Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Vấn đề mua và xử lý nợ xấu tại công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (DATC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282 KB, 10 trang )

HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"

VẤN ĐỀ MUA VÀ XỬ LÝ NỢ XẤU TẠI CÔNG TY MUA BÁN NỢ VÀ TÀI
SẢN TỒN ĐỌNG CỦA DOANH NGHIỆP (DATC)
TS. Hồ Hữu Tiến
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

Th.S. Trần Quốc Thái
Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng doanh nghiệp
TÓM TẮT
Thực trạng nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam trong những năm gần đây có chiều hướng gia
tăng và trong tình trạng báo động. Do đó, xử lý nợ xấu là nhiệm vụ cấp bách, được sự quan tâm của
Chính phủ, các Bộ ngành, Ngân hàng Nhà nước và nhiều chủ thể trong nền kinh tế. DATC là công cụ
của Chính phủ, thực hiện nhiệm vụ mua và xử lý nợ xấu, góp phần làm giảm tỷ lệ nợ xấu của NHTM,
hỗ trợ tái cơ cấu và phục hồi doanh nghiệp.
Bài viết này nhằm đánh giá thực trạng mua và xử lý nợ xấu của DATC giai đoạn từ năm 2004 đến năm
2013. Trên cơ sở đó, phân tích ngun nhân, đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động mua và xử lý nợ
xấu tại DATC.
Từ khóa: Thực trạng phát triển kinh tế; tăng trưởng; truyền thông marketing; du lịch; lợi thế; Kontum.

1. Đặt vấn đề
Nợ xấu là nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng tài chính tại nhiều nước trên thế giới. Một
trong những giải pháp để các quốc gia ứng phó với khủng hoảng tài chính là thành lập các tổ chức
xử lý nợ xấu. Việc xử lý nợ xấu thông qua các tổ chức xử lý nợ tập trung đã được thực hiện thành
công tại các nước Châu Á trong bối cảnh khủng hoảng tài chính năm 1997 như Hàn Quốc với Công
ty quản lý tài sản Hàn Quốc (Korean Asset Management Corporation: KAMCO), Thái Lan với Cơ
quan tái cấu trúc tài chính của Thái Lan (Finance Restructuring Agency: FRA) và Công ty quản lý
tài sản Thái Lan (Thai Asset Management Company: TAMC), Malaysia với Danaharta, Indonesia
với Cơ quan tái cấu trúc ngân hàng Indonesia (Indonesian Bank Restructuring Agency: IBRA) …
Đối với Việt Nam, để giải quyết nợ xấu của các NHTM, góp phần hỗ trợ tái cơ cấu doanh
nghiệp, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/06/2003 thành lập


DATC nhằm mua lại nợ xấu của các NHTM để xử lý. Hoạt động xử lý nợ xấu của DATC trong
thời gian qua tuy đạt được những thành cơng nhất định nhưng vẫn cịn nhiều hạn chế. Do đó, việc
tìm ra những giải pháp nhằm hồn thiện hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại DATC sẽ có ý nghĩa
góp phần làm giảm nhanh hơn tỷ lệ nợ xấu, lành mạnh tình hình tài chính của các NHTM và phục
hồi doanh nghiệp.
2. Thực trạng nợ xấu của Việt Nam và hoạt động của DATC
2.1. Thực trạng nợ xấu của Việt Nam
Theo số liệu thống kê chính thức của NHNN, từ năm 2008 đến năm 2013, quy mơ và tỷ lệ
nợ xấu của các TCTD có xu hướng tăng nhanh, tốc độ tăng nợ xấu bình quân từ năm 2008 đến năm
2013 là 38,25% cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng bình qn là 23,36%.
Theo ý kiến của Thống đốc NHNN Việt Nam thì nợ xấu của toàn hệ thống TCTD Việt
Nam đến cuối tháng 3/2012 khoảng 10% tổng dư nợ, trong khi đó Thanh tra NHNN đưa ra con số
nợ xấu này là khoảng 202.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 8,6% tổng dư nợ. Bên cạnh đó, Cơ quan thanh
tra giám sát NHNN lại đưa ra con số nợ xấu khoảng 270.000 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 11,8% tổng dư
nợ. Theo đánh giá của Moody’s Investors Service được công bố vào ngày 18/02/2014
(www.moodys.com), nợ xấu của toàn hệ thống TCTD Việt Nam vào cuối năm 2013 chiếm tỷ lệ
373


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

15% tổng tài sản, tương đương 863.380 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24,85% tổng dư nợ toàn hệ thống
TCTD. Tuy nhiên, theo NHNN nếu tính tốn thận trọng thì tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống TCTD
Việt Nam (kể cả nợ cơ cấu lại theo Quyết định 780/QĐ-NHNN ngày 23/04/2012 của NHNN) đến
cuối năm 2013 ở mức 9% tổng dư nợ tồn hệ thống, tương đương 313.018 tỷ đồng.
Có thể thấy rằng, nợ xấu của Việt Nam được công bố là thiếu chuẩn xác. Tại một thời điểm,
con số nợ xấu được các cơ quan nhà nước cơng bố hồn tồn khác nhau, nợ xấu do tổ chức quốc tế
có uy tín xác định cao hơn so với con số báo cáo của NHNN. Nguyên nhân của sự khác biệt này là
do tiêu chí phân loại nợ xấu của Việt Nam chủ yếu dựa vào tiêu chí định lượng (số ngày q hạn
thanh tốn), trong khi đó tiêu chí định tính (đánh giá khả năng trả nợ của khách nợ bị suy giảm)

chưa được các NHTM quan tâm đúng mức.
Có thể nhận định những nguyên nhân chủ yếu làm cho nợ xấu của hệ thống TCTD Việt Nam
tăng cao trong thời gian vừa qua:
- Do kinh tế suy giảm, làm cho tình hình SXKD của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn
nên đã ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng.
- Công tác thanh tra, giám sát ngân hàng trong thời gian dài chưa được chú trọng đúng mức
nên hạn chế việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm trong hoạt động cấp tín dụng
của các TCTD.
- Đa số các TCTD theo đuổi chiến lược tăng trưởng tín dụng nhanh trong khi năng lực quản
trị rủi ro còn nhiều hạn chế và chậm được cải tiến nên rủi ro tín dụng xảy ra là điều không thể tránh
khỏi.
- Một số TCTD tập trung đầu tư vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro như bất động sản. Khi
thị trường bất động sản đóng băng và giá bất động sản giảm sâu thì khả năng trả nợ của các doanh
nghiệp suy giảm.
- Sở hữu chéo, đầu tư ngoài ngành của các NHTM và DNNN diễn ra phổ biến đã dẫn tới các
khoản cho vay, đầu tư lòng vòng, tạo ra rủi ro dây chuyền.
- Một số cán bộ ngân hàng suy thoái đạo đức nghề nghiệp, cấu kết móc ngoặc với doanh
nghiệp để trục lợi cá nhân, cho vay dưới chuẩn, không đúng quy định.
2.2. Hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại DATC
Theo Quyết định 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/06/2003 của Thủ tướng Chính phủ, có thể thấy
rằng DATC thực hiện đồng thời hai chức năng:
- Chức năng kinh doanh: DATC sử dụng vốn nhà nước giao để kinh doanh theo nguyên tắc
thị trường, bảo tồn và phát triển vốn.
- Chức năng chính trị - xã hội: DATC là cơng cụ của Chính phủ thực hiện xử lý nợ xấu của
NHTM, góp phần lành mạnh hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp và các NHTM, thúc đẩy
chuyển đổi sở hữu DNNN.
Hoạt động chính của DATC là mua và xử lý nợ xấu, tài sản tồn đọng của NH và DN. Ngoài
ra, DATC được phép sử dụng vốn để đầu tư trực tiếp bằng các hình thức mua cổ phiếu, trái phiếu,
góp vốn liên doanh và thoái vốn để thu hồi vốn đầu tư; Triển khai các hoạt động tư vấn và môi giới
về xử lý nợ, mua bán và sáp nhập doanh nghiệp, tái cơ cấu doanh nghiệp; Thực hiện các hoạt động

thẩm định giá, bán đấu giá nợ và tài sản.
Để thực hiện nhiệm vụ xử lý nợ xấu, DATC được Chính phủ cấp nguồn vốn bằng tiền ban
đầu là 2.000 tỷ VND, đến nay DATC đã tích lũy được lợi nhuận sau thuế để bổ sung, nâng vốn
điều lệ lên 2.481 tỷ VND.

374


HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"

2.2.1. Tình hình mua nợ
Từ năm 2004 đến năm 2013, DATC thực hiện được 325 hợp đồng mua nợ với giá trị sổ
sách là 9.807,5 tỷ đồng, tỷ lệ giao dịch thành công đối với hợp đồng mua nợ là 78,7%, khối lượng
nợ giao dịch thành công chiếm tỷ lệ 61,2% trên tổng giá trị sổ sách của nợ được chào bán. Có 88
giao dịch mua bán nợ với giá trị sổ sách 6.215,5 tỷ đồng không được giao dịch thành cơng giữa
DATC và các bên bán nợ. Có thể thấy rằng, nợ xấu do DATC mua và xử lý là rất ít so với tổng nợ
xấu trong nền kinh tế.
2.2.2. Tình hình xử lý nợ
Từ năm 2004 đến năm 2013, DATC đã xử lý nợ 130 trường hợp, số tiền đã thu hồi là
2.180,3 tỷ đồng với các biện pháp xử lý nợ như sau:
+ Đòi nợ trực tiếp: biện pháp này được áp dụng đối với những doanh nghiệp tạm thời gặp
khó khăn về tài chính nhưng có khả năng trả nợ. Từ năm 2004 đến năm 2013 DATC đã tổ chức đòi
nợ trực tiếp 37 trường hợp, số tiền thu hồi là 415,8 tỷ đồng, chiếm 19% tổng số tiền thu hồi. Trong
q trình địi nợ, để khuyến khích khách nợ trả nợ nhanh, DATC đã xóa nợ lãi cho 2 trường hợp
với số nợ lãi đã xóa là 18,4 tỷ đồng.
Bảng 2.1. Thu hồi nợ từ xử lý của DATC giai đoạn 2004-2013

Đòi nợ
Năm


Số trường
hợp

Tái cơ cấu DN

Bán nợ
Giá trị

(Tỷ VND)

1. Thu hồi

37

415,8

Năm 2004

1

0,2

Năm 2005

9

8,5

Năm 2006


23

66,1

Năm 2007

30

46,0

Năm 2008

32

Năm 2009

Số trường
hợp

Giá trị
(Tỷ VND)

Số trường
hợp

Giá trị
(Tỷ VND)

4


43,0

89

1.721,5

3

15,0

4

133,7

37,1

7

218,6

34

34,9

15

281,7

Năm 2010


35

30,9

22

417,0

Năm 2011

37

46,9

16

214,9

Năm 2012

37

32,4

15

217,3

Năm 2013


37

112,8

10

238,3

Tỷ trọng %
2. Xóa nợ
3. Góp vốn

1

19,0
2

18,4

28,0
2,0

4

217,3

79,0
62

3.977,3


62

802,0

Nguồn: Báo cáo của DATC và tính tốn của tác giả
+ Bán nợ: từ năm 2004 đến năm 2013, DATC đã thực hiện bán nợ 4 trường hợp theo hình
thức đấu giá công khai, số tiền thu hồi là 43 tỷ đồng, chiếm 2% tổng giá trị thu hồi. Do thị trường
mua bán nợ Việt Nam chưa phát triển nên biện pháp bán nợ được DATC sử dụng rất hạn chế, việc
bán nợ chủ yếu được DATC thực hiện sau khi có nhà đầu tư chào mua nợ.
375


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

+ Tái cơ cấu doanh nghiệp: Biện pháp tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp được áp dụng đối
với các doanh nghiệp sắp lâm vào tình trạng phá sản nhưng có khả năng tái cơ cấu phục hồi. Từ
năm 2007 đến năm 2013, DATC đã tái cơ cấu 89 doanh nghiệp, trong đó đã tái cơ cấu hồn thành
62 doanh nghiệp, đang triển khai tái cơ cấu 27 doanh nghiệp. Tổng số nợ DATC đã xóa cho 62
doanh nghiệp là 3.977,3 tỷ đồng, số nợ chuyển thành vốn góp cổ phần là 802 tỷ đồng, số tiền thu
hồi 1.721,5 tỷ đồng, chiếm 79% tổng số tiền thu hồi của DATC.
DATC đã tái cơ cấu hồn thành 62 doanh nghiệp, trong đó có 33 DNNN và 29 cơng ty cổ
phần. Những doanh nghiệp được DATC tái cơ cấu hoạt động trong nhiều ngành nghề khác nhau như
ngành nhựa bao bì, mía đường, chế biến thực phẩm, thủy sản, may mặc và da giày, thương mại, chế
biến gỗ, sản xuất giấy, xây dựng và vật liệu xây dựng. Sau khi được DATC tái cơ cấu, có 23 doanh
nghiệp có lợi nhuận, chiếm tỷ lệ 37% tổng số doanh nghiệp đã tái cơ cấu; 09 doanh nghiệp thực hiện
chi trả cổ tức cho cổ đông, chiếm tỷ lệ 14,5% tổng số doanh nghiệp đã tái cơ cấu, tổng số cổ tức
DATC nhận được là 69,8 tỷ đồng. Nhìn chung, số doanh nghiệp DATC thực hiện tái cơ cấu thành
công không cao, tỷ lệ doanh nghiệp có lợi nhuận và chi trả cổ tức sau tái cơ cấu là khá thấp.
2.3. Những thành công của DATC

Qua thực tế hoạt động của DATC trong thời gian qua cho thấy, DATC đạt được những thành
công nhất định trong hoạt động mua và xử lý nợ xấu của NHTM, đồng thời mang lại lợi ích cho
nhiều chủ thể trong nền kinh tế như: góp phần cải thiện khả năng thanh khoản và giảm tỷ lệ nợ xấu
của NHTM; giúp các doanh nghiệp cải thiện tình hình tài chính, thốt khỏi nguy cơ phá sản, có
điều kiện phục hồi và phát triển SXKD; giúp Nhà nước thu hồi được nợ thuế và nợ bảo hiểm xã hội
tồn đọng; giúp người lao động có việc làm, cải thiện thu nhập và đời sống, qua đó giải quyết các
vấn đề an sinh xã hội. Việc DATC hỗ trợ chuyển đổi DNNN bị âm vốn chủ sở hữu, không đủ điều
kiện cổ phần hóa đã giúp Nhà nước thúc đẩy tiến trình cổ phần hóa DNNN, giảm chi phí ngân sách
cho việc giải quyết lao động mất việc làm.
Ngoài ra, hoạt động mua và xử lý nợ xấu của DATC góp phần hình thành thị trường mua bán
nợ tại Việt Nam, hoạt động chuyển nợ góp vốn cổ phần và thối vốn của DATC tại các doanh
nghiệp đã cung cấp thêm sản phẩm tài chính cho thị trường chứng khốn Việt Nam.
2.4. Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.1. Hạn chế
- Nợ xấu do DATC mua và xử lý là quá ít. Nợ xấu do DATC mua và xử lý từ năm 2004 đến
cuối năm 2013 chỉ ở mức 9.807,5 tỷ đồng là q ít so với tổng nợ xấu của tồn hệ thống TCTD.
- Biện pháp xử lý nợ xấu còn kém đa dạng. DATC sử dụng chủ yếu biện pháp đòi nợ trực
tiếp và tái cơ cấu doanh nghiệp, biện pháp bán nợ và bán tài sản bảo đảm rất ít được sử dụng,
khơng có biện pháp chứng khốn hóa và liên doanh với các nhà đầu tư trong và ngoài nước để xử
lý nợ xấu.
- Hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp cịn hạn chế. Theo quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp
thì DATC thực hiện mua nợ trước, sau đó mới thỏa thuận với chủ sở hữu doanh nghiệp khách nợ
thực hiện kiểm toán, xác định giá trị doanh nghiệp, tổ chức phê duyệt phương án tái cơ cấu doanh
nghiệp. Điều này sẽ tạo ra rủi ro cho DATC nếu đã trót mua nợ nhưng khách nợ lại khơng đồng
thuận các điều khoản tái cơ cấu doanh nghiệp do DATC đưa ra. Ngồi ra, DATC cịn thiếu đội ngũ
cán bộ có kỹ năng tái cơ cấu hoạt động doanh nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn
đến tỷ lệ doanh nghiệp được DATC tái cơ cấu thành công chưa cao.
- Quy định điều chỉnh lãi suất cho khách nợ chưa phù hợp. Việc DATC điều chỉnh lãi suất
cho doanh nghiệp khách nợ theo lãi suất cho vay tín dụng đầu tư nhà nước của VDB là không phù
376



HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"

hợp. Khi lãi suất thị trường giảm mà VDB không điều chỉnh giảm lãi suất kịp thời sẽ làm cho chi
phí tài chính của doanh nghiệp tái cơ cấu gia tăng, điều này đi ngược lại với mục tiêu hỗ trợ doanh
nghiệp của DATC.
- Lợi nhuận hoạt động mua bán nợ rất thấp. Nếu tính trên số vốn bình qn sử dụng cho
hoạt động mua bán nợ 545,8 tỷ đồng/năm (từ năm 2004-2013) thì ROE của hoạt động mua bán nợ
chỉ đạt 1,21%/năm, thấp hơn nhiều lãi suất tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng trả lãi sau của các
NHTM.
2.4.2. Nguyên nhân
Một là, do mâu thuẫn giữa các mục tiêu hoạt động của DATC.
Mục tiêu của DATC là mua xử lý nợ xấu của NHTM, hỗ trợ tái cơ cấu doanh nghiệp. Tuy
nhiên, DATC lại được yêu cầu phải có hiệu quả kinh tế trong mỗi giao dịch mua bán nợ. Do mua
và xử lý nợ xấu là hoạt động gặp rất nhiều rủi ro, dễ gây thua lỗ cho DATC. Yêu cầu phải có lãi
trong mỗi giao dịch mua bán nợ làm cho DATC có xu hướng ngại rủi ro, chỉ chọn mua những
khoản nợ có khả năng đem lại hiệu quả cho DATC. Điều này làm cho khối lượng nợ xấu mà
DATC mua và xử lý trong thời gian qua là rất thấp so với nợ xấu của nền kinh tế.
Hai là, thẩm quyền của DATC còn hạn chế, khung pháp lý cho hoạt động mua và xử lý nợ
xấu của Việt Nam còn thiếu và chưa hoàn thiện.
Kinh nghiệm về xử lý nợ xấu của các nước trên thế giới cho thấy, để xử lý nợ xấu thành
cơng thì chính phủ cần phải có những cơ chế pháp lý đặc biệt trao cho các tổ chức xử lý nợ quốc
gia và xây dựng khung pháp lý đồng bộ và nhất quán cho hoạt động mua bán nợ, tạo điều kiện cho
thị trường mua bán nợ phát triển. Đối với DATC thì từ khi thành lập đến nay chưa được Chính phủ
trao bất cứ thẩm quyền pháp lý đặc biệt nào trong hoạt động mua bán nợ. Sau khi mua lại nợ xấu
thì quyền chủ nợ của DATC cũng tương tự như quyền của các chủ nợ trước đó là các NHTM, do
vậy việc xử lý thu hồi nợ của DATC cũng gặp khó khăn như các NHTM, đặc biệt là xử lý tài sản
bảo đảm, tái cơ cấu doanh nghiệp, chứng khốn hóa nợ xấu.
Ba là, thiếu sự hợp tác xử lý nợ từ NHTM bán nợ và khách nợ.

Với tâm lý ngại trách nhiệm do phải ghi nhận khoản lỗ khi bán nợ xấu với giá thấp nên nhiều
NHTM chào bán các khoản nợ xấu với giá rất cao, có những khoản nợ có chất lượng rất xấu nhưng
các NHTM chào bán với giá từ 80% đến 100% giá trị sổ sách của khoản nợ. Vì chất lượng nợ rất
xấu, nên DATC có xu hướng trả giá mua nợ thấp, dẫn đến nhiều giao dịch mua bán nợ giữa NHTM
với DATC không thành công.
Đối với các doanh nghiệp có nợ xấu phải trả, do tâm lý sợ mất quyền lợi khi DATC tham gia
kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp thông qua hoạt động tái cơ cấu nên nhiều doanh nghiệp
thiếu hợp tác với DATC. Đây là nguyên nhân dẫn đến quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp của DATC
bị kéo dài do không đạt được sự đồng thuận của khách nợ.
Bốn là, chính sách mua và xử lý nợ của DATC còn bất cập, chậm được đổi mới.
Về quy định phân cấp thẩm quyền quyết định mua và xử lý nợ của DATC còn hạn chế. Từ
ngày 23/07/2011 đến nay, Tổng giám đốc của DATC khơng có thẩm quyền quyết định phương án
mua và xử lý nợ, tất cả các phương án mua và xử lý nợ của DATC đều phải được trình Hội đồng
quản trị phê duyệt. Để phê duyệt phương án mua và xử lý nợ, Hội đồng quản trị phải tổ chức lấy ý
kiến từng thành viên theo chế độ luân chuyển hồ sơ qua từng thành viên, làm kéo dài thời gian
quyết định mua và xử lý nợ của DATC.
Theo quy định thì DATC khơng được phép cấp vốn mới cho doanh nghiệp tái cơ cấu, trong
khi NHTM ngại cho vay tiếp đối với các doanh nghiệp này vì đã có lịch sử trả nợ khơng tốt. Vì
vậy, để tìm kiếm nguồn vốn mới cho doanh nghiệp, DATC phải phối hợp với doanh nghiệp phát
377


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

hành cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, việc phát hành cổ phần cho nhà đầu tư
chiến lược là không dễ dàng và tốn kém nhiều thời gian, dẫn đến việc tái cơ cấu doanh nghiệp
không kịp thời, tỷ lệ thành công không cao.
Năm là, DATC chưa có cơ chế khuyến khích các NHTM bán nợ xấu.
Cơ chế mua nợ xấu mà DATC đã và đang áp dụng là mua đứt bán đoạn và khơng truy địi,
DATC khơng chia sẻ bất kỳ lợi ích nào cho NHTM sau khi việc thu hồi nợ của DATC có hiệu quả

cao. Cơ chế mua nợ này khơng khuyến khích NHTM chuyển giao nhanh nợ xấu cho DATC.
Sáu là, cơ cấu tổ chức quản lý của DATC còn bất cập.
Mua nợ xấu và tái cơ cấu doanh nghiệp là hai hoạt động tách biệt, đòi hỏi cán bộ trong mỗi
mảng hoạt động cần có kinh nghiệm, kỹ năng và chun mơn khác nhau. Tuy nhiên, DATC chưa
thành lập hai bộ phận chuyên biệt để thẩm định phương án mua nợ và triển khai tái cơ cấu doanh
nghiệp. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả tái cơ cấu doanh nghiệp của DATC
không cao do cán bộ làm hoạt động mua nợ thiếu kỹ năng về tái cơ cấu doanh nghiệp. Hơn nữa, do
phải đảm trách hoạt động tái cơ cấu doanh nghiệp nên các bộ phận mua nợ thiếu tập trung khai thác
nợ xấu để mua, làm hạn chế giao dịch và khối lượng nợ xấu được mua bán giữa DATC và các
NHTM.
Bảy là, quy mô nguồn vốn của DATC còn hạn chế.
Hiện tại DATC chưa sử dụng hết nguồn vốn để mua nợ xấu. Tuy nhiên, trong dài hạn, với
quy mô vốn điều lệ 2.481 tỷ đồng thì DATC khơng đủ năng lực tài chính để mua lại những khoản
nợ xấu có giá trị lớn của các NHTM trong lĩnh vực bất động sản, sản xuất quy mô lớn, đồng thời
không đủ năng lực để giải quyết nhanh nợ xấu trong nền kinh tế.
3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động mua và xử lý nợ xấu tại DATC
3.1. Giải pháp đối với hoạt động mua nợ
3.1.1. Cải thiện năng lực tài chính và tập trung vốn để mua nợ xấu
Do quy mô hoạt động của DATC chưa lớn nên nguồn lực tài chính hiện tại của DATC có thể
tài trợ đầy đủ cho hoạt động mua bán nợ xấu của nó. Tuy nhiên, với quy mơ nợ xấu lớn trong nền
kinh tế như hiện nay, nếu tham gia sâu hơn vào quá trình xử lý nợ xấu, tái cơ cấu doanh nghiệp thì
DATC cần phải có một nguồn lực tài chính lớn hơn nhiều. Vì vậy, về lâu dài thì DATC cần phải
tính đến phương án gia tăng quy mô nguồn vốn để mua nợ xấu.
3.1.2. Xây dựng chính sách mua nợ có chia sẻ lợi ích với bên bán nợ, tạo động lực để bên bán nợ
chuyển giao nợ xấu
Nhằm khuyến khích các NHTM có động lực bán nợ xấu, DATC nên nghiên cứu chính sách
mua nợ có phân chia lợi ích với bên bán nợ. Theo cơ chế này, DATC đưa ra giá mua nợ hợp lý ban
đầu và được bên bán nợ chấp thuận, sau đó DATC cam kết phân phối tồn bộ số tiền thu hồi nợ thực
tế từ khách nợ như sau: DATC ưu tiên thu trước giá vốn mua nợ ban đầu cộng với chi phí xử lý thu hồi
nợ và chi phí vốn của DATC. Số tiền thu hồi cịn lại sẽ được phân chia cho DATC và bên bán nợ theo

một tỷ lệ nhất định.
3.1.3. Chú trọng đánh giá các chỉ tiêu phi tài chính của khách nợ
Để xác định được nguyên nhân dẫn đến hoạt động của doanh nghiệp khách nợ bị khó khăn,
khơng trả được nợ vay ngân hàng đầy đủ và đúng hạn, DATC cần phải đánh giá thêm các chỉ tiêu
phi tài chính của doanh nghiệp khách nợ như: nhà cung cấp, khách hàng, vấn đề kiện tụng liên
quan khách nợ, sự tuân thủ trong sử dụng vốn vay, khả năng kiểm sốt tình hình tài chính, kinh
nghiệm và kỹ năng quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp, rủi ro ngành nghề hoạt động. Việc đánh
378


HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"

giá kỹ các chỉ tiêu phi tài chính của doanh nghiệp khách nợ sẽ giúp DATC định giá mua nợ hợp lý
hoặc từ chối mua nợ, hỗ trợ cho DATC những thông tin cần thiết để triển khai tái cơ cấu doanh
nghiệp thành cơng, giúp doanh nghiệp có khả năng phục hồi nhanh, hoạt động có lợi nhuận, tăng
khả năng thu hồi nợ và giảm thiểu rủi ro cho DATC.
3.2. Giải pháp đối với hoạt động xử lý nợ
3.2.1. Tập trung phân loại, xử lý thu hồi các khoản nợ đã mua
Để giảm thiểu rủi ro, DATC cần phải tập trung phân loại, đánh giá lại khả năng thu hồi để có
chính sách xử lý phù hợp với từng khoản nợ.
Thứ nhất, đối với khách nợ có tình hình tài chính lành mạnh, kết quả SXKD tốt, thực hiện trả
nợ đúng kế hoạch thì DATC cần duy trì thu nợ đối với nhóm khách nợ này nhằm mục đích tối đa
hóa giá trị thu hồi.
Thứ hai, đối với khách nợ có khả năng trả nợ nhưng tình hình tài chính chưa lành mạnh thì
có thể áp dụng biện pháp miễn giảm lãi theo tiến độ trả nợ gốc nhằm tạo động lực cho khách nợ trả
nợ nhanh cho DATC.
Thứ ba, đối với khách nợ chây ỳ, thiếu thiện chí, khơng hợp tác trả nợ thì DATC cần kiên
quyết áp dụng biện pháp khởi kiện ra Tòa án để buộc khách nợ trả nợ.
Thứ tư, đối với các doanh nghiệp đã tái cơ cấu thành cơng, DATC cần nhanh chóng phối hợp
với doanh nghiệp đủ điều kiện niêm yết cổ phiếu trên Sở giao dịch chứng khoán để thoái vốn.

Trong trường hợp doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết thì DATC có thể tìm kiếm nhà đầu tư
để thối vốn.
Thứ năm, đối với các doanh nghiệp có thời gian tái cơ cấu kéo dài, kém hiệu quả thì DATC
cần tăng cường tìm kiếm nhà đầu tư để bán nợ kèm thối vốn để nhanh chóng thu hồi vốn.
Thứ sáu, nhanh chóng hỗ trợ tái cơ cấu đối với các doanh nghiệp có tiềm năng phục hồi.
3.2.2. Đa dạng cách thức xử lý nợ
Nhằm rút ngắn thời gian xử lý nợ và tối đa hóa giá trị thu hồi, DATC cần nghiên cứu, áp
dụng các biện pháp xử lý nợ như sau:
- Chia tách, sáp nhập doanh nghiệp. Đây là biện pháp nhằm loại bỏ những hoạt động kinh
doanh yếu kém, tận dụng lợi thế về vốn, thị trường, thương hiệu sản phẩm .. của mỗi doanh nghiệp
riêng lẻ để sáp nhập thành một doanh nghiệp mạnh hơn, gia tăng giá trị doanh nghiệp
- Lấy tài sản để trừ nợ, sau đó sửa chữa và nâng cấp tài sản để bán lại hoặc cho th, liên
doanh khai thác.
- Chứng khốn hóa nợ xấu. Trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, do thị trường chứng
khoán chưa phát triển, nhà nước chưa có quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động chứng khốn hóa,
thiếu minh bạch thơng tin nên tại Việt Nam chưa có hoạt động chứng khốn hóa nợ xấu. Tuy nhiên,
với định hướng là tổ chức xử lý nợ xấu chuyên nghiệp, DATC cần nghiên cứu việc xử lý nợ xấu
thơng qua biện pháp chứng khốn hóa, trên cơ sở đó kiến nghị Chính phủ xem xét ban hành những
quy định pháp lý điều chỉnh hoạt động chứng khốn hóa nợ xấu, tạo tiền đề cho DATC xử lý nợ
theo phương thức này.
3.2.3. Liên doanh với các nhà đầu tư nước ngồi để xử lý nợ
Hiện tại, quy mơ nợ xấu do DATC mua và xử lý còn rất thấp so với nợ xấu của nền kinh tế.
Để có thể gia tăng xử lý nợ xấu cho các NHTM và phân tán rủi ro, DATC có thể lựa chọn giải pháp
liên doanh với các nhà đầu tư nước ngoài để xử lý nợ xấu, đối tác liên doanh phải có tiềm lực tài
chính và chun mơn cao trong lĩnh xử lý nợ xấu. Điều này hồn tồn khả thi vì Điều lệ tổ chức và
hoạt động của DATC cho phép DATC được liên doanh, hợp tác với các tổ chức nước ngoài trong
379


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG


lĩnh vực xử lý nợ xấu. Hơn nữa, trong nhiều năm nay, DATC đã hợp tác với KAMCO của Hàn
Quốc để chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nợ xấu. Đây là đối tác có tiềm lực
tài chính, đã xử lý nợ xấu thành cơng trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 1997 tại Hàn
Quốc, có thể hỗ trợ tốt cho DATC trong kỹ thuật xử lý nợ xấu và xây dựng cơ chế, chính sách xử
lý nợ xấu để kiến nghị Nhà nước ban hành.
Ngoài ra, việc liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài sẽ giúp cho DATC học hỏi được kiến
thức và kinh nghiệm về hoạt động xử lý nợ xấu, thông qua đó DATC có điều kiện nâng cao chun
mơn và kỹ năng xử lý nợ xấu cho đội ngũ cán bộ của mình.
3.3. Giải pháp khác
3.3.1. Hồn thiện cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động mua và xử lý nợ
Thứ nhất, trước mắt DATC nên thành lập bộ phận chuyên thực hiện nghiệp vụ tái cơ cấu
doanh nghiệp. Bộ phận tái cơ cấu doanh nghiệp có trách nhiệm thiết lập các kế hoạch và chiến lược
xử lý nợ cho doanh nghiệp tái cơ cấu, triển khai hoạt động tái cơ cấu tài chính, tái cơ cấu hoạt động
và tái cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp khách nợ.
- Đối với tái cơ cấu tài chính doanh nghiệp: bộ phận tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ hỗ trợ việc
tìm kiếm nguồn tài trợ để bơm vốn mới cho các doanh nghiệp sắp phá sản hoạt động; cơ cấu lại nợ
như gia hạn thời hạn thanh toán, giảm lãi suất, chuyển nợ xấu thành vốn góp nhằm giảm áp lực trả
nợ cho doanh nghiệp, đàm phán với các chủ nợ khác để cơ cấu lại nợ và giảm lãi suất cho khách
nợ.
- Đối với tái cơ cấu hoạt động SXKD: bộ phận tái cơ cấu sẽ thực hiện thanh lý những tài sản
không sinh lời của khách nợ để thu hồi nợ, tập trung vào hoạt động kinh doanh cốt lõi; hỗ trợ doanh
nghiệp tổ chức lại quá trình SXKD như: tìm kiếm nguồn cung cấp vật liệu đầu vào với giá rẻ hơn
và chất lượng tốt hơn, đa dạng hóa nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào để tránh sự phụ thuộc của
doanh nghiệp vào nhà cung cấp; mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm và đa dạng hóa khách hàng
để tăng trưởng doanh thu, tránh sự phụ thuộc của doanh nghiệp đối với khách hàng; đầu tư đổi mới
cơng nghệ, cắt giảm chi phí hoạt động, gia tăng lợi nhuận và tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
- Đối với tái cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp: bộ phận tái cơ cấu sẽ hỗ trợ sửa đổi
các quy trình, quy chế quản trị và hoạt động của doanh nghiệp, tìm kiếm nhân sự hoặc đề xuất cử
cán bộ đảm trách các vị trí quản lý tại doanh nghiệp từ giám đốc cho đến trưởng, phó các phịng

ban để kiểm sốt hoạt động, nâng cao hiệu quả quản trị, điều hành của doanh nghiệp.
Thứ hai, tăng cường giám sát hoạt động của các doanh nghiệp được tái cơ cấu. Cơ chế giám
sát có thể thực hiện bằng cách DATC cử cán bộ giám sát doanh nghiệp ngay sau khi mua nợ thông
qua thỏa thuận với doanh nghiệp; tuyển dụng các chuyên gia có kiến thức, kinh nghiệm trong lĩnh
vực hoạt động của doanh nghiệp, sau đó bổ nhiệm các chuyên gia này giữ các vị trí chủ chốt tại
doanh nghiệp để phối hợp với DATC triển khai tái cơ cấu, điều hành doanh nghiệp hoạt động có
hiệu quả. Trong trường hợp cần thiết, DATC có thể bổ nhiệm cán bộ của DATC nắm giữ các vị trí
cấp phó, trưởng phịng ban của doanh nghiệp để tăng cường giám sát hoạt động của doanh nghiệp
trong suốt quá trình tái cơ cấu. Sau khi doanh nghiệp phục hồi, DATC cần tính đến phương án
thối vốn và bán nợ, chuyển giao quyền quản lý, sở hữu doanh nghiệp cho các nhà đầu tư khác và
rút cán bộ của mình để phục vụ tái cơ cấu doanh nghiệp khác.
Thứ ba, thành lập bộ phận thẩm định để thẩm định các phương án mua nợ. Trong hoạt động
mua bán nợ xấu, DATC phải bỏ tiền ra trước để mua nợ và thu hồi dần khoản tiền đó trong nhiều
năm, cho nên hoạt động mua bán nợ xấu của DATC được xem là hoạt động đầu tư dài hạn, gặp
nhiều rủi ro. Để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động mua nợ và gia tăng hoạt động khai thác, mua nợ
380


HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"

xấu của Phịng mua bán nợ của Hội sở chính thì DATC cần phải thành lập bộ phận chuyên thẩm
định phương án mua nợ tại Hội sở chính, các Chi nhánh và Trung tâm.
3.3.2. Phân công, phân cấp thẩm quyền quyết định mua và xử lý nợ
Để đẩy nhanh thời gian quyết định mua và xử lý nợ, gắn trách nhiệm của Ban Giám đốc và
các đơn vị thành viên trong hoạt động mua bán nợ, Hội đồng quản trị DATC cần phân cấp mức
phán quyết mua nợ và xử lý nợ cho Ban Giám đốc và các đơn vị trực thuộc, theo đó Ban Giám đốc
của DATC và các đơn vị thành viên có thể được quyền quyết định mua và xử lý nợ theo một mức
giá trị tối đa trên mỗi phương án.
3.3.3. Sửa đổi, hoàn thiện quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp
DATC cần sửa đổi quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp dựa trên nguyên tắc: DATC chỉ mua nợ

sau khi doanh nghiệp khách nợ đã đáp ứng các điều kiện tái cơ cấu do DATC đưa ra như kiểm
toán, xác định giá trị doanh nghiệp, phê duyệt phương án tái cơ cấu doanh nghiệp do DATC đề
xuất, nếu doanh nghiệp khách nợ không hợp tác hoặc khơng thỏa mãn các u cầu của DATC thì
DATC từ chối mua nợ.
Ngoài ra, đối với các trường hợp tái cơ cấu doanh nghiệp thì trước khi quyết định mua nợ,
DATC phải thực hiện đàm phán toàn diện với tất cả các chủ nợ về giá bán nợ, cơ cấu lại nợ, giảm
lãi suất, xóa nợ, chuyển nợ góp vốn. Kết quả đàm phán phải được ghi thành văn bản để ràng buộc
trách nhiệm của các chủ nợ khi DATC thực hiện phương án tái cơ cấu doanh nghiệp. Nếu việc này
được thực hiện sẽ có lợi cho doanh nghiệp tái cơ cấu và DATC, bởi vì gánh nặng nợ nần của doanh
nghiệp sẽ được các chủ nợ cùng chia sẻ, DATC giảm bớt tổn thất khi phải một mình gánh vác việc
xóa nợ cho doanh nghiệp, tránh việc các chủ nợ khác tranh tụng đòi nợ doanh nghiệp.
4. Kết luận
Thực trạng nợ xấu của các NHTM ở mức cao đang được Chính phủ, NHNN, các Bộ ngành
quan tâm. Nợ xấu với quy mô lớn và tồn tại lâu trong hệ thống NHTM làm cho tình hình tài chính
của NHTM yếu kém, làm tắt nghẽn dịng vốn tín dụng trong nền kinh tế, gây đình đốn hoạt động
SXKD của doanh nghiệp, có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính. Vì vậy, việc xử lý nợ xấu trở nên
cấp bách, địi hỏi cần có sự tham gia của Chính phủ, NHNN, các Bộ ngành, NHTM, các chủ thể
khác trong nền kinh tế.
DATC là cơng cụ của Chính phủ nhằm thực hiện nhiệm vụ mua và xử lý nợ xấu của các
NHTM, hỗ trợ tái cơ cấu doanh nghiệp để phục hồi SXKD. Qua hơn mười năm hoạt động, DATC
đã có những thành công nhất định trong hoạt động mua và xử lý nợ xấu. Tuy nhiên, hoạt động mua
và xử lý nợ của DATC vẫn còn những hạn chế nhất định.
Để góp phần làm giảm nhanh tỷ lệ nợ xấu của Việt Nam, hỗ trợ phục hồi doanh nghiệp, vấn
đề đặt ra đối với DATC là thực hiện các giải pháp: hoàn thiện cơ cấu tổ chức quản lý; gia tăng
nguồn lực tài chính; sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách đang hạn chế hoạt động mua và xử lý nợ.
Về lâu dài, nhà nước cần phải hoàn thiện khung pháp lý để phát triển thị trường mua bán nợ, tạo
điều kiện cho các công ty mua bán nợ tham gia vào quá trình xử lý nợ xấu của nền kinh tế, áp dụng
các kỹ thuật xử lý nợ hiện đại như chứng khốn hóa nợ xấu, tái cơ cấu, chia tách, mua bán và sáp
nhập doanh nghiệp.


381


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Ths. Phan Hoài Hiệp (2012), “Trả giá vì chậm phản ứng nợ xấu, bài học từ Nhật Bản”, Tạp
chí Đầu tư chứng khốn, 145(1241), tr. 22-23.
[2] PGS.TS Đào Duy Huân (2013), “Hiện trạng thị trường mua bán nợ Việt Nam và chính sách
phát triển”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, 8(18), tr. 21-26.
[3] PGS.TS Tô Ngọc Hưng (2012), “Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của một số quốc gia và những bài
học cho Việt Nam”, Tạp chí Khoa học đào tạo ngân hàng, (125), tr. 60-70.
[4] PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2012), “Thực trạng nợ xấu tại các ngân hàng Việt Nam và giải
pháp tháo gỡ”, Tạp chí Tài chính, (11), tr. 6-12.
[5] Ngân hàng thế giới (2013), Điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam, Ngân hàng thế giới
tại Việt Nam, Hà Nội.
[6] Quỹ tín thác ASEM II (2006), Dự án hỗ trợ xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp, Hà
Nội.
[7] Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/6/2003 của Thủ tướng chính phủ về việc Thành lập
Cơng ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
[8] Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN của Ngân hàng nhà nước về việc ban hành qui định về
phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân
hàng của các tổ chức tín dụng ngày 22/04/2005.
[9] Quyết định số 59/2006/QĐ-NHNN ngày 21/12/2006 của Ngân hàng nhà nước về việc ban
hành Quy chế mua, bán nợ của các tổ chức tín dụng.
[10] Quyết định số 1494/QĐ-BTC ngày 30/6/2010 của Bộ Tài chính về việc phê duyệt đề án
chuyển đổi Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp thành Công ty trách
nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam.
[11] TS. Nguyễn Thị Kim Thanh (2012), “Lựa chọn mơ hình xử lý nợ xấu ở Việt Nam”, Tạp chí
Tài chính, (11), tr. 14-20.

[12] Ths Phạm Mạnh Thường (2005), “Xử lý nợ tồn đọng doanh nghiệp thúc đẩy tái cơ cấu kinh
tế: Kinh nghiệm Hàn Quốc và bài học với Việt Nam”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế chính trị
thế giới, 10(114), tr. 23-37.
[13] Thơng tư số 38/2006/TT-BTC ngày 10/5/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn trình tự,
thủ tục xử lý tài chính đối với hoạt động mua, bán, bàn giao, tiếp nhận, xử lý nợ và tài sản tồn
đọng của doanh nghiệp.
[14] Thông tư số 79/2011/TT-BTC ngày 08/6/2011 của Bộ Tài chính về việc Ban hành Điều lệ tổ
chức và hoạt động của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam.
[15] Ủy ban kinh tế của Quốc hội (2013), Báo cáo kinh tế vĩ mô năm 2013, Nhà xuất bản Tri thức,
Hà Nội.
[16] Anthony Saunders, Marcia Millon Cornett (2007), Financial Institutions Management,
McGraw-Hill, USA.
[17] Dong He (2004), “The Role of KAMCO in Resolving Nonperforming Loans in the Republic
of Korea”, IMF working paper No 04/72, International Monetary Fund.
[18] Mark R.Stone (2002), Corporate sector Restructuring, The Role of Government in Times of
Crisis, Economic issues No.31, International Monetary Fund.
[19] Organization for Co-operation and Development - OECD (2003), Maximising Value of NonPe.
382



×