nhau với những giá trị sử dụng khác nhau
(được đánh giá là không tốt cho đất, Cá hỡi, vì vậy, có ít tác dụng trong khi Sắc par
abon lại được xem là loại phân bón tốt cho khoai lang, tuy nhiên, một cá nhân khác lại
cho rằng loài này quả thật không được người dân sử dụng). Tương tự, loài Catimbium
brevigulatum, được tìm thấy ở 7 ô điều tra, lại có đến 4 tên địa phương khác nhau (A
kai, A xây cỡ, Betre, và Papan). Mặc dù các cá nhân được hỏi rất tự tin và logic trong
việc cung cấp thông tin, sự không thống nhất về tên loài vẫn tồn tại, có lẽ do bị tác
động bởi các yếu tố như: giới, sự trải nghiệm cuộc sống khác nhau của các cá nhân,
cùng với sự pha trộn của ngôn ngữ (chủ yếu là tiếng Pahy và tiếng Việt). Sự không
thống nhất này đã gây nhiều khó khăn cho các nhà nghiên cứu. Việc khảo sát thực vật
dân tộc học đã được tiến hành đồng thời trên thực địa với sự tham gia của 12 người
dân am hiểu vấn đề nghiên cứu, thường chỉ có hai hoặc hơn hai người, cả nam lẫn
nữ, tại cùng một thời điểm. Sự góp mặt của những cá nhân này rất quan trọng trong
việc bảo đảm việc thu thập kiến thức của người dân về các giá trị sử dụng của các loài
thực vật và vị trí thực địa mang tính chính xác. Ví dụ, có năm người dân cho rằng chi
Bowringia, có mặt trong hai loại đất, (rừng thứ sinh và rừng nguyên sinh) được tìm
thấy tại bốn ô điều tra, không có giá trị sử dụng nào. Trong khi đó, hai người khác lại
cho rằng loài này được dùng làm củi, đồng thời, rễ của chúng có thể đem bán lấy tiền
mặt.
Ở mỗi ô điều tra, một số mẫu thực vật đã được thu thập thêm nhằm phục vụ cho
công tác nhận diện ở phòng phân lập mẫu về sau. Toàn bộ tập hợp mẫu này đã được
chuyển lại cho nhà thực vật học Vũ Văn Cần tại Hà Nội. Các mẫu được bảo quản
trong dung dịch cồn trước khi phơi khô và đem nhận diện. Một số loài được nhận diện
ngay tại thực địa, số còn lại được chuyển ra Hà Nội để tiếp tục nhận diện. Tên khoa
học của các chi và các loài được nhận diện dựa vào các tài liệu như Iconographia
Cormophytorum Sinicorum (Viện hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Viện nghiên cứu
Thực vật 1972-1976), Cây cỏ Việt Nam (Phạm Hoàng Hồ 1993), Cây rừng Việt Nam
(Viện Điều tra và Quy hoạch Rừng 1996), Yunnan Kexue Chubanshe (Yunnan Shumu
Tuzhi 1990), và cơ sở dữ liệu về Phụ lục Tên các loài Thực vật Quốc tế (http://www.
ipni. org/); tên các họ trong Cẩm nang thực vật: Từ điển về các loài thực vật có mạch
(theo Mabberley 1997) và cơ sở dữ liệu về Phụ lục Tên các loài Thực vật Quốc tế duy
chỉ có họ Leguminosae sensu lato được tiến hành đặt tên theo cách phân họ của các
họ Mimosaceae, Fabaceae sensu stricto và Caesalpiniaceae.
Quá trình nghiên cứu tại bản Khe Trăn diễn ra trong hai giai đoạn, từ ngày 15
tháng 5 đến ngày 9 tháng 6 năm 2005, và từ ngày 2 đến ngày 15 tháng 10 năm 2005.
Giai đoạn đầu chủ yếu dành cho việc thu thập số liệu về tầm quan trọng của các loại
đất tại địa phương, trong khi đó ở giai đoạn hai, chúng tôi lại chú trọng hơn vào công
việc rà soát chất lượng, đa dạng sinh học và các khiá cạnh liên quan đến công tác
bảo tồn trên quan điểm của người dân địa phương. Trong suốt hai giai đoạn này, các
cán bộ thôn đã tham gia cùng nhóm nghiên cứu nhằm bảo đảm an toàn trong công
việc nghiên cứu của nhóm. Tuy sự góp mặt của họ không liên quan trực tiếp đến việc
nghiên cứu của chúng tôi, nhóm các nhà nghiên cứu vẫn xem đây là một cơ hội để tiến
đến xã hội hóa với các cấp có thẩm quyền tại địa phương và để cùng thảo luận về quan
điểm của người dân về đa dạng sinh học và về phân loại đất.
8
3. Kết quả nghiên cứu
Trong suốt quá trình thực hiện dự án, chúng tôi đã vạch ra những mục tiêu cụ thể như
sau:
(a) thửnghiệmvàứngdụngphươngphápMLAnhưlàmộtcơchếphùhợpđể
lồngghépnhậnthứcvàquanđiểmcủangườidânvàoquátrìnhlậpkếhoạch
vàraquyếtđịnh
. Phương pháp này đã được thử nghiệm thành công trong bối
cảnh của một vùng nông thôn, đó là bản Khe Trăn. Mặc dù, nguyên thủy, MLA
được thiết kế nhằm phục vụ cho việc đánh giá nhận thức và ưu tiên của người
dân ở các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng nhiệt đới, chúng tôi cũng đã chỉ ra
được rằng phương pháp này vẫn có thể được áp dụng cho các cộng đồng mà hiện
nay không còn sống lệ thuộc nhiều vào rừng như trước đây;
(b) cungcấphệthốngdữliệunềnđểsửdụngchocôngtácbảotồnđadạngsinh
họcởKhuquyhoạchbảotồnThiênnhiênPhongĐiền.
Chúng tôi đã có một
cơ sở dữ liệu đáng kể được xây dựng từ nhiều cuộc khảo sát khác nhau tại bản
Khe Trăn. Cơ sở dữ liệu này cung cấp một lượng thông tin quan trọng về sự ưu
tiên và nhận thức của người dân địa phương, về sự phong phú của thảm thực vật
vùng phụ cận của bản làng, về việc sử dụng các loại lâm sản và phi lâm sản của
người dân địa phương, cũng như số liệu về kinh tế, xã hội, nhân khẩu học của
thôn bản. Chúng tôi thu thập được 754 mẫu thực vật, thuộc 439 loài đến từ 108
họ, và cũng đã xác định 824 hình thức sử dụng cho tất cả các mẫu này. Tất cả
các dữ liệu, bao gồm cả dữ liệu kinh tế, xã hội sẽ rất có giá trị cho người dân địa
phương trong công tác quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khu
quy hoạch bảo tồn thiên nhiên, cũng như bổ sung nguồn thông tin về đa dạng
sinh học tại các vùng đệm và vùng lõi của khu bảo tồn, về các hình thức sử dụng,
và đánh giá về các loài, các nguồn tài nguyên thiên nhiên của người dân địa
phương;
Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | 9
(c) manglạimộttầmnhìnkháiquátvềtầmquantrọngcủacảnhquanvàcác
loàiđộng,thựcvậttạiđịaphươngđốivớingườidânKheTrăn,đồngthời
thuthậpthôngtinvềsinhkếcũngnhưquanđiểmcủangườidânvềKhubảo
tồnThiênnhiênPhongĐiền.
Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu về cảnh quan tại
khu vực nghiên cứu thông qua các hoạt động họp thôn, lập sơ đồ thôn có sự tham
gia, và đánh giá bằng phương pháp cho điểm. Kết quả thu được đã phản ánh quan
điểm của người dân địa phương và tầm quan trọng tương đối của các hạng mục
sử dụng. Số liệu thu thập được bằng phương pháp quan sát trực tiếp ngoài thực
địa, sử dụng phương pháp lấy mẫu hệ thống, đã góp phần hỗ trợ cho các số liệu
đã thu thập về tầm quan trọng của các loài, các loại đất khác nhau, cũng như cấu
trúc không gian của cảnh quan;
(d) thảoluậnvềnhữngcơhộivàtháchthức,trênphươngdiệngiaođấtvàphục
hồirừng,màcáccơquanphụtráchcôngtácbảotồntạikhubảotồnthiên
nhiênphảiđốimặt
. Hình thức đối thoại với những cá nhân am hiểu vấn đề
nghiên cứu đã được tiến hành xuyên suốt cuộc khảo sát thông qua các hoạt động
thảo luận nhóm, phỏng vấn người am hiểu vấn đề, và nói chuyện thân mật nhằm
hiểu rõ hơn những ưu tiên và quan điểm của người dân địa phương trước viễn
cảnh của một khu bảo tồn thiên nhiên trong tương lai. Ở giai đoạn cuối của cuộc
khảo sát chúng tôi đã tổ chức một hội thảo để tìm hiểu quan điểm của người dân
địa phương về những tác động có thể của khu bảo tồn, về những lựa chọn có thể
dành cho người dân địa phương trong khuôn khổ của khu bảo tồn, và về vai trò
mà họ mong muốn đảm trách, cũng như những mối đe dọa đối với sự đa dạng
sinh học mà họ nhận biết được
(e) tạođiềukiệnthuậnlợiđểngườidânđịaphươngvàcácbênliênquantham
gianhiềuhơnnữatrongviệcraquyếtđịnhvàlậpkếhoạchởcấpđịaphương
.
Dựa trên kết quả khảo sát, các hội thảo cấp tỉnh, cấp xã, cấp bản làng đã được tổ
chức nhằm chia sẻ thông tin và kinh nghiệm với tất cả các đối tác quan tâm, các
bên tham gia và các nhà hoạch định chính sách. Đồng thời, các buổi thảo luận
cũng được tiến hành để tìm ra các lựa chọn nhằm giúp địa phương tham gia nhiều
hơn vào công tác quản lý khu bảo tồn. Trước khi các hội thảo diễn ra, một hợp
phần khác của dự án với tên gọi Viễn cảnh Tương lai đã được thực hiện, và đây
được xem là một hoạt động tiếp nối các hoạt động của chúng tôi tại bản Khe Trăn
(Evans 2006). Viễn cảnh Tương lai giúp các cộng đồng địa phương tại bản Khe
Trăn xây dựng các chiến lược phát triển trong tương lai dựa trên nền tảng kiến
thức của địa phương và kết quả sơ bộ của phương pháp MLA. Chúng tôi cũng
đã giới thiệu đến các cấp có thẩm quyền tại địa phương (các cán bộ thôn) về viễn
cảnh tương lai của người dân.
Trước khi phân tích kết quả khảo sát, chúng tôi muốn được trình bày cho bạn đọc
hiểu sâu hơn về bối cảnh chung của công tác bảo tồn tại khu vực Phong Điền và về
người dân ở bản Khe Trăn.
10
4. Bối cảnh chung của công tác bảo
tồn tại Khe Trăn
4.1. Các hoạt động liên quan đến công tác bảo tồn trước
đây
Các chính sách của chính phủ Việt Nam (GoV) đã có tác động đến các hoạt động liên
quan đến rừng tại bản Khe Trăn. Trước năm 1992, rừng vùng cao - một trong những
mảnh đất nhỏ cuối cùng còn sót lại của rừng xanh thuộc vùng đất thấp bao gồm cả
bản Khe Trăn và vùng liền kề - được xem là “rừng sản xuất” và được đặt dưới sự quản
lý của các công ty khai thác gỗ thuộc Chi cục Lâm nghiệp tỉnh. Vào năm 1992, vị trí
này ‘chịu sự chi phối của một dãy núi thấp trải dài theo hướng Đông Nam, tính từ dãy
núi miền Trung, và tạo thành biên giới giữa các tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên Huế’
đã được công nhận là đóng ‘vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn nước thượng
nguồn và hạn chế nguy cơ lũ lụt cho các vùng đồng bằng thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế’.
Vì lẽ đó, nó được đánh giá là có chức năng của ‘rừng phòng hộ đầu nguồn’, và chức
năng đó vẫn còn giữ được cho đến nay (Lê Trọng Trai và cộng sự. 2001).
Vào năm 1998, các nhóm bảo tồn chim quốc tế đã đặc biệt quan tâm đến địa bàn
này sau sự kiện loài gà lôi Edward (Lophura edwardsi), từng được cho là đã bị tuyệt
chủng, được phát hiện tại các vùng núi ở đây. Ngày nay vùng đất này được xem là một
phần trong chiến lược phát triển rừng của chính phủ trong việc xây dựng hệ thống 2
triệu ha rừng đặc dụng (bao gồm các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và
các di tích lịch sử) trên khắp cả nước. Ngoài ra, đây là một trong những vùng rừng
được đưa vào danh sách những khu vực cần được đưa vào diện bảo tồn thiên nhiên
(41.548 ha) vào năm 2010 (Barney 2005).
Các cánh rừng quanh bản Khe Trăn là một trong những vùng đa dạng sinh học
trọng yếu của tỉnh vì ở đó còn tồn tại nhiều loài động, thực vật quý hiếm và đang bị đe
dọa. Theo Lê Trọng Trai và cộng sự (2001), một số lượng đáng kể các loài đặc hữu và
không đặc hữu như thực vật, động vật có vú, chim, bò sát, động vật lưỡng cư, bướm
hiện diện tại các khu rừng của Phong Điền, bao gồm cả bản Khe Trăn. Loài hổ đang
bị đe dọa, có tên gọi là Panthera tigris, cũng được khẳng định là có mặt tại khu vực
này. Anh Muốc, một người dân Pahy ở bản Khe Trăn cho biết anh đã tận mắt thấy một
Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | 11
con hổ nặng khoảng 100 kg cách bản 200m vào tháng 3, 1998. Anh cũng cho biết vào
tháng 5, 1998 anh đã phát hiện một con hổ đã bắt con trâu của anh làm mồi tại làng
Mới (ở tọa độ 16°27’N 107°15’E). Anh còn cho biết thêm rằng khi lần theo dấu chân
của nó, anh đã phát hiện thêm hai con trưởng thành và một con con. Trong suốt cuộc
khảo sát của chúng tôi, mặc dù chưa được xác minh, một số thông tin do người dân
cung cấp đề cập đến sự xuất hiện thường xuyên của một số loài chim công xanh, loài
đang bị đe dọa trên toàn cầu. Một số loài đa dạng sinh học trọng yếu này có quan hệ
rất mật thiết với sinh kế của người dân địa phương. Và vấn đề này cũng đã được chúng
tôi phân tích trong quá trình nghiên cứu.
Yếu tố nguy hại nhất đến đa dạng sinh học rừng được Tổ chức bảo tồn chim Quốc
tế (BirdLife International) và Viện Điều tra và Quy hoạch Rừng (FIPI) xác định là săn
bắn, do hoạt động này mang lại lợi nhuận cao cũng như do sự quí hiếm của các loài bị
săn bắn. Những mối đe dọa tiếp theo là hoạt động thu nhặt củi và các lâm sản ngoài
gỗ khác, khai thác gỗ, cháy rừng, phát rừng lấy đất sản xuất nông nghiệp (Lê Trọng
Trai và cộng sự. 2001). Kết quả nghiên cứu tại bản Khe Trăn của chúng tôi cho thấy
tại mỗi vùng khác nhau có các mối đe dọa khác nhau, và, do đó, các nguồn thông tin
chi tiết tại mỗi vị trí này là rất cần thiết.
Vào tháng 6 và 7, 2001 nhóm dự án về khu bảo tồn thiên nhiên, bao gồm chủ dự
án và hai người dân địa phương, cùng phối hợp với Chi cục Kiểm lâm huyện Phong
Điền (FPD) đã tiến hành một số cuộc khảo sát về hoạt động săn bắn tại bản Khe Trăn
và các khu vực khác thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền tương lai (PDNR).
Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế đã triển khai quá trình điều tra trong khuôn khổ
của dự án mang tên ‘Tìm hiểu các ảnh hưởng của việc săn bắn loài gà lôi Edwards
- Lophura edwardsi tại PDNR, Việt Nam: Hướng đến một Chiến lược Quản lý Các
hoạt động Săn bắn’. Các cuộc phỏng vấn đã được thực hiện với người dân, trưởng bản,
thợ săn/người đặt bẫy (sau đây gọi chung là thợ săn) và các người chuyên mua bán
động vật rừng. Người dân cũng đã giúp kiểm tra chéo các thông tin thu được tại thực
địa. Trong suốt các buổi họp mặt đầu tiên với các thợ săn tại vùng trung tâm bảo tồn
tương lai, nhóm nghiên cứu đã giới thiệu về cuộc khảo sát và nhấn mạnh về bản chất
khoa học của nó. Việc làm này đã tạo điều kiện cho việc xã hội hóa các hoạt động của
nhóm và đạt được sự hỗ trợ và sự tin tưởng của địa phương (xem báo cáo tại địa chỉ
/>Một công trình nghiên cứu thực địa khác do Tạp chí Vùng bảo tồn và Phát triển
(Protection Area and Development), Quỹ Bảo tồn Động vật hoang dã thế giới (WWF),
Tổ chức Bảo tồn chim Quốc tế và FPD phối hợp tiến hành tại bản Khe Trăn và một số
vị trí đặc thù khác thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế vào cuối năm 2001 và đầu năm 2002.
Nghiên cứu nhằm mục đích xem xét sự đóng góp thực sự về mặt kinh tế của các khu
vực bảo tồn đối với các thành phần kinh tế khác nhau trong tỉnh, đồng thời xác định
một số vấn đề quan trọng về chính sách và lập kế hoạch liên quan đến việc duy trì và
nâng cao các lợi ích phát triển do các khu vực bảo tồn mang lại. Thông tin này sẽ giúp
cho những người làm chính sách và quy hoạch hiểu rõ được những việc làm của họ đã
tác động như thế nào đến công tác quản lý khu vực bảo tồn, đến sinh kế địa phương
và đến quá trình phát triển kinh tế kết hợp tại các khu vực. Nhiều công trình nghiên
cứu trường hợp (casestudy) cũng đã khảo sát các mối tương quan cụ thể giữa những
vùng phòng hộ và các ngành kinh tế (tham khảo http://www. mekong-protected-areas.
org/vietnam/docs/vietnam-eld.pdf).
12 | Bối cảnh chung của công tác bảo tồn tại Khe Trăn
Dự án về Sự tham gia của cộng đồng đối với sự thành công của công tác bảo tồn
do WWF, Đại học Lâm nghiệp Xuân Mai và FPD xây dựng, đã lấy bản Khe Trăn làm
địa điểm tập huấn tại các khu vực thuộc vùng đệm. Dự án được xây dựng nhằm nâng
cao hiệu quả của các chương trình bảo tồn ở Việt Nam bằng cách tăng cường sự tham
gia của cộng đồng, thông qua chương trình giáo dục về môi trường dựa vào cộng đồng
(CBEE). Dự án được triển khai vào năm 2003 với mục tiêu nâng cao năng lực ngắn
hạn và dài hạn của chính phủ nhằm tiến đến gắn kết chương trình đào tạo CBEE với
các đơn vị đào tạo chủ lực. Dự án cũng đã có những đóng góp trực tiếp đến các hoạt
động bảo tồn tại hai khu vực ưu tiên ở miền Trung bằng cách kết hợp các hoạt động
thuộc chương trình CBEE vào quá trình thực thi các dự án bảo tồn vùng phòng hộ
(Matarasso và Đỗ Thị Thanh Huyền. 2005).
4.2. Các chương trình của chính phủ có ảnh hưởng đến
bản Khe Trăn
Du canh là hoạt động sản xuất chính trong khung sinh kế của người dân địa phương
cho đến năm 1992-1993, thời điểm mà hầu hết các hộ gia đình được hỗ trợ để thực
hiện lối sống định cư theo chương trình định canh định cư của chính phủ. Với tên gọi
‘Chương trình 327’ (1992-1997), cùng với tiến trình ‘Đổi mới’ đường lối kinh tế (bao
gồm 6 thay đổi lớn về mặt kinh tế đã đưa Việt Nam thoát khỏi cuộc khủng hoảng kinh
tế vào năm 1986), dự án là nỗ lực đầu tiên của chính phủ Việt Nam nhằm mục đích
phát triển trồng cây công nghiệp và phân quyền quản lý, quyền phân chia các nguồn
tài nguyên rừng tại Việt Nam (Barney 2005). Bắt đầu từ thời điểm đó, hầu hết người
dân Khe Trăn tập trung vào các hoạt động sản xuất nông nghiệp, trồng rừng, đồng
thời giảm các hoạt động khai thác rừng tự nhiên. Bản Khe Trăn có ít đất thích hợp cho
canh tác lúa nước, do đó, người dân canh tác các cây trồng như ngô, lạc và đa dạng
hóa sản xuất cây trồng với các rừng trồng Cao su và Keo dưới sự hỗ trợ của Chương
trình 327.
Theo Artemiev (2003), vào năm 2003 một lộ trình mới cho việc phát triển các
Lâm trường Quốc doanh (SFE) đã được nhiều cơ quan chính phủ phát triển (xem
Quyết định số 187/1999/QD-TTg ngày 16 tháng 6 năm 2003 của Thủ tướng Chính
phủ và Nghị quyết số 28-NQ/TW ngày 16 tháng 6 năm 2003 của Bộ Chính trị về sắp
xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường quốc doanh), hướng đến việc chuyển đổi
cơ cấu thành
1. Doanh nghiệp lâm trường nhà nước (kinh doanh có liên quan đến lâm
nghiệp), xem lợi nhuận là mục đích chính và không được nhà nước bao cấp
2. Lâmtrường(cáchoạtđộngbảovệrừng)
, kết hợp lợi nhuận thu được và trợ
cấp của nhà nước để chi trả cho chi phí hoạt động;
3. Cáchìnhthứckinhdoanhkhác(vậnchuyển,xâydựng,chếbiếngỗ,cácdịch
vụkhuyếnlâm,v.v.)
, tương tự với mục đích của doanh nghiệp lâm trường nhà
nước; và
4. cácdoanhnghiệpnhànướchoạtđộngtronglĩnhvựcdịchvụcông
.
Hơn một thập kỷ, các hoạt động lâm nghiệp đã được triển khai thông qua nhiều
chương trình phát triển rừng quốc gia, gần đây nhất là ‘Chương trình 661’ theo sau
Đa dạng sinh học và nhận thức của người dân địa phương | 13
Chương trình 327. Tại huyện Phong Điền, Chương trình 661 được quản lý bởi Lâm
trường Phong Điền và Ban quản lý của Dự án Rừng phòng hộ đầu nguồn sông Bồ (Lê
Trọng Trai và cộng sự. 2001). Các hoạt động lâm nghiệp chính tập trung vào ‘trồng
cây gây rừng’ trên các vùng đất trống, các vùng đất bị thoái hóa, và thiết lập công tác
trồng rừng. Tại bản Khe Trăn, các hộ gia đình được trả từ 700.000 đồng đến 1 triệu
đồng trên mỗi ha dành cho việc trồng cây trên các vùng đất được giao khoán (Acacia
spp.). Sau đó, họ sẽ được trả thêm 450.000 đồng trong năm đầu tiên và 250.000 đồng
cho mỗi khoảng thời gian hai năm tiếp theo, dựa trên các điều khoản trong hợp đồng
bảo vệ rừng (để dễ so sánh, thu nhập bình quân đầu người hàng năm tại bản Khe Trăn
là 1.944.000 đồng). Họ sẽ không được phép đốn cây, trừ những nơi có các cây lớn
tuổi hơn thì được phép nhặt các cành cây gãy để làm củi. Ví dụ tại huyện A Lưới, các
hộ gia đình được trả 400 đồng cho việc trồng mỗi cây quế, tương đương với 4 triệu
đồng Việt Nam trên mỗi ha (mật độ trồng cây Quế - Cinnamomum cassia rất cao, với
10.000 cây/ha; Lê Thành Chiến 1996).
Bên cạnh đó, Lê Trọng Trai và cộng sự (2001) mô tả rằng việc chi trả từ các
chương trình trồng rừng quốc gia này đã mang lại lợi ích cho dân làng trong thời gian
ngắn, việc trồng keo - Acacia spp. và thông thuộc các chương trình này phát triển tốt.
Tuy nhiên, người dân đưa ra nhiều vấn đề mà họ phải đối mặt trong nỗ lực đáp ứng
những yêu cầu của các chương trình trồng rừng quốc gia. Ví dụ, người dân bản Khe
Trăn và bản Hạ Long đã chỉ ra những khó khăn mà họ gặp phải sau khi sự thỏa thuận
mang tính cá nhân (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời) về trồng rừng với
Lâm trường hết hiệu lực. Sau thời điểm đó, họ không còn nhận một hình thức khuyến
khích nào nữa. Thỏa thuận theo hình thức này không mang lại một sự công nhận chính
thức nào về quyền sử dụng đất của người dân địa phương. Họ chỉ có quyền sử dụng
đất tạm thời trong thời gian hợp đồng. Những người dân này đã bảy tỏ sự mong muốn
có được một hình thức quản lý rừng tự nhiên có thể mang lại cho họ những lợi ích
lâu dài, bền vững, đồng thời tạo điều kiện cho họ quản lý đất rừng hiện có (gồm đất
‘trống’ và đất rừng tái tạo) theo hướng bền vững hơn.
Ở huyện Phong Điền, các loài chính được các nhà quản lý dự án thuộc các chương
trình trồng rừng quốc gia chọn để trồng là Keo lá tràm - Acacia auriculiformis, Keo tai
tượng - Acacia mangium và Thông ba lá - Pinus kesiya. Tổng diện tích trồng rừng rất
lớn: theo thông tin từ Lâm trường Phong Điền, dưới sự hỗ trợ của chương trình 327 và
chương trình 661, đã có 30.366 ha rừng trồng được triển khai tại ba xã nằm gần vùng
đệm thuộc huyện Phong Điền. Hầu hết công việc trồng rừng đều được thực hiện trên
đất bằng và dốc thấp do các điều kiện về tài chính và khả năng tiếp cận.
Việc trồng cây cao su vẫn được thực hiện trong Chương trình 327 tại bản Khe
Trăn. Thế nhưng, theo Lê Trọng Trai và cộng sự (2001), việc trồng loại cây này đã
được thực hiện ở các khu đất sát bờ sông, những vùng đất tốt nhất hiện có của bản,
được xem là phù hợp cho việc canh tác các cây nông nghiệp. Vì loài cây này đã đến
thời điểm cho phép khai thác mủ nên người dân không còn có nhiều lựa chọn cho các
hoạt động sản xuất nông nghiệp khác. Trong cuộc khảo sát, chúng tôi nhận thấy được
rằng ngoại trừ các rừng cao su và vùng bằng phẳng ở phần dưới của bản, tính chất đất
của bản được cấu thành từ những lớp đất đỏ màu, nhiều đá và cứng.
Lê Trọng Trai và cộng sự (2001) cho rằng với một lượng lớn đất thoái hóa nặng
hiện có cho công việc phục hồi, quản lý rừng và các hoạt động sử dụng đất khác, vẫn
còn có những tiềm năng đáng kể cho các hoạt động tăng thu nhập khác tại vùng đệm
14 | Bối cảnh chung của công tác bảo tồn tại Khe Trăn
(ví dụ, thông qua việc trồng các loài cây mang lại giá trị kinh tế). Hoạt động này sẽ góp
phần giảm áp lực lên các nguồn tài nguyên rừng trong khu bảo tồn thiên nhiên. Các
tác giả cũng cho rằng công tác trồng và quản lý rừng tại những vùng đất trống đồi trọc
là rất tốn kém, tạo nên căng thẳng xã hội và không mang tính bền vững lâu dài. Mặt
khác, một số rừng keo đã được trồng tại một số khu vực không mang tính tối ưu trên
phương diện môi trường và hiệu quả kinh tế. Việc làm này, vì vậy, có thể làm tăng các
mâu thuẫn, đặc biệt là áp lực về nhu cầu đất đai cho việc trồng cây nông nghiệp tiếp
tục gia tăng. Vì vậy, có thể cần phải cân nhắc việc chuyển giao một số lượng lớn hơn
các vùng đất trồng rừng hiện tại cho cộng đồng tự quản lý và sử dụng.
Tóm tắt
Bản Khe Trăn đã phải thực thi nhiều chính sách về sử dụng đất khác nhau. Rừng tại
bản trước hết được xem là rừng sản xuất, tiếp theo đó là rừng phòng hộ đầu nguồn.
Vì tầm quan trọng về đa dạng sinh học cũng như sự có mặt của các loài quý hiếm
đang có nguy cơ bị đe dọa, rừng ở đây được quy hoạch để trở thành một phần của
Khu bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền vào năm 2010. Tuy nhiên, rừng ở những khu
vực xung quanh bản đã bị tàn phá trầm trọng do chiến tranh, do hoạt động khai
thác gỗ và các hoạt động nông nghiệp khác. Nhiều dự án được tiến hành có sự liên
quan đến việc hình thành khu bảo tồn thiên nhiên tại bản Khe Trăn. Chính phủ đã
cấm người dân địa phương tiến hành các hoạt động khai thác tại khu bảo tồn, đồng
thời hỗ trợ họ xúc tiến các hoạt động khác nhằm tạo thu nhập cho tất cả các hộ gia
đình. Trong bối cảnh này, các chương trình trồng cây cao su và keo đã được triển
khai dưới sự hỗ trợ của chính phủ. Cho dù các chương trình này sẽ mang lại nguồn
thu nhập bằng tiền mặt cho người dân địa phương, một số người dân vẫn lo ngại về
các quyền lợi trong tương lai của họ trong việc trồng rừng, họ mong có được quyền
quản lý rừng tự nhiên và các vùng đất trống theo hướng bền vững. Việc thiếu đất
cho hoạt động nông nghiệp đã trở thành một vấn đề liên quan đến quá trình bảo
đảm an ninh lương thực, và sự thiếu hụt này đã khiến cho nhiều người dân ít có các
hoạt động thay thế khác cho việc khai thác rừng tự nhiên.