Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Đại Cương âm dương hợp nhất pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (290.46 KB, 6 trang )

Đại Cương âm dương hợp nhất
A. ĐẠI CƯƠNG
Học thuyết Thiên Nhân Hợp Nhất còn gọi là Quan Niệm Chỉnh Thể. Trong
y học cổ truyền từ xưa, người ta đã quan niệm : Cơ thể con người là 1 khối thống
nhất giữa con người với khí hậu và hoàn cảnh xã hội, phong tục địa phương, có
những mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong Y Học, học thuyết này được dùng
làm chỉ đạo các phương pháp phòng bệnh, gìn giữ sức khỏe, tìm ra nguyên nhân
bệnh và đề ra các phương pháp phòng chữa bệnh toàn diện.
B. QUAN HỆ GIỮA CON NGƯỜI VÀ HOÀN CẢNH TỰ NHIÊN
Con người là một sinh vật trong vũ trụ (Nhân thân tiểu thiên địa) do đó,
chịu mọi ảnh hưởng và chi phối của vũ trụ.
1. Hoàn cảnh tự nhiên
a) Khí hậu thời tiết
Trong một năm có 4 mùa : xuân, hạ, thu, đông và có sáu khí (Lục khí) :
Phong (gió), Hàn (lạnh), Thử (nắng), Thấp (ẩm) (ướt), Táo (khô ráo), Hỏa (nóng),
sáu thứ khí này đi theo 4 mùa, tác động đến sức khỏe con người, (Chi tiết sẽ gặp
trong bài Nguyên Nhân Gây Bệnh).
Căn cứ vào chu kỳ nhất định của thời gian, áp dụng phương pháp thống kê,
người ta đã xác định được những mùa nào hay có bệnh gì, nhất là bệnh truyền
nhiễm.
Thí dụ : Bệnh Bại liệt thường gặp vào mùa xuân, và cuối hè, sốt xuất huyết
hay gặp vào tháng 7, 8 Nguy cơ chết vì đau tim cao nhất về tháng giêng đối với
một số nước ở bán cầu phía Bắc
Việc quy hoạch được thời gian tính của bệnh tật, giúp đưa đến những biện
pháp phòng ngừa, phòng chống dịch một cách có hiệu quả.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy : Dược liệu thấm nhập vào cơ
thể con người cũng theo một chu kỳ riêng. Năm 1959 Halberg đã thí nghiệm cho
chích Ouabain (1 hoạt chất kích thích Tim) cho chuột nhắt, cho thấy, tỷ lệ chết ở
các lô tiêm trong khoảng 8-12g rất cao, trái lại, tỷ lệ chết ở lô chích lúc 24g lại rất
thấp Hiểu rõ được thời gian tính của Dược liệu, sẽ giúp đưa Dược liệu vào cơ thể
1 cách chính xác hiệu quả ngay cả khi dùng liều nhỏ nhất.


b) Phong tục, tập quán của mỗi địa phương cũng ảnh hưởng rất lớn trong
sinh hoạt, cơ thể.
Miền núi cao, do thiếu lượng Iốt từ biển mang vào, dễ phát sinh bướu cổ.
Cuộc sống vội vàng, căng thẳng, của người dân thành thị dễ đưa đến các bệnh loét
bao tử, loét tá tràng. Khẩu phần dư thừa mỡ đưa đến các chứng xơ mỡ động mạch,
suy Tim vành
Miền rừng núi, đầm lầy, tạo điều kiện cho muỗi sống, dễ gây ra bệnh sốt
rét
2. Hoàn cảnh xã hội
Điều kiện chính trị, kinh tế, văn hóa của xã hội cũng tác động đến tư tưởng,
tình cảm đạo đức của con người.
- Tại những nước ngoài, người dân có trình độ cao, rất ít khi gặp các chứng
bệnh hay lây, thậm chí nhiều nước, bệnh lao phổi, cùi hủi hầu như không còn có
tên trong sách thuốc của họ nữa.
- Tại những nước điều kiện kinh tế và văn hóa quá yếu kém, người ta thấy
tỷ lệ các bệnh suy dinh dưỡng, bệnh về đường ruột rất cao.
3. Thái độ của con người
Các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài, góp phần gây ra những sự xáo
trộn, dẫn đến bệnh tật, vì thế, con người cần phải thích ứng, thích ứng với mọi
hoàn cảnh, chế ngự và cải tạo thiên nhiên, xã hội để sinh tồn và phát triển. Muốn
vậy, cần phải có sức khỏe, có sự hiểu biết để thích ứng với hoàn cảnh dưới nhiều
hình thức phong phú : từ cách nghĩ, cách làm, lối sống đều phải hòa nhịp với tự
nhiên, thời đại, có như thế mới sinh tồn và phát triển được.
D ỨNG DỤNG VÀO Y HỌC
1. Trong chẩn đoán
Phải biết kết hợp nhiều mặt : Yếu tố bên ngoài (Lục khí : Phong, Hàn, Thử,
Thấp, Táo, Hỏa) và yếu tố bên trong (vui, buồn, giận, lo, nghĩ, kinh, sợ, thất tình)
nắm được thời điểm gây bệnh (theo mùa, theo Ngũ vận Lục khí ), hiểu được hoàn
cảnh (giàu nghèo, địa dư, phong tục ).
Tuy nhiên, chủ yếu phải nhận định rằng : Bệnh tật chỉ xảy ra do sự thay đổi

nội tạng, tức là giảm sút sự đề kháng (chính khí hư) làm cơ thể không thể thích
ứng được với ngoại cảnh, gây bệnh (tà khí thịnh).
2. Trong điều trị
Người thầy thuốc Y học cổ truyền dân tộc, trong chữa bệnh, một mặt cần
giải quyết nguyên nhân gây bệnh, (đuổi, trục tà khí ra), mặt khác, phải chú trọng
đến việc nâng cao sức chống đỡ của cơ thể (phù chính khí). Ngoài ra, còn phải chú
ý đến hoàn cảnh tự nhiên (địa dư, khí hậu ) hoàn cảnh xã hội, kinh tế (giàu
nghèo, lớn bé), thời điểm phát sinh bệnh của người bệnh để chọn phương thuốc
điều trị cho thích ứng : Uống thuốc, Châm cứu, tập Y võ dưỡng sinh
3. Trong phòng bệnh
"Phòng bệnh hơn chữa bệnh", đừng để bệnh tật xảy ra rồi mới điều chỉnh,
nhưng giữ và phòng sao cho bệnh tật không thể xảy ra hoặc nếu lỡ có xảy ra thì
cũng giảm nhẹ hơn.
a) Phòng bệnh tiêu cực :
- Ăn uống, giữ vệ sinh
- Điều độ sinh hoạt, tình dục, lao động
b) Phòng bệnh tích cực :
- Thay đổi nếp sống lạc hậu, bỏ những tập quán mê tín.
- Rèn luyện thân thể : Thể dục, Thể thao, Y võ dưỡng sinh
- Phương pháp rèn luyện sức khỏe đã được danh y Tuệ Tĩnh tóm kết trong
câu :
"Bế tinh, Dưỡng khí, Tồn thần,
Thanh tâm, Quả dục, Thủ chân, Luyện hình".
Tổng kết về Học Thuyết Thiên Nhân Hợp Nhất : Qua 3 Học thuyết : Âm
dương, Ngũ hành và Thiên Nhân Hợp Nhất, Y học cổ truyền dân tộc đi đến quan
niệm toàn diện, thống nhất, chỉnh thể trong công tác phòng và trị bệnh. Người thầy
thuốc phải thấy con người ở thể THỐNG NHẤT TOÀN VẸN giữa các chức phận,
tinh thần và vật chất, cá nhân và hoàn cảnh bên ngoài, để tìm ra các mâu thuẫn xáo
trộn trong quá trình bệnh lý và giải quyết các mâu thuẫn đó bằng phương pháp
TÍCH CỰC VÀ ĐÚNG ĐẮN NHẤT.

Ngoài ra, Thiên 'Ngọc Bản' (LKhu 60) đề cập đến vai trò của con người
trong vũ trụ cũng đã ghi : "Phù chân giả, thiên địa chi trấn dã, Kỳ bất khả tham hộ"
(Này, con người là qúy nhất trong trời đất, không thể không xứng đáng đứng giữa
trời đất). Muốn xứng đáng đứng trong trời đất, phải biết hòa hợp với thiên nhiên,
vũ trụ, với mọi người.
Hiện nay, theo Tổ chức y tế thế giới (OMS - WHO) thì sức khỏe được hiểu
không chỉ là không bệnh tật mà còn bao hàm 1 cuộc sống thoải mái về tinh thần,
thể chất và xã hội. Điều này cho thấy, người ta đã quan tâm đến con người 1 cách
toàn diện (thể chất, tinh thần và môi trường xã hội). Điều này cha ông chúng ta đã
đề ra từ ngàn xưa, chúng ta cố gắng duy trì, phát huy và hoàn thiện hóa dần mà
thôi.

×