Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

PHÂN BIỆT KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VÀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.52 KB, 13 trang )

Đề tài: PHÂN BIỆT KIỂM TOÁN ĐỘC LẬP VÀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ………………………………………………………………………….2
CƠ SỞ NỘI DUNG : Phân biệt Kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước ………..3
1. Khái quát chung về Kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước …………………...3
1.1 Khái quát chung về phân loại Kiểm toán ……………………………………………3
1.2 Khái quát chung về Kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước ……………………4
2. Các yếu tố phân biệt giữa Kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước ……………..5
2.1 Chủ thể Kiểm toán ……………………………………………………………………5
2.2 Mơ hình tổ chức ………………………………………………………………………6
2.3.Khách thể Kiểm tốn …………………………………………………………………7
2.4 Loại hình Kiểm tốn chủ yếu …………………………………………………………8
2.5 Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể Kiểm toán là ngoại kiểm ……………………8
2.6 Gía trị pháp lí của Báo cáo kiểm toán ……………………………………………….,9
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………..10
MỤC LỤC ………………………………………………………………………………11
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………...12
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT …………………………………………………………..13

1


LỜI MỞ ĐẦU
Yêu cầu đổi mới kinh tế, đòi hỏi phải xây dựng đồng bộ hệ thống cơ chế và bộ máy
quản lý, đồng thời hình thành và sử dụng có hiệu quả các cơng cụ kiểm sốt, phù hợp với
nền kinh tế thị trường và nguyên tắc, chuẩn mực, thơng lệ quốc tế. Ở Việt Nam, kiểm tốn
mới xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 90, của Thế kỷ XX. Trên thế giới, hoạt động
kiểm tốn đã có từ rất lâu, từ khi xuất hiện nhu cầu xác định tính trung thực, độ tin cậy
của thơng tin trong báo cáo tài chính, kế tốn và thực trạng tài sản của một chủ thể trong
quan hệ kinh tế.


Nếu kế tốn có nhiệm vụ tổ chức hệ thống thơng tin phục vụ cho quyết định kinh tế
của các chủ thể, các đối tượng có liên quan, thì kiểm tốn có trách nhiệm thẩm tra, đánh
giá mức độ chính xác, tin cậy, đảm bảo và nâng cao độ tin cậy của các thơng tin tài chính
do kế tốn cung cấp.
Lịch sử về quá trình ra đời và phát triển của Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán độc
lập trên thế giới được gắn liền với sự ra đời và phát triển của Nhà nước pháp quyền và sự
phát triển của nền kinh tế thị trường. Trong nền kinh tế này, cạnh tranh được xem là động
lực thúc đẩy xã hội phát triển. Có thể nói hoạt động kiểm tốn của Kiểm toán Nhà nước
và Kiểm toán độc lập được coi là một yếu tố cấu thành các quan hệ của nền kinh tế thị
trường để đảm bảo sự cân bằng các mối quan hệ kinh tế tài chính trong cạnh tranh, bảo
đảm các thông tin công khai luôn trung thực và hợp lý, nhằm làm minh bạch và lành
mạnh hóa nền tài chính quốc gia. Từ đó cần có sự phân định và nhìn nhận sự khác nhau
một các rất khoa học của 2 loại kiểm toán này.

2


CƠ SỞ NỘI DUNG
1. Khái quát chung về Kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước
1.1 Khái quát chung về phân loại Kiểm toán
Qua nghiên cứu lịch sử và bản chất của kiểm toán, chúng ta đã tiếp cận các loại kiểm
tốn khác nhau. Để có nhận thức rõ hơn về kiểm tốn và có cơ sở tổ chức tốt cơng tác
kiểm tốn cần đi sâu vào nghiên cứu các loại kiểm toán. Cũng như các hoạt động khác,
kiểm tốn cần và có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
Theo đối tượng cụ thể, kiểm tốn có thể phân thành kiểm tốn (bảng khai) tài chính,
kiểm tốn hoạt động và kiểm toán liên kết.
Theo lĩnh vực cụ thể, có thể phân kiểm tốn thành kiểm tốn thơng tin, kiểm toán quy
tắc (tuân thủ), kiểm toán hiệu năng và kiểm toán hiệu quả.
Theo phương pháp áp dụng trong kiểm tốn, có thể phân kiểm tốn thành kiểm tốn
chứng từ và kiểm tốn ngồi chứng từ. Kiểm tốn chứng từ là phương pháp mà kiểm tốn

dựa vào thơng tin kế toán, trên cơ sở phương pháp luận và phương pháp kỹ thuật để xây
dựng phương pháp riêng của mình như kiểm tra các cân đối hoặc đối chiếu. Kiểm tốn
ngồi chứng từ là phương pháp mà kiểm tốn viên chưa có đủ các cơ sở dẫn liệu nếu chỉ
dựa đơn thuần vào thơng tin kế tốn và thơng tin có liên quan khác do khách thể kiểm
tốn cung cấp. Để thu thập bằng chứng, kiểm tốn cần phải có các phương pháp thích hợp
như kiểm kê, thực nghiệm và điều tra.
Theo quan hệ giữa chủ thể và khách thể kiểm tốn có thể phân kiểm tốn thành nội
kiểm và ngoại kiểm. Kiểm tốn từ bên ngồi (ngoại kiểm) là hình thức kiểm tốn do chủ
thể kiểm tốn ở bên ngồi đơn vị thực hiện. Nội kiểm là hình thức kiểm toán do đơn vị tự
thực hiện các hoạt động kiểm tra, kiểm sốt với mục đích quản trị nội bộ.
Theo phạm vi tiến hành kiểm tốn, có thể phân thành kiểm tốn tồn diện và kiểm tốn
chọn điểm (điển hình). Kiểm tốn tồn diện và chọn điểm có thể được hiểu theo nhiều
nghĩa. Trong phạm vi đối tượng kiểm tốn, kiểm tốn tồn diện đồng nghĩa với việc tồn
3


bộ các chứng từ, nghiệp vụ thuộc đối tượng kiểm toán sẽ được chọn để áp dụng các thủ
tục kiểm tốn. Với chọn điển hình, bằng phán đốn và kinh nghiệm nghề nghiệp, kiểm
toán viên chỉ quan tâm đến những phần tử trong tổng thể chứa đựng các đặc trưng của
tổng thể hoặc các phần tử có quy mơ lớn, có khả năng sai phạm nhất.
Theo tính chu kỳ của kiểm tốn, có thể phân kiểm tốn thành kiểm tốn thường kỳ, kiểm
toán định kỳ và kiểm toán bất thường (đột xuất). Kiểm tốn thường kỳ hướng đến mục
đích thường xuyên củng cố, tăng cường và lành mạnh hóa nề nếp các hoạt động, đặc biệt
là hoạt động tài chính. Kiểm toán bất thường hướng đến việc phát hiện các tình huống sai
sót, gian lận, vi phạm các quy định, thủ tục,.. trong quá trình thực hiện các hoạt động mà
thời gian thực hiện các cuộc kiểm toán dạng này khơng được báo trước. Trong khi đó,
kiểm tốn định kỳ lại gắn liền với các kế hoạch, các lịch trình kiểm toán mà khách thể
kiểm toán đã được biết trước và cần phải chủ động lên chương trình để thực hiện.
Theo quan hệ về thời điểm kiểm toán với thời điểm thực hiện nghiệp vụ, kiểm toán bao
gồm kiểm toán trước, kiểm toán hiện hành và kiểm toán sau. Mục đích thực hiện kiểm

tốn trước nhằm cung cấp thơng tin cho việc ra quyết định, góp phần ngăn chặn hoặc
phịng ngừa những quyết định không hợp lý, không khả thi trong thực tế.
Theo tổ chức bộ máy kiểm tốn, có thể phân kiểm toán thành kiểm toán nhà nước, kiểm
toán độc lập và kiểm toán nội bộ.
Theo quan hệ pháp lý của kiểm tốn, có thể có kiểm tốn bắt buộc và kiểm toán tự
nguyện. Kiểm toán bắt buộc là kiểm tốn đối với báo cáo tài chính hàng năm và các thơng
tin tài chính khác của các doanh nghiệp, tổ chức do pháp luật quy định. Kiểm toán tự
nguyện liên quan đến các khách thể kiểm toán theo quy định của pháp luật khơng phải
kiểm tốn nhưng vẫn có nhu cầu kiểm tốn báo cáo tài chính hoặc các cơng việc kiểm
tốn khác.
Theo tính chất và phạm vi của kiểm tốn có thể phân thành kiểm tốn ngân sách và tài
sản cơng, kiểm tốn dự án các cơng trình, kiểm toán các đơn vị dự toán,…
1.2 Khái quát chung về Kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước
KTĐL và KTNN là 2 loại kiểm toán được phân loại theo tổ chức bộ máy kiểm toán.
“ Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực hiện các
chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công.”

4


Ở thời kỳ trung đại, kiểm toán nhà nước đã xuất hiện để đối soát tài sản của vua chúa.
Qua q trình phát triển cho đến nay, kiểm tốn nhà nước ở các nước phát triển đều thực
hiện chức năng kiểm tốn đơn vị ở khu vực cơng cộng.
“ Kiểm toán độc lập là các tổ chức kinh doanh dịch vụ kiểm toán và tư vấn theo yêu cầu
của khách hàng. Đây là hoạt động đặc trưng của nền kinh tế thị trường.”
Cho đến nay, trên thế giới đã có hàng trăm ngàn tổ chức kiểm toán độc lập hoạt động
trong lĩnh vực kiểm tốn và tư vấn tài chính.
2. Các yếu tố phân biệt giữa Kiểm toán độc lập và Kiểm toán Nhà nước
2.1 Chủ thể Kiểm toán


Kiểm toán độc lập

Kiểm toán Nhà nước

Chủ thể KTĐL là các kiểm toán viên độc
lập. Các kiểm toán viên độc lập là những
người hội tụ đủ các tiêu chuẩn theo chuẩn
mực kiểm toán và các quy định pháp lý về
hành nghề kiểm tốn. Nói cách khác, các
kiểm tốn viên độc lập phải hành nghề
kiểm tốn chun nghiệp và bắt buộc phải
có chứng từ kiểm tốn.
Ví dụ, ở Việt Nam, để hành nghề kiểm
tốn thì cần có đủ các điều kiện sau đây:
Về nghiệp vụ chun mơn: Phải có
chứng chỉ kế tốn viên cơng chứng (CPA).
Về phẩm chất đạo đức: Phải có
người khơng có tiền án tiền sự.
Về pháp lý: Phải đăng ký hành nghề
tại Bộ Tài chính. Ở các quốc gia khác,
kiểm toán viên thường đăng ký hành nghề
tại Bộ tư pháp.
Về xã hội: Khơng có chung lợi ích,
khơng có quan hệ ruột thịt với khách thể
kiểm toán.

Chủ thể thực hiện KTNN được gọi là
các kiểm toán viên nhà nước. Kiểm toán
viên nhà nước là các viên chức, công chức
nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch kiểm

toán để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Chức năng và quyền hạn cụ thể của từng
ngành bậc cũng có quy định cụ thể tùy
theo từng nước song nói chung cũng có sự
gần gũi giữa các quốc gia. Ngồi ra, các
kiểm tốn viên nhà nước phải có chứng
chỉ hành nghề do Tổng kiểm tốn nhà
nước cấp.

2.2 Mơ hình tổ chức

5


Kiểm tốn độc lập
Cơng ty kiểm tốn là bộ máy tổ chức
bộ máy kiểm toán với số lượng lớn các
kiểm tốn viên độc lập. Các cơng ty
này thực hiện nhiều loại dịch vụ trên
địa bàn rộng lớn. Do đó, chúng được
tổ chức theo hình thức phân tán và
điều hành theo phương thức chức năng
hoặc kết hợp. Theo mơ hình này, các
cơng ty địi hỏi trình độ tổ chức phối
hợp cao của các nhà quản lý, địi hỏi
khả năng chun mơn cao và tồn diện
của kiểm tốn viên và lãnh đạo cơng
ty, địi hỏi đầu tư lớn về chun gia,
kinh nghiệm và tiền vốn,… Tuy nhiên,
cũng do ln có tiềm năng lớn như thế

nên các cơng ty kiểm tốn có sức cạnh
tranh lớn trên thị trường. Hiện nay, thế
mạnh trong cạnh tranh quốc tế của
KTĐL thuộc về các công ty kiểm tốn
có quy mơ lớn quốc gia và xun quốc
gia.Trong số đó phải nhắc đến 4 cơng
ty xun quốc gia đứng đầu thế giới
(gọi tắt là Big-fours) là Ernst and
Young, Deloitte, KPMG Peat Marwick
and Price Waterhouse Coopers.
 Văn phịng kiểm tốn tư được hình
thành bởi một hoặc vài kiểm tốn viên
độc lập đẻ kinh doanh dịch vụ kiểm
toán và các dịch vụ khác có liên quan.
Mơ hình này phát triển phổ biến ở
Cộng hòa Pháp và các nước Tây Âu.
Ưu điểm của loại hình này là phát huy
năng động cao của bộ máy kiểm tốn,
thích ứng với nhu cầu kiểm tốn và tư
vấn của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Tuy
nhiên, nhược điểm là các văn phòng
chỉ thực hiện giới hạn các dịch vụ và
sức cạnh tranh của mỗi tổ chức cũng
hạn chế. Hiện nay ở Việt Nam chưa có
thành lập văn phịng kiểm tốn tư, các
cơng ty kiểm tốn đa số có quy mơ


Kiểm tốn Nhà nước



Trong quan hệ với kiểm toán viên Nhà
nước, kiểm toán Nhà nước là một hệ
thống tập hợp kiểm toán viên này theo
một trật tự xác định. Trong hàng loạt
mối liên hệ phức tạp đó đã hình thành
những mơ hình tổ chức khác nhau tùy
theo phạm vi các mối liên hệ.

- Trong quan hệ nhà nước, KTNN
có thể độc lập với hệ thống hành pháp
hoặc trực thuộc một phía hành pháp hoặc
lập pháp.
+ KTNN trực thuộc cơ quan lập
pháp: Với mơ hình này, KTNN trợ giúp
đắc lực cho Nhà nước không chỉ ở kiểm
tra thực hiện pháp luật mà trong cả việc
soạn thảo và xây dựng các sắc luật cụ thể.
Mơ hình này cũng tạo điều kiện tối đa để
có thể độc lập và thực hiện chức năng
phản biện đối với Chính phủ, giúp Quốc
hội thực thi quyền kiểm sốt các hoạt
động tài chính của Chính phủ. Tuy nhiên,
mơ hình này cũng khiến cho cơ quan
KTNN khơng có cơ hội tiếp xúc trực tiếp
thương xun với sự điều hành và các
hoạt động của Chính phủ, do đó có thể
làm chậm đi cơng tác kiểm tốn. Mơ hình
cơ quan KTNN trực thuộc cơ quan lập
pháp được ứng dụng rộng rãi ở nhiều

nước trên khắp thế giới như Anh, Mỹ,
Canada, Nga, Việt Nam (1/1/2006)
+ KTNN trực thuộc cơ quan hành
pháp: Mơ hình này giúp Chính phủ điều
6


nhỏ.

hành nhanh nhạy quá trình thực hiện ngân
sách và các hoạt động khác. Tuy nhiên, nó
cũng hạn chế phần nào tính độc lập của
KTNN khi thực hiện chức năng phản biện
của Chính phủ. Việc tổ chức cơ quan kiểm
tốn Nhà nước trực thuộc Chính phủ ở các
nước khác nhau cũng khơng hồn tồn
như nhau. Chẳng hạn, ở Trung Quốc,
KTNN được tổ chức thành một cơ quan
hành chính như một bộ, song có quyền
kiểm tốn các bộ khác của Chính phủ (kể
cả Bộ tài Chính); hoặc KTNN cũng có thể
được tổ chức như cơ quan chun mơn.
Mơ hình này đucợ áp dụng tại một số
quốc gia như: Trung Quốc, Nhật Bản,
Inđônêxia.
+ KTNN độc lập với cơ quan lập
pháp và hành pháp: Mơ hình này được
ứng dụng ở hầu hết các nước có nền kiểm
tốn phát triển, có nhà nước pháp quyền
được xây dựng có nền nếp như: KTNN

CHLB Đức, Tịa thẩm kế của Cộng hịa
Pháp,… Nhờ đó KTNN phát huy được
đầy đủ tính độc lập trong việc thực hiện
các chức năng của mình
 Trong liên hệ nộ bộ, cơ quan KTNN có
thể liên hệ theo chiều dọc và theo
chiều ngang.
+ Liên hệ theo chiều ngang: là mối
liên hệ nội bộ trong cơ quan kiểm tốn
cung cấp. Liên hệ này có thể trực tuyến
hoặc chức năng. Trong liên hệ trực tuyến,
Tổng kiểm tốn trưởng (hoặc Phó tổng
kiểm tốn) được ủy nhiệm trực tiếp chỉ
7


huy các hoạt động của KTNN. Trong liên
hệ chức năng, quyền điêug hành công việc
được phân thành nhiều khối, mỗi khối lại
được chia thành nhiều cấp khác nhau
+ Liên hệ dọc: là mối liên hệ trong
nội bộ tổ chức của cơ quan KTNN theo
tính chất cấp bậc, cơ quan KTNN trung
ương có thể có mạng lưới ở tất cả các địa
phương hoặc ở từng khu vực.
2.3.Khách thể Kiểm toán

Kiểm toán độc lập

Kiểm toán Nhà nước


Khách thể của KTĐL thường bao gồm:
+ Các doanh nghiệp, xí nghiệp tư
+ Các doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư
nước ngồi
+ Các liên doanh, các tổ chức trong nước
và ngoài nước
+ Các hợp tác xã và doanh nghiệp cố phần
+ Các chương trình, dự án có nguồn ngân
phí từ bên ngồi nhà nước

Khách thể của KTNN thường được bao
gồm tất cả các đơn vị, cá nhân có sử dụng
nguồn ngân sách nhà nước như:
+ Các dự án, cơng trình do ngân sách nhà
nước đầu tư
+ Các doanh nghiệp nhà nước có 100%
vốn ngân sách nhà nước
+ Các xí nghiệp cơng cộng thuộc sở hữu
nhà nước
+ Các cơ quan kinh tế, quản lí nhà nước và
các đồn thể xã hội
+ Các cá nhân có nguồn từ NSNN

2.4 Loại hình Kiểm tốn chủ yếu
Kiểm tốn độc lập

Kiểm toán nhà nước

KTĐL chủ yếu tiến hành kiểm toán tài

Kiểm tốn nhà nước chủ yếu thực hiện
chính, góp phần cơng khai, minh bạch báo kiểm tốn tài chính và kiểm tốn hoạt
cáo tài chính của các doanh nghiệp, tổ động. Với chức năng, nhiệm vụ của mình,
chức; lành mạnh mơi trường đầu tư; phát kiểm toán nhà nước tiến hành xác minh
8


hiện và ngăn chặn hành vi vi phạm pháp
luật từ đó nâng cao hiệu quả cơng tác quản
lý và điều hành kinh tế, tài chính của Nhà
nước và hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp. Ngoài ra, tùy theo yêu cầu của
khách hàng mà KTĐL có thể tiến hành
cung cấp các dịch vụ khác như tư vấn tài
chính, kế tốn,…

tính trung thực, đúng đắn của Báo cáo
quyết toán ngân sách nhà nước, chỉ ra
những sai phạm, bất cập trong việc thực
hiện ngân sách nhà nước, kiến nghị với
Chính phủ các giải pháp để quản lý, điều
hành ngân sách nhà nước phục vụ cho phát
triển kinh tế - xã hội; đánh giá hiệu quả và
hiệu năng của các chương trình, dự án của
Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế - ngân
sách.

2.5 Mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể Kiểm toán là ngoại kiểm

Kiểm toán độc lập


Kiểm toán nhà nước

KTĐL tiến hành kiểm toán dựa trên cơ
KTNN tiến hành kiểm toán mang tính
sở thỏa thuận với khách hàng thơng qua bắt buộc theo kế hoạch hàng năm và
hợp đồng kiểm toán và thu phí kiểm tốn khơng được thu phí kiểm toán đối với các
từ khách hàng.
đơn vị, tổ chức, cá nhân có sử dụng vốn và
kinh phí từ ngân sách nhà nước.
2.6 Gía trị pháp lí của Báo cáo kiểm toán
Kiểm toán độc lập
Báo cáo kiểm toán mà KTĐL phát hành có
giá trị pháp lý cao, tạo niềm tin cho những
“người quan tâm” đến tình hình tài chính
của đơn vị được kiểm toán:
- Báo cáo kiểm toán của KTĐL đươc cơ
quan Nhà nước và đơn vị cấp trên sử dụng
cho quản lý, điều hành theo chức năng,
nhiệm vụ được giao;
- Các cổ đơng, các nhà đầu tư có quyền
lợi trực tiếp với đơn vị được kiểm toán,

Kiểm toán nhà nước
Báo cáo kiểm tốn do KTNN phát hành có
giá trị pháp lý cao. Báo cáo kiểm toán của
KTNN phục vụ cho Quốc hội, Chính phủ,
Hội đồng nhân dân,… xem xét và quyết
định dự toán ngân sách nhà nước, địa
phương, sử dụng trong quản lý, điều hành

và thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà
nước. Đơn vị được kiểm toán sẽ phải thực
hiện các kết luận, kiến nghị của KTNN đối
với các sai phạm trong báo cáo tài chính
9


các bên tham gia liên doanh, liên kết, các
khách hàng và tổ chức, cá nhân khác sử
dụng kết quả kiểm toán để xử lý các mối
quan hệ về quyền lợi và nghĩa vụ của các
bên có liên quan trong quá trình hoạt động
của đơn vị;
- Ngồi ra, báo cáo KTĐL cịn giúp đơn
vị được kiểm tốn phát hiện, xử lý và ngăn
ngừa kịp thời các sai sót, yếu kém trong
hoạt động của đơn vị.

và các sai phạm trong việctuân thủ pháp
luật; thực hiện các biện pháp khắc phục
yếu kém trong hoạt động của đơn vị do
KTNN phát hiện và kiến nghị. Những kết
luận kiểm toán đã được cơ quan, người có
thẩm quyền chấp nhận có giá trị bắt buộc
thực hiện.
Sự hiện diện và hoạt động của cơ quan
KTNN đã góp phần quan trọng vào việc
thiết lập và giữ vững kỷ cương tài chính,
chấp hành Luật Ngân sách Nhà nước, phát
hiện và ngăn chặn các hành vi tham

nhũng, tiêu xài phung phí tiền của Nhà
nước. KTNN đã thực sự trở thành một bộ
phận hợp thành không thể thiếu của hệ
thống kiểm tra, kiểm soát của Nhà nước.

KẾT LUẬN
Kiểm toán là một lĩnh vực còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam. Lịch sử hình thành và
phát triển của kiểm tốn Việt Nam mới chỉ bắt đầu từ những năm đầu của thập niên 90,
xuất phát từ nhu cầu tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường: đòi hỏi các hoạt động
kinh tế - tài chính diễn ra một cách bình đẳng, minh bạch, cơng khai. Điều này thực sự
cần thiết đối với các nhà đầu tư, các doanh nhân, thương nhân và cả Nhà Nước. Những
người quan tâm rất cần độ tin cậy cao của những thông tin kinh tế - tài chính để sử dụng,
xem xét cân nhắc khi đưa ra quyết định đầu tư, kinh doanh, hoặc quyết định những vấn đề
10


về kinh tế, tài chính, ngân sách của địa phương, Nhà Nước. Và họ chỉ có thể yên tâm,
mạnh dạn đưa ra các quyết định kinh tế tài chính khi các thơng tin do các nhà kế tốn
cung cấp được đánh giá và xác nhận một cách khách quan, trung thực bởi một tổ chức
hoặc các chuyên gia hành nghề độc lập. Đó chính là các hoạt động kiểm tốn do các kiểm
tốn viên thực hiện. Vì thế hiện nay kiểm toán đang phát triển rất mạnh mẽ với nhiều loại
hình kiểm tốn và được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau. Tuy nhiên tiêu thức
phân loại cơ bản nhất là phân loại kiểm toán theo đối tượng cụ thể và phân loại theo tổ
chức bộ máy. Căn cứ vào tổ chức bộ máy kiểm tốn, có kiểm tốn nhà nước, kiểm toán
độc lập và kiểm toán nội bộ. Kiểm tốn nhà nước là cơ quan chun mơn trong bộ máy
nhà nước, thực hiện chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản cơng. Kiểm tốn độc lập là
các tổ chức cung cấp dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác theo yêu cầu của khách hàng.
Kiểm toán Nhà nước và Kiểm toán độc lập trở nên quan trọng trong điều tiết nền kinh tế
ổn định của xã hội.


11


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM
KHẢO
1. Giáo trình lý thuyết kiểm toán – Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân – Chủ biên:
GS.TS Nguyễn Quang Quynh và PGS.TS Nguyễn Thị Phương Hoa.
2. Giáo trình Kiểm tốn căn bản – do PGS.TS Nguyễn Phú Giang, Phó Trưởng Khoa Kế
tốn – Kiểm toán và các thành viên tham gia biên soạn.
3.
/>4. />
12


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT

Từ viết tắt

Nội dung cụ thể

1

KTĐL

Kiểm toán độc lập

2

KTNN


Kiểm toán Nhà nước

13



×