Tải bản đầy đủ (.docx) (299 trang)

Giáo án Ngữ văn 9 dạy trực tuyến theo cv 4040 (kì 1, đảm bảo chất lượng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 299 trang )

GIÁO ÁN NGỮ VĂN 9 DẠY TRỰC TUYẾN THEO CV 4040
Ngày soạn :
Ngày dạy :
Tiết 19: CÁCH DẪN TRỰC TIẾP VÀ CÁCH DẪN GIÁN TIẾP
I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Biết và hiểu được thế nào là cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
- Biết và hiểu được thế nào là cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp.
- Viết được đoạn văn có sử dụng cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp
- Hiểu được phần trình bày của GV và bạn bè
- Biết tham gia thảo luận trong nhóm nhỏ về một vấn đề cần có giải pháp thống nhất,
biết đặt câu hỏi và trả lời, biết nêu một vài đề xuất dựa trên các ý tưởng được trình
bày trong quá trình thảo luận.
2. Về năng lực
a.Năng lực chung: tự chủ và tự học, hợp tác, giao tiếp, giải quyết vấn đề,....
b. Năng lực đặc thù:
- Nhận biết và phân tích được cách sử dụng cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp
cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián tiếp trong những tình huống giao tiếp cụ thể.
- Vận dụng cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp cách dẫn gián tiếp và lời dẫn gián
tiếp.trong hoạt động giao tiếp và quá trình tạo lập văn bản
3.Về phẩm chất:
- Yêu nước: Yêu gia đình, quê hương.
- Nhân ái: Yêu mọi người xung quanh.
- Chăm chỉ: Chịu khó học tập bộ mơn.
- Trách nhiệm: Có ý thức giao tiếp phù hợp với đối tượng, hồn cảnh, mục đích để
đạt hiệu quả giao tiếp.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1


- GV, HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams, Zoom hoặc một số phần mềm khác


được nhà trường cung cấp.
- SGK Ngữ văn 9
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu:
- Biết được thế nào là cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Hãy đọc sgk/53, cho biết các từ in đậm ở các ngữ liệu a,b thì:
Câu 1: Phần in đậm nào là lời nói, phần in đậm nào là ý nghĩ của nhân vật? Nó
được ngăn cách với bộ phận đứng trước nó bằng dấu gì?
Câu 2: Theo em, có thể thay đổi vị trí giữa các bộ phận in đậm với bộ phận đứng
trước nó được khơng? Nếu được thì hai bộ p
ận ấy ngăn cách nhau bằng những dấu gì?
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Hãy cho biết các từ in đậm trên bảng trong các ngữ liệu a,b thì:
Câu 1: Trong ngữ liệu a phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Nó đc ngăn cách với
phần trước bằng dấu hiệu nào?
Câu 2: Trong ngữ liệu b phần in đậm là lời nói hay ý nghĩ? Giữa bộ phận in đậm và
bộ phận đứng trước có từ gì? có thể thay thế từ đ bằng từ nào?
c) Sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Câu 1:
Phần in đậm: a.
- Là lời nói của anh thanh niên.
Phần in đậm : b.
2


- Là ý nghĩ

- Đặt sau dấu (:) và trong dấu (“ “)
Câu 2: Có thể thay đổi, ngăn cách bằng dấu (“”) và dấu gạch ngang

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Câu 1: Phần in đậm:
- Là lời nói (lời khuyên).
- Khơng có dấu ngăn cách
Câu 2: Phần in đậm :
- Là ý nghĩ (hiểu rằng)
- Đứng sau từ rằng (là)
d) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm
chậm nhất vào buổi tối trước giờ học.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm q trình làm bài có gì
khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
#3: HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS
gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và
những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (trực tuyến, khoảng 20 phút)
a) Mục tiêu:
- Hiểu được thế nào là cách dẫn trực tiếp và lời dẫn trực tiếp.
b) Nội dung
(i) Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp.
(ii) Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết
quả khác với em và tìm ngun nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
3


c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với

mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao.
d) Tổ chức thực hiện
#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
#2: Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác
thực hiện nhiệm vụ (ii). GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự
giống và khác nhau trong mỗi bài.
#3: – GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có
thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp
để chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây:
1. So sánh điểm giống và khác nhau giữa dẫn trực tiếp và gián tiếp.
#4: GV kết luận:
- Tùy chất lượng bài làm của HS để giáo viên kết luận, lưu ý.
- Đưa sản phẩm chuẩn của giáo viên ở 3 phiếu học tập.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 10 phút)
a) Mục tiêu:.Củng cố lại kiến thức đã học
b) Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
HS làm các bài tập 1,2,3 sgk/54
c) Sản phẩm
Bài 1/56
a. Dẫn ý: dẫn trực tiếp.
b. Dẫn ý: dẫn trực tiếp
Bài 2/56
a: Dẫn trực tiếp: Trong báo cáo chính trị tại đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ 2 của
Đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “Chúng ta phải…”.
+ Dẫn gián tiếp: Trong báo cáo chính trị Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng
chúng ta phải…
d) Tổ chức thực hiện

4



#1: GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung, yêu cầu HS làm bài tập vào vở
và nộp bài thơng qua hệ thống quản lí học tập chậm nhất vào buổi tối trước giờ học.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi từ xa, hỏi thăm q trình làm bài có gì
khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
#3: HS nộp sản phẩm thông qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những
HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và
những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
#4.Nhận xét và kết luận:
4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)
a. Mục tiêu:HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ
thực tiễn.
b. Nội dung:Nhiệm vụ về nhà:
Viết đoạn văn nêu cảm nhận về nhân vật Vũ Nương trong “Chuyện người con gái
Nam Xương” của Nguyễn Dữ có sử sụng lời dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp.
c. Sản phẩm: Bài làm của HS nhiệm vụ ở mục Nội dung.
d. Tổ chức thực hiện:
#1: GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.
#2: HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
#3: - GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.
- GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm
thích hợp.
Ký duyệt ngày 1/10/2021

__________________________________________
Ngày soạn: 30/9
Ngày dạy:
5



TIẾT: 22, 23, 24, 25
ĐỌC –HIỂU VĂN BẢN
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ ( hồi thứ 14)
( Hồng Lê nhất thống chí - Ngơ gia văn phái)
Mơn: Ngữ văn lớp 9
(Thời gian thực hiện: tiết )
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Học sinh :
- Bước đầu làm quen với thể loại tiểu thuyết chương hồi.
- Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngơ gia văn phái, về phong trào Tây
Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.
- Một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh, đánh
đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
- Liên hệ những nhân vật, sự kiện trong đoạn trích với những văn bản liên quan.
2. Năng lực: Năng lực tự chủ và tự học, năng lực hợp tác, năng lực giao tiếp.
3. Phẩm chất: Giáo dục học sinh lòng yêu nước tự hào dân tộc, ngợi ca người công
lao của anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ.
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV, HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams, Zoom hoặc một số phần mềm khác
được nhà trường cung cấp.
- SGK Ngữ văn 9
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu:
- Hiểu được diễn biến truyện, giá trị nội dung, nghệ thuật của đoạn trích.
6



- Những hiểu biết chung về nhóm tác giả thuộc Ngô gia văn phái, về phong trào Tây
Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung- Nguyễn Huệ.
b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi:
Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu chung:
- Đọc phần chú thích * sgk Ngữ văn 9 tr 70 thực hiện yêu cầu theo phiếu học tập số
1 rồi ghi vào vở.
Phiếu học tập số 1
Tác giả
Yêu cầu

Nội dung

Tên, quê quán tác giả
Tác phẩm
Xuất xứ của văn bản
Nhan đề
Thể loại
Bối cảnh lịch sử xã hội
- Đọc văn bản " Hồng Lê nhất thống chí " –hồi thứ 14 và hoàn thành phiếu học tập
số 2 ,3
Phiếu học tập số 2
Yêu cầu

Nội dung

Tóm tắt văn bản
Bố cục
Nhiệm vụ 2:Tìm hiểu văn bản:
Phiếu học tập số 3
Đọc văn bản em tìm những chi tiết thể hiện thái độ và hành động của người anh

hùng dân tộc Quang Trung – Nguyễn Huệ ? Qua đó rút ra nhận xét gì ?
7


Thái độ

Hành động

Nhận xét chung:
Phiếu học tập số 4
Em h·y tóm tắt trận đánh ở Phú Xuyên, Hà Hồi, Ngc Hồi ?Từ đó rút ra nhận xét về
tài năng quân sự của Nguyễn Huệ.

Trận đánh

Tóm tắt

Phú Xuyên
Trận Hà Hồi
Trận Ngọc Hồi
Nhận xét tài năng quân sự của Nguyễn
Huệ
Phiếu học tập số 5

Hành động
Bọn tướng lĩnh nhà Thanh
Vua tôi Lê Chiêu Thống
Nguyên nhân thất bại
Nhận xét chung:
8



Nhiệm vụ 3: Tổng kết
Phiếu học tập số 6
? Nêu những nét đắc về nghệ thuật và nội dung của văn bản?
c) Sản phẩm:
Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu chung:
Phiếu học tập số 1
Tác giả
u cầu

Nội dung
- Nhóm họ Ngơ Thì ở Thanh Oai –HàTây ( nay là
Hà Nội)

Tên, quê quán tác giả

- 2 T/giả chính là Ngơ Thì Chí (1753-1788), làm
quan thời Lê Chiêu Thống và Ngơ Thì Du (17721840), làm quan dưới chiều nhà Nguyễn.
Tác phẩm

Xuất xứ của văn bản

- Đoạn trích thuộc hồi thứ 14, viết về sự kiện
Quang Trung đại phá qn Thanh.

Nhan đề

“Hồng Lê nhất thống chí”: ghi chép về sự thống
nhất của vương triều nhà Lê.


Thể loại

- Thể loại: Tiểu thuyết LS theo lối chương hồi.

Bối cảnh lịch sử xã hội

Tác phẩm viết bằng chữ Hán ghi chép về sự thống
nhất của vương triều nhà Lê vào thời điểm Tây Sơn
diệt Trịnh, trả lại Bắc Hà cho vua Lê. Nó khơng chỉ
dừng lại ở sự thống nhất của vương triều nhà Lê,
mà còn được viết tiếp, tái hiện một giai đoạn lịch sử
đầy biến động của xã hội phong kiến Việt Nam vào
30 năm cuối thế kỷ XVIII và mấy năm đầu thế kỷ
XIX.
9


Phiếu học tập số 2
Yêu cầu

Nội dung

Tóm tắt văn bản

Quân Thanh kéo vào Thăng Long, tướng Tây Sơn là Ngô
Văn Sở lui quân về Tam Điệp. Quang Trung lên ngôi vua ở
Phú Xuân. Tự đốc thúc đại binh nhằm ngày 25 tháng chạp
1788 tiến quân ra Bắc diệt Thanh. Dọc đường, Quang Trung
tuyển thêm quân lính, mở duyệt binh lớn, chia quân thành

các đạo, chỉ dụ tướng lĩnh, mở tiệc khao quân vào 30 tháng
chạp, hẹn mùng 7 Tết thắng giặc ăn mừng ở Thăng long. Đội
quân QT đánh đến đâu thắng đến đó, khiến quân Thanh đại
bại. Ngày mùng 3 tết QT đã vào Thăng Long, tướng giặc
Tôn Sĩ Nghị tháo chạy về nước, vua LCT cùng gia quyến
chạy theo.

Bố cục

+ Đ1: Từ đầu đến “Mậu Thân”(1788): Được tin qn Thanh
đã chiếm Thăng Long, Nguyễn Huệ lên ngơi Hồng đế, thân
chinh cầm quân diệt giặc.
+ Đ2: tiếp theo -> “vào thành”: Cuộc hành quân thần tốc &
chiến công lẫy lừng của vua Quang Trung.
+ Đ3: còn lại: Sự thảm hại của quân Thanh & số phận vua
tôi nhà Lê.

Nhiệm vụ 2:Tìm hiểu văn bản:
Phiếu học tập số 3

Thái độ
Mạnh mẽ, quyết đoán:

Hành động
– Nhận được tin giặc chiếm Thăng Long thì “giận
lắm”,”định thân chinh cầm quân đi ngay”.
– Chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm rất
nhiều việc lớn:
+ Tế cáo trời đất, lên ngơi hồng đế để “chính vị
hiệu”,”giữ lấy lịng người”.

10


+ Tự mình “đốc suất đạo binh” ra Bắc.
+ Tìm gặp người cống sĩ ở huyện La Sơn là Nguyễn
Thiếp để hỏi kế sách.
+ Tuyển mộ quân sĩ và “mở cuộc duyệt binh lớn” ở
Nghệ An, phủ dụ tướng sĩ.
Sáng suốt, nhạy bén – Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc, thế
trước thời cuộc:
tương quan giữa ta và địch. Trong lời phủ dụ quân sĩ ở
Nghệ An:
+ Nguyễn Huệ đã khẳng định chủ quyền của dân
tộc(“đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng”) và lên
án hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của quân
Thanh, nêu bật dã tâm của chúng(“bụng dạ ắt khác…
cướp bóc nước ta, giết hại nhân dân, vơ vét của cải”)
+ Nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân
tộc ta.
+ Kêu gọi quân lính đồng tâm hiệp lực, ra kỉ luật
nghiêm.
-Sáng suốt trong việc xét đoán và dùng người: Thể hiện
qua cách xử trí vừa có lí vừa có tình với các tướng sĩ tại
Tam Điệp.Ơng rất hiểu tướng sĩ, hiểu tường tận năng lực
của bề tôi, khen chê đúng người đúng việc.
Ý chí quết thắng và tầm Mới khởi binh, chưa lấy được tấc đất nào, vậy mà
nhìn xa trơng rộng:
Quang Trung đã tun bố chắc nịch “phương lược tiến
đánh đã có sẵn”, “Chẳng qua mươi ngay có thể đuổi
được người Thanh”.

– Biết trước kẻ thù “lớn gấp mười nước mình”, bị thua
một trận “ắt lấy làm thẹn mà lo mưu báo thù” khiến việc
binh đao không bao giờ dứt nên Nguyễn Huệ cịn tính
sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau chiến thắng để có thời
gian “yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”, làm cho nước
giàu quân mạnh.
11


Con người có tài dụng – Cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do
binh như thần:
vua Quang Trung chỉ huy:
Ngày 25 tháng Chạp xuất quân từ Phú Xuân(Huế),ngày
29 đã tới Nghệ An, vượt khoảng 350km qua núi, qua
đèo. Đến Nghệ An, vừa tuyển quân, tổ chức đội ngũ, vừa
duyệt binh, chỉ trong vịng một ngày. Hơm sau, tiến quân
ra Tam Điệp(cách khoảng 150km). Và đêm 30 tháng
Chạp đã “lập tức lên đường”, tiến quân ra Thăng Long.
Mà tất cả đều là đi bộ. Vừa hành quân, vừa đánh giặc mà
vua Quang Trung định kế hoạch chỉ trong vòng 7 ngày,
mồng 7 tháng Giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long. Trên
thực tế, đã thực hiện kế hoạch sớm hai ngày: trưa mồng
5 đã vào Thăng Long.
– Hành quân xa liên tục như vậy, thường quân đội sẽ mệt
mỏi,rã rời, nhưng nghĩa binh Tây Sơn “cơ nào đội ấy
vẫn chỉnh tề”,”từ quân đến tướng, hết thảy cả năm đạo
qn đều vâng mệnh lệnh, một lịng một chí quyết chiến
quyết thắng”.
Nhận xét chung:
– Là một tổng chỉ huy chiến dịch thực sự: thân chinh cầm quân ra trận, vừa hoạch

định chiến lược, sách lược, vừa trực tiếp tổ chức quân sĩ, bài binh bố trận, vừa tự
mình thống lĩnh một mũi tiến công, cưỡi voi đi đốc thúc, xông pha nơi trận tiền.
– Hình ảnh người thủ lĩnh ấy đã làm quân sĩ nức lòng, tạo niềm tin quyết chiến
quyết thắng, đồng thời khiến kẻ thù kinh hồn bạt vía, rơi vào cảnh đại bại nhanh
chóng.
– Ngịi bút trần thuật như thần làm hình ảnh vị vua xung trận giữa làn đạn, cưỡi voi
tả đột hữu xung, áo bào đỏ đã sạm đen khói súng thực là lẫm liệt.
-> Hình ảnh người anh hùng được khắc hoạ khá đậm nét với tính cách mạnh mẽ, trí
tuệ sáng suốt, nhạy bén, tài dùng binh như thần; là người tổ chức và là linh hồn của
chiến công vĩ đại.
Phiếu học tập số 4

12


Trận đánh

Tóm tắt

Phú Xuyên

- Vừa thấy bóng quân Tây Sơn, bọn nghĩa binh
trấn thủ ở đó cùng quân Thanh tan vỡ chạy.
Quân Tây Sơn bắt được hết.

Trận Hà Hồi

- Nửa đêm quân Tây Sơn bí mật vây kín làng,
bắc loa truyền gọi, quân lính dạ ran, khiến địch
trong đồn sợ hãi xin hàng.


Trận Ngọc Hồi

-Mũi chính: do Quang Trung chỉ huy, đốc thúc
dùng ván che trước, quân lính theo sau, tiến sát
địch đánh giáp lá cà.
-Mũi phụ:bao vây đường rút của quân Thanh,
cho voi giày đạp.
-Kết quả: Quân Thanh bỏ chạy toán loạn, giày
xéo lên nhau mà chết, thái thú Sầm Nghi Đống
tự thắt cổ chết.

Nhận xét tài năng quân sự của
Nguyễn Huệ

- Dùng nhiều cách đánh táo bạo & quyết liệt
khơng cho kẻ thù có đường sống.
-> Tài mưu lược, dụng binh như thần.

Phiếu học tập số 5

Hành động
Bọn tướng lĩnh nhà Thanh

+ Tướng: sợ mất mật, ngựa không kịp đóng n,
người khơng kịp mặc áo giáp… chuồn trước qua cầu
phao (hài hước).
+ Quân: lúc lâm trận “ai nấy đều rụng rời sợ hãi xin
ra hàng” hoặc “bỏ chạy tốn loạn, giày xéo lên nhau
mà chết”.


Vua tơi Lê Chiêu Thống

+ Vội vã bỏ cung điện để chạy chốn, chạy bán sống
bán chết, cướp cả thuyền của dân để qua sông.
13


+ Chạy cùng quân Thanh đang tháo chạy về nước.
Nguyên nhân thất bại

- Qu©n Thanh bất tài vơ dụng, hèn nhát, chủ quan,
khinh địch.
- Quân Tây Sơn mu trí, dũng cảm, hùng mạnh.

Nhn xột chung: NT i lp tng phn, lối kể chuyện xen kẽ miêu tả sinh động,
cụ thể, gây ấn tượng mạnh.
-> nêu bật sự thảm hại của quân Thanh và số phận nhục nhã, bi đát của bọn vua
quan phản nước hại dân.
Nhiệm vụ 3: Tổng kết
Phiếu học tập số 6
1.Nghệ thuật
- Kể, tả chân thực thể hiện rất rõ cảm xúc.
- NT đối lập tương phản, lời văn kể chuyện xen m/tả.
2. Nội dung, ý nghĩa văn bản.
Với quan điểm lịch sử đúng đắn và niềm tự hào dân tộc, các tác giả “Hoàng Lê
nhất thống chí” đã tái hiện chân thực hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ
qua chiến công thần tốc đại phá quân Thanh, sự thảm hại của quân tướng nhà Thanh
và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống.
d) Tổ chức thực hiện

1. GV giao cho HS các nhiệm vụ như mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm
chậm nhất vào buổi tối trước giờ học.
2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà. GV theo dõi qua zalo nhóm lớp, hỏi thăm q trình
làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
3. HS nộp bài thơng qua hệ thống quản lí học tập. GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp
khó khăn do vấn đề kĩ thuật.
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và
những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
2.2 Hoạt động hình thành kiến thức (trực tuyến, khoảng 60 phút)

14


a) Mục tiêu: HS nắm được tiểu sử của tác giả, hoàn cảnh sáng tác, thể loại, Phương
thức biểu đạt, bố cục văn bản, tóm tắt văn bản.
+Hiểu về phong trào Tây Sơn và người anh hùng dân tộc Quang Trung - Nguyễn Huệ
qua đoạn khi nghe tin quân Thanh đến Thăng Long.
+Hiểu một trang sử oanh liệt của dân tộc ta: Quang Trung đại phá 20 vạn quân
Thanh, đánh đuổi giặc xâm lược ra khỏi bờ cõi.
+ Phân tích đặc điểm của kiểu bài Tiểu thuyết LS theo lối chương hồi qua một đoạn
trích cụ thể.
b) Nội dung
- Hs Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp.
- HS khác lắng nghe phần trình bày của các bạn, ghi lại những nội dung bạn có kết
quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
c) Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với
mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao.
d) Tổ chức thực hiện
1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung.
2. Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực

hiện nhiệm vụ . GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và
khác nhau trong mỗi bài.
3. GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể
chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để
chọn HS theo ý đồ); yêu cầu HS thảo luận các nội dung sau đây:
- Những chi tiết và nhận xét của các bạn ( qua từng phiếu học tập) có gì khác nhau?
Những chi tiết và nhận xét nào hợp lý? Vì sao?
- Từ đó em có suy nghĩ gì về thái độ của tác giả?
4. GV kết luận:
- GV kết luận: (1) như mục Sản phẩm trong hoạt động
1, Một số bạn chưa nêu được đầy đủ các chi tiết vì chưa đọc kĩ văn bản, chưa lựa
chọn được những chi tiết cốt lõi,…nên chưa đưa ra được nhận xét phù hợp với yêu
cầu. Để có thể đưa ra nhận xét phù hợp với nội dung trên, chúng ta cần căn cứ vào các
chi tiết thể hiện trong văn bản.
15


2. Thái độ của tác giả.
- Ca ngợi trí tuệ, chiến lược của vua Quang Trung: tài dụng binh như thần, lẫm liệt
trong trận chiến…
- Tỏ thái độ căm ghét, khinh thường trước sự thất bại thảm hại của quân giặc.
3. Hoạt động 3: Luyện tập (khoảng 20 phút)
a) Mục tiêu: HS khái quát được một số nét chính về văn bản.
b) Nội dung
PHIẾU HỌC TẬP
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Vua Quang Trung cưỡi voi ra doanh yên ủi
quân lính, truyền cho tất cả đều ngồi mà nghe lệnh, rồi dụ họ rằng:
- Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa?
Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương
Bắc chia nhau ra mà cai trị. Người phương Bắc khơng phải nịi giống nước ta, bụng

dạ ắt khác. Từ đời nhà Hán tới nay, chúng đã mấy phen cướp bóc nước ta, giết hại
nhân dân, vơ vét của cải, người mình khơng thể chịu nổi, ai cũng muốn đuổi chúng
đi. Đời Hán có Trưng Vương, đời Tống có Đinh Tiên Hồng, Lê Đại Hành, đời
Nguyên có Trần Hưng Đạo, đời Minh có Lê Thái Tổ, các ngài khơng nỡ ngồi nhìn
chúng ta làm điều tàn bạo, nên đã thuận lòng người, dấy nghĩa quân, đều chỉ đánh
một trận là thắng và đuổi được chúng về phương Bắc. Ở các thời ấy, Bắc, Nam riêng
phận, bờ cõi lặng yên, các vua truyền ngôi lâu dài. Từ nhà Đinh tới đây, dân ta không
đến nỗi khổ như hồi nội thuộc xưa kia. Mọi việc lợi, hại, được, mất ấy dều là chuyện
cũ rành rành của triều đại trước. Nay người Thanh lại sang, mưu đồ lấy nước Nam ta
đặt làm quân huyện, không biết trơng gương mấy đời Tống, Ngun, Minh ngày xưa.
Vì vậy, ta phải kéo quân ra đánh đuổi chúng. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri,
lương năng, hãy nên cùng ta đồng tâm hiệp lực, để dựng nên công lớn…
Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên.
Câu 2: Câu “Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng phương
Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” nhắc em nhớ tới tác phẩm nào đã học trong
chương trình Ngữ văn THCS. Vua Quang Trung muốn khẳng định điều gì qua câu nói
trên.
Câu 3: Em hãy giải thích nghĩa của từ “lương tri, lương năng”

16


Câu 4: Trong đoạn “ Đời Hán có Trưng Nữ Vương… các vua truyền ngôi lâu dài”
giống với những câu thơ nào của Nguyễn Trãi. Từ đó, em hãy chỉ ra nét tương đồng
về tư tưởng, thái độ của Nguyễn Trãi và vua Quang Trung.
Câu 5: Qua đoạn trích em thấy vua Quang Trung hiện lên là người như thế nào?
c) Sản phẩm
Câu 1: Phương thức biểu đạt chính trong đoạn trích trên: nghị luận.
Câu 2: Câu “ Trong khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương
Nam, phương Bắc chia nhau mà cai trị” gợi nhắc tới hai câu thơ trong bài Sông núi

nước Nam tương truyền của Lý Thường Kiệt.
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành định phận ở sách trời”
- Câu nói của vua Quang Trung có ý nghĩa khẳng định nền độc lập, tự cường của nước
ta, đất nước có ranh giới lãnh thổ rõ ràng, có vua cai trị. Đồng thời đây cũng là câu
nói nhằm bảo vệ nền độc lập dân tộc, chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.
Câu 3: Nghĩa của từ “lương tri” và “lương năng”.
-Lương tri: Người có lương tấm, biết nhận thức đúng đắn, soi xét đúng sai.
-Lương năng: người có tài năng, phẩm cách tốt.
-Ý của vua Quang Trung: tất cả các tướng lĩnh, quân sĩ đều là những người biết phải
trái, đúng sai, đều là những người có lương tâm, biết yêu nước thương dân.
->Vua Quang Trung dùng cách nói này để khích lệ lịng tự tơn dân tộc của qn sĩ.
Câu 4: Trong bài Bình Ngơ đại cáo, tác giả Nguyễn Trãi có viết.
“Từ Triệu, Đinh, Lý, Trần bao đời xây nền độc lập.
Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.
Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau.
Xong hào kiệt đời nào cũng có”
- Điểm tương đồng trong tư tưởng của Nguyễn Trãi với Quang Trung:
+ Khẳng định sự tồn tại độc lập, bình đẳng của nước Nam với phương Bắc.
+ Nước ta đời nào cũng có anh hùng hào kiệt.

17


+ Tác giả nêu tấm gương sáng, ngợi ca anh hùng hào kiệt trong lịch sử và lên án
hành động cướp nước, xâm lược của phương Bắc.
Câu 5:
Vua Quang Trung trong đoạn trích trên:
- Trước hết, vua Quang Trung là người mạnh mẽ, quyết đoán:
+ Nghe tin giặc tới Thăng Long ông vội vã đốc xuất đại binh ra Bắc.

+ Là người sáng suốt, nhạy bén:
Ngay khi mấy chục vạn quân Thanh do Tôn Sĩ Nghị kéo vào nước ta, thế giặc đang
mạnh, tình thế khẩn cấp, ơng đã lên ngơi hồng đế để chính danh ra dẹp giặc.
- Sáng suốt trong việc nhận định tình hình địch, ta.
+ Quang Trung khích lệ tướng lính bằng những những lời nói chân thành, những
tấm gương chiến đấu dũng cảm chống giặc ngoại xâm giành lại độc lập.
- Tầm nhìn chiến lược, ý chí quyết tâm bảo vệ độc lập của vua Quang Trung đã góp
phần làm nên chiến thắng thần tốc đại phá quân Thanh.
d) Tổ chức thực hiện
1. Trước tiết học sau, GV giao cho HS các bài tập như mục Nội dung; yêu cầu làm
bài tập vào vở và nộp bài thơng qua hệ thống quản lí học tập.
2. HS làm bài tập. GV theo dõi, gợi ý và hỗ trợ, giải đáp thắc mắc nếu có.
3. GV yêu cầu một số HS trình bày sản phẩm, các HS góp ý, bổ sung.
- GV nhận xét và kết luận:
1/ GV kết luận như mục Sản phẩm
GV KHUYẾN KHÍCH HỌC SINH TỰ ĐỌC, TỰ LÀM :
- CHUYỆN CŨ TRONG PHỦ CHÚA TRỊNH
( Trích “Vũ trung tuỳ bút” - Phạm Đình Hổ)
Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu chung:
Phiếu học tập số 1
Tác giả
Yêu cầu

Nội dung
18


+ Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) cịn gọi là Chiêu
Hổ quê làng Đan Loan, huyện Đường An, tỉnh Hải
Dương.


Tên, q qn tác giả

+ Ơng sống trong thời kì chế độ phong kiến khủng
hoảng trầm trọng nên có tư tưởng muốn ẩn cư và
sáng tác văn chương, khảo cứu nhiều lĩnh vực
Tác phẩm

Xuất xứ của văn bản

Là một trong những áng văn xuôi giàu chất hiện
thực trong “Vũ trung tùy bút”

Thể loại

Tùy bút.
Tự sự + miêu tả + biểu cảm.

PTBĐ
Phiếu học tập số 2
Yêu cầu
Tóm tắt văn bản

Nội dung
Khoảng năm Giáp Ngọ, trong nước có chúa Trịnh Sâm
thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các ly cung. Xây dựng
đình đài liên miên. Nhân việc đó, nội quan đều mặc quần áo
đàn bà, cải trang để bán một số đồ vật kiếm tiền. Có lúc cho
bọn nhạc cơng ngồi trên gác chng chùa Trấn Quốc và chơi
vài bài.

Mỗi khi tìm thấy những loài trân cầm dị thú, Chúa đều thu
hết. Bọn quan lại thấy thế bèn mượn gió bẻ măng, hù doạ
nhân dân. Hễ thấy nhà giàu nào có cây cảnh hay đồ vật đẹp
nào đều quy cho vào tội phụng thủ, người ta phải van xin chí
chết mới được tha. Nhà tác giả cũng có trồng một cây lê và
hai cây lựu nở hoa rất đẹp nhưng cũng phải chặt đi cũng vì
cớ ấy.

Bố cục

2 phần
19


+ Phần 1: Từ đầu đến “triệu bất tường” => Thú ăn chơi của
chúa Trịnh
+ Phần 2: Còn lại => Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại

Nhiệm vụ 2:Tìm hiểu văn bản:
Phiếu học tập số 3

Thú ăn chơi của chúa Trịnh
* Thú chơi đèn đuốc:
- Xây dựng đình đài liên miên.
- Mỗi tháng 3-4 lần, Vương ra cung
Thuỵ Liên trên bờ Hồ Tây, binh lính
dàn hầu vịng quanh 4 mặt hồ, các
quan nội thần đều bịt khăn, mặc áo
đàn bà bày hàng hoá chung quanh bờ
hồ để bán.

-

Thuyền ngự ... khúc nhạc.

* Thú chơi cây cảnh:

Sự nhũng nhiễu của bọn quan lại
– Bọn quan lại hầu cận trong phủ Chúa đã
“nhờ gió bẻ măng”, “đục nước béo cị”, vu
oan giá hoạ để cướp bóc, nhũng nhiễu, vơ
vét của dân bằng những thủ đoạn trơ tráo,
trắng trơn, “vừa ăn cướp vừa la làng”: “Họ
dị xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh,
chim tốt khướu hay, thì biên ngay hai chữ
“phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo
qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem
lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem
giấu vật cung phụng dế doạ lấy tiền”.

- Bao nhiêu những loại trân cầm dị
thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây
cảnh ở chốn nhân gian, chúa đều sức
thu lấy khơng thiếu một thứ gì.
- Có khi lấy cả một cây đa cổ thụ rễ
dài đến vài trượng, phải đến một cơ
binh mới khiêng nổ
- Trong phủ bày vẽ những núi non bộ
trông như bến bể đầu non...vỡ tổ tan
đàn.
=>Chúa chỉ lo ăn chơi, sống cuộc =>Bọn hoạn quan, cung giám đã lợi

sống xa hoa, hưởng lạc mà khơng lo dụng uy quyền của chúa để hồnh hành,
20


đến việc nước.

bóc lột nhân dân bằng thủ đoạn trắng
trợn.

Đánh giá chung:
-Lời văn ghi chép sự việc rất chân thực, cụ thể, khách quan, có liệt kê và miêu tả tỉ
mỉ sự việc nổi bật để khắc họa ấn tượng…
4. Hoạt động 4: Vận dụng (khoảng 5 phút giao nhiệm vụ, thực hiện ở nhà)
a) Mục tiêu: HS vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết nhiệm vụ
thực tiễn.
b) Nội dung: Nhiệm vụ về nhà:
Dựa vào tác phẩm, hãy viết đoạn văn ngắn miêu tả lại chiến công thần tốc đại phá
quân Thanh của vua Quang Trung từ tối 30 đến ngày mùng 5 tháng Giêng năm Kỉ
Dậu 1789.
c) Sản phẩm: Bài làm của HS về nhiệm vụ ở mục Nội dung.
+ Dự kiến sp: Hs có thể trả lời :
Dưới sự chỉ đạo của vua Quang Trung chỉ trong vòng 10 ngày, quân ta đã tạo nên
chiến thắng thần tốc, dẹp tan quân Thanh, khiến vua tơi Lê Chiêu Thống phải bỏ trốn
trong tình cảnh thảm hại. Trước tiên, quân của vua Quang Trung tấn công nghĩa binh
trấn thủ ở sông Gián, bắt sống không để sót một tên, ngăn chúng báo tin chon những
đạo quân Thanh ở Hà Hồi và Ngọc Hồi, làm điều này cũng là để đảm bảo tính chất bí
mật cho trận đánh. Nửa đêm ngày mùng 3 tháng Giêng năm Kỉ Dậu, vua Quang
Trung cùng binh lính vây chiếm làng Hà Hồi, tước hết khí giới và lương thực của kẻ
thù. Mờ sáng ngày mùng 5, vua quang trung cho qn dàn trận chữ nhất, phịng thủ,
tấn cơng đều chặt chẽ, cộng với kế nghi binh, bủa vây tứ phía, tiến sát đồn Ngọc hồi.

Nhờ vào trí lược bày binh bố trận của vua Quang Trung, sự đồng lòng, dũng cảm của
binh lính, cùng với sự giúp sức của trời đất, quân Thanh đại bại. Giữa trưa hôm ấy,
vua quang trung tiến binh đến Thăng Long rồi kéo vào thành, vua tơi nhà Lê bất ngờ,
tháo chạy trong tình trạng tủi nhục, thảm hại.
d) Tổ chức thực hiện
1. GV giao nhiệm vụ cho HS như mục Nội dung và yêu cầu nghiêm túc thực hiện.
2. HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà.
3. – GV yêu cầu HS nộp bài qua hệ thống quản lí học tập; GV nhận xét vào bài làm.
21


– GV trả bài, chọn một số bài làm tốt của HS để giới thiệu trước lớp vào thời điểm
thích hợp.
Ký duyệt ngày 1/10/2021

__________________________________________
Ngày soạn: 6/10
Ngày dạy: 11/10
TIẾT: 26
- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG
- SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TỪ VỰNG ( TIẾP THEO)
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- HS trình bày được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ . Giải thích được các cách
phát triển từ vựng .
- HS có kĩ năng nhận biết ý nghĩa của từ ngữ trong các cụm từ và trong văn bản.
- HS phân biệt được các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn
dụ, hoán dụ.
- Nêu được hiện tượng phát triển từ vựng bằng cách tạo từ mới và mượn từ .
- Có kĩ năng nhận diện và sử dụng từ mượn tiếng nước ngoài phù hợp.

2. Năng lực:
- Năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng
lực hợp tác, năng lực tư duy.
3. Phẩm chất:
- Tự tin, tự chủ.
22


- Yêu thương nhân hậu
II. Thiết bị dạy học và học liệu
- GV, HS sử dụng tài khoản Microsoft Teams, Zoom hoặc một số phần mềm khác
được nhà trường cung cấp.
- SGK Ngữ văn 9
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy học
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a) Mục tiêu:
- Trình bày được sự biến đổi và phát triển nghĩa của từ . Giải thích được các cách phát
triển từ vựng .
- HS phân biệt được các phương thức tạo nghĩa mới của từ ngữ với các phép tu từ ẩn
dụ, hoán dụ.
- Nêu được hiện tượng phát triển từ vựng bằng cách tạo từ mới và mượn từ .
b) Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở ghi:
A. Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh
Nhiệm vụ 1:Tìm hiểu chung:
- Đọc phần chú thích * sgk Ngữ văn 9 tr 61 thực hiện yêu cầu theo phiếu học tập số
1 rồi ghi vào vở.
B. Sự phát triển của từ vựng
a) Mục tiêu: HS bước đầu nắm được các cách phát triển từ vựng tiếng Việt.
- Vận dụng làm được các bài tập về sự phát triển của từ vựng.
b, Nội dung:

Nhiệm vụ 1: Sự phát triển của từ vựng.
Phiếu học tập số 1
*Ngữ liệu 1:
1) Hãy cho biết từ “kinh tế” trong bài thơ này có nghĩa ntn?
2) Ngày nay chúng ta có hiểu nghĩa của từ này theo như cụ PBC đã dùng không ? Em
hiểu nghĩa từ này theo quan niệm ngày nay ntn?
3) Qua đó em có nhận xét gì về nghĩa của từ?
23


* Ngữ liệu 2:
Cho biết nghĩa của từ "xuân" và từ "tay" trong các câu thơ trên ? Trong các nghĩa đó,
nghĩa nào là nghĩa gốc, nghĩa nào là nghĩa chuyển?
+ Trong trường hợp có nghĩa chuyển thì nghĩa chuyển đó được hình thành theo phương thức chuyển nghĩa nào? (ẩn dụ hay hoán dụ)
Nhiệm vụ 2: Sự phát triển của từ vựng ( tiếp theo).
Tạo từ ngữ mới:
Phiếu học tập số 2
1) Em hãy cho biết thời gian gần đây có những từ ngữ nào mới được cấu tạo trên cơ
sở các từ sau: điện thoại, kinh tế, di động, sở hữu, tri thức, đặc khu, trí tuệ ? Giải thích
nghĩa của những từ mới đó?
2) Trong tiếng Việt có những từ mới được cấu tạo theo mơ hình x + tặc (VD: Hải tặc,
khơng tặc…) hãy tìm những từ ngữ mới xuất hiện theo mơ hình đó?
3) Từ một từ, một mơ hình cấu tạo từ; có thể tạo thêm những từ ngữ mới. Mục đích
của việc tạo thêm từ ngữ mới?
Phiếu học tập số 3
1)Tìm các từ Hán-Việt trong phần trích (a), (b)? Nhận xét về số lượng ?
a)..............................................................................................................
b)...............................................................................................................
Nhận xét: ................................................................................................
2) Tìm một số những từ chỉ khái niệm sau:

a, Bệnh mất khả năng miễn dịch, gây tử vong:
..............................................................................................................................
b, Nghiên cứu một cách có hệ thống những điều kịên để tiêu thụ hàng hoá:
..........................................................................................................................
? Những từ này có nguồn gốc từ đâu? Tại sao ta phải vay mượn từ ngữ nước ngoài để
sử dụng? Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là từ mượn tiếng nước
nào?
c) Sản phẩm:
24


Nhiệm vụ 1: Sự phát triển của từ vựng.
Phiếu học tập số 1
* Ngữ liệu 1:
- Kinh tế:
+Từ “kinh tế” trong bài thơ: trị nước cứu đời
+ Ngày nay: hoạt động của con người trong LĐSX , trao đổi , phân phối và sử dụng
của cải vật chất làm ra.
=> Nghĩa của từ thay đổi theo thời gian.
*Ngữ liệu 2:
1. “ Xuân” 1 : Mùa chuyển tiếp từ Đông sang Hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được
coi là mở đầu của năm => Nghĩa gốc.
- Xuân 2: Thuộc về tuổi trẻ => Nghĩa chuyển
- “Tay” 1 : Bộ phận phía trên của cơ thể người từ vai đến các ngón dùng để cầm nắm
=> Nghĩa gốc - “tay”2 : Người chuyên hoạt động hay giỏi về một môn, một nghề nào
đó => Nghĩa chuyển
2. Phương thức chuyển nghĩa :
+ Xuân 1 và xuân 2 giống nhau nét nghĩa: gợi nên tuổi trẻ, sức sống, khao khát, hi
vọng (nét tương đồng) : Chuyển nghĩa theo phương thức ẩn dụ .
+ Tay : Chuyển nghĩa theo phương thức hoán dụ (lấy bộ phận chỉ tồn thể) giỏi một

nghề, một mơn nào đó (nghĩa chuyển)
Nhiệm vụ 2:
Phiếu học tập số 2
1)
- Điện thoại di động: điện thoại vô tuyến nhỏ mang theo người, được sử dụng trong
vùng phủ sóng của cơ sở cho thuê bao
- Sở hữu trí tuệ: quyền sở hữu đối với sản phẩm do hoạt động trí tuệ mang lại được
pháp luật bảo hộ.
VD: quyền tg, quyền đối với sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng CN…
- Đặc khu kinh tế: khu vực giành riêng để thu hút vốn và cơng nghệ nước ngồi với
chính sách ưu đãi
25


×