Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

THIẾT kế THEO CHỦ đề và vận DỤNG hệ THỐNG bài tập hóa học CHƯƠNG NITƠ PHOTPHO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 59 trang )


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
PISA là "Chương trình đánh giá học sinh quốc tế" (Programe for
International Student Assessment - PISA) có quy mơ toàn cầu, tổ chức 3 năm một
lần, nhằm đánh giá kiến thức và kỹ năng trong 3 lĩnh vực: đọc hiểu phổ thơng, làm
tốn phổ thơng và khoa học phổ thơng của học sinh (HS) ở tuổi 15. Qua đó sẽ kiểm
tra khả năng đáp ứng những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho cuộc sống sau này
theo chuẩn quốc tế. PISA cũng đánh giá HS ở các độ tuổi khác nhau nhưng tập
trung vào đánh giá ở độ tuổi 15 bởi cho rằng HS 15 tuổi đã có đủ số năm tích lũy
kiến thức và một số kỹ năng sống nhất định trong và ngoài nhà trường. Họ không
chỉ cần phải biết làm thế nào để học được các công thức tốn học, các khái niệm
khoa học mà cịn phải biết vận dụng những kiến thức và kỹ năng này trong nhiều
tình huống khác nhau mà họ sẽ gặp phải trong cuộc sống.
Theo kế hoạch của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2012 Việt Nam sẽ tham
gia chương trình PISA để đến năm 2022 kịp xây dựng chiến lược giáo dục phù
hợp, đáp ứng những tiêu chuẩn tiên tiến của quốc tế. Tham gia PISA là một cơ hội
để ngành giáo dục Việt Nam thấy rõ điểm mạnh, điểm yếu của HS và cả q trình
giáo dục, từ đó có những điều chỉnh để nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Đây cũng là cơ sở khách quan, khoa học để ngành giáo dục nhận thức "thứ hạng"
chất lượng HS Việt Nam trong tương quan chung với các quốc gia; có thể khi áp
dụng chương trình mới này, chúng ta sẽ dễ phân biệt được mức độ chênh lệch trình
độ giữa HS nam và nữ, sự chênh lệch về đọc hiểu, chênh lệch giữa các trường lớn
và nhỏ, trường công lập và dân lập, giữa thành thị và nông thôn...
Qua nghiên cứu về Pisa, tôi nhận thấy rằng cần thiết mở rộng các bài tập
dạng này cho học sinh THPT, đặc biệt phù hợp khi Việt Nam đang chuyển từ bối
cảnh dạy học tiếp cận nội dung sang dạy học tiếp cận năng lực người học. Những
ưu điểm của bài tập Pisa đáp ứng được yêu cầu của cách đánh giá mới này.
Với mục đính nhằm thiết kế theo chủ đề các bài tập câu hỏi dạng PISA để sử dụng
trong quá trình xây dựng kiến thức mới trên lớp, hoặc để ơn bài và có thể sử dụng
để thiết kế đề kiểm tra kết quả học tập các bài trong chương “nitơ-photpho” hóa


học 11. Đây là một chương mà kiến thức các em được học gắn liền với các tình
huống hay gặp ở thực tiễn cũng như ứng dụng nhiều đời sống và khoa học kĩ thuật.
Do vậy tôi đã lựa chọn đề tài “ THIẾT KẾ THEO CHỦ ĐỀ VÀ VẬN DỤNG
HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA HỌC CHƯƠNG NITƠ- PHOTPHO TIẾP CẬN
PISA THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH”
Đề tài cũng sẽ nghiên cứu các phương pháp để ứng dụng công nghệ thông tin
vào quá trình kiểm tra, giảm tải áp lực cho người dạy. Với mong muốn những học
sinh tiếp cận, làm quen được với cách thức ra đề không chỉ trong các tiết kiểm tra,
mà ngay cả ôn tập hằng ngày, kể cả khi không đến lớp. Tôi mạnh dạn xây dựng các
bài tập dạng Pisa nhưng có ứng dụng cơng nghệ thơng tin để học sinh có thể học
tập trực tuyến, mọi lúc mọi nơi.


II. Mục đích của đề tài
+ Thiết kế các dạng bài tập thuộc chương nitơ- photpho tiếp cận pisa dùng cho
nghiên cứu kiến thức mới, ơn tập , ngoại khóa và dùng cho đánh giá kiểm tra.
+ Nghiên cứu các phương pháp để ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình
kiểm tra đánh giá học sinh
III. Nhiệm vụ của đề tài
+ Tìm hiểu đặc điểm của bài thi dạng Pisa và vì sao nên áp dụng Pisa để xây
dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực người học?
+ Tìm hiểu quy trình xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA.
+ Thiết kế các dạng bài tập theo các chủ đề thuộc chương .
+ Đề xuất một số hướng sử dụng hệ thống bài tập tiếp cận PISA trong dạy học
hóa học 11 chương Nitơ- Photpho nhằm làm cho việc dạy học hóa học gắn với
thực tiễn cuộc sống hơn, HS có hứng thú, say mê học tập…, từ đó nâng cao hiệu
quả dạy học hóa học ở trường THPT.
+ Thực nghiệm sư phạm nhằm xác định hướng đúng đắn của đề tài.
IV. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp nghiên cứu lí thuyết để nghiên cứu SGK, tài liệu, các văn bản

có liên quan đến đề tài.
+ Phương pháp quan sát: Tiến hành quan sát các hoạt động dạy và học có sử
dụng bài tập hóa học tiếp cận PISA tại trường THPT nhằm phát hiện vấn đề
nghiên cứu.
+ Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với GV và HS để tìm hiểu ý kiến, quan
niệm, thái độ... của họ về việc sử dụng câu hỏi và bài tập hóa học tiếp cận PISA
trong dạy và học ở trường THPT, cũng như những thuận lợi và khó khăn mà GV
và HS đã gặp phải.
+ Phương pháp điều tra: Điều tra thực trạng việc sử dụng câu hỏi và bài tập tiếp
cận PISA của GV và HS trong quá trình dạy và học mơn Hố học lớp 11.
+ Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
các giảng viên và GV có nhiều kinh nghiệm về việc sử dụng câu hỏi và bài tập tiếp
cận PISA trong giảng dạy hóa học hiện nay.
+ Phương pháp thực nghiệm: Dựa vào giả thuyết khoa học đã đặt ra, tiến hành
thực nghiệm ở một số trường THPT để xem xét hiệu quả và tính khả thi của hệ
thống câu hỏi và bài tập tiếp cận PISA trong dạy học hóa học lớp 11 phần phi kim
đã được xây dựng.


PHẦN II: NỘI DUNG
I. CỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
I.1. Cở sở lí luận
I.1.1. PISA là gì?
Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế (Programme for International Student
Assessment - PISA) là một khảo sát quốc tế do tổ chức OECD (Organisation for
Economic Co-operation and Development) đề xuất, để đánh giá khả năng của học
sinh của các nước và vùng lãnh thổ trong và ngoài OECD, về toán, khoa học và
đọc hiểu. Chương trình được thực hiện từ năm 2000 và cứ 3 năm lặp lại một lần.
Mục đích của chương trình là cung cấp các dữ liệu so sánh nhằm giúp các nước cải
thiện các chính sách và kết quả giáo dục. Chương trình hướng vào việc đo lường

sự hiểu biết và khả năng giải quyết vấn đề trong cuộc sống hàng ngày của học sinh.
Vào năm 2015 có 72 nước và vùng lãnh thổ, với tổng số khoảng 540.000 học sinh
tham gia chương trình. PISA cũng khảo sát các mối quan hệ giữa việc học của học
sinh và các yếu tố khác để hiểu rõ sự khác biệt về kết quả trong mỗi nước và giữa
các nước.
PISA kiểm tra mức hiểu biết và vận dụng trong ba lĩnh vực: đọc hiểu, tốn và khoa
học. PISA khơng kiểm tra kiến thức thu được tại trường học mà xem xét năng lực
phổ thông thực tế của học sinh. Bài thi chú trọng đánh giá khả năng học sinh vận
dụng kiến thức và kỹ năng của mình khi đối mặt với những tình huống và thử
thách liên quan đến kiến thức và kỹ năng đó. Về khoa học, kiểm tra khả năng vận
dụng những kiến thức khoa học để hiểu và giải thích các tình huống thực tiễn.
I.1.2. Đặc điểm của bài thi dạng Pisa
- Mỗi bài thi của Pisa là một chuỗi những nhiệm vụ liên quan đến phần dẫn hoặc
tình huống. Một bộ đề thi gồm nhiều bài thi.
- Phần dẫn là một trích đoạn hay một đoạn văn nói về một vấn đề cụ thể, xác thực.
Đối với các mơn khoa học phần dẫn chính là những kiến thức, lập luận liên quan
đến một khái niệm, định nghĩa hay tính chất nào đó. Phần dẫn phải đảm bảo các
yếu tố: tính khoa học, văn hóa phù hợp, ngôn ngữ phù hợp, gây hứng thú cho độ
tuổi học sinh.
- Mỗi một câu hỏi là một nhiệm vụ được nêu ra kèm với các phương án trả lời hoặc
yêu cầu học sinh viết ra câu trả lời. Các câu hỏi và phương án trả lời phải đáp ứng
yêu cầu: diễn đạt bằng ngôn ngữ càng đơn giản càng tốt, phải dự kiến được những
câu trả lời của học sinh, tránh những câu hỏi mơ hồ, không logic.
Các dạng câu hỏi thường gặp trong đề thi dạng Pisa:
- Câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn (Multiple choice)
- Câu hỏi Có - Khơng, Đúng - Sai phức hợp(Yes – No, True – False)
- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời ngắn (short response question).


- Câu hỏi mở đòi hỏi trả lời dài (khi chấm sẽ phải tách ra từng phần để cho

điểm) (open - constructed response question).
- Câu hỏi đóng địi hỏi trả lời (dựa trên những trả lời có sẵn) (close constructed response question).
I.1.3. Vì sao nên áp dụng Pisa để xây dựng đề kiểm tra đánh giá năng lực
người học?
Các bài thi, câu hỏi của Pisa như đã nói ở trên không tập trung vào các kiến thức ở
trong trường phổ thông mà tập trung vào việc học sinh vận dụng được chúng như
thế nào vào cuộc sống. Thông qua những nhiệm vụ được giao ở thực tiễn, người
học phải vận dụng kiến thức kĩ năng đã được học ở trường để giải quyết nó. Chúng
ta vẫn thường hay có những câu hỏi như: Tại sao học sinh A đạt điểm tốt trong bài
kiểm tra, tốt nghiệp loại ưu nhưng khi đi làm kết quả làm việc chưa cao? Như vậy
chứng tỏ một điều việc đánh giá ở trường chưa chú trọng phát triển năng lực người
học cụ thể là kĩ năng giải quyết vấn đề nảy sinh ở thực tiễn. Pisa đề ra những tình
huống gắn liền với thực tiễn, không bắt buộc người học phải học thuộc một cách
máy móc mà chú trọng đến việc người học sẽ sử dụng những kiến thức đó như thế
nào.
Và hơn hết đánh giá của Pisa hướng đến việc để học sinh phát huy được ý kiến
cá nhân, không phải ghi nhớ một cách thụ động,các câu hỏi của Pisa không đơn
thuần là câu hỏi trắc nghiệm, mà các câu trắc nghiệm này có những ý kiến của bản
thân. Đáp án nhận được không bao giờ cũng là đúng hoặc sai như ta vẫn gặp, mà
đáp án tôn trọng câu trả lời của người học, có trả lời đúng một cách đầy đủ, trả lời
đúng nhưng chưa đầy đủ hoặc không trả lời. Câu hỏi của Pisa đã phát huy ưu điểm
của hai hình thức thi cử hay gặp là trắc nghiệm và tự luận. Các câu hỏi trả lời ngắn
hay trả lời dài của Pisa đã hạn chế được nhược điểm của câu hỏi trắc nghiệm chúng
ta vẫn dùng là không thể hiện được tính sáng tạo, tư duy logic, khả năng biểu cảm
trước các vẫn đề hay gặp.
Tóm lại, bài thi của Pisa chú trọng phát triển năng lực người học, phù hợp với
đổi mới kiểm tra đánh giá mà chúng ta đang tích cực hướng đến. Về lâu về dài việc
học tập cần thiết gắn liền với cuộc sống, quay lại phục vụ cuộc sống thì việc học
mới thiết thực, việc đổi mới mới có ý nghĩa. Hình thức kiểm tra Pisa cũng phù hợp
với sự thay đổi những năm tiếp theo mà giáo dục đang hướng tới.

I.1.4. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập theo hướng tiếp cận PISA.
I.1.4.1.Xác định nội dung kiến thức mà học sinh phải đạt được sau khi làm bài tập.
GV cần lựa chọn đơn vị kiến thức, xác định nội dung kiến thức và thiết lập bảng
mô tả các mức độ đánh giá theo định hướng năng lực. Mỗi bài tập phải có nhiệm
vụ hoàn thiện một lượng tri thức nhất định cho học sinh nên việc giáo viên lựa
chọn kiến thức trong những bài tập xây dựng theo hướng tiếp cận PISA là rất cần
thiết. Kiến thức lựa chọn phải căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ Giáo
dục – Đào tạo, chú trọng đến bản chất hóa học nhưng không được quá phức tạp
trừu tượng để tăng hứng thú học tập của học sinh đối với mơn Hóa học.


I.1.4.2.Xác định năng lực mà học sinh đã có và năng lực cần phát triển trong quá
trình giải bài tập.
Qua quá trình giải bài tập theo hướng tiếp cận PISA, mỗi học sinh sẽ tích lũy được
những năng lực nhất định, nhưng để có được khả năng học tập suốt đời thì năng
lực
của mỗi em khơng chỉ bó hẹp trong việc đọc – hiểu bài tập mà cần phải đạt và
được luyện tập thường xuyên những năng lực phổ thông.
Giáo viên cần xác định rõ năng lực mà học sinh đã có, mức độ ra sao, cần phải bổ
sung và hoàn thiện thêm năng lực nào cho phù hợp với tư duy của các em mà vẫn
đảm bảo yêu cầu của tri thức.
I.1.4.3.Xây dựng hoặc trích dẫn thơng tin để tạo ngữ cảnh của bài tập, đồng thời
lựa chọn các kiểu câu hỏi theo mẫu của PISA sao cho phù hợp với nội dung kiến
thức và sự phát triển năng lực của học sinh.
Đối với mỗi bài tập xây dựng theo hướng tiếp cận PISA,thì việc xây dựng ngữ
cảnh cho bài tậplà rất quan trọng. Sự lựa chọn ngữ cảnhphù hợp với kiến thức là
hình thức gắn kết giữa lý thuyết với thực tiễn một cách tinh tế và hiệu quả.Ngoài
ra, cách thức diễn đạt câu hỏi, cách lựa chọn các kiểu câu hỏi theo mẫu của PISA
cũng mang đến hiệu quả tốt trong việc phát triển tư duy của học sinh.
I.1.4.4.Xây dựng đáp án trả lời của bài tập.

Mỗi bài tập hóa học theo hướng tiếp cận PISA thường rất mở, sát thực tiễn và có
nhiều cách giải nên đáp án trả lời của bài tập này được xây dựng rất công phu theo
các mức độ khác nhau đã được mã hóa:mức tối đa, mức chưa tối đa và không
đạt.Các mức độ trả lời của học sinh sẽ giúp giáo viên định lượng cụ thể hơn về
kiến thức, năng lực và thái độ của từng em đối với bộ mơn Hóa học.
Các mức độ trả lời của học sinh được mã hóa theo các bộ mã hóa khác nhau,
có thể là bộ mã có 1 chữ số như bộ mã ( 0; 1; 9) hoặc bộ mã ( 0; 1; 2; 9), có
thể là bộ mã có 2 chữ số như (00; 11; 99) .
- Đối với bộ mã ( 0; 1; 9) thì :
• Mức tối đa - Mã 1 : Học sinh trả lời đầy đủ theo u cầu của bài tập.
• Khơng đạt - Mã 0 hoặc mã 9
+ Mã 0 : Học sinh có trả lời nhưng trả lời sai.
+ Mã 9 : Học sinh khơng có dấu hiệu thực hiện bất cứ một hành
động nào để giải quyết yêu cầu của bài tập.
- Đối với bộ mã ( 0; 1; 2; 9) thì :
• Mức tối đa - Mã 2: Học sinh trả lời đầy đủ theo yêu cầu của bài tập.
• Mức chưa tối đa – Mã 1: Học sinh trả lời chưa đủ theo u cầu của bài
tập.
• Khơng đạt - Mã 0 hoặc mã 9


+ Mã 0 : Học sinh có trả lời nhưng trả lời sai.
+ Mã 9 : Học sinh khơng có dấu hiệu thực hiện bất cứ một hành
động nào để giải quyết yêu cầu của bài tập.
Mức đầy đủ: Trả lời đúng câu hỏi. Đối với các câu hỏi trả lời mở, mức đầy đủ là
mức trả lời trọn vẹn về các vấn đề nêu trong đề bài, thể hiện được hiểu biết của
người học về các khía cạnh khác nhau của vấn đề, góp phần vào phần kết luận,
diễn giải hoặc đánh giá, giải thích của người học. Người chấm cho điểm tối đa đối
với câu trả lời này. Nếu đáp án đúng chỉ gồm một vấn đề nào đó có thể mã hóa
mức đầy đủ là mức 1 điểm. Nếu các câu trả lời dài, nhiều ý, cần có các diễn dải lập

luận mức đầy đủ là mức 2 điểm hoặc 3 điểm dành cho câu trả lời có sự hiểu biết
sâu rộng.
Mức khơng đầy đủ: trả lời đúng một phần của câu hỏi.
Nếu mức đầy đủ là 1 điểm thì mức khơng đầy đủ sẽ là 0 điểm thể hiện câu trả lời
không được chấp nhận, những câu trả lời mơ hồ, không liên quan, hoặc câu trả lời
tẩy xóa tới mức khơng đọc được.
Nếu mức đầy đủ là 2 điểm thì mức khơng đầy đủ là 1 điểm nếu trả lời đúng một
phần về các khía cạnh nêu ra, hoặc chỉ trả lời được các ý theo nghĩa đen mà chưa
thể hiện được hiểu biết khi câu hỏi yêu cầu diễn giải hoặc suy luận.
Với câu hỏi có thang 3 điểm thì mức khơng đầy đủ của câu trả lời là mức 2 điểm
với câu trả lời có độ đúng vừa phải, mức 1 điểm nếu câu trả lời đúng tối thiểu, và
mức 0 điểm nếu câu trả lời sai.
Mức không đạt: câu trả lời hoàn toàn bỏ trống, mã hóa cho mức này là mã 9.
I.1.4.5.Kiểm tra thử.
Việc kiểm tra thử sẽ phát hiện những bất hợp lý và là thước đo tính khả thicủa bài
tậpđể từ đó giáo viên có phương pháp sử dụng bài tập đã xây dựngtheo hướng tiếp
cận PISA một cách khoa học hơn, giúp cho học sinh phát triển năng lực tốt hơn.
I.1.4.6. Xin ý kiến góp ý của các chuyên gia và đồng nghiệp để chỉnh sửa.
Qua kết quả học sinh được kiểm tra thửcác bài tập được xây dựng theo hướng tiếp
cận PISA, đồng thời kết hợp với góp ý của các chuyên gia và đồng nghiệp,giáo
viên sẽ có những thay đổi, chỉnh sửa các phương diện của bài tập sao cho phù hợp
với sự phát triển năng lực học sinh và phù hợp với yêu cầu thực tiễn của Việt Nam.
I.2. Cở sở thực tiễn
Trong những năm gần đây Bộ Giáo Dục và Đào Tạo đã có những cải cách
lớn trong toàn ngành giáo dục nói chung và đặc biệt là trong việc dạy và học ở
trường phổ thơng nói riêng; nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đức,
trí, thể, mĩ. Nội dung giáo dục, đặc biệt là nội dung, cơ cấu sách giáo khoa được
thay đổi một cách hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thơng, cơ bản, có
hệ thống vừa tạo điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng
lực tư duy, kỹ năng thực hành, tăng tính thực tiễn. Xây dựng thái độ học tập đúng

đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu


biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
Chính vì vậy, việc xây dựng nên những BTHH mới phù hợp với định hướng
đổi mới của mơn Hóa học nói riêng và định hướng đổi mới giáo dục nói chung là
rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực.
Nhưng thực tế hiện nay các em học sinh việc thi cử chú trọng ghi nhớ, tái
hiện, quay cuồng với các bài tốn hóc búa làm các em khá mệt mỏi và mất đi tình
u đối với mơn học, nhiều khi khơng biết học để làm gì. Đổi mới dạy học theo
hướng phát triển năng lực không bắt buộc phải ghi nhớ quá nhiều vì mỗi bài kiểm
tra đã có phần dẫn để các em trả lời các câu hỏi, những câu hỏi có câu trả lời mang
màu sắc cá nhân giúp các em thể hiện được cái tôi trước những vấn đề gặp phải.
Với cách kiểm tra thông thường ta chỉ biết được học sinh trả lời đúng hay sai,
nhưng với dạng câu hỏi Pisa ta biết được học sinh khi trả lời ở mức độ nào, từ
nhiều câu hỏi khác nhau biết được học sinh có năng lực gì, nếu học sinh điểm thấp
ta cũng biết được nguyên nhân do đâu (nếu các câu bỏ trống nhiều chứng tỏ học
sinh không chú ý, lơ đãng khi học, nếu các câu thuộc mã không đầy đủ nhiều cho
thấy khả năng lập luận, hiểu trọn vẹn một vấn đề chưa cao…
II. THIẾT KẾ THEO CHỦ ĐỀ VÀ VẬN DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP HÓA
HỌC CHƯƠNG NITƠ- PHOTPHO TIẾP CẬN PISA THEO ĐỊNH HƯỚNG
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH.
CHỦ ĐỀ 1. EM LÀ CÔ GÁI NITƠ


Em là cơ gái Nitơ

Bình thường anh chẳng làm quen

Thực tên Azot anh ngờ làm chi


Đến khi dông tố ân cần thăm em

Khơng mùi cũng chẳng vị gì

Gần lâu nên cũng thành quen

Sự sống khơng được duy trì trong
em Do thở thiếu oxizen

Hóa màu nâu thẩm chất gì độc hơn

Cịn em , em vẫn dịu hiện như ai

Thủy thần thấy vậy bắt đem về

Nhà em ở chu kì hai

nhà ln hoàng tử nước ra

Có năm điện tử lớp ngoài bao

ép dun chồng vợ thật là ác

che Mùa đơng cho chí mùa hè

thay Hờn căm khói bốc lên mây

Đến ơ thứ bảy anh về thăm em
Bình thường em ít người quen


nén thân cam chịu chua cay một
bề Đêm đơng gió rét mưa về

Người ta vẫn chế sao hiền thế

Oxi chẳng giữ lời thề cùng

cơ Cứ như dịng họ khí trơ

em Vì cùng chung họ á kim

Ai hỏi đến cũng làm ngơ chẳng cần

Cho nên bố mẹ đôi bên bất

Tuổi em mười bốn thanh xn

bình Oxi từ đó buồn tình

Đến đó tính chuyện trăm năm làm gì
Thế rồi năm tháng qua đi

Bỏ em một cỏi một mình bơ
vơ Em là cơ gái nitơ

Có anh bạn trẻ Oxi gần nhà

Lâu nay em vẫn mong chờ tình u


Bơ vơ cuộc sống cơ đơn

Câu 1. Vị trí của nitơ trong bảng HTTH là:
A. Ơ thứ 7, nhóm VA, chu kỳ 2.
B. Ơ thứ 7, nhóm VIIA, chu kỳ 2.
C. Ơ thứ 8, nhóm VIA, chu kỳ 2.
D. Ơ thứ 7, nhóm VIA, chu kỳ 3.
Câu 2. Hãy đánh dấu x vào cột Đ (Đúng) hoặc S (sai) phù hợp với nội dung dưới
đây
TT Nội dung
1

Nitơ là chất khí khơng màu, khơng mùi, khơng vị, khơng duy trì
sự cháy và sự hơ hấp

2

Nitơ là một phi kim hoạt động mạnh, có thể tác dụng được với tất
cả các kim loại và phi kim khác

Đ S


3

ở trạng thái tự do, nitơ chiếm khoảng 80% thể tích của khơng khí

4

Trong các phản ứng với hiđro và kim loại, nitơ thể hiện tính oxi hố


5

Nitơ có thể tác dụng trực tiếp với oxi để tạo ra các oxit N2O,N2O3, N2O5

Câu 3. Giải thích vì sao Nito được ví như dịng học khí trơ.
Câu 4. Em giải thích nội dung của các câu thơ
Thế rồi năm tháng qua đi
Có anh bạn trẻ Oxi gần nhà
Bình thường anh chẳng làm quen
Đến khi dông tố ân cần thăm em
Gần lâu nên cũng thành quen
Hóa màu nâu thẩm chất gì độc hơn
(Các câu hỏi 1,2,3,4 ở trên giúp HS hình thành và phát triển năng lực nhận thức
hóa học)
Câu 5. Trong buổi sinh nhật của G. Scanlon, cô đã uống thứ cocktail Jagermeister
được pha với nitơ lỏng để tạo “hiệu ứng tỏa khói” trong lễ sinh nhật thứ 18.
Scanlon đã bị khó thở và đau bụng dữ dội sau khi uống cocktail. Cô được đưa tới
bệnh viện Lancaster Royal Infirmary (Vương quốc Anh) được chẩn đoán thủng dạ
dày và phải mổ cấp cứu để cắt dạ dày. Nguyên nhân nào làm cho cô gái bị thủng dạ
dày?
(Câu hỏi 5 giúp HS hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng
đã học: Cụ thể HS vận dụng kiến thức về tính chất vật lý và tính chất hóa học của
Nitơ để tìm hiểu hiện tượng trên)
Hướng dẫn chấm chủ đề 1.
Câu 1. 0 1 9





Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án A

Không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9: không trả lời..

Câu 2. 0 1 2 9






Mức đầy đủ: Mã 2 trả lời được 1,3,4 đúng ; 2,5 sai
Mức chưa đầy đủ: Mã 1 chỉ trả lời được 3 hoặc 4 trên 5 đáp án đúng.
Không đạt:

Mã 0: chỉ trả lời được 1 hoặc 2 mệnh đề đúng hoặc không được mệnh đề nào đúng.


Mã 9: không trả lời.
Câu 3. 0 1 9




Mức đầy đủ: Mã 1 Phân tử N có liên kết ba rất bền vững.
2

Khơng đạt: Mã 0 giải thích sai ; Mã 9 không trả lời

Câu 4. 0 1 2 9




Mức đầy đủ: Mã 2

Trong khơng khí có khoảng 80% nitơ và 20% oxi.
Ở nhiệt độ thường nitơ không tác dụng với oxi
khi có sấm chớp(tia lửa điện) thì xảy ra ln lt cỏc PTHH sau:
N + O tialữađiện 2NO
22

Sau đó:

2NO + O2→ 2NO2( có màu nâu đỏ)



Mức chưa đầy đủ: Mã 1 trả lời được một trong các ý trên.



Không đạt: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không trả lời.

Câu 5. 0 1 9


Mức đầy đủ: Mã 1 Nhiệt độ hóa lỏng của nitơ là -196 C nên làm cho dạ dày bị
bỏng lạnh do uống vào khi nitơ chưa bay hơi hết.



o

Không đạt: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không trả lời.

CHỦ ĐỀ 2. ỨNG DỤNG CỦA KHÍ NITO NITROGEN TRONG CÁC
NGÀNH CƠNG NGHIỆP
Chắc khơng ai cịn xa lạ với khi nito rồi phải khơng, tuy nhiên ứng dụng của loại
khí này trong cơng nghiệp thì chưa chắc ai cũng biết. Vì vậy, hãy cùng theo dõi bài
viết dưới đây của chúng tơi để tìm hiểu thêm nhé.
 Khí nito trong cơng nghiệp được dùng làm trơ bình chứa hoặc xử lý các bình chứa.
Khí nito bơm vào để loại bỏ các hóa chất độc hại, ngăn ngừa cháy nổ như di
chuyển lpg trong đường ống các nhà máy lọc dầu. Và để triệt tiêu khả năng gây
cháy nổ trong các thùng nhiên liệu thì nito được sử dụng để khử các khoảng trống
của bồn.
 Bơm khí nito giúp loại bỏ Oxi, có tác dụng dập lửa và ngăn ngừa cháy nổ.
 Trong dược phẩm thì khí nito có tác dụng để phủ, làm trơ, sục khí, chống oxi hóa.
 Khí nito cịn được dùng trên các dàn khoan để loại bỏ oxi làm chậm quá trình oxi
hóa và ngăn cháy nổ. Khí nito cịn dùng để ép giếng dầu cạn, làm tăng tốc độ
khoan, tính trơ của nó khơng gây mịn, hư hỏng thành các lỗ khoan.
 Khí nito cịn được dùng để bơm lốp xe, giúp lốp xe tránh bị oxi hóa, khơng ngưng
tụ hơi nước, nhiệt độ mát hơn, sẽ làm lốp bền hơn.
 Sử dụng khí nito trong các mối hàn chì sẽ giúp tăng nhiệt độ của quá trình hàn, tạo
sự kết dính trong các mối hàn nhựa.


 Khí nito cịn giúp ích trong việc cắt laser, cắt bằng nito rất phổ biến trong cắt inox
và nhôm đem lại độ chính xác cao.
 Trong cơng nghiệp hàn, khí Nito nó được sử dụng thay thế khí Heli để hàn những
đồ vật làm bằng đồng và hợp kim đồng.
 Khí Nitơ là thành phần quan trọng để sản xuất phân đạm, phân bón.

 Khí Nitơ được sử dụng trong công nghệ nghiên cứu các tác nhân làm lạnh.
Làm sạch kim loại, chế tạo kim loại tinh khiết, sản xuất thép không rỉ, linh kiện
điện tử


u
1. Hãy đánh dấu x vào cột Đ (Đúng) hoặc S (sai) phù hợp với nội dung dưới đây

TT Nội dung
1

Nito dùng để dập tắt các đám cháy có kim loại mạnh

2

Nitơ là thành phần quan trọng để sản xuất phân đạm, phân bón.

3

Người ta sử dụng Nito bơm vào các lốp máy bay vì đặc tính của
nito là khí khơ và khơng duy trì sự cháy.

4

Nito dùng để bảo quản thực phẩm vì có mùi thơm

Đ S

Câu 2. Nitơ được sử dụng chủ yếu để dập tắt các đám cháy chất lỏng cháy, chất
khí cháy, đám cháy thiết bị điện, các đám cháy trong phịng thí nghiệm, các thiết bị

kín, các khoang tàu, hầm tàu. Em giải thích vì sao?


(Câu hỏi này giúp HS hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên
dưới góc độ hóa học: Cụ thể HS phải quan sát và thu thập thông tin về ứng dụng
của nittơ lỏng trong dập tắt các đám cháy từ đó vận dụng kiến thức hóa học để giải
thích hiện tượng này)
Câu 3. Nitơ được sử dụng rất rộng rãi trong việc bảo quản sản phẩm khỏi q trình
oxy hóa, enzim hóa và phản ứng của các vi sinh vật. Hãy nêu một số tính chất vật
lí vận dụng trong trường hợp này của nitơ.
(Câu hỏi 3 giúp HS hình thành và phát triển năng lực nhận thức hóa học, cụ thể
HS nắm được tính chất vật lý của Nitơ )
Câu 4. Trong công nghiệp hàn, khí Nito nó được sử dụng thay thế khí Heli để hàn
những đồ vật làm bằng đồng và hợp kim đồng. Em hãy giải thích vì sao?
(Câu hỏi 4 giúp HS hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng
đã học: Cụ thể HS vận dụng kiến thức về tính chất vật lý và tính chất hóa học của
Nitơ để giải tích hiện tượng trên)
Hướng dẫn chấm chủ đề 2.
Câu 1. 0 1 2 9



Mức đầy đủ: Mã 2 trả lời được 2,3, đúng ; 1,4 sai

Mức chưa đầy đủ: Mã 1 chỉ trả lời được 2 hoặc 3 trên 4 đáp án đúng.

Không đạt:


Mã 0: chỉ trả lời được 1 mệnh đề đúng hoặc không được mệnh đề nào đúng.

Mã 9: không trả lời
Câu 2. 0 1 2 9



Mức đầy đủ: Mã 2

Khi đưa N2 vào vùng cháy, do đặc tính của khí chữa cháy là vì
-Nito khí trơ với hầu hết các chất vì vậy khơng làm tăng cường q trình cháy
- Làm loãng nồng độ chất cháy
- Làm giảm nồng độ oxy có trong một đơn vị thể tích hỗn hợp xuống thấp hơn giá
trị duy trì sự cháy.


Mức chưa đầy đủ: Mã 1 trả lời được một trong các ý trên.

Không đạt: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không trả lời.



Câu 3. 0 1 2 9



Mức đầy đủ: Mã 2

- N2 là chất khí khơng màu, khơng mùi, khơng hịa tan và khơng độc.
- Nitơ là một khí “trơ” ở điều kiện thường.



Mức chưa đầy đủ: Mã 1 trả lời được một trong các ý trên.



Không đạt: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không trả lời.


Câu 4. 0 1 2 9



Mức đầy đủ: Mã 2

- Do khí Nitơ cung cấp lượng nhiệt hàn giống như Heli
- Giá thành rẻ hơn rất nhiều so với khí heli.


Mức chưa đầy đủ: Mã 1 trả lời được một trong các ý trên.



Không đạt: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không trả lời.

CHỦ ĐỀ 3. KINH NGHIỆM LÀM BÁNH

Bạn Trang muốn tự làm 1 chiếc bánh mì để tặng mẹ nhân ngày sinh nhật. Trong
cuốn sách dạy làm bánh, bạn đọc thấy phần hướng dẫn chuẩn bị nguyên liệu làm
bánh như sau:
Nguyên liệu
- 1 muỗng canh dầu thực vật hoặc bơ.

- 2 muỗng canh bột mì làm bánh.
- 1 thìa bột nở.
- Muối, đường.
- 2 quả trứng.
Bạn băn khoăn bột nở là gì? Có cơng thức như thế nào? Tại sao bỏ bột nở vào
bánh, ăn có độc khơng? Em hãy tìm hiểu về bột nở giúp giải đáp thắc mắc của bạn
Trang.

Câu 1: Cơng thức hóa học của muối amoni có tác dụng “gây nở” trong các loại
bánh là.
A. (NH4)2CO3

B. NH4HCO3

C. (NH4)2SO4

D. NH4Cl

(Câu hỏi này giúp HS phát triển năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học)
Câu 2. Nhận định sau đây đúng hay sai về muối muối amoni dùng làm bột nở
STT

Nhận định

1

Muối amoni dùng làm bột nở kém bền với nhiệt độ

2


Muối amoni dùng làm bột nở tan tốt trong nước

3

Muối amoni dùng làm bột nở có màu hồng

Đúng/Sai


Câu 3. Muối amoni có tác dụng “gây nở” trong bánh bao có cơng thức hóa học là
gì?Tại sao khi làm bánh người ta lại sử dụng loại muối trên?
(Câu hỏi này giúp HS phát triển năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học, và năng lực
vận dụng kiến thức hóa vận dụng kiến thức kỹ năng đã học để giải thích được
nguyên nhân khi làm bánh người ta lại sử dụng bột nở)
Câu 4. Cả hai muối (NH4)2CO3 và NH4HCO3 đều nhiệt phân cho ra khí CO 2 và
NH3 nhưng tại sao người ta chỉ dùng muối NH 4HCO3 làm bột nở trong việc làm
các loại bánh?
(Câu hỏi này giúp HS phát triển năng lực năng lực vận dụng kiến thức hóa vận
dụng kiến thức kỹ năng đã học để giải thích được nguyên nhân khi làm bánh người
ta lại sử dụng bột nở)
Hướng dẫn chấm chủ đề 3.
Câu 1. 0 1 9

Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án B



Không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9: không trả lời.




Câu 2. 0 1 2 9

Mức đầy đủ: Mã 2 trả lời được ý 1,2 đúng ; ý 3 sai



Mức chưa đầy đủ: Mã 1 chỉ trả lời được 2 trên 3 đáp án đúng.

Không đạt:


Mã 0: chỉ trả lời được 1 mệnh đề đúng hoặc không được mệnh đề nào đúng.
Mã 9: không trả lời.
Câu 3. 0 1 2 9



Mức đầy đủ: Mã 2 - Công thức: NH HCO .
4

3

- Giải thích :Khi hấp bánh, dưới tác dụng nhiệt, sản phẩm sẽ sinh ra khí CO2, đồng
thời khí NH3 thoát ra ngoài để lại các lỗ nhỏ trong bánh bao làm cho sản phẩm gia
tăng kích thước và có độ xốp: NH4HCO3 →t NH3 + CO2 + H2O
0




Mức chưa đầy đủ: Mã 1

Giải thích đúng, chưa viết được PTHH hoặc ngược lại.



Không đạt: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không trả lời.

Câu 4. 0 1 2 9

Mức đầy đủ: Mã 2
t
PTHH nhiệt phân: NH4HCO3 →NH3 + CO2 + H2O
(NH4)2CO3 →t 2NH3 + CO2 + H2O
0

(1)

0

(2)

Giải thích: Dựa vào PTHH cho thấy nếu dùng cùng 1 mol hai muối thì (2)
sinh ra 2 mol NH3 nhiều hơn (1) chỉ sinh ra 1 mol NH 3, cùng cho 1 mol CO2 nên
nếu dùng muối (NH4)2CO3 thì gây ra mùi khai khó chịu hơn.


- Hơn nữa khối lượng mol của NH 4HCO3 bé hơn (NH4)2CO3, nên nếu lấy
cùng một khối lượng thì (NH4)2CO3 sẽ có số mol ít hơn và do đó cho ít khí CO 2
hơn.




Mức chưa đầy đủ: Mã 1

Viết được 2 PTHH, chưa giải thích rõ ràng.



Khơng đạt: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không trả lời.

CHỦ ĐỀ 4. MỨC ĐỘ NGUY HIỂM CỦA AXIT
Những tổn thương khi tiếp xúc HNO3
- Hít phải: Làm tổn thương hệ hơ hấp, có thể khiến phổi bị sưng.
- Nuốt phải: Khiến vùng miệng, họng, thực quản, dạ dày bị bỏng, gây nguy hiểm
tới tính mạng. Nhẹ sẽ gây nơn ói, tiêu chảy. Nặng có thể khiến tuần hoàn máu bị
rối loạn, gây tử vong.
- Dây vào mắt: Làm tổn thương giác mạc, có thể dẫn tới mù lịa.
- Tiếp xúc với da: Gây phỏng da.
- Khi làm việc với axit nitric cần mang dụng cụ bảo hộ lao động an toàn.
HNO3 – Axit Nitric là một loại Axit mạnh và khá nguy hiểm chính bởi vậy mà khi
thao tác , sử dụng loại hóa chất này phải ln tn thủ nghiêm ngặt các quy định về
an toàn hóa chất.

Câu 1. Khi HNO3 đặc bị chảy trào hoặc rơi vãi người ta lấp nó bằng
A. Mùn cưa, rơm.

B. Bột NaOH rắn.

C. Bột đá vôi.


D. Bột đồng

Câu 2. Nhận định sau đây đúng hay sai
STT Nhận định
1

Axit HNO3 đặc, nguội thụ động với một kim loại Al, Fe, Cu

2

Axit HNO3 nồng độ đậm đặc, nó gây bỏng da do phản ứng
với protein keratin, khiến da chuyển sang màu vàng. Khi được

Đúng/Sai


trung hịa sẽ chuyển thành màu cam.
3

Nên dùng bình bằng thép để chuyên chở axit HNO3 đặc nóng

4

Lưu trữ axit nitric trong một khu vực an toàn cách xa các vật
liệu khơng tương thích như hợp chất hữu cơ, kim loại, rượu
hoặc hơi ẩm.

(Câu hỏi 1,2 giúp HS hình thành và phát triển năng lực nhận thức hóa học: Giúp
HS nứm vững được tính chất của axit nitric)

Câu 3. Em hãy nêu cách xử lí trong trường hợp axit nitric bị tràn, rò rỉ Câu
4. Em hãy nêu cách xử lí trong trường hợp axit nitric tiếp xúc với da.

(Câu hỏi 3,4 giúp HS hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ
năng đã học: Dựa vào tính chất vật lý và hóa học của axit nitric HS nêu được
phương pháp xử lý khi axit bị rò rỷ hoặc lỡ vương vào da)
Hướng dẫn chấm chủ đề 4.
Câu 1. 0 1 9

Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án C




Không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9: không trả lời.

Câu 2. 0 1 2 9

Mức đầy đủ: Mã 2 trả lời được ý 1,2,4 đúng ; ý 3 sai



Mức chưa đầy đủ: Mã 1 chỉ trả lời được 2 hoặc 3 trên 4 đáp án đúng.

Không đạt:


Mã 0: chỉ trả lời được 1 mệnh đề đúng hoặc không được mệnh đề nào đúng.
Mã 9: không trả lời.
Câu 3. 0 1 2 9




Mức đầy đủ: Mã 2

Trường hợp axit nitric bị tràn, rò rỉ: Sử dụng cát, đất để phủ lên chỗ axit tràn ra.
Sau đó dùng Ca(OH)2 hoặc soda khan để trung hòa. Dùng nước làm sạch khu vực
hóa chất bị rị rỉ.

Mức chưa đầy đủ: Mã 1 trả lời được một trong các ý trên.

Không
đạ
t: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không trả lời.
Câu 4. 0 1 2 9




Mức đầy đủ: Mã 2

Axit tiếp xúc với da: Lột bỏ quần áo bị dính axit, sử dụng khăn khô lau vết thương
rồi sử dụng nước sạch (dùng xà phịng nếu có) để rửa lại nhiều lần. Đưa nạn nhân
tới cơ sở y tế để điều trị tiếp.



Mức chưa đầy đủ: Mã 1 trả lời được một trong các ý trên.





Không đạt: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không trả lời.

CHỦ ĐỀ 5. TÍNH CHẤT CỦA AXIT NITRIC
Axit nitric HNO3 là một axit vô cơ được tạo thành từ 1 nguyên tử hidro và 1 gốc
nitrat NO3-, tạo ra từ sự hịa tan của khí nito dioxit (NO 2) trong nước dưới sự có
mặt của khí oxi 4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3
(Nito dioxit NO2 , là một khí độc màu nâu đỏ này có mùi gắt đặc trưng, nặng hơn
khơng khí và gây ơ nhiễm)
Axit nitric HNO3 là chất lỏng khơng màu, dễ bắt lửa, có tính ăn mịn cao . Dung
dịch axit HNO3 khơng màu,tuy nhiên thường có màu vàng hơi đỏ do khí NO 2 hịa
tàn.
Trong tự nhiên, axit nitric hình thành trong những cơn mưa giông kèm sấm chớp
và hiện nay chúng là một trong những tác nhân gây ra mưa axi .axit nitric là hợp
chất hoá học phổ biến trong đời sống hiện nay, có tính axit và oxy hóa mạnh.

Câu 1. Dãy gồm tất cả các chất khi tác dụng với HNO3 thì HNO3 chỉ thể hiện tính
oxi hố là
A. Mg, H2S, S, Fe3O4, Fe(OH)2.
C. Cu, C, Fe2O3, Fe(OH)2, SO2.
Câu 2. Nhận định sau đây đúng hay sai

B. Al, FeCO3, HI, CaO, FeO.
D. Na2SO3, P, CuO, CaCO3, Ag.

STT

Nhận định


1

HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch
HNO3 để lâu thường ngả sang màu vàng là do dung dịch
HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2.

2

Axit HNO3 là axit có tính oxi hóa mạnh có thể oxi hóa được tất
cả các kim loại

3

Người ta dùng các bình bằng Nhơm hoặc thép để chuyên chở
axit HNO3 đặc , nguội

Đúng/Sai


4

Trong phân tử HNO3, nito có hóa trị 5
Khi axit HNO3 tác bazơ, oxit bazơ chỉ xảy ra phản ứng trung
hịa.

Câu 3. Khi làm các thí nghiệm giữa HNO3 đặc nóng với Fe, Cu, P, S cần tiến hành
như thế nào để đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng đến mơi trường? Viết phương
trình phản ứng xảy ra.
(Các câu hỏi 1,2,3 giúp HS hình thành và phát triển năng lực nhận thức hóa học:
Cụ thể nhận thức được các kiến thức về tính chất hóa học của axit nitric)

Câu 4. Hoà tan 30,6 gam kim loại M vào dung dịch HNO 3 dư, đến phản ứng hoàn
toàn thu được dung dịch D và 6,72 lít hỗn hợp khí (ở đktc) gồm N 2 và N2O có tỉ lệ
mol lần lượt là 1:2. Cô cạn dung dịch D thu được 249,4 gam muối khan. Xác định
kim loại M
(Câu hỏi này giúp HS hình thành và phát triển năng lực tính toán)
Hướng dẫn chấm chủ đề 5.
Câu 1. 0 1 9




Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án A

Không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9: không trả lời.

Câu 2. 0 1 2 9



Mức đầy đủ: Mã 2 trả lời được ý 1,3 đúng ; ý 2,4 sai

Mức chưa đầy đủ: Mã 1 chỉ trả lời được 2 hoặc 3 trên 4 đáp án đúng.

Không đạt:


Mã 0: chỉ trả lời được 1 mệnh đề đúng hoặc không được mệnh đề nào đúng.
Mã 9: không trả lời.
Câu 3. 0 1 2 9




Mức đầy đủ: Mã 2

*Hướng dẫn: Khi làm các thí nghiệm trên cần lấy lượng hố chất cần thiết khơng
q 1/3 ống nghiệm, phản ứng có khí độc thốt ra cần làm ở trong tủ hút hoặc nơi
thống khí, trên miệng ống nghiệm cần nút bông tẩm dung dịch kiềm NaOH, xử lí
sản phẩm sau phản ứng trước khi thải: trung hoà axit sau phản ứng H 3PO4, đổ bỏ
đúng nơi quy định.
Phương trình phản ứng:
M(NO3)n + nNO2 ↑ + nH2O
t

+ 5NO2
+ H2O
P + 5HNO3 đặc →H3PO4
t

→
+ 2H2O
SO2 ↑ + 4NO2
S + 4HNO3 đặc
Khí sinh ra bị hấp thụ bởi dung dịch kiềm theo phương trình:

2NO2 + 2NaOH
NaNO2 + NaNO3 + H2O
M + 2nHNO3 đặc

t0→
0


0


SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O



Mức chưa đầy đủ: Mã 1

Viết được ptpư nhưng chưa nêu được cách làm và xử lí khí độc hoặc ngược lại



Khơng đạt: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không trả lời.

Câu 4. 0 1 2 9

Mức đầy đủ: Mã 2
Gọi số mol muối amoni có thể có trong dung dịch D là x (x ≥ 0).
Áp dụng định luật bảo toàn e ta có: n (e trao đổi) = 10nN
⇒ n (NO3- tạo muối với M) = 2,6 + 8x.
Áp dụng cách tính khối lượng muối ta có:


m

30,6

M


mi

=
m

× n=
3,4

M(NO )

+m

NH NO

⇒ M = 9n ⇒
3n

43

2

+ 8nN 8n
O +

= 30,6 + (2,6 + 8x).62 +
80.x = 249,4
 n=3



 M= 27

NH NO

4

= 2,6 + 8x.
3

2

 x = 0,1 (mol).

thoả mãn với M là Al

1



M



Không đạt: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không trả lời.

ức chưa đầy đủ: Mã
Làm được đáp án đúng nhưng quá trình làm chưa chặt chẽ

CHỦ ĐỀ 6. NƯỚC CƯỜNG TOAN
Nước cường toan hay Cường toan thủy ( tên tiếng Latinh là aqua regia, tức "nước

hoàng gia") là chất ăn mòn mạnh, ở dạng lỏng, màu vàng, dễ bay hơi. Nó được tạo
thành bằng cách trộn lẫn dung dịch axit nitric đậm đặc và dung dịch axit clohiđric
đậm đặc, tối ưu là ở tỉ lệ mol 1:3. Nó là một trong số ít thuốc thử có khả năng hịa
tan vàng và bạch kim. Nó có tên gọi "aqua regia" vì đặc tính có thể hịa tan được
những kim loại "hoàng tộc" hoặc "quý tộc", mặc dù tantali, iridi, và một vài kim
loại cực kỳ thụ động khác khơng bị hịa tan trong nước cường toan. Nó được sử
dụng trong việc khắc bằng axít và trong những thủ tục phân tích. Do có sự hình
thành các chất dễ bay hơi là nitrozyl clorua (NOCl) và khí clo, nước cường toan sẽ
nhanh chóng mất tác dụng cho nên nó chỉ được pha trộn khi cần sử dụng.
Khi Đức xâm chiếm Đan Mạch trong Chiến tranh thế giới thứ II, nhà hóa học
người Hungary George de Hevesy đã hòa tan những huân chương Nobel bằng vàng
của Max von Laue và James Franck vào nước cường toan để ngăn khơng cho bọn
phát xít ăn cắp chúng. Ông đã cất giữ dung dịch sau phản ứng trên ngăn sách trong
phịng thí nghiệm của mình tại học viện Niels Bohr. Sau chiến tranh, ông trở lại,
thấy dung dịch không hề suy chuyển, tiến hành kết tủa để thu lại vàng ra khỏi axít.
Số vàng này đã được hoàn trả về viện Hàn Lâm Khoa học Hoàng Gia Thụy Điển
để đúc lại những huân chương mới cho Laue và Franck.


Kết tủa vàng nguyên chất được tạo thành từ quá trình lọc hố chất bằng nước
cường toan
Câu 1: Nước cường toan được tạo khi trộn lẫn dung dịch axit nitric đậm đặc và
dung dịch axit clohidric đậm đặc, tối ưu là ở tỉ lệ mol lần lượt là.
A.1:3

B.3:1

C.1:

2


D.2:1

Câu 2. Hãy đánh dấu x vào cột Đ (Đúng) hoặc S (sai) phù hợp với nội dung dưới
đây
TT Nội dung

Đ S

1

Nước cường toan có thể hịa tan tất cả các kim loại

2

Có thể thay axit HCl đậm đặc bằng H2SO4 đậm đặc trộn với axit
HNO3 đậm đặc theo tỉ lệ mol 3:1 để tạo ra nước cường toan

3

Nước cường toan có tính oxi hóa mạnh hơn nhiều so với axit
HNO3 đặc nóng

4

Nước cường toan rất hữu ích để hịa tan vàng và bạch kim và nên
ứng dụng trong việc chiết xuất và tinh chế các kim loại này

5


Nước cường toan để hòa tan các kim loại quý , vàng, bạch kim và
palađi nhưng khơng hịa tan tất cả các kim loại q như
iridium
và tantalum khơng bị hịa tan

(Câu hỏi 1,2 giúp HS hình thành và phát triển năng lực nhận thức hóa học: Cụ thể
nhận thức được các kiến thức về tính chất hóa học của axit nitric, và tỷ lệ các axit
trong nước cường toan)
Câu 3. Giải thích vì sao nước cường toan có thể hịa tan một số kim loại quý
như vàng
(Câu hỏi này giúp HS hình thành và phát triển năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên
dưới góc độ hóa học: Cụ thể HS kiến thức về tính chất hóa học của axit nitric)
Hướng dẫn chấm chủ đề 6.
Câu 1. 0 1 9




Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án A



Không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9: không trả lời.

Câu 2. 0 1 2 9



Mức đầy đủ: Mã 2 trả lời được ý 3,4,5 đúng ; ý 1,2 sai


Mức chưa đầy đủ: Mã 1 chỉ trả lời được 2 hoặc 3 trên 4 đáp án đúng.

Không đạt:


Mã 0: chỉ trả lời được 1 mệnh đề đúng hoặc không được mệnh đề nào đúng.
Mã 9: không trả lời.
Câu 3. 0 1 2 9



Mức đầy đủ: Mã 2

Các axít riêng biệt trong nước cường toan tự nó khơng thể hịa tan được vàng. Khi
kết hợp với nhau tạo thành nước cường toan, mỗi axít thực hiện một nhiệm vụ khác
nhau. Axit nitric (chất ơxi hóa mạnh) sẽ hịa tan một lượng rất nhỏ vàng, tạo ra
những ion vàng (Au3+). Axit clohidric sẵn sàng cung cấp những ion clo (Cl -), các
ion này sẽ kết hợp với ion vàng để tạo ra các anion cloraurat (AuCl 4-). Vì phản ứng
với axít clohiđric là phản ứng hoàn toàn nên các ion vàng sẽ kết hợp hết với các
ion clo, cho phép sự ơxi hóa vàng tiếp tục diễn ra. Cứ như vậy, vàng sẽ bị hịa tan
hết. Thêm vào đó, vàng có thể bị ơxi hóa bởi clo tự do. Các phương trình của
những phản ứng trên được biểu diễn như sau:
Au (rắn) + 3 NO3- (dung dịch) + 6 H+ (dung dịch) → Au3+ (dung dịch) + 3
NO2 (khí) + 3 H2O (lỏng)
Au3+ (dung dịch) + 4 Cl- (dung dịch) → AuCl4- (dung dịch)

M

Không đạt: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không trả lời.




ức chưa đầy đủ: Mã 1
Viết được PTHH, chưa giải thích rõ ràng.

CHỦ ĐỀ 7. THUỐC NỔ ĐEN

Thuốc súng, cịn được gọi là thuốc nổ đen hoặc loại thuốc phóng khơng khói để
phân biệt với bột khơng khói hiện đại, là chất nổ hóa học được biết đến sớm nhất.
Nó bao gồm hỗn hợp lưu huỳnh (S), than củi (C) và kali nitrat (saltpeter, KNO 3).
Lưu huỳnh và than hoạt động như nhiên liệu trong khi kali nitrat là chất oxi hóa.
Do tính chất gây cháy nổ và lượng nhiệt và khí mà nó tạo ra, thuốc súng đã được
sử dụng rộng rãi làm chất đẩy trong súng, pháo, tên lửa, và pháo hoa, và như một
loại bột nổ trong khai thác, khai thác và xây dựng đường bộ.
Thuốc súng được phát minh ở Trung Quốc thế kỷ 9 và lan rộng ra hầu hết các vùng
của đại lục Á-Âu vào cuối thế kỷ 13. Ban đầu được phát triển bởi các đạo sĩ cho
mục đích y học, thuốc súng lần đầu tiên được sử dụng cho mục đích chiến tranh
khoảng năm 1000.


Thuốc súng được sử dụng rộng rãi để lấp đầy đạn pháo hợp nhất (và được sử dụng
trong các dự án khai thác mỏ và kỹ thuật dân dụng) cho đến nửa sau của thế kỷ 19,
khi chất nổ cao đầu tiên được đưa vào sử dụng. Thuốc súng không cịn được sử
dụng trong vũ khí hiện đại và cũng khơng được sử dụng cho mục đích cơng nghiệp
do chi phí tương đối cao, kém hiệu quả so với các lựa chọn thay thế mới hơn như
thuốc nổ và amoni nitrat dầu nhiên liệu. Ngày nay, súng ống thuốc súng được giới
hạn chủ yếu là săn bắn, bắn mục tiêu và tái hiện lịch sử khơng đạn.

Câu 1.


“Muối gì làm thuốc súng

Sức công phá phi thường
Nhưng các bà nội trợ
Lại dùng làm lạp xưởng”
A. KNO3

B. NaNO3

C. KClO3

D. NaCl

Câu 2. Giải thích ý nghĩa của cơng thức kinh nghiệm: “Nhất đồng thán, bán
đồng than, lục đồng diêm” làm thuốc nổ đen
Câu 3.Thuốc nổ đen được người Trung Quốc và Việt Nam sử dụng từ nhiều
thế kỉ trước khi người Châu Âu biết đến thuốc nổ. Hãy nêu phản ứng hóa học
chủ yếu và ứng dụng của thuốc nổ đen.
(Câu 1,2,3 giúp HS hình thành và phát triển năng lực vận dụng kiến thức kỹ năng
đã học: Cụ thể HS phải vận dụng kiến thức hóa học để phát hiện, giải thích hiện
tượng này.)
Câu 4.Trong cuộc chiến tranh kháng chiến chống Pháp, nhân dân ta đã điều
chế diêm tiêu (KNO3), thành phần chính của thuốc nổ, bằng cách lấy đất ở
trong các hang đá vơi có dơi ở trộn với tro bếp rồi dùng nước sơi dội nhiều lần
qua hỗn hợp đó để tách ra KNO3. Hãy giải thích cách làm đó


Câu 5. Để sản xuất 250 gam thuốc nổ đen, theo em, cần bao nhiêu gam khối
lượng mỗi chất KNO3, S, C nếu được trộn lần lượt theo tỉ lệ 75%:15%:10%
(Câu hỏi này giúp HS hình thành và phát triển năng lực tính tốn)

Hướng dẫn chấm chủ đề 7.
Câu 1. 0 1 9

Mức đầy đủ: Mã 1 đáp án A



Không đạt: Mã 0 đáp án khác, mã 9: không trả lời.



Câu 2. 0 2 9



Mức đầy đủ: Mã 2

Nhất đồng thán (một phần than C); Bán đồng sinh (nửa phần S); lục đồng
diêm (6 phần diêm tiêu KNO3) gần đúng với CT chế tạo thuốc nổ đen;
15%C 10%S 75%KNO3



Không đạt: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không trả lời.

Câu 3. 0 1 2 9



Mức đầy đủ: Mã 2


-Phương trình hóa học xảy ra.
10KNO3+3S+8C→2K2CO3+3K2SO4+6CO2+5N2
- ứng dụng của thuốc nổ đen:
chất đẩy trong súng, pháo, tên lửa, và pháo hoa, bột nổ trong khai thác xây dựng
đường bộ



Mức chưa đầy đủ: Mã 1

Viết được PTHH, nêu ứng dụng chưa đầy đủ.



Không đạt: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không trả lời.

Câu 4. 0 1 2 9



Mức đầy đủ: Mã 2

Trong q trình bài tiết của dơi có NH 3, dưới tác dụng của một số vi khuẩn NH 3 bị
oxi hóa thành NO sau đó chuyển thành NO 2 rồi HNO3. HNO3 tác dụng với CaCO3
tạo Ca(NO3)2. Quá trình này có thể được biểu diễn bằng sơ đồ:
NH3

+O2,xt→


+O

NO 



2

NO2

+O2+H2O→

HNO3

+CaCO3→

Ca(NO3)2

đất trong hang có Ca(NO3)2 trộn với tro bếp (chứa K+ ) rồi dội nước nóng qua, từ
nước lọc, kết tinh lại thu được KNO3



Mức chưa đầy đủ: Mã 1

Viết được sơ đồ chuyển hóa nhưng chưa giải thích chặt

  Khơng đạt: Mã 0 trả lời sai, Mã 9 không

chẽ

trả lời.


Câu 5. 0 1 2 9



Mức đầy đủ: Mã 2 Tính đúng khối lượng của các chất:

- Khối lượng của KNO3 = 250 . 75% = 187,5 gam
- Khối lượng của S = 250 . 15% = 37,5 gam
-Khối lượng của C = 250 . 10% = 25 gam



Mức chưa đầy đủ: Mã 1

- Tính đúng khối lượng của 2 trong 3 chất trên
- Nêu cách tính tốn 3 chất trên là đúng nhưng có sai sót trong q trình tính



Khơng đạt:

Mã 0: - Chỉ tính đúng khối lượng của 1 chất
- đưa ra kết quả tính có thể đúng nhưng cách tính khơng đúng bản
chất
Mã 9: Khơng tính tốn và đưa ra kết quả hoặc không trả lời
CHỦ ĐỀ 8: PHOTPHO - NGUYÊN TỐ CỦA SỰ SỐNG VÀ TƯ DUY
Photpho (tiếng Hy Lạp phosphoros, có nghĩa là "vật mang ánh sáng" và nó cũng là

tên gọi cổ đại của Sao Kim) đã được nhà giả kim thuật người Đức là Hennig Brand
phát hiện năm 1669. Photpho là nguyên tố quan trọng trong mọi dạng hình sự
sống.
Photpho vơ cơ trong dạng phốtphat đóng một vai trị quan trọng trong các phân tử
sinh học như ADN và ARN trong đó nó tạo thành một phần của phần cấu trúc cốt
tủy của các phân tử này.Cơ thể chúng ta trung bình chứa 1 kg P. Sự phân bố P trong
cơ thể chúng ta không đều. Các tổ chức mềm tạo nên các cơ quan cần có một giá
đỡ cứng và có thể cử động được, đó là bộ xương.Tính rắn của bộ xương là do canxi
photphat, một chất kết tinh rắn duy nhất trong số hàng nghìn chất cấu tạo nên cơ
thể 58 con người. P tập trung nhiều nhất ở trong xương, khoảng 100g tập trung
ở bắp thịt và gần 10g ở tổ chức thần kinh.Khơng có P sẽ khơng có tư tưởng. Bạn
vui mừng hay sợ hãi, hoặc nảy ra một ý tưởng mới, hoặc sút 1 quả bóng chính xác
vào lưới, tất cả những điều đó khơng thể thực hiện được nếu trong cơ thể chúng ta
thiếu P. Sự hoạt động của não, sự co rút của bắp thịt chính là kết quả của sự biến
đổi hóa học của các lớp chất này.P là một nguyên tố rất phổ biến trong tự nhiên.
Do đó nếu P trên trái đất mất đi thì cảnh tượng duy nhất chúng ta thấy được, đó là
trên trái đất hoàn toàn khơng có sự sống. Dù ở dạng này hay dạng khác, P trong cơ
thể chúng ta được lấy từ nguồn thức ăn thực vật (từ những cây hấp thụ P ở đất) và
trong thức ăn thịt (từ động vật ăn cỏ đã hấp thụ được P của cây cối).


×