Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến vĩ mô: Nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.88 KB, 7 trang )

HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"

PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA THÂM HỤT NGÂN SÁCH VÀ CÁC
BIẾN VĨ MÔ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM Ở VIỆT NAM
ThS.Trịnh Thị Trinh, ThS. Lê Phương Dung
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng



TÓM TẮT
Mục tiêu của bài báo này xác định mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến số vĩ mô. Dữ liệu
của mơ hình được thu thập từ ấn phẩm Châu Á Thái Bình Dương năm 2013. Bằng cách sử dụng dữ
liệu chuỗi thời gian từ năm 1990 đến 2014 với kỹ thuật phân tích theo mơ hình tự hồi quy vectơ
(Vector autoregression). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhân tố lạm phát, tỉ giá hối đối,
chi tiêu chính phủ và lãi suất có ảnh hưởng đến thâm hụt ngân sách, cịn nhân tố thuế khơng ảnh
hưởng đến thâm hụt ngân sách ở Việt Nam. Kết quả này phù hợp và giống kết quả nghiên cứu của
các tác giả Knoester và Mak (1994), Beck (1993), Knoester và Mak (1994) nghiên cứu trên thị trường
các nước Châu Âu.
Từ khóa: Thâm hụt ngân sách, mơ hình VAR, biến số vĩ mơ.

1. Giới thiệu
Mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến kinh tế vĩ mô (như tăng trưởng, lãi suất,
thâm hụt thương mại, tỷ giá hối đoái, và các biến số vĩ mô khác) là một trong những chủ đề tranh
luận rộng rãi nhất của các nhà kinh tế và các nhà hoạch định chính sách ở các nước phát triển và
đang phát triển. Từ những năm 1990, các nước Châu Âu như Thụy Điển và Đan Mạch cũng phải
đối diện với tình huống thâm hụt ngân sách và các nước trên thế giới đều luôn phấn đấu để đạt mục
tiêu quốc gia là có nhiều việc làm, tốc độ tăng trưởng cao và lạm phát thấp. Tuy nhiên, có rất ít
quốc gia thành cơng trong việc tạo thế cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế vĩ mô và vi mơ. Do đó,
phát sinh câu hỏi: "Tại sao một số nước lại nghèo, còn một số nước lại rất giàu? Hoặc, lý do nào
mà một số nước phát triển nhanh hơn so với những người khác? Sự cân bằng giữa các mục tiêu
kinh tế vi mô - hiệu quả và vốn chủ sở hữu và các mục tiêu kinh tế vĩ mô - ổn định giá cả, việc làm


đầy đủ và tăng trưởng thường vẫn chỉ xảy ra trong điều kiện lý tưởng. Như vậy, khái niệm về thâm
hụt ngân sách đã trở thành một vấn đề xã hội và chính trị lớn. Các nhà hoạch định chính sách của
các nước đang phát triển như Việt Nam cần phải rất cẩn thận trong việc xây dựng các chính sách và
xây dựng ngân sách.
Nếu một quốc gia phải đối mặt với vấn đề thâm hụt ngân sách thì kết quả làm giảm tiết kiệm
quốc gia cả lĩnh vực công và tư, do đó sẽ đẩy lãi suất cao và chèn ép đầu tư. Trong một nền kinh tế
mở, nguồn cung giảm vốn vay dẫn đến lãi suất cao hơn và sẽ dẫn đến giảm đầu tư nước ngoài. Lãi
suất cao hơn cũng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, những người muốn kiếm được lợi nhuận cao
hơn. Do đó, thâm hụt ngân sách làm tăng lãi suất (cả trong và ngồi nước) dẫn đến đầu tư nước
ngồi rịng giảm. Bởi vì đầu tư nước ngồi rịng giảm, người dân cần ít ngoại tệ để mua tài sản
nước ngồi và do đó tỷ giá hối đối thực được đánh giá cao. Như vậy, trong nền kinh tế mở, thâm
hụt ngân sách chính phủ làm tăng lãi suất thực, lấn đầu tư trong nước, tiếp tục xấu đi thâm hụt
thương mại. Mức thuế (thuế thu nhập, thuế doanh nghiệp…) và thâm hụt ngân sách là một trong
những thước đo để đánh giá sức khỏe của nền kinh tế quốc gia. Về vấn đề này, bài viết này sẽ cố
gắng để nghiên cứu mối quan hệ của thâm hụt ngân sách với các biến số kinh tế vĩ mô khác như tỉ
giá hối đối, lạm phát, chi tiêu chính phủ, lãi suất và thuế bằng việc sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian
từ năm 1990 đến năm 2013 ở Việt Nam.
433


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

2. Các nghiên cứu thực nghiệm từ các nước Châu Âu và các nước khác
2.1. Nhân tố lãi suất
Trên thế giới, các kết quả nghiên cứu thực nghiệm đưa ra kết quả mâu thuẫn và không nhất
quán về mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất. Evans (1985, 1987) và Barro (1987) đã
tìm thấy khơng có mối quan hệ nhân quả giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất ở Mỹ. Mặt khác,
Hoelscher (1986) và Cebula và Koch (1989), cho thấy thâm hụt ngân sách liên bang đã góp phần
vào mức độ cao hơn về lãi suất. Knoester và Mak (1994) cho thấy chỉ có ở Đức (nằm trong số tám
nền kinh tế OECD) là thâm hụt ngân sách chính phủ đóng góp đáng kể vào sự giải thích về lãi suất

cao hơn.
Evans (1985) cho thấy thâm hụt ngân sách liên bang ảnh hưởng đến chi tiêu quốc gia và lãi
suất trong khi Bernheim (1989) tìm thấy bằng chứng ngược lại. Bất kể các nghiên cứu khác nhau
nhưng thực tế là sự hiện diện của thâm hụt ngân sách lớn ở cả các quốc gia phát triển và đang phát
triển đã ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế. Kristen và Felix (2004) nghiên cứu mối quan hệ
giữa thâm hụt ngân sách và lãi suất ở ba nước Pháp, Đức và Mỹ từ năm 1994 đến năm 2004, nhưng
kết quả cho thấy khơng có ý nghĩa thống kê đối với hai biến này.
2.2. Nhân tố tỉ giá hối đoái
Phần lớn các nghiên cứu cho rằng tác động ngắn hạn của thâm hụt ngân sách trên tỷ giá hối
đoái đã dẫn đến sự không chắc chắn về bản chất của mối quan hệ giữa hai biến. Krugman (1995) và
Sachs (1985) lập luận rằng thâm hụt ngân sách thấp hơn làm giảm giá trị của đồng USD. Có rất
nhiều tài liệu góp phần giữ quan điểm này, chủ yếu là trong trường hợp của Hoa Kỳ (Mundell,
1963; Fleming, 1963; Dornbusch 1976). Các nhà kinh tế khác, bao gồm Evans (1986) lập luận rằng
mức thâm hụt thấp hơn có thể thực sự đánh giá cao của đồng USD trong ngắn hạn.
Tác giả Beck (1993) kiểm tra ý nghĩa của thâm hụt ngân sách và thay đổi chi tiêu chính phủ
đến tỷ giá hối đối cho 5 quốc gia cơng nghiệp phát triển ở Châu Âu như Đức, Nhật Bản, Anh, và
các nước Châu Mỹ như Canada và Mỹ. Kết quả cho thấy có tồn tại một mối quan hệ tiêu cực giữa
thâm hụt ngân sách và tỷ giá hối đoái trong tất cả các trường hợp ngoại trừ Nhật Bản.
2.3. Nhân tố lạm phát
Bài báo của Evans (1987) đề xuất rằng thâm hụt ngân sách cao không nhất thiết phải dẫn đến
một đồng tiền mạnh. Ông lập luận rằng nếu thâm hụt ngân sách ảnh hưởng đến tổng cầu, nó có thể
dẫn đến mức giá cao hơn và lần lượt dẫn đến đồng nội tệ mất giá trị của nó.
Đã có những nghiên cứu khác về tác động của thâm hụt ngân sách trên các biến kinh tế vĩ
mô khác như lạm phát và cung tiền. Nghiên cứu McMillin (1986) tìm thấy bằng chứng cho thấy
thâm hụt ngân sách gây ra lạm phát. Các nghiên cứu khác bác bỏ kết quả này và cho rằng thâm hụt
ngân sách khơng đóng góp đáng kể vào lạm phát cao hơn (Karras, 1994). Tác giả Sử Đình Thành
(2012) đã nghiên cứu thâm hụt ngân sách và lạm phát, kết quả là thâm hụt ngân sách và lạm phát
khơng có quan hệ trong dài hạn nhưng lại có quan hệ trong ngắn hạn.
2.4. Nhân tố thuế
Tăng nguồn thu từ thuế sẽ giúp làm giảm thâm hụt ngân sách là kết quả nghiên cứu của Wosowei

Elizabeth (2013). Thuế tăng sẽ làm nguồn thu ngân sách tăng, bù đắp thâm hụt cho quốc gia.
2.5. Nhân tố chi tiêu chính phủ
Giảm chi tiêu chính phủ là cần thiết để giảm thâm hụt ngân sách là kết luận của Nimal
Sandratne trên tạp chí Sunday times (2013). Cùng với quan điểm của ơng và dựa trên nghiên cứu
định lượng thì Wosowei Elizabeth (2013) thâm hụt ngân sách có quan hệ với chi tiêu chính phủ
theo chiều dương tức là chi tiêu chính phủ tăng dẫn đến thâm hụt tăng.
434


HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"

3. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này sử dụng mô hình VAR – sự mở rộng mơ hình tự hồi quy trong đó có nhiều
biến được nghiên cứu. Mơ hình VAR là một hệ phương trình đồng thời. Chẳng hạn, trong hệ
phương trình đó có một phương trình mà Yt là biến phụ thuộc và Xt là biến độc lập; cịn phương
trình kia có Xt là biến phụ thuộc và Yt lại là biến độc lập.
Để giúp tìm hiểu mối quan hệ giữa thâm hụt ngân sách và các biến vĩ mô trong nền kinh tế
như lạm phát, tỉ giá hối đối, lãi suất, chi tiêu chính phủ và thuế, ta có thể lập mơ hình chính thức
như sau:
n

FD/Y t

i 1

n

i
i L ( FD / Y ) t


i 1

i
iL Xi

t

(1)

Trong đó:
FD/Y là tỷ lệ thâm hụt tài khóa so với GDP
X là biến đại diện cho các biến vĩ mô trong bài: lạm phát, tỉ giá hối đoái, lãi suất, chi tiêu
chính phủ và thuế.

Li tốn tử dịch chuyển lùi/trễ ở mỗi thời đoạn i
Giả thuyết mơ hình nghiên cứu:
Dựa vào phương trình 1, các giả thuyết của mơ hình Ho được miêu tả như sau:
β1 =…=βt = 0
Với giả thuyết Ho, thâm hụt ngân sách khơng có mối quan hệ nào với các biến vĩ mơ trong
phương trình (1)
Giả thuyết H1: thâm hụt ngân sách có quan hệ với các biến số vĩ mô
4. Dữ liệu và kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu
4.1. Dữ liệu nghiên cứu
Bảng 1. Mô

tả dữ liệu thống kê các biến trong mô hình

FD

E


EXP_GDP

INF

R

TAX__GDP

Mean
Median
Maximum
Minimum
Std. Dev.
Skewness

-0.047353
-0.041390
0.041010
-0.127330
0.047118
-0.039433

14216.42
14725.20
20828.00
6482.000
3484.048
-0.052396


0.229618
0.240400
0.280811
0.130000
0.038905
-0.961926

13.71539
8.110000
81.81700
-1.768000
17.89511
2.666386

7.463478
8.400000
13.46000
0.120000
4.397284
-0.673596

0.186857
0.192294
0.224635
0.110000
0.032239
-1.121153

Kurtosis


2.121880

2.723929

3.233007

10.31045

2.261202

3.625290

Jarque-Bera

0.744927

0.083564

3.599020

78.46939

2.262386

5.193133

Probability

0.689035


0.959079

0.165380

0.000000

0.322648

0.074529

Sum

-1.089127

326977.7

5.281223

315.4540

171.6600

4.297705

Sum Sq. Dev.

0.048842

2.67E+08


0.033298

7045.172

425.3943

0.022866

Observations

24

24

24

24

24

24
435


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Nghiên cứu này bao quát từ năm 1990 đến năm 2013. Nhóm nghiên cứu thu thập dữ liệu gia
đoạn 1990-2013 từ nguồn ADB trong ấn phẩm “Key Indicators for Asia and the Pacific 2014”. Dựa
vào bảng phụ lục thống kê cho từng quốc gia, tác giả thu thập các dữ liệu về VN gồm thâm hụt
ngân sách (tính theo % GDP), tỷ giá hối đoái (VND/USD), lạm phát (% GDP), chi tiêu chính phủ,

thuế và lãi suất (% năm).
4.2. Kết quả kiểm định mơ hình nghiên cứu
4.2.1. Kiểm định nghiệm đơn vị (Unit root test)
Trước khi thực hiện kiểm định mô hình VAR, bằng việc sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, yêu
cầu phải tiến hành kiểm định nghiệm đơn vị hoặc kiểm định tính dừng (Stationary test) của chuỗi
thời gian bởi vì ước lượng VAR chỉ thích hợp trong trường hợp ở đó tất cả các biến trong mơ hình
là có tính dừng. Kiểm định Augmented Dickey – Fuller (ADF) được triển khai để kiểm định chuỗi
dừng cho tất cả các biến với giả thuyết sau:
Ho: ρ = 0, kết luận: có nghiệm đơn vị hoặc chuỗi khơng dừng;
H1: ρ < 0, kết luận chuỗi khơng có nghiệm đơn vị hoặc chuỗi dừng.
Tiêu chí quan trọng đó là nếu thống kê t- stat (được tính tốn trong mơ hình) đối với ρ có giá
trị âm lớn hơn 5% giá trị tra bảng DF trong kiểm định Augmented Dickey – Fuller thì giả thuyết
Ho bị bác bỏ hoặc biến có tính dừng hoặc khơng có nghiệm đơn vị. Ngược lại, thì biến có nghiệm
đơn vị. Từ mơ hình nghiên cứu, kết quả kiểm định nghiệm đơn vị cho các biến như sau:
Bảng 2. Kết quả kiểm định đơn vị đối với các biến gốc

Biến
FD
E
R
EXP
Tax
INF

t-stat đối với ρ
-2,589
-0,3507
-2,062
-1,708
-2,730

-4,106

5% giá trị tra bảng
-3
-3
-3
-3
-3
-3

Kết luận
Có nghiệm đơn vị
Có nghiệm đơn vị
Có nghiệm đơn vị
Có nghiệm đơn vị
Có nghiệm đơn vị
Khơng có nghiệm đơn vị

Kết quả bảng 2 cho thấy INF khơng có nghiệm đơn vị trong khi đó FD, E, R, EXP, Tax lại
có nghiệm đơn vị. Vì thế cần thiết phải chuyển sang nghiên cứu chuỗi sai phân bằng cách chuyển
các biến này thành sai phân phần trăm. Cụ thể như sau:
DFD = dlog (FD)
DE = dlog (E)
DR = dlog (R)
DEXP = dlog (EXP)
DTax = dlog (Tax)
Bảng 3. Kết quả kiểm định đơn vị đối với sai phân các biến

Biến
DFD

DE
DR
DE
DY

T-stat đối với ρ
-4,629
-4,444
-5,765
-5,39
-3,769

5% giá trị tra bảng
-3
-3
-3
-3
-3

Kết luận
Khơng có nghiệm đơn vị
Khơng có nghiệm đơn vị
Khơng có nghiệm đơn vị
Khơng có nghiệm đơn vị
Khơng có nghiệm đơn vị

Bảng 3, cho thấy kiểm định nghiệm đơn vị cho mỗi biến sau khi thực hiện sai phân. Kết quả
là khơng có biến nào có nghiệm đơn vị. Nghĩa là, tất cả các biến đều là chuỗi dừng.
436



HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"

4.2.2. Kết quả ước lượng mơ hình VAR
Từ các biến trong mơ hình và chiều dài độ trễ là 1, chúng tơi ước lượng mơ hình VAR và kết
quả ước lượng cho thấy tỉ giá hối đoái, lãi suất, lạm phát có quan hệ với thâm hụt ngân sách, chi
tiêu chính phủ và có quan hệ thuận chiều, và thuế khơng có quan hệ với thâm hụt ngân sách ở Việt
Nam. Kết quả lãi suất có tác động đến thâm hụt ngân sách giống với nghiên cứu của Mak (1994) ở
nước Đức. Tỷ giá hối đối có tác động đến thâm hụt ngân sách giống với bài báo của tác giả Beck
(1993) nghiên cứu ở nước Anh và nước Đức.
4.2.3. Kết quả kiểm định nhân quả Granger
Để biết được chiều hướng tác động giữa các biến trong mơ hình, chúng tôi sử dụng kiểm
định nhân quả Granger
Bảng 5. Kết quả kiểm định nhân quả Granger

Biến phụ thuộc

FD

Biến độc lập
E
R
EXP
Tax
INF

Nhân quả Granger
Khơng
Khơng
Khơng


Khơng

Kết quả nghiên cứu cho thấy nguồn thu thuế có ảnh hưởng trực tiếp đến sự thay đổi thâm hụt
tài khóa trong ngắn hạn và dài hạn ở Việt Nam giai đoạn 1990-2012. Kết quả nghiên cứu đã cho
thấy khắc phục thâm hụt tài khóa thì cần phải củng cố nguồn thu ngân sách đủ trong dài hạn trong
ngắn hạn và dài hạn. Hơn nữa, cũng có thể kết luận rằng sự thay đổi tỉ giá hối đoái, lạm phát, lãi
suất, chi tiêu chính phủ khơng ảnh hưởng đến thâm hụt tài khóa ở Việt Nam giai đoạn nghiên cứu
này. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Kristen và Felix (2004) nghiên cứu ở ba nước ở Châu
Âu là Pháp, Đức và Italy.
Hình 1. Phản ứng của các biến số đối với các cú sốc

437


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Theo kết quả kiểm định trên, thứ tự trong phân rã Choleski được xác định là FD, E, R, INF,
Tax, EXP và hình 1 thể hiện các hàm phản ứng theo thứ tự này trong thời gian nghiên cứu 10 năm.
5. Kết luận và hàm ý chính sách
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một vài khuyến nghị nhằm cải thiện điều hành chính
sách vĩ mơ của Việt Nam. Kết quả này có ý nghĩa khi đóng góp vào việc tìm ra giải pháp trong
thực tế mà hiện nay Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, đó là làm thế nào để khắc phục sự dai dẳng
của tài khoản ngân sách nhà nước. Như vậy, dựa vào kết quả kiểm định có thể gợi ý điều chỉnh về
lãi suất, tỷ giá hối đoái, lạm phát và chi tiêu của chính phủ nhằm dẫn đến giảm thâm hụt ngân sách
ở Việt Nam.
Từ kết quả nghiên cứu, chúng tôi đưa ra một vài khuyến nghị nhằm cải thiện điều hành chính
sách vĩ mô của Việt Nam:
Kết quả nghiên cứu cho thấy chi tiêu chính phủ tác động đến thâm hụt ngân sách ở Việt
Nam. Khuyến nghị là cắt giảm chi tiêu của chính phủ bao gồm các hoạt động chi cho hoạt động của

chính phủ và các hoạt động đầu tư của chính phủ và kiểm sốt chặc chẽ các hoạt động đầu tư các
công ty thuộc sở hữu nhà nước. Giảm chi tiêu cơng và thu hẹp vai trị của nhà nước trong nền kinh
tế cần đánh giá toàn diện về các khoản chi tiêu công theo các lĩnh vực khác nhau. Cắt giảm chi tiêu
cần dựa trên việc đánh giá sàng lọc những chương trình chi tiêu kém hiệu quả, có thứ tự ưu tiên
thấp hoặc những lĩnh vực mà khu vực tư nhân có thể làm tốt.
Kết quả kiểm định cho thấy tỉ giá hối đoái, lãi suất và lạm phát cũng có quan hệ với thâm hụt
ngân sách. Vì vậy, chính sách tỉ giá hối đối ở Việt Nam cần được điều chỉnh linh hoạt, không nên
duy trì một mức tỉ giá cố định trong thời gian dài, hoặc nếu Ngân hàng nhà nước điều chỉnh thì
cũng nên điều chỉnh tỷ giá hối đoái. Ngân hàng Nhà nước cũng cần điều chỉnh chính sách lãi suất ở
mức hợp lý với biên độ giao động hợp lý và hướng đến việc điều chỉnh tỷ lệ lạm phát thích hợp để
giảm thâm hụt ngân sách trong thời gian đến.
Trong phạm vi dữ liệu nghiên cứu có được, kết quả kiểm định cho thấy quan hệ nhân quả
giữa biến lạm phát, tỷ giá hối đoái và lãi suất với thâm hụt ngân sách khơng có ý nghĩa thống kê.
Điều này gợi lên hàm ý, nếu như chính phủ chỉ dựa vào các yếu tố lạm phát, lãi suất và tỷ giá hối
đối để điều chỉnh vì mục tiêu cải thiện thâm hụt ngân sách thì có lẽ đó chưa phải là giải pháp tốt.
Trên tất cả, chính sách tài khóa cần phải có sự phối hợp chính với chính sách tiền tệ, đồng thời cần
thấy rõ hiệu ứng tác động của việc kiểm soát cán cân vãng lai (thâm hụt tài khoản vãng lai) thì mới
đạt được hiệu quả mong đợi trong việc giảm thâm hụt ngân sách.
DANH MỤC TÀI LIU THAM KHO
[1] Akbostanci, Elif and Tunỗ, Gỹl (2002) Turkish Twin Deficits: an Error Correction Model
of Trade Balance. Economic Research Center Working Paper, Middle East Technical
University, No. 01/06, May.
[2] Barro, R.J.(1987). “Government spending, interest rates, prices, and budget deficits in the
United Kingdom, 1701-1918”. Journal of Monetary Economics, 20(3), pp.221-4
[3] Beck, S.(1993). “The Effect of Budget Deficits on Exchange Rates: Evidence From Five
Countries”. Proceedings of the Southern Finance Association meeting, 17-20, New Orleans,
US.
[4] Bernheim, B.D.(1989). “A neoclassical perspective on budget deficits”. The Journal of
Economic Perspectives, 3(2), pp.55-72
438



HỘI THẢO "NGÂN HÀNG VIỆT NAM: BỐI CẢNH VÀ TRIỂN VỌNG"

[5] Cebula, R.J. and Koch, J.V.(1989). “An empirical note on deficits, interest rates, and
international capital flows”. The Quarterly Review of Economics and Business, 29(1), pp.11926.
[6] Evans, P.(1985). “Do large deficits produce high interest rates?”. American Economic Review,
Vol. 75 No. 1, pp.68-87
[7]

Evans, P.(1986). “Is the dollar high because of large budget deficits?” Journal of Monetary
Economics, 18(3), pp.227-29

[8]

Evans, P.(1987). “Do budget deficits raise nominal interest rates? Evidence from six
countries”. Journal of Monetary Economics, 20(3), pp.281-300

[9] Fleming, M.(1963). “Domestic Financial Policies under Fixed and Floating Exchange Rates”,
IMF Staff Papers, 9, pp.369-79.
[10] Hoelscher, G.(1986). “New evidence on deficits and interest rates”, Journal of Money, Credit,
and Banking, 18(1), pp.1-17
[11] Karras, G.(1994). “Macroeconomic effects of budget deficits: further international evidence”.
Journal of International Money and Finance, Vol. 13 No. 2, pp.190-210
[12] Krugman, P.(1995). ”Dutch Tulips and Emerging Markets”. Foreign Affairs, July/August,
74(4), pp.28-44
[13] Kulkarni, Kishore and Erickson, Erick (2001). “Twin Deficit Revisited: Evidence from India,
Pakistan and Mexico”, The Journal of Applied Business Research, Vol. 17, No. 2, pp. 97-103.
[14] Kristen và Felix (2004), “Expected budget deficits and interest rate swap spreads – Evidence
from France, Germany and Italy”, Discussion Paper, No 04/2004.

[15] Sachs, J.(1985). “External debt and macroeconomic performance in Latin America and East
Asia”, Brookings Papers on Economic Activity, No. 2
[16] Sử Đình Thành (2012). “Thâm hụt ngân sách và lạm phát – Minh chứng thực nghiệm ở Việt
Nam”. Tạp chí Phát triển kinh tế số 259, tháng 5, 2012.
[17] Ratha Artatrana (2010). Twin Deficits or Distant Cousins? Evidence from India. Department
of Economics Working Papers, Cloud State University, No. 10-05.
[18] Wosowei Elizabeth (2013). “Fical deficits and macroeconomic aggregates in Nigeria”,
Kuwait Chapter of Arabian Journal of Business and Management Review
Vol. 2, No.9;
May, 2013

439



×