Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

thúc đẩy xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn vietgap của tỉnh bình thuận đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (333.5 KB, 62 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU 2
MỞ ĐẦU 3
1.Tính cấp thiết của đề tài 3
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA 5
1.1.Khái niệm về hoạt động xuất khẩu hàng hóa 5
1.2.5.Hoạt động xuất khẩu theo Nghị định thư 8
Bảng 2.1: Liều lượng bón phân hóa học khi cây thanh long được 3 tuổi trở đi 26
Bảng 2.2: Thời gian bón và liều lượng bón phân hóa học khi cây thanh long được
3 tuổi trở đi 26
Đơn vị tính: g/trụ
26
Bảng 2.3: Thời gian bón và liều lượng bón phân NPK khi cây thanh long được 3
tuổi trở đi 27
2.2.4. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch 33
2.2.5. Tiêu chuẩn thanh long xuất khẩu 37
Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thống kê diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP
của tỉnh Bình Thuận từ năm 2009 đến nay 39
Biểu đồ 2.2: Giá trị kim ngạch xuất khẩu chính ngạch của tỉnh Bình Thuận từ
năm 2009 đến nay 43
KẾT LUẬN 60
Trang 1
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1: Liều lượng bón phân hóa học khi cây thanh long được 3 tuổi trở đi
Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Thời gian bón và liều lượng bón phân hóa học khi cây thanh long được
3 tuổi trở đi Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Thời gian bón và liều lượng bón phân NPK khi cây thanh long được 3
tuổi trở đi Error: Reference source not found
Biều đồ 2.1: Biểu đồ thống kê diện tích trồng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP


của tỉnh Bình Thuận từ năm 2009 đến nay. Error: Reference source not found
Biểu đồ 5: Giá trị kim ngạch xuất khẩu chính ngạch của tỉnh Bình Thuận từ năm
2009 đến nay Error: Reference source not found
Trang 2
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã có những bước tăng
trưởng đáng kể và đã có những thay đổi quan trọng trong cơ cấu sản xuất, trở thành
nhà sản xuất và xuất khẩu chính một số loại nông sản như gạo, cà phê, cao su, điều,
tiêu và đặc biệt là thanh long. Thanh long là cây trồng đặc sản có lợi thế cạnh
tranh đứng thứ nhất trong 11 loại trái cây ở nước ta mà Bộ Nông Nghiệp và phát
triển nông thôn đã xác định trong hội nghị trái cây có lợi thế cạnh tranh tại Thành
phố Hồ Chí Minh ngày 7/6/2004.Tỉnh Bình Thuận được coi là “ thủ phủ” thanh
long của cả nước. Hằng năm, xuất khẩu thanh long đã đem lại nguồn ngoại tệ
không nhỏ cho đất nước, không những góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo
cho hàng vạn hộ dân mà còn góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn trong tỉnh.
Tính đến nay, trái thanh long đã được xuất khẩu đến 14 quốc gia và vùng
lãnh thổ trên thế giới: Châu Á ( Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan…), Châu Âu
( Hà Lan, Anh, Pháp…), Châu Mỹ ( Hoa Kỳ, Canada ) trong đó, thị trường tiêu thụ
chính là các nước Châu Á.
Trước những cơ hội lớn của thị trường, mặt hàng thanh long cũng đang phải
đối mặt với nhiều thách thức lớn như: tồn tại trong nguồn cung, sản xuất, xuất khẩu
và phân phối sản phẩm, chưa quy hoạch được vùng trồng thanh long nên khó cho
thương lái tổ chức thu gom trái chín. Chất lượng sản phẩm không đồng đều, thanh
long chưa được đóng gói đúng cách, chưa có cùng một thương hiệu, phải trải qua
nhiều khâu trung gian trước khi đến tay người tiêu dùng, thiếu sự hợp tác giữa các
bên tham gia trong chuỗi cung ứng sản phẩm.
Bên cạnh đó, yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn xuất xứ
của người tiêu dùng ngày càng cao, trong lúc người sản xuất vẫn chưa có ý thức
Trang 3

đầy đủ về vấn đề này. Trong những năm gần đây, thanh long đang gặp nhiều khó
khăn khi xuất khẩu qua các thị trường khó tính như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Đài Loan…
do yêu cầu phải xử lý nhiệt hoặc chiếu xạ vào sản phẩm trước khi xuất khẩu.
Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay có rất ít nhà máy chiếu xạ và hoạt động với
công suất rất thấp (có nhà máy chỉ hoạt động tối đa 4 tấn / ngày) mà yêu cầu cấp
bách hiện nay tại địa bàn Bình Thuận cần phải đầu tư một nhà máy công suất lớn để
xử lý chiếu xạ thanh long nhằm phục vụ đủ cho xuất khẩu. Mặt khác, cần có đề tài
nghiên cứu khoa học cấp quốc gia về cường độ chiếu xạ áp dụng trên trái thanh
long để vừa đảm bảo điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, vừa đảm bảo chất lượng
sản phẩm sau khi chiếu xạ để không ảnh hưởng đến khâu bảo quản - tiêu thụ sản
phẩm. Vì vậy, Nhà nước đã đàm phán để miễn áp dụng rào cản kỹ thuật bằng
phương pháp chiếu xạ hoặc xử lý nhiệt đến thời điểm thích hợp theo hướng sản
phẩm đã được sản xuất theo quy trình an toàn VietGAP, EureoGAP, GlobalGAP.
Do đó, từ năm 2009 tỉnh Bình Thuận đã khuyến khích nông dân toàn tỉnh trồng
thanh long theo quy trình an toàn VietGAP để đẩy mạnh xuất khẩu thanh long ra thị
trường thế giới.
Chính những lý do trên, em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “Thúc đẩy xuất
khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh Bình Thuận đến năm
2020”.
2. Phương pháp nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phương pháp nghiên cứu chủ yếu mà tôi vận
dụng là thu thập, xử lý thông tin, đánh giá và phân tích số liệu, thống kê bên cạnh
đó là dựa vào những lý luận kinh tế làm cơ sở.
3. Phạm vi nghiên cứu
Trang 4
 Phạm vi không gian: nghiên cứu mặt hàng thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP
của tỉnh Bình Thuận.
 Phạm vi thời gian: thực trạng xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP từ
năm 2009 đến 10/2011.
4. Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài nghiên cứu gồm ba chương:
 Chương 1: Tổng quan về hoạt động xuất khẩu hàng hóa
 Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP của tỉnh
Bình Thuận từ năm 2009 đến 10/2011.
 Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thanh long theo tiêu chuẩn
VietGAP của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020.
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU HÀNG HÓA
1.1. Khái niệm về hoạt động xuất khẩu hàng hóa
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa là việc bán hàng hóa dịch vụ cho một quốc gia
khác trên cơ sở dùng tiền tệ làm phương tiện thanh toán với mục tiêu là lợi nhuận. Tiền
tệ ở đây có thể là ngoại tệ với một quốc gia hoặc với cả hai quốc gia.
Trang 5
Mục đích của hoạt động này là thu được một khoản ngoại tệ dựa trên cơ sở khai
thác lợi thế so sánh của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế. Khi việc trao
đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tích cực tham gia mở
rộng hoạt động này.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh
tế, từ xuất khẩu hàng tiêu dùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hóa thiết bị
công nghệ cao. Tất cả các hoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc
gia nói chung và các doanh nghiệp tham gia nói riêng.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn
ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể được diễn ra trên
phạm vi quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
1.2. Các loại hình xuất khẩu hàng hóa
Hoạt động xuất khẩu hàng hóa được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau,
điều này căn cứ vào đặc điểm sở hữu hàng hóa trước khi xuất khẩu, căn cứ vào nguồn
hàng hóa xuất khẩu…Hiện nay, các doanh nghiệp ngoại thương thường tiến hành một
số hình thức xuất khẩu như:
1.2.1. Xuất khẩu trực tiếp

Hoạt động xuất khẩu trực tiếp là hình thức xuất khẩu hàng hóa mà trong đó các
doanh nghiệp ngoại thương tự bỏ vốn ra mua các sản phẩm từ các đơn vị sản xuất trong
nước, sau đó bán các sản phẩm này cho các khách hàng nước ngoài (có thể qua một số
công đoạn gia công chế biến).
Theo hình thức xuất khẩu này, các doanh nghiệp ngoại thương muốn có hàng
hóa để xuất khẩu thì phải có vốn thu gom hàng hóa từ các địa phương, các cơ sở sản
Trang 6
xuất trong nước. Khi doanh nghiệp bỏ vốn ra để mua hàng thì hàng hóa thuộc sở hữu
của doanh nghiệp.
Xuất khẩu theo hình thức trực tiếp thông thường có hiệu quả kinh doanh cao
hơn các hình thức xuất khẩu khác. Bởi vì doanh nghiệp có thể mua được những hàng
hóa có chất lượng cao, phù hợp với nhu cầu của mình cũng như của khách hàng với giá
cả mua vào thấp hơn. Tuy nhiên, đây là hình thức xuất khẩu có độ rủi ro lớn, hàng hóa
có thể không bán được do những thay đổi bất ngờ của khách hàng, của thị trường dẫn
đến ứ đọng vốn và đôi khi bị thất thoát hàng hóa.
1.2.2. Xuất khẩu ủy thác
Hoạt động xuất khẩu ủy thác là một hình thức dịch vụ thương mại, theo đó doanh
nghiệp ngoại thương đứng ra với vai trò là trung gian thực hiện việc xuất khẩu hàng
hóa cho các đơn vị có hàng hóa ủy thác.
Trong hình thức này, hàng hóa trước khi kết thúc quá trình xuất khẩu vẫn thuộc sở
hữu của đơn vị ủy thác. Doanh nghiệp ngoại thương chỉ có nhiệm vụ làm các thủ tục về
xuất khẩu hàng hóa, kể cả việc vận chuyển hàng hóa và được hưởng một khoản tiền
gọi là phí ủy thác mà đơn vị ủy thác trả.
Hình thức xuất khẩu này có ưu điểm là dễ thực hiện, độ rủi ro thấp, doanh nghiệp
ngoại thương không phải là người chịu trách nhiệm cuối cùng về hàng hóa và cũng
không phải tự bỏ vốn ra để mua hàng. Tuy nhiên, phí ủy thác mà doanh nghiệp nhận
được thường nhỏ nhưng được thanh toán nhanh.
1.2.3. Hoạt động gia công xuất khẩu quốc tế
Gia công quốc tế đó là một hoạt động mà một bên - gọi là bên đặt hàng - giao
nguyên liệu, có khi cả máy móc, thiết bị và chuyên gia cho bên kia gọi là bên nhận gia

công. Để xuất ra môt mặt hàng mới theo yêu cầu của bên đặt hàng. Hàng hóa sau khi
sản xuất xong được giao cho bên đặt gia công. Bên nhận gia công được trả tiền công.
Trang 7
Khi hoạt động gia công vượt ra khỏi biên giới quốc gia thì được gọi là gia công quốc
tế.
Theo hình thức xuất khẩu này, doanh nghiệp ngoại thương đứng ra nhập nguyên
nhiên vật liệu, bán thành phẩm về cho các đơn vị nhận gia công từ các khách hàng
nước ngoài đặt gia công. Sau đó, đơn vị ngoại thương sẽ nhận thành phẩm từ các đơn
vị nhận gia công và xuất sản phẩm này sang cho khách hàng nước ngoài đặt gia công.
Hoạt động gia công xuất khẩu có đặc điểm là doanh nghiệp ngoại thương không
muốn bỏ vốn vào kinh doanh nhưng thu được hiệu quả cũng khá cao, ít rủi ro và khả
năng thanh toán bảo đảm vì đầu ra chắc chắn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp muốn thực
hiện theo hình thức này, doanh nghiệp phải quan hệ được với các khách hàng đặt gia
công có uy tín.
Đây là một hình thức phức tạp, nhất là trong quá trình thỏa thuận với bên khách
hàng gia công về số lượng, chất lượng, nguyên vật liệu và tỷ lệ thu hồi thành phẩm,
giám sát quá trình gia công.
Do đó, quản lý kinh doanh của doanh nghiệp phải am hiểu tường tận về các nghiệp
vụ và quá trình gia công sản phẩm.
1.2.4. Hoạt động xuất khẩu theo hình thức buôn bán đối lưu
Theo hình thức này, mục đích của hoạt động xuất khẩu không phải nhằm thu về một
khoản ngoại tệ mà là thu về một lượng hàng hóa khác tương đương với trị giá của lô
hàng xuất khẩu. Doanh nghiệp ngoại thương có thể sử dụng hình thức xuất khẩu những
loại hàng hóa mà thị trường đang rất cần hoặc có thể xuất khẩu sang một nước thứ ba.
1.2.5. Hoạt động xuất khẩu theo Nghị định thư
Đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa thường là hàng trả nợ được thực hiện theo Nghị
định thư giữa hai Chính phủ của hai nước. Xuất khẩu theo hình thức này có nhiều ưu
Trang 8
điểm như: khả năng thanh toán chắc chắn (vì Nhà nước thanh toán cho doanh nghiệp),
giá cả hàng hóa dễ chấp nhận, tiết kiệm được chi phí trong nghiên cứu thị trường, tìm

kiếm bạn hàng.
1.2.6. Một số loại hình xuất khẩu khác
Theo Nghị định số 33/CP của Chính phủ ngày 14/04/1994 về Quản lý Nhà nước đối
với hoạt động xuất nhập khẩu có quy định các hình thức dưới đây cũng được coi là
xuất khẩu hàng hóa:
 Tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất được hiểu là việc mua hàng hóa của một nước để bán cho
một nước khác ( nước thứ ba) trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương có làm các
thủ tục nhập khẩu rồi lại làm các thủ tục xuất khẩu không qua gia công chế biến.
Đối với những hàng hóa nhập khẩu nhằm mục đích sử dụng trong nước nhưng
một thời gian sau, vì một lý do nào đó nó không được sử dụng nữa mà được xuất ra
nước ngoài thì không được coi là hàng hóa kinh doanh theo hình thức tái nhập tái xuất.
Thời gian hàng hóa kinh doanh theo hình thức tạm nhập tạm xuất được luân
chuyển ở Việt Nam là 60 ngày.
 Chuyển khẩu hàng hóa
Chuyển khẩu hàng hóa là việc mua hàng của một nước (nước xuất khẩu) để bán
cho một nước khác (nước nhập khẩu) nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt
Nam cũng như thủ tục xuất khẩu từ Việt Nam.
 Quá cảnh hàng hóa
Hàng hóa của một nước được gửi đi tới một nước thứ ba qua lãnh thổ Việt Nam,
có sự cho phép của Chính phủ Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam nếu có đủ điều
Trang 9
kiện như quy định của Nhà nước Việt Nam có thể được xem xét cho thực hiện dịch vụ
này để tăng thêm thu nhập.
1.3. Vai trò của xuất khẩu hàng hóa đối với nền kinh tế Việt Nam
Xuất khẩu là một trong những tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế của mỗi quốc gia.Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển
kinh tế đều khẳng định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần
có bốn điều kiện là nguồn nhân lực, tài nguyên, vốn, kỹ thuật công nghệ.
Nhưng hầu hết các quốc gia đang phát triển như Việt Nam đều thiếu vốn, kỹ thuật

công nghệ. Do vậy, để có vốn và công nghệ nước ta phải thông qua xuất khẩu.
 Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam thì bước đi thích hợp nhất là phải công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước để khắc phục tình trạng nghèo nàn lạc hậu chậm phát
triển. Tuy nhiên quá trình công nghiệp hóa phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu
công nghệ thiết bị tiên tiến. Thực tế cho thấy, để có nguồn vốn nhập khẩu nước ta có
thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau:
 Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ
 Thu từ các hoạt động du lịch dịch vụ thu ngoại tệ trong nước
 Thu từ hoạt động xuất khẩu
Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không ai có thể phủ nhận được, song
việc huy động chúng không phải dễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay
phải chịu thiệt thòi, phải chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này.
Bởi vì vậy, xuất khẩu là một hoạt động tạo một nguồn vốn rất quan trọng nhất. Nó tạo
tiền đề cho nhập khẩu và quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập
khẩu.
Trang 10
 Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy sản xuất
phát triển.
Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta từ một nước nông nghiệp
chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu
đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế:
Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu câu tiêu dùng nội địa.
Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển sản xuất về cơ bản chưa
đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa ra của sản xuất thì xuất khẩu chỉ bó
hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội
phát triển.
Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm
này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu. Nó thể hiện:

• Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành cùng có cơ hội phát triển.
Điều này có thể thông qua ví dụ như khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu,
các ngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm sẽ có điều kiện phát triển.
• Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường sản phẩm, góp phần
ổn định sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô.
• Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho
sản xuất, mở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp rắp ở nước thứ ba, tiêu
thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ 5.
Như vậy, hàng hóa sản xuất ra ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia khác
cho thấy có sự tác động ngược lại của chuyên môn hóa tới xuất khẩu, với đặc điểm
quan trọng là tiền tệ sản xuất sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuất khẩu góp phần
làm tăn dự trữ ngoại tệ một quốc gia.
Đặc biệt với các nước đang phát triển như Việt Nam đồng tiền không có khả
năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc
Trang 11
điều hoà về cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và
phát triển kinh tế.
 Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc
làm, cải thiện đời sống của người dân.
Đối với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút hàng triệu lao động thông qua việc sản
xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng
đáp ứng yêu cầu ngày càng đa dạng và phong phú của nhân dân.
 Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển các mối
quan hệ kinh tế đối ngoại. Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại,
ngoại giao có tác động qua lại, phụ thuộc lẫn nhau.
Hoạt động xuất khẩu là cơ sở tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hề
kinh tế đối ngoại sau này, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác phát triển như du lịch
quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… ngược lại sự phát triển của các ngành
này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu
phát triển.

Có thể nói, xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung sẽ dẫn tới
những sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hóa của nền kinh tế bằng hai cách:
• Cho phép khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số hàng hoá được sản xuất
ra.
 Kéo theo sự thay đổi có lợi cho phù hợp với các đặc điểm của sản xuất
1.4. Quy trình thực hiện xuất khẩu hàng hóa
Trang 12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT
KHẨU THANH LONG THEO TIÊU CHUẨN VIETGAP
CỦA TỈNH BÌNH THUẬN TỪ NĂM 2009 ĐẾN NAY
2.1. Giới thiệu về Thanh Long Bình Thuận
2.1.1. Quá trình phát triển của trái Thanh long
Thanh long được du nhập vào Việt Nam khá lâu đời, riêng tại Bình Thuận được
biết đến từ đầu thế kỉ 20. Tuy nhiên thanh long chỉ thực sự phát triển thành sản phẩm
hàng hóa và có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống dân cư Bình Thuận từ những năm
1989-1990 trở lại đây.
Ban đầu cây thanh long do một số hộ nông dân trồng chủ yếu làm cây cảnh hoặc
sử dụng cho việc thờ cúng. Đến năm 1985, người nông dân Bình Thuận bắt đầu trồng
và sử dụng quả thanh long nhưng còn hạn chế. Đến năm 1990, quả thanh long được ưa
chuộng sử dụng rộng rãi và người nông dân Bình Thuận bắt đầu chú ý đến thanh long
và mở rộng diện tích sản xuất vì thanh long đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên
vào thời điểm đó thanh long cũng chỉ mới được sử dụng trong nước và chưa xuất khẩu.
Năm 1993, Đảng và Nhà Nước đã có chủ trương khoán diện tích đất nông
nghiệp đối với người nông dân và chính sách mở cửa để hòa nhập, giao lưu kinh tế
thương mại quốc tế thì quả thanh long bắt đầu có chỗ đứng trong thị trường trong nước
và quốc tế.
Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Bình Thuận những năm trước đây
và hiện nay, được xem là tỉnh có nhiều lợi thế nhất trong việc phát triển cây thanh long.
Ở Việt Nam, hiện nay tỉnh Bình Thuận được coi là miền đất của trái thanh long Việt
Nam.

Trang 13
2.1.2. Giống và chủng loại
Cây Thanh Long (tên khoa học: Hylocerut undatus) thuộc họ xương rồng
(Cactaceae), có nguồn gốc từ Trung và Nam Mĩ. Thanh long là loại cây trái phù hợp
khi trồng ở những miền đất khô nóng. Vì vậy, điều kiện khí hậu và đất đai ở Bình
Thuận rất phù hợp cho cây sinh trưởng và phát triển.
- Thanh long có một quá trình quang hợp dài. Ánh sáng ban ngày càng dài thì càng
tốt cho hoa. Trong điều kiện đó, thanh long ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 (mùa thuận)
nhưng tập trung nhiều nhất vào tháng 5 đến tháng 7 khi ngày dài hơn đêm (từ 12.5 đến
13 giờ một ngày).
Từ tháng 10 đến tháng 2, ngày ngắn hơn nên nông dân thường thường dùng điện để
chiếu sáng cho hoa
- Thanh long cũng là loại cây nhanh cho thu hoạch, chỉ sau một năm là đã có thể thu
hoạch với sản lượng trung bình khoảng 300 tạ /ha.
- Những đặc điểm vượt trội của trái thanh long:
 Thanh long là loại trái cây có nhiều ưu điểm như vị ngọt dịu nhẹ, tính mát, dễ
ăn, chứa các thành phần dinh dưỡng phù hợp nhất cho việc giữ gìn dáng vóc và
sắc đẹp của người phụ nữ, thành phần chất sơ trong trái thanh long cao giúp
điều hòa hoạt động của hệ tiêu hóa, giảm các chất nguy hiểm đối với cơ thể như:
chất béo, các độc chất…
 Thanh long có trái quanh năm, không chỉ được người lớn ưa chuộng mà thanh
long còn được trẻ em yêu thích bởi màu sắc và hương vị đặc trưng của nó, thanh
long rất có lợi cho sức khỏe, bảo quản lâu nên có thể dùng để chế biến được
nhiều loại món ăn đa dạng khác nhau như: sinh tố, làm cocktai, làm rau câu trái
cây….
Trang 14
- Phân loại: có 3 loại chính
 Thanh long ruột trắng, vỏ đỏ (giống chính): nổi tiếng nhất với dòng thanh long
Bình Thuận và Chợ Gạo (Tiền giang)
 Thanh long ruột đỏ, vỏ đỏ là giống của Viện Cây Ăn Quả Miền Nam nghiên cứu

 Thanh long ruột trắng, vỏ vàng: do viện nghiên cứu Cây Ăn Quả Miền Nam
nhập từ Colombia từ 1994
Ngoài các giống trên, quả Thanh Long Bình Thuận ngoài vỏ màu đỏ, hiện đã có loại
thanh long vỏ xanh dành cho nhu cầu xuất khẩu.
2.1.3. Đặc điểm Thanh long Bình Thuận
Các đặc điểm chính của thanh long Bình Thuận:
+ Cành phát triển mạnh, cành to và dài
+ Trái có dạng hơi tròn, dày vỏ 2 – 2.5 cm, gai nở to, vỏ có màu đẹp
+ Tỷ lệ thịt trái: 68 – 72 %
+ Chắc thịt, vị ngọt
+ Độ brix 13 – 14 %
+ Độ chua PH / ep: 4.8 – 5.0
+ Hạt nhỏ trọng lượng 1.000 hạt: 1.1 – 1.2
- Về cảm quan: thanh long Bình Thuận đẹp, vỏ dày nên thời gian bảo quản và giữ màu
sắc kéo dài hơn, thuận lợi trong vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
-Về chỉ tiêu hóa học: thanh long Bình Thuận có hàm lượng Protein, Vitamin C, Canxi,
Photpho, Magie, Natri cao nhưng hàm lượng đường Glucose, Fructose, Carbonhydrat
thấp.
Trang 15
-Về giá cả: thanh long Bình Thuận được bán ra cao hơn các loại thanh long khác do
mẫu mã và hình thức của thanh long Bình Thuận đẹp hơn. Ngòai ra, còn do vùng Bình
Thuận nổi tiếng với thanh long nhất trong cả nước, sản lượng cũng cao nhất nên là lợi
thế cạnh tranh quan trọng cho thanh long Bình Thuận trên thị trường tiêu thụ.
2.1.4. Vai trò của Thanh Long đối với Bình Thuận
Bình Thuận là một tỉnh nằm ở cực Nam Trung Bộ Việt Nam, diện tích đất tự nhiên là
782,846 ha, trong đó 219,741 ha đất nông nghiệp. Điều kiện thời tiết tại Bình Thuận
hầu như nóng nhất trong cả nước mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới, khô nắng,
nhiệt độ cao phù hợp cho việc canh tác cây trồng. Việc phát triển thanh long mang lại
nhiều lợi ích trực tiếp cho ngành nông nghiệp Bình Thuận như:
- Sử dụng được sức lao động nhàn rỗi của nông dân vào các tháng mùa khô, góp

phần giải quyết công ăn việc làm và thúc đẩy các ngành nghề nông thôn.Tận dụng tối
đa quỹ đất của hộ gia đình.
- Đa dạng hóa nguồn sản vật địa phương,tránh được rủi ro trong sản xuất nông
nghiệp thường gặp.
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và phát triển kinh tế nông nghiệp địa
phương.
- Từ cây “xóa đói giảm nghèo”, thanh long nay đã trở thành loại cây trồng có
hiệu quả kinh tế cao, trung bình mỗi năm các hộ nông dân trong tỉnh thu nhập trên dưới
200 triệu đồng sau khi trừ đi tất cả chi phí…
2.2. Quy trình sản xuất thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP
2.2.1. Khái niệm về tiêu chuẩn VietGAP
VietGAP là quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an
toàn tại Việt Nam. VietGAP được biên soạn dựa theo AseanGAP, hệ thống phân tích
Trang 16
nguy cơ và xác định điểm kiểm soát trọng yếu (Hazad analysis critical control point:
HACCP); các hệ thống thực hành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận
như EurepGAP (GlobalGAP), Frescare (Úc) và pháp luật Việt Nam về vệ sinh an toàn
thực phẩm. VietGAP đáp ứng yêu cầu cho người sản xuất, chế biến kinh doanh và tiêu
thụ đối với rau, quả an toàn.
VietGAP là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục đích, hướng dẫn nhà sản
xuất nâng cao chất lượng, bảo đảm vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc
giảm tối đa những nguy cơ tiềm ảnh về hóa học, sinh học và vật lý có thể xảy ra trong
suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản vận chuyển mua bán rau, quả.
Những mối nguy cơ này tác động xấu đến chất lượng, vệ sinh an toàn, môi trường và
sức khỏe cho con người. Chính vì vậy các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh muốn
cung cấp nông sản sạch, vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn quốc tế cần áp dụng VietGAP
và được chứng nhận.
VietGAP là một quy trình kiểm tra chất lượng, về sinh an toàn thực phẩm dễ áp
dụng, ít tốn kém nhưng hiệu quả cao. Hiện nay, sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP đã
được một số nước chấp nhận trong đó có Mỹ.

2.2.2. Mục tiêu VietGAP
 Mục tiêu chung
Hướng dẫn các tổ chức và cá nhân sản xuất nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an
toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn ngừa hoặc giảm thiểu đến mức thấp nhất những mối
nguy tiềm ẩn về hoá học, sinh học và vật lý có thể xảy ra trong suốt quá trình sản xuất,
thu hoạch và sơ chế thanh long.
Trang 17
 Mục tiêu cụ thể
- Bảo đảm tiêu chí về vệ sinh cho sản phẩm tươi nhằm bảo đảm sức khỏe cho
người tiêu dùng.
- Hướng sản xuất đi theo con đường sinh học, hạn chế việc sử dụng các chế
phẩm hóa học nhằm bảo vệ sức khỏe cho chính người sản xuất.
- Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm
- Góp phẩn bảo vệ môi trường.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho Thanh long Bình Thuận tham gia được các thị
trường trên thế giới và giữ uy tín sản phẩm.
 Đối tượng tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP
VietGAP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia sản
xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm trái thanh long an toàn trên địa bàn
tỉnh Bình Thuận, nhằm:
 Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và quản lý an toàn
thực phẩm.
 Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được chứng nhận
VietGAP.
 Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên được nguồn gốc của sản phẩm.
 Nâng cao chất lượng và hiệu quả cho sản xuất thanh long tại Bình Thuận.
2.2.3. Quy trình sản xuất Thanh long theo tiêu chuẩn VietGAP.
 Yêu cầu sinh thái
Trang 18
• Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp cho thanh long sinh trưởng và phát triển từ 20-

34
o
C. Trong điều kiện thời tiết có sương giá nhẹ với thời gian ngắn cũng sẽ gây
ảnh hưởng cho cây thanh long.
• Ánh sáng: Cây thanh long chịu ảnh hưởng của quang kỳ, ra hoa trong điều kiện
ngày dài, cây sinh trưởng và phát triển tốt ở các nơi có ánh sáng đầy đủ, thiếu
ánh sáng cây ốm yếu. Tuy nhiên, nếu cường độ ánh sáng và nhiệt độ quá cao sẽ
làm ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của cây thanh long.
• Nước: Cây thanh long có tính chống chịu hạn nhưng không chịu úng. Để cây
phát triển tốt cho nhiều trái và trái to cần cung cấp đủ nước, nhất là trong thời ký
phân hóa mầm hoa, ra hoa và kết trái. Nhu cầu về lượng mưa tốt cho cây từ 800-
2000 mm/năm, nếu thấp hơn hoặc vượt quá sẽ dẫn tới hiện tượng rụng hoa và
thối trái.
• Đất đai: Cây thanh long trồng được trên nhiều loại đất khác nhau từ đất cát pha,
đất xám bạc màu, đất phèn đến đất phù sa, đất đỏ Bazan, đất thịt… Tuy nhiên,
cây thanh long đạt hiệu quả cao trong điều kiện đất tơi xốp, thông thoáng, thoát
nước tốt, không bị nhiễm mặn và có pH đất từ 5 – 7.
 Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
• Vị trí, vùng sản xuất thanh long áp dụng theo VietGAP phải phù hợp với quy
hoạch của tỉnh.
Cần phân tích đất, nước trước khi trồng.Vườn trồng cách khu công nghiệp, nghĩa trang,
bệnh viện khoảng 500m và đất không bị nhiễm kim loại nặng. Toàn bộ hồ sơ về vị trí
lô đất và kết quả phân tích đất được lưu giữ tại HTX, nhóm sản xuất hoặc tại hộ gia
đình để có thể truy nguyên nguồn gốc theo yêu cầu.
• Nếu vùng sản xuất có các nguy cơ ô nhiễm trên mà có thể khắc phục thì phải có
cơ sở khoa học chứng minh sự khắc phục nguy cơ ô nhiễm và lưu trong hồ sơ.
Trang 19
Vùng sản xuất thanh long có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học (kim loại nặng, hàm lượng
Nitrate), sinh học (vi khuẩn Salmonella, E.Coli, Coliform), vật lý (xói mòn đất, ngập
úng) cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP.

 Thiết kế vườn: Phải có sơ đồ bố trí lô và bảng hiệu để phân biệt các lô.
• Chuẩn bị đất và quản lý đất trồng
Đất được cày bừa kỹ, tạo mặt phẳng để dễ thoát nước chống ngập úng,không nên sử
dụng thuốc khai hoang để xử lý thực bì. Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ
đất (như dư lượng kim loại nặng, nitrate, xói mòn và ngập úng,… ảnh hưởng đến cây
trồng và sức khỏe người tiêu dùng), tổ chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn
của nhà chuyên môn và phải ghi chép, lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.
Trong vùng sản xuất,hạn chế chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất nước. Nếu
bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo
không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau thu hoạch.
• Trụ trồng: Có thể dùng trụ gỗ, gạch hoặc xi măng cốt sắt để trồng thanh long.
Hiện nay, trụ xi măng cốt sắt đang được sử dụng phổ biến trong sản xuất. Trụ có
kích thước dài 2– 2,1m, cạnh vuông tối thiểu 15 – 15cm.
Khi trồng, phần trên mặt đất cao khoảng 1,4 – 1,5 m, phần chôn dưới mặt đất
khoảng 0,6 m; phía trên trụ có 2 – 4 cọng sắt ló ra dài 20 – 25 cm được bẻ cong
theo 4 hướng dùng làm giá đỡ cho cành thanh long.
• Mật độ - khoảng cách trồng
Cây thanh long là cây ưa sáng và cần nhiều ánh nắng, nếu trồng mật độ dày cành
đan chéo nhau khó đi lại chăm sóc. Nên trồng với khoảng cách là 3 x 3 m (hàng cách
hàng 3 m, trụ cách trụ 3 m), mật độ 1.100 trụ/ha.
Trang 20
• Giống trồng
Giống phải có nguồn gốc rõ ràng, cơ sở nhân giống và sản xuất giống phải được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.Giống thanh long tự sản xuất phải có hồ sơ ghi
lại đầy đủ các biện pháp xử lý hom giống, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý
và mục đích xử lý.
Trong trường hợp giống thanh long không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên và
địa chỉ của tổ chức,cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp
xử lý giống (nếu có). Giống hiện trồng phổ biến là giống thanh long ruột trắng, giống
có khả năng sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện sinh thái của tỉnh, cho năng

suất cao, hình dạng trái đẹp, vỏ màu đỏ bên trong ruột màu trắng. Giống có thời gian ra
hoa từ tháng 4-9 dương lịch (chính vụ), thời gian từ đậu trái đến thu hoạch khoảng 28-
32 ngày.
Cành được chọn làm hom giống cần chọn ở những cành tốt, khỏe và phải đạt các
tiêu chuẩn sau:
• Tuổi cành 12 tháng (đã cho trái vụ trước, không nên chọn những cành vừa mới
cho trái), cần chọn các cành có gốc cành đã bắt đầu hóa gỗ để hạn chế bệnh thối
cành.
• Chiều dài cành tốt nhất từ 40 – 50 cm.
• Cành khỏe có màu xanh đậm, sạch sâu bệnh.
• Các mắt trên cành mang chùm gai phải tốt, mẩy.
Phần gốc cành được cắt bỏ phần vỏ khoảng 2-4cm,chỉ để lại lõi giúp nhanh ra rễ và
tránh thối gốc. Cành được giâm nơi thoáng mát khoảng 20-30 ngày trước khi trồng.
 Kỹ thuật trồng và chăm sóc
• Thời vụ trồng
Trang 21
Cây thanh long có thể trồng được quanh năm, nhưng có 2 thời điểm chính xuống giống
thích hợp nhất: là tháng 10 – 11 và tháng 5 – 6 dương lịch.Tốt nhất có kế hoạch giâm
hom để chủ động xuống giống.
• Cách đặt hom
Đặt hom cạn 2 – 3 cm, đặt phần lõi (đã gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài) xuống đất để tránh
thối gốc.Khi trồng nên áp phần phẳng của hom vào mặt trụ tạo điều kiện thuận lợi cho
cành ra rễ dễ bám sát vào trụ.
Sau khi trồng dùng dây cột hom vào trụ để tránh gió làm lung lay và đổ ngã.Mỗi trụ đặt
4 hom theo từng mặt trụ.
• Tưới nước
Cây thanh long là cây chịu hạn,tuy nhiên trong điều kiện nắng hạn kéo dài nếu không
đủ nước tưới sẽ làm giảm khả năng sinh trưởng phát triển của cây và làm giảm năng
suất.
Biểu hiện của sự thiếu nước ở cây thanh long là: Cành mới hình thành ít, sinh trưởng

rất chậm, cành bị teo tóp và chuyển sang màu vàng. Ở những cây thiếu nước khi ra
hoa,tỉ lệ rụng hoa ở đợt ra hoa đầu tiên cao >80%, trái nhỏ. Do đó, cần tưới nước
thường xuyên đảm bảo đủ độ ẩm cho cây phát triển.
• Sản xuất theo VietGAP yêu cầu:
Nước tưới cho sản xuất thanh long phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của
Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng. (TCVN 6773-2000, Phương
pháp lấy mẫu theo TCVN 6000 - 1995 đối với nước ngầm; TCVN 5996– 1995 đối với
nước sông và suối; TCVN 5994 – 1995 đối với nước ao hồ tự nhiên và nhân tạo).
Trang 22
Phân tích và đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử
dụng cho: tưới, phun thuốc BVTV, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn phải thay thế bằng
nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu
cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử lý,kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ.
Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư
tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi,
nước thải chưa qua xử lý trong sản xuất.
• Tủ gốc giữ ẩm: Vào mùa nắng nên dùng rơm rạ, cỏ khô,xơ dừa, lục bình… để
ủ gốc giữ ẩm cho cây.Ngoài việc giữ ẩm cho cây biện pháp này còn giúp hạn
chế sự phát triển của cỏ dại.
• Tỉa cành và tạo tán
Mục đích của tỉa cành và tạo tán là tạo cho cây có bộ khung cơ bản, thông thoáng
giúp cây sinh trưởng mạnh,cho năng suất cao và ổn định, đồng thời kéo dài giai đoạn
kinh doanh của cây. Tỉa cành để tạo bộ tán đẹp cho cây,hạn chế sâu bệnh và cành
không hiệu quả.
Giai đoạn sau khi trồng, tỉa tất cả các cành chỉ để lại một cành phát triển tốt, cột áp
sát cành vào cây trụ từ mặt đất tới giá đỡ. Trên giá đỡ, tỉa cành theo nguyên tắc 1 cành
mẹ để lại 1 – 2 cành con, chọn cành sinh trưởng mạnh, phát triển tốt, tỉa bỏ các cành tai
chuột (bánh mì), cành ốm yếu, cành sâu bệnh, cành già không còn khả năng cho trái,
các cành nằm khuất trong tán không nhận được ánh sáng. Khi cành dài 1.2m-1.5m bấm

đọt cành giúp cành phát triển tốt và nhanh cho trái.
Từ năm thứ 5 trở đi, hàng năm, sau mỗi vụ thu hoạch cần tiến hành tỉa cành tạo tán.
Trang 23
• Cỏ dại: Cỏ dại cạnh tranh dinh dưỡng với cây thanh long và là nơi trú ẩn của
sâu bệnh.Trước mỗi đợt bón phân cần làm sạch cỏ xung quanh gốc.
Phải dọn dẹp, làm sạch cỏ trong vườn,hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ cỏ
nhằm hạn chế khả năng ô nhiễm đất do thuốc. Nếu dùng chỉ được phép dùng các
loại thuốc nằm trong danh mục cho phép của Bộ Nông nghiệp & Phát Triển Nông
Thôn, nếu sử dụng thuốc diệt cỏ để xử lý cỏ dại trong vườn thì phải ghi chép và lưu
giữ trong hồ sơ của hộ gia đình, Hợp tác xã… ngày phun, loại thuốc và liều lượng
đã sử dụng.
• Phân bón và chất phụ gia
Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất
phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử
dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô
nhiễm lên trái thanh long.
Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý(ủ hoai mục). Trong trường hợp phân
hữu cơ được xử lý tại chỗ,phải được ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Trường
hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức,cá
nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý.
Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo
dưỡng thường xuyên. Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối
trộn phân bón, chất phụ gia cần được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy
cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.
Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc,tên sản phẩm,
thời gian và số lượng mua). Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi
Trang 24
rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm,liều lượng, phương pháp bón phân và tên
người bón).
Tùy theo loại đất, giai đoạn sinh trưởng của cây thanh long mà phải bón đầy đủ

phân cho cây phát triển.Riêng đối với phân chuồng phải có nơi ủ phân chuồng để hạn
chế ô nhiễm đất và nguồn nước.
• Giai đoạn kiến thiết cơ bản
 Năm thứ 1
Phân hữu cơ: Được áp dụng vào 1 ngày trước khi trồng và 6 tháng sau khi trồng, với
liều lượng 5 – 10 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg Super lân hoặc lân Văn Điển/trụ. Nếu
không chủ động được nguồn phân chuồng có thể thay thế phân chuồng bằng các loại
phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 1 kg/trụ
Phân hóa học: Một tháng sau khi trồng, bón 25g Urea + 25g DAP/trụ, hoặc 80g NPK
20-20-15/trụ. Định kỳ bón 1 tháng/lần.
Cách bón: rải phân xung quanh gốc (cách gốc 20 – 40 cm), dùng rơm tủ lên và tưới
nước.
 Năm thứ 2
Phân hữu cơ: Bón 2 lần vào đầu và cuối mùa mưa, với liều lượng 15 – 20 kg phân
chuồng hoai + 1 kg Super lân hoặc lân Văn Điển/trụ.
Nếu không chủ động được nguồn phân chuồng có thể thay thế phân chuồng bằng các
loại phân hữu cơ vi sinh với liều lượng 2 kg/trụ.
Phân hóa học: Định kỳ bón 1 tháng/lần bón với liều lượng bón 50g Urea + 50g
DAP/trụ, hoặc 150g NPK 20-20-15/trụ.
Trang 25

×