TT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
CHUYÊN ĐỀ
Vận dụng kĩ thuật khăn trải bản trong dạy học lịch sử 8
nhằm phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
MỤC LỤC
Nội dung
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1.Giới thiệu
2. Tên giải pháp
3. Lĩnh vực áp dụng giải pháp
4. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử
PHẦN II. NỘI DUNG
I. Thực trạng
II. Giải pháp
1. Một số vấn đề lý luận về kĩ thuật khăn trải bàn
2. Xây dựng và sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn vào giảng dạy
Trang
2
2
2
3
3
3
3
4
4
6
một số bài lịch sử ở lớp 8
11
3. Thực nghiệm kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử 8.
11
12
4. Những thông tin cần được bảo mật :
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng giải pháp.
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp
13
13
14
13
13
dụng sáng kiến:
15
6.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do
13
16
áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
6.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do
15
áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân
17
7. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp
16
dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lời giới thiệu:
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Dân ta phải biết sử ta. Cho
tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.Câu nói của Bác có nghĩa là: Hiểu lịch sử dân
1
tộc không phải là hiểu một cách nôm na mà phải thật tường tận, rõ ràng, cụ thể. Đã
là người dân Việt Nam phải am hiểu lịch sử nước mình bởi lịch sử làm nên văn hóa
dân tộc, quy định bản sắc văn hóa, tâm hồn, tính cách dân tộc. Vì vậy, những người
đi trước khơng dạy cho thế hệ tương lai biết tường tận về lịch sử là có lỗi với lịch
sử. Để có thể tiếp cận được lịch sử có rất nhiều phương cách, trong đó đổi mới
phương pháp dạy học là biện pháp hiệu quả.
Đổi mới phương pháp dạy học là phục vụ tốt cho chương trình Sách khoa
mới. Sách giáo khoa mới được thiết kế trên cơ sở phát huy năng lực của học sinh.
Trong đó ngoài những năng lực chung, chú trọng năng lực của từng mơn học. Từ
đó, giúp học sinh từ người bị động tiếp thu kiến thức trở thành người chủ động
chiếm lĩnh tri thức. Những kiến thức, con số khô khan được gợi mở, được tìm tịi
thơng qua những phương pháp tiếp cận mới. Đó chính là mục tiêu giáo dục mà
giáo dục hiện đại cần đạt được.
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực được sử
dụng. Đặc biệt là các kĩ thuật dạy học. Nó là những biện pháp, cách thức hành
động của của giáo viên và học sinh trong các tình huống hành động nhỏ nhằm thực
hiện và điều khiển quá trình dạy học. Các kĩ thuật dạy học là những đơn vị nhỏ
nhất của phương pháp dạy học. Các kĩ thuật này được vận dụng và tác động trực
tiếp đến hoạt động học của học sinh. Từ đó, làm thay đổi tư duy và cách thức tiếp
cận mơn học của học sinh.
Vì vậy, việc vận dụng các kĩ thuật dạy học mới là một trong những cách
thức quan trọng giúp học sinh làm chủ tri thức. Trong các kĩ thuật hiện đại phải kể
đến kĩ thuật khăn trải bàn.
2. Tên giải pháp:
- Giải pháp vận dụng kĩ thuật khăn trải bản trong dạy học lịch sử 8 nhằm phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh
3. Lĩnh vực áp dụng giải pháp: Áp dụng trong giảng dạy một số bài học trong
lịch sử lớp 8
4. Ngày giải pháp được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
2
- Ngày 15/09/2021
PHẦN II. NỘI DUNG
I.
Thực trạng
Thực tế trong quá trình tổ chức dạy học có rất nhiều yếu tố tác động đến chất
lượng giáo dục. Trong các yếu tố đó, có yếu tố xuất phát từ chính người dạy. Đa số
giáo viên còn ngại trong việc nghiên cứu và sử dụng kĩ thuật dạy học. Điều này
xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan sau:
Thứ nhất: Chương trình học quá chú trọng về kiến thức hàn lâm. Nội dung
thông tin truyền tải trong một tiết học q nhiều nên học sinh khơng thể nhớ hết.
Vì vậy, giáo viên với tâm lí lo sợ khơng đủ thời lượng tiết dạy nên cố gắng dạy đủ
kiến thức mà quên đi việc phát triển kĩ năng của học sinh.
Thứ hai: Thông thường số học sinh trong lớp học ở các trường quá đông (40
– 45 học sinh) đã gây khó khăn về thời gian, cách thức tổ chức và hiệu quả giờ dạy.
Bên cạnh đó cịn có nhiều khó khăn về cơ sở vật chất của lớp, của trường như:
không gian lớp học nhỏ, bàn ghế cố định, thiếu các công cụ hỗ trợ dạy học như
máy chiếu, bảng thơng minh…nên rất khó trong việc triển khai kĩ thuật dạy học
hiện đại.
Thứ ba: Học sinh phần lớn chưa được làm quen hoặc có thì rất ít với kĩ thuật
mới. Ý thức học tập của các em chưa thực sự tự giác, chưa có tránh nhiệm với bản
thân và với nhóm, cịn ỷ lại, dựa dẫm.
Thứ tư: Nhiều giáo viên chưa thực sự thông hiểu về kĩ thuật dạy học mới. Kĩ
năng nghiệp vụ còn hạn chế nên triển khai kĩ thuật còn lúng túng (các bước triển
khai, thời gian, câu hỏi…) hoặc do dự sợ cháy giáo án.
Đặc biệt với môn lịch sử - một môn học dài và khó nhớ thì vấn đề để học
sinh u thích mơn học thực sự là thách thức. Theo cách học ghi chép truyền
thống, học sinh khó có thể nhớ các sự kiện cũng như hiểu được ý nghĩa của nó.
Trong khi đó, phụ huynh và học sinh mặc định lịch sử là mơn học phụ nên ít chú
trọng học tập và nghiên cứu.
Trên đây là những nguyên nhân làm cho học sinh thiếu u thích mơn lịch
sử. Học sinh khơng được khơi dậy kĩ năng tự học, tự tìm hiểu đến việc học chay,
3
học trên sách vở với những sự kiện khô khan khiến các em khó xâu chuỗi các sự
kiện, khó nắm bắt những ý nghĩa cơ bản.
Vậy, vấn đề đặt ra cho giáo viên giảng dạy bộ môn là biến kiến thức khô
khan trên sách vở thành những kiến thức thực tế thì sẽ giúp học sinh thêm u
thích bộ mơn, phát triển được kĩ năng học tập. Từ thực tế trên, tôi đã thực hiện đề
tài: “Vận dụng kĩ thuật khăn trải bản trong dạy học lịch sử 8 nhằm phát triển
phẩm chất và năng lực học sinh” để cùng chia sẻ kinh nghiệm về phương pháp
dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn lịch sử.
II. Giải pháp
Để phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp theo hướng tích cực hóa hoạt
động của học sinh và trào lưu hội nhập quốc tế, các nhà nghiên cứu giáo dục đã
nhận thấy cần phải quan tâm đến các mô hình dạy học lấy người học làm trung tâm
và kĩ thuật dạy khăn trải bàn được nhiều chú ý. Đây là một kĩ thuật dạy học khá
đơn giản nhưng lại phát huy hiệu quả rất tốt trong hoạt động dạy học.
Kĩ thuật “khăn trải bàn” là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính
tương tác cao. Đó là sự kết hợp giữa hoạt động cá nhân với hoạt động nhóm. Các
nhóm hoạt động dựa trên quan điểm cá nhân, thúc đẩy sự tham gia tích cực của
từng cá nhân. Từ đó, tính độc lập, tính trách nhiệm của học sinh được phát triển.
Phát triển mơ hình này làm tăng mối tương tác giữa học sinh với học sinh.
1. Một số vấn đề lý luận về kĩ thuật khăn trải bàn.
1.1. Khái niệm:
- Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động
cá nhân và hoạt động nhóm.
1.2 Cách thức tiến hành:
Bước 1: Giáo viên chia học sinh thành các nhóm. Nên hoạt động theo nhóm nhỏ (4
người / nhóm) để từng cá nhân có thể được tham gia hoạt động (có thể nhiều người
hơn). Giao nhiệm vụ thảo luận và phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A3 hoặc A0 tùy
theo nhóm nhỏ hay to.
4
Bước 2: Chia tờ giấy thành bốn phần gồm phần ở chính giữa và các phần xung
quanh. Phần xung quanh được chia theo số thành viên của nhóm. Mỗi thành viên
ngồi vào vị trí tương ứng với phần xung quanh. Ghi cụ thể tên của cá nhân vào ô
tương ứng.
- Mỗi cá nhân làm việc độc lập và viết ý tưởng vào phần giấy của mình trên “khăn
trải bàn”.
- Thảo luận, thống nhất ý kiến và viết vào phần chính giữa của khăn trải bàn.
Bước 3: Tổng hợp, báo cáo kết quả.
1.3 Ưu điểm:
- Kĩ thuật này giúp cho hoạt động nhóm có hiệu quả hơn, mỗi học sinh đều phải
đưa ra ý kiến của mình về chủ đề đang thảo luận, không ỷ lại vào các bạn học khá,
giỏi. Tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của cá nhân HS
- Kĩ thuật này áp dụng cho hoạt động nhóm với một chủ đề nhỏ trong tiết học, toàn
thể học sinh cùng nghiên cứu một chủ đề. Kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích
cực. Phát triển mơ hình có sự tương tác giữa học sinh với học sinh.
5
- Sau khi các nhóm hồn tất cơng việc giáo viên có thể gắn các mẫu giấy "khăn trải
bàn" lên bảng để cả lớp cùng nhận xét. Có thể dùng giấy nhỏ hơn, dùng máy chiếu
phóng lớn.
- Có thể thay số bằng tên của học sinh để sau đó giáo viên có thể đánh giá được
khả năng nhận thức của từng học sinh về chủ đề được nêu
1.4. Tác dụng:
- Học sinh học được cách tiếp cận với nhiều giải pháp khác nhau
- Rèn kĩ năng suy nghĩ quyết định và giải quyết vấn đề
- Phối hợp giữa làm việc cá nhân và làm việc nhóm. Tạo cơ hội nhiều hơn cho học
tập có sự phân hóa.
- Tăng cường sự hợp tác, giao tiếp. Học sinh học được cách chia sẻ kinh nghiệm và
học tập lẫn nhau.
2. Xây dựng và sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn vào giảng dạy một số bài lịch sử
ở lớp 8
Giáo viên chọn bài, phần phù hợp với để xây dựng và sử dụng kĩ thuật. Phần
lớn kĩ thuật “ khăn trải bàn” có thể sử dụng ở nhiều hoạt động khác nhau như: hoạt
động mở đầu, hoạt động hình thành kiến thức, hoạt động luyện tập trong các bài
học. Có thể làm được điều đó là do kĩ thuật này dễ triển khai, cách thức khá đơn
giản. Mặt khác, khi triển khai các nhóm nhỏ càng tạo thuận lợi cho tất cả các thành
viên được tham gia hoạt động. Đây là kĩ thuật khá hiệu quả trong việc kết hợp giữa
hoạt động cá nhân và hoạt động nhóm.
2.1 Sử dụng kĩ thuật trong phần hoạt động mở đầu
Hoạt động mở đầu là một trong những nội dung quan trọng trong chương
trình sách giáo khoa mới. Hoạt động này nếu triển khai tốt giúp học sinh tập trung
và chú ý, hiện diện 100% trong không gian lớp học, trong từng khoảnh khắc. Cho
phép giáo viên giới thiệu bài học một cách nhẹ nhàng và hấp dẫn. Giúp học sinh có
cơ hội làm quen với các thuật ngữ, từ khóa ngay từ khi bắt đầu bài học. Giúp giáo
viên sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn. Nó tạo sự hứng thú lơi cuốn ngay từ
đầu bài học. Thực hiện tốt hoạt động này sẽ thực hiện được mục tiêu giáo dục là
phát huy phẩm chất và năng lực của học sinh.
6
Người giáo viên sẽ sử dụng đoạn video, tranh ảnh hoặc là tình huống…Ví
dụ khi giáo viên sử dụng video, trước khi trình chiếu, Giáo viên đưa ra nhiệm vụ
cho học sinh: Các em hãy xem đoạn video trong vòng 1 phút. Thực hiện hoạt động
nhóm với việc sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, ghi ra giấy tất cả các câu hỏi mà các
em đặt ra khi xem đoạn video này. Sau đó, thống nhất nhóm ghi những câu hỏi
trọng tâm vào phần trung tâm. Vì thời gian chỉ có 1 phút, các em hãy kiểm tra lại
đồ dùng để chắc chắn mình đã sẵn sàng bút, giấy cho hoạt động. Các em đã sẵn
sàng chưa?
Khi học sinh đồng thanh trả lời sẵn sàng thì Giáo viên bật video. Học sinh
xem trong 1 phút và ghi nhanh câu hỏi. Giáo viên cho thêm 1 phút nữa để các
nhóm thống nhất các câu hỏi trọng tâm của mình vào phần giữa tờ giấy. Giáo viên
mời 2, 3 nhóm đọc câu hỏi của nhóm mình. Học sinh các nhóm khác bổ sung cho
đến khi khơng nhóm nào cịn câu hỏi nào khác.
Sản phẩm: Câu hỏi của học sinh khi xem đoạn video sẽ xoay quanh các vấn
đề:
- Đây là cuộc chiến tranh nào? Cuộc chiến tranh giữa ai với ai?
- Tại sao cuộc chiến tranh này nổ ra?
- Bên nào sẽ thắng?
- Cuộc chiến xảy ra khi nào?
- Cuộc chiến này sử dụng những loại vũ khí nào?
- Cuộc chiến này có kết cục ra sao?
- Cuộc chiến để lại hậu quả gì?
Giáo viên sẽ dành thời gian để các nhóm liệt kê tất cả các câu hỏi. Giáo viên
bổ sung thêm 1 câu hỏi: Có bạn nào trong lớp trả lời được các câu hỏi đã nêu
không?
Giáo viên dừng lại nhìn khắp lớp. Vì đây là hệ thống các câu hỏi đặt ra và
thường là chưa thể trả lời ngay. Nếu có học sinh giơ tay, giáo viên sẽ mời học sinh
đó trả lời. Sau đó tiếp tục dẫn dắt cách tìm câu trả lời cho tất cả các vấn đề trên:
“Đây là một phần rất nhỏ trong bộ phim tái hiện lại Chiến tranh thế giới thứ nhất.
7
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem những vấn đề các em đã đặt ra sẽ được giải đáp
trong bài học hôm nay như thế nào?
Như vậy, việc sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong phần khởi động (mở đầu)
đã tạo tâm thế sôi nổi khi học sinh bắt đầu vào tiết học mới. Học sinh hiểu được
vấn đề mình phải đi tìm hiểu và khai thác những vấn đề nào trong từng khía cạnh
bài học. Dẫn dắt vào bài thành công là người giáo viên đã thành công trong việc
tạo hứng thú cho học sinh khi tham gia vào quá trình học. Buổi học sẽ diễn ra nhịp
nhàng trong khơng khí hào hứng của từng học sinh.
2.2 Sử dụng kĩ thuật trong phần hoạt động hình thành kiến thức:
Hoạt động hình thành kiến thức là hoạt động chính trong bài học. Phần lớn
đối với môn lịch sử, lượng kiến thức khá nhiều nên để học sinh nhớ các sự kiện địi
hỏi người giáo viên phải có kĩ năng truyền đạt. Để học sinh có thể chủ động tiếp
nhận kiến thức mới, người giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung bài học và đưa
ra câu hỏi thảo luận liên quan đến nội dung bài học. Kĩ thuật khăn trải bàn kết hợp
với hoạt động phát vấn là lựa chọn đơn giản trong hoạt động thảo luận nhóm.
Ví dụ dạy học bài “Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm
cuối thế kỉ XIX”
Hoạt động của thầy và trò
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học
Dự kiến sản phẩm
1. Hoàn cảnh phong trào Cần Vương
tập:
* Hoàn cảnh:
- Gv gọi học sinh đọc mục I.( SGK 125)
- Mâu thuẫn dân tộc sâu sắc: mâu
- GV lập nhóm: chia cả lớp thành 8 thuẫn giữa tồn thể nhân dân Việt Nam
nhóm
với thực dân Pháp trở nên sâu sắc.
GV hướng dẫn học sinh quan sát hình
- Triều đình phong kiến nhà Nguyễn
88, 89,90 và nội dung sách giáo khoa
đã đầu hàng TDP qua việc ký hai hiệp
trang 125,126 và đặt câu hỏi:
ước Hác Măng (1883) và Patơnốt
+ Nhóm 1,2,3: Em hiểu thế nào là “Cần
(1884) với Pháp
Vương”
- Nội bộ triều đình nhà Nguyễn phân
+ Nhóm 4,5,6: Hồn cảnh nào dẫn đến
hóa sâu sắc giữa phe chủ chiến và phe
8
sự ra đời của phong trào Cần Vương?
chủ hòa. Phe chủ chiến đứng đầu là
+ Nhóm 7,8,9: Các giai đoạn chính của
Tơn Thất Thuyết vẫn ni hi vọng
phong trào Cần Vương và đặc điểm lớn
khôi phục lại chủ quyền khi có thời
của các giai đoạn đó.
cơ…Phong trào đấu tranh chống Pháp
- GV hướng dẫn các nhóm làm việc theo của nhân dân cả nước đứng lên giúp
kĩ thuật khăn trải bàn. Trong quá trình vua cứu nước.
học sinh làm việc, giáo viên chú ý đến - Chiếu Cần Vương đã thổi bùng lên
các các học sinh để có thể gợi ý hoặc trợ ngọn lửa yêu nước vốn đang cháy âm ỉ
giúp học sinh khi các em gặp khó khăn
trong quần chúng nhân dân và tạo nên
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
1 phong trào CV rộng lớn
- Các nhóm đọc SGK,quan sát hình ảnh. * Diễn biến: 2 giai đoạn
Hoạt động cá nhân tìm hiểu nội dung, - Giai đoạn 1: 1885 – 1888: khắp cả
ghi vào ô quy định. Sau đó, cả nhóm nước nhưng chủ yếu Bắc, Trung Kì
thống nhất ý kiến chung ghi vào giữa - Giai đoạn 1888 – 1896: Phong trào quy
phiếu. Thời gian cho hoạt động mỗi tụ lại thành các cuộc khởi nghĩa lớn.
nhóm là 3 phút.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
- Các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi
- Các nhóm khác bổ sung và nhận xét
theo kĩ thuật 3-2-1
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- Giáo viên nhận xét, đánh giá quá trình
thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh.
Trên cơ sở thảo luận, chính xác hóa các
kiến thức đã hình thành cho học sinh.
2.3 Sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn trong phần hoạt động luyện tập:
Hoạt động luyện tập chính là khi học sinh được thảo luận chung về những
kiến thức mới được hình thành ở hoạt động “hình thành kiến thức” cùng với những
vấn đề mà các em phát hiện ra ban đầu ở hoạt động “khởi động”. Trên cơ sở đó
9
giáo viên có những nhận xét đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm, hoặc từng
cá nhân học sinh, lựa chọn và ghi vào “sổ tay lên lớp” của mình. Đây chính là thời
điểm hay nhất để giúp giáo viên có sự nhìn nhận, đánh giá, rút kinh nghiệm sự tổ
chức hoạt động của mình.
Để tổ chức hoạt động luyện tập có nhiều cách thức tổ chức, trong đó dùng kĩ
thuật khăn trải bàn sẽ giúp học sinh tự hệ thống lại kiến thức bài học. Thơng qua
q trình tranh luận, bày tỏ ý kiến giữa các thành viên trong nhóm, sau đó thống
nhất sẽ đưa ra ý kiến được đơng đảo cả nhóm cả thơng qua. Kết quả đó sẽ là sản
phẩm trí tuệ chung của cá nhóm. Qua đó, đánh giá mức độ nhận thức giữa các
thành viên trong nhóm và các nhóm với nhau.
Ví dụ đối với bài: “ Phong trào kháng chiến lan rộng ra toàn quốc ( 1873
– 1884)”. Giáo viên đưa ra câu hỏi thảo luận trong hoạt động luyện tập: Từ năm
1858 đến năm1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu
hàng toàn bộ trước quân xâm lược Pháp.
GV triển khai kĩ thuật khăn trải bàn. Học sinh suy nghĩ trong thời gian 2
phút và ghi nhanh câu trả lời vào vị trí tên mình. Gv cho thêm 1 phút nữa để các
nhóm thống nhất các câu hỏi trọng tâm của mình vào phần giữa tờ giấy. GV mời 2,
3 nhóm đọc câu hỏi của nhóm mình. Học sinh các nhóm khác bổ sung và nhận xét.
* Sản phẩm học sinh cần đạt được thông qua quá trình thảo luận:
- Quá trình triều đình Huế đầu hàng quân xâm lược Pháp được thể hiện qua các
Hiệp ước 1862, 1874, 1883 và 1884.
+ Hiệp ước Nhâm Tuất (1862): Triều đình Huế đã cắt ba tỉnh miền Đơng Nam Kì
dâng cho Pháp…
+ Hiệp ước Giáp Tuất (1874): Triều đình Huế chính thức thừa nhận sáu tỉnh Nam
Kì hồn toàn thuộc Pháp. Đây là Hiệp ước làm mất một phần quan trọng chủ
quyền lãnh thổ, thương mại và ngoại giao của Việt Nam.
+ Hiệp ước Quý Mùi năm 1883: Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ
của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì. Ba tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh được sáp
nhập vào Bắc Kì. Cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì để nhập vào đất Nam Kì
thuộc Pháp. Triều đình Huế chỉ được cai quản vùng đất Trung Kì, nhưng mọi việc
10
đều phải thông qua viên Khâm sứ Pháp ở Huế...Như vậy, về cơ bản Hiệp ước 1883
đã biến nước ta thành thuộc địa của Pháp, các điều khoản, điều kiện trong Hiệp
ước ngày càng nặng nề.
+ Hiệp ước Pa-tơ-nốt 1884 đã chấm dứt sự tồn tại của triều đại phong kiến nhà
Nguyễn với tư cách là một quốc gia độc lập, thay vào đó là chế độ thực dân nửa
kéo dài mãi đến năm 1945 mới chấm dứt.
Nhận xét :
- Như vậy, quá trình đi từ các Hiệp ước 1862,1874,1883,1884 là quá trình cắt từng
phần lãnh thổ, rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ nước ta.
- Hiệp ước Pa-tơ-nốt đã chấm dứt sự tồn tại của nhà nước Việt Nam với tư cách
một quốc gia độc lập.
- Các điều kiện, điều khoản ngày càng nặng nề hơn, tính chất thỏa hiệp ngày càng
nghiêm trọng hơn.
- Sự “bảo hộ” của Pháp được xác lập trên toàn bộ nước ta.
Như vậy, bằng kĩ thuật khăn trải bàn, giáo viên chỉ là người hướng dẫn. Học
sinh chính là trung tâm của hoạt động học bởi qua đó, các vấn đề thảo luận được
mổ xẻ thông qua suy nghĩ cá nhân và tổng hợp lại bởi trí tuệ của tập thể. Đó thực
sự là một kĩ thuật đơn giản nhưng lại phát huy rất tốt hiệu quả trong việc tự chiếm
lĩnh tri thức của học sinh.
3. Thực nghiệm kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử 8.
Xây dựng và sử dụng các kĩ thuật nói chung và kĩ thuật “khăn trải bàn” nói
riêng trong giảng dạy môn lịch sử là công việc không đơn giản. Trong dạy học tại
các trường, thời gian và không gian bị giới hạn nhưng để áp dụng kĩ thuật mới
cũng không phải là cơng việc khó khăn. Thực tế nghiên cứu xây dựng và thực
nghiệm việc sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” cho phép tôi khẳng định điều này.
Chỉ cần được nhà trường, các cơ quan đoàn thể, các cấp chính quyền quan tâm
đúng mức thì việc xây dựng và sử dụng kĩ thuật trong dạy học lịch sử sẽ mang lại
kết quả cao. Học sinh biết và hiểu về lịch sử sẽ là lớp đàn em tiếp nối truyền thống
xây dựng và bảo vệ đất nước mà cha ông đã hi sinh xương máu để gây dựng lên.
11
Q trình thực nghiệm của tơi được tiến hành tại trường TH&THCS Bồ Sao
ở các lớp tôi đang tiến hành giảng dạy khối 8. Tôi đã chọn 2 lớp: 1 lớp đối chứng
và 1 lớp thực nghiệm để dạy.
Lớp
8B
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
Số học sinh
Lớp
Số học sinh
31
8A
28
Bảng 1: Các lớp và số học sinh tham gia thực nghiệm
Như vậy lớp thực nghiệm và đối chứng có tương đương nhau về sĩ số, tôi
tiến hành điều tra chất lượng ban đầu của hai lớp qua kết quả khảo sát đầu
năm học đối với bộ môn
Kết quả khảo sát đầu năm học 2021 -2022
Lớp
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
số
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
8A
31
2
7,2
12
42,8
14
50
0
0
8B
28
3
9,8
14
45,1
14
45,1
0
0
Bảng 2: Bảng thống kê kết quả khảo sát đầu năm môn Lịch sử
Sĩ
Qua kết quả khảo sát đầu năm thì hai lớp đối chứng và thực nghiệm là tương
đương nhau về kết quả học tập môn Lịch sử. Điểm xếp lọai giỏi ở lớp đối chứng và
thực nghiệm là: (7,2% và 9,8%) ; Khá là (42,8% và 45,1%); TB là (50% và
45,1%) khơng có học sinh điểm yếu bộ môn.
Thời gian thực nghiệm: năm học : 2021 – 2022 ( nửa học kì I)
* Tiến hành dạy thực nghiệm
- Lớp thực nghiệm: kĩ thuật khăn trải bàn được kết hợp với việc sử dụng các
phương tiện, thiết bị dạy học hiện đại (máy tính, máy chiếu…)
- Lớp đối chứng: chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống (đàm
thoại, thuyết trình, gợi mở..)
- Quá trình thực nghiệm sẽ được tiến hành qua ba bước.
+ Bước 1: trước khi thực hiện sử dụng kĩ thuật, giáo viên phổ biến kĩ thuật khăn
trăn bài và cách thức hoạt động nhóm với kĩ thuật này.
+ Bước 1: Tìm kiếm và lựa chọn các đơn vị kiến thức phù hợp với kĩ thuật khăn
trải bàn trong các hoạt động, các bài của môn lịch sử.
12
+ Bước 3: Nhận xét, kiểm tra, đánh giá học sinh ở lớp thực nghiệm qua quá trình
học tập của học kì I. Trên cơ sở đó so sánh, đối chiếu với khoảng thời gian khi
chưa thực nghiệm phương pháp mới để rút ra hiệu quả của kĩ thuật “khăn trải bàn”
trong quá trình dạy học.
- Sau khi sáng kiến được tiến hành, 96% học sinh tham gia hoạt động học với thái
độ yêu thích, tích cực. Khi tham gia hoạt động học với kĩ thuật khăn trải bàn, các
em được đi từ suy nghĩ cá nhân đến quá trình tổng hợp, thống nhất ý kiến của tập
thể. Trên cơ sở đó, đưa ra kết luận chính xác nhất cho vấn đề được thảo luận. Đó là
sản phẩm trí tuệ được kết tinh trong hoạt động nhóm. Cuối buổi học, các em
ghi nhớ được những nội dung cơ bản và hiểu rõ được bản chất của vấn đề. Vì vậy
tơi có thể khẳng định: kĩ thuật “khăn trải bàn” có khả năng áp dụng vào thực tiễn
dạy học môn lịch sử.
4. Những thông tin cần được bảo mật :
- Không có thơng tin cần được bảo mật.
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
- Giáo viên phải nắm vững được kĩ thuật dạy học “ khăn trải bàn” để triển khai và
truyền đạt cho học sinh. Để làm được điều đó, người giáo viên phải thường xuyên
trai dồi năng lực và phát triển trình độ chun mơn.
- Đảm bảo đầy đủ cơ sở vật chất: Phòng học phải đủ tiêu chuẩn đảm bảo không
gian dạy học; Ghế đơn để tiện di chuyển trong hoạt động nhóm; Giấy A0,A1,A2…
đều được tùy theo từng quy mơ nhóm.
- Trao đổi kinh nghiệm giảng dạy thông qua sinh hoạt chuyên môn, hoạt động thăm
lớp, dự giờ
- Giáo viên được dự các lớp tập huấn chuyên đề do Phòng tổ chức về việc đổi mới
phương pháp dạy học .
Như vậy, việc xây dựng và vận dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học
lịch sử là một công việc không đơn giản. Tuy nhiên, đó cũng khơng phải là vấn đề
q khó khăn. Thực tế nghiên cứu và thực nghiệm việc sử dụng kĩ thuật “ khăn trải
bàn” cho phép tôi khẳng định điều này. Vấn đề quan trọng nhất là người giáo viên
13
khơng ngại thay đổi và nhà trường, gia đình, xã hội cùng chung tay đổi mới thì
việc vận dụng các kĩ thuật hiện đại trong dạy học sẽ mang lại nhiều kết quả.
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp
dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có) theo các nội dung sau:
6.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Sau một thời gian áp dụng kĩ thuật dạy học khăn trải bàn trong dạy học lịch
sử 8, tôi nhận thấy đạt được những kết quả như sau:
* Đối với giáo viên:
- Trong q trình nghiên cứu và phát triển đề tài, tơi nắm được một số phương
pháp mới trong dạy học. Từ đó, thơi thúc tơi tìm hiểu và hồn thiện kĩ thuật này
hơn nữa thông qua thực tiễn dạy học. Qua đó, tạo điều kiện cho bản thân tơi tự rèn
luyện thêm trình độ chun mơn nghiệp vụ.
- Qua thực tiễn dạy học kĩ thuật mới, tôi nhận thấy, kĩ thuật “khăn trải bàn” không
chỉ áp dụng cho môn lịch sử mà có thể áp dụng cho tất cả các mơn khoa học khác.
- Chất lượng giảng dạy môn lịch sử được cải thiện qua từng bài dạy.
* Đối với học sinh:
- Quá trình triển khai kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học, với tư cách là giáo
viên, tôi nhận thấy rõ sự chuyển biến rõ rệt trong ý thức, nhận thức và cách thức
học của học sinh. Đặc biệt ở lớp học thực nghiệm, các em học sinh đã dần dần hình
thành được thói quen tương tác trong học tập. Tất cả học sinh không ngại bày tỏ ý
kiến, quan điểm của cá nhân để cùng nhau tranh luận một vấn đề. Qua đó, từng
khía cạnh của lịch sử đã được lật mở. Vì vậy, các em sẽ hiểu sâu và kĩ hơn những
vẫn đề mình đã thảo luận, tiếp nhận kiến thức đó một cách dễ dàng mà khơng cần
phải ghi nhớ một cách máy móc.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp, phản biện, tư duy đặt câu hỏi, phân tích tổng hợp.
- Học tập bằng kĩ thuật “khăn trải bàn” giúp học sinh nhìn nhận lại chính bản thân
mình. Học sinh trên cơ sở đưa ra luận điểm của mình cũng sẽ lắng nghe được ý
14
kiến của nhiều bạn khác để rút ra kết luận cho bản thân. Từ đó đánh giá xem vấn
đề nghiên cứu cần nhìn nhận theo hướng nào cho đúng đắn. Qua đó khắc sâu được
kiến thức.
Sau khi vận dụng giải pháp, cả thái độ học tập và mức độ tiếp nhận kiến
thức mơn lịch sử đều có những thay đổi rõ rệt. Cụ thể:
- Về thái độ học tập:
Các tiêu chí
Trước khi áp dụng
Sau khi áp dụng Cấp độ so sánh
Chưa tích cực
11 hs = 35,5%
4 hs = 12,9%
Giảm 22,6%
Yêu thích mơn học 20 hs = 64,5%
27 hs = 87,1%
Tăng 22,6 %
- Về mức độ tiếp thu kiến thức: Thông qua các hoạt động kiểm tra nhanh ngay
sau tiết học, kiểm tra thường xuyên, kiểm tra viết…tôi đã nhận thấy được sự tiến
bộ của học sinh lớp thực nghiệm (8B) khi vận dụng kĩ thuật dạy mới – kĩ thuật
“khăn trải bàn” như sau:
Các tiêu chí
Hiểu bài,
Trước khi áp dụng
nắm 28hs = 90,3%
Sau khi áp dụng
30 hs = 96,7%
Cấp độ so sánh
Tăng 6,4%
chính của bài.
Khả năng ghi nhớ, Tốt = 3 hs
Tốt = 12 hs
- Tốt tăng 9 hs
khắc sâu kiến thức. Khá = 14 hs
Khá = 17hs
- Khá tăng 3 hs
TB, Yếu = 2 hs
- TB, Yếu giảm
Tốt = 7hs
12hs
Tốt tăng 4 hs
Khá = 10hs
Khá = 13hs
Khá tăng 3hs
TB, Yếu = 18hs
TB, Yếu = 11 hs
TB, Yếu giảm 9
được các nội dung
TB, Yếu = 14 hs
Khả
năng
dụng, mở rộng.
vận Tốt = 3 hs
hs
Như vậy, sử dụng kĩ thuật “khăn trải bàn” trong dạy học lịch sử đã nâng cao
nhận thức của học sinh trong việc sử dụng năng lực nhận biết. Học sinh sử dụng
biết vận dụng các hình thức hoạt động tư duy như so sánh, phân tích, so sánh, tổng
hợp, khái quát…trong học tập; Kĩ thuật dạy học mới này đòi hỏi học sinh phải sử
dụng năng lực nhận biết, lựa chọn các đối tượng phù hợp và vận dụng những kiến
thức đã biết, đối chiếu những điều kiện đã cho ở đề bài, tìm ra lời giải.
15
Khi mới tiếp cận, giáo viên chỉ nêu các câu hỏi ở mức độ đơn giản và cần
từng bước hướng dẫn học sinh các bước tiến hành, cách xây dựng các bước trong
lập luận, cách phân tích giả thiết…Khi các em quen dần với kĩ thuật mới, giáo viên
sẽ tăng dần các cấp độ để các em thực hành.
Tuy nhiên, bên cạnh những cá nhân học sinh chăm ngoan, tích cực rèn luyện
cịn có những trường hợp chưa thực sự quan tâm đến việc học nên chậm thích ứng
trong việc thực hiện theo yêu cầu của kĩ thuật mới. Vì vậy thái độ và kết quả học
tập chưa được tốt.
6.2. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân:
- Điểm kiểm tra khảo sát:
Sau thời gian học tập, nhà trường đã tiến hành khảo sát giữa kì I trong
khoảng thời gian 45 phút dưới hình thức tự luận kết hợp với trắc nghiệm ở cả lớp
thực nghiệm và lớp đối chứng, tiến hành kiểm tra cùng thời điểm ở cả hai lớp. Sau
khi kiểm tra, tôi sử dụng phương pháp so sánh, đối chiếu, thống kê toán học và thu
được kết quả như sau:
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng
8B
8A
Xếp loại
Tổng
12
%
38,7
Tổng
4
%
14,3
6,5 - >8,0
17
54,8
14
50
5,0 - > 6,5
2
6,5
10
35,7
3,5 - > 5,0
0
0
0
0
8,0 – 10
7. Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng
sáng kiến lần đầu :
Số Tên tổ chức/cá nhân
Địa chỉ
Phạm vi/Lĩnh vực
TT
1
áp dụng sáng kiến
Học sinh lớp 8B
Trường TH&THCS Bồ Sao - Vận dụng kĩ thuật khăn
trải bàn trong giảng dạy
16
lịch sử 8.
17