Tải bản đầy đủ (.pdf) (21 trang)

BÁO CÁO KIỂM TOÁN CHẤT THẢI TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI GÀ XÃ NGỌC THANH, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (958.56 KB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
KHOA MƠI TRƯỜNG

BÁO CÁO MƠN HỌC
BÁO CÁO KIỂM TỐN CHẤT THẢI TẠI TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
GÀ XÃ NGỌC THANH, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC

Họ và tên học viên/sinh viên: Đỗ Anh Thư
Mã học viên/sinh viên: 1811100217
Lớp: ĐH8QM1
Tên học phần: Kiểm tốn mơi trường
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Tạ Thị Yến

Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................1


1. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................2
Chương I. Tổng quan về cơ sở sản xuất................................................................2
1. Giới thiệu tổng quan về cơ sở chăn ni...........................................................2
2. Giới thiệu về quy trình chăn ni......................................................................4
3. Xác định năng lượng, nguyên liệu đầu vào của quá trình chăn ni................5
3.1. Ngun liệu....................................................................................................5
Chương II. Kiểm tốn chất thải của trang trại.......................................................7
2.1. Xác định các nguồn thải phát sinh trong q trình chăn ni........................7
2.2. Kiểm tốn chất thải Quy trình của kiểm toán chất thải..................................8
Chương III. Nghiên cứu, đề xuất giảm tiêu thụ năng lượng, nước và giảm thiểu
chất thải...............................................................................................................11
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................14
1. Kết luận...........................................................................................................14


2. Kiến nghị.........................................................................................................14
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................15


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Bảng thể hiện các yếu tố đầu vào tại trang trại chăn nuôi gà...............5
Bảng 2.1: Bảng thể hiện các thơng số phân tích đối với phân thải.....................10
Bảng 2.2: Bảng thể hiện các thơng số phân tích đối với nước thải.....................11
Bảng 3.1: Các biện pháp giảm thiểu và kiểm sốt nguồn thải cho quy trình chăn
ni gà.................................................................................................................12


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Bản đồ hành chính xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. 2
Hình 1.2: Sơ đồ tổng thể khu chăn ni................................................................4
Hình 1.3: Quy trình chăn ni gà tại địa điểm nghiên cứu...................................5
Hình 2.1: Sơ đồ ngun nhân phát sinh dịng thải trên quy trình chăn nuôi gà....8


MỞ ĐẦU
Theo Bộ NN & PTNT năm 2016 đàn gia cầm của cả nước có khoảng
361,72 triệu con với lượng chất thải ra môi trường rất lớn. Hằng năm, tổng đàn
gia súc, gia cầm ở nước ta thải vào môi trường hơn 85 triệu tấn chất thải rắn với
khối lượng chất thải rắn của một số vật ni chính thải ra năm 2010 là 85,3 triệu
tấn, năm 2011 là 83,67 triệu tấn và 80,97 triệu tấn năm 2012 nhưng chỉ 40% số
chất thải này được xử lý, còn lại được xả thẳng trực tiếp ra môi trường. Do vậy,
việc xử lý chất thải chăn nuôi trước khi thải ra môi trường hay sử dụng trong
canh tác nông nghiệp ngày càng được nhà nước và cộng đồng quan tâm.
Công tác quản lý chất thải ở các cơ sở sản xuất mới chỉ tập trung vào xử lý
ở “cuối đường ống”, mà chưa chú trọng đến các giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn

tại nguồn. Một trong những cơng cụ để kiểm sốt, giảm thiểu phát sinh chất thải
gây ô nhiễm môi trường trong các cơ sở sản xuất là kiểm toán chất thải (KTCT).
KTCT bao gồm rà soát, kiểm tra các quá trình sản xuất, xác định nguồn thải và
khối lượng chất thải, tính tốn cân bằng vật chất, từ đó đề xuất các giải pháp
nhằm giảm thiểu phát sinh chất thải ra môi trường. Ở Việt Nam hiện nay, KTCT
chỉ dừng lại ở các vấn đề tổng quát mà chưa đi sâu vào các lĩnh vực cụ thể, việc
áp dụng KTCT trong các cơ sở sản xuất cũng chỉ dừng lại ở một vài dự án thí
điểm. Chính vì thế, việc áp dụng các quy trình trong KTCT nhằm phịng ngừa
và giảm thiểu chất thải trong chăn nuôi là hết sức cần thiết.
Với lợi thế về điều kiện đất đai, địa hình trung du đồi núi thấp, Phúc n
có tiềm năng lớn để phát triển chăn nuôi tập trung, trang trại. Theo Báo cáo
Thống kê hằng năm, trên địa bàn thị xã Phúc Yên hiện nay có trên 60 trang trại,
trong đó có 15 trang trại gia cầm (mỗi trang trại có số lượng hàng nghìn con),
chủ yếu là gà cơng nghiệp, gà ta, gà lai chọi. Các trang trại chủ yếu nằm trong
khu dân cư, vì vậy, gây ơ nhiễm mơi trường cho người dân.Từ những lí do trên,
tơi thực hiện đề tài : “Kiểm toán chất thải tại trang trại chăn nuôi gà xã Ngọc
Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc”.
1


1. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu quy trình chăn nuôi gà tại trang trại gà xã Ngọc Thanh,
thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Xác định các loại chất thải phát sinh trong quy trình chăn ni
gà.
- Đưa ra các biện pháp giảm thiểu chất thải cho quy trình chăn
nuôi gà
Chương I. Tổng quan về cơ sở sản xuất
1. Giới thiệu tổng quan về cơ sở chăn nuôi
 Điều kiện tự nhiên, kinh tế.

Ngọc Thanh là xã miền núi duy nhất của Thị xã Phúc Yên, diện
tích tự nhiên là 7.732,68 ha; dân số hiện nay là 12.905 nhân khẩu =
2.818 hộ.
 Vị trí địa lý:
- Phía Bắc và Đơng Bắc giáp huyện Phổ n, tỉnh Thái Ngun.
- Phía Nam và Tây Nam giáp các xã Cao Minh, Xuân Hòa, Đồng
Xuân - thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Tây giáp xã Trung Mỹ, huyện Bình Xun, tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phía Đơng giáp xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.

2


Hình 1.1: Bản đồ hành chính xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc n, tỉnh Vĩnh
Phúc
Ngọc Thanh có địa hình đa dạng đan xen giữa các dãy núi là vùng đồng
bằng, do địa hình đa dạng có khí hậu trong lành, mát mẻ, nhiệt độ xuống thấp
hơn vào mùa Đông nhất là ở các thung lũng cùng với đất Ferarit đỏ vàng, có cơ
cấu tương đối tốt, phù hợp với việc trồng và phát triển rừng, các loại cây ăn quả,
cây công nghiệp, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm….
Hiện nay trên địa bàn xã hình thành nhiều mơ hình chăn nuôi gia súc, gia
cầm với quy mô lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao như mơ hình chăn nuôi gà tại
các thôn T80, Thanh Cao, Đồng Câu, Bắc Ái, Thanh Lộc…. Mơ hình chăn ni
lợn tại các thơn Thanh Cao, Đồng Chằm, Bắc Ái, Thanh Lộc, An Bình, Đồng
Giãng …, góp phần phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.
Theo Báo cáo năm 2016, tại địa bàn xã Ngọc Thanh có tổng số vật ni:
Trâu, bị: 1.900con; lợn: 4.000 con; gia cầm là 350.000 con. Triển khai chỉ đạo,
thực hiện tốt kế hoạch tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm
trên địa bàn. Tổ chức thực hiện tiêm vácxin cúm gia súc, gia cầm đạt 100% kế
hoạch, triển khai phun khử trùng, tiêu độc cho 2.180 hộ chăn nuôi. Tổng thu

nhập về chăn nuôi ước đạt 16,677 tỷ đồng.
 Giới thiệu về cơ sở chăn ni
Trên 5 ha mặt bằng, trang trại có diện tích chăn ni khá cao với diện tích
khoảng 1000 m2, chiếm 26% tổng diện tích của trang trại. Bên cạnh đó là diện
tích dành cho vườn cây ăn quả như cây bưởi, cây vải, chiếm khoảng 2800 m2.
Trang trại chăn ni theo mơ hình gà thả vườn nên tận dụng lợi thế đất đai,
vườn đồi, góp phần tăng thu nhập và tạo môi trường chăn thả gà.
Với khoảng 1000 m2 diện tích xây dựng hệ thống chuồng trại, trang trại
gồm 3 chuồng ni tương ứng với từng nhóm tuổi của gà. Tại thời điểm nghiên
cứu diện tích ứng với từng nhóm gà là: gà từ 1 đến 21 ngày tuổi có diện tích 400
m2, gà từ 22 đến 45 ngày tuổi có diện tích 200 m2 và gà trên 45 ngày tuổi có
diện tích là 400 m2.
3


Hình 1.2: Sơ đồ tổng thể khu chăn ni
 Điều kiện văn hóa – xã hội
Ngọc Thanh là một xã có nhiều thôn, địa bàn dân cư rộng nằm rải rác trong
đó có 46% dân số là người dân tộc thiểu số, trình độ dân trí còn thấp, đời sống
nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2016 theo tiêu chí chuẩn nghèo mới là 237 hộ =
8,46%, hộ cận nghèo là 148 = 5,28%, rà soát hộ nghèo cuối năm 2016 còn 182
hộ = 6,38% (giảm 55 hộ so với đầu năm = 2,2%), hộ cận nghèo 140 hộ = 4,91%
(giảm 08 hộ so với đầu năm = 0,32%).
Trên địa bàn xã có các dự án phát triển du lịnh sinh thái và sân gôn đã đi
vào hoạt động ổn định, thu hút lượng lớn lao động, tạo việc làm cho nhân dân,
hầu hết số lao động trong độ tuổi đều có việc làm ổn định. Thu nhập từ tiền
lương, tiền công và các khoản thu khác ước đạt 245,676 tỷ đồng/năm
2. Giới thiệu về quy trình chăn ni


 Quy trình chăn ni
Trước khi chăn ni 1 lứa gà tiến hành vệ sinh, khử trùng khu vực chuồng
trại. Rửa chuồng và các thiết bị bằng nước sạch hoặc vịi nước cao áp. Các bề
mặt có chất bẩn bám lâu ngày có thể ngâm vài ngày trước khi rửa. Dùng nước
4


vôi trong phun, phụt vào các khe, kẽ của tường, ngâm nền chuồng bằng nước
vôi tôi từ 2 -3 ngày, sau đó rửa sạch. Để trống chuồng tối thiểu 14 ngày trước
khi nhập gà giống về để làm tăng thêm hiệu quả của việc vệ sinh khử trùng.
Về giống, trang trại nhập giống gà J – Dabaco của tập đoàn Dabaco giai
đoạn 1 ngày tuổi. Gà J – Dabaco có ưu thế thuần nhất về giống và sự phát triển
đồng đều về trọng lượng, có khả năng thích nghi tốt với điều kiện khí hậu Việt
Nam, khả năng chống chịu bệnh tật cao, tận dụng được nguồn thức ăn tại chỗ,
phát huy lợi thế đất vườn đồi giúp giảm đáng kể chi phí.

Hình 1.3: Quy trình chăn ni gà tại địa điểm nghiên cứu
3. Xác định năng lượng, nguyên liệu đầu vào của q trình chăn ni
3.1. Ngun liệu
 Yếu tố đầu vào
Bảng 1.1: Bảng thể hiện các yếu tố đầu vào tại trang trại chăn nuôi gà
Nguyên,

Thời gian theo dõi (13/02/2017-

Đơn

nhiên liệu

vị


Ngày

Ngày

đầu vào

tính

13/02

14/02

Số lượng gà
Gà từ 1 – 21

Con
Con

ngày
5

12/03/2017)
Ngày
...
11/03

Ngày
12/03



Nguyên,

Thời gian theo dõi (13/02/2017-

Đơn

nhiên liệu

vị

Ngày

Ngày

đầu vào

tính

13/02

14/02

12/03/2017)
Ngày
...
11/03

Ngày
12/03


tuổi
Gà từ 22 – 45
ngày tuổi
Gà trên 45 ngày
tuổi
Thức ăn
Cám cơng
nghiệp
Cám gạo
Cám ngơ
Khống +
Vitamin
Vật tư
Nước
Điện
Thuốc thú ý

Con
Con

Kg
Kg
Kg
Kg
Lít
KWh

(Ghi loại và
lượng)

- Cân lượng thức ăn
Khối lượng cám được xác định bằng dụng cụ chuyên dùng (ca, bát,… ).
Tiến hành cân 3 lần/ngày trước mỗi lần cho ăn gồm buổi sáng, trưa và chiều tối.
-

Xác định lượng điện tiêu thụ

Thiết bị sử dụng chủ yếu là bóng đèn. Bấm thời gian hoạt động của bóng
đèn trong ngày, sau đó nhân với cơng suất để xác định lượng điện tiêu thụ. Thời
gian hoạt động và loại bóng đèn đối với từng giai đoạn gà là khác nhau.
-

Xác định lượng nước sử dụng

Lượng nước cho gà uống hàng ngày sẽ được xác định bằng bình có vạch
chia thể tích.

6


Sau khi xuất chuồng, tiến hành rửa chuồng trại. Lượng nước sẽ được xác
định dựa vào công suất máy bơm và thời gian vệ sinh.
-

Cách cân phân

Phân được cân 2 lần/ngày vào buổi sáng và chiều tối trước khi cho ăn, hót
phân vào thùng rồi tiến hành cân.
-


Xác định lượng nước thải

Nước thải được tính gián tiếp thơng qua nước rửa chuồng.
-

Xác định khí thải: Dựa vào hệ số phát thải của các cơng trình nghiên

cứu trước đó đã được cơng bố.
Chương II. Kiểm tốn chất thải của trang trại
2.1. Xác định các nguồn thải phát sinh trong quá trình chăn ni
Những nguồn thải chính của trang trại gà bao gồm chất thải rắn, khí thải và
nước thải. Trong đó, chất thải rắn là nguồn thải lớn gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng.
Chất thải rắn bao gồm: phân gà, rác (vật liệu lót nền như mùn cưa, rơm rạ,
vỏ trấu), vỏ bao bì thức ăn chăn ni, vỏ thuốc thú y và xác gà chết. Nước thải
chủ yếu từ hoạt động rửa chuồng của trang trại.
Cùng với đó là phát sinh các dịng thải trong q trình chăn ni gà. Lãng
phí thức ăn do chuột cắn và gà làm rơi vãi trong khi ăn; lãng phí điện năng do sử
dụng lãng phí và sử dụng các thiết bị tiêu hao điện năng; Mùi phát sinh do phân
được lưu trữ trong chuồng ni và ít vệ sinh chuồng ni.

7


Hình 2.1: Sơ đồ ngun nhân phát sinh dịng thải trên quy trình chăn ni

Những ngun nhân phát sinh sẽ là căn cứ để đưa ra các biện pháp giảm
thiểu và kiểm soát phù hợp.
2.2. Kiểm toán chất thải Quy trình của kiểm tốn chất thải
Kiểm tốn chất thải bao gồm 3 giai đoạn:


Hình 2.2: Quy trình kiểm tốn chất thải
 Giai đoạn 1: Tiền đánh giá:
8


Sử dụng phiếu điều tra để tổng hợp các thông tìn về:
- Đặc điểm chăn ni
- Các yếu tố đầu vào, đầu ra
- Quy trình chăn ni
 Giai đoạn 2: Xác định và đánh giá các nguồn thải. Định lượng các yếu
tố đầu vào – đầu ra
- Sử dụng biểu mẫu nhằm ghi chép chi tiết các yếu tố đầu vào, đầu
ra trong quy trình chăn ni trong vịng một tháng.
- Sử dụng các hệ số phát thải để ước tính nguồn thải.
- Đánh giá các nguồn thải so với các tiêu chuẩn/quy chuẩn
 Giai đoạn 3: Xây dựng và thực hiện phương án giảm thiểu chất thải
Thông qua thảo luận nhóm đề xuất các giải pháp
Các giải pháp lựa chọn như: Ma trận so sánh, phân tích SWOT, sơ đồ
xương cá,…

 Phương pháp ước tính nguồn thải
Từ các số liệu ta xây dựng hệ số phát thải riêng, từ đó ước lượng được
lượng chất thải phát sinh. Ngồi ra ta cũng xác định được tính chất của nguồn
thải dựa vào hệ số phát thải ước lượng nồng độ COD, TSS, Nts, Pts thải ra môi
trường
Đối với phân thải: dựa vào định mức lượng phân cho từng loại gà, ước tính
tổng lượng phân thải cho cả vịng đời:
M = ∑ Wj x t Trong đó: M : Tổng lượng phân (kg)
Wj : Khối lượng phân đối với gà giai đoạn j (kg/con/ngày)

t : Thời gian của gà giai đoạn j ( ngày)
Đối với khí thải: Sử dụng hệ số phát thải đối với gà A = ∑ k x nj x t
Trong đó: A: Tổng lượng khí thải
k: Hệ số phát thải khí CH4 và N2O (Shu-Yin Wang and Da-Ji Huang, 2000,
9


Assessment of Greenhouse Gas Emissions from Poultry Enteric Fermentation)
nj: Số lượng gà trong giai đoạn j (con)
t: thời gian của gà giai đoạn j (ngày)

 Phương pháp đánh giá nguồn thải
Các nguồn thải phát sinh trong quy trình sản xuất sẽ được xác định đánh
giá về các khía cạnh:
- Khối lượng phát sinh để xác định nguồn thải nào là nhiều nhất.
- Xác định các nguyên nhân phát sinh.
- Xác định tính chất nguồn thải.

 Phương pháp lấy mẫu và phân tích
- Lấy mẫu
Tiến hành lấy 3 mẫu chất thải rắn theo từng giai đoạn của gà, 3 mẫu nước
rửa chuồng. Các thủ tục lấy mẫu và phân tích mơi trường được tiến hành theo
TCVN 5999:1995 Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
- Phân tích
 Đối với phân thải
Các thơng số cần phân tích: pH, OM, Nito tổng số (Nts), Photpho tổng số
(Pts) được phân tích tại phịng thí nghiệm Khoa Mơi trường, Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.
Bảng 2.1: Bảng thể hiện các thông số phân tích đối với phân thải
Thơng

số
pH

Phương pháp phân tích
Đo nhanh bằng máy pH
meter

Tiêu chuẩn quy
định
TCVN 6492 : 2011

OM

Phương pháp Kali bicromat

TCVN 8726 : 2012

Nts

phương pháp Kjeldahl

TCVN 2620:2014

10


Phương pháp đo “màu vàng
Pts

vanadomolypdat”


11

TCVN 8563 : 2010


 Đối với nước thải
-

Các thông số đo nhanh: DO, pH, Eh, TDS

-

Các thơng số phân tích: TSS, COD, Tổng N, Tổng P
Bảng 2.2: Bảng thể hiện các thông số phân tích đối với nước thải

Thơng số

Phương pháp phân tích

Tiêu chuẩn quy định

TSS

Phương pháp trọng lượng

SMEWW2540D:2012

Phân tích theo phương pháp chuẩn
độ lượng dư K2Cr2O7 bằng dung

COD

dịch muối Mohr

TCVN 6491-1999

Phương pháp chuẩn phân tích nước
Tổng N

và nước thải – Xác định nitơ

SMEWW 4500

Chương III. Nghiên cứu, đề xuất giảm tiêu thụ năng lượng, nước và
giảm thiểu chất thải
Dựa vào các nguyên nhân phát sinh dịng thải và hiện trạng mơi trường tại
khu vực nghiên cứu, tôi đề xuất các giải pháp giảm thiểu dịng thải.
Trong số các giải pháp này có những biện pháp có thể tiến hành ngay như
sử dụng chế phẩm sinh học trong chuồng nuôi, thay đổi thiết bị rửa chuồng,….
Các giải pháp như thu gom, ủ phân và xác gà sau khi ủ phân hủy rất nhanh, hạn
chế phát thải các khí như H2S, NH3, hạn chế ô nhiễm môi trường. Sản phẩm của
quá trình ủ xác gà giàu chất dinh dưỡng trở thành nguồn phân bón bền vững cho
cây trồng (Phạm Hồng Ngân, Cam Thị Thu Hà, Đinh Phương Nam, Hoàng
Minh Đức, 2012).

12


Bảng 3.1: Các biện pháp giảm thiểu và kiểm soát nguồn thải cho quy trình
chăn ni gà

Dịng thải

Ngun nhân

Thất thốt điện
do sử dụng
bóng điện úm
gà, thắp sáng
chuồng trại
Thất thốt điện
trong khi bơm
nước
rửa chuồng

Biện pháp
Sử dụng bóng điện tiết kiệm

Sử dụng lãng phí

cùng với mật độ úm hợp lý

Thiết bị sử dụng tiêu tốt

Tắt các thiết bị điện khi

điện năng

không sử dụng đến

Thời gian rửa chuồng lâu

Thiết bị sử dụng không tối
ưu

Thay thế thiết bị bằng vòi
bơm đầu nhỏ
Sử dụng thuốc diệt chuột

Thức ăn mất đi

Chuột cắn

Đảm bảo khu vực bảo quản

khi bảo quản

thức ăn
Thức ăn rơi vãi

Điều chỉnh lại lượng thức ăn

Mất thức ăn

Dâng cao các máng cho

trong quá trình
cho ăn, đổ cám

ăn tránh lẫn phân gà
Thức ăn bị lẫn phân gà


Cẩn thận trong khâu tra cám
Thay thế thiết bị bằng vòi

Lượng nước sử dụng lớn
Nước thải trong
khâu rửa chuồng

bơm đầu nhỏ
Xây dựng hệ thống tiếp nhận

Thời gian rửa chuồng lâu

nước thải như ao cá
Sử dụng các chế phẩm sinh

Lượng phân thải rất lớn
Phân thải

học xử lý phân thải ngay
trong chuồng ni

Tích trữ thời gian lâu

Thu gom phân nhiều lần,
tránh lưu trữ thời gian lâu

13


- Ủ phân gà bằng

phương pháp ủ hiếu khí
- Các bao bì sản phẩm
Chất thải rắn
khác trong q
trình chăn ni


thức ăn chăn nuôi
- Vỏ các loại thuốc thú
y, vacxin, nilon các

- Thu gom vỏ bao bì
để bán
- Quy định nơi để rác
nhất định

loại,…

- Thu gom cho các tổ

- Xác gà

chức mơi trường xử lý
bảo đảm cơng tác phịng
và trị bệnh cho gà

- Phân tồn trữ trong
Mùi từ chất thải
chăn nuôi


chuồng với lượng lớn và
thời gian dài
- Tần suất vệ sinh
chuồng trại ít

14

- Tăng cường tần suất
thu gom, phân loại


KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trang trại chăn nuôi theo mơ hình gà thả vườn bán cơng nghiệp với 3 giai
đoạn. Thức ăn sử dụng bao gồm cám công nghiệp, cám đậm đặc, cám ngô và
cám gạo với lượng tiêu thụ thức ăn trung bình là 62,95 g/con/ngày. Lượng điện
tiêu thụ của trang trại là 38,67 KWh/ngày, lượng nước tiêu thụ trung bình là
686,67 lít/ngày và dịch vụ thú y là 3 triệu đồng/1000 gà.
Lượng phân thải trong cả vòng đời gà là 5,94 kg và cho cả trang trại là
83160 kg/thời vụ. Thông số COD của nước rửa chuồng vượt quá cột B QCVN
62 – MT:2016/BTNMT 4,36 lần; các thông số tổng Nito, TSS, pH đều thấp hơn
so với quy chuẩn. Các biện pháp thu gom còn hạn chế nên gây ô nhiễm môi
trường xung quanh.
Áp dụng các biện pháp như thiết lập lại chế dộ ăn, tăng cường tần suất thu
gom phân, thay đổi thiết bị rửa chuồng là các biện pháp chính giúp giảm thiểu
chất thải và tránh gây ơ nhiễm mơi trường.
2. Kiến nghị
Cần có biện pháp tuyên truyền, kiểm tra việc thực hiện đảm bảo vệ sinh
môi trường tại các trang trại chăn nuôi một cách thường xuyên, cần có sự kết
hợp liên ngành một cách chặt chẽ để giảm thiểu tình trạng ơ nhiễm do chất thải

chăn nuôi đang ngày càng nghiêm trọng.
Khuyến khích các mơ hình chăn ni khép kín, hỗ trợ chi phí xây dựng hệ
thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn tại các trang trại.
Các trang trại nên đưa chất thải qua hệ thống ao sinh học, có các thực vật
thủy sinh để xử lý triệt để hơn các chất ô nhiễm, đặc biệt là các chất hữu cơ.
Nghiên cứu các chỉ tiêu kinh tế để hướng đến phát triển bền vững trong
chăn nuôi.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu trong nước
1. Vũ Thị Thanh Hương, Vũ Quốc Chính, Nguyễn Thị Hà Châu,
Lê Văn Cư (2013). Kết quả nghiên cứu thực trạng và các giải pháp
quản lý mơi trường trong chăn ni hộ gia đình và trang trại nhỏ ở
một số tỉnh miền Bắc, Tạp chí Khoa học và Cơng nghệ Thủy Lợi số 18
- 2013.
2. Phạm Hồng Ngân, Cam Thị Thu Hà, Đinh Phương Nam, Hoàng
Minh Đức (2012). Ứng dụng kỹ thuật ủ hiếu khí vi sinh vật xử lý phân gà
và bước đầu ứng dụng xử lý xác gà, Tạp chí Khoa học và Phát triển
2012 Tập 10, số 3.
3. Nguyễn Quốc Nghi, Trần Quế Anh, Trần Thị Ngọc Hân (2011).
Phân tích hiệu quả kinh tế mơ hình ni gà thả vườn bán công nghiệp ở
huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, Tạp chí Khoa học 2011, Trường
Đại học Cần Thơ.
4. Nguyễn Văn Thao, Nguyễn Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Minh,
Nguyễn Thu Hà, Đỗ Nguyên Hải (2015). Nghiên cứu chế phẩm vi sinh
vật để sản xuất phân hữu cơ sinh học từ bã nấm và phân gà, Tạp chí
Khoa học và Phát triển 2015, tập 13, số 8.

5. Trịnh Quang Tuyên, Nguyễn Quế Cơi, Nguyễn Thị Bình,
Nguyễn Tiến Thơng và Đàm Tuấn Tú (2010). Thực trạng ô nhiễm môi
trường và xử lý chất thải trong chăn ni lợn trang trại tập trung, Tạp
chí Khoa học Công nghệ Chăn nuôi - Số 23.
6. Tổng cục Thống kê, Báo cáo Thống kê Chăn nuôi các năm 2010,
2011, 2012, 2013, 2014, 2015, 2016
7. Hiệp hội chăn nuôi Gia cầm Việt Nam (2009), Phát triển chăn
nuôi Gia cầm bền vững trong chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm
2020, Hà Nội.
16


Tài liệu nước ngoài
1. Addison, J.B (1984). Antibiotics in sediments and run-off waters
from feedlots.
2. Arogo, J., Westerman, P.W., heber, a.J., robarge, W.P. &
classen, J.J. 2001. Ammonia in animal production – a review. Paper
number 014089, 2001 presented at the ASAE Annual Meeting July
30– August 1, 2001.

17



×