Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Sử dụng phương tiện kỹ thuật và công nghệ trong dạy học Đại học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.67 KB, 9 trang )

MÔN 5: SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ
TRONG DẠY HỌC ĐẠI HỌC
Câu 1 (4 điểm):Trình bày vai trị của phương tiện dạy học.
Câu 2 (4 điểm):Trình bày một số chú ý khi thiết kế một bài trình diễn.
Câu 3 (2 điểm): Liệt kê một số ứng dụng của Google anh (chị) đã và
đang sử dụng cùng với chức năng của chúng.
Câu 1 (4 điểm):Trình bày vai trị của phương tiện dạy học.
Cho đến nay, trong giáo dục nói chung và trường học nói riêng đã
và đang sử dụng một số thuật ngữ khác nhau khi nói về phương tiện, thiết
bị phục vụ cho quá trình dạy học như: cơ sở vật chất, phương tiện dạy
học, thiết bị dạy học, thiết bị trường học, dụng cụ học tập, giáo cụ trực
quan, đồ dùng dạy học, tài liệu, học liệu v.v... Trong đó có thể hiểu:
- Cơ sở vật chất bao gồm phịng thí nghiệm, vườn trường, phịng học, bàn
ghế, các thiết bị kĩ thuật phục vụ các hoạt động của nhà trường như máy
tính, máy in, máy photocopy, máy ảnh ...
- Phương tiện dạy học là toàn bộ những trang thiết bị, đồ dùng, dụng cụ
được sử dụng phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy và học tập trong nhà
trường. Ví dụ: hệ thống tăng âm, loa, micro; ti vi và các đầu đọc VIDEO,
VCD, DVD; các loại máy chiếu phim dương bản, máy chiếu qua đầu,


máy chiếu đa phương tiện, máy vi tính; các loại tranh, ảnh, tranh giáo
khoa, bản đồ, bảng biểu; các loại mơ hình, vật thật; các dụng cụ, thiết bị
thí nghiệm; máy móc, thiết bị, dụng cụ dạy học thực hành v.v... Đôi khi,
người ta coi tất cả các phương tiện kể trên cũng thuộc về cơ sở vật chất
của trường học.
Có lẽ sử dụng khái niệm theo Từ điển Bách khoa Việt Nam là thích
hợp hơn cả: ”Phương tiện dạy học (còn gọi là đồ dùng dạy học, thiết bị
dạy học) là một vật thể hoặc một tập hợp các vật thể mà giáo viên sử
dụng trong quá trình dạy học để nâng cao hiệu quả của quá trình này, giúp
học sinh lĩnh hội khái niệm, định luật,... hình thành các tri thức, kĩ năng,


kĩ xảo, thái độ cần thiết” (Từ điển Bách khoa Việt Nam).
Xét theo nghĩa hẹp, giữa ”thiết bị” và ”phương tiện” có điểm giống và
khác nhau, trong đó ”thiết bị” có nội hàm hẹp hơn và thường để chỉ có
một phương tiện kĩ thuật nào đó. Tuy nhiên, trong thực tế người ta thường
sử dụng hai thuật ngữ này với cách hiểu như nhau.
ai trò đối với giáo viên
- Hỗ trợ hiệu quả cho giáo viên trong quá trình tổ chức các hoạt động
nhận thức cho người học bởi đảm bảo quá trình dạy học được sinh động,
thuận tiện, chính xác.
- Rút ngắn thời gian giảng dạy mà vẫn bảo đảm người học lĩnh hội đủ nội
dung học tập một cách vững chắc.


- Giảm nhẹ cường độ lao động của giáo viên, do đó nâng cao hiệu quả
dạy học.
Vai trị đối với người học
- Kích thích hứng thú học tập cho người học, tạo điều kiện thuận lợi cho
quá trình lĩnh hội kiến thức của người học.
- Giúp người học tăng cường trí nhớ, làm cho việc học tập được lâu bền.
- Là phương tiện giúp người học hình thành và rèn luyện các kĩ năng, kĩ
xảo cả thao tác trí tuệ lẫn thao tác vật chất. Cung cấp thêm kiến thức, kinh
nghiệm trực tiếp liên quan đến thực tiễn xã hội và mơi trường sống.

Câu 2 (4 điểm):Trình bày một số chú ý khi thiết kế một bài trình diễn.
Trong những năm gần đây khi điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ công
tác giảng dạy trong các trường học phổ thông ngày một đầy đủ hơn từ
thiết bị giảng dạy hệ thống các phòng học chuyên dụng cũng được xây
dựng ngày một nhiều có thể nói về điều kiện dạy học đã được thay đổi
đáng kể. Trong số các thiết bị dạy học mới thiết bị có thể xem là khá hiện
đại trong điều kiện của giáo dục Việt Nam hiện tại đó là máy tính, màn

hình LCD cỡ lớn, máy chiếu Projecter, Bảng điện tử, camera quay vật thể
... Trong đó máy chiếu Projecter ( ta vẫn quen gọi là máy chiếu đa năng)
là loại thiết bị mà đa số các trường học ưu tiên sắp trước bởi tính ưu việt
của nó khi thiết kế bài giảng có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Để xây


dựng được slide chuyên nghiệp bằng Powerpoint không phải chuyện dễ
dàng. Slide khơng phải là bài nói của bạn. Bạn khơng đặt tồn bộ những
gì bạn sẽ nói lên slide vì chẳng ai đọc hết cả. Bạn cũng khơng đứng lên
sân khấu nhìn slide đọc ra vì người ta sẽ buồn ngủ chỉ sau vài phút và bạn
sẽ bị đánh giá là khơng chuẩn bị tốt bài thuyết trình của mình.

Thay vào đó, bạn cần xem slide như một cơng cụ trợ giúp, một thứ giúp
người nghe theo được bạn đang nói tới đâu và đang nói về vấn đề gì.
Slide có tác dụng phụ trợ, và hãy làm sao để nó giúp ích được cho bạn và
người nghe chứ đừng phụ thuộc vào nó.

SAU ĐÂY LÀ MỘT SỐ LƯU Ý KHI TRÌNH BÀY BÀI THUYẾT
TRÌNH cụ thể là thiết kế trình bày BẰNG POWERPOINT
1. Hình thức trình bày trên slide
 Thiết kế trang chiếu, các đối tượng trên trang chiếu phù hợp với
nhau.
 Trang chiếu phải có tiêu đề, tiêu đề cần được gắn vào Layout.
 Một trang chiếu không nên quá một chủ đề, Số nội dung không
quá 6 ND trong 1 chủ đề.
 Một nội dung thường khơng q 2 dịng.


 Ngôn từ nhất quán, màu sắc nhất quán, phong cách nhất qn.
 Dùng gam màu và hình ảnh thích hợp, template phù hợp.

*Quy tắc phối màu dựa trên bánh xe màu:

 Màu sắc cận kề hài hòa với nhau: Vàng – Xanh.
 Màu sắc đối diện nhau là màu tương phản.
 Màu tương phản giúp tăng khả năng đọc (Ví dụ: Organe on
Blue)
2. Font – kiểu chữ – hiệu ứng trên Slide:
 Sử dụng font dễ đọc (Arial, Tahoma, Times New Roman)
 Kích thước tiêu đề có thể chọn 40.
 Kích thước phụ đề có thể chọn 32.
 Kích thước nội dung có thể chọn 24.
 Khơng nên sử dụng quá nhiều hiệu ứng, hiệu ứng trên các slide
phải đồng bộ với nhau.
 Không sử dụng tất cả chữ in hoa.
 Không nên kết hợp vừa in đậm vừa in nghiêng.


 In nghiêng dùng cho lời trích dẫn, làm nổi bậc nội dung chính, ý
tưởng, tiêu đề sách, báo, tạp chí,…
3. Background:
 Sử dụng chung 1 nền cho các slide.
 Màu đỏ và màu cam là những màu năng lượng cao nhưng có thể
làm khó việc tập trung.
 Màu xanh lá, xanh dương, nâu… là những màu có năng lượng
dịu hơn nhưng không gây sự chú ý mạnh mẽ.
 Màu đỏ và màu xanh lá gây khó khăn cho những người mù màu.
 Tránh màu sáng trên nền trắng.
 Tránh những sự kết hợp màu sắc sau:

Câu 3 (2 điểm): Liệt kê một số ứng dụng của Google anh (chị) đã và

đang sử dụng cùng với chức năng của chúng.
Cùng với sự phát triển của cơng nghệ 4.0 thì cơ sở vật chất phục vụ
công tác giảng dạy cũng được nâng cao. Việc chuẩn bị một bài thuyết
trình hay, đẹp mắt và chuyên nghiệp rất quan trọng trong việc truyền đạt


thơng tin. Chính vì vậy mà các phần mền ứng dụng đã được rất nhiều
người ứng dụng. Trong đó khơng thể nói đến khơng nói đến
“PowerPoint” ngồi ra thì Impress là một ứng dụng trình chiếu có tính
năng tương tự như PowerPoint của Microsoft. Phần mềm này hỗ trợ
người dùng kho bản trình chiếu, hiệu ứng, hình động,... phong phú. Nó
cịn hỗ trợ tạo tập tin định dạng PDF cho các bài trình chiếu và xuất bài
trình chiếu thành tập tin dạng SWF để chạy trên bất cứ máy tính nào có
cài đặt Flash.
Ưu điểm của ứng dụng


Giao diện dễ sử dụng



Nhiều bản trình chiếu, hiệu ứng,... đẹp và phong phú



Hỗ trợ xuất bản trình chiếu dưới dạng PDF và SWF



Phần mềm được Việt hóa, thuận tiện cho người dung

Prezi cũng là một trong những phần mềm trình chiếu khá phổ biến với
người dùng. Điểm nổi bật của Prezi chính là các bản mẫu, bố trí, hiệu
ứng,... rất đa dạng, sinh động, tạo cảm giác thích thú, mới lạ cho bản trình
chiếu của bạn. Ngồi ra, bạn cịn có thể tạo các trình chiếu 3D trực tuyến
hoặc ngoại tuyến, chèn thêm các hình ảnh hoặc video trên Prezi nữa đấy.


Ưu điểm của ứng dụng
 Tương thích với nhiều hệ điều hành
 Giao diện thân thiện với người dùng
 Kho bản mẫu sinh động, mới lạ
 Hỗ trợ trình chiếu 3D
3. SlideRocket
SlideRocket là trình tạo trình diễn trực tuyến, cho phép bạn tạo bản trình
chiếu trên web mà khơng phải tải ứng dụng về. Ngồi những tính năng
tương tự như PowerPoint, SlideRocket cho phép người dùng thêm vào
bản trình chiếu nhiều hiệu ứng độc đáo và chạy mượt mà, nhanh chóng.
4. Google Presentation
Đây cũng là một phần mềm tạo bản trình chiếu trực tuyến miễn phí giống
như SlideRocket. Bạn chỉ cần tạo một tài khoản Google là có thể sử dụng
được Google Presentation. Nó hỗ trợ những tính năng tương tự với
PowerPoint và Prezi như hiệu ứng chuyển cảnh, ảnh động, bố trí,...


5. Flair
Flair là một ứng dụng trình chiếu hỗ trợ người dùng tạo các bài thuyết
trình mượt mà, độc đáo và chuyển đổi chúng sang dạng Video Flash.
Ngoài ra, ứng dụng này còn cho phép người dùng ghi âm và quay video
màn hình, bổ sung thêm các trình hỗ trợ phát video.




×