Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Tài liệu Biên niên sử nước Nga từ 1800 đến 2000 phần 5 docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.64 KB, 11 trang )

Biên niên sử nước Nga từ 1800 đến 2000


18 tháng 1 năm 1943 - Chiến dịch Tia sáng (Искра 1943): Các
đơn vị thuộc mặt trận Leningrad and Volkhov liên kết để mở một
đường hành lang tiến vào Leningrad.
2 tháng 2 năm 1943 – Trận chiến Stalingrad: Đại đoàn 6 quân Đức
buộc phải đầu hàng toàn bộ

15 tháng 5 năm 1943 – Quốc tế Cộng sản III bị tan rã.

8 tháng 9 năm 1943 - Stalin đồng ý thành lập hội đồng nhà thờ, và
nhất trí chọn Sergius làm giáo trưởng của thành phố Moskva.

6 tháng 11 năm 1943 – Quân đội Nga chiếm lại được thành phố
Kiev.

6 tháng 1 năm 1944 – Hồng quân Liên Xô tiến vào Balan.

27 tháng 1 năm 1944 - Cuộc vây hãm Leningrad: Tên lính cuối
cùng quân Đức bị đánh bật khỏi thành phố.

21 tháng 7 năm 1944 – Chính quyền Cộng sản thành phố Lublin
thuộc Balan được thành lập.

1 tháng 8 năm 1944 – Cuộc nổi loạn ở Warsawa: Quân đội Balan
bắt đầu triển khai các đợt tấn công quân Đức tại Warsawa.

22 tháng 8 năm 1944 - Cuộc nổi loạn ở Warsawa: Stalin phủ nhận
với các nước đồng minh, Liên Xô đã gửi quân đổ bộ của mình để
trợ giúp quân nổi loạn.



31 tháng 8 năm 1944 – Quân đội Xô Viết đánh chiếm Romania:
Hồng quân chiếm giữ Bucharest.

12, tháng 9 năm 1944 – Romania ký kết thỏa thuận đình chiến với
quân đồng minh, tự trao toàn bộ quyền điều hành cho một ủy ban
đồng minh, ủy ban này do nguyên soái Liên Xô - Rodion
Malinovsky chỉ huy.

19 tháng 9 năm 1944 – Thỏa thuận đình chiến Moskva được ký
kết.

14 tháng 11 năm 1944 - Ủy ban giải phóng dân tộc Nga được
thành lập tại Praha – Tiệp

17 tháng 1 năm 1945 – Quân đội Liên Xô giải phóng Warsawa.

18 tháng 1 năm 1945 – Quân đội Liên Xô giải phóng Budapest.

2 tháng 2 năm 1945 - Alexius I được bầu làm giáo trưởng của
Moskva.

11 tháng 2 năm 1945 – Liên Xô được dành quyền kiểm soát các
đảo Sakhalin và Kuril tại hội nghị Yalta

20 tháng 4 năm 1945 – Trận chiến thành Berlin: Quân đôi Xô
Viết bắt đầu nã pháo vào Berlin.

21 tháng 4 năm 1945 - RTRP nhường quyền kiểm soát hệ thống
an ninh quốc gia của Balan cho chính quyền Xô Viết trong vòng

40 năm.

2 tháng 5 năm 1945 - Trận chiến thành Berlin: Binh lính Đức
đang phòng thủ tại Berlin buộc phải đầu hàng quân đội Liên Xô.

9 tháng 5 năm 1945 – Quân đội Xô Viết giải phóng Praha – Tiệp.

18 tháng 6 năm 1945 – Phiên tòa 16: Các thủ lĩnh chính quyền
mật của Balan đã bị xét xử tại Liên Xô vì tội cộng tác với địch.

21 tháng 6 năm 1945 – Phiên tòa 16: Tất cả các bị cáo bị tuyên
án.

28 tháng 6 năm 1945 – Liên minh tống nhất dân tộc của chính phủ
lâm thời (TRJN) được thành lập ở Balan.

16 tháng 8 năm 1945 – Chiến dịch Bão tháng Tám: Các lực lượng
vũ trang Xô Viết đổ bộ lên Sakhalin.

18 tháng 8 năm 1945 – Chiến dịch Bão tháng Tám: Các lực lượng
đổ bộ của Xô Viết, đã đổ bộ vào Triều Tiên.

20 tháng 8 năm 1945 – Chiến dịch Bão tháng Tám: Quân đội Liên
Xô giải phóng Trường Xuân – thủ phủ của Mãn châu.

25 tháng 8 năm 1945 – Chiến dịch Bão tháng Tám: Quân đội Liên
Xô giải phóng thủ đô của Sakhalin.

Tháng 11 năm 1945 – Liên Xô thành lập chính quyền nhân dân
Azerbaijan.


5 tháng 10 năm 1947 – Cục thông tin của Quốc tế cộng sản được
thành lập, để phối hợp các đảng cộng sản dưới sự kiểm soát của Xô
Viết.

24 tháng 6 năm 1948 – Phong tỏa Berlin: Liên Xô phong tỏa
đường bộ và đường sắt dẫn vào Tây Berlin.

28 tháng 6 năm 1948 – Nam Tư bị trục xuất khỏi Cục thông tin
Quốc tế Cộng sản.

9 tháng 9 năm 1948 – Nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều
Tiên được thành lập

11 tháng 5 năm 1949 – Phong tỏa Berlin: Xô Viết bãi bỏ sự phong
tỏa.

29 tháng 8 năm 1949 - Joe 1: Dự án bom hạt nhât của Liên Xô
được thử nghiệm thành công.

30 tháng 1 năm 1950 – Chiến tranh Triều Tiên: Đối với hàng laọt
cuộc xâm lược của nam Triều, Stalin đã viết thư cho đại sư của
mình ở Bắc Triều Tiên: "Hãy truyền đạt với chủ tịch Kim Nhật
Thành (lúc này là thủ tướng) rằng, tôi sẵn sàng trợ giúp ông ta về
vấn đề này"

1 tháng 11 năm 1950 – Chiến tranh Triều Tiên: Những chiếc
MiG-15 đầu tiên của Liên Xô vượt qua sông Áp Lục tấn công các
máy bay chiến đấu của Mỹ.


1 tháng 3 năm 1953 – Sau một bữa tiệc thong đêm với Lavrenty
Beria, Nikolai Bulganin, Nikita Khrushchev và Georgy Malenkov,
Stalin bị đột quỵ

5 tháng 3 năm 1953 – Stalin từ trần.

6 tháng 3 năm 1953 – Malenkov thay thế Stalin làm thủ tướng
kiêm bí thư thứ nhất trung ương đảng

14 tháng 3 năm 1953 – Khrushchev được bầu làm bí thư thứ nhất
trung ương đảng

8 tháng 4 năm 1953 – Cuộc chiến tranh thứ nhất của Việt Nam:
Quân đội của Việt Minh và Pathet Lào mở các dợt tấn công đánh
quân Pháp đang chiếm đóng trên đất Lào.

26 tháng 6 năm 1953 – Beria bị bắt giữ trong một cuộc họp đặc
biệt của đoàn chủ tịch.

27 tháng 7 năm 1953 – Chiến tranh Triều Tiên: Một thỏa thuận
đình chiến được ký kết, chấm dứt các cuộc xung đột.

7 tháng 9 năm 1953 – Khrushchev được bầu làm chủ tịch ủy ban
trung ương đảng.

13 tháng 3 năm 1954 – Trận chiến Điện Biên Phủ: Quân đội Việt
Minh đã dội pháo dữ dội vào căn cứ không quân của Pháp tại Điện
Biên Phủ.

7 tháng 5 năm 1954 – Trận chiến Điện Biên Phủ: Trận chiến kết

thúc, quân đội Pháp buộc phải đầu hàng.

16 tháng 5 năm 1954 – Cuộc nổi loạn Kengir: Các tù nhân tại một
trại Gulag gần làng Kengir ở Kazakh đã đánh chiếm một nhà kho
của trại.

25 tháng 6 năm 1954 – Cuộc nổi loạn Kengir: Các tù nhân của trại
cải tạo ở Kengir, đã bị binh lính và xe tăng Xô Viết dẹp tan.

21 tháng 7 năm 1954 – Hội nghị Geneva (1954): Hiệp định
Geneva được ký kết, Pháp cam kết buộc phải rút quân toàn bộ.
Việt Nam chia cắt làm hai miền đất nước, phía bắc thuộc Cộng
sản, phía nam theo chủ nghĩa quân chủ, và có kế hoạch sẽ được
bầu cử thống nhất hai miền đất nước vào tháng 7 năm 1956.

Tháng 7 năm 1955 - Hồ chủ tịch đến thăm Moskva, và đồng ý sự
trợ giúp của Liên Xô.

25 tháng 2 năm 1956 – Tại một phiên họp kín của đại hội đảng
lần thứ 20, Khrushchev đã đọc một "bài diễn văn mật" về sự sùng
bái cá nhân và hậu quả tất yếu của nó, ông đã tố giác các hành
động về Stalin người tiền nhiệ của mình. Bài diễn văn mô tả sự
những yếu kém tồn tại của chính quyền Xô Viết khi còn dưới thời
của Stalin.

17 tháng 4 năm 1956 – Cục thông tin Quốc tế Cộng sản chính
thức tan rã.

16 tháng 7 năm 1956 – Nước cộng hòa Karelo – Phần lan chính
thức trở thành nước cộng hòa Xô Viết tự trị thuộc Nga.


18 tháng 6 1957 – Dưới sự lãnh đạo của nhóm chống lại đảng
cộng sản, đoàn chủ tịch bỏ phiếu bất tín nhiệm Khrushchev trên
cương vị bí thư thứ nhất, nhưng với sức ép của Khrushchev và bộ
trưởng quốc phòng, đoàn chủ tịch đã phải đảo ngược lại kết quả bỏ
phiếu và mọi quyết định phải hoãn lại đến phiên họp công khai của
ban trung ương đảng tiếp theo.

29 tháng 6 năm 1957 – Một cuộc bỏ phiếu của ban trung ương
đảng đã phê chuẩn Khrushchev vẫn là bí thư thứ nhất ban chấp
hành trung ương đảng, và truất phế các thành viên của nhóm chống
lại đảng Cộng sản như Molotov, Kaganovich, và Malenkov ra khỏi
ủy ban trung ương đảng Cộng sản Liên Xô.

16 tháng 4 năm 1960 – Xô – Trung rạn nứt: Một tờ báo của đảng
cộng sản trung Quốc đã cáo buộc các nhà lãnh đạo Xô Viết là
"Chủ nghĩa xét lại"

16 tháng 7 năm 1960 – Xô – Trung rạn nứt: Moskva đã triệu hồi
hàng ngàn cố vấn Xô Viết đang ở Trung quốc về nước, chấm mọi
sự trợ giúp về kinh tế và quân sự đối với quốc gia này.

20 tháng 12 năm 1960 – Chiến tranh Việt Nam: Mặt trận giải
phóng dân tộc của Việt Nam được thành lập, nhằm đánh bại chính
phủ ngụy quyền ở nam Việt Nam.

12 tháng 4 năm 1961: Chuyến bay vào vũ trụ đầu tiên của loài
người: Gagarin là phi hành gia đầu tiên của Liên Xô bay vào vũ
trụ.


14 tháng 10 năm 1964 – Những người đối lập với Khrushchev đã
hạ bệ ông tại hội nghị của ủy ban trung ương đảng. Leonid
Brezhnev và Alexei Kosygin lên nắm quyền Bí thư thứ nhất và thủ
tướng, theo thứ tự.

2 tháng 3 năm 1969 – Xung đột biên giới Xô – Trung: Một cuộc
tuần tra của binh lính Xô Viết, đã xảy ra xung đột vũ trang với
quân Trung quốc tại đảo Zhenbao .

11 tháng 7 năm 1974 – Liên Xô ký hiệp định hữu nghị và hợp tác
với chính quyền Somali.

13 tháng 11 năm 1977 – Barre hủy bỏ hiệp định hữu nghị với
Liên Xô.

24 tháng 12 năm 1979 – Liên Xô tham chiến tại Afghanistan.

27 tháng 12 năm 1979 – Chiến dịch cơn Bão-333: Quân đội Xô
Viết chiếm được các toà nhà phương tiện truyền thông và quân sự
ở Kabul, bao gồm cả dinh tổng thống Tajbeg và bắt giữ thủ tướng
Amin.

17 tháng 9 năm 1980 – Công đoàn Đoàn kết được thành lập tại
Balan.








25 tháng 1 năm 1982 – Suslov chết do đột quị.

10 tháng 11 năm 1982 – Brezhnev chết do bị đau tim.

12 tháng 11 năm 1982 - Yuri Andropov được bầu làm tổng bí thư
đảng Cộng sản Liên Xô.

9 tháng 2 năm 1984 – Andropov chết sau một cơn bệnh thận kéo
dài, người kế nhiệm ông lầm tổng bí thư là Konstantin Chernenko.

10 tháng 3 năm 1985 – Chernenko chết do khí thũng.

11 tháng 3 năm 1985 – Bộ chính trị nhất trí đề cử Mikhail
Gorbachev làm tổng bí thư đảng Cộng sản Liên Xô.

14 tháng 4 năm 1988 – Liên Xô tham chiến tại Afghanistan:
Chính phủ Liên Xô ký hiệp ước, cùng với sự chuẩn bị rút quân
khỏi Afghanistan.

15 tháng 2 năm 1989 – Liên Xô tham chiến tại Afghanistan:
Người lính cuối cùng của Liên Xô đã rời khỏi Afghanistan.

12 tháng 6 năm 1991 – Bầu cử tổng thống tại Nga: Boris Yeltsin
được bầu làm chủ tịch nước cộng hòa Xô Viết liên bang Nga.

19 tháng 8 năm 1991 - Một nhóm các quan chức cao cấp của
chính phủ đã tự động triệu tập một ủy ban tình trạng khẩn cấp quốc
gia, và tuyên bố Gennady Yanayev thay thế Gorbachev làm chủ
tịch Liên Xô.


20 tháng 8 năm 1991 – Chính quyền Estonia tuyên bố độc lập.

21 tháng 8 năm 1991 – Chíng quyền Latvia tuyên bố độc lập.

Quân đôi Xô Viết từ chối mệnh lệnh của ủy ban tình trạng khẩn
cấp quốc gia đánh chiếm thủ đô Moskva. Tất cả các nhà lãnh đạo
đối nghịch bị bắt giữ

24 tháng 8 năm 1991 – Quốc hội Ukraina tuyến bố, nước Ukraina
độc lập.

27 tháng 8 năm 1991 – Moldova tuyên bố độc lập.

30 tháng 8 năm 1991 – Nước cộng hòa Xô Viết Kyrgyz được đổi
thành - nước cộng hòa Kyrgyzstan.

31 tháng 8 năm 1991 - Nước cộng hòa Kyrgyzstan tuyên bố độc
lập.

6 tháng 9 năm 1991 – Liên Xô công nhận nền độc lập của các
quốc gia Baltic.

8 tháng 12 năm 1991 – Các nhà lãnh đạo của Nga, Belarus và
Ukraina ký thỏa thuận giải tán Liên Xô, và thành lập khối liên
minh các quốc gia độc lập.

26 tháng 12 năm 1991 – Liên Xô chính thức tan rã.

21 tháng 9 năm 1993 – Những cuộc khủng hoảng chính trị tại Nga

1993: Yeltsin tuyên bố giải tán cơ quan lập pháp của nước Nga.

4 tháng 10 năm 1993 – Quân đội chiếm giữ tòa nhà quốc hội và
bắt giữ một quan chức cấp tại đây.

12 tháng 12 năm 1993 – Một hiến pháp mới của Nga được chấp
thuận bởi cuộc trưng cầu ý dân, quyền hành cho tống thống được
nâng cao.

2 tháng 8 năm 1994 – Cuộc chiến Chechen thứ nhất: Lãnh đạo hội
đồng nhân dân cộng hòa Chechen hậu thuẫn của Nga tuyên bố ý
định lật đổ chính quyền Dudaev.

11 tháng 12 năm 1994 – Cuộc chiến Chechen thứ nhất: Quân đội
Nga tiến vào Chechnya.

3 tháng 7 năm 1996 – Bầu cử tổng thống Nga, 1996: Yeltsin suýt
bị thất bại trước đối thủ của đảng Cộng sản là Gennady Zyuganov.

30 tháng 8 năm 1996 – Cuộc chiến Chechen thứ nhất: Hiệp định
Khasav-Yurt được ký kết, để chấm dứt chiến tranh.

7 tháng 8 năm 1999 – Cuộc chiến Dagestan : Lực lượng dân
quân đóng tại Chechnya tiến đánh nước hòa Dagestan thuộc Nga,
dưới sự trợ giúp của những người địa phương ly khai.

16 tháng 8 năm 1999 – Duma quốc gia chấp thuận bổ nhiệm ông
Vladimir Putin làm thủ tướng Nga.

23 tháng 8 năm 1999 – Cuộc chiến Dagestan: Dân quân rút lui về

Chechnya.

26 tháng 8 năm 1999 – Cuộc chiến Chechen thứ hai: Lực lượng
dân quân đã từng xâm chiếm Dagestan bị oanh tạc tại căn cứ ở
Chechnya.

4 tháng 9 năm 1999 – Toàn nhà chung cư của Nga bị đánh bom:
Một chiếc xe gài bom nắm bên ngoài một khu nhà chung cư ở
Buynaksk đã phát nổ làm 64 người bị chết.

2 tháng 10 năm 1999 – Cuộc chiến Chechen thứ hai: Lính mặt đất
của Nga tiến đánh Chechnya.

8 tháng 12 năm 1999 – Thỏa thuận thành lập Liên bang Nga –
Belarus được ký kết.

31 tháng 12 năm 1999 – Putin được ứng cử kế nhiệm Boris
Yeltsin làm tổng thống Liên bang Nga.

26 tháng 3 năm 2000 – Bầu cử tổng thống Nga: Putin được bầu
làm tổng thống với 53 phần trăm phiếu bầu.

12 tháng 8 năm 2000 – Tàu ngầm nguyên tử Kursk của Nga bị nổ:
Một vụ nổ làm tê liệt chiếc tàu ngầm nguyên tử K-141 Kursk của
Nga.

×