Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Hủy việc kết hôn trái pháp luật quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.87 KB, 25 trang )

LỜI NĨI ĐẦU
Hơn nhân là cơ sở của gia đình và gia đình là tế bào của xã hội, là cái nôi
nuôi dưỡng con người và giáo dục nhân cách, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Từ
ý nghĩa sâu sắc đó Nhà nước ta rất quan tâm đến việc xây dựng các chuẩn mực để
tạo nên gia đình văn hóa, tiến bộ mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc.
Mục tiêu này đã được luật hóa trong các văn bản pháp luật nói chung, đặc biệt là
trong pháp luật Hơn nhân và gia đình. Kết hơn là bước khởi đầu để hình thành nên
gia đình, vì vậy việc quy định các điều kiện kết hôn là yêu cầu tất yếu của xã hội.
Tuy nhiên, do tác động của nhiều yếu tố kinh tế, xã hội,... việc không tuân thủ các
điều kiện kết hôn vẫn diễn ra hàng ngày trong đời sống gây nên hiện tượng kết hôn
trái pháp luật. Vì vậy, Nhà nước ta đã điều chỉnh hiện tượng này bằng chế tài Hủy
việc kết hôn trái pháp luật. Là chế tài của luật hôn nhân và gia đình nên hậu quả
của việc hủy việc kết hơn trái pháp luật là rất nặng nề, ảnh hưởng tới cuộc sống của
chủ thể kết hôn, tới quyền lợi của con cái họ, quyền lợi của mọi người và ảnh
hưởng tới trật tự xã hội.
Do đó, nghiên cứu về vấn đề hủy việc kết hôn trái pháp luật trong Luật
HN&GĐ là vô cùng cần thiết. Không chỉ nhằm giải quyết hủy việc kết hôn trái
pháp luật được hiệu quả, mà quan trọng là hoàn thiện hơn nữa chế tài này. Chính vì
vậy em xin lựa chọn đề bài số 2: “Hủy việc kết hôn trái pháp luật - quy định của
pháp luật và thực tiễn áp dụng” để nghiên cứu tìm hiểu rõ hơn về đề tài này.
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về kết hôn, kết hôn trái pháp luật và hủy kết hôn trái pháp

luật.
1. Khái niệm kết hôn và điều kiện kết hôn.

1


Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng khi thỏa mãn các điều


kiện kết hôn và thực hiện đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định
của pháp luật. Kết hơn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân.
Như vậy ở Việt Nam, Luật HN&GĐ quy định về điều kiện kết hôn:
1. Nam, nữ khi kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau:

a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy
định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
2. Khái niệm kết hơn trái pháp luật.
Theo quy định tại khoản 6 Điều 3 Luật HN&GĐ năm 2014, kết hôn trải
pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyển
nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn.
Như vậy, chỉ coi là kết hôn trái pháp luật khi hai bên nam nữ đã đăng ký kết
hôn theo đúng quy định của pháp luật nhưng không tuân thủ một trong các điều
kiện kết hơn luật định. Ví dụ như chưa đến tuổi kết hơn, hay có dấu hiệu cưỡng ép,
cản trở kết hôn... Trường hợp hai bên nam nữ không đăng ký kết hôn nhưng vi
phạm điều kiện kết hôn hoặc trường hợp đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền
cũng là việc vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kết hôn nhưng không được xác định
là kết hôn trái pháp luật. Việc phân biệt này có ý nghĩa trong việc lựa chọn hình
thức xử lý đối với từng trường hợp vi phạm.

2


3. Khái niệm hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Kết hơn trái pháp luật ảnh hưởng đến lợi ích của người kết hơn, lợi ích của
gia đình và xã hội. Vì thế, cần phải có những biện pháp xử lý đối với hành vi vi

phạm, góp phần đảm bảo cho các điều kiện kết hôn được tuân thủ một cách chặt
chẽ. Theo quy định của Luật HN&GĐ năm 2014, kết hôn trái pháp luật sẽ bị xử
hủy. “Hủy việc kết hôn trải pháp luật là biện pháp chế tài được áp dụng đối với
trường hợp kết hôn trái pháp luật, thể hiện thải độ của Nhà nước về việc không
thừa nhận giá trị pháp lý của quan hệ hôn nhân”.
Theo quy định này, Tịa án là cơ quan có thẩm quyền hủy việc kết hơn trái
pháp luật. Khi Tịa án ra quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật thì Giấy chứng
nhận kết hơn mà hai bên được cấp trước đó khơng có giá trị pháp lý. Do đó, hai
bên nam nữ không phải là vợ chồng của nhau, họ buộc phải chấm dứt việc chung
sống như vợ chồng trái pháp luật. Vì vậy, Tịa án phải gửi cho cơ quan đã thực hiện
việc đăng ký kết hôn cho hai bên nam nữ bản sao quyết định của Tòa án về hủy
việc kết hôn trái pháp luật để cơ quan này ghi vào Sổ hộ tịch.
II. Quy định của pháp luật về hủy kết hôn trái pháp luật.

1.

Căn cứ chung để xử hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Trên cơ sở yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, Tịa án xem xét và xử lý

việc kết hơn trái pháp luật. Khi hủy việc kết hôn trái pháp luật phải dựa trên những
căn cứ sau:
- Nam, nữ kết hôn khi chưa đến tuổi kết hôn luật định;
- Việc kết hôn không đảm bảo sự tự nguyện;
- Người mất năng lực hành vi dân sự nhưng vẫn kết hôn;
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hơn với người khác;

3


- Những người có cùng dịng máu về trực hệ hoặc những người có họ trong

phạm vi ba đời kết hôn với nhau;
- Cha mẹ nuôi kết hôn với con nuôi; những người đã từng là cha mẹ nuôi với
con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của
vợ, mẹ kế với con riêng của chồng mà lại kết hôn với nhau;
- Hai người cùng giới tính kết hơn với nhau.
Như vậy, chỉ cần có một dấu hiệu vi phạm nêu trên thì Tịa án đã có căn cứ
để xử hủy việc kết hôn trái pháp luật. Do vậy, khi nhận được đơn u cầu hủy việc
kết hơn trái pháp luật, Tịa án phải kiểm tra, xác minh cụ thể để xử lý việc kết hôn
trái pháp luật theo đúng quy định của pháp luật.

2.

Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hơn trái pháp luật
Theo quy định của Luật TTDS, Tịa án là cơ quan có thẩm quyền hủy việc

kết hơn trái pháp luật. Vì vậy, về ngun tắc, Tịa án chỉ giải quyết khi có đơn khởi
kiện của các cá nhân, cơ quan, tổ chức mà pháp luật quy định có quyền khởi kiện
đối với việc kết hơn trái pháp luật. Theo Điều 10 Luật HN&GĐ thì những người có
quyền yêu cầu khởi kiện bao gồm:
- Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn;
- Vợ, chồng, cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật
của người kết hôn trái pháp luật;
- Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
- Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
- Hội liên hiệp phụ nữ.
Như vậy, người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật rất rộng,
không chỉ là cá nhân mà còn là các cơ quan, tổ chức thực hiện quyền yêu cầu với
tư cách là người phản biện xã hội, phát hiện và yêu cầu xử lý đối với các hành vi vi
4



phạm pháp luật về kết hơn. Bởi vì, nhiều người có quyền u cầu hủy việc kết hơn
trái pháp luật sẽ hạn chế được tình trạng che giấu hành vi vi phạm, góp phần phịng
ngừa, bảo vệ quyền và lợi ích của cá nhân, gia đình và xã hội.

3.

Xử lý đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật.
Về ngun tắc Tịa án nhân dân có quyền hủy việc kết hơn trái pháp luật khi

có u cầu. Tuy nhiên, hủy việc kết hôn trái pháp luật mang lại những hậu quả bất
lợi đối với bản thân người kết hôn. Do đó, xử lý việc kết hơn trái pháp luật cần
phải được cân nhắc một cách thận trọng. Theo Khoản 2 Điều 11 Luật HN&GĐ thì
tại thời điểm Tịa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật, nếu hai bên
đều đã đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật và yêu cầu công nhận
quan hệ hơn nhân thì Tịa án cơng nhận quan hệ hôn nhân. Trường hợp này quan hệ
hôn nhân chỉ được xác lập kể từ thời điểm các bên có đủ điều kiện kết hôn. Theo
quy định của pháp luật, bản sao quyết định này cũng phải gửi cho cơ quan thực
hiện việc đăng ký kết hôn để ghi vào Sổ hộ tịch.
Như vậy, việc công nhận quan hệ hôn nhân chỉ được đật ra đối với trường
hợp kết hôn trái pháp luật khi tại thời điểm có yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp
luật cả hai bên đều đã đủ điều kiện kết hôn luật định và cả hai bên đều yêu cầu
công nhận quan hệ hôn nhân cho họ. Có thể xác định đây là hai điều kiện cần và đủ
để Tịa án cơng nhận hơn nhân đối với trường hợp kết hôn trái pháp luật. Từ sự
phân tích trên đây, có thể rút ra các trường hợp Tịa án ra quyết định xử hủy việc
kết hơn trái pháp luật gồm:
- Trường hợp tại thời điểm yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà một
bên hoặc cả hai bên vẫn vi phạm điều kiện kết hôn;

5



- Trường hợp tại thời điểm có yêu cầu cả hai bên đã đủ điều kiện kết hôn
theo quy định của pháp luật nhưng một hoặc cả hai bên không u cầu Tịa án cơng
nhận quan hệ hơn nhân.
Theo Luật HN&GĐ xử lý việc kết hôn trái pháp luật mặc dù thể hiện rõ tính
chất chế tài nhưng cũng có những điểm linh hoạt, phù hợp với thực tiễn. Bởi vì,
suy cho cùng khi tính chất nguy hiểm của hành vi vi phạm khơng cịn nữa thì việc
khơng áp dụng biện pháp xử hủy là phù hợp.
Xử lý việc kết hôn trái pháp luật theo Luật HN&GĐ sẽ được áp dụng để xử
lý đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật xác lập từ ngày 01/01/2015. Các
trường hợp xảy ra trước ngày 01/01/2015 theo quy định tại Điều 131 Luật
HN&GĐ sẽ áp dụng pháp luật tại thời điểm xác lập để giải quyết. Như vậy, Luật
HN&GĐ năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi hành, áp dụng Luật này vẫn
được áp dụng để giải quyết đối với các trường hợp kết hôn trái pháp luật xác lập
trước ngày 01/01/2015.

4.

Hậu quả pháp lý của việc hủy kết hôn trái pháp luật.
Theo Điều 12 Luật HN&GĐ, khi giải quyết hủy việc kết hơn trái pháp luật,

Tịa án phải giải quyết các vấn đề sau:
- Về quan hệ nhân thân: Theo Luật HN&GĐ về nguyên tắc, Nhà nước
không thừa nhận hai người kết hôn trái pháp luật là vợ chồng. Vì vậy, giữa họ cũng
khơng tồn tại quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Kể từ ngày quyết định của Tịa
án về việc hủy kết hơn trái pháp luật có hiệu lực pháp luật, hai bên kết hơn phải
chấm dứt việc quan hệ như vợ chồng.
- Về quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa hai bên kết hơn trái pháp
luật: Vì việc kết hơn trái pháp luật bị xử hủy nên hai người không được thừa nhận

là vợ chồng, giữa họ không phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Do
6


vậy, khi giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật, quan hệ tài sản, nghĩa vụ và họp
đồng giữa hai người kết hôn trái pháp luật được giải quyết như trường hợp các bên
nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng.
Theo quy định tại Điều 16 Luật HN&GĐ thì quan hệ tài sản, nghĩa vụ và
họp đồng được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên, trong trường hợp các bên
khơng có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của BLDS và các quy định khác
của pháp luật có liên quan. Như vậy, đối với vấn đề tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng
giữa hai bên kết hơn trái pháp luật trước tiên, Tịa án đề cao sự thỏa thuận của hai
bên kết hôn trái pháp luật. Tòa án chỉ xem xét giải quyết khi hai bên khơng thỏa
thuận được và có u cầu. Căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự và các quy
định pháp luật có liên quan, Tịa án giải quyết theo nguyên tắc: Tài sản riêng của
mỗi bên sẽ thuộc về người đó nhưng người có tài sản riêng phải chứng minh được
đó là tài sản riêng của mình. Nếu người có tài sản riêng khơng chứng minh được,
đó là tài sản riêng của họ thì tài sản này được xác định là tài sản chung của hai
người. Tài sản chung của hai người được chia căn cứ vào công sức đóng góp của
mỗi bên. Khi chia phải đảm bảo quyền, lợi ích họp pháp của phụ nữ và con; cơng
việc nội trợ và cơng việc khác có liên quan để duy trì cuộc sống chung được coi
như lao động có thu nhập.
Như vậy, việc giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng đối với
trường họp kết hôn trái pháp luât theo Luật HN&GĐ thể hiện rõ tính chất chế tài
trong việc xử hủy việc kết hôn trái pháp luật. Hai người kết hôn trái pháp luật phải
chấp nhận những hậu quả bất lợi nhất định về việc giải quyết vấn đề tài sản bởi vì
họ khơng được thừa nhận là vợ chồng.
- Quyền và nghĩa vụ giữa cha, mẹ, con: Việc Tịa án hủy việc kết hơn trái
pháp luật không làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con.
Bởi vì, quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con được pháp luật quy định khơng phụ

thuộc vào tính hợp pháp của quan hệ hôn nhân giữa cha mẹ. Dù quan hệ hôn nhân
7


của cha mẹ khơng được Nhà nước thừa nhận thì quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và
con vẫn được pháp luật bảo vệ như trường hợp cha mẹ có quan hệ hơn nhân hợp
pháp. Vì vậy, khi hủy việc kết hôn trái pháp luật, các vấn đề liên quan đến con
chung của hai người kết hôn trái pháp luật được giải quyết giống như khi vợ chồng
ly hôn. Do đó, Tịa án phải căn cứ vào các Điều 81, 82, 83 và 84 Luật HN&GĐ để
xem xét và quyết định về việc trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con.

5.

Xử lý việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền, không đăng ký kết

hôn.
5.1 Xử lý việc đăng kỷ kết hôn không đúng thầm quyền.
Đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền là việc đăng ký kết hôn khơng
được thực hiện bởi cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hơn. Ví dụ, ủy ban nhân
dân xã A thực hiện việc đăng ký kết hôn cho hai bên nam, nữ nhưng cả hai bên
nam, nữ đều không cư trú tại xã A.
Theo Luật HN&GĐ, đăng ký kết hôn khơng đúng thẩm quyền xử lý: Khi có
u cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi, hủy bỏ Giấy chứng nhận kết
hôn theo quy định của pháp luật về hộ tịch và yêu cầu hai bên thực hiện lại việc
đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp này, quan
hệ hơn nhân được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn trước (Điều 13).
Như vậy khác với hủy việc kết hôn trái pháp luật, cơ quan có thẩm quyền xử
lý việc kết hơn khơng đúng thẩm quyền khơng phải là Tịa án nhân dân. Theo Luật
Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng

nhận kết hôn sẽ thu hồi lại Giấy chứng nhận kết hôn cấp không đúng thẩm quyền.
Để xử lý linh hoạt đối với việc đăng ký kết hôn không đúng thẩm quyền, việc quy
định yêu cầu hai bên kết hôn thực hiện lại việc đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà
8


nước có thẩm quyền là cần thiết. Quy định này bảo vệ được quyền, lợi ích cho
người kết hơn. Tuy nhiên, nếu đăng ký kết hôn lại mà quan hệ hôn nhân lại được
xác lập kể từ lần kết hôn trước theo như quy định tại Điều 13 sẽ nảy sinh điểm bất
cập. Giả sử, người kết hôn không chỉ đăng ký kết hơn khơng đúng thẩm quyền mà
cịn vi phạm điều kiện kết hơn thì khi đăng ký kết hôn lại, quan hệ hôn nhân được
thừa nhận kể từ lần đăng ký kết hôn trước là không phù hợp. Bởi vì như vậy cũng
đồng nghĩa với việc thừa nhận quan hệ hôn nhân ngay cả khi họ vi phạm điều kiện
kết hôn. Khắc phục điểm mâu thuẫn này, Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 6/01/2016 hướng dẫn thi hành một số quy định
của Luật HN&GĐ chỉ rõ: Trường hợp nam, nữ có đăng ký kết hơn nhưng việc kết
hơn đăng ký tại khơng đúng cơ quan có thẩm quyền (khơng phân biệt có vi phạm
điều kiện kết hơn hay khơng) mà có u cầu Tịa án hủy việc kết hơn trái pháp luật
hoặc u cầu ly hơn thì Tịa án áp dụng Điều 9 tun bố khơng cơng nhận quan hệ
hôn nhân giữa họ đồng thời hủy Giấy chứng nhận kết hôn và thông báo cho cơ
quan hộ tịch đã đăng ký kết hôn để xử lý theo quy định tại Điều 13. Nếu có u
cầu Tịa án giải quyết về quyền, nghĩa vụ đối với con; tài sản, nghĩa vụ và hợp
đồng giữa các bên thì giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 cùa Luật
HN&GĐ (Điểm 3 Điều 3).
Như vậy, hướng dẫn trên đã khắc phục được điểm mâu thuẫn trong quy định
của Luật HN&GĐ năm 2014 về việc xử lý đối với trường hợp đăng ký kết hôn
không đúng thẩm quyền. Tuy nhiên, hướng dẫn này lại bộc lộ điểm không phù hợp
về hình thức bởi vì nếu áp dụng tinh thần của Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLTTANDTC-VKSNDTC-BTP để giải quyết việc kết hơn khơng đúng thẩm quyền thì
Thơng tư này đã có hiệu lực cao hơn cả Luật HN&GĐ.

9



5.2 Xử lý trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà
khơng đăng kí kết hơn.
Theo Điều 9 Luật HN&GĐ, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan
nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Việc kết hôn không được đãng ký theo quy
định của pháp luật thì khơng có giá trị pháp lý. Vì vậy, đối với các trường hợp nam,
nữ chung sống như vợ chồng không đăng ký kết hôn sẽ được giải quyết như sau:
- Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn chung sống với nhau như vợ chồng mà
không đăng ký kết hơn thì khơng làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và
chồng.
- Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn nhưng
sau đó thực hiện việc đăng ký kết hơn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hơn
nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.
Như vậy, trường hợp nam, nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký
kết hơn, nếu có u cầu giải quyết các vấn đề liên quan đến tài sản và con chung
thì áp dụng các Điều 15, 16 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 để giải
quyết. Theo quy định này, việc giải quyết vấn đề con chung và tài sản của hai bên
nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng cũng giống như trường hợp hủy việc
kết hơn trái pháp luật. Bởi vì, xét về bản chất hai bên nam nữ trong hai trường hợp
này đều không được thừa nhận là vợ chồng.
- Nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn trước
ngày 01/01/2015 thì áp dụng quy định của Luật Hơn nhân và gia đình năm 2000 và
các văn bản hướng dẫn thi hành, áp dụng Luật này để giải quyết.

6.

Xử lý theo Luật hình sự.
Xử lý theo Luật hình sự không chỉ được đặt ra đối với các trường hợp kết


hơn trái pháp luật mà cịn đặt ra đối với cả những trường hợp nam, nữ chung sống
10


với nhau như vợ chồng không đăng ký kết hôn vi phạm các điều cấm. Tuy nhiên,
việc xử lý hình sự chỉ được đặt ra khi hành vi vi phạm cấu thành tội phạm được
quy định trong Bộ luật Hình sự. Theo quy định tại Chương XV Bộ luật Hình sự
năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, các tội phạm xâm phạm chế độ hơn
nhân và gia đình bao gồm:
- Tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, cản
trở ly hôn tự nguyện (Điều 181);
- Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng (Điều 182);
- Tội tổ chức tảo hơn (Điều 183);
- Tội loạn ln (Điều 184).
Nhìn chung, các tội trên đều thuộc nhóm tội ít nghiêm trọng. Hình phạt được
áp dụng đối với các tội này không cao. Hình phạt tù áp dụng cho các tội này dao
động trong khoảng 2 đến 5 năm (Mức cao nhất của khung hỉnh phạt áp dụng đối
với tội loạn luân là 5 năm tù. Đây cũng là mức hình phạt cao nhất đối với nhóm các
tội xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình). Tuy nhiên, việc quy định các tội phạm
xâm phạm chế độ hơn nhân và gia đình thể hiện thái độ kiên quyết của Nhà nước ta
trong việc đấu tranh phòng ngừa tội phạm nhằm bảo vệ chế độ hơn nhân và gia
đình tự nguyện, tiến bộ, một vợ, một chồng.
Như vậy, nếu hành vi vi phạm pháp luật về điều kiện kết hôn cấu thành tội
phạm được nêu trên thì việc kết hơn trái pháp luật khơng chỉ bị xử hủy mà người
kết hơn có thể cịn phải chịu trách nhiệm hình sự theo pháp luật.
III. Thực trạng kết hôn trái pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật trong

việc giải quyết hủy kết hôn trái pháp luật.
1. Thực trạng các trường hợp kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam .


Kết hôn trái pháp luật không phải là một hiện tượng xa lạ trong đời sống xã
hội. Ngay từ khi quan niệm về kết hơn xuất hiện thì cũng bắt đầu xuất hiện những
quan niệm về kết hôn trái pháp luật. Trong các giai đoạn trước, do ảnh hưởng của
11


tình hình kinh tế - xã hội cũng như các yếu tố chính trị, văn hóa mà kết hơn trái
pháp luật chủ yếu ở một số dạng vi phạm như: vi phạm về độ tuổi, vi phạm về sự
tự nguyện... Ngày nay, các yếu tố như hội nhập quốc tế, sự phát triển về kinh tế xã hội, sự phát triển về khoa học kỹ thuật đã ảnh hưởng trực tiếp tới các dạng vi
phạm về kết hôn, những nguyên nhân như vi phạm sự tự nguyện của các bên, vi
phạm về độ tuổi khơng cịn là những vi phạm phổ biến, thay vào đó là các trường
hợp kết hơn trái pháp luật do chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn,
kết hôn đồng giới, kết hôn với người đã có vợ, có chồng. Luật Hơn nhân và gia
đình năm 2014 đã phần nào đáp ứng được yêu cầu thay đổi của xã hội, nhấn mạnh
hơn các nguyên tắc kết hôn. Mặc dù vậy, trong thực tế với rất nhiều những thay đổi
của xã hội, Luật HN&GĐ cũng đã bắt đầu bộc lộ những thiếu sót, gây ra những bất
cập trong thực tiễn áp dụng. Mục II sẽ có một cái nhìn tồn diện về pháp luật thực
định, thực tiễn áp dụng cũng như những bất cập gặp phải trên thực tế của các
trường hợp kết hôn trái pháp luật khi vi phạm những điều kiện kết hôn quy định tại
các Điều 8, Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014.
1.1. Thực trạng kết hơn trái pháp luật do vi phạm độ tuổi kết hôn.
Độ tuổi là một trong số những điều kiện kết hôn quy định tại Điều 8 Luật
HN&GĐ với nội dung: "Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên". Theo
đó, vi phạm về độ tuổi kết hôn là trường hợp một trong hai bên hoặc cả hai bên
nam nữ chưa đạt đến độ tuổi quy định, trường hợp kết hơn vi phạm về độ tuổi cịn
được gọi là tảo hơn. Ngày nay, xã hội đã có những bước phát triển lớn, cách nhìn
nhận của con người về hơn nhân gia đình đã đúng đắn hơn rất nhiều, hiện tượng vi
phạm điều kiện kết hôn về độ tuổi chỉ còn tồn tại ở một số dân tộc miền núi, thiểu
số. Đường lối xử lý cũng hết sức mềm dẻo, căn cứ vào tình trạng thực tế của cuộc
hơn nhân mà có trường hợp xử hủy kết hơn trái pháp luật, có trường hợp khơng

hủy kết hơn.
1.2. Kết hôn trái pháp luật do vi phạm về sự tự nguyện.
12


Kết hôn là một sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân giữa hai chủ
thể nam nữ được pháp luật Hơn nhân và gia đình ghi nhận và quy định những điều
kiện riêng. Một trong số những điều kiện đó là sự tự nguyện của các bên nam nữ
khi kết hôn "Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được
ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở". Mặt trái của sự tự
nguyện đó chính là những hành vi ép buộc, lừa dối hoặc "cưỡng ép, cản trở" các
bên nam nữ xác lập quan hệ hôn nhân là những hành vi vi phạm pháp luật về Hơn
nhân và gia đình. Kết hơn vi phạm sự tự nguyện là một hiện tượng diễn ra khá phổ
biến trong xã hội phong kiến, nhất là đối với những gia đình có địa vị thấp kém
trong xã hội. Ngày nay, hiện tượng này chủ yếu tồn tại ở một số dân tộc miền núi
điển hình như tục "cướp vợ" của người H’mơng.
1.3. Kết hơn với những người đang có vợ hoặc có chồng.
Điều 2 Luật Hơn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014 đã khẳng định một
trong những nguyên tắc của hơn nhân đó là hơn nhân một vợ - một chồng. Do đó,
người nào đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác hoặc người chưa có
vợ, chưa có chồng mà kết hơn với người đã có chồng hoặc đã có vợ là kết hơn trái
pháp luật. Đây chính là bản chất tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa pháp luật về Hôn
nhân và gia đình của nước ta - một nước xã hội chủ nghĩa so với nhà nước phong
kiến hoặc tư sản. Theo pháp luật Việt Nam thì một người đã có vợ hoặc có chồng
nhưng vợ hoặc chồng đã chết thì được kết hơn với người khác. Sự kiện một người
chết có thể hiểu theo hai ý: đó là chết sinh học và chết pháp lý. Điều cần lưu ý ở
đây chính là trường hợp chết pháp lý, tức là một người bị Tịa án tun bố chết
nhưng sau đó lại trở về. Trong những trường hợp này, pháp luật cần được vận dụng
một cách linh hoạt.
1.4. Kết hôn với những người mất năng lực hành vi dân sự,

Tại Điều 8 Luật HN&GĐ quy định về những trường hợp cấm kết hôn đã
nêu: Cấm những người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn.
13


Về cơ bản mục đích của việc kết hơn là sự chia sẻ, giúp đỡ và cùng nhau xây
dựng hạnh phúc gia đình. Nếu như một hoặc cả hai bên mất năng lực hành vi thì sẽ
đè nặng trách nhiệm về một phía và khó khăn. Như vậy, có thể nói quy định cấm
người mất năng lực hành vi dân sự kết hôn là một quy định hết sức cần thiết, phù
hợp với quy luật tự nhiên của quan hệ hơn nhân, đảm bảo hạnh phúc thực sự của
gia đình.
1.5. Kết hơn giữa những người cùng dịng máu về trực hệ, giữa những
người có họ trong phạm vi ba đời.
Trường hợp thuộc điểm d khoản 2 Điều 5 Luật HN&GĐ cấm kết hôn gồm:
"Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực
hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;
giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với
con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;". Xét về
mặt khoa học, việc cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống để nhằm
đảm bảo cho sự phát triển khỏe mạnh của con cái, sự phát triển bền vững và hạnh
phúc của gia đình. Xét về yếu tố phong tục, tập quán và về chuẩn mực đạo đức,
văn hóa, xã hội Việt Nam thì việc cấm những người có quan hệ huyết thống kết
hơn với nhau cịn có tác dụng làm lành mạnh các mối quan hệ trong gia đình, phù
hợp với đạo đức và truyền thống từ xưa đến nay của dân tộc Việt Nam. Ngày nay,
hiện tượng kết hôn cận huyết vẫn tồn tại ở một số dân tộc miền núi và vẫn là một
vấn đề vô cùng nhức nhối.
1.6. Kết hôn giữa những người cùng giới tính.
Một trong những chức năng khơng thể thiếu được của gia đình đó chính là
chức năng sinh sản. Mà chức năng này chỉ có thể được thực hiện bởi hai chủ thể
khác nhau về giới tính. Do đó, pháp luật Việt Nam đã dựa trên căn cứ thực hiện

chức năng của gia đình và khơng thừa nhận kết hơn đồng giới. Trên thế giới, các
cặp đồng tính đã phản ứng rất mạnh mẽ đòi quyền tự do kết hôn, một số nước như
14


Thụy Điển, Đan Mạch hay Mĩ đã thừa nhận và cho phép kết hơn giữa những cặp
đồng tính. Pháp luật Việt Nam cho phép cá nhân khi có sự nhầm lẫn về giới tính thì
có quyền xác định lại giới tính của mình và BLDS 2015 đã thừa nhận quyền
chuyển đổi giới tính tại Điều 37.
1.7. Kết hơn trái pháp luật do vi phạm về đăng ký kết hôn.
Các quy định về việc đăng ký kết hôn đã cụ thể và mang tính ràng buộc cao
hơn. Đăng ký kết hơn là một nghi thức bắt buộc, chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm
quyền đăng ký việc kết hơn cho họ thì giữa họ mới phát sinh quan hệ vợ chồng.
Như vậy có thể nhận xét về tình trạng kết hôn vi phạm điều kiện đăng ký hiện nay
đang diễn ra phức tạp. Và những vi phạm đó thường chỉ được phát hiện khi hai bên
có giải quyết ly hơn tại Tịa. Điều đó chứng tỏ những vi phạm này rất khó nhận
biết, tuy khơng ảnh hưởng nhiều đến quyền và lợi ích của các bên nhưng lại gây
khó khăn cho các cơ quan quản lý hộ tịch trong việc xác định quan hệ hơn nhân,
tình trạng hơn nhân của các công dân.
2. Thực tiễn giải quyết hủy việc kết hôn trái pháp luật trong những năm gần

đây.
Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thi hành đã đạt được những kết quả tích
cực, những quy định của luật đã thực sự đi sâu vào cuộc sống và nhận thức của
người dân. Luật HN&GĐ đã từng bước xây dựng, duy trì và củng cố gia đình Việt
Nam, phát huy những truyền thống, phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, dóa bỏ
dần những thủ tục, tư tưởng lạc hậu của chế độ cũ.
Các quy định về điều kiện kết hôn cũng đã đi vào ý thức và được người dân
tuân thủ. Các hành vi vi phạm có chiều hướng giảm dần, việc kết hôn trái pháp luật
cũng chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Tuy nhiên việc kết hôn trái pháp luật vẫn diễn ra trên

phạm vi cả nước. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế - xã hội mà các dạng vi phạm ở
mỗi nơi khác nhau. Ở các vùng miền núi, vùng dân tộc thiểu số, kinh tế - xã hội
kém phát triển, ý thức người dân còn hạn chế thì chủ yếu vi phạm về độ tuổi, sự tự
15


nguyện và hôn nhân cận huyết. Ở thành phố, nền kinh tế phát triển thì chủ yếu là vi
phạm nguyên tắc một vợ một chống, kết hôn với người mất năng lực hành vi dân
sự, kết hôn cùng giới.
Qua báo cáo thống kê của Tòa án nhân dân tối cao trong 5 năm gần đây
(2015 - 2020) cho thấy có rất ít các vụ việc hủy kết hơn trái pháp luật được thụ lý
tại Tòa án các cấp. Trong năm 2015 thụ lý 1 vụ việc, 2016 thụ lý 6 vụ việc, 2017
có thụ lý 4 việc, 2018 thụ lý 3 việc, 2019 có 1 việc, 2020 thụ lý 1 vụ việc 1. Mặc dù
khơng có số liệ cụ thể nhưng qua các phương tiện thông tin cho thấy các vụ việc
hủy kết hôn trái pháp luật vẫn tồn tại trên thực tế. Phần lớn, các trường hợp giải
quyết quan hệ về hơn nhân và gia đình đều là quan hệ ly hơn cịn án như hủy việc
kết hơn trái pháp luật chiếm tỉ lệ thấp. Sở dĩ số lượng các vụ việc về hủy kết hôn
trái pháp luật không nhiều là do quan điểm về hôn nhân hiện nay đã có phần thay
đổi so với trước, các trường hợp kết hơn thiếu tính tự nguyện như trước đây hay
các trường hợp kết hôn khi chưa đủ tuổi cũng đã có sự suy giảm hơn trước rất
nhiều. Ngày nay ý thức và việc tuân thủ pháp luật của cán bộ tư pháp cấp xã cũng
được nâng cao nên việc khai sai tuổi khi làm giấy khai sinh khơng cịn tùy tiện và
nhiều như trước đây nhưng vẫn không tránh khỏi những vi phạm. Điển hình như
chyện ơng Lê Cơng Quẩn chủ tịch xã Phú Thuận, huyện Phú Tân, Cà Mau bị báo
chí phanh phui việc tổ chức đám cưới cho con gái 16 tuổi (năm 2015) 2. Ơng cho
biết vì con gái “lỡ” có thai với người u nên ơng phải tổ chức đám cưới, ơng đã
chỉ đạo phó chủ tịch xã và cán bộ ký, cấp khống giấy khai sinh cho con gái ông để
làm thủ tục đăng ký kết hôn. Nhưng chưa thực hiện được việc đăng ký kết hơn thì
vụ việc bị phát hiện và ơng chủ tịch xã phải chịu hình thức kỷ luật của Ủy ban
kiểm tra huyện Phú Tân về hành vi “Tổ chức tảo hôn”, những người liên quan cũng

bị xem xét kỷ luật. Hay như việc vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng cũng
1 Thống kê của Tòa án nhân dân tối cao, 2020
2 Báo Cà Mau.

16


vẫn diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Như trường hợp chị Vũ Thị Hồng Mai ở
Phú Thọ3 gửi đơn đến Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng, Hà Nội trình bày vợ
chồng chị chưa ly hơn nhưng chồng chị anh Nguyễn Văn Tư hiện đang sinh sống ở
Thanh Hóa đã đăng ký kết hơn với người phụ nữ khác ở Phú Lộc, Thanh Hóa. Chị
làm đơn khiếu nại đến UBND xã Phú Lộc về việc đăng ký kết hôn này. UBND xã
trả lời: việc UBND xã thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn cho anh Tư là dựa trên
Quyết định cơng nhận thuộn tình ly hơn số 134/2012/QĐST-HNGĐ ngày
12/4/2013 giữa chị và anh Tư của Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng. Vì vậy, chị
đề nghị Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng cho biết quyết định cơng nhận thuận
tình ly hơn hơn số 134/2012/QĐST-HNGĐ ngày 12/4/2013 giữa chị và anh Tư có
đúng khơng. Qua kiểm tra sổ sách Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng cho biết
khơng có quyết định cơng nhận thuận tình ly hơn giữa hai anh chị, chị Mai có
quyền đề nghị Tòa án nhân dân huyện Phú Lộc hủy kết hơn trái pháp luật. Cịn như
trường hợp bà Nguyễn Thị Hoa đưa con là Nuyễn Văn Hải lên trình bày muốn làm
đơn ly hơn cho anh Hải vì khi nhỏ anh Hải bị ngã, chấn thương ở đầu nên chậm
chạp, sau đó anh Hải kết hơn với chị Lê Thị Tâm. Sau khi kết hôn vợ chồng anh
Hải ở cùng bà Hoa được 20 năm nhưng chị Tâm ngày càng đối xử tệ bạc với anh
Hải và gia đình nhà chồng. Vì vậy, bà Hoa đưa anh Hải lên đề nghị ly hôn với chị
Tâm. Theo khoản 2 Điều 51 bà Hoa có quyền u cầu Tịa án giải quyết ly hôn khi
một bên vợ, chồng mất năng lực hành vi dân sự 4. Hay như trường hợp ông Nguyễn
Văn Bằng và bà Trịnh Thị Thu đã kết hôn với mẹ bà Thu. Sau một thời gian mẹ bà
Thu mất và sau đó ơng bằng chung sống và kết hôn với bà Thu. Câu chyện một
ông lấy hai mẹ con gây xơn xao cả vùng nhưng khơng có cơ quan, tổ chức nào can

thiệp.
Thực trạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân sau:
3 Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa, trang thơng tin điện tử.
4 Quốc hội (2014), Luật hơn nhân và gia đình, Hà Nội.

17


Thứ nhất: Yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật chỉ được Tịa án thụ lý giải
quyết khi có u cầu. Đối với các nhân, trừ trường hợp kết hôn trái pháp luật do vi
phạm về sự tự nguyện, chủ thể cịn có động lực để chủ động thực hiện quyền u
cầu hủy kết hơn trái pháp luật. Cịn ngồi ra, các trường hợp vi phạm khác rất khó
có thể tự mình u cầu Tịa hủy việc kết hơn trái pháp luật. Có thể xuất phát từ
nhiều nguyên nhân như trình độ học vấn, hiểu biết về pháp luật cịn hạn chế, tâm lí
lo sợ, sức ép từ gia đình, cộng đồng. Cịn những chủ thể cố tình vi phạm thì khơng
những khơng muốn quan hệ của mình bị hủy mà cịn có tâm lý bao che, che dấu
quan hệ bất hợp pháp đó. Vì vậy trên thực tế các đương sự chủ động yêu cầu Tòa
án hủy việc kết hơn trái pháp luật của mình là rất ít, chủ yếu là do trong q trình
giải quyết ly hơn Tịa án phát hiện ra.
Thứ hai: Việc phát hiện các trường hợp kết hơn trái pháp luật cịn chậm. Vì
vậy, nhiều trường hợp khi có u cầu thì hành vi vi phạm đã chấm dứt, cuộc sống
của các bên ổn định, hành vi vi phạm trước kia khơng cịn ảnh hưởng xấu tới đời
sống của các bên, tới lợi ích của gia đình và xã hội. Vì vậy, Tịa án khơng cần thiết
phải quyết định hủy việc kết hôn trái pháp luật đó.
Thứ ba: Quyết định của Tịa án thường khó được thi hành do chưa có cơ chế
bảo đảm thi hành án. Thực tế Tòa tuyên hai bên chấm dứt quan hệ chung sống
nhưng họ vẫn tiếp tục chung sống với nhau thì cũng khơng có biện pháp buộc họ
phải thi hành quyết định này.
Thứ tư: Hệ thống cơ quan xét xử cịn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang
thiết bị, trụ sở làm việc và nguồn nhân lực. Đặc biệt vẫn chưa có Tịa chun trách

về hơn nhân và gia đình, việc giải quyết vụ việc về hơn nhân và gia đình nói chung
và hủy kết hơn trái pháp luật nói riêng, phải tuân theo thủ tục tố tụng dân sự. Do
đó, hiệu quả giải quyết các vụ việc còn chưa cao. chưa đáp ứng được yêu cầu cảu
thực tiễn.

18


Thứ năm: Đội ngũ cán bộ thực hiện thủ tục đăng ký kết hơn cịn nhiều hạn
chế về trình độ và năng lực. Đây là nguyên nhân rất quan trọng của việc kết hôn
trái pháp luật. Bởi điều kiện xác định kết hôn trái pháp luật người kết hôn vi phạm
điều kiện kết hôn nhưng vẫn được đăng ký kết hơn. Vì vậy việc đăng ký kết hơn
được hay khơng là do khẩu xác minh, kiểm tra của cán bộ thực hiện việc thủ tục
đăng ký kết hôn.
IV. Phương hướng và giải pháp để hoàn thiện pháp luật về hủy kết hôn trái

pháp luật ở Việt Nam hiện nay.
1. Phương hướng hồn thiện về việc hủy kết hơn trái pháp luật.

Pháp luật phải luôn phản ánh được bản chất khách quan của những mối quan
hệ xã hội. Trước sự thay đổi khơng ngừng của những mối quan hệ đó, pháp luật
cũng phải nỗ lực hồn thiện mình để theo kịp và có giá trị điều chỉnh hợp lý. Vấn
đề hồn thiện pháp luật nói chung cũng như hồn thiện pháp luật Hơn nhân gia
đình nói riêng ln là mục tiêu trọng tâm của Nhà nước. Trong xu thế phát triển
của xã hội Việt Nam hiện nay, có thể hồn thiện pháp luật theo những phương
hướng chủ yếu sau:
Thứ nhất: Hoàn thiện pháp luật phải đảm bảo sự thống nhất và đồng bộ của
hệ thống pháp luật, thể chế hóa các quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước
trong việc xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào
lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng, giáo dục nếp sống và hình thành

nhân cách con người Việt Nam. Nhà nước ta với mục tiêu xây dựng Nhà nước
pháp quyền, của dân, do dân và vì dân. Mục tiêu này được thể hiện ở các quan
điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng pháp luật nói chung
và Luật HN&GĐ nói riêng. Xuyên suốt mọi quy định của pháp luật đều là sự thể
chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, hồn thiện pháp
luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật cũng khơng nằm ngồi phương hướng này.

19


Thứ hai: Hoàn thiện các quy định của pháp luật về hủy việc kết hôn trái
pháp luật trên cơ sở tơn trọng và có cơ chế pháp lý đầy đủ để đảm bảo thực hiện tốt
hơn quyền con người trong lĩnh vực kết hơn; bình đẳng giới, bảo vệ phụ nữ, trẻ em,
quyền lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khác có liên quan; lợi ích của gia đình,
Nhà nước và xã hội. Quyền con người là mục tiêu mà bất kỳ một quy định một quy
định pháp luật nào cũng cần hướng tới. Trong các quy định về việc hủy kết hôn trái
pháp luật cũng phải đảm bảo mục tiêu là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính
đáng của con người, mang lại hạnh phúc cho mỗi các nhân trong gia đình và xã
hội.
Thứ ba: Hoàn thiện các quy định của pháp luật trên cở sở kề thừa, phát triển
các quy định còn hợp lý, phát huy các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống tốt đẹp
của gia đình dân tộc Việt Nam.
Thứ tư: Đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với các văn bản pháp luật liên
quan. Bảo đảm tính khả thi của các quy định pháp luật trên thực tế và bảo đảm các
quyết định của Tòa án được thi hành. Các quy định của Luật HN&GĐ cũng phải
bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ với các ngành luật khác. Có như vậy, việc điều
chỉnh của pháp luật mới đạt hiệu quả và việc áp dụng pháp luật mới thuận lợi và có
tính khả thi.
Thứ năm: Phù hợp với xu thế hội nhập thế giới, tiếp thu có chọn lọc kinh
nghiệm quốc tế về hơn nhân và gia đình. Trên cơ sở đó, đảm bảo giá trị truyền

thống và những nét đặc thù của pháp luật Việt Nam, đồng thời đảm bảo sự tương
thích giữa pháp luật về hơn nhân và gia đình nước ta với thơng lệ quốc tế. Dân tộc
Việt Nam với bề dày văn hóa, lịch sử. Luật HN&GĐ hướng tới bảo vệ quyền của
con người mà còn quan tâm tới việc duy trì phát huy những giá trị văn hóa, đạo
đức tốt đẹp của dân tộc trong mỗi con người, mỗi gia đình Việt Nam. Nhất là trong
xu thế hội nhập quốc tế, chúng ta phải tiếp nhận nhiều luồng văn hóa, thơng tin ảnh

20


hưởng trực tiếp tới tư tưởng, lối sống của con người Việt Nam, đặc biệt là tầng lớp
thanh thiêu niên.
2. Một số giải pháp và kiến nghị trong hôn nhân để tránh dẫn đến việc hủy

kết hôn trái pháp luật ở Việt Nam.
2.1. Các giải pháp lập pháp.
- Về độ tuổi kết hơn, cần xem xét có hạ tuổi kết hôn của nam và nữ xuống
hay không. Do sự thay đổi về điều kiện kinh tế xã hội nên tâm sinh lý của giới trẻ
bây giờ đã có sự khác xa với những năm ra đời của Luật HN&GĐ.
- Cần bổ sung thêm những quy định về kết hôn giữa con riêng của chồng và
con riêng của vợ, giữa những người con nuôi hoặc giữa con đẻ với con nuôi trong
một gia đình
- Cần sửa đổi theo hướng quy định việc pháp luật không công nhận quan hệ
vợ chồng của những cặp vợ chồng kết hôn bất hợp pháp kể từ khi họ có quan hệ
bất hợp pháp đó, chứ khơng phải kể từ khi có quyết định của Tịa án.
- Trong những quy định về xử phạt hành chính khi có những vi phạm về kết
hơn trái pháp luật. Theo nghị định số 87/CP về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực Hơn
nhân và gia đình cần phải tăng lên cho phù hợp với những thay đổi chung của toàn
xã hội.
- Đối với những trường hợp nhầm lẫn về giới tính, cần khuyến khích họ đi

phẫu thuật để trở về giới tính đúng của mình về mặt y học, sau đó sẽ cơng nhận họ
về mặt pháp lý. Trong trường hợp mà họ không thế thay đổi về mặt sinh học thì
căn cứ pháp lý cũng nên thừa nhận họ.
- Kết hôn đồng giới; Về việc cấm kết hôn trong phạm vi huyết thống bao
nhiêu đời thì phù hợp…Cần có một sự giải thích cụ thể để có một cách hiểu thống
nhất trong quá trình áp dụng pháp luật.
2.2. Giải pháp trong việc áp dụng pháp luật.

21


- Thay đổi phương thức quản lý từ hộ gia đình sang quản lý cá nhân theo
chứng minh thư nhân dân nhằm quản lý tốt hơn về tình trạng hơn nhân của mỗi chủ
thể trong xã hội.
- Pháp luật cần đặt ra chế tài cụ thể, nghiêm khắc hơn nữa nhằm nâng cao ý
thức trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền trong việc tiến hành đăng ký kết
hơn tại cơ sở, tránh thủ tục đăng ký rườm rà.
- Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền pháp luật tới các tỉnh miền núi.
KẾT LUẬN
Hủy kết hôn trái pháp luật là một chế tài được áp dụng đối với các chủ thể
có hành vi vi phạm các điều kiện kết hôn các trường hợp cấm kết hôn. Luật này
thể hiện thái độ phủ định của Nhà nước đối với các hành vi đó, buộc các bên phải
chấm dứt việc chung sống như vợ chồng. Bằng các chế tài của Luật HN&GĐ mà
tỷ lệ về việc hủy kết hôn trái pháp luật trong những năm gần đây đã giảm đáng kể,
tuy nhiên hiện tượng kết hôn trái pháp luẫn vẫn xảy ra trong xã hội với những dạng
hành vi vi phạm ngày càng phong phú và mới mẻ hơn.
Với những nghiên cứu của bài ta có thể tiếp cận được nhiều góc độ khác
nhau về cả lý luận và thực tiễn của vấn đề hủy kết hôn trái pháp luật. Đi sâu nghiện
cứ các quy định của pháp luật hiện hành của hủy việc kết hôn trái pháp luật để từ
những vấn đề lý luận đó dẫn chiếu vào thực tiễn thi hành giúp ta thấy được những

điểm hợp lý cũng như bất cập của pháp luật hiện hành. Trên cơ sở đó chỉ ra những
phương hướng hồn thiện pháp luật và đề ra các giải pháp, kiến nghị góp phần
hoàn thiện hơn các quy định pháp luật về hủy việc kết hôn trái pháp luật trong Luật
HN&GĐ nhằm bảo vệ chế độ hơn nhân và gia đình tiến bộ, văn mình và phát triển.
DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình.

22


- Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt Nam, Nxb. CAND, Hà
Nội, 2017.
2. Văn bản quy phạm pháp luật.

- Luật HN&GĐ năm 2014.
- Bộ luật dân sự năm 2015;
- Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam năm 2015;
- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;
- Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31/12/2014 của Chính phủ quy định chi tiết
một số điều và biện pháp thi hành Luật HN&GĐ;
- Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày
06/01/2016 của Tòa án nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao, Bộ Tư
pháp hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật hơn nhân và gia đình số
52/2014/QH13 (Luật hơn nhân và gia đình năm 2014)
3. Đề tài khoa học và Luận án, Luận văn.

- Bộ môn luật HN&GĐ, "Nghiên cứu phát hiện những bất cập của Luật HNGĐ
Việt Nam năm 2000", Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội,
năm 2012.

- Bộ môn luật HN&GĐ, “Quyền của nhóm LGBT - Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn” Đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2015.
- Bùi Thị Mừng, Chế định kết hôn trong Luật HN&GĐ – Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Luận án Tiến sĩ luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2015.
- Nguyễn Thị Lê Huyền, “Hủy việc kết hôn trái pháp luật qua thực tiễn xét xử tại
Thừa Thiên Huế”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Đại học quốc gia Hà Nội 2013.
4. Bản án.

23


- Bản án 14/2018/HNGĐ-PT ngày 01/08/2018 về yêu cầu hủy kết hôn trái pháp
luật.
- Bản án 05/2020/HNGĐ-ST ngày 28/04/2020 về yêu cầu huỷ kết hôn trái pl.
- Quyết định số: 01 ngày 24/06/2019 yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật giữa bà Ph
và ông H ở huyện Đan Phượng, TP Hà Nội.
PHỤ LỤC
Bảng số lượng các loại án Hôn nhân và gia đình
Đơn vị: Vụ việc
Loại án

Ly hơn

Hủy
việc kết
hơn trái
pháp
luật

Chia tài

sản
chung
trong
thời kỳ
hơn
nhân

10234
13794
15986
40232
58093

6
4
3
1
1

5986
5426
8635
9643
10743

Năm
2016
2017
2018
2019

2020

Thay
đỏi
người
trực tiếp
ni
con sau
khi ly
hơn
838
932
1068
1294
1321

Xác
định
quan hệ
cha,
mẹ, con

Tranh
chấp
cấp
dưỡng

Tổng số

78

487
298987
69
234
386253
58
342
390877
82
593
401735
59
589
338825
Nguồn: Tịa án nhân dân Tối cao

Theo bảng thống kê thì các vụ việc liên quan đến hủy việc kết hôn trái pháp luật rất
nhỏ và có chiều hướng giảm dần.
Bảng án xét xử của Tịa án về Huye việc kết hơn trái pháp luật.

24


Theo bảng thống kê cho ta thấy phần lớn các trường hợp yêu cầu hủy việc kết hôn
trái pháp luật đều được giải quyết bằng các quyết định Sơ thẩm với 98,5% và chỉ
có 1,4% Phúc thẩm. Cịn Giám đốc thẩm và Tái thẩm không vụ việc nào.

25



×