Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

ngu van 7 de thi HSG COo dap an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.84 KB, 5 trang )

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: Ngữ văn 7 Thời gian: 120 phút
(Không kể thời gian giao đề)
Câu 1. (4 điểm)
Để thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và phát triển cho tâm hồn, trí tuệ,
khơng gì thay thế được việc đọc sách. Cuốn sách tốt là người bạn giúp ta học
tập, rèn luyện hằng ngày.
Em hãy trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên bằng một đoạn văn
nghị luận ngắn 15 đến 20 dòng tờ giấy thi.
Câu 2. (4 điểm)
CẢNH KHUYA
Tiếng suối trong như tiếng hát xa,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
1947
Hồ Chí Minh
(Sách Ngữ văn 7 tập một - Nhà xuất bản Giáo dục)
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ trên bằng một bài viết ngắn gọn.
Câu 3. (12 điểm)
Các nhà văn, nhà thơ thường gửi vào sáng tác của mình một cách nhìn
sâu sắc về cuộc sống và con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm
và cảm xúc.
Qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (Sách Ngữ văn
7 tập một - Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Họ và tên: …………………………………………… ; Số báo danh: …………

HƯỚNG DẪN CHẤM



BÀI KHẢO SÁT HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
Môn: Ngữ văn 7
I. Hướng dẫn chung
- Giáo viên cần nắm vững yêu cầu của hướng dẫn chấm để đánh giá tổng
quát bài làm của học sinh, tránh trường hợp đếm ý cho điểm hoặc bỏ sót ý
trong bài làm của học sinh.
- Do đặc trưng của bộ môn Ngữ văn nên giáo viên cần chủ động, linh hoạt
trong việc vận dụng đáp án và thang điểm; khuyến khích những bài viết có
sáng tạo, có ý tưởng riêng và giàu chất văn.
- Giáo viên cần vận dụng đầy đủ các thang điểm. Điểm tồn bài tính đến
0,25 điểm (khơng làm trịn).
II. Đáp án và thang điểm
Câu 1. 4 điểm
Yêu cầu chung:
Đây là một đề văn mở, yêu cầu chính là kiểm tra kỹ năng vận dụng kiến
thức của học sinh để trình bày ý kiến dưới hình thức một đoạn văn nghị luận.
Vì thế nên yêu cầu hs viết đoạn văn nghị luận có luận điểm rõ ràng, có lí lẽ và
dẫn chứng thuyết phục, có sáng tạo trong cách nêu và trình bày vấn đề…
u cầu cụ thể:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng phải nêu được
các ý cơ bản như sau:
- Mục đích của việc đọc sánh là để phát triển trí tuệ, tâm hồn, nâng cao sự
hiểu biết của mỗi người. Với học sinh, việc đọc sách lại càng quan trọng.
1
điểm
- Biết chọn lựa những cuốn sách có nội dung tốt, nội dung thiết thực để đọc.
Khơng đọc những cuốn sách có nội dung xấu, không phù hợp với chuẩn mực
đạo đức…
1
điểm

- Với mỗi học sinh, việc đọc sách giúp ta học tập, rèn luyện hằng ngày, bổ
sung kiến thức, cuốn sách tốt với ta như người bạn thân tình; muốn phát huy
tác dụng của việc đọc sách, chúng ta cần phải biết cách đọc sách, cách ghi chép
lại những nội dung hay sau mỗi cuốn sách đã đọc…
1 điểm
- Biết trao đổi sách với bạn bè, có ý thức xây dựng tủ sách cá nhân, tủ sách
nhà trường, đồng thời có ý thức bảo quản để sách được sử dụng lâu dài… 1
điểm
Câu 2. 4 điểm


Học sinh trình bày cảm nhận về bài thơ “Cảnh khuya”.
Yêu cầu chung:
Học sinh trình bày cảm nhận về bài thơ bằng một bài viết ngắn gọn, không
yêu cầu phân tích bài thơ. Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau,
nhưng cần nêu được một số ý cơ bản (như ở Phần yêu cầu cụ thể).
Yêu cầu cụ thể:
- Giới thiệu khái quát về Chủ tịch Hồ Chí Minh: là vị lãnh tụ vĩ đại của dân
tộc và cách mạng Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn là một danh nhân văn
hố thế giới, một nhà thơ lớn. Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ
được Bác Hồ viết ở chiến khu Việt Bắc năm 1947, trong những năm đầu gian
khổ của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ...
1
điểm
- Nêu cảm nghĩ chung: bài thơ miêu tả cảnh trăng ở chiến khu Việt Bắc, thể
hiện tình cảm với thiên nhiên, tâm hồn nhạy cảm, lòng yêu nước sâu nặng và
phong thái ung dung, lạc quan của Bác Hồ…
1 điểm
- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết của tâm hồn nghệ sỹ, chiến
sĩ - đó cũng chính là biểu hiện cụ thể và sinh động nhất của lòng yêu nước, của

cốt cách người chiến sĩ ở Bác Hồ.
1 điểm
- Mặc dù phải ngày đêm lo nghĩ việc nước, nhiều đêm không ngủ, nhưng
khơng phải vì thế mà tâm hồn Người qn rung cảm trước vẻ đẹp của một đêm
trăng rừng, một “Tiếng suối trong như tiếng hát xa”; Phong thái ung dung lạc
quan của Người toát ra từ giọng thơ vưa cổ điển, vừa hiện đại, khoẻ khoắn, trẻ
trung ...bài thơ làm cho người đọc xúc động và càng thêm kính yêu Bác.
1 điểm
Lưu ý: Khuyến khích bài làm sáng tạo, giàu cảm xúc, có mở rộng bằng một
số bài thơ khác cùng chủ đề.
Câu 3. 12 điểm
Các nhà văn, nhà thơ thường gửi vào sáng tác của mình một cách nhìn sâu
sắc về cuộc sống và con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và
cảm xúc.
Qua bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan (Sách Ngữ văn 7
tập một - Nhà xuất bản Giáo dục), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
1. Yêu cầu chung:
Học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
- Văn nghị luận chứng minh (làm sáng tỏ một nhận định qua bài văn nghị
luận văn học).
- Yêu cầu HS biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để
làm bài, trong đó có kết hợp giải thích, phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng


bằng một số bài thơ trữ tình trung đại Việt Nam khác để làm phong phú thêm
bài làm…
- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn…
2. Yêu cầu cụ thể:
- Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, nhưng phải nêu rõ
được nội dung: qua cảnh thoáng đãng nhưng heo hút, hoang sơ của Đèo

Ngang, bài thơ đã thể hiện rõ tâm trạng của nhà thơ - đó là nỗi niềm nhớ nước,
thương nhà, nỗi buồn thầm lặng, cô đơn của người lữ khách…
- Khẳng định: Bài thơ tả cảnh để ngụ tình; nhà thơ đã gửi vào sáng tác của
mình một cách nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người, cách nhìn này hướng
đến đời sống nội tâm và cảm xúc.
Mở bài:
2 điểm
- Giới thiệu khái quát về Bà Huyện Thanh Quan: tên thật là Nguyễn Thị
Hinh, sống ở thế kỉ XIX, bà là một nữ sĩ tài danh, thơ Đường luật của bà có
phong cách điêu luyện, trang nhã và đượm buồn…
1
điểm
- Giới thiệu về bài thơ Qua Đèo Ngang , trích dẫn nội dung cần chứng
minh…
1
điểm
Thân bài:
8 điểm
- Bài thơ Qua Đèo Ngang là một bài thơ tả cảnh ngụ tình, cảnh sắc thiên
nhiên hiện ra thể hiện rõ tâm sự, tâm trạng của tác giả, ngay từ những câu thơ
đầu. Nhà thơ đã gửi vào sáng tác của mình một cách nhìn sâu sắc về cuộc sống
và con người, cách nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc. 2 điểm
- Cảnh Đèo Ngang hiện lên trong buổi chiều tà, bóng xế có hình ảnh, màu
sắc, âm thanh …
Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa.
Và có cả sự xuất hiện của con người: tiều vài chú - chợ mấy nhà. Cảnh Đèo
Ngang hiện lên là cảnh thiên nhiên bát ngát, tuy có thấp thống sự sống con
người, nhưng còn hoang sơ, vắng lặng…cảnh hiện lên vào lúc chiều tà, bóng
xế nên càng gợi cảm giác buồn, tâm trạng cô đơn…

2 điểm
- Tâm trạng của nữ sĩ khi qua Đèo Ngang là tâm trạng buồn, cơ đơn, hồi
cổ. Tiếng chim cuốc nhớ nước, tiếng chim đa đa thương nhà cũng chính là
tiếng lịng thiết tha, da diết của tác giả: nhớ nước, thương nhà, hoài cổ… Hai
câu thơ cuối bài là hai câu thơ biểu cảm trực tiếp làm cho người đọc thấy và


cảm nhận rõ sự cơ đơn thầm kín, hướng nội của nhà thơ trước cảnh trời, non,
nước bao la…
2 điểm
Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,
Một mảnh tình riêng, ta với ta.
- Cảnh trời, non, nước càng rộng mở bao nhiêu thì mảnh tình riêng lại càng
cơ đơn, khép kín bấy nhiêu. Cụm từ ta với ta bộc lộ sự cơ đơn (nhà thơ đối
diện với chính mình)…Bài thơ Đường luật tả cảnh ngụ tình trang nhã, thể hiện
tâm trạng buồn, cô đơn của người nữ sĩ khi qua Đèo Ngang, đồng thời cũng thể
hiện tấm lòng yêu nước, thương nhà của nhà thơ …
2
điểm
Kết bài:
2 điểm
- Khẳng định lại cảm nghĩ chung, ấn tượng chung về bài thơ. Nhà thơ đã gửi
vào sáng tác của mình một cách nhìn sâu sắc về cuộc sống và con người, cách
nhìn này hướng đến đời sống nội tâm và cảm xúc.
- HS có thể mở rộng và nâng cao bằng một số văn bản khác có cùng chủ đề
mà các em đã được học và đọc ( nhất là các bài thơ viết về tình u q hương,
đất nước: Cơn Sơn ca, Thiên Trường vãn vọng, Tĩnh dạ tứ … )
VẬN DỤNG CHO ĐIỂM
11 - 12 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội
dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về bài thơ, diễn đạt tốt.

9 - 10 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội
dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ,
diễn đạt tương đối tốt.
7 - 8 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội
dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ,
cịn có chỗ diễn xi lại nội dung bài thơ, có thể có một số lỗi nhỏ về chính tả,
diễn đạt .



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×