Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

TIỂU LUẬN NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN 2 đề tài từ chaebol hàn quốc nhìn về mô hình tập đoàn kinh tế tư nhân ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.13 KB, 30 trang )

lOMoARcPSD|9242611

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

TIỂU LUẬN
NHỮNG NGUYÊN LÝ CỦA CHỦ NGHĨA MÁC – LÊ NIN 2
Đề tài: Từ Chaebol Hàn Quốc nhìn về mơ hình tập đoàn
kinh tế tư nhân ở Việt Nam

TÊN:

Lớp: Anh 25 – CLCKT – Khối 1 – K54
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hoàng Văn Vinh

HÀ NỘI – THÁNG 9 NĂM 2016

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

MỤC LỤ
LỜI NĨI ĐẦU...........................................................................................................................1
Chương I: CHAEBOL – CƠNG THỨC ĐƯA HÀN QUỐC RA KHỎI NGHÈO ĐÓI......2


1.1.

Chaebol – Nguồn cội sức mạnh của nền kinh tế Hàn Quốc...................................2

1.1.1.

Lịch sử hình thành và phát triển.........................................................................2

1.1.2.

Cấu trúc và đặc điểm...........................................................................................4

1.2.

Chaebol – Anh hùng của Hàn Quốc.........................................................................6

1.2.1.

Đưa đất nước ra khỏi nghèo đói.........................................................................6

1.2.2.

Đóng góp vào sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế..........................................7

1.3.

Chaebol - Mặt trái phía sau tiền tài và danh vọng..................................................8

1.3.1.


Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và những hệ lụy....................8

1.3.2.

Tình hình hiện nay của Chaebol Hàn Quốc......................................................9

Chương II: CHAEBOL VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP TRONG
NỀN KINH TẾ VIỆT NAM...................................................................................................12
2.1.

Giai đoạn trước Đổi mới..........................................................................................12

2.2.

Giai đoạn từ 1986 đến nay.......................................................................................13

2.2.1.

Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế..........................................................................14

2.2.2.

Đổi mới và phát triển khu vực doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy kinh tế cá

thể, tư nhân trong công nghiệp.......................................................................................14
2.3.

Thành tựu và hạn chế của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam................................16

2.3.1.


Thành tựu...........................................................................................................16

2.3.2.

Hạn chế..............................................................................................................17

2.4.

Sự khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc..............................................................19

2.5.

Giải pháp...................................................................................................................21

2.5.1.

Đối với Nhà nước...............................................................................................21

2.5.2.

Đối với các Tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp................................................22

KẾT LUẬN..............................................................................................................................25

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................26

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

LỜI NĨI ĐẦU
Có thể nói, trong bối cảnh hiện nay, tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc
tế đã và đang trở thành một trong những xu thế khách quan chi phối sự phát
triển của các quốc gia. Trong xu thế đó, sự đổi mới để thích nghi và chủ động
hội nhập ln là tiêu chí hàng đầu. Đối với Việt Nam, một quốc gia chuyển từ
nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường với điểm xuất
phát thấp, tốc độ tăng trưởng chưa cao thì cơng cuộc cải cách phát triển kinh tế
gặp khơng ít những khó khăn thách thức. Điều này địi hỏi cần phải có một đầu
tàu kinh tế thực sự mạnh mẽ, đủ sức cạnh tranh với nước ngồi, tìm được chỗ
đứng trên thị trường thế giới vốn rộng mở nhưng vơ cũng khắc nghiệt. Đó chính
là các Tập đồn kinh tế. Biết rõ điều này, chính phủ Việt Nam đã thơng qua việc
thí điểm thành lập các Tập đồn kinh tế trong các lĩnh vực trọng điểm. Tuy
nhiên, việc này chưa thực sự hiệu quả bởi lẽ các Tập đồn kinh tế chưa làm thỏa
mãn những u cầu kì vọng của nước nhà.
Nhìn vào Hàn Quốc, một quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế đáng nể
phục chỉ trong một thế kỉ trở lại đây, mơ hình Tập đồn kinh tế - Chaebol đã
đóng góp một vai trị lớn. Phải khẳng định rằng, khó để nâng tầm các tập đoàn
kinh tế Việt Nam lên ngang hàng với các Chaebol Hàn Quốc bởi những thành
công mà Chaebol mang lại cho đất nước này khơng phải tập đồn nào cũng làm
được cho quốc gia của mình. Nhưng đây thực sự là một tấm gương để chúng ta
học hỏi kinh nghiệm, tìm ra hướng đi cho các Tập đồn ở Việt Nam.
Do vậy, chúng em đã lựa chọn đề tài “Từ Chaebol Hàn Quốc nhìn về mơ
hình tập đồn kinh tế tư nhân ở Việt Nam” để phân tích rõ nguồn cội sức mạnh

thần kì này của xứ sở kim chi, từ đó rút ra kinh nghiệm, bài học, cũng như biện
pháp hiệu quả để phát triển mơ hình Tập đồn phù hợp và đúng nghĩa nhất.

1

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Chương I: CHAEBOL – CÔNG THỨC ĐƯA HÀN QUỐC RA
KHỎI NGHÈO ĐÓI
1.1.

Chaebol – Nguồn cội sức mạnh của nền kinh tế Hàn Quốc

1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
a) Khái niệm:
Chaebol (trong tiếng Hàn có nghĩa là gia tộc giàu có) là một mơ hình tập
đồn kinh doanh của Hàn Quốc. Đây thường là các tập đoàn toàn cầu, sở hữu
các công ty hoạt động trên nhiều lĩnh vực khác nhau, có xuất phát từ Hàn Quốc
và được quản lý bởi một người (Chủ tịch) có quyền lực tối thượng trong mọi
hành động và quyết định. Chaebol thường bao gồm nhiều công ty riêng biệt, với
các giao dịch nội bộ mạnh mẽ, tất cả đều được quản lý bởi gần như một vị chủ
tịch nắm toàn bộ quyền lực, vừa là nhà điều hành, vừa là chủ sở hữu thực sự.
Việc ra quyết định chỉ được thực hiện ở cấp cao nhất, tức là Chủ tịch và một số
quan chức cấp cao, các nhân viên có trách nhiệm tuân thủ theo điều đó. Các vị
trí trọng yếu trong Chaebol phải do các cá nhân có quan hệ họ hàng máu mủ
đảm trách, để bảo toàn một cách triệt để quyền lực qua các thế hệ. Chính vì vậy,
nhiều các Chaebol dù đã trải qua 2-3 thế hệ kế nhiệm những quyền sở hữu vẫn

tập trung vào gia tộc nhà sáng lập, bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ theo thời
gian. Có thể gọi đó là chế độ sở hữu “huyết thống”.
b) Lịch sử hình thành và phát triển:
Giữa thế kỷ 20, nền kinh tế Hàn Quốc có quy mơ nhỏ và phụ thuộc vào
nông nghiệp. Tổng thu nhập quốc dân (GDP) đạt 2,3 tỷ USD (năm 1953), thu
nhập bình quân đầu người là 67$, so với Mỹ lần lượt là 389,7 tỷ USD và 2449$.
Ngay cả Nhật Bản vừa trải qua thất bại trong Thế chiến II, GDP năm 1953 hơn
216 tỷ USD, cao hơn rất nhiều lần so với Hàn Quốc.
Tổng thống Park Chung Hee khi đó, với tham vọng đẩy mạnh quá trình
phát triển kinh tế Hàn Quốc tương đương với Nhật Bản thời đó, đã đề ra chiến
lược cơng nghiệp hóa nhanh chóng thơng qua thúc đẩy sự phát triển của các tập
đoàn kinh tế lớn. Vì vậy, ơng đã áp dụng nhiều chính sách thúc đẩy nền kinh tế
từ chính Nhật Bản như giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, đặc biệt với các tập
2

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

đoàn xây dựng (bao gồm những dự án phát triển hạ tầng giao thơng do chính
phủ thực hiện như đương cao tốc, đường sắt, cầu, cảng biển,..).Thậm chí ơng
cịn phải thuyết phục, đe dọa đến thao túng các doanh nghiệp để hợp tác, thực
hiện kế hoạch này. Đây được gọi là “Kế hoạch phát triển kinh tế năm năm lần
thứ nhất”. Các doanh nghiệp lớn lúc đó được chính phủ ưu tiên phân phát nguồn
vốn vay từ nước ngoài, đồng thời bảo lãnh cho chính các khoản vay đó trong
trường hợp bị phá sản hay mất khả năng thanh toán. Bên cạnh đó, những tập
đồn do chính phủ lựa chọn được tiếp cận khoản vay thông qua ngân hàng trung
ương và các ngân hàng thương mại trong nước, với lãi suất cực thấp. Các
Chaebol từ những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ với những hàng hóa nội địa đã vươn lên

khi nhận được sự ưu đãi đặc biệt của nhà nước.
Những năm 50 và đầu những năm 60, các công ty Hàn Quốc chủ yếu sản
xuất dệt may. Vào những năm 70, chính phủ quyết định phát triển nhanh các
ngành cơng nghiệp nặng bao gồm thép, hóa dầu, ơ-tơ, chế tạo máy, đóng tàu và
điện tử. Chính phủ đã chọn ra những chaebol có nhiều tiềm năng nhất và thúc
đẩy họ thực thi kế hoạch này bằng những khoản vay ưu đãi khổng lồ. Đến cuối
những năm 80, một số chaebol đã trở thành những tập đoàn lớn ở quy mơ quốc
tế. Mỗi chaebol trung bình có hàng chục cơng ty con chuyên kinh doanh các lĩnh
vực khác nhau. Trong những năm 90, 5 chaebol lớn nhất (Samsung, Hyundai,
LG, Daewoo và SK) tạo ra tới 50% tổng GDP của Hàn Quốc. Các chaebol đã
chuyển dịch từ hướng hàng hóa đơn giản sơ chế thâm dụng lao động sang mặt
hàng chế biến(cơng nghiệp nhẹ) . Rồi kế đó chuyển dịch sang các ngành thâm
dụng vốn hơn như: máy móc, thiết bị, dụng cụ, điện tử….. Thị trường Mỹ là thị
trường xuất khẩu chính quan trọng nhất của Hàn Quốc. 1961 chỉ có 16.6% hàng
xuất khẩu của Hàn quốc đến Mỹ thì 1971 thì tỷ lệ này tăng 49.8%, năm cao
điểm nhất lên đến 52%.
Chính vì vậy, Chaebol có vai trị quan trọng trong việc đưa Hàn Quốc trở
thành một trong bốn con rồng Châu Á (bên cạnh Hồng Kông, Singapore và Đài
Loan).
3

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

1.1.2. Cấu trúc và đặc điểm
a) Cấu trúc
Mơ hình tài phiệt Hàn Quốc chủ yếu dựa trên một hệ thống phân chia
quyền sở hữu rất phức tạp và chồng chéo lên nhau.

Cơ cấu sở hữu của các Chaebol có thể phân thành 3 loại sau:
- Loại thứ nhất: Cơ cấu sở hữu trực tiếp (ví dụ: mơ hình của Tập đồn
Hanjin): Mỗi Chaebol bao gồm: Chủ sở hữu (cơng ty mẹ) và các công ty chi
nhánh.
- Loại thứ hai: Cơ cấu cơng ty cổ phần (ví dụ mơ hình Tập đồn Daewoo):
Mỗi Chaebol bao gồm: Chủ sở hữu (cơng ty mẹ), công ty cổ phần và các công ty
chi nhánh.
- Loại thứ ba: Cơ cấu sở hữu hỗn hợp (mô hình Tập đồn Samsung): Mỗi
Chaebol bao gồm: Chủ sở hữu (công ty mẹ), công ty cổ phần, các tổ chức trung
gian và các công ty chi nhánh.
Công ty mẹ thể hiện là cơng ty nịng cốt đóng vai trị chủ đạo trong chiến
lược phát triển tồn tập đồn. Các cơng ty con phải giúp giải quyết chính sách
kinh tế thống nhất của cơng ty mẹ. Trong đó, việc phối hợp giữa công ty mẹ và
công ty con phải dựa trên ngun tắc hài hịa. Hoạt động chính của cơng ty con
(như là một thành phần cần thiết của hệ thống sản xuất chung của công ty mẹ)
được thừa nhận là có ích lợi về mặt kinh tế. Sự điều tiết hoạt động của cơng ty
con từ phía cơng ty mẹ phải phù hợp với luật pháp và tương ứng với các tiêu
chuẩn của quyền kinh doanh và tiêu chuẩn công ty.
b) Đặc điểm
- Quyền sở hữu: Các Chaebol duy trì theo chế độ sở hữu "huyết thống".
Các Chaebol thường do các cá nhân sáng lập ra nó kiểm sốt và tuân thủ theo
nguyên tắc "cha truyền con nối". Trong suốt mấy thập kỷ tồn tại, 90% quyền
thừa kế các Chaebol được chuyển từ cha sang con trai hoặc anh em trai. Trong
mỗi Tập đồn, hầu hết các vị trí lãnh đạo chủ chốt đều do các thành viên gia
đình nắm giữ. Chẳng hạn như Chung Ju Yeong và gia đình kiểm sốt 61.4% cổ
phần Tập đồn Hyundai. Theo "Uỷ ban bn bán cơng bằng Hàn Quốc" thì phần
4

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

sở hữu của các gia đình trong 30 Chaebol lớn nhất tăng từ 43.8% năm 1995 lên
44.1% năm 1996. Qua đó có thể thấy, các Chaebol đều có phương thức quản lý
theo mối quan hệ gia đình và đẳng cấp cao. Mối quan hệ chặt chẽ và đẳng cấp
này đưa Chaebol trở thành một "nền cộng hoà" riêng, chi phối và ảnh hưởng lớn
đến nền kinh tế quốc gia. Mọi quyết định quan trọng của các Chaebol đều chỉ
được quyết định ở cấp cao nhất, tức là chủ tịch và mọi nhân viên phải tuân thủ.
Tuy nhiên, các quan chức ở các cấp cũng có vai trị quan trọng trong quá trình đi
đến quyết định cuối cùng.
- Vốn: Đặc trưng của Chaebol chính là làn sóng đầu tư vốn nội bộ.
Samsung là Chaebol đầu tiên sử dụng hình thức tài trợ vốn băng cách đầu tư nội
bộ để trở thành các Chaebol đầu tiên tham gia vào 2 ngành công nghiệp trọng
điểm yêu cầu vốn cao từ những năm 1960. Đặc biệt với chương trình cú hích lớn
từ chính phủ Hàn Quốc, cách thức đầu tư nội bộ này càng được chú trọng xem
xét. Trong thực tế, Chaebol thường áp dụng 2 cách đầu tư vốn như sau:
+ Đầu tư vịng trịn: hình thức mà các cơng ty nắm giữ một phần cổ
phiếu của các công ty khác. Đây là giai đoạn khi Chaebol thực hiện chiến lược
phát triển theo chiều ngang khi muốn gia tăng các công ty thành viên.
+ Đầu tư tỏa: hình thức mà một cơng ty nắm giữ cổ phần của các công ty
khác. Khi Chaebol trong giai đoạn thứ 2 thực hiện nhất thể hóa theo chiều dọc
và phát triển đa dạng hóa quan hệ.
- Cơ chế điều hành: trong mỗi Chaebol đều có một cơ quan điều hành
riêng. Cho dù tên gọi khác nhau, các cơ quan này đều có chức năng: giúp chủ
tịch Tập đồn phối hợp hoạt động của các cơng ty chi nhánh; điều hành nhân sự,
tài chính; đầu tư nghiên cứu và triển khai (R&D). Bằng các hoạt động cụ thể,
các cơ quan điều hành góp phần nâng cao tính hiệu quả của Tập đồn nói chung,
các cơng ty chi nhánh nói riêng. Do quan hệ đẳng cấp, chủ tịch Chaebol có vai
trị chi phối các thành viên khác của hội đồng. Nhìn chung, chủ tịch Chaebol

mang tính độc đốn, gia trưởng. Đó là cũng là đặc thù nổi bật nhất trong các tổ
chức kinh doanh Hàn Quốc.
5

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

- Phương thức tác nghiệp: Mỗi Chaebol có một phương thức quản lý kinh
doanh riêng. Ví dụ như Hyundai với phương thức kinh doanh tự thân, tức là chủ
yếu dựa vào nguồn nhân lực của bản thân Tập đoàn để tổ chức sản xuất kinh
doanh. Cịn Daewoo thì theo phương thức liên doanh liên kết với các cơng ty
nước ngồi thông qua cung cấp các giấy phép kỹ thuật và các hiệp định hiệp tác
kỹ thuật nên kết cấu sở hữu kiểu Daewoo mang tính đa ngun, từ đó mà ảnh
hưởng đến địa vị quản lý và lợi ích phân chia trong Tập đoàn.
1.2.

Chaebol – Anh hùng của Hàn Quốc

1.2.1. Đưa đất nước ra khỏi nghèo đói
Đã có nhiều tranh cãi nổ ra khi phân tích vai trị của các Chaebol trong
“nhịp thở” kinh tế của Hàn Quốc nhưng tựu chung lại vẫn có nhiều ý kiến đồng
tình rằng Chaebol đã góp phần khơng nhỏ đưa Hàn Quốc bước ra khỏi khó khăn
chung của tồn thế giới…
Vào thời điểm năm 1953, GDP bình quân của Hàn Quốc chỉ đạt mức 67
USD, tương đương với 2% GDP của Mỹ. Sau một thời gian dài bị Nhật Bản
chiếm đóng và sau cuộc nội chiến tàn khốc, đất nước Nam Triều Tiên lúc này
vẫn đang chìm trong nghèo khó. Mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên vẫn ln ln
hiện hữu, và chính quyền miền Nam lúc này hoặc là thờ ơ, hoặc là bất lực khơng

thể giúp người dân xóa nghèo.
Đến năm 1963, tướng Park Chung-hee tiến hành đảo chính và trở thành nhà
độc tài lãnh đạo Hàn Quốc. Với sự công nhận của Mỹ, ông Park bắt đầu tiến
hành xây dựng một nền kinh tế vững mạnh để Nam Triều Tiên có thể trở thành
một thế lực toàn cầu.
Sự hỗ trợ của Chính phủ dưới dạng các khoản vay, đảm bảo và giãn thuế đã
cho phép các công ty tăng trưởng và gia nhập nhiều thị trường. Đây chính là
cơng thức đã đưa Hàn Quốc ra khỏi nghèo đói.
Theo đó, để vực dậy nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, những năm 1960 và
1970 của thế kỷ trước, Chính phủ Hàn Quốc đã hỗ trợ để biến một số công ty
lớn do gia đình quản lý thành các tập đồn kinh tế lớn. Các tập đoàn này phát

6

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

triển công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu, trở thành động cơ đẩy mạnh tăng
trưởng kinh tế Hàn Quốc, tiêu biểu là Samsung, Hyundai, Daewoo...
Nhờ những lợi thế sẵn có và các chính sách ưu đãi của Chính phủ, các
Chaebol này đã phát triển rất nhanh, chiếm lĩnh thị trường trong nước, áp đặt sự
thống trị lên nền kinh tế, thậm chí có thể kiểm sốt được cả khu vực tài chính.
Trong đó, nhóm 30 tập đồn lớn nhất đã chiếm vị thế áp đảo với phần còn lại,
chiếm gần một nửa giá trị tài sản và doanh thu của toàn bộ các Chaebol và đặc
biệt là sự tập trung sức mạnh vào nhóm 5 cơng ty lớn nhất, vốn chiếm gần 30%
giá trị tài sản và hơn 32,29% về doanh thu trong nhóm các Chaebol này.
1.2.2. Đóng góp vào sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế
Sự phát triển mạnh mẽ của các Chaebol đã góp phần khơng nhỏ đưa nền

kinh tế Hàn Quốc cất cánh, trở thành một trong những nước công nghiệp mới
của châu Á. Nhờ đó mơ hình của các Chaebol cũng trở thành hình mẫu cho một
số quốc gia khác noi theo.
Sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế, với rường cột là các Chaebol, bắt đầu
từ thập niên 60 với sự gia tăng xuất khẩu. Sự tăng trưởng kinh tế dựa vào đa
dạng hóa các sản phẩm, hơn là chỉ có một hoặc hai mặt hàng chính. Cải tiến và
sẵn sàng phát triển sản phẩm mới là những điều vô cùng quan trọng và được tập
trung thực hiện. Những năm 1950 và đầu năm 1960, các Chaebol tập trung vào
các sản phẩm may mặc. Đến giữa thập niên 70 và 80, ngành cơng nghiệp năng,
qn sự, hóa chất được đặt lên hàng đầu. Thời kỳ tiếp theo, đánh dấu sự vươn
lên mạnh mẽ của các Chaebol nói riêng và nền kinh tế Hàn Quốc nói chung,
tăng trưởng dựa vào ngành điện tử và cơng nghệ cao. Đến lúc này, các Chaebol
đã có tiềm lực tài chính mạnh mẽ, tăng trưởng khơng dựa vào những ưu đãi hay
hỗ trợ từ Chính phủ như trước đây. Các tập đoàn như Samsung, LG, Hyundai,
Kia, Lotte thống trị ngành công nghiệp Hàn Quốc và đặc biệt áp đảo trong các
ngành sản xuất, công nghiệp nặng.
Đến thập niên 1990, Hàn Quốc trở thành một trong các nước công nghiệp
mới với mức sống ngang ngửa các quốc gia phát triển phương Tây. Năm 1996,
GPD bình quân đầu người tại Hàn Quốc đã lên tới 10.135 USD.
7

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Top 5 Chaebol lớn nhất qua các thời kỳ
1.3.

Chaebol - Mặt trái phía sau tiền tài và danh vọng


1.3.1. Cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á năm 1997 và những hệ lụy
Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu
từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán,
trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều
quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đơng Á". Hàn Quốc là một
trong những nước bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi cuộc khủng hoảng này.
Vào giữa thập niên 1990, Hàn Quốc có nền tảng kinh tế vĩ mơ tương đối tốt
ngoại trừ việc đồng Won Hàn Quốc không ngừng lên giá với Dollar Mỹ trong
thời kỳ từ sau năm 1987. Điều này làm cho tài khoản vãng lai của Hàn Quốc suy
yếu vì giá hàng xuất khẩu của Hàn Quốc trên thị trường hàng hóa quốc tế tăng.
Trong hồn cảnh đó, Hàn Quốc lại theo đuổi một chế độ tỷ giá hối đối neo lỏng
lẻo và chính sách tự do hóa tài khoản vốn. Vì thế, thâm hụt tài khoản vãng lai
được bù đắp lại bằng việc các ngân hàng của nước này đi vay nước ngoài mà
phần lớn là vay nợ ngắn hạn và nợ không tự bảo hiểm rủi ro.
Hàn Quốc được xếp hạng thứ 11 trong số những nền kinh tế lớn trên thế
giới. Khi khủng hoảng xảy ra, với tình trạng kém cỏi sẵn có của hệ thống ngân
hàng bắt nguồn từ những khoản nợ kém hiệu quả rất lớn, Moody's đã hạ bậc tín
dụng của Hàn Quốc từ A1 xuống A3 vào tháng 11/1997 và tiếp tục hạ xuống B2
vào tháng 12. Sự kiện này góp phần làm thị trường chứng khốn Hàn Quốc sụt
giảm mạnh hơn, giảm 4% vào 7/11/1997, giảm tiếp 7% vào ngày 8/11 và 7.2%
vào ngày 24/11/2997 khi có tin IMF yêu cầu Hàn Quốc thực hiện cải tổ hệ thống
tài chính.
8

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611


Năm 1998, Hyundai Motor mua lại Kia Motors. Quỹ đầu tư mạo hiểm trị
giá 5 tỉ USD của Samsung cũng giải thể do tác động quá mạnh của cuộc khủng
hoảng, tiếp đó Daewoo Motors phải bán lại cho General Motors.
Đồng Won Hàn Quốc giảm từ 1000 xuống 1700 won đổi một USD. Dù có
nhiều nỗ lực trong việc cải thiện GDP trên đầu người, sau khủng hoảng, nợ quốc
gia của Hàn Quốc tăng gấp ba lần so với trước đó.
Ngày 21/11/1997, chính phủ Hàn Quốc đã phải đề nghị Quỹ tiền tệ quốc tế
(IMF) cứu trợ tài chính khẩn cấp và điều này có nghĩa là Seoul buộc phải
chuyển giao “chủ quyền kinh tế” cho tổ chức tài chính này. Cuộc khủng hoảng
tài chính đã khiến nhiều người mất việc làm và khơng ít cơng ty phá sản.
1.3.2. Tình hình hiện nay của Chaebol Hàn Quốc
Theo tạp chí Forbes, các Chaebol trụ vững đến nay đều là những tập đồn
có khả năng khai thác đáng kể năng lượng, sự khéo léo và tiềm lực của người
dân và có ảnh hưởng trên thế giới. Nhờ các Chaebol hợp lực thành một nền tảng
vững chắc, Hàn Quốc đủ sức vượt khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008.
Tính đến năm 2014, bốn tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc (Samsung, Hyundai
Motors, SK và LG) tạo ra lợi nhuận chiếm 42,842 nghìn tỉ won (tương đương
90%) trong tổng lợi nhuận rịng 47,527 nghìn tỉ của 30 tập đoàn hàng đầu Hàn
Quốc, trừ các doanh nghiệp tài chính.
Tuy nhiên, các Chaebol này đều đang chịu chung tình trạng “ngàn cân treo
sợi tóc”. Lotte, Hanjin, Samsung là 3 tập đoàn nằm trong danh sách top đầu các
Chaebol ở Hàn Quốc. Cơn ác mộng đến với Samsung từ những báo cáo đầu tiên
về sự cố của Galaxy Note 7 do pin phát nổ. Sau đó, Samsung tuyên bố sẽ ngừng
bán Galaxy Note 7 và thông báo trên toàn cầu về chiến dịch thay thế khoảng 2,5
triệu máy Galaxy Note 7 đã bán. Vụ thu hồi ước tính gây thiệt hại cho Samsung
hơn 1 tỷ USD. Trên thực tế, thiệt hại đáng kể nhất đối với Samsung chính là việc
Galaxy Note 7 phải tạm dừng bán. Điều này vơ tình đã tạo nên lợi thế rất lớn
cho Apple khi ra mắt bộ đôi iPhone mới 7 và 7 Plus. Với nhu cầu rất lớn của thị
trường, đồng thời phải thay thế toàn bộ 2,5 triệu máy cho khách hàng, dù cho
Samsung có tăng sản lượng lên 20% cũng khơng thể nào đáp ứng được. Đã có

9

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

nhiều dự đoán cho rằng, sau khi Samsung sửa chữa nhanh vấn đề lỗi pin với
Note 7, thì mẫu điện thoại này sẽ khó có thể quay trở lại đường đua bởi đã bị
“mang tiếng” do sự cố pin hiện tại. Người tiêu dùng sẽ khó loại bỏ khỏi tâm trí
của họ những ám ảnh về nguy cơ cháy nổ ở mẫu điện thoại hàng đầu của
Samsung.
Khủng hoảng nghiêm trọng nhất phải kể đến là Hanjin bởi sự ảnh hưởng
rộng lớn của tập đoàn này. Ra đời năm 1977, Hanjin Shipping là công ty trực
thuộc Hanjin Group. Đây là công ty vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc và cũng là
một trong 10 công ty lớn nhất thế giới, xét theo cơng suất. Hiện Hanjin có hàng
trăm con tàu, trong đó có 61 tàu chở container cỡ lớn, vận chuyển hơn 100 triệu
tấn hàng hóa mỗi năm. Sở hữu 230 chi nhánh ở 60 nước và đang hoạt động tại
Mỹ, châu Âu đến châu Á nhưng đến ngày 31/8, Hanjin buộc phải nộp đơn xin
phá sản. Đây là vụ việc có quy mơ ảnh hưởng lớn nhất, chưa từng xảy ra trong
lĩnh vực vận tải đường biển của thế giới. Sự sụp đổ của một trong những hãng
vận tải lớn nhất thế giới là minh chứng cho hiện tượng domino (phản ứng chuỗi)
các hãng vận tải liên tiếp sụp đổ, trong bối cảnh ngành vận tải tồn cầu chật vật
vì cung vượt cầu và kinh tế suy thoái. Nguyên nhân dẫn đến thua lỗ của Hanjin
là do nhu cầu vận tải giảm, cung vượt quá cầu, Hanjin làm ăn thua lỗ, nợ đầm
đìa lên tới 1 tỷ USD. Từ sau khi công bố thua lỗ liên tiếp từ năm 2011 đến 2014,
hãng bị thắt chặt tín dụng. Kể từ tháng 5/2016, hãng này phải thực hiện chương
trình tái cơ cấu do chủ nợ đưa ra
Riêng với Lotte, với hơn 60 doanh nghiệp thành viên và 60.000 nhân viên
trên toàn thế giới, Lotte hiện là tập đoàn lớn thứ 5 tại Hàn Quốc với mức định

giá khoảng 106 tỷ USD. Khởi nghiệp từ một công ty bán kẹo cao su vào năm
1948, Lotte đã trở thành đế chế kinh doanh khổng lồ. Nhưng khủng hoảng bủa
vây Lotte do bê bối tranh quyền đoạt chức giữa các thành viên trong gia đình,
dẫn tới việc bị điều tra quỹ đen, hối lộ quan chức và mới nhất là cái chết bất
thường có liên quan đến vụ điều tra tham nhũng của vị Phó Chủ tịch Lee In
Won. Hồi tháng 6, các công tố viên Hàn Quốc đột kích 17 địa điểm liên quan
đến Lotte Group, gồm văn phòng của người sáng lập tập đoàn tại khách sạn
10

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Lotte ở Seoul, cũng như nhà của đương kim Chủ tịch Shin Dong Bin, để thu
thập chứng cứ về hành vi tạo quỹ đen thông qua giao dịch nội bộ để trốn khoản
tiền thuế 533 triệu USD.

11

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

Chương II: CHAEBOL VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
1.

Giai đoạn trước Đổi mới


Trước đổi mới, cơ chế quản lý kinh tế ở nước ta là cơ chế kế hoạch hóa tập
trung với những đặc điểm chủ yếu là:
- Thứ nhất, Nhà nước quản lý nền kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh hành
chính dựa trên hệ thống chi tiêu pháp lệnh chi tiết từ trên xuống dưới. Các doanh
nghiệp hoạt động trên cơ sở các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
và các chỉ tiêu pháp lệnh được giao. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật
tư, tiền vốn, định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương… đều do
các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch, cấp phát
vốn, vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước.
Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu.
- Thứ hai, các cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào hoạt động sản
xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhưng lại khơng chịu trách nhiệm gì về
vật chất đối với các quyết định của mình. Những thiệt hại vật chất do các quyết
định khơng đúng gây ra thì ngân sách Nhà nước phải gánh chịu.
Hậu quả do hai điểm nói trên mang lại là cơ quan quản lý Nhà nước làm
thay chức năng quản lý sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cịn các doanh
nghiệp vừa bị trói buộc, vì khơng có quyền tự chủ, vừa ỷ lại vào cấp trên, vì
khơng bị ràng buộc trách nhiệm đối với kết quả sản xuất.
- Thứ ba, quan hệ hàng hóa – tiền tệ bị coi nhẹ, chỉ là hình thức, quan hệ
hiện vật là chủ yếu. Nhà nước quản lý kinh tế thông qua chế độ “cấp phát – giao
nộp”. Hạch tốn kinh tế chỉ là hình thức.
- Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng
động vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan
liêu.
Chế độ bao cấp được thực hiện dưới các hình thức chủ yếu sau:
+ Bao cấp qua giá: Nhà nước quyết định giá trị tài sản, thiết bị, vật tư, hàng
hóa thấp hơn giá trị thực của chúng nhiều lần so với giá trị thị trường. Với giá
12


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

thấp như vậy, coi như một phần những thứ đó được cho khơng. Do đó, hạch tốn
kinh tế chỉ là hình thức.
+ Bao cấp qua chế độ tem phiếu (tiền lương hiện vật): Nhà nước quy định
chế độ phân phối vật phẩm tiêu dùng cho cán bộ, công nhân viên, cơng nhân
theo định mức qua hình thức tem phiếu. Chế độ tem phiếu với mức giá khác xa
so với giá thị trường đã biến chế độ tiền lương thành lương hiện vật, thủ tiêu
động lực kích thích người lao động và phá vỡ nguyên tắc phân phối theo lao
động.
+ Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn của ngân sách, nhưng khơng có chế tài
ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn. Điều đó vừa
làm tăng gánh nặng đối với ngân sách vừa làm cho sử dụng vốn kém hiệu quả,
nảy sinh cơ chế “xin cho”.
Trước Đổi mới, do chưa thừa nhận sản xuất hàng hóa và cơ chế thị trường,
chúng ta xem kế hoạch hóa là đặc trưng quan trọng nhất của kinh tế xã hội chủ
nghĩa, phân bổ mọi nguồn lực theo kế hoạch là chủ yếu; coi thị trường chỉ là một
công cụ thứ yếu bổ sung cho kế hoạch. Không thừa nhận trên thực tế sự tồn tại
của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, lấy kinh tế quốc doanh
và tập thể là chủ yếu.
2.

Giai đoạn từ 1986 đến nay

Đại hội VI (tháng 12/1986) của Đảng là mốc lịch sử quan trọng trên con
đường đổi mới tồn diện ở nước ta. Sau khi phân tích phê phán nghiêm túc sai
lầm, thiếu sót trong thời gian qua, Đại hội đã đề ra đường lối đổi mới kinh tế

toàn diện cho đất nước trong thời kỳ mới. Tiếp theo, các Đại hội VII (tháng
6/1991), Đại hội VIII (tháng 6/1996) và Đại hội IX (tháng 12/2001) đã tiếp tục
khẳng định và bổ sung, hồn thiện các chủ trương chính sách đổi mới kinh tế, có
đổi mới phát triển cơng nghiệp và thực hiện cơng nghiệp hố xã hội chủ nghĩa.

13

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

2.1.1. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
Tháng 8 năm 1987, Hội nghị Trung ương lần thứ 3 đã ra nghị quyết về đổi
mới cơ chế quản lý kinh tế với nội dung chủ yếu là thực hiện chế độ tự chủ kinh
doanh của các xí nghiệp quốc doanh và đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế.
Sau đó, tháng 11 năm 1987, Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quyết định
217/HĐBT quy định cụ thể chế độ tự chủ kinh doanh của các xí nghiệp quốc
doanh.
Theo tinh thần các văn bản trên, các Bộ đã dần dần giao quyền tự chủ cho
các xí nghiệp về quản lý sản xuất kinh doanh cũng như công tác tổ chức cán bộ.
Các Bộ, trong đó có Bộ Cơng nghiệp đã bước đầu xác định lại chức năng quản
lý nhà nước về kinh tế, sắp xếp lại bộ máy gọn nhẹ, chủ yếu Bộ làm chức năng
quản lý nhà nước. Các xí nghiệp cũng đã giảm bớt những tổ chức không cần
thiết, cắt bỏ các khâu trung gian, sắp xếp lại lao động, làm cho dây chuyền sản
xuất được đồng bộ ổn định, bảo đảm có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao.
Trong thời kỳ này cịn có một sự kiện nổi bật là do hậu quả nặng nề nhiều
năm của cơ chế bao cấp, nên đầu năm 1989, khi thực sự chuyển sang kinh doanh
trên thị trường, nhiều xí nghiệp công nghiệp quốc doanh lần đầu tiên phải đối
mặt với những thử thách gay gắt: vốn liếng thiếu hụt, hàng hố ứ đọng, lao động

dơi dư, sản xuất đình đốn, khơng ít xí nghiệp phá sản… Nhưng “bản lĩnh sinh ra
từ nỗi đau” nên nhiều xí nghiệp đã phấn đấu vượt qua cơn “khủng hoảng thị
trường và tiêu thụ đầu tiên” để vực dậy vào cuối năm 1989.
2.1.2. Đổi mới và phát triển khu vực doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy
kinh tế cá thể, tư nhân trong công nghiệp
- Từng bước mở rộng quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước đi đơi với
xố bỏ dần chế độ bao cấp của Nhà nước về tài chính, cung ứng và bao cấp giá
vật tư, định giá với hầu hết các sản phẩm do doanh nghiệp nhà nước sản xuất và
tiêu thụ (trong các năm 1987-1990). Chế độ thu quốc doanh cũng bị bãi bỏ, thay
bằng chính sách thuế (Nghị định 388/HĐBT tháng 11 năm 1991).
- Sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước theo hướng giải thể các doanh nghiệp
nhà nước hoạt động kém hiệu quả, thua lỗ kéo dài, sáp nhập các doanh nghiệp
14

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

nhà nước có liên quan với nhau về sản xuất và thị trường. Tổ chức lại các công
ty và các liên hiệp công nghiệp đã được thành lập trước đây, để hình thành các
tổng cơng ty mới theo mơ hình tổng cơng ty 90 và 91. Trong đó, Nhà nước bổ
nhiệm hội đồng quản trị để điều hành và chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kết
quả hoạt động của tổng cơng ty.
- Chuyển sang các hình thức sở hữu khác, cổ phần hoá doanh nghiệp nhà
nước bắt đầu được thực hiện thí điểm từ năm 1992. Tuy nhiên, tới năm 1996
mới có 10 doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hoá. Từ năm 1998, khi Nghị
định 44/CP được ban hành đến nay, Nhà nước đã thực hiện nhiều biện pháp thúc
đẩy nhanh hơn tiến trình cổ phần hố. Từ năm 2000, Nhà nước áp dụng các biện
pháp chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước sang các hình thức sỡ hữu và kinh

doanh khác như: giao, bán, khoán, cho thuê, kể cả sáp nhập và giải thể đối với
các doanh nghiệp nhà nước quy mơ nhỏ. Trong q trình này, số lượng doanh
nghiệp nhà nước nói chung (bao gồm cả doanh nghiệp nhà nước ngồi cơng
nghiệp) đã có nhiều biến đổi từ 12.000 cơ sở những năm đầu thập kỷ 90 xuống
còn 6.000 cơ sở vào cuối thập kỷ 90, gần đây là khoảng 4.500 - 5.000 cơ sở.
- Trong khi đó, đặc biệt lưu ý thành phần kinh tế tư nhân, cá thể ngày càng
được phát triển mạnh, nhất là kể từ khi có Luật Doanh nghiệp mới có hiệu lực từ
năm 2000. Điều này khiến cho hàng ngàn doanh nghiệp ngồi quốc doanh ra đời
mỗi năm, đồng thời nó cũng gián tiếp thúc đẩy khu vực kinh tế hộ cá thể cùng
phát triển. Nhờ thế, khu vực công nghiệp ngoài quốc doanh từ tỷ trọng chiếm
23% năm 2000 đã tăng lên 26,1% vào 6 tháng đầu năm 2003. Ngoài đáp ứng
nhu cầu đa dạng của sản xuất và đời sống dân sinh trong nước, khu vực này còn
tham gia tích cực sản xuất hàng xuất khẩu ngày càng tăng với các sản phẩm chủ
yếu: đồ gỗ mỹ nghệ, gốm sứ mỹ nghệ, chiếu cói, may mặc, giầy dép… Nhiều
sản phẩm khu vực ngoài quốc doanh sản xuất chiếm tỷ trọng trên 50%, thậm chí
trên 90% hoặc gần như 100%.

15

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

3.

Thành tựu và hạn chế của các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam

2.1.1.
Thành tựu

Một là, phát huy được phần nào vai trị chủ yếu của mình trong nền kinh tế.
Mục đích của Chính phủ khi thành lập các tập đồn kinh tế để nhằm tạo ra một
cơng cụ thực sự giúp Chính phủ can thiệp hiệu quả vào nền kinh tế. Trên thực tế
từ khi thành lập cho đến nay đã có một số Tập đồn, Tổng cơng ty nhà nước bắt
đầu đi đúng hướng và góp phần ổn định kinh tế vĩ mô trong bối cảnh lạm phát
cao. Bên cạnh đó, các tập đồn kinh tế đóng góp khá lớn cho nền kinh tế quốc
dân: Cả nước có 18 tổng công ty 91 và 73 tổng công ty 90 mang dáng dấp các
tập đoàn kinh tế quốc doanh hoặc cơng ty mẹ - cơng ty con, tồn bộ các đơn vị
kinh tế này chiếm khoảng 54% về vốn, 62% doanh thu và 73% tiền nộp ngân
sách trong tổng số 5.970 doanh nghiệp nhà nước hiện nay (khu vực kinh tế quốc
doanh).
Trong năm 2007, các doanh nghiệp nhà nước đã đạt tổng doanh thu hơn
577 nghìn tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 108,7 nghìn tỷ đồng, tăng 10 % so
với năm 2006. Trong đó, nhiều tập đồn đạt mức doanh thu cao như: Công
nghiệp tàu thủy tăng 98,6%, Lương thực miền Nam, Thép, Công nghiệp Xi
măng tăng hơn 50%; Cà phê, Hóa chất, Than – Khống sản, Hàng hải… tăng
20- 30%; chỉ có ít doanh nghiệp nhà nước thua lỗ. Về đầu tư mở rộng, chủ yếu
góp vốn công ty trực thuộc và hoạt động đa ngành, với số vốn 164.637 tỷ, tăng
26% so với 2006.
Hai là, tập đoàn kinh tế tư nhân phát triển mạnh và đang trở thành hạt nhân
kinh tế mới. Sự phát triển nhanh chóng của khu vực kinh tế tư nhân cả về quy
mơ và chất lượng đã khiến khơng ít những doanh nghiệp đã phát triển thành
nhóm doanh nghiệp có mối liên hệ với nhau về vốn, kỹ thuật và quản trị, kinh
doanh trên nhiều ngành nghề và không giới hạn phạm vi. Thực tế, đã xuất hiện
những tên tuổi lớn và được xem là tập đoàn kinh tế tư nhân đầu tiên của Việt
Nam. Khơng giống như các tập đồn kinh tế của Nhà nước được hưởng nhiều
đặc quyền từ phía Chính phủ, các tập đồn kinh tế tư nhân được hình thành bằng
chính sự tăng trưởng quy mơ và mở rộng phạm vi hoạt động của chính các
16


Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

doanh nghiệp. Việc hình thành tập đồn hồn tồn là do nhu cầu và nội lực của
doanh nghiệp và không có bất cứ một quyết định chuyển đổi hay sắp xếp hành
chính nào.
Các tập đồn kinh tế đã đóng vai trị lực lượng chủ cơng của nền kinh tế,
đảm bảo tốc độ tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội, làm tốt vai trò là thành
phần chủ lực trong bình ổn thị trường, năng lực sản xuất, trình độ công nghệ, kỹ
thuật, nguồn nhân lực đều tăng. Những tập đồn kinh tế Việt Nam khơng những
đầu tư trong nước mà đã bước đầu vươn ra thị trường nước ngoài, góp phần giải
quyết các vấn đề về năng lượng, trong tương lai sẽ giảm bớt việc nhập khẩu
nguyên liệu. Đặc biệt, các tập đồn có vai trị to lớn trong đẩy mạnh xuất khẩu,
tham gia vào công tác an sinh xã hội, đi đầu trong các chương trình từ thiện.
2.1.2.
Hạn chế
Mặc dù đã có những bước thành cơng nhất định, nhưng trong quá trình
hình thành và phát triển các tập đoàn kinh tế ở Việt Nam cũng đã nảy sinh khơng
ít bất cập. Hiệu quả sử dụng vốn ở các tập đoàn được đánh giá là thấp hơn so với
khu vực tư nhân vì cơ chế bám vào nguồn ngân sách Nhà nước, nếu có thua lỗ,
mất khả năng trả nợ hay tham nhũng thì ngân sách Nhà nước cũng sẽ gánh hết.
Những vụ đổ bể như vậy vẫn thường xảy ra và được báo chí phản ánh thường
xuyên.
Quản trị điều hành kém vì cơ chế xin cho, mệnh lệnh một chiều giữa tập
đồn mẹ và các cơng ty thành viên. Mọi chiến lược, chỉ tiêu kinh doanh, bố trí
nhân sự điều hành cao cấp đều phải trình và chờ ý kiến phê duyệt của tập đoàn
dẫn đến hiệu quả kém trong quản lý, chảy máu chất xám những nhân sự giỏi.
Sự chi phối độc quyền hoặc những lợi thế lớn về tài sản của một số tập

đoàn Nhà nước trong những lĩnh vực thiết yếu đã và đang triệt tiêu cạnh tranh
lành mạnh, kìm hãm sự phát triển của ngành và người tiêu dùng luôn phải gánh
chịu những thiệt hại mà vẫn phải sử dụng vì khơng cịn cách nào khác. Nếu thời
gian qua Chính phủ khơng thực thi các biện pháp mạnh cắt giảm hàng chục ngàn
tỷ đồng những khoản đầu tư kém hiệu quả và chi tiêu lãng phí của khối kinh tế
17

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

quốc doanh vốn chiếm hơn 50% vốn đầu tư toàn xã hội thì việc kiểm sốt lạm
phát khó mà đạt được kết quả tốt.
Tuy nhiên, vướng mắc nổi bật nhất của các tập đoàn kinh tế là vấn đề hành
lang pháp lý. Cơ chế hoạt động thiếu, địa vị pháp lý không rõ ràng, chưa được
quyền tự quyết, tranh cãi về tư cách pháp nhân của tập đoàn... đang gián tiếp cản
trở các tập đồn kinh tế, khiến họ khơng được chủ động mà luôn gắn liền với tên
của công ty mẹ. Đây cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng đầu tư chồng chéo,
rối rắm giữa công ty mẹ - con - cháu - chắt, khiến việc kiểm soát tài chính khó
mà rõ ràng. Trên thực tế, vấn đề ban hành dự thảo Nghị định để tạo hành lang
pháp lý cho các tập đoàn kinh tế đã được đưa ra nhiều trong các hội thảo cũng
như nhiều kỳ họp quan trọng của các cấp lãnh đạo Nhà nước nhưng vẫn chưa
đưa ra được một quan điểm thống nhất cho vấn đề này.
Sự lúng túng, thiếu rõ ràng trong phân cấp quản lý, chỉ đạo, phối hợp cũng
làm cho hiệu quả của tập đồn khơng được phát huy. Hội đồng làm việc theo tập
thể còn chủ tịch hội đồng quản trị cũng chỉ có 1 trong 7 phiếu có quyền quyết
định nên không rõ ai là người đứng đầu. Bên cạnh đó, việc mở rộng đa ngành,
đa nghề ra nhiều lĩnh vực khơng phải sở trường như tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm, bất động sản, viễn thông... đã phần nào làm giảm năng lực và sự tập trung

nguồn lực của các tập đồn vào lĩnh vực chính.
Như vậy, có thể thấy, việc hình thành và phát triển các tập đồn kinh tế ở
Việt Nam về cơ bản vẫn còn nhiều vấn đề chưa đáp ứng một cách đầy đủ những
được những điều kiện cơ bản để hình thành và phát triển tập đoàn kinh tế ở Việt
Nam hiện nay. Đây là vấn đề đặt ra cho cả Nhà nước và bản thân các tập đồn
kinh tế tìm ra những giải pháp để sớm hồn thiện và phát triển mơ hình kinh tế
này.

18

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

4.

Sự khác biệt giữa Việt Nam và Hàn Quốc

Về bối cảnh nền kinh tế và chính sách ưu đãi của Chính phủ đối với
Chaebol:
Ở Hàn Quốc, Tập đồn kinh tế được hình thành và phát triển từ những
năm 1950 trong bối cảnh thị trường trong nước và thế giới tương đối thuận lợi.
Trong giai đoạn đầu của Chaebol, Hàn Quốc vừa thốt khỏi sự chiếm đóng của
Nhật, nền kinh tế trong nước cũng chưa phát triển mạnh mẽ như bây giờ, thị
trường nội địa lại rất ít sự cạnh tranh. Hơn nữa, nhu cầu tiêu dùng trên thế giới
sau chiến tranh đã tạo nên thị trường rộng rãi cho các sản phẩm. Chaebol cứ thế
được sinh ra một cách hết sức tự nhiên xuất phát từ nhu cầu thực tế của nền kinh
tế và cứ thế đi trên đà phát triển với một tốc độ đáng kinh ngạc.
Ngược lại, Tập đoàn kinh tế của Việt Nam lại ra đời bằng mệnh lệnh hành

chính cao độ từ Chính phủ và phát triển trong bối cảnh mà xu hướng tồn cầu
hố nền kinh tế thế giới đã diễn ra mạnh mẽ. Việt Nam, với việc gia nhập nhiều
"sân chơi" cùng với nhiều nước khác trên thế giới bắt buộc phải tuân thủ "luật
chơi". Điều đó có nghĩa là sự can thiệp quá sâu của Nhà nước vào các loại hình
doanh nghiệp trong đó có Tập đồn là khơng được chấp nhận.
Nếu như ở Hàn Quốc, từ đầu những năm 60, sự hợp tác giữa các cán bộ
doanh nghiệp và các quan chức chính phủ ngày càng trở nên chặt chẽ và đóng
vai trò thiết yếu bởi áp lực từ nhu cầu cấp bách đưa nền kinh tế từ công nghiệp
nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng sang cơng nghiệp nặng và hóa chất. Bởi vậy,
Chính phủ đã khơng ngừng bảo trợ cho các Chaebol, khiến các tập đoàn này
được hưởng ưu đãi đặc biệt trong huy động vốn. Các công ty thuộc Chaebol
được vay vốn với mức lãi suất thấp hơn nhiều so với các công ty không thuộc
Chaebol và các công ty vừa và nhỏ. Từ đó dẫn đến lợi thế về chi phí để đưa ra
mức giá cạnh tranh mà các cơng ty khác khơng thể theo đuổi. Ngồi ra, Chính
phủ cũng bảo vệ các sản phẩm của các tập đồn này bằng cách kiểm sốt hàng
nhập khẩu nhằm tạo vị trí độc quyền.
Tuy nhiên, chính sách của Việt Nam lại khác. Mặc dù thành lập các Tập
đoàn kinh tế một phần cũng vì mục tiêu thực hiện cơng nghiệp hoá – hiện đại
19

Downloaded by tran quang ()


lOMoARcPSD|9242611

hoá đất nước nhưng chủ trương của Việt Nam khi xây dựng Tập đồn kinh tế
khơng phải là chỉ tập trung vào công nghiệp mà dàn trải lên nhiều lĩnh vực khác
được coi là mũi nhọn của nền kinh tế.
Bên cạnh đó, phải khẳng định rằng, tuy đều được nhận được nhiều sự ưu
đãi từ Chính phủ nhưng chính sách hỗ trợ Tập đồn của Việt Nam với Hàn Quốc

có một điều khác biệt hết sức quan trọng: Đó là ở Hàn Quốc tất cả các Chaebol
đều buộc phải trở nên có tính cạnh tranh quốc tế trong vịng một vài năm, rồi sau
đó phải xuất khẩu được một tỷ lệ nhất định sản lượng của mình. Mặc dù các
Chaebol này được Nhà nước trợ cấp rất nhiều trong thời kỳ đầu nhưng những
khoản trợ cấp này sẽ giảm dần và biến mất hồn tồn trong những năm sau đó.
Ngược lại, các Tập đoàn ở Việt Nam được xây dựng để thay thế hàng nhập khẩu
và luôn nhận được sự bảo hộ và giúp đỡ của Chính phủ ngay cả khi thua lỗ và
khơng thể xuất khẩu
Về tính sở hữu của các Chaebol:
Khác với Chaebol Hàn Quốc, các tập đoàn kinh tế của Việt Nam hầu hết
thuộc sở hữu nhà nước. Nếu như ở Hàn Quốc, Chaebol hầu hết đều đi từ các các
công ty nhỏ, hoạt động hiệu quả, tích tụ vốn và phát triển quy mơ dần trở thành
các tập đồn khổng lồ thì ở Việt Nam các tập đoàn được thành lập dựa trên các
quyết định hành chính, tập hợp nhiều doanh nghiệp thuộc cùng một lĩnh vực để
trở thành một nhóm doanh nghiệp lớn bao gồm công ty mẹ và các công ty con,
với hy vọng sẽ là những doanh nghiệp mạnh, đóng vai trị chủ đạo trong nền
kinh tế quốc dân và sẽ đủ sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Lãnh đạo của
các tập đồn do Chính phủ bổ nhiệm và về thực chất họ là những cơng chức
chính phủ, có nghĩa vụ tuân theo những kế hoạch và chỉ đạo của Chính phủ về
định hướng phát triển ngành.
Về lợi thế khoa học công nghệ và nguồn nhân lực:
Nằm gần đất nước mặt trời mọc, Nhật Bản, vốn là một quốc gia dẫn đầu
thế giới trong các lĩnh vực nghiên cứu về khoa học cơng nghệ, Hàn Quốc có
nhiều cơ hội học hỏi những thành tựu và biến chúng trở thành thế mạnh của
riêng mình.
20

Downloaded by tran quang ()



lOMoARcPSD|9242611

Thực chất ở thời kỳ đầu, thay vì tự mình nghiên cứu và phát triển công
nghệ, các công ty Hàn Quốc đã mua bản quyền và công nghệ và sản xuất các
loại hàng hóa tương tự nhưng với chi phí rẻ hơn. Sau khi đã phát triển ở trình độ
cao hơn, họ đã sáng tạo ra những công nghệ và sản phẩm mới đủ sức cạnh tranh
với các nhà sản xuất truyền thống.
Ngoài ra, phải thừa nhận rằng Hàn Quốc cịn có lợi thế về nhân lực - có đội
ngũ lao động trẻ, cần cù, sáng tạo và có kỷ luật. Việc đào tạo nguồn nhân lực
thích hợp với tiến trình cơng nghiệp hóa lại được chính phủ và các doanh nghiệp
chú trọng. Trong cơ cấu nguồn nhân lực ở đất nước này, đội ngũ những doanh
nhân then chốt đóng vai trị chủ lực.
Nhìn lại Việt Nam, có thể khẳng định nước ta khơng có được những ưu thế
kể trên. Hơn nữa về vấn đề phát triển nguồn nhân lực, phát triển nhân tố con
người còn chưa được chú trọng.
5.

Giải pháp

2.1.1. Đối với Nhà nước
- Đưa ra những chính sách, quy định, hệ thống pháp lí, giám sát phù hợp
Ở Hàn Quốc, Chính phủ, thường là bản thân Tổng thống, là người giám sát
hiệu quả hoạt động của các Chaebol. Với việc làm này, khả năng xảy ra các hành
vi trục lợi khi tham gia vào các dự án lớn hay sử dụng sai mục đích các khoản
cho vay của Ngân hàng cho dự án có thể giảm tới mức tối đa. Trong những
trường hợp hiếm hoi vi phạm, các Chaebol sẽ bị trừng phạt rất nặng.
Điều đó có thể cho thấy bộ máy Chính phủ với sự lãnh đạo mạnh mẽ và sự
nỗ lực thường xuyên của các cấp các ngành trong việc làm trong sạch bộ máy
lãnh đạo sẽ đóng vai trị rất lớn trong việc giám sát các Tập đoàn kinh tế ở Việt
Nam. Tuy nhiên, bộ phận trực tiếp giám sát và quản lí này cũng cần được kiểm

tra thường xuyên để tránh trường hợp cấu kết giữa các cơ quan giám sát và các
Tập đoàn nhằm mục đích trục lợi.
Điều quan trọng là giám sát nhưng vẫn phải đảm bảo tuân thủ những cam
kết khi gia nhập WTO về cạnh tranh và công bằng.

21

Downloaded by tran quang ()


×