Tải bản đầy đủ (.docx) (61 trang)

GIÁO án 10 chuyên đề halogen (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (986.31 KB, 61 trang )

Kế hoạch dạy học Hóa 10
Tuần: 19  24
Tiết: 36 47
Ngày soạn: 18/12/2020

Chủ đề: NHÓM HALOGEN

I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
* Chủ đề này gồm các nội dung:
Nội dung 1: Đơn chất halogen
- Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các halogen.
- Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của các halogen.
- Tính chất hóa học của các halogen.
- Ứng dụng và phương pháp điều chế clo.
Nội dung 2: Hợp chất halogen
- Axit clohiđric và muối clorua.
- Sơ lược về hợp chất chứa oxi của clo.
II. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nêu được vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn, đặc điểm cấu tạo lớp electron ngoài cùng của
nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất halogen.
- Nêu được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của các halogen.
- Nêu được phương pháp điều chế các clo trong phịng thí nghiệm và trong cơng nghiệp.
- Giải thích được các ngun tố halogen có tính oxi hố mạnh.
- Nắm được clo, brom, iot cịn thể hiện tính khử.
- Nắm được cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro halogenua (tan rất nhiều trong nước tạo thành dung
dịch axit halogenhiđric).
- Nắm được tính chất vật lí, điều chế axit halogenhiđric trong phịng thí nghiệm và trong cơng
nghiệp.
- Nắm được tính chất, ứng dụng của một số muối halogenua, phản ứng đặc trưng nhận biết của ion
X-.


- So sánh được sự giống nhau và khác nhau về tính chất hố học cơ bản của flo, clo, brom, iot là tính
oxi hố, flo có tính oxi hố mạnh nhất; ngun nhân tính oxi hố giảm dần từ flo đến iot.
- Giải thích được dung dịch HX là dung dịch axit mạnh, có tính khử (trừ HF).
- Giải thích được ngun tắc điều chế HCl trong phịng thí nghiệm và trong công nghiệp.
2. Kĩ năng
- Rèn luyện kĩ năng viết các PTHH chứng minh tính chất hố học, điều chế của các đơn chất halogen
và các hợp chất của chúng.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy tích cực, dự đốn, quan sát, phân tích, so sánh, giải quyết vấn đề, thực hành
thí nghiệm.
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin; lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng.
- Rèn luyện kĩ năng suy luận, tính tốn để làm bài tập tự luận có liên quan, tính nồng độ hoặc thể tích
HX tham gia hoặc tạo thành sau phản ứng, bài tập thực tiễn…
- Vận dụng kiến thức giải các bài tập nhận biết và điều chế các đơn chất halogen, giải một số dạng bài
tập thực tiễn, bài tập tính tốn.
- Vận dụng kiến thức giải thích các hiện tượng trong tự nhiên.
3. Thái độ
- Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác khi sử dụng hóa chất, tiến hành thí nghiệm.
- Giáo dục ý thức yêu thích thiên nhiên, nghiên cứu khoa học, vận dụng thực tiễn và bảo vệ môi
trường.
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực tìm hiểu tự nhiên.
- Năng lực riêng: năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực nghiên cứu và thực hành hóa
học, năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn Hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc
sống.
1


Kế hoạch dạy học Hóa 10


III. BẢNG MƠ TẢ
Chủ đề
I. Đơn chất
halogen

II. Hiđro
clorua. Axit
clohiđric

III. Muối
halogennua

Nhận biết
- Nêu được vị trí
nhóm halogen
trong bảng tuần
hoàn.
- Nêu được lớp
ngoài cùng của
nguyên tử
halogen đều có
7e, dễ nhận thêm
1e nên các
halogen đều có
tính oxi hóa mạnh
và là phi kim hoạt
động mạnh.
- Nêu được sự
biến đổi Z, bán
kính ngun tử,

số lớp e, ngun
tử khối, nhiệt độ
nóng chảy, nhiệt
độ sơi, độ âm
điện... quy luật
biến đổi tính oxi
hóa (tính phi kim)
từ flo đến iot.
- Nêu sơ lược về
tính chất vật lí,
tính chất hóa học
trạng thái tự
nhiên, ứng dụng,
điều chế flo, clo,
brom, iot.
- Viết được công
thức e, công thức
cấu tạo và nêu
được đặc điểm
liên kết trong
phân tử HCl, số
oxi hóa của clo là
-1 thấp nhất, số
oxi hóa của hiđro
là +1.
- Tính chất, ứng
dụng của một số
muối haloenua,
phản ứng đặc
trưng của ion

halogenua.

Mức độ nhận thức
Thơng hiểu
Vận dụng
- Giải thích được - So sánh được
sự biến đổi tính cấu hình lớp
chất hóa học của electron ngồi
các đơn chất trong cùng của nguyên
nhóm halogen.
tử các nguyên tố
- Phân biệt được halogen tương tự
các ion halogenua nhau. Tính chất
trong dung dịch.
hố học cơ bản
- Giải thích được
của các ngun tố
flo có tính oxi hóa halogen là tính oxi
mạnh, và mạnh
hố mạnh.
nhất trong các
- So sánh được tính
halogen.
chất hố học cơ
- Giải thích được bản của flo, clo,
brom có tính oxi brom, iot là tính
hóa mạnh nhưng oxi hố, flo có
kém flo và clo, tính oxi hố mạnh
mạnh hơn iot.
nhất; ngun nhân

- Giải thích được tính oxi hố giảm
iot có tính oxi hóa dần từ flo đến iot.
mạnh, nhưng yếu - Viết được các
nhất trong các PTHH
chứng
halogen.
minh tính chất của
các halogen và
hợp chất của
chúng.

Vận dụng cao
Giải được các bài tập:
+ Phân biệt một số dung
dịch,
+ Tinh chế chất,
+ Tính tốn lượng chất
(khối lượng dung dịch)
trong phản ứng,
+ Tính % chất trong hỗn
hợp.

- Dự đốn tính chất Viết được các
của HCl và dung phương trình hóa
dịch HCl.
học minh họa tính
chất axit, tính oxi
hóa, tính khử của
dung dịch HCl.


Vận dụng giải bài tập:
phân biệt các chất/dung
dịch, tính % khối lượng
hoặc thể tích trong hỗn
hợp, tính nồng độ hoặc
thể tích dung dịch

- Phân biệt dung
dịch halogenhidric
và muối halogenua
với dung dịch axit
và muối khác.

- Học sinh tự tìm thí
nghiệm nhận biết các ion
halogenua trong dung
dịch.
- HS giải được các bài
tốn tăng, giảm khối

2

- Viết được các
PTHH
chứng
minh tính chất hoá
học
của
axit
halogenhidric.



Kế hoạch dạy học Hóa 10
lượng.
- Tính hiệu suất phản
ứng, phản ứng các chất
có dư.
Sử dụng có hiệu quả, an
tồn nước Gia-ven, clorua
vôi trong thực tế.
- Phát hiện được một số
hiện tượng trong thực tiễn
và sử dụng kiến thức hóa
học để giải thích.

- Phân biệt được - Tính thể tích khí
các halogen, axit clo ở đktc tham
halogenhidric và gia hoặc tạo thành
muối halogenua trong phản ứng.
với dung dịch axit - Tính nồng độ
và muối khác.
hoặc thể tích của
- Cân bằng phản axit HX tham gia
ứng oxi hóa khử hoặc tạo thành
từ đơn giản đến trong phản ứng.
phức tạp.
- Tính khối lượng
- Viết được các brom, iot và một
PTHH
chứng số hợp chất tham

minh tính chất hố gia hoặc tạo thành
học của flo, brom, trong phản ứng.
iot và tính oxi hóa - Giải thích được
giảm dần từ flo một số hiện t
đến iot.
ượng TN liên
- Giải thích được quan đến thực
các hiện tượng thí tiễn.
nghiệm.
IV. BIÊN SOẠN CÁC CÂU HỎI/BÀI TẬP
Biết
Câu 1. Xác định số oxi hóa của Clo trong : HCl, HClO, HClO2, HClO3, HClO4, K ClO3
Câu 2. Em hãy cho biết đặc điểm chung của các đơn chất halogen? Giải thích?
Câu 3. Viết cơng thức electron, cơng thức cấu tạo của Cl2, HCl
Câu 4. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các chất sau tác dụng với Clo,
Br2
K, Na, Mg, Ba, Al, Fe, Ca, Zn, Cu, H2, H2O
Câu 5. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các chất sau tác dụng với HCl
K, Na, Mg, Ba, Al, Fe, Ca, Zn, Cu, H2.
Hiểu
Câu 1. Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các chất sau tác dụng với Clo.
KOH (ở t0 thường), KOH(ở 1000C), NaOH, KBr, NaBr, NaI, KI.
Câu 2.Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các chất sau tác dụng với HCl
a) K2O, Na2O, MgO, BaO, Al2O3, Fe2O3, CaO, ZnO, FeO, CuO
b) K2CO3, Na2CO3, MgCO3, BaCO3, CaCO3, AgNO3
c) KOH, NaOH, Mg(OH)2, Ba(OH)2, Al(OH)3, Fe(OH)2, Ca(OH)2, Zn(OH)2, Cu(OH)2
d) MnO2, KMnO4, K2Cr2O7
Câu 3.Viết các phương trình phản ứng xảy ra cho các sơ đồ sau:
a) HCl → Cl2 → FeCl3 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl
b) KMnO4→Cl2→HCl →FeCl3 → AgCl→ Cl2→Br2→I2→ZnI2 →Zn(OH)2

c) KCl→ Cl2→KClO→KClO3→KClO4→KCl→KNO3
d) Cl2→KClO3→KCl→ Cl2→Ca(ClO)2→CaCl2→Cl2→O2
e) KMnO4  Cl2  KClO3  KCl  Cl2  HCl  FeCl2  FeCl3  Fe(OH)3
f) CaCl2  NaCl  HCl  Cl2  CaOCl2  CaCO3  CaCl2  NaCl  NaClO
g) KMnO4 → Cl2 → HCl →FeCl2 → AgCl → Ag
h) HCl → Cl2→ FeCl3 → Fe(OH)3 → Fe2(SO4)3
i) MnO2 → Cl2 → NaCl → HCl → CuCl2 → AgCl → Ag
Câu 4: Viết các phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi lần lượt cho các cặp chất sau tác dụng với
nhau:
a) NaCl + ZnBr2
e) HBr + NaI
i) AgNO3 + ZnBr2
m) HCl + Fe(OH)2
b) KCl + AgNO3
f) CuSO4 + KI
j) Pb(NO3)2 + ZnBr2
n) HCl + FeO
c) NaCl + I2
g) KBr + Cl2
k) KI + Cl2
o) HCl + CaCO3
Bài tập định
lượng

- Viết được cấu
tạo phân tử của
khí HX.
- Nêu được tính
chất vật lí, trạng
thái tự nhiên, ứng

dụng, điều chế
một số hợp chất
halogen.
- Mô tả và nhận
biết được các
hiện tượng TN.

3


Kế hoạch dạy học Hóa 10
d) KF + AgNO3
h) HBr + NaOH
l) KBr + I2
p) HCl + K2SO3
Câu 5: Sục khí Cl2 qua dung dịch Na2CO3 thấy có khí CO2 thoát ra. Hãy viết PTHH của các phản ứng
xảy ra.
Câu 6: Nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau:
a) KOH, NaCl, HCl
b) KOH, NaCl, HCl, NaNO3
c) NaOH, NaCl, HCl, NaNO3
d) NaOH, NaCl, CuSO4, AgNO3
e) NaOH, HCl, I2, hồ tinh bột
f) NaOH, HCl, CuSO4, HNO3
Vận dụng
* Nhận biết
Câu 1: Nhận biết các lọ mất nhãn đựng các dung dịch sau:
1) Chỉ dùng 1 thuốc thử
a) KI, NaCl, HNO3
b) KBr, ZnI2, HCl, Mg(NO3)2

c) CaI2, AgNO3, Hg(NO3)2, HI
d) KI, NaCl, Mg(NO3)2, HgCl2
2) Không dùng thêm thuốc thử
a) KOH, CuCl2, HCl, ZnBr2
b) NaOH, HCl, Cu(NO3)2, AlCl3
c) KOH, KCl, CuSO4, AgNO3
d) HgCl2, KI, AgNO3, Na2CO3
* Kim loại tác dụng với axit HCl
Câu 1: Hoà tan m gam Al bằng dung dịch HCl (dư), thu được 3,36 lít H 2 (ở đktc). Giá trị của m là bao
nhiêu ? Đáp án: 2,7g.
Câu 2: Hoà tan m gam Fe trong dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng kết thúc thu được 4,48 lít khí H 2 (ở
đktc). Giá trị của m là (Cho Fe = 56, H = 1, Cl = 35,5)
Đáp số: 11,2.
Câu 3: Hòa tan 6,5 gam Zn trong dung dịch axit HCl dư, sau phản ứng cô cạn dung dịch thì số gam
muối khan thu được là (Cho H = 1, Zn = 65, Cl = 35,5)
Đáp số: 13,6 gam.
Câu 4: Cho 10 gam hỗn hợp các kim loại Mg và Cu tác dụng hết với dung dịch HCl loãng dư thu được
3,733 lit H2(đkc). Tính thành phần % của Mg trong hỗn hợp
Đáp số: 40%.
Câu 5: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết
với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Xác định giá trị V . Đáp số: 3,36 lít.
Câu 6: Hoà tan hoàn toàn 1,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg vào dung dịch HCl thu được 1,68 lít H 2 (đkc).
Tính phần % khối lượng của Al trong hỗn hợp
Đáp số: 60%.
Câu 7: Hoà tan 6 gam hợp kim Cu, Fe và Al trong axit HCl dư thấy thốt ra 3,024 lít khí (đkc) và 1,86
gam chất rắn khơng tan. Tính thành phần phần % của hợp kim
Đáp án: 42% Fe, 27% Al, 31% Cu.
Câu8. Cho 5 gam hỗn hợp bột Cu và Al vào dung dịch HCl dư thu 3,36 lít H 2 ở đktc. Tính phần trăm Al
theo khối lượng ở hỗn hợp đầu
Đáp án: 54%.

Câu 9. Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư. Sau phản ứng thấy
khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam. Tính khối lượng của Al có trong hỗn hợp ban đầu. Đáp án: 5,4
gam.
Câu 10. Cho 16 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư thì thu được
8,96 lit khí ở đktc. Tính khối lượng của Fe và Mg trong hỗn hợp trên
Câu 11. Hoà tan hoàn toàn 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg, Al trong dung dịch HCl dư thấy tạo ra 8,96 lít khí
H2 (đkc). Cơ cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Hãy xác định giá trị của m. Đáp
số: 36,2 gam.
Câu 12: Cho 20 gam hỗn hợp bột Mg và Fe tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có 1 gam khí H 2 bay
ra. Lượng muối clorua tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ?
Đáp án: 55,5g.
Câu 13: Hòa tan hoàn toàn 2,175g hh gồm 3 kim loại : Zn, Mg , Fe vào dd HCl dư thấy thoát ra 1,344
lit khí H2 ( đktc ). Cơ cạn dd thu được sau pư thì được m gam muối khan. Giá trị của m là bao nhêu?
* Xác định tên nguyên tố
Câu 1: Cho 4,8 gam 1 kim loại R thuộc nhóm IIA tác dụng hết với dung dịch HCl, thu được 4,48 lít khí
hiđro (đkc).
1. Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra
2. Xác định tên kim loại R.
3. Tính khối lượng muối clorua khan thu được.
Câu 2: Cho 0,9gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 2,24 lít khí hiđro (ở
đktc). Xác định tên kim loại.
Câu 3: Cho 7,8 gam kim loại nhóm IA tác dụng với HCl thì thấy có 2,24 lít khí thốt ra (đktc). Xác
định tên kim loại.
4


Kế hoạch dạy học Hóa 10
Câu 4: Khi cho 1,2 gam một kim loại nhóm IIA tác dụng với dung dịch HCl tạo ra 1,12 lít khí hiđro (ở
đktc). Xác định tên kim loại.
Câu 5: A là kim loại thuộc nhóm IIA. Lấy 4,8 g A tác dụng với dd HX thu được 0,4 g khí. Tìm tên A

Câu 6: Khi cho 3,33g một kim loại kiềm tác dụng với HCl thì có 0,48g khí hidro thốt ra. Cho biết tên
kim loại kiềm đó.
Vận dụng cao
* Bài tốn hỗn hợp kim loại và oxit kim loại tác dụng với axit
Câu 1: Để hịa tan hồn tồn hỗn hợp gồm Zn và ZnO người ta phải dung vừa hết 600ml dd HCl 1M và
thu được 0,2mol khí H2 .
a) Viết phương trình hóa học của phản ứng xảy ra,
b) Xác định khối lượng của Zn và ZnO trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 2: Hoà tan 10g hỗn hợp bột Fe và Fe 2O3 bằng một lượng dd HCl vừa đủ, thu được 1,12 l hidro
(đktc) và dd X. Cho dd X tác dụng với dd NaOH lấy dư. Lấy kết tủa thu được đem nung trong khơng khí
đến khối lượng khơng đổi thu được chất rắn Y. Tìm khối lượng chất rắn Y.
Câu 3 Hoà tan 28,8 gam hỗn hợp bột Fe2O3 và Cu bằng dd HCl dư(khơng có oxi), đến khi phản ứng
hồn tồn cịn 6,4 gam Cu khơng tan. Tìm khối lượng Fe2O3 và Cu trong hỗn hợp ban đầu.
Câu 4: Cho 14,4g hỗn hợp X gồm Cu và CuO tác dụng vừa đủ với 500ml dung dịch HCl 0,4M. Vậy
khối lượng của đồng trong hỗn hợp trên là:
* Xác định tên nguyên tố
Câu 7: Cho 4,8g một kim loại A thuộc nhóm IIA vào 200g dung dịch HCl 20% thì thu được 4,48 lít khí
(đktc).
a. Xác định tên kim loại A.
b. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng.
Câu 8: Cho 10,8g một kim loại R ở nhóm IIIA tác dụng hết 500 ml d 2 HCl thu được 13,44 lit khí
(đktc).
a) Xác định tên kim loại R.
b) Tìm nồng độ mol/l dung dịch HCl cần dùng.
Câu 9: Cho 1,365 g một kim loại kiềm X tan hết trong dd HCl thu được dd có khối lượng lớn hơn dd
HCl đã dùng là 1,33 g. Tìm tên X.
Câu 10. Khi cho m (g) kim loại Canxi tác dụng hoàn toàn với 17,92 lit khí X 2 (đktc) thì thu được 88,8g
muối halogenua.
a. Viết PTPƯ dạng tổng quát.
b. Xác định công thức chất khí X2 đã dùng.

c. Tính giá trị m.
Câu 11. Để hồ tan hồn tồn 8,1g một kim loại thuộc nhóm IIIA cần dùng 450 ml dung dịch HCl 2,0M,
thu được dung dịch A và V lit khí H2 (đktc).
a. Xác định nguyên tử khối của kim loại trên, cho biết tên của kim loại đó.
b. Tính giá trị V.
c. Tính nồng độ mol của dung dịch A, xem như thể tích dung dịch thay đổi khơng đáng kể.
Câu 12: Hịa tan 4,25 g 1 muối halogen của kim loại kiềm vào dd AgNO 3 dư thu được 14,35 g kết tủa.
CT của muối là gì?
Câu 13: Cho một lượng đơn chất halogen tác dụng hết với magie thu được 19g magie halogenua. Cũng
lượng đơn chất halogen đó tác dụng hết với nhôm tạo ra 17,8g nhôm halogenua. Xác định tên halogen
trên.
Câu 14: X là nguyên tố thuộc nhóm halogen. Oxit cao nhất chứa 38,79% X vế khối lượng. Tìm tên X.
Câu 15: Cho 8g oxit kim loại R ở nhóm IIA tác dụng hoàn toàn với 800 ml dung dịch HCl 0,5M..
a) Xác định tên kim loại R.
b) Tính khối lượng muối tạo thành.
Câu 16: Để trung hòa hết 16g một hiđroxit của một kim loại nhóm IA cần dùng hết 500ml dung dịch
HCl 0,8M. Tìm công thức của hiđroxit trên.
Câu 17: Oxit cao nhất của nguyên tố R có dạng R2O7. Hợp chất khí của nó với Hidro chứa 2,74% hidro
về khối lượng.
a. Tìm tên R.
b. Nếu cho 0,25 mol đơn chất của R tác dụng với hidro (vừa đủ) thu được hợp chất khí. Hịa tan khí
5


Kế hoạch dạy học Hóa 10
này vào nước thu được 200 g dung dịch axit. Tính C% của dung dịch axit này.
Câu 18: Cho 7,3g khí hidroclorua vào 92,7 ml nước được dd axit A

a)
b)

c)

Tính C% ; CM của dd A thu được .
Tính khối lượng dd H2SO4 98% và muối NaCl cần để điều chế lượng khí hidroclorua trên.
Dung dịch axit A thu được cho hết vào 160g dd NaOH 10%. Dung dịch thu được có tính chất gì?
(axit, bazờ, trung hịa). Tính C% cc chất trong dd sau phản ứng.

d)

Tính thể tích dd AgNO 3 0,5M cần để tác dụng vừa đủ với 10g dd axit A trên.
V. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên
Bảng tuần hồn các ngun tố hóa học, kế họach bài dạy, ngân hàng câu hỏi
2. Học sinh
- Đọc trước nội dung của chủ đề trong SGK.
- Tìm kiếm những kiến thức có liên quan đến chủ đề.
VI. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP
Nội dung 1: ĐƠN CHẤT HALOGEN
1. Ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ
3. Thiết kế tiến trình dạy học
3.1. Hoạt động khởi động
a. Mục tiêu:
- Giúp hs vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn
- Tạo tâm thế học tập, giúp HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú học bài mới.
- Hình thành năng lực tư duy, kĩ năng giải quyết vấn đề cho HS.
b. Phương thức:
Đàm thoại, nêu vấn đề, phát vấn, gợi mở…
HS làm việc cá nhân
GV vấn đáp hs

- Em hãy cho biết hợp chất nào có trong men răng của người và động vật?
- Dùng nước máy để sinh hoạt hàng ngày nhưng em đã biết mùi của chúng có ý nghĩa gì khơng?
- Ngun nhân của bệnh bướu cổ là gì? Bệnh bướu cổ của người ở vùng núi và người ở vùng
biển, vùng nào có tỉ lệ bệnh bướu cổ cao hơn, vì sao?
c. Dự kiến sản phẩm:
- Trong men răng của người và động vật có hợp chất CaF2
- Nước từ vịi có mùi clo vì đơn giản là hệ thống cung cấp đã sử dụng clo để khử trùng. Hóa chất
này thường được sử dụng rộng rãi trong các nhà máy nước, vì nó ít tốn kém mà vẫn đem lại hiệu quả
cao.
- Nguyên nhân bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt iốt trong cơ thể gây ra. Tỉ lệ bệnh
bướu cổ của người ở vùng núi cao hơn người ở vùng biển.
d. GV nhận xét, dẫn dắt vào bài mới: Các hợp chất chứa các nguyên tố F, Cl, I.. có vai trò rất
quan trong trong đời sống hàng ngày. Vậy các nguyên tố F, Cl, I có những đặc điểm và tính chất như thế
nào?. Bây giờ chúng ta hãy tìm hiểu về nhóm các nguyên tố này.
3.2. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí trong bảng tuần hồn, cấu hình electron ngun tử, cấu tạo
phân tử của các halogen
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được vị trí trong bảng tuần hồn, cấu hình electron ngun tử, cấu tạo phân tử của
các halogen.
- Hình thành kiến thức về cấu tạo phân tử của các halogen.
- Viết được các công thức phân tử của các halogen.
b. Phương thức:
- Nêu vấn đề, vấn đáp…
- Hoạt động nhóm/cá nhân: chia lớp thành 4 nhóm (cố định).
c. Các bước của hoạt động:
6


Kế hoạch dạy học Hóa 10


HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
* GV: giao nhiệm vụ
I. VỊ TRÍ:
Dựa vào bảng tuần hồn các ngun tố hóa học và hãy cho biết:
* Nhóm halogen gồm :
- Nhóm halogen gồm những nguyên tố nào? Chúng thuộc nhóm nào, ở vị trí Flo(F); Clo(Cl); Brom
nào trong các chu kì?
(Br), Iot (I), Atatin (At)
- Dựa vào số thứ tự của các halogen, hãy viết cấu hình electron của các
* Các ngtố halogen
nguyên tử: F, Cl, Br, I và nhận xét đặc điểm lớp electron ngồi cùng của ngun
thuộc nhóm VIIA. Chúng
tử các ngun tố halogen.
đứng gần cuối các chu kì,
- Dự đốn tính chất hoá học cơ bản của các halogen.
ngay trước các ngtố khí
- Vì sao các nguyên tử của nguyên tố halogen không tồn tại ở dạng nguyên
hiếm.
tử riêng rẽ mà hai nguyên tử lại liên kết với nhau tạo thành phân tử X2?.
Gv treo bảng tuần hồn các ngun tố hóa học lên bảng.
* HS tiếp nhận nhiệm vụ
Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao đổi
trong nhóm để cùng thống nhất phương án trả lời.
* GV nhận xét, đánh giá và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm
Vì có 7e lớp ngồi cùng, còn thiếu 1e để đạt cấu hình e bền như khí hiếm,
nên ở trạng thái tự do, hai nguyên tử halogen góp chung một đơi e để tạo ra
phân tử X2.
GV lưu ý HS : Atatin được điều chế nhân tạo bằng các phản ứng hạt nhân . Do

đó, có thể xem At là ngun tố phóng xạ. Ta khơng nghiên cứu At.
- GV cho HS viết c.h.e của F, Cl và rút ra II. CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ, CẤU TẠO
nhận xét GV đặt vấn đề: Vì sao các ngtử PHÂN TỬ:
halogen không đứng riêng rẽ mà ở dạng 2 * Ngtử có 7e lớp ngồi cùng ( ns2 np5 )
ngtử (Cl2, Br2) Xu hướng liên kết của * Ở trạng thái tự do, 2 ngtử halogen góp chung 1 e với nhau tạo
1 lk CHT không cực.
nguyên tử hal?
..
..
.. ..
- HS trả lời.
:
X
.
.
X
:
:
X
:X :
- Hs viết quá trình hình thành phân tử hal
..
..
.. ..
+

→ X- X → X2
- GV gợi ý để HS nêu tchh cơ bản của
CT e CT cấu tạo
CTPT

halogen.
* Liên kết trong phân tử X2 không bền lắm, dễ bị tách thành 2
ngtử X.
* Trong phản ứng hoá học, các ngtử X dễ thu thêm 1e ⇒ Tính
chất hố học cơ bản của các halogen là tính oxi hố mạnh.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên, ứng dụng của các halogen
1. Mục tiêu:
Hình thành kiến thức về tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của các halogen.
Nắm được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của các halogen.
So sánh được tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, ứng dụng của các halogen.
Giải thích được các hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến bài học.
b. Phương thức:
- Nêu vấn đề, vấn đáp…
- Hoạt động nhóm/cá nhân: chia lớp thành 4 nhóm (cố định).
c. Các bước của hoạt động:
* Giao nhiệm vụ cho HS
Quan sát bảng 11 trong SGK, em hãy:
- Nhận xét các quy luật của sự biến đổi:
+ Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sơi khi đi từ flo đến iot.
+ Bán kính nguyên tử khi đi từ flo đến iot.
+ Độ âm điện khi đi từ flo đến iot.
+ Tính tan của các halogen trong nước, trong các dung môi hữu cơ và trạng thái tự nhiên của
chúng.
7


Kế hoạch dạy học Hóa 10
+ Vì sao trong các hợp chất, flo chỉ có số oxi hố –1, các ngun tố cịn lại, ngồi số oxi hố –1
cịn có các số oxi hoá +1, +3, +5, +7?
* HS tiếp nhận nhiệm vụ

Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng
thống nhất phương án trả lời.
* Dự kiến sản phẩm
Halogen
Flo (F)
Clo (Cl)
Brom (Br)
Iot (I)
2. Tính chất - Chất khí, màu - Ở điều kiện thường, Clo Brom là chất Ở
nhiệt độ
vật lí
lục nhạt, rất độc
là chất khí, màu vàng lục, lỏng màu nâu thường iot là
mùi xốc.
đỏ, dễ bay hơi, tinh thể có màu
Tỉ
khối hỏi brom độc, tím đen, có vẻ
Brom rơi vào da sáng kim loại.
M 71
d Cl2 =
=
= 2,5 > 1 sẽ gây bỏng
29 29
KK
⇒ Nặng hơn kh ơng khí nặng, Brom ít
tan trong nước,
2,5 lần.
nhưng tan nhiều
- Tan vừa phải trong nước
trong dung môi

(ở 20oC, 1 lít nước hồ tan
hữu cơ.
2,5 lít Clo) tạo thành nước
Clo có màu xanh nhạt. Clo
tan nhiều trong dung mơi
hữu cơ.
- Khí Clo rất độc.
- Trong tự nhiên,
Trong tự nhiên
Trong tự nhiên, Clo tồn tại
3. Trạng thái Flo chỉ tồn tại
Giống
Clo, iot tồn tại dạng
dạng hợp chất, chủ yếu là
tự nhiên
dạng hợp chất.
Brom tồn tại hợp chất, có
muối Clorua (NaCl). Muối
Hợp chất của Flo
trong tự nhiên trong 1 số loài
NaCl có trong nước biển và
có trong men
dạng hợp chất, rong biển, tuyến
muối mỏ, có trong khống
răng của người và
chủ yếu là muối giáp của người.
vật
như
Cacnalit
động vật, trong lá

Bromua
Kali,
KCl.MgCl2.6H2O

cây của 1 số loài
Natri, Magie.
xinvinit NaCl.KCl
cây, phần lớn tập
Hàm
lượng
trung trong 2
Brom trong tự
khống vật: Florit
nhiên ít hơn Clo
(CaF2),
Criolit
và Flo.
(Na3AlF6).
Muối Bromua có
trong nước biển.
* GV nhận xét, đánh giá và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm
- Sự biến đổi tính chất vật lí của các đơn chất: Từ F đến I, ta thấy:
+ Trạng thái tập hợp: khí → lỏng → rắn.
+ Màu sắc: đậm dần
+ tonc , tosôi : tăng dần.
Các đơn chất halogen đều rất độc,
- Bán kính nguyên tử khi đi từ flo đến iot tăng dần.
- Độ âm điện: tương đối lớn, giảm dần từ F đến I, F có ĐAĐ lớn nhất nên chỉ có số oxi hố -1, 0.
Các ngun tố halogen khác có số oxi hố -1, 0, +1, +3, +5, +7.
Hoạt động 3: Tìm hiểu tính chất hóa học của các halogen

a. Mục tiêu:
- Nhận biết được tính chất hóa học của các đơn chất halogen
- Hình thành kiến thức về tính chất hóa học của các đơn chất halogen.
- So sánh được tính chất hóa học của các đơn chất halogen
- Giải thích được các hiện tượng trong thực tiễn cuộc sống liên quan đến bài học.
- Rèn luyện kỹ năng viết các PTHH chứng minh tính chất hóa học của các đơn chất halogen.
b. Phương thức:
- Nêu vấn đề, vấn đáp…
- Hoạt động nhóm.
8


Kế hoạch dạy học Hóa 10
c. Các bước của hoạt động:
* Giao nhiệm vụ cho HS
+ Nhóm 1: Nghiên cứu tính chất hóa học của flo.
+ Nhóm 2: Nghiên cứu tính chất hóa học của clo.
+ Nhóm 3: Nghiên cứu tính chất hóa học của brom.
+ Nhóm 4: Nghiên cứu tính chất hóa học của iot.
- Nội dung thảo luận
Nhóm 1 Nghiên cứu tính chất hóa học của flo
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của flo, hãy dự đốn tính chất hố học cơ bản của flo. Viết
các PTHH minh hoạ (Lấy ví dụ với Al, H2, H2O).
2) Cho biết tính chất riêng của axit HF và ứng dụng chủ yếu của nó. (ăn mịn thuỷ tinh nên được dùng
để khắc chữ lên thuỷ tinh)
3) Cho biết điều kiện phản ứng của flo với kim loại, hiđro.
4) Cho biết đặc điểm phản ứng của flo với H2O.
5).Trình bày kết luận về tính chất hóa học của flo. Dẫn ra những PTHH để chứng minh.
Nhóm 2 : Nghiên cứu tính chất hóa học của clo
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của clo, hãy dự đốn tính chất hố học cơ bản của clo. Viết

các PTHH minh hoạ (Lấy ví dụ với Al, H2, H2O).
2) Cho biết điều kiện phản ứng của clo với kim loại, hiđro.
3) Cho biết đặc điểm phản ứng của clo với H2O.
4).Trình bày kết luận về tính chất hóa học của clo. Dẫn ra những PTHH để chứng minh.
Nhóm 3 : Nghiên cứu tính chất hóa học của brom
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của brom, hãy dự đốn tính chất hố học cơ bản của brom.
Viết các PTHH minh hoạ (Lấy ví dụ với Al, H2, H2O).
2) Cho biết điều kiện phản ứng của brom với kim loại, hiđro.
3) Cho biết đặc điểm phản ứng của brom với H2O.
4) Trình bày kết luận về tính chất hóa học của brom. Dẫn ra những PTHH để chứng minh.
Nhóm 4: Nghiên cứu tính chất hóa học của iot
1) Dựa vào cấu tạo nguyên tử và độ âm điện của iot, hãy dự đoán tính chất hố học cơ bản của iot. Viết
các PTHH minh hoạ (Lấy ví dụ với Al, H2, H2O).
2) Cho biết điều kiện phản ứng của iot với kim loại, hiđro.
3) Cho biết đặc điểm phản ứng của iot với H2O.
4)Trình bày kết luận về tính chất hóa học của iot. Dẫn ra những PTHH để chứng minh.
Hoạt động cả lớp
1) Cho biết sự giống và khác nhau về tính chất hoá học của các halogen.
Dẫn ra những PTHH để minh hoạ.
2) Dựa vào khả năng và điều kiện phản ứng của các halogen với kim loại, hiđro và nước hãy sắp xếp
tính oxi hố của các halogen theo chiều giảm dần. Giải thích.
* HS tiếp nhận nhiệm vụ
Các nhóm thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống
nhất phương án trả lời.
* Dự kiến sản phẩm
HS hoạt động theo nhóm. GV đi đến các nhóm để giám sát hoạt động các nhóm, hướng dẫn HS
hoạt động nhóm, giám sát thời gian và điều khiển HS chuyển nhóm.
* Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm
Trạng
Flo (F2) khí, màu lục Clo (Cl2) khí, vàng lục

Brom (Br2) lỏng, màu Iot (I2) rắn, đen tím
thái
nhạt
đỏ nâu
 khí, tím
Các phản Là chất oxi hóa mạnh X2 + 2e 2Xứng
Tính oxi hóa giảm dần từ F đến I ( F2 > Cl2 > Br2 > I2)
Với kim Tác dụng với tất cả Tác dụng với hầu hết Tác dụng với hầu hết Tác dụng với nhiều
9


Kế hoạch dạy học Hóa 10

loại

Với H2

Với H2O

kim loại kể cả Au, Pt. kim loại. Phản ứng tỏa kim loại. Phản ứng tỏa
Phản ứng tỏa nhiệt nhiều nhiệt
nhiệt ít hơn clo
mạnh nhất.

2 Na + X2
2 NaX
Phản ứng nổ mạnh Phản ứng nổ khi chiếu Phản ứng xảy ra ở
ngay ở -252oC, trong sáng hoặc đun nóng (tỉ nhiệt độ cao, khơng nổ
bóng tối
lệ 1:1)


H2 + X2
2HX

kim loại ở nhiệt độ
cao hoặc cần xúc
tác
Phản ứng chỉ xảy ra
ở nhiệt độ cao,
thuận nghịch


¬


H2 + I2

2 HI



¬



Hơi nước nóng cháy
được trong flo

2F2+2H2O 4HF+O


X2 + H2O
HX + HXO
Phản ứng khó dần từ Cl2 đến I2

2

Với dd
kiềm

Với muối
halogen
Pư X2 thể
hiện tính
khử


2F2
+
NaOH
Cl
KCl +
2+2KOH
(dd20%)
KclO + H2O


70o C
2NaF +H2O + OF2
3X2 + 6KOH
5KX + KXO3 + 3H2O



pư ở nhiệt độ thấp
3Cl2+6KOH
5KCl+KclO3+3H2O
F2 khô khử được Cl-, Khử được Br-, I- trong Khử được I- trong
Br-, I- trong muối dung dịch muối
dung dịch iotua:


nóng chảy:
Khơng phản ứng
Cl
+
2NaBr
Br
+2NaI
2NaBr+ I2
2
2

F2+2NaCl 2NaF+
2NaCl+Br2
Cl2

Br2 +5Cl2 + 6H2O
I
2 + 2HclO3
Khơng có
2HbrO3 + 10HCl

2HIO3 + Cl2
F2 > Cl2 > Br2 > I2

Nhận xét
Tính oxi hóa giảm dần (tính khử tăng dần)
Hoạt động 4: Tìm hiểu về ứng dụng và điều chế clo
a. Mục tiêu:
- Nhận biết được ứng dụng và điều chế clo trong phịng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Hình thành kiến thức về ứng dụng và điều chế clo trong phịng thí nghiệm và trong cơng
nghiệp.
- Giải thích được các ứng dụng của clo trong thực tiễn cuộc sống .
- Rèn luyện kỹ năng viết các PTHH điều chế clo trong phịng thí nghiệm và trong công nghiệp.
b. Phương thức:
GV hướng dẫn học sinh tự học
Vấn đáp, diễn giảng…
Hoạt động cá nhân
c. Các bước của hoạt động:
* GV dựa vào các ứng dụng của clo trong thực tế, kết hợp với SGK hướng dẫn hs về một số ứng
dụng của halogen (clo)
* GV: vấn đáp hs
Nêu phương pháp điều chế clo trong phịng thí nghiệm và phương pháp sản xuất trong công nghiệp?.
* HS tiếp nhận nhiệm vụ
Cá nhân HS thực hiện nhiệm vụ theo như yêu cầu của GV, sau đó trao đổi trong nhóm để cùng thống
nhất phương án trả lời.
* Dự kiến sản phẩm
+4

1. Điều chế:

−1 t o


+2

0

Mn O 2 + 4H Cl → Mn Cl 2 + Cl 2 + 2H 2O
10


Kế hoạch dạy học Hóa 10
−1

+1

đ/ p

0

0

2NaCl + 2H2 O = 2NaOH + Cl 2 + H2
cóm.n

2. Ứng dụng:
−1

+1

Sát


trùng

đ/ p

0

trong

hệ

thống

cung

cấp

nước

sạch.

0

2NaCl + 2H2 O = 2NaOH + Cl 2 + H2
coùm.n

Tẩy độc khi xử lý nước thải.
Tẩy trắng vải, sợi, giấy.
Bước 4: GV nhận xét, đánh giá và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm
1. Điều chế Clo
Trong phịng thí nghiệm

Trong cơng nghiệp
a. Điện phân Natri Clorua (nóng chảy)
đ/ p
1
KClO3
NaCl
= Na+ Cl 2

nc
2
MnO 2

b.
Điện
phân
dung dịch NaCl có màng ngăn
KMnO 4
K Cr O
Cho axit HCl + Chất oxi hoá mạnh  2 2 7
+4

−1 t o

+2

0

Mn O2 + 4H Cl → Mn Cl2 + Cl 2 + 2H 2 O
KclO3 + 6HCl  KCl + 3Cl2 + 3H2O
2. Ứng dụng ( hs tự học)

Sát trùng trong hệ thống cung cấp nước sạch.
Tẩy độc khi xử lý nước thải.
Tẩy trắng vải, sợi, giấy.
Sản xuất axit Clohidric, Clorua vôi, . . .
NỘI DUNG 2: HỢP CHẤT HALOGEN
A. HIĐROCLORUA AXIT CLOHIĐRIC VÀ MUỐI CLORUA.
Hoạt động 5: Tìm hiểu về hiđro clorua
a. Mục tiêu:
- Nêu được cấu tạo phân tử và tính chất của hiđro clorua.
- Trình bày được cách điều chế hiđro clorua trong phịng thí nghiệm và trong cơng nghiệp.
- Giải thích được ngun tắc và phương pháp điều chế hiđro clorua trong phịng thí nghiệm và
trong cơng nghiệp.
- Rèn luyện kỹ năng dự đốn, kiểm tra dự đốn và kết luận về tính chất hóa học , điều chế hiđro
clorua.
- Rèn luyện kỹ năng tiến hành thí nghiệm quan sát mơ tả hiện tượng, giải thích rút ra nhận xét.
- Rèn luyện kỹ năng viết các PTHH chứng minh tính chất và điều chế hiđro clorua và axit
clohiđric.
b. Phương thức:
- Nêu vấn đề, vấn đáp…
- Hoạt động cá nhân/nhóm.
c. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
- Giữa H và Cl hình thành bởi loại liên
kết gì? (Dựa vào độ âm điện)
- Hs trả lời
- Gv yêu cầu hs viết công thức e, công
thức cấu tạo của hiđro clorua
- Gv phát vấn hs về tính chất của hiđro
clorua  Kết luận


NỘI DUNG CHÍNH
I. HIĐRO CLORUA:
1. Cấu tạo phân tử: Hợp chất cộng hoá trị, phân tử có cực
gg

H : Cl :
gg

hay H-Cl
2. Tính chất:
- Hidro Clorua là chất khí, khơng màu, mùi xốc, độc.
M 36,5
d=
=
= 1,26 > 1
29
29
- Tỉ khối
⇒ Nặng hơn không khí.
- Tan rất nhiều trong nước tạo thành dung dịch axit HCl (0 oC, gần
11


Kế hoạch dạy học Hóa 10
500lít HCl  hồ tan 1 lít nước).
- Gv phát vấn hs về tính chất vật lí
II. AXIT CLOHIĐRIC:
1. Tính chất vật lí:
- Chất lỏng không màu, mùi xốc
- Khối lượng riêng D= 1,19g/cm3

- Dung dịch HCl đậm đặc bốc khói trong khơng khí ẩm
2. Tính chất hố học:
- Axit có những tính chất hố học đặc a) Tính axit: Axit HCl là axit mạnh
trưng nào?
1.Làm q tím (xanh)  đỏ.
- Hs trả lời
2.Tác dụng với kim loại (Đứng trước H)
- Hs thực hiện thí nghiệm chứng minh
n
+ H2
n
theo nhóm để chứng minh tính axit nHCl + M → (n: hoátrịMCl
thấ
p I củ
a k.loại M) 2
của axit clohiđric
Ví dụ: Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
- Hs viết PTHH
Al + 3 HCl  AlCl3 + 3/2H2
- Gv kết luận về tính axit
4. Tác dụng với axit bazơ, bazơ
Oxit bazơ
HCl + 
→ Muố
i Clorua +H2O
Bazơ
Ví dụ: 2HCl + CuO  CuCl2 + H2O
2HCl + Mg(OH)2  MgCl2 + 2H2O
HCl + NaOH  NaCl + H2O
5. Tác dụng với muối:

HCl + Muối  Muối Clorua + Axit (mới)
(Sản phẩm phải có muối clorua  hay axit (mới) là axit yếu, dễ bay
hơi).
Ví dụ: 2HCl + CaCO3  CaCl2 + H2O + CO2 
HCl + AgNO3  AgCl + HNO3
HCl + Na2SO4 →
b)Tính khử:
Do trong phân tử HCl có số oxi hố –1 (Thấp I)
−1

+4

+2

−1

0

Ví dụ: 4H Cl + Mn O 2 → Mn Cl 2 + Cl 2 +H 2O

-Trong phản ứng điều chế clo từ
+4
−1
+2
0
Pb O2 + 4H Cl → Pb Cl 2 + Cl 2 +2H 2 O
KclO3, HCl đóng vai trị là chất gì?
- Hs trả lời
III. ĐIỀU CHẾ
Vậy Cl trong HCl có số oxh -1 là Trong phịng thí nghiệm

mức thấp nhất nên thể hiện tính khử
Cho NaCl(r) + H2SO4 đđ (PP sunfat)
t o < 250 o C

NaCl (r) + H2SO4 đđ   → NaHSO4 + HCl ↑
Hs nghiên cứu SGK trả lời phương
t o > 400 o C

2NaCl (r) + H2SO4 đđ   → Na2SO4 + 2HCl ↑
pháp điều chế HCl
Khí HCl hồ tan vào nước  dd axit HCl
Trong công nghiệp
- Tổng hợp từ H2 và Cl2
H2 + Cl2 HCl
- Phương pháp sunfat (pư trên)
- Thu từ phản ứng clo hoá các hợp chất hữu cơ:
CH4 + Cl2  CH3Cl + HCl
IV. MUỐI CLORUA – CÁCH NHẬN BIẾT ION CLORUA
(Cl–)
1/. Muối Clorua:
Đa số muối clorua tan trong nước, 1 số muối clorua không tan trong
- Gv yêu cầu hs xem SGK, cho biết nước như: AgCl (tr) ; ít tan như PbCl2(tr), CuCl(tr) . . .
tính tan của muối clorua
2/.Ứng dụng:
+ NaCl: Muối ăn, đ/c NaOH, Cl2, nước Javel, axit HCl.
12


Kế hoạch dạy học Hóa 10
- Muối clorua nào có ứng dụng rất

+ KCl: dùng làm phân Kali.
quan trọng của muối clorua trong đời
+ ZnCl2: Chất chống mục gỗ, t/d tẩy gỉ.
sống và sản xuất?
+ AlCl3: Chất xúc tác trong tổng hợp hữu cơ.
- Ngồi ra, muối clorua cịn có những
+ BaCl2 : trừ sâu bệnh.
ứng dụng nào?
Nhận biết:
- Hs trả lời
- Thuốc thử: dd AgNO3
- Gv kết luận
- Dấu hiệu phân biệt: Khi nhỏ dd AgNO3 vào dd axit HCl hay
dd muối Clorua tạo  trắng (AgCl)

Cl– + AgNO  AgCl trắng + NO3
3

B. SƠ LƯỢC VỀ HỢP CHẤT CÓ OXI CỦA CLO
a. Mục tiêu:
- Biết được: Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất.
- Hiểu được: Tính oxi hóa mạnh của một số hợp chất có oxi của clo (nước Gia-ven, clorua vôi).
- Viết được các PTHH minh hoạ tính chất hóa học và điều chế nước Gia-ven, clorua vơi .
- Sử dụng có hiệu quả, an tồn nước Gia-ven, clorua vơi trong thực tế.
b. Phương thức:
- Nêu vấn đề, vấn đáp…
- Hoạt động cá nhân/nhóm.
c. Các bước của hoạt động:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH

- Sản phẩm của phản ứng giữa khí
8. NƯỚC JAVEL: dd hỗn hợp NaCl, NaClO
clo với dd NaOH là gì? Học sinh viết
(Natri hipoclorit)
PTHH
1. Tính chất:
- Gv thơng tin về nước javen
* NaClO là muối của axit yếu (yếu hơn H2CO3) nên dễ tác dụng với
- NaClO tạo nên từ axit nào?
CO2 của khơng khí
- Gv thơng tin về axit hipoclorơ  * Tính oxi hố mạnh nên có tính tẩy màu
Tính chất của nước javen? Ứng 2. Ứng dụng
Nước Javel được dùng: Sát trùng;tẩy trắng vải, giấy, sợi…
dụng
9. Điều chế
 Gv trình chiếu thí nghiệm về tính
Cho Cl2 tác dụng với NaOH loãng, nguội:
tẩy màu của nước javen
−1

0

+1

Cl 2 + 2NaOH → NaCl + NaCl O + H2O
Natri Hipoclorit
1 4 4 44
2 4 4 4 43

(*)

Trong công nghiệp: Người ta điều chế bằng cách điện phân dd NaCl
khơng có vách ngăn.
Nướ
c Javel

- Dựa vào kiến thức đã học, hãy cho
biết nước javen được điều chế bằng
cách nào?
- Học sinh trả lời
- Gv kết luận

đ/p

 NaOH + ½Cl2 + ½H2
NaCl + H2O →
vì khơng có vách ngăn giữa 2 cực nên Cl 2 tác dụng với NaOH theo
phương trình (*).
ñ/p k o vách
ngăn

NaCl + H2O     → NaClO + H2
- Gv giới thiệu cơng thức hố học
II. CLORUA VƠI: CaOCl2
- Trong phân tử có gốc ClO , như vậy
10. Tính chất
clorua vơi có chất gì?
– Là chất bột màu trắng, có mùi xốc của khí Clo.
- Hs trả lời
– Có tính oxi hố mạnh.
 Viết PTHH chứng minh tính oxi

– Tác dụng với axit HCl
– CaOCl2 + 2HCl  CaCl2 + Cl2 + H2O
hố?
- Clorua vơi tạo nên axit hipocloro

Tác dụng với CO2 (Trong khơng khí ẩm)
(là một axit yếu) nên trong khơng khí
11. Ứng dụng
ẩm nó cũng có phản ứng với CO2 và
– Dùng tẩy trắng sợi, vải, giấy, tẩy nước.
hơi nước như nước javen
– Xử lý các chất độc.
- Hs viết PTHH
– Dùng trong tinh chế dầu mỏ.
13


Kế hoạch dạy học Hóa 10
- Ứng dụng?
12. Điều chế
- Tương tự nước javen, clorua vôi Cho Cl2 tác dụng với dd Ca(OH)2 ở 30oC:
−1
+1
cũng được tạo nên từ phản ứng giữa 0
Cl 2 + Ca (OH) 2 = Ca Cl 2 + Ca (Cl O) 2 + H 2 O
khí clo và dd Ca(OH)2, 300C
      
- Học sinh viết PTHH
Cloruavoâ
i

- Gv giới thiệu phương pháp điều chế
Cl 2 + Ca(OH)2 = CaOCl 2 + H2O
từ CaO
14 2 43
Clorua voâ
i
hay
3.3 Hoạt động luyện tập
Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về các đơn chất halogen và hợp chất của chúng( Xác định số oxi hóa của các
halogen trong hợp chất, Giải thích đặc điểm chung của các nguyên tố halogen, viết PTHH chứng minh
tính chất của halogen và hợp chất của chúng)
- Tính lượng chất thu được hoặc lượng chất tham gia phản ứng khi cho kim loại, hỗn hợp kim loại, hợp
chất tác dụng với axit clohidric.
- Xác định tên nguyên tố.
- Phương thức tổ chức
+ Vấn đáp, thuyết trình, câu hỏi/bài tập…
+ Học sinh hoạt động cá nhân/cặp đôi
+ Các câu hỏi bài tập giáo viên đã biên soạn và giao cho hs
- Gợi ý sản phẩm
Bài tập kim loại tác dụng với axit
Câu 1: 2,7g.
Câu 2:11,2 g
Câu 3: 13,6 gam.
Câu 4: 40%.
Câu 5: 3,36 lít.
Câu 6: 60%.
Câu 7: 42% Fe, 27% Al, 31% Cu.
Câu 8: 54%.
Câu 9. 5,4 gam

Câu 10. mFe = 11,2 g, mMg = 4,8 g
Câu 11. 36,2 gam
Câu 12. 55,5 gam
Câu 13. 6,435 gam
* Xác định tên nguyên tố
Câu 1: Mg, m = 19 gam
Câu 2:Be
Câu 3: K
Câu 4: Mg
Câu 5: Mg
Câu 6: Li
Câu 7: Mg
Câu 8:
Al
Câu 9: K
Câu 10: Ca
Câu 11: Al; 10,08 lít; 0,66M
Câu 12: KF
Câu 13: Cl
Câu 14: Cl
Câu 15: Mg; 19
Câu 16: Na
Câu 17: Cl; 9,125 % Câu 18: 7,3%, 2M; 10 gam
* Kim loại và oxit kim loại phản ứng với dd axit
Câu 1: Zn = 13 gam; ZnO = 8,1 gam
Câu 2: Y = 11,2 gam
Câu 3: Fe2O3 = 16g, Cu = 12,8 g
Câu 4: Cu =6,4 g, CuO = 8 g
- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả;

chốt kiến thức
3.4. Hoạt động vận dụng, tìm tịi mở rộng
a. Mục tiêu:
- Trình bày được các ứng dụng của các halogen và hợp chất của chúng trong sinh hoạt và sản xuất.
- Giải thích được các ứng dụng của các halogen và hợp chất của chúng trong sinh hoạt và sản xuất.
- Chứng minh được các ứng dụng của các halogen và hợp chất của chúng trong sinh hoạt và sản xuất.
- Rèn luyện kĩ năng giải thích các hiện tượng, sự vật có liên quan đến halogen và hợp chất của chúng
trong sinh hoạt và sản xuất.
b. Phương thức:
- Đàm thoại, phát vấn, câu hỏi,…
- Hoạt động cá nhân/nhóm.
Dựa vào các kiến thức đã học về nhóm halogen, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
1. Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng?
14


Kế hoạch dạy học Hóa 10
2. Dung dịch Clo diệt trùng nước và làm sạch hồ bơi như thế nào?
3. Brom có vài thiết yếu như thế nào đến sự sống của con người?
4. Vì sao thiếu iot lại là nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ?
5. Vai trò của Axit clohidric đối với cơ thể chúng ta?
Gv phát phiếu câu hỏi cho học sinh đã được chuẩn bị trước.
c. Dự kiến sản phẩm (Phụ lục)
d. Nhận xét, đánh giá và nhấn mạnh kiến thức trọng tâm.
+ Thông qua quan sát: Khi HS HĐ cá nhân, GVchú ý quan sát, kịp thời phát hiện những khó khăn,
vướng mắc của HS và có giải pháp hỗ trợ hợp lí.
+ Thơng qua sản phẩm học tập: Bài trình bày/lời giải của HS về các câu hỏi, GVtổ chức cho HS chia sẻ,
thảo luận tìm ra chỗ sai cần điều chỉnh và chuẩn hóa kiến thức.

Ngày


tháng
Ký duyệt

năm 2021

Đinh Thị Kim Huy

PHỤ LỤC
1. Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng?
Trong các kem đánh răng và nước súc miệng thường có thành phần Florua giúp bảo vệ răng. Các
bạn có biết vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng

Vì sao chất Florua lại bảo vệ được răng
Răng được bảo vệ bởi lớp men cứng, dày khoảng 2mm. Lớp men này là hợp chất Ca5(PO4)3OH
và được tạo thành bằng phản ứng:
5Ca2+ + 3PO43- + OH- ⇔ Ca5(PO4)3OH (1)
Quá trình tạo lớp men này là sự bảo vệ tự nhiên của con người chống lại bệnh sâu răng.
Sau các bữa ăn, vi khuẩn trong miệng tấn cơng các thức ăn cịn lưu lại trên răng tạo thành các
axit hữu cơ như axit axetic và axit lactic. Thức ăn với hàm lượng đường cao tạo điều kiện tốt cho việc
sản sinh ra các axit đó.
Lượng axit trong miệng tăng làm cho pH giảm, làm cho phản ứng sau xảy ra:
H+ + OH- → H2O
15


Kế hoạch dạy học Hóa 10
Khi nồng độ OH- giảm, theo nguyên lí Lơ-Sa-tơ-li-ê, cân bằng (1) chuyển dịch theo chiều nghịch
và men răng bị mòn, tạo điều kiện cho sâu răng phát triển.
Biện pháp tốt nhất phòng sâu răng là ăn thức ăn ít chua, ít đường và đánh răng sau khi ăn.

Người ta thường trộn vào thuốc đánh răng NaF hay SnF2, vì ion F- tạo điều kiện cho phản ứng
sau xảy ra:
5Ca2+ + 3PO43- + F- → Ca5(PO4)3F
Hợp chất Ca5(PO4)3F là men răng thay thế một phần Ca5(PO4)3OH
Ở nước ta, một số người có thói quen ăn trầu, việc này rất tốt cho việc tạo men răng theo phản
ứng (1), vì trong trầu có vơi tơi Ca(OH)2, chứa các ion Ca2+ và OH- làm cho cân bằng (1) chuyển dịch
theo chiều thuận.
2. Dung dịch Clo diệt trùng nước và làm sạch hồ bơi như thế nào?
Khí clo lần đầu tiên được phát hiện bởi nhà hóa học Thụy Điển Carl Wilhelm Scheele vào năm
1774. Ngày nay, clo là một trong những hóa chất sản xuất nhiều nhất trên thế giới với sự ứng dụng vào
vô số các sản phẩm. Clo liên quan chặt chẽ đến nhiều ngành công nghiệp ứng dụng trong cuộc sống
hàng ngày của con người.

Người ta thường sản xuất ra clo bằng cách điện phân nước muối natri clorua(NaCl). Khí clo thu
được sẽ được sử dụng để tạo ra các hợp chất clo khác được sử dụng để khử trùng, tẩy trắng, sản xuất
chất dẻo và các sản phẩm liên quan.
Trong các hồ bơi, clo dùng để khử nước hồ khỏi các vi khuẩn có thể nguy hại cho con người.
Clo diệt vi khuẩn qua một phản ứng hóa học khá đơn giản. Dung dịch clo khi hòa vào trong nước sẽ
phân hủy thành axit hypoclorơ (HOCl) và ion hypoclorit (OCl-). Cả hai chất này giết chết các vi sinh vật
và vi khuẩn bằng cách tấn công vào lớp lipid của thành tế bào rồi phá hủy các enzym và các cấu trúc bên
trong tế bào khiến chúng bị ơxi hóa, trở nên vơ hại. Sự khác biệt giữa HOCl và OCl- là tốc độ ơxi hóa
của chúng. Axit hypoclorơ có khả năng ơxi hóa các vi sinh vật chỉ trong vài giây, trong khi các ion
hypoclorit có thể mất đến 30 phút.

16


Kế hoạch dạy học Hóa 10

Hoạt tính của HOCl và OCl- thay đổi theo độ pH của hồ bơi. Nếu độ pH quá cao, không đủ

lượng HOCl trong hồ bơi thì quá trình làm sạch có thể mất nhiều thời gian hơn bình thường. Độ pH lý
tưởng nhất trong hồ bơi khoảng giữa 7 – 8 mà 7,4 là lý tưởng nhất vì đây cũng chính là độ pH trong
nước mắt con người.
Sau khi HOCl và OCl- đã hoàn tất quá trình làm sạch các hồ bơi, chúng sẽ kết hợp với hóa chất
Lkhác, như một hợp chất có nitơ hay amoniắc hoặc chia thành các nguyên tử đơn và mất hoạt tính. Ánh
ọ sáng mặt trời cũng góp phần làm tăng tốc độ các quá trình này. Chính vì thế, người ta cần phải tiếp tục
thêm clo vào hồ bơi để quá trình làm sạch diễn ra liên tục. Ngồi ra, clo cịn có vị trí quan trọng trong
b công nghệ xử lý nước uống khử các vi khuẩn và tảo trong nước bẩn, làm thuốc tẩy trắng quần áo và đồ
r dùng.
ơ
Tuy nhiên, bên cạnh đặc tính khử vi khuẩn rất hữu ích của clo, nó cũng có một số tác dụng
m
phụ có thể gây phiền nhiễu cho con người thậm chí có thể gây nguy hiểm. Clo có mùi rất đặc biệt khá
t khó chịu thậm chí với nồng độ cao gây khó thở. Ngồi ra, clo cịn có thể gây kích ứng cho một số loại
r da gây ngứa, rát. Các ion hypoclorit làm cho nhiều loại vải bạc màu và sờn nhanh chóng nếu khơng gột
o sạch ngay sau khi rời khỏi hồ bơi.
n
g
Chính vì vậy, ngày nay, một số công ty đã phát triển một số loại hóa chất khác để thay thế cho
clo. Tuy nhiên, cho đến nay clo vẫn là giải pháp tối ưu cho việc khử trùng, tẩy trắng với hiệu quả cao và
k giá rẻ.
h

3. Brom có vài thiết yếu như thế nào đến sự sống của con người?
i
.
Có hai mươi bảy nguyên tố hóa học được coi là cần thiết cho đời sống con người. Giờ đây có
thêm một ngun tố thứ 28 - đó là brơm.

Trong một bài báo được cơng bố trên tạp chí Cell, các nhà nghiên cứu trường Đại học Vanderbilt

n lần đầu tiên chứng minh rằng brơm, nằm trong số 92 ngun tố hóa học xuất hiện tự nhiên trong vũ trụ,
h là nguyên tố thứ 28 cần thiết cho sự phát triển mô trong tất cả các loài động vật, từ sinh vật biển ngun
: thủy đến con người.
W"Nếu khơng có brơm, tì sẽ khơng có động vật. Đó là phát hiện của nghiên cứu này", Billy Hudson, Tiến
i sĩ, tác giả chính của bài báo và Elliott V. Newman, Giáo sư y khoa, phát biểu.
k
Các nhà nghiên cứu, đứng đầu là các đồng tác giả đầu tiên Scott McCall, Christopher Cummings
i và Gautam (Jay) Bhave, cho thấy ruồi giấm chết khi brôm được loại bỏ khỏi chế độ ăn uống của chúng
p nhưng đã sống khi brôm được khôi phục trở lại.
e
d
i
17
a


Kế hoạch dạy học Hóa 10
Phát hiện này có ý nghĩa quan trọng đối với bệnh ở người. "Nhiều nhóm bệnh nhân được xác
định bị thiếu brôm", McCall cho biết. Việc bổ sung brơm có thể cải thiện sức khỏe của bệnh nhân chạy
thận nhân tạo hoặc tổng dinh dưỡng (TPN) là một ví dụ.
Đây là báo cáo mới nhất trong một loạt các bài báo mang tính bước ngoặt của nhóm Vanderbilt
giúp xác định cách giàn giáo collagen IV giữ màng đáy của tất cả các mô, bao gồm cả các đơn vị lọc của
thận.
Hudson cho biết nền tảng cho khám phá về brôm bắt đầu từ 30 năm trước khi ơng cịn tại Đại học
y Kansas.
Vào giữa những năm 1980, sự tò mò về hai bệnh thận hiếm dẫn đến phát hiện ra hai loại protein
chưa được biết xoắn vào nhau để tạo thành phân tử collagen IV xoắn ba, giống như sợi dây cáp đỡ cây
cầu. Bệnh phát sinh khi các cáp này có khiếm khuyết hoặc bị hư hỏng.
Trong năm 2009, các đồng nghiệp do TS Roberto Vanacore đứng đầu đã báo cáo trên tạp chí
Science sự phát hiện ra một liên kết sulfilimine mới giữa một nguyên tử lưu huỳnh và một nguyên tử

nitơ hoạt động như một "khoá kéo" để kết nối các phân tử collagen IV tạo thành giàn giáo cho các tế
bào.
Liên kết khiếm khuyết có thể gây ra bệnh tự miễn dịch hiếm là hội chứng Goodpasture. Sự rối
loạn này được đặt tên theo nhà nghiên cứu bệnh học Vanderbilt và nguyên hiệu trưởng trường y, Bác sĩ
Ernest Goodpasture, người được biết đến nhờ những đóng góp cho sự phát triển vắc-xin.
Phát hiện đó dẫn đến câu hỏi đơn giản: liên kết này được hình thành như thế nào?
Năm 2012, Bhave, Phó giáo sư Y khoa, Cummings và Vanacore thực hiện một nghiên cứu đã tìm
ra câu trả lời - đó là enzym peroxidasin.
Được bảo tồn trong thế giới động vật, peroxidasin cũng có thể đóng một vai trị trong bệnh tật.
Một enzyme hoạt động quá mức có thể dẫn đến sự lắng đọng collagen IV quá mức và làm màng nền dày
lên, điều này có thể làm giảm chức năng thận.
Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học đã chứng minh vai trò độc đáo và cần thiết của ion brôm
như một "đồng yếu tố", cho phép peroxidasin hình thành liên kết sulfilimine.
Do đó ngun tố hóa học brơm là "cần thiết cho sự phát triển của động vật và cấn trúc mơ", các
nhà khoa học kết luận.
4. Vì sao thiếu iot lại là nguyên nhân gây ra bệnh bướu cổ?
Thiếu iốt: Iốt là điều cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, được tìm thấy chủ yếu
trong nước biển hay trong đất ở các khu vực ven biển. Theo nhiều nghiên cứu, những người sống nội địa
hoặc sống tại vùng núi có tỉ lệ mắc bướu cổ cao hơn những người sống vùng biển. Việc thiếu hụt iốt ban
đầu có thể do ăn nhiều thực phẩm làm ức chế hormone, như cải bắp, bơng cải xanh.
5. Vai trị của Axit clohidric đối với cơ thể chúng ta?
Trong cơ thể con người, Axit clohidric (HCl ) tồn tại chủ yếu trong dịch vị dạ dày, nó đóng vai
trị là một chất xúc tác để giải phóng ra enzym pepsin có tác dụng phân cắt protein. Vì vậy, Axit clohidric
có vai trò rất quan trọng đối với quá trình trao đổi chất của cơ thể chúng ta

Trong dung dịch dạ dày của người có axit clohidric với nồng độ khoảng từ 0,0001 đến 0,001
mol/l (có độ pH tương ứng là 4 và 3). Ngồi việc hịa tan các muối khó tan, axit clohidric còn là chất xúc
tác cho các phản ứng thủy phân các chất gluxit (chất đường, bột) và chất protein (chất đạm) thành các
chất đơn giản hơn để cơ thể có thể hấp thụ được.
18



Kế hoạch dạy học Hóa 10
Lượng axit clohidric trong dịch vị dạ dày người nhỏ hơn hoặc lớn hơn mức bình thường đều gây
bệnh cho người. Khi trong dịch vị dạ dày có nồng độ axit clohidric nhỏ hơn 0,0001 mol/l (pH > 4,5),
người ta mắc bệnh khó tiêu, ngược lại nồng độ lớn hơn 0,001 mol/l (pH < 3,5), người ta mắc bệnh ợ
chua. Một số thuốc chữa đau dạ dày có chứa muối natri hidrocacbonat NaHCO3 (cịn gọi là thuốc muối)
có tác dụng trung hịa bớt axit trong dạ dày.
NaHCO3 + HCl  NaCl + CO2 + H2O
THÔNG TIN VỀ BỆNH BƯỚU CỔ
Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ là do đâu?
Nguyên nhân gây bệnh bướu cổ là gì và các tác hại mà bệnh bướu cổ gây ra như thế nào? đã trở
thành mối quan tâm của nhiều người vì tính phổ biến và những tác động nguy hại mà nó gây ra.
Nguyên nhân bệnh bướu cổ chủ yếu do tác nhân thiếu hụt iốt trong cơ thể gây ra nhưng không phải cứ
bổ sung đủ iốt là bệnh sẽ khỏi. Những thông tin được cung cấp sau đây sẽ cho bạn hiểu rõ về tác nhân
này.
Bệnh bướu cổ là gì?
Tuyến giáp là một tuyến hình bướm nằm ngay dưới yết hầu, với mỗi cánh nằm ở mỗi bên khí
quản. Nó sản xuất ra hormone tuyến giáp, giúp kiểm soát tốc độ trao đổi chất trong cơ thể bạn.

Bệnh bướu cổ là cụm từ dân gian hay dùng cho tất cả các trường hợp bệnh gây tuyến giáp to.
Bệnh tuyến giáp bao gồm các thể loại khác nhau về hình thể và chức năng như bướu giáp đơn thuần
(tuyến giáp to đều), bướu giáp đơn nhân, bướu giáp đa nhân (tuyến giáp có u từng vùng).
Vùng cổ trước là vùng hay xuất hiện bướu cổ nhất vì vùng này có những cấu trúc dễ phát sinh
thành bướu như tuyến giáp, ống giáp móng bẩm sinh. Các vùng cổ khác như cổ bên, cổ sau hay gáy ít bị
hơn.
Nguyên nhân bệnh bướu cổ
- Thiếu iốt: Iốt là điều cần thiết cho việc sản xuất hormone tuyến giáp, được tìm thấy chủ yếu
trong nước biển hay trong đất ở các khu vực ven biển. Theo nhiều nghiên cứu, những người sống nội địa
hoặc sống tại vùng núi có tỉ lệ mắc bướu cổ cao hơn những người sống vùng biển. Việc thiếu hụt iốt ban

đầu có thể do ăn nhiều thực phẩm làm ức chế hormone, như cải bắp, bông cải xanh.
19


Kế hoạch dạy học Hóa 10

- Bệnh Graves: Bướu cổ đơi khi có thể xảy ra khi tuyến giáp tạo ra quá nhiều hormone tuyến giáp
(cường giáp). Trong bệnh Graves, các kháng thể được sản xuất bởi hệ thống miễn dịch, giúp chống lại
virus, vi khuẩn,.... Lúc này tuyến giáp hoạt động liên tục dẫn đến sản xuất thyroxine dư thừa. Kích thích
vượt quá. Điều này làm cho tuyến giáp sưng lên.
- Bệnh Hashimoto: Bướu cổ cũng có thể là kết quả của một tuyến giáp kém (suy giáp). Cũng
giống như bệnh Graves , Hashimoto là một rối loạn tự miễn. Tuy nhiên trong bệnh Hashimoto thay vì
tuyến giáp sản xuất quá nhiều hormone, thì nó lại sản xuất quá ít. Do cảm nhận một mức độ hormone
thấp nên tuyến yên sản xuất ra nhiều TSH để kích thích tuyến giáp, làm cho tuyến để phóng to.

20


Kế hoạch dạy học Hóa 10

- Bướu cổ Multinodular: Trong điều kiện này, một số chất rắn hoặc chất lỏng chứa đầy u phát
triển ở cả hai phía của tuyến giáp, dẫn đến mở rộng tổng thể tuyến giáp.
- Bướu độc tuyến giáp: Trong trường hợp này, một nhân giáp đơn phát triển trong một phần của
tuyến giáp . Hầu hết các nốt khơng phải ung thư (lành tính) và không dẫn đến ung thư.
- Ung thư tuyến giáp. Ung thư tuyến giáp ít phổ biến hơn so với nốt lành tính tuyến giáp. Ung thư
tuyến giáp thường xuất hiện với triệu chứng mở rộng ở một bên của tuyến giáp.
- Mang thai: Hormone sản xuất trong khi mang thai - chorionic gonadotropin (HCG), có thể làm
tuyến giáp lớn hơn một chút.
- Viêm: Viêm tuyến giáp là một tình trạng viêm có thể gây đau và sưng ở tuyến giáp.
Các yếu tố nguy cơ gây bướu cổ

Bướu giáp có thể gặp ở bất cứ ai và bất cứ lúc nào trong suốt cuộc đời, mặc dù phổ biến hơn sau
tuổi 50. Một số yếu tố nguy cơ phổ biến cho các bệnh bướu cổ bao gồm:
- Chế độ ăn uống thiếu iốt: Những người sống ở những nơi thiếu iốt và những người khơng được
dùng iốt bổ sung có nguy cơ cao mắc bệnh bướu cổ.

21


Kế hoạch dạy học Hóa 10
- Giới tính: Phụ nữ dễ bị rối loạn tuyến giáp hơn so với nam giới, họ cũng nhiều khả năng để phát
triển bướu giáp.
- Tuổi: 50 tuổi trở lên có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

- Tiền sử gia đình: Những người có thành viên trong gia đình mắc bệnh bướu cổ có nguy cơ mắc
căn bệnh này cao hơn những người khác.
- Mang thai và thời kỳ mãn kinh: Vì những lý do khơng hồn tồn rõ ràng, vấn đề về tuyến giáp
có nhiều khả năng xảy ra sau khi mang thai và thời kỳ mãn kinh.
- Một số loại thuốc: Một số phương pháp điều trị y tế, bao gồm ức chế miễn dịch, thuốc kháng
virus, thuốc tim và thuốc tâm thần, làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
Tác hại của bệnh bướu cổ
Khi bướu tuyến giáp to sẽ lồi ra ngoài sẽ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ, gây đau, khó nuốt hoặc
khó thở.
Khi suy giáp hay cường giáp sẽ gây nên yếu cơ, giảm trí nhớ, da khơ, táo bón, da nhám, tăng cân,
rụng tóc, nói chậm, khó thở, chán ăn, rối loạn tâm thần, phù mặt, điếc, đau vùng trước ngực, da tái nhợt.

22


Kế hoạch dạy học Hóa 10


Hơn mê do suy chức năng tuyến giáp là giai đoạn cuối của tình trạng thiếu hụt iốt dẫn đến giảm
tổng hợp và giải phóng hormon tuyến giáp một cách trầm trọng, dẫn đến suy chức năng của nhiều cơ
quan, thậm chí gây tử vong.
Đối với bướu ác tính tuyến giáp nếu khơng điều trị kịp thời các tế bào ung thư lan tràn ra ngồi
có thể gây di căn nhiều cơ quan dẫn đến tử vong.
Bệnh bướu cổ đang trở thành căn bệnh phổ biến trong xã hội và gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe
của nhiều người, nắm được những nguyên nhân gây bệnh bướu cổ vơ cùng quan trọng để có kiến thức
trang bị sức khỏe cho bản thân và gia đình.

23


Kế hoạch dạy học Hóa 10

Tuần dạy: 25-31
Tiết: 4859

CHỦ ĐỀ: OXI – LƯU HUỲNH (11 tiết)

Ngày soạn: 15/02/2021
I. NỘI DUNG CHỦ ĐỀ
* Chủ đề này gồm các nội dung:
Nội dung 1: Đơn chất ozon, lưu huỳnh
- Cấu tạo nguyên tử và phân tử của các ozon, lưu huỳnh.
- Tính chất vật lí và trạng thái tự nhiên của ozon, lưu huỳnh.
- Tính chất hóa học của các ozon, lưu huỳnh.
Nội dung 2: Hợp chất của lưu huỳnh
- H2S, SO2, SO3.
- Axit sunfuric và muối sunfat.
* Thời lượng:

- Số tiết học trên lớp: 11 tiết.
- Thời gian học ở nhà: 2 tuần nghiên cứu bài học và làm thí nghiệm.
II. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:

Nêu được vị trí, cấu hình electron, tính chất vật lí, tính chất hóa học đặc trưng của ozon, lưu huỳnh
và hợp chất H2S H2SO4, SO2, SO3
Nêu được ứng dụng, điều chế H2SO4, SO2 trong phịng thí nghiệm và công nghiệp. Kỹ thuật khai
thác lưu huỳnh;
Viết được phương trình hóa học chứng minh được tính chất củalưu huỳnhvà hợp chất H2S H2SO4,
SO2, SO3.
Vận dụng được kiến thức của oxi, lưu huỳnhvà hợp chất H2S H2SO4, SO2, SO3 để giải thích hiện
tượng trong cuộc sống.
2.

Kĩ năng:
Dự đốn tính chất, kết luận về tính chất hóa học của ozon và lưu huỳnh từ cấu tạo nguyên tử và
phân tử;
Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh rút ra được nhận xét về tính chất vật lí và tính chất hóa học của
lưu huỳnh;
Giải được các bài tập tính % của chất khí oxi và ozon;
Giải các bài tập định lượng.

3. Thái độ:

Giáo dục đức tính cẩn thận chính xác;
24


Kế hoạch dạy học Hóa 10

Nhận thức được vai trị của ozon và lưu huỳnh trong đời sống con người;
Giáo dục thức bảo vệ môi trường thông qua kiến thức về thủng tầng ozon, hiện tượng núi lửa...;
4. Định hướng năng lực hình thành:

- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết
vấn đề và sáng tạo, năng lực ngơn ngữ, năng lực tính tốn, năng lực tìm hiểu tự nhiên, năng lực Công
nghệ, năng lực Tin học.
- Năng lực riêng: năng lực sử dụng ngơn ngữ hóa học, năng lực nghiên cứu và thực hành hóa
học, năng lực giải quyết vấn đề thơng qua mơn Hóa học, năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc
sống.
III. BẢNG MÔ TẢ
Loại
Chủ đề

câu

Mức độ nhận thức (Mức độ yêu cầu cần đạt)
Thông hiểu
Vận dụng
Vận dụng cao

Nhận biết

hỏi/bài

II.

tập
Ozon, Câu


lưu

huỳnh định tính

hỏi -Nêu

đựợc Phân biệt các -

Giải

tính chất vật lí, hợp chất của S được

một

thích - Phát hiện được một
số số hiện tượng trong

và hợp chất

vị trí của O3 ,S với dung dịch hiện tượng liên thực tiễn và sử dụng

H2S,

H2SO4,

H2S, axit

SO2,

SO3, khác, giải thích tiễn


SO2,

SO3, H2SO4

và muối quan đến thực kiến thức hóa học để

muối sunphat, được tính oxi -Giải thích được
cấu
electron

hình hóa của O3, tính các hiện tượng
của oxi hóa và tính thí nghiệm và

của O ,S

khử

của

lưu viết PTPU

-Nêu được lớp huỳnh
ngồi

cùng -Viết

của ngun tử phương
Oxi,


các
trình

lưu phản ứng hóa

huỳnh đều có học chứng minh
6e lớp ngồi tính chất hóa
cùng

học O3, S và

-Viết

đượ hợp chất H2S

PTPU thể hiện H2SO4,
tính chất hóa SO3
học của oxi,
lưu huỳnh và
các hợp chất
25

SO2,

giải thích.


×