TUẦN 21 – Tiết 38
Bài 36. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Kiến thức:
+ Trình bày được thế nào là một quần thể sinh vật, lấy được ví dụ minh họa.
+ Nêu được các quan hệ hỗ trợ, quan hệ cạnh tranh trong quần thể, lấy được ví dụ
minh họa và nêu được nguyên nhân, ý nghĩa sinh thái của các mối quan hệ đó.
- Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, nhận xét, khái quát hóa.
- Thái độ: u thích mơn học, có ý thức bảo vệ môi trường sống của sinh vật.
- Tư duy: Tư duy logic, liên kết kiến thức.
II. CHUẨN BỊ
- Giáo viên: Giáo án ứng dụng CNTT, SGK, các hình 36.1 – 36.4 SGK, đoạn clip về mối
quan hệ giữa các sinh vật, Phiếu học tập ý nghĩa sinh thái của quan hệ hỗ trợ.
- Học sinh: SGK, đọc trước bài học.
III. TRỌNG TÂM BÀI HỌC: Khái niệm về quần thể sinh vật, quan hệ hỗ trợ và quan hệ
cạnh tranh trong quần thể.
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp học: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.
2. Kiểm tra bài cũ: Thế nào là giới hạn sinh thái? Phân tích một ví dụ minh họa (giới hạn
về nhiệt độ của cá rô phi hoặc cây trồng nhiệt đới)? Cho biết mối liên hệ giữa ổ sinh thái và
giới hạn sinh thái?
3. Bài mới:
*Dẫn dắt: Các cá thể không thể tồn tại một cách độc lập mà phải sống trong một tổ chức xác
định mới có thể sinh sản, chống kẻ thù và khai thác tốt nhất nguồn thức ăn từ mơi trường, tổ
chức đó chính là quần thể sinh vật. Đó chính là nội dung chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học
hơm nay.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung kiến thức
* Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm quần I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ
thể sinh vật và quá trình hình thành quần TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ.
thể.
1/ Khái niệm: Quần thể sinh vật là tập hợp
GV: Dựa vào kiến thức lớp 9 và quan sát các cá thể cùng lồi, cùng sống trong một
hình ảnh quần thể chim cánh cụt, quần thể khoảng không gian xác định (nơi sinh sống),
gà, quần thể cây cao su cho biết quần thể vào một thời điểm nhất định, có khả năng
sinh vật là gì?
sinh sản và tạo thành thế hệ mới.
HS: suy nghĩ và trả lời câu hỏi, GV chốt
kiến thức
* Ví dụ: tập hợp các cây thơng trong rừng
GV: Phạm vi phân bố của mỗi quần thể là thông (HS có thể lấy ví dụ khác)
gì? (nơi sinh sống)
GV: Củng cố lại khái niệm bằng cách cho
HS nhận diện và giải thích tập hợp sinh vật
là quần thể, tập hợp khơng phải là quần thể. 2/ Q trình hình thành quần thể:
Cho điểm HS.
Một số cá thể cùng loài phát tán tới mơi
GV: Vậy một quần thể được hình thành như trường sống mới:
thế nào? GV lấy ví dụ → HS phát hiện kiến + Những cá thể khơng thích nghi → bị đào
thức
thải
+ Những cá thể thích nghi thì tồn tại và gắn
GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến bó với nhau qua mối quan hệ sinh thái – di
thức.
truyền, dần dần hình thành quần thể ổn định.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ
TRONG QUẦN THỂ.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu quan hệ giữa các 1. Quan hệ hỗ trợ
cá thể trong quần thể
a) Khái niệm:
Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ
GV: yêu cầu HS quan sát các hình: 36.2, trợ lẫn nhau trong hoạt động sống như lấy
36.3, 36.4 kết hợp với những nội dung SGK, thức ăn, chống lại kẻ thù, sinh sản....
hoạt động nhóm nêu những biểu hiện và ý
nghĩa của quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể
trong quần thể vào bảng sau: (3 phút)
b) Ý nghĩa:
HS: thảo luận và trình bày kết quả thảo luận - Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định
vào PHT
- Khai thác tối ưu nguồn sống của môi
GV: lấy thêm ví dụ: Chim di trú theo đàn trường
cần ích năng lượng cho việc vỗ cánh hơn - Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của
chim di trú đơn độc vì hiệu quả do lực đẩy cá thể (hiệu quả nhóm).
cộng hưởng tạo ra.
GV: cho HS xem doan video củng cố kiến
thức về ý nghĩa của quan hệ hỗ trợ trong tìm
kiếm thức ăn của ong.
GV: Quan sát một số hình ảnh về mối quan 2. Quan hệ cạnh tranh
hệ cạnh tranh ở thực vật và động vật cho biết a) Khái niệm:
quan hệ cạnh tranh trong quần thể xảy ra khi Khi mật độ cá thể của quần thể tăng lên q
nào? Có những hình thức cạnh tranh nào phổ cao, nguồn sống của môi trường không đủ
biến? Nêu nguyên nhân và hiệu quả của các cung cấp cho mọi cá thể trong quần thể ®
hình thức cạnh tranh đó? (câu hỏi lệnh SGK các cá thể tranh giành nhau thức ăn, nơi ở,
trang 159)
ánh sáng và các nguồn sống khác; các con
HS: suy nghĩ kết hợp tham khảo SGK trả lời đực tranh giành con cái.
câu hỏi.
b) Ý nghĩa:
GV: Nhận xét, bổ sung để hoàn thiện kiến Quan hệ cạnh tranh làm cho số lượng và sự
thức, củng cố kiến thức bằng đoạn clip về phân bố của cá thể trong quần thể được duy
tập tính bảo vệ lãnh thổ của tê giác
trì ở mức phù hợp với nguồn sống và không
GV mở rộng: Ứng dụng những hiểu biết về gian sống, đảm bảo sự tồn tại và phát triển
mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể của quần thể.
vào thực tế chăn nuôi, trồng trọt như thế
nào?
→ Duy trì mật độ cá thể phù hợp với sự phát
triển của sinh vật.
4. Củng cố:
Câu 1. Giữa các cá thể trong một quần thể có những mối quan hệ nào?
A. Quan hệ hỗ trợ và hội sinh
B. Quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh
C. Quan hệ hợp tác và cộng sinh
D. Quan hệ hợp tác và hội sinh
Câu 2. Nội dung nào sau đây không đúng với khái niệm Quần thể?
A. Tập hợp các cá thể cùng lồi
B. Phân bố trong khoảng khơng gian xác định gọi là nơi sinh sống
C. Tập hợp các cá thể thuộc nhiều loài
D. Tồn tại trong cùng một thời điểm xác định
Trả lời: 1B; 2C
5. Dặn dò:
-
Học bài 36
-
Đọc mục “Em có biết” ở cuối bài
-
Đọc trước bài 37: Các đặc trưng cơ bản của quần thể sinh vật
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................