Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

su 8 tiet 49

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.01 KB, 3 trang )

Tuần: 33
Tiết: 49

Ngày soạn :24/ 3/ 2018
Ngày dạy : 28/ 03/ 2018

Bài 30: PHONG TRÀO YÊU NƯỚC CHỐNG PHÁP
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1918 ( tiết 1)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: Sau bài học HS cần:
- Bước đầu hiểu được mục đích, tính chất, hình thức của phong trào yêu nước Việt Nam đầu
thế kỉ XX, yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản với hình thức bạo động và cải cách.
- Nêu được nguyên nhân, diễn biến của phong trào Đông du, Đông kinh nghĩa thục, cuộc
vận động Duy tân và phong trào chống thuế ở Trung Kì.
- Nhận thức được những hạn chế của phong trào.
2.Thái độ:
Nêu gương tinh thần yêu nước của các nhà Nho yêu nước đầu thế kỉ XX
Hiểu thêm giá trị của độc lập tự do.
3. Kĩ năng:
HS làm quen với so sánh, đối chiếu sự kiện lịch sử
Quan sát, đánh giá tư tưởng, hành động của các nhân vật lịch sử
Tổng kết kinh nghiệm, rút ra bài học.
II. CHUẨN BỊ
1.Giáo viên:
Giáo án, hình ảnh các nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can
2. Học sinh:
SGK, chuẩn bị bài mới
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Ổn định
8A1………………8A2……………..8A3………………..8A4……………8A5………........
1. Kiểm tra bài cũ- Kiểm tra 15’


Đề: 1. Cùng với sự phát triển của đô thị, các giai cấp tầng lớp nào đã xuất hiện? Xuất thân
của họ? (8đ)
2. Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX? (2đ)
Đáp án:
1. Các giai cấp tầng lớp mới xuất hiện: (8đ)
Tầng lớp tư sản là các chủ hãng buôn, chủ xưởng, chủ thầu, chủ xí nghiệp…
Tầng lớp tiểu tư sản thành thị là chủ các xưởng thủ công, cơ sở buôn bán nhỏ, viên chức cấp
thấp và người làm nghề tự do
Giai cấp công nhân những người làm thuê trong các đồn điền, hầm mỏ, xí nghiệp, phần lớn
xuất thân từ nông dân.
2. Xu hướng cứu nước mới xuất hiện đầu thế kỉ XX ở nước ta là xu hướng dân chủ tư
sản (2đ)
2. Giới thiệu bài mới:
Ách thống trị của thực dân Pháp đã khiến cho mâu thuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp ở
Việt Nam càng trở nên sâu sắc. Bên cạnh phong trào đấu tranh vũ trang của các tầng lớp
nhân dân, dưới tác động của trào lưu cách mạng thế giới, ở Việt Nam đầu thế kỉ XX đã xuất
hiện xu hướng cứu nước mới với các lãnh tụ tiêu biểu là Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh.
Xu hướng đó là xu hướng dân chủ tư sản, cuộc đấu tranh theo xu hướng dân chủ tư sản biểu
hiện như thế nào đầu thế kỉ XX, bài học hơm nay chúng ta cùng tìm hiểu.
3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG KIẾN THỨC


Hoạt động 1: Tìm hiểu về phong trào Đơng du
? Dựa vào SGK và kiến thức đã học, em hãy cho biết phong
trào Đơng du là gì? Vì sao phong trào bùng nổ?
HS: Suy nghĩ, trả lời
GV: Là Phong trào sang Nhật để cầu học
Phục Nhật, sợ Nhật và muốn nương nhờ Nhật là tâm lý phổ

biến của nhân dân các nước châu Á cuối thế kỉ XIX đầu XX
Vì Nhật là nước duy nhất ở Châu Á đi theo con đường tư
bản chủ nghĩa và thoát khỏi ách thống trị của thực dân, lại
cùng màu da và nền văn hóa hán học nên có thể nhờ cậy
được
? Em hãy trình bày hoạt động chính của phong trào Đơng
du?
HS: Dựa vào SGK, trình bày ngắn gọn
GV: Bổ sung, kết luận
? Cho biết vài nét về người lãnh đạo phong trào?
HS: Trình bày những nét chính về nhà u nước Phan Bội
Châu
GV: Giới thiệu vài nét về cuộc đời sự nghiệp của Phan Bội
Châu: Ông là một nhà Nho, yêu nước sinh ra trong vùng
quê giàu truyền thống chống Pháp nên ngay từ nhỏ ơng đã
sơi sục nhiệt tình cứu nước, từng hưởng ứng chiếu Cần
Vương, là người học rộng (năm 1900, đỗ đầu kì thi hương),
ơng là người lập Duy tân hội- tổ chức của phong trào Đông
du, lãnh đạo phong trào Đông du, ông là người đầu tiên
sang Nhật cầu viện sau đó cầu học
Hoạt động 2: Tìm hiểu về Đơng Kinh nghĩa thục
? Em hãy tóm tắt các hoạt động chính của Đơng Kinh
nghĩa thục?
HS: Dựa vào SGK, trả lời
GV: Khái quát
? Trình bày vài nét về Lương Văn Can?
HS: Dựa vào SGK, suy nghĩ trả lời
GV: Ông sinh năm Giáp Dần (1854) tại làng Nhị Khê,
huyện Thường Tín, tỉnh Hà Đơng (nay là xã Nhị Khê,
huyện Thường Tín, Hà Nội).

Vốn là con nhà nghèo, nên hồi cịn trẻ, có lần ơng phải đi
làm thợ sơn trong vài tháng[3]
Năm 1874, ông đỗ cử nhân nhưng không ra làm quan,
chỉ ở nhà dạy học, là người lãnh đạo của Đông Kinh
nghĩa thục
? Nêu ý nghĩa của Đông Kinh nghĩa thục?
HS: Suy nghĩ trả lời
GV: chốt
Thông qua hoạt động của mình Đơng Kinh nghĩa thục góp
phần thức tỉnh lịng u nước, truyền bá tư tưởng dân chủ,

I. PHONG TRÀO YÊU NƯỚC
TRƯỚC CHIẾN TRANH THẾ
GIỚI THỨ NHẤT
1. Phong trào Đông du (1905-1909)
- Nguyên nhân: Muốn nhờ Nhật, tấm
gương của châu Á theo con đường tư
bản thoát khỏi ách thống trị của thực
dân.
- Hoạt động:
+ 1904, lập Duy Tân hội, do Phan Bội
Châu đứng đầu, chủ trương dùng bạo
động vũ trang đánh Pháp, khôi phục
độc lập
+ 1905, Phan Bội Châu sang Nhật +
1905-1908: Phong trào Đông du- đưa
học sinh sang Nhật du học để xây
dựng lực lượng nhân tài chống Pháp
+ 9/1908, Pháp- Nhật trục xuất người
Việt ra khỏi nước Nhật

+ 3/1909, phong trào tan rã
Ý nghĩa:
Cách mạng VN hướng ra thế giới, gắn
vấn đề dân tộc với vấn đề của thời đại.

2. Đông Kinh nghĩa thục (1907)
- 3/1907, Lương Văn Can và Nguyễn
Quyền lập trường học Đông Kinh
nghĩa thục, dạy các mơn khoa học
thường thức; tổ chức thuyết trình,
bình văn, xuất bản sách báo tuyên
truyền tinh thần yêu nước.
- Phạm vi hoạt động rộng các tỉnh
phía Bắc
- 11/1907, thực dân Pháp ra lệnh đóng
cửa trường

* Ý nghĩa: Góp phần thức tỉnh lòng
yêu nước, truyền bá tư tưởng dân chủ,
dân quyền và nền văn hóa mới vào
nước ta

3. Cuộc vận động Duy tân và phong
trào chống thuế ở Trung Kì (1908)


dân quyền và nền văn hóa mới vào nước ta.
* Cuộc vận động Duy tân:
Hoạt động 3: Tìm hiểu về cuộc vận động Duy tân và - Địa bàn: Diễn ra mạnh nhất ở Quảng
phong trào chống thuế ở Trung Kì

Nam, Quảng Ngãi, Bình Định..
? Em hãy cho biết những nét chính về cuộc vận động Duy - Lãnh đạo: Phan Châu Trinh, Huỳnh
tân?
Thúc Kháng
HS: Dựa vào SGK, trả lời ngắn gọn
- Nội dung: mở trường dạy học theo
GV: Khái quát
lối mới, hô hào trấn hưng thực nghiệp,
Nhờ cuộc vận động Duy tân đã thúc đẩy phong trào chống phổ biến và cổ vũ, vận động làm theo
thuế ở Trung Kì
cái mới.
? Nguyên nhân, diễn biến, kết quả, ý nghĩa của phong trào * Phong trào chống thuế ở Trung Kì
chống thuế ở Trung Kì?
- Nguyên nhân: Nhân dân bị áp bức đế
HS: Suy nghĩ, trả lời
quốc và phong kiến, ảnh hưởng cuộc
GV: phân tích rõ chúng ta muốn noi gương Nhật vì đó vận động Duy tân
chính là đất nước duy nhất ở châu Á thoát khỏi thân phận - Diễn biến: Bùng lên mạnh mẽ ở
thuộc địa của thực dân vì thực hiện cuộc duy tân Minh Trị, Trung Kì
cải cách đất nước theo con đường dân chủ tư sản
- Bị thực dân Pháp đàn áp đẫm máu
4. Củng cố:
GV: Khái quát nội dung toàn bộ tiết học
Em hãy cho biết hình thức và tính chất của phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX
HS nêu được: là phong trào yêu nước mang màu sắc dân chủ tư sản, hình thức bạo động và
cải cách.
5. Hướng dẫn học tập ở nhà:
Làm bài tập 1, 2, trang 149 SGK
IV. RÚT KINH NGHIỆM
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×