TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
CƠ SỞ II TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
---------***--------
BÁO CÁO DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Chuyên ngành: Kinh tế đối ngoại
Đề tài: TRỒNG MỚI CÂY THANH LONG
THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
TẠI TỈNH BÌNH THUẬN
Người thực hiện: nhóm 1
Họ và tên
Trương Thị Chí
Đặng Cơng
Lý Quang
Nguyễn Thị
Thanh
Nguyễn Thị
Huỳnh
MSSV
14010150
Cơng
58
14010152
Huy
14
Khán 14010152
h
38
14010152
Lài
55
14010152
Liên
63
Khóa lớp: K53C+F
Mã lớp: 54
Giảng viên: Phan Bùi Khuê Đài
TP. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2016
MỤC LỤC
4
Chương 1: Giới thiệu về dự án
1.1. Giới thiệu về chủ đầu tư
−
−
−
−
Chủ đầu tư
Mã số thuế
Ngày cấp
Địa chỉ trụ sở
:
:
:
:
Công ty TNHH Đầu tư XNK Vĩnh Tiến
3400699638
20/02/2009
Dốc Đá, Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình
Thuận
− Đại diện pháp luật
: Hồ Văn Nhung
Chức vụ: Giám đốc
− Ngành nghề kinh doanh: Mua bán vật liệu xây dựng, kinh
doanh nhà hàng ăn uống, trồng rừng, mua bán gỗ (trừ tre,
nứa), xây dựng cơng trình thủy lợi, kinh doanh xăng dầu, khí
hóa lỏng, khai thác cát, đá, sỏi đỏ các loại.
1.2. Thông tin dự án
− Tên dự án
: Trồng mới cây thanh long theo tiêu chuẩn
VietGAP tại
tỉnh Bình Thuận
− Địa điểm đầu tư : Dốc Đá, xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh
Bình Thuận
− Tổng diện tích : 50ha
− Thành phần dự án
: Trồng cây thanh long theo hướng bền
vững với diện tích quy hoạch là 50ha. Hiện tại đã có 15 ha
thanh long trồng được 10 tháng, nay tiếp tục trồng mới thêm
35ha thanh long.
− Mục tiêu dự án : Xây dựng trang trại rộng 50ha trồng cây
thanh long theo tiêu chuẩn VIETGAP.
− Mục đích đầu tư:
o Xây dựng thành cơng mơ hình trồng cây thanh long theo
hướng bền vững nhằm phát triển ngành nơng nghiệp xã
Phan Lâm (Bắc Bình, Bình Thuận) vừa đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng ở địa phương và hướng đến xuất khẩu.
o Tạo ra một khu vườn đặc sản xum xuê sắc đỏ của vùng
Bình Thuận; vườn thanh long rộng 50ha này sẽ hỗ trợ Trạm
dừng chân Dốc Đá1 tạo nên một khu phức hợp phục vụ nhu
1 Là 1 dự án của Công ty TNHH Đầu tư XNK Vĩnh Tiến được UBND tỉnh Bình Thuận
5
cầu nghỉ ngơi, ăn uống, mua sắm, tham quan, vui thú
phong cảnh thiên nhiên cho hành khách phương xa.
o Tạo việc làm và nâng cao mức sống cho lao động địa
phương.
o Góp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương.
− Nội dung thực hiện:
o Công ty TNHH Đầu tư XNK Vĩnh Tiến trước đây đã lập dự án
phát triển chăn ni bị sữa và phát triển trồng rừng, có
th của UBND huyện Bắc Bình 50 ha, nay đổi sang trồng
15ha thanh long, còn lại 35ha đang tiếp tục thực hiện trồng
thanh long tồn bộ diện tích đã chuyển đổi.
o Lấy giống và sự hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, kinh nghiệm từ
vườn đã trồng và thành công tại huyện Hàm Thuận Bắc
(Bình Thuận) đưa về.
o Sau khi trồng thành công (dự kiến 1 năm), Công ty TNHH
Đầu tư XNK Vĩnh Tiến sẽ có đội ngũ chuyên hướng dẫn cho
các hộ nông dân trồng và phát triển loại cây này tại xã
Phan Sơn và vùng núi lân cận khi có nước của dự án Đại
Ninh về.
− Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới.
− Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án thông
qua ban Quản lý dự án do chủ đầu tư thành lập.
− Tổng mức đầu tư: 30.444.700.000 đồng. Trong đó, vốn vay
NHPT Đầu tư cho trồng 35ha thanh long là 20.000.000.000
đồng, chiếm 66% nguồn vốn đầu tư.
− Vòng đời dự án: Thời gian hoạt động của dự án là 12 năm và
dự tính năm 2014 dự án sẽ đi vào hoạt động.
cấp giấy chứng nhận đầu tư số 48121000426 vào ngày 3/9/2009.
6
Chương 2: Căn cứ xác định dự án đầu tư
2.1. Điều kiện tự nhiên của vùng thực hiện dự án
2.1.1. Vị trí địa lý và địa hình tỉnh Bình Thuận
2.1.1.1. Vị trí địa lý
Bình Thuận là một tỉnh thuộc khu vực kinh tế miền Đông Nam
Bộ và nằm trong khu vực ảnh hưởng của vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam. Phía Bắc giáp Lâm Đồng và Ninh Thuận, phía Tây giáp
Đồng Nai, Tây Nam giáp Bà Rịa - Vũng Tàu, Đông và Đông Nam
giáp Biển Đông với đường bờ biển dài 192 km.
Diện tích tự nhiên: 7.830 km 2. Ngồi khơi có huyện đảo Phú
Quý cách thành phố Phan Thiết 120 km. Tỉnh lỵ đặt tại thành phố
Phan Thiết, cách thành phố Hồ Chí Minh 198 km, cách thành phố
Nha Trang 250 km.
Với vị trí địa lý như trên, bên cạnh mối quan hệ kinh tế với địa
bàn kinh tế trọng điểm phía Nam, Bình Thuận có điều kiện mở
rộng mối quan hệ giao lưu phát triển kinh tế với các tỉnh Tây
Nguyên và cả nước. Sức hút của các thành phố và các trung tâm
phát triển như thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Nha Trang tạo
điều kiện cho tỉnh đẩy mạnh sản xuất hàng hóa, tiếp thu nhanh
khoa học kỹ thuật, đồng thời cũng là một thách thức lớn đặt ra cho
Bình Thuận phải phát triển nhanh nền kinh tế, nhất là những lĩnh
vực thế mạnh, những sản phẩm đặc thù để mở rộng liên kết và
phải tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư để không bị tụt hậu so với
khu vực và cả nước.
2.1.1.2. Địa hình
Đại bộ phận lãnh thổ tỉnh Bình Thuận là đồi núi thấp, đồng
bằng ven biển nhỏ hẹp, địa hình hẹp ngang kéo theo hướng Đơng
Bắc - Tây Nam, phân hố thành 4 dạng địa hình:
o Địa hình đồi cát và cát ven biển chiếm 18,22% diện tích tự
nhiên tồn tỉnh, phân bố dọc ven biển từ Tuy Phong đến
Hàm Tân.
7
o Đồng bằng phù sa chiếm 9,43% diện tích tự nhiên tồn
tỉnh.
o Địa hình đồi gị chiếm 31,66% diện tích tự nhiên toàn tỉnh,
kéo dài theo hướng tây bắc – đơng nam, từ Tuy Phong đến
Bắc Bình.
o Địa hình đồi núi thấp chiếm 40,7% diện tích tự nhiên tồn
tỉnh, độ cao từ 200 – 1.302m.
Với địa hình này đã tạo điều kiện cho tỉnh phát triển kinh tế đa
dạng.
2.1.2. Vị trí đầu tư
Hình 2.1. Vị trí đầu tư dự án
Dự án Trồng mới cây thanh long theo hướng bền vững được
xây dựng tại ấp Dốc Đá, xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình
Thuận.
Hình 2.2. Vị trí xây dựng dự án
8
Phan Lâm là xã miền núi của huyện miền núi Bắc Bình, phía
Tây giáp huyện Di Linh (Lâm Đồng), phía Bắc giáp huyện Đức
Trọng (Lâm Đồng), phía Đơng giáp huyện Tuy Phong (Bình Thuận),
phía Nam giáp xã Bình An và thị trấn Lương Sơn.
2.1.3. Khí hậu
Bình Thuận nằm trong vùng khơ hạn nhất so với cả nước, với
khí hậu nhiệt đới điển hình, chế độ bức xạ nhiệt cao, nhiều nắng,
gió và khơng có mùa đơng lạnh.
Nhiệt độ trung bình: 26 - 27°C. Tổng số giờ nắng trung bình
năm là 2.459 giờ.
Khí hậu phân thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5-10,
mùa khô từ giữa tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa trung
bình năm thấp, khoảng 800 – 1.150 mm. Độ ẩm tương đối trung
bình năm khoảng 79%.
Chính khí hậu nóng nhiều nắng, cường độ ánh sáng cao và
ánh sáng toàn phần ở Dốc đá xã Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh
Bình Thuận là điều kiện thích hợp để phát triển cho cây thanh long
sinh trưởng và phát triển.
9
2.1.4. Đất đai
Địa hình của khu vực có dạng đồi núi thấp, đất tương đối bằng
phẳng, tơi xốp thuận lợi cho việc trồng và phát triển cây thanh
long.
Hiện trạng sử dụng đất: Khu đất xây dựng dự án là đất nông
nghiệp, phù hợp với quy hoạch của Tỉnh.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận
2.2.1. Tình hình kinh tế - xã hội năm 2013
Nhờ sự nỗ lực, phấn đấu của các ngành, các cấp và các tầng
lớp nhân dân trong tỉnh nên tình hình các mặt kinh tế - xã hội của
tỉnh tiếp tục ổn định và có chuyển biến tích cực, hầu hết các chỉ
tiêu đều đạt và vượt so với kế hoạch đề ra, cụ thể:
-
Kinh tế tăng trưởng đạt 8,6% (kế hoạch là 9%), cơ cấu kinh tế tiếp
tục chuyển dịch theo hướng tích cực. Đến nay, trong tổng sản
phẩm nội tỉnh, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng chiếm 34,7%, dịch
vụ - du lịch chiếm 46,2%, nơng nghiệp chiếm 19,1%. Thu nhập
-
bình quân đầu người đạt 1.566 USD.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ước thực hiện 26.350 tỷ
đồng, tăng 17,6% so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu
-
hàng hóa đạt 255 triệu USD (tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước).
Diện tích cây lương thực đạt 135.216 ha, sản lượng đạt 758.221
tấn, tăng 2,9%. Cơ cấu cây trồng tiếp tục chuyển dịch theo hướng
chất lượng và hiệu quả. Diện tích cây thanh long khoảng 20.511
ha, sản lượng trên 400.000 tấn (trong đó, có 7.400 ha được sản
-
xuất theo tiêu chuẩn VietGAP).
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 15.900 tỷ đồng; trong đó,
vốn đầu tư thuộc khu vực Nhà nước là 3.018 tỷ đồng (bao gồm:
Nguồn vốn ngân sách tập trung 621 tỷ đồng, vốn xổ số kiến thiết
294 tỷ đồng, vốn Trung ương hỗ trợ có mục tiêu 300 tỷ đồng, vốn
trái phiếu Chính phủ 297 tỷ đồng, Chương trình mục tiêu quốc gia
145 tỷ đồng, vốn đối ứng dự án ODA 311 tỷ đồng, vốn tín dụng đầu
10
tư nhà nước 650 tỷ, vốn ngân sách trung ương đầu tư trên địa bàn
-
400 tỷ).
Trong năm thu hút thêm 19 dự án đầu tư ngoài ngân sách, với tổng
vốn đăng ký 1.988 tỷ đồng và thu hồi 23 dự án chậm triển khai
khơng có lý do chính đáng. Tổng số dự án còn hiệu lực trên địa bàn
tỉnh là 1.112 dự án, tổng vốn đăng ký 90.082 tỷ đồng; trong đó có
99 dự án đầu tư nước ngồi với tổng số vốn đăng ký 1.740,5 triệu
USD. Số dự án hiện đang hoạt động là 670 dự án, với tổng vốn
-
40.632 tỷ đồng.
Tỷ lệ hộ nghèo giảm hàng năm 1,5%; đến cuối năm 2013, tỷ lệ hộ
nghèo chiếm 4,88% (có 14.145 hộ nghèo/289.685 hộ), trong đó tỷ
lệ hộ nghèo thuộc đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 13,87% (có
-
2.884 hộ nghèo/20.799 hộ).
Phong trào xây dựng nông thôn mới được tập trung chỉ đạo. Các
chính sách hỗ trợ phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số được
triển khai thực hiện tốt, đời sống của đồng bào cơ bản cải thiện và
một bộ phận vươn lên làm giàu khá rõ.
2.2.2. Dân số
−
−
−
−
Tổng dân số: 1176,9 nghìn người (Điều tra dân số năm 2010).
Mật độ: 151 người/km².
Số nam: 590,2 nghìn người; số nữ: 586,7 nghìn người.
Lực lượng lao động địa phương từ 15 tuổi trở lên 647,8 nghìn
người.
− Biểu đồ dân số:
Hình 2.3. Tỷ lệ tăng dân số qua các năm (Nguồn: Sở kế hoạch và đầu tư)
11
Hình 2.4. Tỷ số giới tính của dân số (nam/100 nữ)
(Nguồn: Sở Kế hoạch và đầu tư tỉnh Bình Thuận)
2.2.3. Cơ sở hạ tầng
2.2.3.1. Giao thông vận tải
-
Đường bộ: Nằm trên trục giao thơng trọng yếu Bắc - Nam,
Bình Thuận có 03 tuyến quốc lộ chạy qua đều đã được nâng
cấp, mở rộng : Quốc lộ 1A, quốc lộ 28 nối liền thành phố Phan
Thiết với các tỉnh Nam Tây Nguyên; quốc lộ 55 nối liền với
-
trung tâm dịch vụ dầu khí và du lịch Vũng Tàu.
Đường sắt: Đường sắt Bắc - Nam qua tỉnh với chiều dài 180
-
km, và 11 ga.
Đường biển: Là một tỉnh duyên hải có vùng biển rộng, bờ biển
dài 192 km, có hải đảo và nằm cạnh đường hàng hải quốc tế.
Hiện tại cảng biển Phú Quý đã xây dựng xong, tiếp nhận tàu
10.000 tấn ra vào, Cảng Phan Thiết đã được xây dựng tiếp
-
nhận tàu 2.000 tấn.
Đường hàng không: Nhu cầu đi lại, nhất là đối với khách du
lịch, nhà đầu tư ngày càng nhiều, tỉnh Bình Thuận đang kêu
gọi đầu tư để xây dựng sân bay Phan Thiết.
2.2.3.2. Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc đã được hiện đại, được nối mạng
với hệ thống thông tin quốc gia và quốc tế. Các dịch vụ điện thoại
di động, internet được sử dụng rộng rãi, đảm bảo các yêu cầu của
khách hàng.
12
2.2.3.3. Điện năng
Với 5 nguồn điện chính có khả năng đáp ứng mọi nhu cầu về
điện: Từ nhà máy thủy điện Đa Nhim, nhà máy thủy điện Bắc Bình,
nhà máy thủy điện Đại Ninh, nhà máy thủy điện Hàm Thuận - Đa
Mi qua lưới truyền tải 110 KV và trạm phát điện diesel 3.800 KWh.
Ngoài ra, địa phương đang khai thác tiềm năng điện gió với 20
turbin đã được lắp đặt và khai thác hòa mạng vào hệ thống điện
lưới quốc gia.
2.2.3.4. Nước
-
Nhà máy nước Phan Thiết có cơng suất 25.000 m 3/ngày đêm,
hiện đang nâng cấp, mở rộng hệ thống đường ống bằng nguồn
vốn ADB, đảm bảo đáp ứng đủ các nhu cầu sinh hoạt và sản
-
xuất.
Tại các huyện đều có trạm cấp nước quy mơ nhỏ 500 – 2.000
-
m3/ngày đêm.
Khu vực trồng thanh long của Công ty TNHH Đầu tư XNK Vĩnh
Tiến nằm trong vùng hạ lưu dự án thủy điện Đại Ninh, có các
kênh tiếp nước trực tiếp về hồ Cà Dây và phục vụ tưới cho
vùng hạ lưu Phan Rí và các khu vực xung quanh.
2.2.3.5. Hệ thống dịch vụ khác
Bao gồm hệ thông ngân hàng, bảo hiểm, giáo dục, khám chữa
bệnh, dịch vụ pháp lý, công chứng nhà nước, nhà đất, xây dựng,
vận tải, dịch thuật, dạy nghề, giới thiệu việc làm... phát triển khá,
đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của khách hàng.
2.2.4. Một số lĩnh vực đang kêu gọi đầu tư
-
Nuôi trồng và chế biến nông - lâm - thủy hải sản;
Khai thác và chế biến các loại khoáng sản;
Chế biến lương thực - thực phẩm;
Gia công và sản xuất hàng tiêu dùng;
Gia cơng, sản xuất các sản phẩm cơ khí - điện máy;
Sản xuất vật liệu xây dựng;
Đóng sửa tàu thuyền;
Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng;
13
-
Đầu tư xây dựng và kinh doanh các khu du lịch - nghỉ dưỡng -
-
giải trí;
Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp, phát
triển sản xuất công nghiệp trong khu công nghiệp.
2.3. Kết luận về sự cần thiết đầu tư
Thanh long là loại cây ăn quả được trồng khá phổ biến ở một
số tỉnh miền Nam Việt Nam. Đây là loại quả có nhiều chất dinh
dưỡng, ăn rất ngon và đặc biệt là sản phẩm có giá trị xuất khẩu
cao của Việt Nam.
14
Hình 2.5. Diện tích, sản lượng thanh long của Việt Nam và
các tỉnh năm 2014
(Nguồn: Vinafruits, Sở NN&PTNT Bình Thuận)
Nổi tiếng với đặc sản thanh long, Bình Thuận là vùng sản xuất
thanh long lớn nhất cả nước. Thanh long Bình Thuận có ưu điểm về
màu sắc, độ lớn và chất lượng đáp ứng tốt nhu cầu trong nước và
xuất khẩu. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu từ mặt hàng thanh
long mỗi năm ở Bình Thuận chưa thực sự phản ánh hết thế mạnh
của cây trồng này. Nguyên nhân là do hầu hết người dân, các
doanh nghiệp trồng và chế biến thanh long vẫn chưa đáp ứng được
yêu cầu về công nghệ sau thu hoạch, đảm bảo có được sản phẩm
thanh long sạch.
Sau khi nghiên cứu và nắm vững các yếu tố kinh tế, kỹ thuật,
khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án cũng
như các cơ chế chính sách của Chính phủ nói chung và tỉnh Bình
Thuận nói riêng trong lĩnh vực trồng thanh long, Công ty TNHH
Đầu tư XNK Vĩnh Tiến chúng tôi quyết định đầu tư xây dựng dự án
Trồng mới cây thanh long theo hướng bền vững tại ấp Dốc Đá, xã
Phan Lâm, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận, một nơi hội tụ đầy đủ
các điều kiện về tự nhiên và kinh tế xã hội để xây dựng và phát
triển thanh long một cách bền vững, lâu dài đồng thời đáp ứng
được nhu cầu tiêu dùng và hướng đến thị trường xuất khẩu.
Tóm lại, với niềm tin sản phẩm do chúng tôi tạo ra sẽ được
người tiêu dùng trong nước và thế giới ưa chuộng, với niềm tự hào
sẽ góp phần tăng giá trị xuất khẩu, tăng thu nhập, tạo việc làm
15
cho lao động tại địa phương và nhất là góp phần thực hiện phát
triển kinh tế nơng nghiệp, chính sách tam nông theo chủ trương
của Đảng và Nhà nước chúng tôi tin rằng dự án Trồng mới cây
thanh long theo hướng bền vững tại ấp Dốc Đá, xã Phan Lâm,
huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận là sự đầu tư cần thiết và cấp bách
trong giai đoạn hiện nay.
16
Chương 3: Phân tích thị trường thanh long
3.1. Giới thiệu
Trái cây Việt Nam nói chung và thanh long nói riêng được xuất
khẩu sang khoảng 40 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Kim
ngạch xuất khẩu chính ngạch trái cây tươi nói chung của Việt Nam
là 307 triệu USD, trong đó thanh long chiếm 61,4%. Ngồi các thị
trường truyền thống như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Malaysia
và Đài Loan; thanh long cịn được xuất sang các thị trường khó tính
như Mỹ, Ý, Nhật, Singapore; một số thị trường mới như Ấn Độ, New
Zealand, Úc, Chile.
3.2. Cung cầu thanh long thế giới
3.2.1. Cung thanh long thế giới và thị hiếu khách hàng
về thanh long
Các nước xuất khẩu thanh long lớn trên thế giới gồm:
o Châu Á: Việt Nam, Thái Lan, Đài Loan, Australia, Srilanka,…
o Trung Đông: Israel
o Châu Mỹ: Mexico, Colombia, Ecuador, Guatemala (là các
nước xuất khẩu thanh long chính vào thị trường Mỹ)
Theo công ty T&C, Việt Nam hiện đang là nước xuất khẩu
thanh long lớn nhất thế giới, chiếm thị phần cao nhất tại Châu Á,
Châu Âu và một số thời điểm tại Mỹ. Thái Lan và Israel là hai nước
xuất khẩu lớn thứ hai và thứ ba tại thị trường Châu Âu. Tại thị
trường Mỹ, Mexico và các nước Trung – Nam Mỹ là các đối thủ cạnh
tranh lớn nhất đối với các nhà xuất khẩu thanh long từ châu Á do
lợi thế địa lý.
Tại Châu Á, Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng đầu vào thị
trường Trung Quốc, tuy nhiên xuất khẩu sang các thị trường như
ASEAN, Hồng Kông vấp phải cạnh tranh ngày càng tăng từ các
nước như Đài Loan, Thái Lan và Malaysia.
Hiện chưa có thống kê chính thức về lượng xuất khẩu thanh
long hàng năm của các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, có thể
17
khẳng định rất nhiều nước đều có kế hoạch mở rộng trồng thanh
long, trong đó có cả Mỹ và Úc do những đánh giá tích cực về xu
thế phát triển thị trường cho sản phẩm này.
3.2.2. Nhu cầu thị trường về thanh long của các quốc
gia
3.2.2.1. Nhu cầu thị trường thế giới
Theo nghiên cứu của Công ty T&C về thị trường thanh long,
các đánh giá đều cho thấy nhu cầu về thanh long đang có triển
vọng phát triển tốt trên khắp thế giới, đặc biệt ở các thị trường mới
ngoài châu Á. Nhu cầu này tăng phụ thuộc rất nhiều vào thị trường
và quảng bá sản phẩm (đặc biệt là thông tin về các tác dụng tốt
cho sức khỏe của thanh long). Các thị trường tiêu thụ chính trên
thế giới bao gồm 4 khu vực:
a) Châu Á
Châu Á là thị trường tiêu thụ thanh long lớn nhất và cũng dễ
tính nhất, đặc biệt là các quốc gia có cộng đồng người Hoa, do
niềm tin vào sự may mắn mang lại nhờ tên gọi thanh long, hình
dáng và màu sắc. Nhu cầu thanh long tại Indonesia, Singapore,
Thailand và Philippines gần đây cũng tăng nhanh. Một số quốc gia
không ảnh hưởng bởi văn hóa Trung Hoa như Nhật Bản, Hàn
Quốc… cũng ngày càng quan tâm đến sản phẩm thanh long do các
đặc tính tốt cho sức khỏe mà nó mang lại.
u cầu nhập khẩu thanh long của thị trường Châu Á:
Thị trường Trung Quốc:
o Theo con đường tiểu ngạch: không yêu cầu về vệ sinh an toàn
thực phẩm, nhãn mác, bao bì. Chỉ cần bên mua đồng ý là có
thể mua đứt, bán đoạn tại cửa khẩu.
o Theo đường chính ngạch: phải bắt buộc kiểm dịch, tuân thủ
quy định về các chỉ tiêu an toàn thực phẩm, quy chế về nhãn
mác, bao bì. Tuy nhiên, quy trình này khơng phức tạp, tương
tự quy trình lấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP.
18
Thị trường các nước ASEAN, Hồng Kông và Đài
Loan:
Các nước ASEAN, Hồng Kông, Đài Loan là các thị trường ít có
các rào cản khắt khe về vệ sinh an tồn thực phẩm và nhãn mác
bao bì hơn so với các nước Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, đồng thời lại
gần với Việt Nam về mặt địa lý nên khắc phục được tình trạng vận
chuyển xa nâng chi phí lên cao.
Được các chuyên gia trong và ngoài nước đánh giá là thích
hợp nhất đối với khả năng sản xuất trình độ thấp của Việt Nam
hiện nay.
Thị trường Nhật:
o Phải được Cơ quan bảo vệ thực vật của Việt Nam kiểm tra và
cấp giấy chứng thực kiểm dịch không nhiễm sâu bệnh, ghi rõ
không bị nhiễm ruồi đục quả.
o Được Cục bảo vệ thực vật chứng nhận thanh long đã được tiến
hành khử trùng tại nơi sản xuất theo đúng nhiệt độ và quy
trình phía Nhật u cầu.
o Bao bì sản phẩm: phải ghi rõ thanh long đã được Cục Bảo vệ
Thực vật kiểm tra chứng thực và ghi rõ For Japan.
b) Châu Âu
Châu Âu là thị trường nhập khẩu rau quả tươi hàng đầu thế
giới, và khá cởi mở với các sản phẩm mới. Do vậy, tuy thanh long
là một mặt hàng tương đối mới, nhưng vẫn rất có triển vọng và thu
hút ngày càng nhiều sự yêu thích của người tiêu dùng.
Yêu cầu nhập khẩu thanh long của thị trường châu Âu:
o Phải được chứng nhận EUREGAP hoặc GlobalGAP.
o Bị kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật một lần nữa tại cửa
khẩu.
o Vào siêu thị cần 3 yếu tố: (i) chất lượng sản phẩm; (ii) giá cả
cạnh tranh và (iii) khả năng duy trì nguồn cung ổn định.
o Người tiêu dùng Châu Âu chuộng thanh long ruột trắng hơn
thanh long ruột đỏ.
19
c) Mỹ
Do cộng đồng người Á và Việt khá cao nên nhu cầu tiêu thụ
thanh long tương đối lớn. Đối với các nhóm sắc tộc khác, thanh
long vẫn là sản phẩm tương đối mới. Tuy nhiên, các nhà phân tích
cho biết đây là thị trường sẽ phát triển nhanh và mạnh trong thời
gian tới, bằng chứng là các chủ trang trại ở Florida và California đã
bắt đầu tiến hành trồng thanh long để đáp ứng nhu cầu thị trường.
Yêu cầu nhập khẩu thanh long của Mỹ:
o Phải được Cơ quan Kiểm dịch Mỹ (APHIS) chứng nhận đủ tiêu
chuẩn an toàn.
o Kiểm tra về dự lượng thuốc bảo vệ thực vật và thuốc kích thích
sinh trưởng của cơ quan kiểm dịch Mỹ.
d) Các quốc gia khác
Thanh long Việt Nam cũng từng bước thâm nhập các thị
trường khác như Ấn Độ, Úc, Chi Lê và Newzealand nhưng với số
lượng còn rất hạn chế.
3.2.2.2. Xuất khẩu thanh long của Việt Nam
Cùng với việc tăng nhanh về diện tích trồng thanh long, kim
ngạch xuất khẩu (KNXK) mặt hàng này cũng tăng mạnh trong giai
đoạn 2009-2013. Cần lưu ý rằng, KNXK thanh long bắt đầu tăng
chậm lại vào năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến lượng xuất
khẩu thanh long sang Trung Quốc giảm nhẹ trong năm 2013 là do
hiện nay Trung Quốc đã trồng được trái thanh long. Nếu các quốc
gia khác tăng sản lượng và chất lượng thanh long trong thời gian
tới thì thị phần thanh long của Việt Nam khó tăng trưởng trong thời
gian tới.
Hình 3.1. Kim ngạch xuất khẩu thanh long Việt Nam giai
đoạn 2009-2013
(Nguồn: Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại,
2014)
20
Tỷ trọng KNXK thanh long năm 2013 tập trung cao ở thị
trường Trung Quốc (75%), kế đến là các nước Châu Á (18,4%), tỷ
trọng các thị trường khác khá nhỏ.
Mặc dù chỉ chiếm 0,4% lượng xuất khẩu thanh long năm 2013
nhưng xuất khẩu thanh long sang Thái Lan tăng mạnh (17,7% về
lượng và 23,8% về kim ngạch xuất khẩu) so với năm 2012. Tương
tự, xuất khẩu thanh long sang Mỹ cũng tăng 27,3% về kim ngạch
xuất khẩu nhưng giảm 7,4% về lượng. Khó khăn của việc xuất
khẩu thanh long sang Mỹ bên cạnh trái thanh long phải đạt chuẩn
theo yêu cầu là thanh long xuất sang Mỹ dưới dạng trái tươi nên
dễ hư hỏng do vận chuyển đường xa.
Điều này cho thấy, nếu muốn giảm rủi ro và tăng giá trị gia
tăng sản phẩm thanh long, cần tăng cường quy hoạch sản xuất
thanh long sạch và an toàn theo tiêu chuẩn GAP với qui mô lớn và
tăng cường quảng bá, đẩy mạnh khâu xúc tiến thương mại trên cơ
sở sản phẩm thanh long chất lượng cao.
Hình 3.2. Tỷ trọng KNXK thanh long Việt Nam theo thị
trường năm 2013
(Nguồn: Bộ Công Thương 2014)
21
3.2.2.3. Nhu cầu tiêu thụ thanh long trong nước
Khoảng 15-20% tổng sản lượng thanh long của Việt Nam được
tiêu thụ nội địa. Do hình thức thanh long có màu đỏ và tên gọi có ý
nghĩa “con Rồng” tượng trưng cho sự thịnh vượng và phát triển
nên thanh long được dùng nhiều vào các dịp lễ tết để thờ cúng,
làm cho nhu cầu trong các dịp này tăng cao so với ngày bình
thường.
Tóm lại, qua phân tích thị trường thanh long trong nước và thế
giới thì Việt Nam khơng nên quy hoạch tăng diện tích thanh long
mà tập trung nâng cao chất lượng và giảm giá thành để “hợp
chuẩn” chất lượng trong hội nhập (AEC, TPP và EVFTA), tăng số
lượng sản phẩm thanh long đạt chuẩn để xuất sang các thị trường
có giá cao, tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh trên thị trường.
3.3. Nhận xét chung
3.3.1. Điểm mạnh
-
Là “thủ phủ” thanh long của cả nước. Sản lượng thanh long
nước ta lại là lớn nhất so với các nước và đang chi phối thị
-
trường xuất khẩu thế giới.
Thiên nhiên, khí hậu Bình Thuận thuận lợi thích hợp trồng
-
thanh long.
Lực lượng lao động dồi dào, giá thành lao động thấp, có kinh
nghệm trồng trọt lâu năm, giúp tăng khả năng cạnh tranh khi
xuất khẩu.
22
-
Doanh nghiệp Việt Nam có hơn 10 năm kinh nghiệm xuất khẩu
-
sản phẩm này.
Tiêu chuẩn VietGAP được công nhận. Tiếp cận được thị trường
-
khó tính Mỹ, Nhật, EU...
Sản phẩm thanh long có giá thành cao tại một số thị trường, là
sản phẩm xuất khẩu mang lại giá trị hàng đầu của Việt Nam.
3.3.2. Điểm yếu
-
Chất lượng sản phẩm thanh long sau thu hoạch, theo đánh giá
-
là còn thấp và chưa đồng đều.
Diện tích trồng đạt chuẩn tương đối thấp chiếm 1,2% diện tích
-
trồng cả nước.
Chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các doanh nghiệp thu mua.
Chất lượng trái thanh long giảm khi thời gian vận chuyển hàng
xuất khẩu kéo dài và sau khi chiếu xa với nồng độ cao (400
-
gray).
Chưa chú trọng đến quảng bá hình ảnh, thương hiệu trái thanh
-
long Bình Thuận.
Xuất khẩu theo con đường tiểu ngạch với Trung Quốc là chủ
-
yếu. Có chỉ gần 20% là xuất khẩu chính ngạch.
Hệ thống phân phối của thanh long tại thị trường Mỹ chưa
-
rộng.
Các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề huy động vốn
để đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, cũng như là cập nhật thông
tin về biến động thị trường quốc tế hay những thay đổi trong
chính sách, qui định mới đối với hàng nhập khẩu.
3.3.3. Cơ hội
-
Nhà nước khuyến khích tuyên truyền, quảng bá thanh long
Việt Nam. Đồng thời, ban hành và tổ chức thực hiện một số
chính sách hỗ trợ để nâng cao quyền lợi cho hộ trồng, nhà thu
-
mua xuất khẩu thanh long. Có chính sách hỗ trợ thuế.
Mỹ đánh giá rất cao về chất lượng và tiếp nhận với số lượng
không hạn chế thanh long ruột đỏ.
23
-
Xu hướng tiêu dùng của người dân Mỹ thay đổi – giảm sử dụng
dần các loại rau quả đóng hộp, tăng cường dùng các loại rau
-
quả, trái cây tươi.
Mỹ nới rộng cửa, đặc quyền cho thanh long Việt Nam được
chiếu xạ tại Mỹ.
3.3.4. Những thách thức
-
Thiên tai, thiếu nước.
Xuất hiện nhiều đối thủ, đặc biệt là từ Trung Quốc,sản phẩm
-
nội địa Mỹ.
Chính sách, rào cản hải quan.
Yêu cầu khắt khe và các rào cản kỹ thuật từ phía Mỹ và những
khách hàng khó tính khác làm các doanh nghiệp Việt Nam gặp
-
rất nhiều khó khăn.
Nguồn điện cung cấp để kích thích cho thanh long ra hoa trái
vụ, bảo quản sản phẩm thiếu và không ổn định làm ảnh hưởng
-
lớn, thậm chí làm thiệt hại cho người sản xuất.
Việt Nam hiện chỉ có 2 nhà máy chiếu xạ và 1 nhà máy xử lý
bằng hơi nước nóng của cơng ty Yasaka đầu tư tạo ra việc độc
-
quyền về giá cả.
Những thay đổi về chính sách, qui định của nước nhập khẩu
mà trong thời gian ngắn, các doanh nghiệp không thể đáp ứng
kịp thời được.
Từ những phân tích trên, chủ đầu tư nhận thấy rằng khu
đất hội tụ đủ các yếu tố về tự nhiên, kinh tế, hạ tầng để dự án tiến
hành thực hiện.
24
Chương 4: Khía cạnh kỹ thuật
4.1. Quy mơ đầu tư dự án
Dự án được xây dựng tại ấp Dốc Đá, xã Phan Lâm, huyện Bắc
Bình, tỉnh Bình Thuận trên tổng diện tích 50ha. Hiện tại đã có 15
ha thanh long trồng được 10 tháng, nay tiếp tục trồng mới thêm
35ha thanh long.
Hình thức đầu tư: Đầu tư xây dựng mới.
4.2. Thời gian thực hiện
Thời gian hoạt động của dự án là 12 năm và dự tính năm 2014
dự án sẽ đi vào hoạt động.
4.3. Phương án xây dựng
4.3.1. Mặt bằng dự án
− Diện tích đất trồng thanh long: 50ha.
o Số lượng trụ thanh long: 1000 trụ/ha.
o Thời gian sử dụng trụ: 12 năm.
o Trụ thanh long được trồng thẳng hàng với khoảng cách:3m
x 3m.
− Diện tích khu nhà văn phịng: 300m2. Là nhà dân dụng 2 tầng,
khung bê tông, mái bằng có lớp chống nóng, tường xây gạch,
lát nền gạch men.
− 10 Nhà bảo vệ : 300 m 2. Nhà dân dụng cấp 4, mái bằng, tường
xây gạch.
− Hàng rào bảo vệ kiên cố với hệ thống đèn bảo vệ bao bọc
xung quanh khu đất.
4.3.2. Hệ thống thoát nước
Nước mưa từ sàn mái được thu vào các ống đứng xuống tầng
trệt dẫn ra hệ thống cống chung.
Nước thải từ xí tiểu theo đường ống thoát riêng và được xử lý
cục bộ qua bể tự hoại trước khi xả ra hệ thống thoát nước thải
chung
4.4. Phương án hoạt động
Bảng 4.1. Năng suất thu hoạch
25
Năm
Năng suất thu hoạch
(kg/trụ)
Năm 2
10
Năm 3
25
Năm 4
45
Phân loại chi phí
− Chi phí Cố định (F):
o Chi phí điện.
o Chi phí nước phục vụ tưới thanh long.
o Chi phí sửa chữa máy móc thiết bị.
o Chi phí nhân cơng vận hành máy móc thiết bị.
o Khấu hao máy móc thiết bị.
o Phân bổ chi phí thuê đất.
o Khấu hao nhà sơ chế, xe tải, máy phát điện, nhà văn
phịng.
− Chi phí Biến đổi:
o Chi phí thu hoạch.
o Chi phí sơ chế…
4.5. Quy trình sản xuất thanh long theo VIETGAP
4.5.1. Giới thiệu về cây thanh long
4.5.1.1. Nguồn gốc
Cây Thanh long (Hylocereus undatus Haw.) có nguồn gốc ở
vùng sa mạc thuộc Mehico và Colombia, là cây nhiệt đới khô.
4.5.1.2. Thông tin dinh dưỡng
Giá trị dinh dưỡng trong 100g quả thanh long (trong đó có 55g
ăn được) như sau: nước 80-90 g; Cacbohydrats 9-14 g; Protein
0.15-0.5 g; Chất béo 0,1-0,6 g; Chất xơ 0,3-0,9 g; Tro 0,4-0,7 g;
Năng lượng: 35-50 Cal; Canxi 6–10 mg; Sắt 0,3-0,7 mg; Phospho
16 – 36 mg; Caroten (Vitamin A): dạng vết; Thiamin (Vitamin B1):
dạng vết; Riboflavin (Vitamin B2): dạng vết; Niacin (Vitamin B3)
0,2-0,45 mg; Axit ascorbic (Vitamin C) 4–25 mg.
Các giá trị nêu trên có thể thay đổi theo giống và điều kiện
trồng trọt.