Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Các yếu tố cơ bản để phát triển hệ thống sản xuất bền vững

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (189 KB, 6 trang )

HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013)

CÁC YẾU TỐ CƠ BẢN ĐỂ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG SẢN XUẤT BỀN VỮNG
FUNDAMENTALS OF SUSTAINABLE PRODUCTION SYSTEM DEVELOPMENT
TS. Nguyễn Thanh Liêm, ThS. Bùi Trung Hiệp
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng

TÓM TẮT
Phát triển hệ thống sản xuất bền vững sẽ đem lại những lợi ích lâu dài cho nền kinh tế, mơi trường và xã
hội. Bài báo trình bày các yếu tố cơ bản trong hệ thống sản xuất bền vững, từ đó giúp cho nhà quản trị hình
thành được quan điểm hệ thống khi xây dựng những kế hoạch sản xuất dài hạn cũng như có được các gợi ý
chiến lược trước những yêu cầu mới liên quan đến vấn đề phát triển bền vững.
Từ khóa: Hệ thống sản xuất bền vững; lợi ích lâu dài; gợi ý chiến lược; phát triển bển vững.

ABSTRACT
Developing sustainable production systems will bring durable benefits for the economy, environment and
society. This article presents the basic elements of sustainable production systems, which helps the
administrators to form the systematical view when building the long-term production plans as well as the
strategical suggestions against the new requirements related to sustainable development issues.
Keywords: sustainable production system; durable benefits;
development.

1. Tổng quan về khái niệm sản xuất bền
vững
“Sản xuất bền vững được định nghĩa là
việc tạo ra các sản phẩm thơng qua qui trình
có sự tối thiểu hóa những ảnh hưởng tiêu cực
đến mơi trường, có sự an tồn cho người lao
động, cộng đồng và người tiêu dùng mà vẫn

strategical suggestions; sustainable



đảm bảo hiệu quả kinh tế” [1]. Cách tiếp cận
sản xuất bền vững đó làm hình thành xu hướng
nghiên cứu và phát triển các tiêu chuẩn bền
vững cho quá trình sản xuất, tạo ra nhiều tập
hợp các chỉ số bền vững khác nhau như trong
bảng 1.

Bảng 1. Các nhóm chỉ số bền vững/ sản xuất bền vững phổ biến [2]

T
T
1
2

Nhóm chỉ số bền vững
Khởi đầu báo cáo tồn cầu
(GRI)
Các chỉ số bền vững Dow
Jones (DJSJ)

Số lượng
chỉ số
70
12

3

Chỉ số bền vững môi trường


68

4

Chỉ số hiệu quả môi trường

19

5

Chỉ số UNCSD của phát
triển bền vững

96

6

Chỉ số môi trường quan
trọng (OECD)

46

7
8

Chỉ số bền vững của sản
phẩm Ford
Thang đo GM để sản xuất
bền vững


8
30 thang
đo

Dạng

Mục đích

Chỉ số
riêng
Chỉ số
hỗn hợp
Chỉ số
hỗn hợp
Chỉ số
hỗn hợp
Chỉ số
riêng

Hướng dẫn báo cáo về tính bền
vững
Chỉ số bền vững doanh nghiệp
cho các công ty đầu tư
Thang đo của ban quản lý môi
trường quốc gia
Chỉ số của báo cáo bảo vệ môi
trường quốc gia
Chỉ số phát triển bền vững ở tầm
quốc gia
Các chỉ số của hiệu quả chính

sách mơi trường quốc gia hướng
đến phát triển bền vững
Chỉ số bền vững của sản phẩm
dựa trên đánh giá vòng đời
Đo lường việc sản xuất bền vững
trong General Motors

Chỉ số
riêng
Chỉ số
hỗn hợp
Chỉ số
riêng

99


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

9
10
11

ISO 14031 đánh giá hiệu
quả môi trường
Wal-Mart chỉ số sản phẩm
bền vững
Chỉ số áp lực lên môi trường
của Liên minh Châu Âu


155 tiêu
chí mẫu
15 câu hỏi
60

Những tiêu chí trên đã tạo áp lực nhất định
đối với nhà quản trị sản xuất, khiến họ phải
quan tâm đến những ảnh hưởng khác ngoài chi
phí tài chính khi tiến hành sản xuất. Đã có
nhiều cơng ty đạt được bước tiến đáng kể trong
q trình tổ chức sản xuất bền vững; tuy nhiên
thực tế đa số cơng ty vẫn gặp khó khăn, ví dụ
như khả năng thiết đặt những kế hoạch bền
vững để dịch chuyển sự tập trung từ lợi nhuận
ngắn hạn sang lợi ích dài hạn, và cũng như
nhiều công ty không hiểu được đầy đủ ý nghĩa
của hệ thống sản xuất bền vững. Trước đây, sự
bền vững chủ yếu hướng vào yếu tố môi
trường, nghĩa là hoạt động sản xuất phải đảm
bảo không ảnh hưởng xấu đến môi trường. Đến
nay khi sự bền vững được hiểu rộng hơn theo 3
khía cạnh: xã hội, mơi trường, kinh tế, đã làm
hình thành những quan điểm mới như: trách
nhiệm xã hội, doanh nghiệp bền vững, đạo đức
kinh doanh… Để đáp ứng những yêu cầu liên
quan đến sự bền vững đó thì đặc điểm hệ thống
sản xuất của cơng ty ln được quan tâm hàng
đầu do có vai trò thiết yếu: sử dụng phần lớn
tài nguyên, năng lượng của tự nhiên; cung cấp
toàn bộ sản phẩm, dịch vụ cho đời sống xã hội

và có những ảnh hưởng trực tiếp, lâu dài tới
mơi trường. Ngồi ra, hệ thống sản xuất muốn
trở nên bền vững phải được thiết kế với sự
quan tâm căn bản đến công nghệ và giáo dục
(hình 1). Thực tế cho thấy khơng một q trình
sản xuất nào có thể bền vững nếu thiếu sự đóng
góp của một nhóm người được đào tạo về cách
sử dụng sản phẩm một cách thơng minh, có
nhận thức về những cơng nghệ hữu ích và kiến
thức thực thi hiệu quả.

100

Chỉ số
riêng
Chỉ số
riêng
Chỉ số
riêng

Hướng dẫn thiết kế và sử dụng
các đánh giá hiệu quả môi trường
bên trong tổ chức
Chỉ số sản phẩm bền vững cho
nhà cung cấp
Chỉ số áp lực lên mơi trường bởi
hoạt động con người

Hình 1: Các vấn đề căn bản liên quan đến việc đảm
bảo hệ thống sản xuất bền vững


Như vậy, sản xuất bền vững được định
nghĩa lại là “khả năng sử dụng các nguồn tài
nguyên tự nhiên một cách thông minh để tạo ra
các sản phẩm, giải pháp sản xuất dựa vào công
nghệ mới, thước đo chuẩn hóa và hành vi xã
hội minh bạch nhằm thỏa mãn mục tiêu kinh
tế, mơi trường, xã hội; từ đó vừa duy trì được
mơi trường vừa cải thiện chất lượng đời sống
con người” [3]
Mỗi ngành kinh doanh có những yêu cầu
riêng đối với hệ thống sản xuất để đảm bảo
tính bền vững, tuy nhiên vẫn có những điểm
chung như sau [4]:
• Nhận thức về mơi trường phải được đề
cập trong văn hóa của tồn bộ tổ chức.
• Thiết kế sản phẩm, qui trình mới phải
đảm bảo những tiêu chí bền vững và có thể tích
hợp được với các phương thức thiết kế có sẵn.
• Tối đa việc tận dụng và tái sử dụng
nguyên vật liệu, các thành phần sản xuất.
• Khái niệm về đánh giá vòng đời sản
phẩm phải được ứng dụng vào tồn bộ hệ
thống sản xuất.
• Tổ chức sản xuất tinh gọn, hiệu quả.
• Tái thiết kế tổ chức, hệ thống đo lường
hiệu quả phải định hướng vào vấn đề thân thiện
với môi trường.



HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013)

• Sử dụng công nghệ xanh, sạch.
Những thay đổi của môi trường kinh doanh
đã tác động đến hệ thống sản xuất ở các mức
độ khác nhau, dưới những hình thức như [5]:
• Ảnh hưởng phức tạp từ q trình tồn
cầu hóa nhanh chóng và tự do hóa thương mại
ở những thị trường bảo thủ.
• Tiềm năng rõ rệt của các cơng nghệ
sản xuất có thể tạo ưu thế cạnh tranh.
• Ứng dụng trực tiếp những nguồn lực
xã hội mới phát triển dựa trên hệ thống thơng
tin tồn cầu và những thay đổi trong hệ thống
giá trị.
• Gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm
thân thiện với môi trường và áp lực từ các thay
đổi của hệ sinh thái liên quan đến việc xả thải
khi sản xuất.

So sánh những yêu cầu đó với thực trạng
hiện nay, khi các công ty, doanh nghiệp vẫn
đang thu được lợi nhuận khả quan theo phương
cách sản xuất thơng thường thì việc đề xuất
một mơ hình hệ thống sản xuất bền vững phải
đáp ứng được yêu cầu phát triển chiến lược,
đồng thời tạo nên nền tảng khuyến khích
những thay đổi hướng đến sự bền vững thông
qua việc hoạch định sản xuất tinh gọn (lean
production), tùy biến đại chúng (mass

customization) và kiểm sốt vịng đời sản
phẩm để đảm bảo tiêu chuẩn môi trường – kinh
tế và xã hội.
2. Các yếu tố cơ bản của hệ thống sản xuất
bền vững

• Gia tăng yêu cầu khai thác hiệu quả,
đúng đắn các nguồn tài ngun, năng lượng.

Hình 2. Mơ hình hệ thống sản xuất bền vững

Mơ hình hệ thống sản xuất bền vững không
những phải đảm bảo hiệu suất sản xuất vượt
trội mà cịn góp phần tối ưu hóa q trình sử
dụng/tiêu thụ sản phẩm và hỗ trợ phát triển các
mạng giá trị (value networks) - nơi mà nhà sản

xuất, nhà cung cấp và khách hàng cùng tham
gia cấu trúc hệ thống sản phẩm-dịch vụ hồn
thiện. Hệ thống đó phải được xây dựng để đáp
ứng những yêu cầu về: thiết kế sản phẩm bền
vững, chuỗi cung ứng bền vững, quản trị vòng
101


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

đời sản phẩm, quản trị cơng nghệ - đổi mới
(hình 2)
Thiết kế sản phẩm. Hiện nay, các cơng ty

có xu hướng cam kết về việc qui trình thiết kế
sản phẩm đã cân nhắc những khía cạnh mơi
trường và các quan điểm bền vững từ xã hội.
Giai đoạn thiết kế chính là điểm nhấn đầu tiên
cho sự đảm bảo về tính bền vững vì các quyết
định đó sẽ liên quan đến hơn 70% chi phí phát
triển sản phẩm, sản xuất và sử dụng, cũng như
tạo ra ảnh hưởng lớn đến việc quản trị vịng
đời sản phẩm sau này [6]. Q trình thiết kế
sản phẩm truyền thống thường phải xử lý 3 vấn
đề chính: Đặc tính ưu thế của sản phẩm;
Những yêu cầu về chi phí, tiến độ, nguyên vật
liệu hiện hữu và các cân nhắc của thị trường;
Kiến thức, kinh nghiệm của nhà thiết kế sản
phẩm. Và thiết kế sản phẩm bền vững thơng
qua khả năng tùy biến đại chúng sẽ chính là
giải pháp cho các vấn đề trên khi tạo thành hệ
thống sản xuất mới giúp công ty định hướng
khách hàng tốt hơn nhờ đáp ứng nhu cầu riêng
thông qua cấu trúc sản phẩm đa dạng.
Tùy biến đại chúng là kỹ thuật sản xuất sở
hữu tính linh hoạt và khả năng giảm thiểu chi
phí đơn vị do kế thừa đặc điểm của hệ thống
sản xuất hàng loạt. Đó chính là nhân tố thiết
yếu cho sự thành công của hệ thống sản xuất
bền vững vì nền kinh tế ‘xanh- sạch’ ngày nay
đặc biệt lưu tâm đến khả năng tái tạo sản phẩm
sau khi sử dụng và đây chính là ưu thế của hệ
thống sản xuất với khả năng tùy biến đại chúng
bởi thành phẩm được tạo ra từ những bộ phận

hoàn thiện riêng lẻ đã được kiểm soát chặt chẽ
về các yêu cầu như: mục đích sản xuất, cấu
trúc, khả năng tích hợp, mức độ tái tạo sau sử
dụng.
Chuỗi cung ứng bền vững – là nhân tố
quan trọng trong kế hoạch tối đa hóa hiệu quả
hoạt động, giá trị khách hàng và chất lượng sản
phẩm. Đa số các công ty hiện nay đều đồng
thời nằm trong nhiều mạng lưới sản xuất và
điều đó làm cho việc hoạch định, quản trị, tối
ưu hóa mạng lưới trở nên phức tạp hơn. Mơ
hình chuỗi giá trị gia tăng (value-adding chain)
đang dần được thay đổi thành mạng lưới chia
102

sẻ kiến thức (knowledge-sharing network), nơi
các cụm hợp tác (cooperative clusters) được kì
vọng sẽ phát huy hiệu quả đầy đủ hơn [3]. Cải
thiện chuỗi cung ứng đang được mở rộng từ
việc tập trung vào kiểm soát chất lượng sang
các tiêu chuẩn xã hội khác. Để kiểm soát nhà
cung cấp, công ty cần thường xuyên thanh tra
báo cáo hoạt động nội bộ và bên ngồi của họ.
Tiếp đó, cần phải yêu cầu nhà cung cấp thực
hiện các cam kết phù hợp với mục tiêu phát
triển bền vững của mình. Để hồn thiện chuỗi
cung ứng, cơng ty cần tham gia vào các liên
đoàn và hiệp hội trong ngành nghề kinh doanh
để chia sẻ, học hỏi những phương pháp hướng
dẫn đào tạo, cách thức phối hợp với nhà cung

cấp hợp lý hơn. Hình 3 mơ tả lộ trình phát triển
chuỗi cung ứng trước yêu cầu sản xuất bền
vững.

Hình 3.Phát triển chuỗi cung ứng bền vững

Quản trị vòng đời sản phẩm. Đã có nhiều
nghiên cứu về quản trị hệ thống sản xuất theo
quan điểm đánh giá vòng đời sản phẩm (LCA),
nghĩa là cân nhắc tính bền vững của sản phẩm,
qui trình xun suốt tồn bộ vịng đời, bắt đầu
từ việc mua sắm nguyên vật liệu đến sản xuất,
phân phối, sử dụng đều phải được cân nhắc
dưới nhiều phương án công nghệ khác nhau để
đánh giá tác động đến môi trường-xã hội-kinh
tế, cũng như tìm kiếm chiến lược sản xuất hồn
thiện hơn. Theo cách tiếp cận trên, nhà quản trị
sản xuất có thể sử dụng những phương tiện hỗ
trợ như mô phỏng, mô hình hóa vịng đời sản
phẩm có tính đến hành vi tương tác của các bộ
phận liên quan (nhà cung cấp, nhân lực, khách
hàng) hoặc các phương pháp đánh giá vòng đời
theo thời gian thực tế (real-time life-cycle
assessment) cho phép xem xét chính xác những
ảnh hưởng và chi phí của sản phẩm dựa trên
việc thu thập những thông tin của sản phẩm
khác đã tồn tại. Quản trị vòng đời sản phẩm
càng được kiện tồn nhờ định nghĩa sản phẩm
thơng minh – là những sản phẩm được tích hợp
vào mạng lưới gồm những đối tượng tự động

tương tác, trao đổi thông tin với nhau thông


HỘI THẢO VỀ KHOA HỌC QUẢN TRỊ (CMS-2013)

qua công nghệ vơ tuyến (ví dụ RFID). Sản
phẩm thơng minh đáp ứng u cầu chính của
quản trị vịng đời sản phẩm khi theo dõi được
tuyến trình của sản phẩm, cung cấp khả năng
chia sẻ thông tin, kiến thức giữa nhà sản xuất
và khách hàng một cách thuận lợi.
Ngồi ra, một khi có thơng tin về vịng đời
sản phẩm, nhà quản trị sản xuất chủ động được
kế hoạch bảo trì hệ thống sản xuất, làm tăng
mức độ bền vững thông qua áp dụng phương
pháp đo lường dự báo và khai thác những tiềm
năng từ các cơng nghệ khả thi, nhờ đó sẽ làm
tăng tuổi thọ thiết bị, máy móc, đảm bảo chất
lượng sản xuất lâu dài, tránh được những sai
lỗi bất thường và tối ưu hiệu suất, đem lại cho
cơng ty lợi ích kinh tế lẫn hạn chế các tác động
tiêu cực đến mơi trường thường hình thành do
sự bất ổn định của hệ thống sản xuất.
Quản trị công nghệ-đổi mới trong hệ
thống sản xuất. Những đổi mới cải tiến
(incremental innovations) trong hệ thống sản
xuất chỉ có thể mang đến các cải thiện nhỏ cho
môi trường và rõ ràng không thể đạt được mục
tiêu trở thành hệ thống hồn tồn khơng gây
hại đến môi trường. Những công nghệ tái tạo

(recycling technologies) mới kết hợp với các
hệ thống tổng hợp (collecting systems) hiệu
quả hơn cần được nghiên cứu, phát triển đồng
bộ [7]. Hiện nay, quản trị công nghệ - đổi mới
trong sản xuất cần làm tăng tính linh hoạt và
trang bị khả năng tái thiết đặt (reconfigurability) cho hệ thống sản xuất – thể
hiện qua sự thích nghi nhanh và hiệu quả của
hệ thống sản xuất với những điều kiện thay đổi
phức tạp, đảm bảo cho cơng ty có thể tồn tại
trước sức ép mới từ thị trường. Công ty cần
tiếp cận thường xuyên với cơng nghệ và đổi
mới trong sản xuất vì chúng ảnh hưởng lớn đến
toàn bộ kết quả mức độ tác động đến mơi
trường-xã hội-kinh tế. Ví dụ như khả năng phát
triển các cơng nghệ mới trong ngành khai
khống, trong sản xuất nguyên vật liệu thô,
trong sản xuất năng lượng hoặc vận tải, phân
phối, bảo trì… có tầm quan trọng lớn lao đối
với sự bền vững. Nổi bật hiện nay là xu hướng
thu nhỏ và đa chức năng hóa cơng nghệ để tăng

hiệu quả chi phí và độ tin cậy; đồng thời việc
trang bị các thiết bị thông minh vào máy móc
(embedded smart devices) để kiểm sốt theo
thời gian thực thơng qua hệ thống thông minh
sẽ giúp cho công tác phân tích thơng tin sản
xuất trở nên hiệu quả hơn, nâng cao hiệu quả
quản lý chất lượng sản xuất, tạo ra những tiền
đề mới để phát triển công nghệ với khả năng
giảm thiểu tác động xấu lên môi trường.

Bên cạnh những thành tố cơ bản để xây
dựng hệ thống sản xuất bền vững được đề cập
ở trên, việc quản trị hệ thống đó cịn phải thực
hiện cơng tác định chuẩn (theo các tiêu chí:
mơi trường, tăng trường, cơng nghệ ưu thế, xã
hội); hướng dẫn, đào tạo và phân tích, đánh giá
hiệu quả bền vững.
Hoạt động chuẩn hóa rất cần thiết để thực
thi chính sách sản xuất hiệu quả. Ví dụ khi đo
lường hiệu quả năng lượng sản xuất, các chỉ
tiêu hiệu quả năng lượng chính (EKPIs) rất
thích hợp để được các phân xưởng sử dụng,
qua đó đưa ra những quyết định nhanh chóng
cũng như các kế hoạch sản xuất phù hợp hơn.
Mỗi hệ thống sản xuất có thể phát triển chuẩn
EKPIs tương thích với những tiêu chuẩn hiện
hành như ISO 14001, EN 16001 và chuẩn ISO
50001 trong tương lai. Để đảm bảo cho hệ
thống sản xuất bền vững, nhà quản trị sản xuất
cịn cần xây dựng các tiêu chuẩn về truyền
thơng, về tính minh bạch của chuỗi cung ứng
và dữ liệu vòng đời sản phẩm.
Vai trò của việc đào tạo, hướng dẫn đối với
việc phát triển hệ thống sản xuất bền vững
cũng cần được xem xét vì nền sản xuất hiện đại
đòi hỏi những người tham gia phải được rèn
luyện về quan điểm hòa hợp giữa sản xuất kinh doanh – xã hội , có khả năng tư duy về
tồn bộ vịng đời sản phẩm, cũng như có thể
đáp ứng những nhu cầu xã hội đảm bảo tính
bền vững và bảo vệ mơi trường (IMS2020,

2009). Việc đào tạo có thể thực hiện thơng qua
q trình mơ phỏng hoạt động sản xuất
(teaching factory), kinh doanh nhằm thu hẹp
khoảng cách giữa cách thức ra quyết định trong
lý thuyết và trong thực tiễn.

103


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Ngoài những yêu cầu cơ bản nêu trên, để
xây dựng được hệ thống sản xuất bền vững,
nhà quản trị còn cần có khả năng thích nghi với
tính linh động của khái niệm sản xuất bền vững
cũng như những nhân tố liên quan khác như
các luật định mới, xu thế định hướng vào dịch
vụ, vào sản phẩm có hàm lượng tri thức cao…
3. Kết luận
Để đảm bảo sản xuất bền vững, hiện tại
trên thế giới thường chú trọng vào việc định ra
các nhóm tiêu chí đo lường mức độ ảnh hưởng
đến khả năng tồn tại bền vững, tuy nhiên chính
cách tiếp cận đó đồng thời tạo ra mơ hình sản
xuất “ phát triển trước, thu dọn sau” (“grow
first, clean up later”), được phản ánh rõ vào các

giai đoạn có sự thanh tra, kiểm soát hoạt động,
hiệu quả kinh doanh từ các cơ quan chức năng.
Bài báo này tiếp cận vấn đề sản xuất bền vững

ở một phương diện mang tính hệ thống hóa
cao, xác định các thành phần cơ bản cấu thành
hệ thống sản xuất bền vững. Bài báo sẽ là cơ sở
cho các chủ đề nghiên cứu trong tương lai như:
khả năng ứng dụng phần mềm mô phỏng hệ
thống sản xuất để đánh giá mức độ bền vững;
xây dựng mơ hình hệ thống sản xuất bền vững
cho từng ngành kinh doanh riêng (sắt thép,
may mặc, lương thực-thực phẩm…), đặc biệt
trong điều kiện ở Việt Nam; khả năng điều
chỉnh hệ thống sản xuất hiện tại để đáp ứng
những mục tiêu sản xuất bền vững mới./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] T. Lu, A.Gupta, A.D. Jayal, F. Badurdeen, S.C. Feng, O.W. Dillon, Jr., I. S. Jawahir (2011)
“A Framework of Product and Process Metrics for Sustainable Manufacturing”, Advances in
Sustainable Manufacturing: Proceedings of the 8th Global Conference on Sustainable
Manufacturing
[2] Shaw C.Feng, Che B. Joung, “A measurement infrastructure for sustainable manufacturing”,
Int. J. Sustainable Manufacturing, Vol. 2, Nos. 2/3, 2011
[3] Marco Garreti, Marrco Taisch ( 2011), “Sustainable manufacturing: trends and research
challenges”, Production Planning & Control Vol 23. Nos 2-3, February-March 2012, 83-104.
[4] Christopher O’Brien, “Sustainable production – a new paradigm for a new millennium”, Int.
J. Production Economics, 60-61 (1999) 1-7
[5] Jayantha P. Liyanage, “Operations and maintenance performance in production and
manufacturing assets: The sustainability perspective”, Journal of Manufacturing Technology
Management Vol. 18 No. 3, 2007 trang 304-314
[6] National Research Council (NRC). “Improving engineering design: designing for competitive
advantage”. Washington, DC: National Academy Press; 1991.
[7] Dodbiba, G., et al., 2008. “The recycling of plastic wastes from discarded TV sets: comparing

energy recovery with mechanical recycling in the context of life cycle assessment”, Journal of
Cleaner Production, 16, 458–470.

104



×