Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

PHÂN TÍCH MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MÀ WEBSIE ALIBABA.COM ĐANG SỬ DỤNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN WEBSITE THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.21 KB, 22 trang )

1

TRƯỜNG
TRƯỜNGĐẠI
ĐẠIHỌC
HỌCLAO
LAOĐỘNG
ĐỘNG––XÃ
XÃHỘI,
HỘI,CSII
CSII
KHOA
KHOAQUẢN
QUẢNTRỊ
TRỊKINH
KINHDOANH
DOANH

Tiểu luận học phần (tên học phần)
Chủ đề tiểu luận
Tiểu luận học phần: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Họ tên sinh viên :
CHỦ ĐỀ TIỂU LUẬN:
Mã sinh viên
:
PHÂN TÍCH MƠ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ MÀ WEBSIE ALIBABA.COM
Lớp tín chỉ
:
ĐANG SỬ DỤNG, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN WEBSITE
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ


Họ tên sinh viên

: Nguyễn Thị Như Quỳnh

Mã sinh viên

: 1853401011076

Lớp tín chỉ

: TMDTT0522H_18KD_HKII_D2.2_LT

Năm 2021
Năm 2021


2

MỤC LỤC


3

DANH MỤC KÍ HIỆU, TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt
B2B

Tên tiếng Anh
Business to Business


B2C

Business to Consumer

G2B
G2C
C2B

Government to Business
Government to Consumer
Consumer to Business

C2C

Consumer to Consumer

XML

Extensible markup
Language

CNTT
ICT

Tên tiếng Việt
Giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh
nghiệp
Giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu
dùng
Giao dịch giữa chính phủ với doanh nghiệp

Giao dịch giữa chính phủ với người tiêu dùng
Giao dịch giữa người tiêu dùng với doanh
nghiệp
Giao dịch giữa người tiêu dùng với người tiêu
dùng
Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng
Công nghệ thông tin

Information and
Communication
Technology

TMĐT

Công nghệ thông tin
Thương mại điện tử

DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1: Trang chủ sàn Alibaba.com


4

LỜI NÓI ĐẦU
Em xin chân thành cảm ơn:
Ban giám hiệu trường Đại học Lao động - xã hội (CSII) đã cung cấp cơ sở vật chất,
giáo trình, tổ chức học trực tuyến để em vẫn theo kịp chương trình học
Khoa quản trị kinh doanh đã tạo điều kiện để em được học môn Thương mại điện tử
Và đặc biệt em xin cảm ơn thầy Lâm Văn Siêng giảng viên bộ môn Thương mại điện
tử đã giảng dạy hết sức tận tình giúp em có thể hồn thành bài tiểu luận này.

Vì thời gian hạn chế và kiến thức có hạn nên em khơng thể tránh được những sai xót,
rất mong được thầy và các giảng viên đóng góp ý kiến giúp cho bài tiểu luận được
hoàn thiện hơn.
Em xin trân trọng cảm ơn !


5

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1. Khái niệm về thương mại điện tử
1.1.
Khái niệm

Thương mại điện tử, hay còn gọi là e-commerce, e-comm hay EC, là sự mua bán sản
phẩm hay dịch vụ trên các hệ thống điện tử như Internet và các mạng máy tính. Thương
mại điện tử dựa trên một số công nghệ như chuyển tiền điện tử, quản lý chuỗi dây chuyền
cung ứng, tiếp thị Internet, quá trình giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử (EDI),
các hệ thống quản lý hàng tồn kho, và các hệ thống tự động thu thập dữ liệu. Thương mại
điện tử hiện đại thường sử dụng mạng World Wide Web là một điểm ít nhất phải có trong
chu trình giao dịch, mặc dù nó có thể bao gồm một phạm vi lớn hơn về mặt công nghệ
như email, các
Thương mại điện tử thơng thường được xem ở các khía cạnh của kinh doanh điện tử (ebusiness). Nó cũng bao gồm việc trao đổi dữ liệu tạo điều kiện thuận lợi cho các nguồn tài
chính và các khía cạnh thanh tốn của việc giao dịch kinh doanh
Nhìn một cách tổng quát, các định nghĩa thương mại điện tử được chia thành hai nhóm
tuỳ thuộc vào quan điểm:
-

Hiểu theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, thương mại điện tử chỉ đơn thuần bó hẹp trong việc mua bán hàng hóa

và dịch vụ thơng qua các phương tiện điện tử, nhất là qua Internet và các mạng liên thông
khác.
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), "Thương mại điện tử bao gồm việc sản xuất,
quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toán trên mạng
Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giao nhận cũng như
những thơng tin số hố thơng qua mạng Internet".


6

Theo Uỷ ban Thương mại điện tử của Tổ chức hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương
(APEC), "Thương mại điện tử là công việc kinh doanh được tiến hành thông qua truyền
thông số liệu và công nghệ tin học kỹ thuật số".
-

Hiểu theo nghĩa rộng

Thương mại điện tử hiểu theo nghĩa rộng là các giao dịch tài chính và thương mại bằng
phương tiện điện tử như: trao đổi dữ liệu điện tử, chuyển tiền điện tử và các hoạt động
như gửi, rút tiền bằng thẻ tín dụng.
Ngày nay người ta hiểu khái niệm thương mại điện tử thông thường là tất cả các phương
pháp tiến hành kinh doanh và các quy trình quản trị thơng qua các kênh điện tử mà trong
đó Internet hay ít nhất là các kỹ thuật và giao thức được sử dụng trong Internet đóng một
vai trị cơ bản và cơng nghệ thơng tin được coi là điều kiện tiên quyết. Một khía cạnh
quan trọng khác là khơng cịn phải thay đổi phương tiện truyền thông, một đặc trưng cho
việc tiến hành kinh doanh truyền thống. Thêm vào đó là tác động của con người vào quy
trình kinh doanh được giảm xuống đến mức tối thiểu. Trong trường hợp này người ta gọi
đó là Thẳng đến gia công (Straight Through Processing). Để làm được điều này địi hỏi
phải tích hợp rộng lớn các các tính năng kinh doanh.
1.2.


Đặc điểm của thương mại điện tử

Về hình thức: Giao dịch thương mại điện tử là hoàn toàn qua mạng. Trong hoạt động
thương mại truyền thống các bên phải gặp gỡ nhau trực tiếp để tiến hành đàm phán, giao
dịch và đi đến ký kết hợp đồng. Còn trong hoạt động thương mại điện tử nhờ việc sử dụng
các phương tiện điện tử có kết nối với mạng toàn cầu, chủ yếu là sử dụng mạng internet,
mà giờ đây các bên tham gia vào giao dịch không phải gặp gỡ nhau trực tiếp mà vẫn có
thể đàm phán, giao dịch được với nhau dù cho các bên tham gia giao dịch đang ở bất cứ
quốc gia nào.
Phạm vi hoạt động: Trên khắp toàn cầu hay thị trường trong thương mại điện tử là thị
trường phi biên giới. Điều này thể hiện ở chỗ mọi người ở tất cả các quốc gia trên khắp
tồn cầu khơng phải di chuyển tới bất kì địa điểm nào mà vẫn có thể tham gia vào cũng


7

một giao dịch bằng cách truy cập vào các Website thương mại hoặc vào các trang mạng xã
hội.
Chủ thể tham gia: Trong hoạt động thương mại điện tử phải có tổi thiểu ba chủ thể tham
gia. Đó là các bên tham gia giao dịch và không thể thiếu được tham gia của bên thứ ba đó
là các cơ quan cung cấp dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực, đây là những người tạo môi
trường cho các giao dịch thương mại điện tử. Nhà cung cấp dịch vụ mạng. Nhà cung cấp
dịch vụ mạng và cơ quan chứng thực có nhiệm vụ chuyển đi, lưu giữ các thông tin giữa
các bên tham gia giao dịch thương mại điện tử, đồng thời họ cũng xác nhận độ tin cậy của
các thông tin trong giao dịch Thương mại điện tử.
Thời gian không giới hạn: Các bên tham gia vào hoạt động thương mại điện tử đều có
thể tiến hành các giao dịch suốt 24 giờ 7 ngày trong vòng 365 ngày liên tục ở bất cứ nơi
nào có mạng viễn thơng và có các phương tiện điện tử kết nối với các mạng này, đây là
các phương tiện có khả năng tự động hóa cao giúp đẩy nhanh q trình giao dịch.

1.3.

Vai trò của thương mại điện tử

Thương mại điện tử là cầu nối thông minh và là công cụ giao tiếp giúp trao đổi dễ
dàng giữa người mua và người bán mọi lúc mọi nơi. Nhờ có thương mại điện tử mà nhu
cầu mua sắm và trao đổi hàng hóa tăng trưởng nhanh và rất nhanh. Con người thực sự
muốn mua sắm nhiều hơn bởi họ có thể tham khảo và đặt hàng ngay tại nhà, phù hợp với
những người thường xuyên bận rộn.Sự ra đời và phát triển mạnh mẽ của thương mại điện
tử đã có sự tác động mạnh mẽ tới toàn bộ các lĩnh vực khác của đời sống xã hội. Bất kì ở
lĩnh vực nào cũng cần có sự trao đổi, giao dịch và hợp tác, thương mại điện tử rút ngắn
khoảng cách, tiết kiệm chi phí, sức lực và nhân lực, thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh
vực. Thương mại điện tử là cầu nối thông minh và là công cụ giao tiếp giúp trao đổi dễ
dàng giữa người mua và người bán mọi lúc mọi nơi. Nhờ có thương mại điện tử mà nhu
cầu mua sắm và trao đổi hàng hóa tăng trưởng nhanh và rất nhanh
Phân loại thương mại điện tử
Phân theo đối tượng tham gia: 3 đối tượng chính : Chính phủ (G-Government), Doanh
nghiệp (B-Business) và Khách hàng (C-Customer hay Consumer). Nế kết hợp cặp một


8

trong 3 đối tượng này sẽ có 9 hình thức theo đối tượng tha gia và được chia thành 3
nhóm:
-

B2C, B2B, B2G
- G2B, G2C, G2C

-


C2G, C2B, C2C.
• Mơ hình thương mại điện tử B2B
B2B (Business to Business) là giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau chứ không

phải giữa các khách hàng thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông, đặc biệt
là mạng Internet. Sau khi đăng ký trên sàn giao dịch B2B, các cơng ty có thể cung cấp
hàng hóa, tìm kiếm đối tác, đặt hàng, ký hợp đồng và thanh tốn thơng qua hệ thống.
-

Đặc điểm:

Hầu hết các ứng dụng B2B nằm trong quản lý cung ứng (đặc biệt là chu trình đặt hàng),
quản lý kho hàng (chu trình quản lý đơn đặt hàng-vận đơn), quản lý phân phối (đặc biệt
là phân phối chứng từ vận tải) và quản lý thanh toán (chẳng hạn như hệ thống thanh toán
điện tử hoặc thu nhập trên mỗi cổ phiếu) . Ở Việt Nam có một số nhà cung cấp B2B “có
tiếng” trong lĩnh vực CNTT như FPT, CMC, Nebula… Ngồi các dịch vụ khác cịn có
hàng loạt dự án cung cấp phần mềm, website chất lượng cao giá rẻ
-

Hoạt động của mơ hình B2B

Mơ hình B2B được áp dụng cho quá trình giao dịch giữa tổ chức và địa điểm cung cấp
bán bn. Trong mơ hình B2B trên Internet, vấn đề quan trọng nhất là việc trao đổi thơng
tin kinh doanh có cấu trúc và tự động giữa hai hệ thống khác nhau Mơ hình B2B thích
hợp cho việc kinh doanh tài liệu giữa các công ty, giữa các tổ chức, giữa công ty mẹ và
công ty con, và giữa các công ty trong cùng một hiệp hội. Khi sử dụng mơ hình B2B, cần
có chữ ký điện tử của công ty và tổ chức để xác minh khách hàng và bảo mật thông tin
mua bán. Người mua muốn mua hàng sẽ kiểm tra danh mục của người bán để tìm và đặt
hàng.Sau đó người bán sẽ xử lý đơn hàng và gửi hóa đơn cho người mua. Mơ hình B2B

hiện đang được sử dụng trên thị trường điện tử là thị trường điện tử tổng hợp, có nhiều


9

tên gọi và chức năng khác nhau: thương mại điện tử, chợ điện tử, trao đổi, hiệp hội doanh
nghiệp, thương mại, trung tâm giao dịch, cổng thơng tin B2B.
Ưu điểm



Thị trường B2B có thể dự đốn được là sẽ tăng trưởng cao, ổn định.Có lịng trung thành
của khách hàng lớn hơn so với các mơ hình thương mại điện tử khác.B2B có chi phí vận
hành thấp hơn sau khi thiết lập ban đầu vì hầu hết các quy trình được tự động hóa và hợp
lệ trong một thời gian dài.Bạn có thể tạo ra lợi nhuận cao và bền vững từ các khách hàng
lặp lại.
Nhược điểm



Thương mại điện tử B2B thường địi hỏi vốn lớn để thiết lập. Chi phí bao gồm đăng ký
kinh doanh, xây dựng thương hiệu và thiết lập một văn phịng thực hoặc ảo.Có một nhóm
khách hàng nhỏ hơn khi so sánh với các mơ hình khác.Vì tiếp thị B2B nhắm đến các
doanh nghiệp, việc bán hàng hơi khó khăn vì các cơng ty mất nhiều thời gian hơn để đưa
ra quyết định.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.

Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu của bài tiểu luận là mơ hình thương mại điện tử của website
Alibaba.com
2.2.

Phạm vi nghiên cứu

-

Về không gian: sự phát triển của mơ hình thương mại điện tử của website Alibaba.com

-

Về thời gian: các số liệu và dữ kiện của bài tiểu luận được tập hợp từ năm 2010 đến tháng
2/2021

-

Về nội dung: các mơ hình kinh doanh thương mại điện tử của website Alibaba.com


10

2.3.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu mơ hình thương mại điện tử của website alibaba.com từ đó rút ra những
bài học vào sự phát triển website thương mại điện tử cho các doanh nghiệp Việt
Nam.



11

CHƯƠNG II: MƠ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA TẬP ĐỒN ALIBABA
1. Giới thiệu về tập đồn thương mại điện tử Alibaba

Cơng ty Hữu hạn Cổ phần Tập đồn Alibaba là một tập đoàn thương mại điện tử cung
cấp dịch vụ bán hàng giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng,doanh nghiệp tới người
tiêu dùng và doanh nghiệp với doanh nghiệp dịch vụ bán hàng thông qua cổng thông tin
điện tử. Tập đồn cũng cung cấp dịch vụ thanh tốn điện tử, cơng cụ tìm kiếm mua sắm
và dịch vụ điện toán đám mây được Jack Ma thành lập vào năm 1999, có trụ sở đặt
tại Hàng Châu, Chiết Giang, Trung Quốc.
Năm 1999, Mã Vân (Jack Ma) cùng 17 người khác đã lên kế hoạch thành lập Alibaba.
Họ thành lập trang web Alibaba.com, một cổng thông tin doanh nghiệp với doanh nghiệp
để kết nối các nhà sản xuất Trung Quốc với người mua ở nước ngồi. Năm 2002, cơng ty
này bắt đầu có lợi nhuận lần đầu tiên.
Tính đến tháng 1 năm 2007, Alibaba Group gồm có 5 cơng ty:
1.

Alibaba.com: Website thương mại quốc tế phục vụ các doanh nghiệp vừa và nhỏ

2.

Đào Bảo - Đối thủ chính của eBay ở Trung Quốc về đấu giá trực tuyến. Hiện tại
Đào Bảo đã có trên 65% thị trường đấu giá

3.

Yahoo! Trung Quốc - Dịch vụ tìm kiếm trực tuyến của Trung Quốc


4.

Chi Phó Bảo – Đối thủ chính của PayPal về thanh toán trực tuyến ở Trung Quốc

5.

Phần mềm A Lý - Hoạt động từ tháng 1 năm 2007, Alisoft cung cấp các dịch vụ
web cho thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ

Alibaba.com cũng là một trang web đối tác GlobalTrade.net cùng với Bộ Thương mại
Hoa Kỳ


12

Trong năm 2012, hai trong số các cổng thông tin của Alibaba xử lý 1,1 nghìn tỷ nhân dân
tệ (170 tỷ USD) doanh số bán hàng. Công ty chủ yếu hoạt động ở Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa.
Ngày 19 tháng 9 năm 2014, tập đồn Alibaba chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu
tài Sở giao dịch chứng khoán New York với vốn hóa 231 tỷ USD, cao hơn
cả Amazon và eBay cộng lại. Tính đến thời điểm tháng 9 năm 2014, tập đồn Alibaba có
quy mơ 20.000 nhân viên và 90 văn phịng trên tồn thế giới
1.1.

Giới thiệu website alibaba.com

Website tiếng Anh alibaba.com chuyên về thương mại B2B, đặc biệt cho các khách
mua quốc tế muốn giao thương với các khách bán Trung Quốc. Từ năm 2010,
Alibaba.com bắt đầu mở rộng hoạt động kinh doanh ra toàn cầu bằng việc cho phép các
doanh nghiệp nước ngồi có thể khai thác và sử dụng như doanh nghiệp trung quốc.

Alibaba.com là một website dạng định hướng tìm kiếm như google nhưng chuyên về mua
bán xuất nhập khẩu (Tức là nếu cần nhập bất kỳ sản phẩm nào, chỉ cần dùng từ khóa vào
mục tìm kiếm trên web thì người dùng sẽ có được những thơng tin chun ngành về sản
phẩm và nhà cung cấp). Website tiếng Trung Quốc chinese.alibaba.com tập trung vào thị
trường B2B nội trong Trung Quốc
Alibaba.com là một trong những trang web thương mại điện tử nổi tiếng nhất của tập
đoàn Alibaba tại Trung Quốc, đã trở thành trang web mua sắm trực tuyến hàng đầu thế
giới tại Trung Quốc, đã quá quen thuộc với người tiêu dùng Việt Nam u thích mua sắm
trực tuyến. Trong q trình hoạt động và phát triển, Alibaba đã có những bước tiến dài và
trở thành đối thủ khó chơi khiến hai gã khổng lồ eBay và Amazon phải dè chừng.
Khi đến với Alibaba, bạn sẽ chống ngợp trước kho hàng hóa vơ cùng phong phú và
đa dạng, bạn có thể tìm thấy bất cứ hàng hóa nào mình cần, kể cả hàng hiếm chưa có trên
thị trường Việt Nam. Giá cả hợp lý và hầu hết người tiêu dùng đều có thể mua được. Đặc
biệt, Alibaba luôn lựa chọn kỹ lưỡng các nhà cung cấp và cung cấp các chức năng đánh
giá cửa hàng, đánh giá sản phẩm đáng tin cậy để tăng sự tin tưởng của khách hàng.


13

Hình thức kinh doanh: Từ khi thành lập Alibaba chưa có giao dịch, chỉ đóng vai trị
là cầu nối giữa các doanh nghiệp. Alibaba hoạt động theo mơ hình B2B (Doanh nghiệp
với Doanh nghiệp). Theo thống kê, tính đến nay, Alibaba đã kết nối hơn 79 triệu công ty
tại hơn 200 quốc gia và khu vực.
Khách hàng mục tiêu: Alibaba là một sàn giao dịch quốc tế, khách hàng mục tiêu là
những khách hàng mua hàng với số lượng lớn như thương gia, nhà buôn, chủ cửa hàng ...
Sản phẩm: Trên Alibaba, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm bất cứ sản phẩm nào mình cần,
từ thời trang, đồ gia dụng, mỹ phẩm, đồ chơi, đồ điện tử… Mẫu mã, chủng loại, màu sắc,
kích thước của từng sản phẩm vơ cùng đa dạng, tùy theo nhu cầu của thương nhân và
doanh nghiệp. những chủ sở hữu.
Phạm vi kinh doanh: website thương mại điện tử Alibaba.com có phạm vi kinh

doanh trên toàn thế giới. Điều này thể hiện rõ qua giao diện hơn 48 ngôn ngữ và hỗ trợ
vận chuyển hàng hóa quốc tế.
2. Phân tích mơ hình thương mại điện tử của Alibaba.com
2.1.

Mơ hình sàn giao dịch điện tử Alibaba.com

2.1.1. Mơ hình thương mại điện tử B2B

Alibaba.com là một trong những trang web thương mại nổi tiếng trực thuộc tập đoàn
Alibaba. Kể từ khi được đưa vào sản xuất năm 1999, Alibaba đã có những bước phát triển
đáng kể và trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh mẽ với hai gã khổng lồ “eBay và Amazon”.
Alibaba được coi là một trang web trực tuyến điển hình hoạt động theo mơ hình B2B
(Doanh nghiệp với Doanh nghiệp). Đây là một mơ hình kinh doanh để thực hiện các giao
dịch thơng qua Internet, giúp kết nối các công ty với nhau, chứ không phải giữa công ty
và khách hàng. Sau khi đăng ký trên sàn giao dịch B2B, các cơng ty có thể cung cấp hàng
hóa, tìm kiếm đối tác, đặt hàng, ký hợp đồng và thanh tốn thơng qua hệ thống. Mã Vân
nhận ra thế mạnh của Trung Quốc là quốc gia chuyên sản xuất số lượng lớn hàng hóa giá


14

rẻ, và biến Alibaba thành cầu nối giúp các công ty đa quốc gia lớn tiếp cận với nguồn tài
nguyên dồi dào. Hàng hóa của quốc gia này.

Hình 2.1: Trang chủ sàn Alibaba.com
a.

Phương thức hoạt động


Sản phẩm trên Alibaba là khơng giới hạn, tại đây bạn có thể tìm thấy bất cứ thứ gì, kể cả
những mặt hàng quý hiếm mà bạn khơng thể tìm thấy ở bên ngồi. Alibaba sẽ giúp các
cơng ty tìm được sản phẩm và nhà cung cấp mà họ cần. Sau khi hai bên đạt được thỏa
thuận nhất định, Alibaba sẽ cung cấp dịch vụ giúp các công ty thực hiện các giao dịch
"ngoại tuyến".
Alibaba có thể coi là một trung gian tiện lợi, giúp người mua và người bán không cần gặp
mặt, không cần tốn nhiều thời gian và sức lực vẫn có thể đạt được hợp đồng mua bán
nhàn hạ. Công ty đã giành được giải thưởng "Best of the Web: B2B" do Tạp chí Forbes
bình chọn trong 4 năm liên tiếp. Cơng ty cũng được độc giả của Tạp chí Kinh tế Viễn
Đơng bình chọn là trang web B2B phổ biến nhất hiện nay.


15
b. Yếu tố khiến mơ hình B2B của Alibaba thành cơng

Các yếu tố chính cho sự thành cơng của mơ hình kinh doanh B2B của Alibaba
+ Đáp ứng mọi nhu cầu của nhà cung cấp và người mua.
+ Việc đăng ký gian hàng nhanh chóng và dễ dàng đã giúp Alibaba thu hút một lượng lớn
các nhà cung cấp. Vì vậy, kho hàng ở đây cũng vô cùng phong phú, với hơn 400.000 mặt
hàng thuộc 27 chủng loại. Đối với các nhà máy sản xuất ở bất kỳ quốc gia nào khác, nếu
muốn tìm nguyên vật liệu, thiết bị ... có thể đặt hàng số lượng lớn trên Alibaba.com, giá
rẻ
+ Cung cấp miễn phí cho người dùng hầu hết các công cụ.
+ Luôn lựa chọn nhà cung cấp một cách cẩn thận, và cung cấp các chức năng đánh giá
cửa hàng và đánh giá sản phẩm đáng tin cậy để tăng niềm tin với khách hàng.
Hiện tại, Alibaba chủ yếu kinh doanh tại hai thị trường là Trung Quốc và Nhật Bản.
Alibaba cũng hy vọng sẽ mở rộng thị trường sang nhiều quốc gia khác, đặc biệt là các
quốc gia châu Á như Hàn Quốc và Singapore. Về mục tiêu dài hạn, Alibaba sẽ trở thành
cầu nối thị trường giữa Châu Á và Châu Mỹ - Âu.
c. Những thành tựu đạt được


Hiện nay, Alibaba.com kết nối hơn 79 triệu công ty tại 240 quốc gia và khu vực, Alibaba
có văn phòng đại diện tại hơn 70 thành phố ở Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Hoa Kỳ và Châu Âu. Alibaba là nơi các công ty từ khắp nơi trên thế giới gặp gỡ nhau và
tìm kiếm đối tác để mua hoặc bán sản phẩm rất hiệu quả. Hiện có hơn 4,83 triệu cơng ty
thành viên đã đăng ký tài khoản trên Alibaba, Alibaba.com có thể là điểm dừng chân đầu
tiên và cuối cùng để các nhà xuất nhập khẩu nắm bắt cơ hội và thúc đẩy kinh doanh trực
tuyến.
Trung bình, mỗi ngày Alibaba.com có hơn 18.740 doanh nghiệp mới tham gia.
Alibaba.com trở thành sàn TMĐT kết nối doanh nghiệp lớn nhất thế giới. Có hơn
400.000 mặt hàng được phân loại trong 27 danh mục đang có mặt tại đây.


16

Công ty đã giành được giải thưởng "Best of the Web: B2B" do Tạp chí Forbes bình chọn
trong 4 năm liên tiếp. Công ty cũng được độc giả của Tạp chí Kinh tế Viễn Đơng bình
chọn là trang web B2B phổ biến nhất hiện nay. Alibaba là một trong những sàn giao dịch
thương mại điện tử lớn nhất thế giới và là nhà cung cấp dịch vụ tiếp thị trực tuyến hàng
đầu cho các nhà xuất nhập khẩu, Alibaba cũng là một điểm đến cho những công ty xuất
nhập khẩu muốn tìm cơ hội kinh doanh và xúc tiến việc kinh doanh trên mạng.
3. Nhận xét về webside alibaba.com

Được Jack Ma thành lập tại Quảng Châu vào năm 1999 muộn hơn Amazon, nhưng
Alibaba đã nhanh chóng đạt được thành cơng lớn tại thị trường Trung Quốc. Ban đầu, đối
thủ cạnh tranh trực tiếp của Alibaba là eBay và cả hai đều đang điều hành các doanh
nghiệp bán lẻ trực tuyến ở Trung Quốc. Tuy nhiên, khi eBay buộc phải rời khỏi thị trường
Trung Quốc vào năm 2006, cuối cùng thì Alibaba đã là người chiến thắng. Khi thành lập
Alibaba, Jack Ma cho rằng các công ty châu Á không nên được định hình bởi các mơ
hình. Kinh doanh châu Âu hoặc Mỹ, nhưng bạn có thể học hỏi nhiều điều từ họ.

Tuy nhiên, Jack Ma tin rằng ở Trung Quốc, B2B là ưu tiên số một. Quan điểm của ông
xuất phát từ thực tế là trong hai thập kỷ chuyển đổi, Trung Quốc được mệnh danh là
“công xưởng thế giới” và trở thành nơi sản xuất tập trung nhiều mặt hàng khác nhau. Các
công ty sản xuất vừa và nhỏ có khả năng cung cấp cho thế giới nhưng thiếu sản xuất ở
Trung Quốc đã trở thành khách hàng tiềm năng của Alibaba.
Alibaba có thể coi là một nơi giao dịch, một “cái chợ” cho người mua và kẻ bán gặp
nhau. Trong đó, tất cả mọi người khơng cần phải chả phí vào “chợ” mà chỉ có những
người bán hàng muốn chọn vị trí đẹp thì trả thêm tiền.
Mơ hình này của Alibaba khác với các hãng bán lẻ khác như Amazon hay Walmart khi
không cố mua rẻ từ nhà sản xuất và cố bán cho khách hàng. Nhờ đó, công ty Trung Quốc
này không phải chịu thêm những chi phí cũng như rủi ro mà các hãng bán lẻ phải đối
mặt.
4. Thực trạng phát triển của các website thương mại điện tử tại Việt Nam


17

Thời đại công nghệ số 4.0 cùng với sự phát triển như vũ bão của Internet, xu hướng
kinh doanh trực tuyến, bán hàng online đã đem lại hiệu quả kinh tế cho khơng ít lĩnh vực
kinh doanh tại nước ta. Chính vì vậy, cụm từ thương mại điện tử hiện nay đã khơng cịn
q xa lạ và lĩnh vực này cịn được đánh giá là một lĩnh vực có tiềm năng phát triển mạnh
mẽ song hành cùng với sự phát triển của Internet và nền tảng công nghệ thông tin ngày
càng được hiện đại hoá.
Theo một kết quả thống kê cho thấy, có khoảng 64 triệu người dân Việt Nam đã sử
dụng Internet và trung bình mỗi người sẽ truy cập Internet 2 giờ/ngày; số người sử dụng
smart phone hiện nay ở Việt Nam chiếm khoảng 82% dân số và nhiều người còn sử dụng
hơn 02 chiếc điện thoại. Điều này cho thấy khả năng truy cập vào các website thương mại
điện tử lớn hơn bao giờ hết. Đây chính là nền tảng để lĩnh vực Ecommerce phát triển
mạnh ở nước ta.
Bên cạnh đó, người tiêu dùng Việt Nam cũng đang quen dần với lĩnh vực mua sắm

trực tuyến khi các thiết bị điện tử đã khơng cịn q xa lạ. Ngoài ra, với sự thay đổi của
xã hội và nhịp sống hiện đại đầy bận rộn, thời gian dành cho việc ra ngoài mua sắm sẽ
hạn chế rất nhiều và thương mại điện tử sẽ trở thành lựa chọn phù hợp.
Đặc biệt, vai trò của TMĐT cũng trở nên quan trọng hơn khi tỷ trọng doanh thu từ TMĐT
trên tổng mức bán lẻ hàng hóa cả nước năm 2019 đạt 4,2%, tăng 0,6% so với năm 2018.
Số lượng người tham gia mua sắm trực tuyến trên các nền tảng TMĐT tăng vọt. Năm
2019, cả nước có 39,9 triệu người tham gia mua sắm trực tuyến, tăng 11,8% so với năm
2018 và tăng gần gấp đôi chỉ sau 3 năm. Giá trị mua sắm trực tuyến bình quân đầu người
đạt 202 USD, tăng 8,6%. Trong số 10 sàn TMĐT có tổng số lượt truy cập website cao
nhất tại thị trường Đơng Nam Á 6 tháng đầu năm 2019, có tới 5 là của các doanh nghiệp
(DN) Việt Nam – gồm Tiki, Sendo, thegioididong, Điện Máy Xanh và FPT Shop.


18

CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN WEBSITE
THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÁC DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM
1. Xu hướng chung của các website TMĐT tại Việt Nam

Theo các chuyên gia, thị trường TMĐT Việt Nam đang diễn ra theo hai xu hướng.
Một là, cuộc chơi dành cho các ông lớn TMĐT với những khoản đầu tư khổng lồ nhằm
tranh giành thị phần; Hai là, sự xuất hiện ngày càng nhiều các ý tưởng khởi nghiệp với
công nghệ đột phá cung cấp dịch vụ cho những DN đầu ngành. Theo Bảng xếp hạng các
DN TMĐT hàng đầu tại Việt Nam do iPrice insights cập nhật vào ngày 03/3/2020 cho
thấy, Shopee Việt Nam tiếp tục dẫn đầu trong cả năm 2019 về lượng truy cập website
(đạt trung bình 38 triệu lượt/tháng). Theo sau lần lượt là Thegioididong với 28 triệu
lượt/tháng, Sendo với 27,2 triệu lượt/tháng, Lazada với 27 triệu lượt/tháng và Tiki với
24,5 triệu lượt/tháng.
Số lượng người dùng sử dụng các thiết bị di động ngày càng nhiều; sự thay đổi thuật
toán của Google ưu tiên cho những website thân thiện với thiết bị di động... Đó chính là

những yếu tố để thương mại điện tử có xu thế chuyển qua kinh doanh trên nền tảng di
động, thiết bị di động.
Nhiều doanh nghiệp thương mại điện tử phổ biến tại Việt Nam đã nắm bắt được xu
hướng và tập trung phát triển kinh doanh trên nền tảng di động với các ứng dụng di động,
thiết kế web có giao diện thân thiện với điện thoại thông minh, máy tính bảng.... Họ hiểu
rằng để thu hút được số đơng người tiêu dùng có thói quen lướt Internet bằng thiết bị di
động thì sự chuyển hướng xu thế kinh doanh thương mại điện tử này là thật sự cần thiết.
2. Đề xuất giải pháp phát triển website TMĐT
2.1.
Lựa chọn mô hình phù hợp

-

Đối với doanh nghiệp sản xuất quy mơ lớn, nên áp dụng mơ hình TMĐT bên bán B2B

-

theo hình thức “Bán hàng trực tiếp qua website”
Các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ đóng vai trị trung gian, tạo thị trường tiếp tục

-

nghiên cứu và áp dụng mơ hình “Sàn giao dịch TMĐT B2B” bao gồm:
Sàn giao dịch TMĐT B2B theo ngành - Sàn giao dịch TMĐT B2B theo khu vực thị
trường


19
2.2.


Đào tạo nguồn nhân lực

Thương mại điện tử đòi hỏi mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà sản xuất, nhà phân
phối, người tiêu dùng, kỹ thuật viên và các cơ quan chính phủ. Thương mại điện tử bao
gồm các giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp (B2B), doanh nghiệp với người
tiêu dùng (B2C), chủ yếu trong thị trường bán lẻ và giao dịch mua hàng hóa và dịch vụ
giữa doanh nghiệp với chính phủ (B2G). Các cơ quan chính phủ thường đấu thầu trực
tuyến và thiết lập các trang web để cung cấp các dịch vụ công (như hải quan điện tử;
chứng nhận xuất xứ điện tử, kê khai thuế trực tuyến, v.v.), giữa các cá nhân (C2C), người
tiêu dùng thiết lập trang web của riêng họ hoặc thông qua các trao đổi có sẵn để mua,
bán, đấu giá hàng hóa ... Một mặt, giao dịch địi hỏi một đội ngũ chuyên gia máy tính
mạnh mẽ, những người liên tục bắt kịp các thành tựu CNTT mới nổi để phục vụ thương
mại điện tử và có khả năng thiết kế phần mềm đáp ứng nhu cầu của kinh tế kỹ thuật số.
Mặt khác, mọi người tham gia thương mại điện tử cần có khả năng sử dụng máy tính để
có thể truyền đạt thơng tin thành thạo trên Internet, đồng thời có hiểu biết cần thiết về
thương mại, luật pháp ... Nếu là ngành ngoại thương, bạn cũng cần hiểu luật quốc tế và
ngoại ngữ.
Vì vậy, khơng chỉ đối với các doanh nghiệp, các nhà quản lý quốc gia mà đối với
tất cả mọi người, cần đào tạo chuyên gia tin học, phổ cập kiến thức thương mại điện tử,
đồng thời lan tỏa lợi ích của thương mại điện tử, từng bước thay đổi thói quen, tâm lý của
người tiêu dùng. , từ chỗ chỉ mua trực tiếp tại các siêu thị và chợ. Mua sắm chuyển sang
mua sắm trực tuyến.
2.3.

Đảm bảo an toàn cho các giao dịch TMĐT

Thương mại điện tử có nhiều tác dụng tích cực nhưng cũng tồn tại những hạn chế,
đó là dễ bị hacker phát tán virus, tấn công website, phát tán thư điện tử, thư rác, trộm tiền
từ thẻ ATM, v.v. Mặt khác, cũng có những giao dịch xấu qua mạng Internet như: Mua bán
khiêu dâm, ma túy, buôn lậu, buôn bán hàng giả, bom thư chỉ thị, chế tạo chất nổ, tuyên

truyền kích động bạo lực, v.v.
Gần đây, Thương Mại Điện Tử tại Việt Nam có sự phát triển vượt bậc với các tên
tuổi lớn như Tiki, Shopee, Lazada, Sendo, Vntrip, Hotdeal hay Luxstay. Bên cạnh tiềm


20

năng phát triển, vẫn tồn tại những thách thức và rủi ro kìm hãm sự bứt phá của các doanh
nghiệp TMĐT như : vấn đề lòng tin của người tiêu dùng, vấn đề bảo mật đối với hệ thống
công nghệ thơng tin, khó khăn trong việc bảo vệ dữ liệu khách hàng trước rủi ro bị tin tặc
tấn công đánh cắp.


21

KẾT LUẬN
Sự phát triển của thương mại điện tử ở Việt Nam khơng nằm ngồi xu thế chung
của thế giới. Trong những năm gần đây, thương mại điện tử đã thâm nhập sâu hơn vào
các doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, việc ứng dụng nó vào hoạt động sản xuất và vận
hành cịn gặp nhiều khó khăn lớn. Nhiều cơng ty Việt Nam đã bước chân vào lĩnh vực
này, thậm chí cả doanh nghiệp nhà nước, nhưng vẫn chưa có mơ hình nào đạt được thành
cơng đáng kể. Chủ đề “Mơ hình thương mại điện tử của website Alibaba.com và giải
pháp cho website TMĐT của doanh nghiệp Việt Nam” hy vọng sẽ cung cấp một góc nhìn
mới về tiềm năng phát triển của thương mại điện tử Việt Nam và các giải pháp nâng cao
hiệu quả.
Nghiên cứu trong bài tiểu luận này là tích hợp cơ sở lý thuyết và nghiên cứu và phân tích
mơ hình thương mại điện tử của Alibaba.com. Sử dụng mơ hình điển hình B2B để phân
tích thành cơng của Alibaba, học hỏi từ chúng và giúp các công ty Việt Nam tiếp cận,
thành lập và chuyển hướng kinh doanh sang mơ hình thương mại điện tử, thay thế
phương thức kinh doanh truyền thống, góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh

doanh. Cơ sở hạ tầng, cải thiện chất lượng sản phẩm, chống hàng giả, hoàn thiện nền tảng
pháp lý, tạo niềm tin cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng Việt Nam. Vì vậy, cần một
giải pháp thực sự hiệu quả, tổng thể và đồng bộ từ Chính phủ, các bộ, ngành, cơ quan
quản lý và doanh nghiệp để làm cho các trường kinh doanh thương mại điện tử trở nên an
toàn, đáng tin cậy và hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư.


22

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Giáo trình thương mại điện tử - Chủ biên T.S Nguyễn Văn Hùng
Báo tuổi trẻ: />Báo vnexpress: />Cục thương mại điện tử và công nghệ thông tin Việt Nam, Báo cáo thương mại điện

tử năm 2015
5. Website của Alibaba: />6. Cục Thương mại điện tử:
7. Wikipedia: />
%C3%A0n)#Xem_th%C3%AAm
8. Đảng cộng sản.vn: />9. Tạp chí cơng thương: />10. Vinatech.net: />


×