Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Ảnh hưởng của các loài tảo khác nhau đến tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.05 KB, 11 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC LOÀI TẢO KHÁC NHAU ĐẾN TỶ LỆ SỐNG
VÀ TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG CỦA ẤU TRÙNG HÀU THÁI BÌNH
DƯƠNG (Crassostrea gigas)
Vũ Văn In1*, Trần Thị Thúy1, Cao Trường Giang1, Vũ Văn Sáng1, Đặng Thị Lụa1

TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của việc kết hợp các loài tảo khác nhau đến
tỷ lệ sống và tốc độ tăng trưởng của ấu trùng hàu Thái Bình Dương sau 18 ngày ương. Thí nghiệm
được đánh giá với 04 nghiệm thức thức ăn khác nhau trong bể nhựa có thể tích 500L, bao gồm
(i) Thalassiosira pseudonana, Isochrysis galbana và Chaetoceros calcitrans; (ii) Nannochloropsis
oculata, I. galbana và C. calcitrans; (iii) N. oculata, Chaetoceros muelleri và T. pseudonana; (iv)
N. oculata, C. muelleri và Chaetoceros calcitrans. Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần, tỷ lệ thức ăn
được sử dụng cho mỗi nghiệm thức thí nghiệm là 1:1:1 theo thể tích. Kết quả nghiên cứu cho thấy,
tỷ lệ sống của ấu trùng hàu sau 18 ngày ương từ ấu trùng chữ D tới giai đoạn xuất hiện chân bò ở
nghiệm thức 2 đạt cao nhất 26,55 ± 0,60%, tiếp đến là nghiệm thức 1 và 3 lần lượt là 20,68 ± 1,70%
và 19,65 ± 1,30%, thấp nhất ở nghiệm thức 4 với 13,61 ± 1,20%. Tương tự, tốc độ tăng trưởng chiều
dài và chiều cao ở nghiệm thức 2 cũng cho kết quả cao nhất lần lượt là 13,87 ± 0,11 và 17,92 ± 0,29
µm/ngày, trong khi đó nghiệm thức 1 và 3 tốc độ sinh trưởng tương đương nhau (P >0,05); nghiệm
thức 4 cho tăng trưởng về chiều dài và chiều cao thấp nhất (10,11 ± 0,27 và 14,92 ± 0,14 µm/ngày,
P >0,05). Kích thước ấu trùng chân bị trung bình đạt 325,50 ± 1,20µm, tỷ lệ ấu trùng xuất hiện chân
bị ở ngày thứ 15 đạt 65,6% (P <0,05). Kết quả nghiên cứu trên cho thấy, nghiệm thức 2 là thích hợp
nhất cho ương ấu trùng hàu giai đoạn từ ấu trùng chữ D lên ấu trùng chân bị.
Từ khóa: ấu trùng, Hàu Thái Bình Dương, sinh trưởng, tỷ lệ sống.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas,
Thunberg, 1793) là một loài thủy sản bản địa
của Nhật Bản nhưng đã được di nhập và phát
triển nuôi thành công ở nhiều quốc gia trên


thế giới như Mỹ, Pháp, Úc, Hàn Quốc và Việt
Nam. Do hàu Thái Bình Dương có nhiều ưu
việt như tốc độ sinh trưởng nhanh đạt kích cỡ
thương phẩm sau 8-10 tháng ni và có khả
năng sinh trưởng tốt trong điều kiện độ mặn
rộng từ 10-35‰ nên hàu Thái Bình Dương đã
được lựa chọn và phát triển ni thành công ở
các tỉnh ven biển của nước ta như Quảng Ninh,
Hải Phịng, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình,

Khánh Hịa, Phú Yên, Vũng Tàu, Kiên Giang
(Cao Trường Giang, 2010). So với các lồi hàu
bản địa đang được ni ở Việt Nam, hàu Thái
Bình Dương có những ưu việt hơn như: kích
thước và khối lượng cơ thể lớn, tốc độ sinh
trưởng nhanh, tỷ lệ thịt cao chiếm tới 25% (Cao
Trường Giang và cs., 2007). Hơn nữa, thịt hàu
thơm ngon, đa dạng trong chế biến, có giá trị lớn
trong y dược và có hàm lượng dinh dưỡng cao
với 15-75% protein, 7-11% lipid, 9-38% gluxit,
các chất khoáng, vitamin và các chất bổ dưỡng
khác (FAO, 2003) nên hàu rất được ưu chuộng
ở thị trường trong và ngồi nước. Ni hàu
đầu tư thấp, kỹ thuật ni và quy mô nuôi đơn

Viện Nghiện cứu Nuôi trồng Thủy sản I
* Email:

1


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

23


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

giản do đó hàu được xem là đối tượng nuôi lý
tưởng ở các vùng ven biển (Cao Trường Giang
& Lê Xân, 2011). Hiện nay, diện tích ni hàu
Thái Bình Dương tăng nhanh từ 1.325 ha năm
2010 đến 2.550 ha năm 2019, tương ứng với sự
tăng nhanh về sản lượng nuôi từ 5.400 tấn năm
2010 tới 12.800 tấn năm 2019 (Trần Công Khôi,
2020). Với sự phát triển nhanh của nghề ni
hàu thì nhu cầu con giống đáp ứng đủ số lượng
và chất lượng là rất cần thiết. Tuy nhiên, con
giống được sản xuất ở trong nước hiện nay vẫn
chưa đáp ứng đủ nhu cầu nuôi thương phẩm và
chủ yếu được nhập từ Trung Quốc (Báo Quảng
Ninh, 2018). Sử dụng con giống thông qua con
đường tiểu ngạch tiềm ẩn nhiều mối nguy về
chất lượng con giống và lây lan dịch bệnh tới
nghề nuôi hàu ở nước ta. Do đó, việc chủ động
sản xuất con giống ở trong nước không chỉ phát
triển nghề nuôi hàu nhanh, ổn định mà còn
hạ giá thành sản phẩm. Một trong những khó
khăn nhất đối với sản xuất giống hàu Thái Bình
Dương là việc lựa chọn thức ăn phù hợp đối với
ương ấu trùng để đạt tỷ lệ sống, tỷ lệ bám và

sinh trưởng tốt nhất. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn
chưa có nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng kết hợp
của các loài tảo khác nhau làm thức ăn tới sinh
trưởng, tỷ lệ sống của ấu trùng hàu từ giai đoạn
chữ D tới giai đoạn bám. Việc sử dụng thích hợp

các lồi tảo làm thức ăn đối với q trình ương
ấu trùng hàu sẽ làm tăng tỷ lệ sống và tốc độ
tăng trưởng của ấu trùng do việc bổ sung chất
dinh dưỡng cần thiết giữa các lồi tảo tới q
trình hấp thu của ấu trùng (Cao Trường Giang,
2010). Nhận thấy tầm quan trọng của thức ăn
(vi tảo) tới quá trình ương ấu trùng, chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của
các loài tảo khác nhau đến tỷ lệ sống và tốc độ
tăng trưởng của ấu trùng hàu Thái Bình Dương
(Crassostrea gigas).
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Ấu trùng hàu Thái Bình Dương: được sinh
sản nhân tạo từ đàn hàu bố mẹ lưu giữ tại Trung
tâm Quốc gia giống Hải sản miền Bắc.
Thức ăn cho ấu trùng: gồm 05 loài vi tảo
được nhiệm vụ quỹ gen hải sản miền Bắc cung
cấp bao gồm 1) Thalassiosira pseudonana, 2)
Isochrysis galbana, 3) Chaetoceros calcitrans,
4) Nannochloropsis oculata, 5) Chaetoceros
muelleri tại Trung tâm Quốc gia giống Hải sản
miền Bắc, Viện nghiên cứu Ni trồng Thủy sản

1, Cát Bà, Hải Phịng. Thành phần dinh dưỡng
HUFA và kích cỡ của các lồi vi tảo sử dụng
trong thí nghiệm được thể hiện trong Bảng 1.

Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng HUFA và kích cỡ của vi tảo được sử dụng trong thí nghiệm.
Thành phần HUFA

Lồi tảo

Kích cỡ
(µm)

Thalassiosira
pseudonana

4,0 – 5,0

0,12

16,65

1,33

(Volkman & cs., 1989, RiveroRodríguez & cs., 2007)

Isochrysis galbana

3,0 – 5,0

0


1,32

32,92

(Rivero-Rodríguez & cs., 2007)

Chaetoceros
calcitrans

3,0 – 6,0

8,02

19,83

2,02

Rivero-Rodríguez & cs., 2007)

3,0

4,36

36,41

0,52

(Navarro & cs., 2001)


5,0 – 8,0

1,77

26,14

1,78

(Rivero-Rodríguez & cs., 2007)

Nannochloropsis
oculata
Chaetoceros
muelleri
24

20:4n-6 20:5n-3 22:6n-3

Tài liệu tham khảo

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

2.2. Phương pháp ni sinh khối tảo
phục vụ thí nghiệm
Tảo giống được ni ở mật độ ban đầu là 80
x 104 tế bào/ml trong môi trường F2 và Walne.
Khi mật độ tảo đạt 5-6 x 106 tế bào/ml thì tiến

hành thu hoạch bằng túi thu tảo, thu từng phần
cho ấu trùng ăn và tiếp tục bổ sung nước và môi
trường dinh dưỡng vào trong bể nuôi tảo để tảo
tiếp tục phát triển.
Môi trường nuôi tảo sinh khối: N. oculata
được nuôi bằng môi trường dinh dưỡng F2,
trong khi đó các lồi tảo T. pseudonana, I.
galbana, C. calcitrans, C. muelleri nuôi bằng
môi trường Walne (Laing, 1991).
Tảo được ni trong nhà có mái che trong
để lấy ánh sáng và được thiết kế riêng cho việc
nuôi tảo, nhiệt độ từ 28-30°C, pH nước 7,5-7,8;
sục khí liên tục 24/24 giờ.
2.3. Bố trí thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm là bể nhựa 500L (dung
tích thí nghiệm là 400L). Thí nghiệm được bố
trí với 4 nghiệm thức thức ăn, mỗi nghiệm thức
được lặp lại 3 lần. Thức ăn được sử dụng cho
mỗi nghiệm thức là hỗn hợp 3 loài tảo khác
nhau được trộn theo tỷ lệ 1:1: 1 theo thể tích.
Cụ thể như sau:
(i) 1/3 Thalassiosira pseudonana +
1/3 Isochrysis galbana + 1/3 Chaetoceros
calcitrans;
(ii) 1/3 N. oculata + 1/3 I. galbana + 1/3 C.
calcitrans;
(iii) 1/3 N. oculata + 1/3 Chaetoceros
muelleri + 1/3 T. pseudonana;
(iv) 1/3 N. oculata + 1/3 C. muelleri + 1/3
C. Calcitrans.

Trứng và tinh của hàu bố mẹ được thụ tinh
nhân tạo và ấp trong bể 2m3 cho tới khi nở và
chuyển thành ấu trùng chữ D. Ấu trùng chữ D
được thu và chuyển sang các bể thí nghiệm. Mật
độ ấu trùng trong các bể thí nghiệm là như nhau
(3 con/ml).
Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện

nhiệt độ 26-30°C, độ mặn 25-27‰, ấu trùng
được cho ăn ngày 2 lần vào 8 giờ sáng và 16 giờ
chiều với mật độ tảo trong bể ương đạt 30.000
tế bào/ml, định kỳ thay 50% nước trong bể ương
với tần suất 1 lần/2 ngày.
Các chỉ tiêu theo dõi bao gồm tỷ lệ sống,
chiều dài và chiều cao của ấu trùng ở các nghiệm
thức sau 18 ngày ương. Chiều dài ấu trùng được
đo bằng kính hiển vi có gắn trắc vi thị kính.
2.4. Phương pháp thu số liệu
Nhiệt độ, oxy hòa tan (DO), pH được đo 2
lần/ngày (7 giờ và 14 giờ hàng ngày) bằng các
dụng cụ chuyên dụng (nhiệt kế thủy ngân, máy
đo oxy và pH), độ mặn được đo hàng tuần bằng
khúc xạ kế.
Phương pháp thu mẫu tảo: 1) Đối với tảo
trong bể ương: dùng pipet lấy mẫu ở 5 vị trí
khác nhau trong bể ương ấu trùng gồm 4 góc và
1 vị trí ở giữa với lượng 100ml. Sau đó, được
đưa chung vào 1 ống nghiệm có thể tích 1L,
rồi lắc đều trước khi lấy mẫu tảo để đếm. Dùng
pipet hút tảo đã được lắc đều và chấm vào cạnh

lamen, tảo sẽ tràn láng vào buống đếm, đưa lên
kính hiển vi và quan sát ở vật kính 40, thị kính
10. Số lượng tế bào tảo được đếm trong 05 ô
lớn gồm 04 ô bốn góc, 1 ô ở giữa, đếm lặp 03
lần. Đối với loài tảo chuyển động sẽ được cố
định bằng hóa chất trước khi đếm. 2) Đối với
tảo trước khi cho ăn: các mẫu tảo được thu tại
05 vị trí khác nhau trong bể nuôi sinh khối với
lượng 100 ml/vị trí. Tảo được đựng chung vào
1 bình thí nghiệm có thể tích 1L, rồi lắc đều
tảo trong bình. Phương pháp đếm tảo trước khi
cho ấu trùng ăn tương tự với xác định lượng
tảo trong bể ương ấu trùng. Tuy nhiên, đối với
xác định tảo trong bể nuôi sinh khối dung dịch
tảo được pha loãng do mật độ tảo quá cao. Số
lượng tảo sau đó sẽ được nhân với hệ số pha
lỗng khi tính kết quả.
Mật độ tảo được tính theo công thức: D = A
x 25 x 104 x a
Trong đó:

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

25


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

D: Mật độ tế bào (số tế bào/ml)
A: Số tế bào trung bình trong một ô lớn qua

các lần đếm
a: Hệ số pha lỗng dung dịch tảo (nếu có)
25 x 104: Hệ số nhân tính số tế bào trong 1ml
Tốc độ tăng trưởng/ngày (Gt) về chiều dài
hoặc chiều cao vỏ của ấu trùng được xác định
theo công thức của (Ball & Jones, 1960) như sau:
Gt (µm/ngày) = (L2 – L1)/ (t2 – t1); trong đó:
L1 và L2 là chiều dài hoặc chiều cao vỏ trung
bình lấy mẫu tại thời điểm đầu và cuối (µm); t2,

t1 là khoảng thời gian giữa 2 lần lấy mẫu.
Kích thước của ấu trùng được đo bằng
trắc vi thị kính (2 ngày đo 1 lần với số lượng
ấu trùng trong mẫu đo ≥25 ấu trùng). Ấu trùng
được đo bằng vật kính 10 và trắc vi thị kính có
100 vạch, mỗi vạch tương ứng là 10µm. Chiều
cao (AB) được đo từ mép vỏ phía mặt bụng đến
đỉnh vỏ phía mặt lưng. Chiều dài (CD) được đo
từ mép vỏ của mặt sau đến mép vỏ của mặt trước
(Hình 1).

Hình 1: Cách đo kích thước ấu trùng hàu Thái Bình Dương qua trắc vi thị kính.
Tỷ lệ sống (TLS) của ấu trùng được xác
định ở thời điểm kết thúc thí nghiệm và tính
tốn theo cơng thức:
TLS (%) = N2/N1 x 100
Trong đó: N1: Là số cá thể ban đầu được bố
trí thí nghiệm (con)
N2: Là số cá thể thu được khi kết
thúc thí nghiệm (con)

Tỷ lệ ấu trùng xuất hiện chân bị được tính
theo cơng thức sau:
Tỷ lệ ấu trùng chân bị (%) = 100 * Số ấu
trùng chân bò thu được (con)/ tổng số ấu trùng
ban đầu (con)
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu được quản lý và xử lý bằng phần
mềm Microsoft Excel 2016 và SPSS phiên bản
24.0. Phân tích phương sai một nhân tố (One way
ANOVA) với mức ý nghĩa P = 0,05 để so sánh các
26

giá trị trung bình ở các nghiệm thức thí nghiệm.
III. KẾT QUẢ
3.1. Điều kiện môi trường ương nuôi
ấu trùng
Các yếu tố môi trường nước giữa các nghiệm
thức thí nghiệm khác nhau khơng có ý nghĩa
thống kê (Bảng 2, P >0,05). Theo nghiên cứu
của FAO (2003), giá trị trung bình của những chỉ
tiêu môi trường đo được trong nghiên cứu này
đều nằm trong ngưỡng phù hợp cho ấu trùng hàu
Thái Bình Dương sinh trưởng và phát triển. Sự
dao động nhỏ này là do bể ương được bố trí trong
nhà có mái che và cửa được che bạt để tránh ánh
sáng chiếu trực tiếp làm thay đổi nhiệt độ nước.
Đặc biệt, quy trình ương đảm bảo điều kiện vệ
sinh mơi trường và an tồn thực phẩm theo Quyết
định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9
năm 2007 của Bộ Khoa học và Cơng nghệ.


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Bảng 2. Thơng số mơi trường nước ương ở các nghiệm thức thí nghiệm.
Thơng số mơi trường

Nghiệm thức thí nghiệm
1

Nhiệt độ (ºC)

26,3 ± 2,2

pH

2

3

4

26,2 ± 1,9

26,1 ± 2,3

26,4 ± 2,2a


7,8 ± 0,1a

7,8 ± 0,1a

7,8 ± 0,1a

7,8 ± 0,1a

Độ mặn (‰)

24,6 ± 1,0a

24,4 ± 0,9a

24,5 ± 1,0a

24,7 ± 1,1a

DO (mg/L)

4,65 ± 0,10a

4,64 ± 0,11a

4,65 ± 0,09a

4,63 ± 0,10a

a


a

a

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một hàng mang chữ cái giống nhau thì khác biệt khơng có ý nghĩa thống kê (P
>0,05). Giá trị trong bảng là trung bình ± độ lệch chuẩn.

3.2. Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ vỏ sau thời gian 18 ngày ương được trình bày
tăng trưởng
trong Bảng 3.
Kết quả theo dõi về chiều dài và chiều cao
Bảng 3. Tốc độ tăng trưởng của ấu trùng hàu được cho ăn các loại thức ăn khác nhau
Loại thức ăn phối trộn
Nghiệm thức 1 (NT1)
Nghiệm thức 2 (NT2)
Nghiệm thức 3 (NT3)
Nghiệm thức 4 (NT4)

Tốc độ tăng trưởng bình qn (µm/ngày)
Chiều dài vỏ

Chiều cao vỏ

12,93 ± 0,21a
13,87 ± 0,11b
12,43 ± 0,31a
10,11 ± 0,27c

16,96 ± 0,13a
17,92 ± 0,29b

16,55 ± 0,12a
14,92 ± 0,14c

Ghi chú: Các giá trị trong cùng một cột mang chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa ở mức P <0,05. Giá trị
trong bảng là trung bình ± độ lệch chuẩn.

Kết quả phân tích cho thấy sự khác biệt ở
mức ý nghĩa P <0,05 về tăng trưởng của chiều
dài và chiều cao vỏ giữa lơ kết hợp 3 lồi tảo
đơn bào, cụ thể: NT2 cho tăng trưởng về chiều
dài và chiều cao lớn nhất, theo thứ tự đạt 13,87
± 0,11 và 17,92 ± 0,29 µm/ngày, thời gian
chuyển giai đoạn dao động từ 3-4 ngày; trong
khi đó tăng trưởng về chiều dài và chiều cao ở
NT1 và NT3 dao động từ 12,43-12,93 và 16,5516,96 µm/ngày. Ở NT4, cho ăn phối hợp tảo N.
oculata và 2 loại tảo Chaetoceros: C. calcitrans
và C. muelleri cho tăng trưởng về chiều dài và
chiều cao thấp nhất đạt 10,11 ± 0,27 và 14,92 ±
0,14 µm/ngày và phần lớn ấu trùng không vượt
qua được giai đoạn biến thái để đạt đến giai
đoạn ấu trùng bám.
Kết quả Hình 2 cho thấy, tỷ lệ sinh trưởng

của ấu trùng hàu từ giai đoạn chữ D đến Umbo
điểm mắt ở các nghiệm thức thức ăn khác nhau
có sự sai khác sau 18 ngày ương ni. Kích
thước trung bình của ấu trùng hàu giai đoạn chữ
D trung bình là 68,0 ± 0,15µm và khơng có sự
sai khác đáng kể ở các nghiệm thức (P >0,05).
Sau 18 ngày ương, ấu trùng xuất hiện chân bị

(Pediveliger) chuẩn bị bám. NT2 có chiều cao
vỏ giai đoạn ấu trùng điểm mắt lớn nhất, trung
bình đạt 325,5 ± 1,2µm, tỷ lệ ấu trùng xuất hiện
điểm mắt ở ngày thứ 15 đạt 65,6% (P <0,05).
NT1 và NT3 có chiều cao trung bình đạt 316,0
± 1,1µm, ấu trùng xuất hiện điểm mắt khơng
đều chỉ đạt khoảng 40%. NT4 có chiều cao vỏ
đạt 291,8 ± 0,6µm, ấu trùng xuất hiện điểm mắt
và chân thấp đạt 12%, ấu trùng không đồng đều
về kích thước.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

27


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

Hình 2: Tăng trưởng chiều cao vỏ của ấu trùng điểm mắt ở các nghiệm thức thí nghiệm. Các chữ
cái khác nhau trên cột đồ thị của các nghiệm thức thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P <0,05).
3.3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống
Kết quả thí nghiệm về thức ăn cho ấu trùng
từ giai đoạn ấu trùng chữ D đến chân bò cho
thấy tỷ lệ sống ở các lơ thí nghiệm có sự chênh
lệch đáng kể (Hình 3). Lơ thí nghiệm NT2 kết
hợp 3 lồi tảo đơn bào N. oculata, I. galbana
và C. calcitrans cho tỷ lệ sống cao nhất (26,55
± 0,6%). Các lô sử dụng thức ăn là các loại tảo

đơn bào: I. galbana, C. calcitrans, N. oculata

và T. pseudonana ở NT1 và NT3 cho tỷ lệ sống
tương tự nhau (20,68 ± 1,2% so với 19,65 ±
1,3%) và sai khác khơng đáng kể (P >0,05).
Lơ thí nghiệm dùng N. oculata kết hợp với 2
loài C. calcitrans và C. mulleri (NT4) cho tỷ lệ
sống thấp nhất trong 4 nghiệm thức thí nghiệm
(13,61 ± 1,2%).

Hình 3. Ảnh hưởng của thức ăn đến tỷ lệ sống của ấu trùng hàu sau 18 ngày ương. Các chữ cái
khác nhau trên cột đồ thị của các nghiệm thức thể hiện sai khác có ý nghĩa thống kê (P <0,05).
28

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

IV. THẢO LUẬN
Kết quả thử nghiệm đánh giá ảnh hưởng
kết hợp các loài tảo khác nhau ương ấu trùng
hàu cho thấy ấu trùng hàu sinh trưởng tốt từ
giai đoạn ấu trùng chữ D tới giai đoạn ấu trùng
chân bò. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu
của Finn & cs. (2008) khi kết hợp loài vi tảo
Chaetoceros muelleri với một số loài tảo khác
(Tahiti Isochrysis và Pavlova lutheri). Khi kết
hợp tỷ lệ 50% C. muelleri, 25% T. isochrysis,
25% P. lutheri cho kết quả tăng trưởng chiều dài
sai khác đáng kể (P <0,05) so với khi sử dụng
các loài tảo khác (Finn & cs., 2008). Rico-Villa

& cs. (2006) đã nghiên cứu ảnh hưởng của khẩu
phần hỗn hợp gồm các loài vi tảo (P. lutheri,
I. affinis, I. galbana, C. calcitrans) lên sự phát
triển của ấu trùng phù du và ấu trùng hàu bám.
Kết quả cho thấy ở khẩu phần 25% I. galbana +
75% C. calcitrans ấu trùng hàu sinh trưởng tốt
nhất. Tác giả cũng đã xác định với khẩu phần
hỗn hợp tảo nói trên, sau 7 ngày ương, mức tiêu
thụ vi tảo của ấu trùng hàu thấp nhất, <10.000
tế bào/ấu trùng/ngày, sau đó từ ngày thứ 8 mức
tiêu thụ 90.000 tế bào/ấu trùng/ngày. Từ ngày
20-21 mức tiêu thụ chỉ cịn 40.000 tế bào/ấu
trùng/ngày (Lưu Đình Thịnh, 2008).
Theo kết quả nghiên cứu của Brown & cs.
(1989), nhuyễn thể hai mảnh vỏ nói chung và
hàu nói riêng được cho ăn bằng thức ăn tổng
hợp của các loài tảo đơn bào sẽ cho tốc độ tăng
trưởng cao hơn các sinh vật chỉ sử dụng một lồi
tảo, bởi vì một lồi tảo có thể chứa một chất dinh
dưỡng quan trọng này nhưng lại thiếu chất dinh
dưỡng quan trọng khác. Theo FAO (2003), các
lồi tảo có giá trị dinh dưỡng cao bao gồm hàm
lượng lớn 20:5n3 (EPA - axit eicosapentaenoic)
hay 22:6n3 (DHA - axit docosahexaenoic)
so với các loài tảo khác có hàm lượng ít hơn
(Helm & cs., 2006). Nhiều nghiên cứu đã chỉ
ra rằng, axit béo khơng bão hịa cao HUFAs
đóng vai trị quan trọng trong sinh trưởng và tỷ
lệ sống của ấu trùng hai mảnh vỏ (Rico-Villa


& cs., 2006). Trong đó, 20:5n3 (EPA - axit
eicosapentaenoic) vừa là nguồn năng lượng vừa
là tiền chất của eicosanoids, 22:6n3 (DHA - axit
docosahexaenoic) tham gia vào hình thành, duy
trì cấu trúc và chức năng màng (Whyte & cs.,
1991, Marty & cs., 1992). Hơn nữa, 20:4n6 axit
arachidonic đã được xác định ảnh hưởng đến
sinh trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng (Milke
& cs., 2006). Kết quả này phù hợp với nghiên
cứu của Rivero-Rodríguez & cs. (2007) tảo là
nguồn thức ăn chủ yếu cung cấp sterols thiết
yếu và axit béo khơng bão hịa cao (HUFAs)
như 20:4n6 (ARA - axit arachidonic), 20:5n3
(EPA - axit eicosapentaenoic) và 22:6n3
(DHA - axit docosahexaenoic) cho ấu trùng.
Trong nghiên cứu này, NT2, cho kết quả tốt
nhất do khẩu phần ăn bao gồm N. oculata đặc
trưng ở hàm lượng cao 20:5n3 (EPA - axit
eicosapentaenoic), C. calcitrans đặc trưng ở
hàm lượng cao 20:4n6 (ARA - axit arachidonic)
và I. galbana đặc trưng ở hàm lượng cao
22:6n3 (DHA - axit docosahexaenoic) so
với các loài tảo khác trong thí nghiệm (Bảng
1). NT1 kết hợp 1/3 T. pseudonana + 1/3 I.
galbana + 1/3 C. calcitrans cho kết quả thấp
hơn nghiệm thức 2 mặc dù có I. galbana đặc
trưng bởi hàm lượng cao DHA và C. calcitrans
đặc trưng bởi hàm lượng cao ARA. Tuy nhiên,
hàm lượng EPA trong tảo T. pseudonana lại
thấp hơn so với tảo N. oculata có trong nghiệm

thức 2. NT3 kết hợp 1/3 N. oculata + 1/3 C.
muelleri + 1/3 T. pseudonana cũng cho kết quả
tương tự do chỉ có N. oculata được đặc trưng
bởi hàm lượng cao EPA, thành phần ARA và
DHA cần thiết cho tăng trưởng của ấu trùng
trong tảo C. muelleri và T. pseudonana thấp
hơn so với hàm lượng của hai acid béo không
no này trong tảo C. calcitrans và I. galbana.
Trong khi đó, NT4 kết hợp 1/3 N. oculata + 1/3
C. muelleri + 1/3 C. calcitrans cho kết quả thấp
nhất do hàm lượng HUFA tổng số thấp hơn so
với các nghiệm thức khác.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

29


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

Theo nghiên cứu của (Rivero-Rodríguez
& cs., 2007) trên đối tượng hàu Crassostrea
corteziensis sử dụng các loài tảo C. calcitrans, C.
muelleri, I. galbana clone T-iso, Phaeodactylum
tricornutum và Tetraselmis suecica làm thức
ăn cho ấu trùng, kết quả nghiệm thức sử dụng
tảo T. suecica cho tốc độ tăng trưởng thấp
nhất (107µm chiều dài vỏ/ngày) do thành
phần tảo thiếu hàm lượng 22:6n3 (DHA - axit
docosahexaenoic) và hàm lượng thấp 20:4n6

(ARA - axit arachidonic). Nghiên cứu trên hàu
phẳng Châu Âu với 3 nghiệm thức thức ăn là
C. muelleri và I. galbana (CHGRA/T.ISO);
Tetraselmis striata và Thalassiosira weissfloggii
(TETRA/ACTIN); N. oculata và Pavlova lutheri
(NANNO/PAV); kết quả thí nghiệm cho thấy hàu
tăng trưởng cao nhất ở nghiệm thức NANNO/
PAV đạt khối lượng 9,73 ± 0,89g và chiều dài
vỏ 13,48 ± 0,35mm, thấp nhất ở nghiệm thức
TETRA/ACTIN đạt khối lượng và chiều dài vỏ
lần lượt 6,15 ± 0,25g; 10,47 ± 0,18mm. Kết quả
chỉ ra rằng, chế độ ăn tốt nhất cho hàu phẳng
Châu Âu khi kết hợp N. oculata và P. lutheri với
hàm lượng HUFAs cao hơn so với nghiệm thức
còn lại (Ronquillo & cs., 2012). Các lồi tảo có
hàm lượng HUFA cao, đặc biệt là EPA, DHA,
ARA đã được chứng minh có giá trị dinh dưỡng
cao (Knauer & Southgate, 1999, Volkman &
Brown, 2005) giúp nâng cao sinh trưởng và tỷ lệ
sống trong ương ni ấu trùng nhiều lồi động
vật thủy sản như cá, giáp xác và nhuyễn thể hai
mảnh vỏ (Ronquillo & cs., 2012), là nguồn năng
lượng đặc biệt quan trọng trong giai đoạn biến
thái ban đầu của ấu trùng (Tocher & cs., 1985,
Falk-Petersen & cs., 1986, Falk-Petersen & cs.,
1989, Sargent, 1995, Reinersten & Jorgensen,
2020). Hàm lượng thấp một thành phần HUFA
đặc trưng EPA, DHA hay ARA trong hỗn hợp
tảo cho ăn là nguyên nhân dẫn đến tốc độ tăng
trưởng và tỷ lệ sống thấp. Do đó, việc sử dụng

kết hợp các lồi tảo có hàm lượng chất dinh
dưỡng cao, đặc biệt là hàm lượng EPA, DHA
30

và ARA giúp ấu trùng sinh trưởng và phát triển
tốt hơn. Hơn nữa, theo Helm & cs. (2006) kích
thước tảo ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi và
tiêu hóa của ấu trùng, tảo C. calcitrans hay T.
pseudonana thích hợp cho ấu trùng có kích cỡ
>55µm, C. muelleri thích hợp cho ấu trùng có
kích cỡ >90µm. Nghiên cứu này thực hiện ương
nuôi ấu trùng từ giai đoạn chữ D (>75µm) đến
giai đoạn chân bị. Do vậy, đây cũng có thể
là một nguyên nhân khác ảnh hưởng tới sinh
trưởng và tỷ lệ sống của ấu trùng hàu của NT4
thấp hơn so với NT2 do kích cỡ tảo C. muelleri
lớn hơn nhiều so với tảo I. galbana, dẫn tới việc
ấu trùng hàu không thu nhận được C. muelleri
tốt bằng tảo I. galbana. Tuy nhiên, để có đánh
giá đầy đủ hơn thì các nghiên cứu tiếp theo nên
đánh giá tỷ lệ phối trộn thích hợp giữa các lồi
tảo làm thức ăn cho ấu trùng. Trong nghiên cứu
này nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phối
trộn 1:1:1 để có thể dễ dàng hơn trong việc đánh
giá vai trò dinh dưỡng nhất định của các loài vi
tảo tới kết quả ương nuôi của ấu trùng.
Trong nghiên cứu này, với nghiệm thức
phối trộn 3 loài tảo (1/3 N. oculata + 1/3 I.
galbana + 1/3 C. calcitrans) cho ăn từ giai
đoạn chữ D đến giai đoạn xuất hiện điểm mắt

(Pediveliger), cho thấy tỷ lệ sống cao hơn các
lô khác từ 5,94-15,5% và sinh trưởng cao hơn
22-32%. Kết quả nghiên cứu trên đối tượng hàu
cửa sơng (Crassostrea rivularis) cũng sử dụng
kết hợp các lồi tảo N. oculata, C. calcitrans,
Chlorella sp., I. galbana, P. lutheri, Tetraselmis
sp., Dunaliella sp. làm thức ăn cho ấu trùng, kết
quả cho tốc độ sinh trưởng nhanh, tỷ lệ sống
cao (Hà Đức Thắng & cs., 2006). Các loài tảo
đơn bào trong thí nghiệm đã được sử dụng trong
nghiên cứu của Cao Trường Giang (2007) trên
đối tượng Điệp Texas cho tỷ lệ sống của ấu
trùng từ giai đoạn Veliger đến giai đoạn hậu kỳ
đỉnh vỏ lớn hơn 60% ở nghiệm thức thức ăn
là hỗn hợp 3 loài tảo riêng lẻ. Nghiên cứu trên
đối tượng sị huyết (Anadara grasona) với 3

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

loại thức ăn Nannochloropsis sp., Chaetoceros
sp. và hỗn hợp 50% Chaetoceros sp. + 50%
Nannochloropsis sp. ở 3 mật độ 2.000, 3.000 và
4.000 tế bào/ml để tìm ra thức ăn thích hợp cho
ấu trùng. Kết quả cho thấy, sị có tỷ lệ sống và tốc
độ tăng trưởng nhanh nhất. Đến giai đoạn sống
đáy cho ăn hỗn hợp loài tảo Nannochloropsis
sp., Chaetoceros sp. và Isochrysis sp. ở mật

độ 10.000 tế bào/ml, cho tỷ lệ sống cao (Lê
Trung Kỳ & cs., 2005). Nghiên cứu của nhiều
tác giả cũng cho thấy việc sử dụng kết hợp 3
loại thức ăn Isochrysis sp., Chaetoceros sp. và
Nannochloropsis sp. cho ấu trùng ăn ngay từ
giai đoạn đầu giúp ấu trùng sinh trưởng nhanh
do sự đa dạng chất dinh dưỡng có trong tảo cần
thiết cho ấu trùng chuyển giai đoạn từ giai đoạn
chữ D-Veliger đến Spat. Do đó, việc sử dụng
hỗn hợp các loài tảo sẽ cung cấp đủ các chất
dinh dưỡng cần thiết cho quá trình phát triển
của ấu trùng (Brown & cs., 1989).
V. KẾT LUẬN
Sử dụng hỗn hợp các loài tảo N. oculata
+ I. galbana + C. calcitrans trong ương nuôi
ấu trùng hàu từ giai đoạn ấu trùng chữ D lên
chân bò đạt hiệu quả cao nhất về tỷ lệ sống, tăng
trưởng hàng ngày chiều dài và chiều cao vỏ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
Báo Quảng Ninh, 2018. Bắt giữ và tiêu hủy
5 tấn hàu giống nhập lậu. Link http://
thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thue-voi-cuocsong/2018-04-18/quang-ninh-bat-giu-tieu-huy5-tan-hau-giong-nhap-lau-56364.aspx
Cao Trường Giang, 2007. Ảnh hưởng của thức
ăn và mật độ ương nuôi đến tỉ lệ sống và phát
triển của ấu trùng điệp (Argopecten irradians,
Lanmarck, 1819) trong điều kiện miền Bắc.
Luận văn thạc sĩ nông nghiệp. Học viện Nông
nghiệp Việt Nam.

Cao Trường Giang, 2010. Nghiên cứu công nghệ
sản xuất giống và ni thương phẩm hàu Thái
Bình Dương (Crassostrea gigas) phục vụ
xuất khẩu. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Nhà
nước. Bộ Khoa học và Công nghệ. Mã số KC:
06.18/06-10.

Cao Trường Giang & Lê Xân, 2011. Hiệu quả của
các hình thức ni thương phẩm hàu Thái Bình
Dương (Crassostrea gigas). Tạp chí Khoa học và
Phát triển. Học Viện Nông nghiệp Việt Nam. Tập
9, số 1: 53-61.
Lê Trung Kỳ, Hứa Ngọc Phúc, Phan Đăng Hùng,
Nguyễn Thị Xuân Thu, Mai Duy Minh, La Xuân
Thảo & Nguyễn Văn Nhâm, 2005, Nghiên cứu
thức ăn thích hợp cho sò huyết Anadara granosa
Linnaeus,1758 trong sản xuất giống. Tuyển tập
báo cáo khoa học hội thảo ĐVTM toàn quốc lần
thứ tư – NXB Nông nghiệp.
Hà Đức Thắng & cs., 2006. Kết quả nghiên cứu xây
dựng quy trình cơng nghệ sản xuất giống nhân
tạo và nuôi hàu (Crassostrea rivularis) thương
phẩm. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước
giai đoạn 2001 – 2006.
Nguyễn Thị Xuân Thu, 1998. Nghiên cứu đặc điểm
sinh sản, sinh trưởng và kỹ thuật sản xuất giống
nhân tạo điệp quạt (Chalamys nobilis Reeve,
1852). Luận án tiến sỹ khoa học Nơng nghiệp,
Trường Đại học Nha Trang.
Lưu Đình Thịnh, 2008. Đánh giá khả năng phát triển

ni Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas,
Thunberg 1793) tại Vịnh Bái Tử Long - Quảng
Ninh.
Trần Công Khôi, 2020. Định hướng và giải pháp
đẩy mạnh sản xuất tiêu thụ nhuyễn thể. Vụ Nuôi
trồng thủy sản. Tổng cục Thủy sản. Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tài liệu tiếng Anh
Ball, J.N., & Jones, John William, 1960. On the
growth of the brown trout of Llyn Tegid.
Proceedings of the Zoological Society of London.
Wiley Online Library, 1-41.
Brown, Malcolm, R., Jeffrey, Shirley W &
Garland, Christian David, 1989. Nutritional
aspects of microalgae used in mariculture; a
literature review, Hobart, Tas., CSIRO Marine
Laboratories.
Falk-Petersen, Sargent, Sargent, J.R., Fox, C.,
Falk-Petersen, I-B, Haug, T., & Kjørsvik, E.,
1989. Lipids in Atlantic halibut (Hippoglossus
hippoglossus) eggs from planktonic samples in
Northern Norway. Marine Biology, 101, 553556.
Falk-Petersen, Stig, Falk-Petersen, Inger-Britt,
Sargent, John, R., & Haug, Tore, 1986. Lipid
class and fatty acid composition of eggs from the
Atlantic halibut (Hippoglossus hippoglossus).
Aquaculture, 52, 207-211.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020


31


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
FAO, 2003. Culture Aquatic Species information
Programe: Crasosstrea gigas. 7pp, FAO.
Finn, B.M., O’Connor, W.A., & Dove, M.C., 2008.
Evaluation of the microalgal substitute ‘M-1’
combined with Chaetoceros muelleri, as a food
source of juvenile Sydney rock oyster (Saccostrea
glomerata) Spat. Australian Aquaculture 08.
Helm, M.M., Bourne, N., & Lovatelli, A., 2006.
Hatchery operation: culture of larvae basic
methodology, feeding and nutrition, factors
influencing growth and survival, and settlement
and metamorphosis. Hatchery culture of
bivalves: A practical manual. FAO Fisheries
Technical Paper.
Knauer, Jens & Southgate, Paul, C., 1999. A review
of the nutritional requirements of bivalves and
the development of alternative and artificial diets
for bivalve aquaculture. Reviews in Fisheries
Science, 7, 241-280.
Laing, I., 1991. Cultivation of marine unicellular
algae, Ministry of Agriculture, Fisheries and
Food Conwy.
Marty, Y., Delaunay, F., Moal, J., & Samain, J-F.,
1992. Changes in the fatty acid composition of
Pecten maximus (L.) during larval development.
Journal of Experimental Marine Biology and

Ecology, 163, 221-234.
Milke, Lisa M., Bricelj, V Monica & Parrish,
Christopher C., 2006. Comparison of early life
history stages of the bay scallop, Argopecten
irradians: effects of microalgal diets on growth
and biochemical composition. Aquaculture, 260,
272-289.
Navarro, Nuria, Yúfera, Manuel & García-Gallego,
Manuel, 2001. Use of freeze-dried microalgae
for rearing gilthead seabream, Sparus aurata
L., larvae. II. Biochemical composition.
Hydrobiologia, 452, 69-77.
Reinersten, H., & Jorgensen, L., 2020. Fish farming
technology, CRC Press.

32

Rico-Villa, B., Le Coz, J.R., Mingant, C., & Robert,
R., 2006. Influence of phytoplankton diet
mixtures on microalgae consumption, larval
development and settlement of the Pacific oyster
Crassostrea gigas (Thunberg). Aquaculture, 256,
377-388.
Rivero-Rodríguez, Susana, Beaumont, Andy R &
Lora-Vilchis, María Concepción, 2007. The
effect of microalgal diets on growth, biochemical
composition, and fatty acid profile of Crassostrea
corteziensis (Hertlein) juveniles. Aquaculture,
263, 199-210.
Ronquillo, Jesse D., Fraser, Jamie & McConkey,

Audrie-Jo, 2012. Effect of mixed microalgal diets
on growth and polyunsaturated fatty acid profile
of European oyster (Ostrea edulis) juveniles.
Aquaculture, 360, 64-68.
Sargent, J.R., 1995. Origins and function of eggs
lipids: Nutritional implication. Broodstock
management and egg and larval quality, 353-372.
Tocher, D.R., Fraser, A.J., Sargent, J.R., &
Gamble, J.C., 1985. Fatty acid composition
of phospholipids and neutral lipids during
embryonic and early larval development in
Atlantic herring (Clupea harengus, L.). Lipids,
20, 69.
Volkman, J.K., Jeffrey, S.W., Nichols, P.D., Rogers,
G.I., & Garland, C.D., 1989. Fatty acid and lipid
composition of 10 species of microalgae used
in mariculture. Journal of Experimental Marine
Biology and Ecology, 128, 219-240.
Volkman, J.K., & Brown, M.R., 2005. Nutritional
value of microalgae and applications. SubbaRao, DV (ed.). Algal Cultures, Analogues of
Blooms and Applications. Science Publishers,
Enfield, USA.
Whyte, J.N.C., Bourne, N., & Ginther, N.G.,
1991. Depletion of nutrient reserves during
embryogenesis in the scallop Patinopecten
yessoensis (Jay). Journal of experimental marine
biology and ecology, 149, 67-79.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

EFFECTS OF DIFFERENT COMBINATIONS OF ALGAL SPECIES
DIETS ON SURVIVAL AND GROWTH OF THE PACIFIC OYSTER
(Crassostrea gigas) LARVAE IN HATCHERY CONDITIONS
Vu Van In1*, Tran Thi Thuy1, Cao Truong Giang1, Vu Van Sang1, Dang Thi Lua1
ABSTRACT
The survival and growth of the Pacific oyster larvae were evaluated using the mixed microalgal species
diets during 18 days in hatchery conditions. The experiment was carried out in 500L plastic tanks with
four different treatments of algal diets including (i)Thalassiosira pseudonana, Isochrysis galbana and
Chaetoceros calcitrans; (ii) N. oculata, I. galbana and C. calcitrans; (iii) Nannochloropsis oculata,
C. muelleri and T. Pseudonana; (iv) N. oculata, C. muelleri and C. calcitrans. The ratio of each algal
species in each treatment was 1:1:1. Each treatment was replicated three times. The results showed that
highest survival rate (26.55 ± 0.60%) was obtained in NT2 after 18 days rearing D-veliger to Pediveliger,
followed by NT1 and NT3 (20.68 ± 1.70% and 19.65 ± 1.30%, respectively). The lowest survival
was found in NT4 (13.61 ± 1.20%). Similarity was found for daily growth in length and height of the
pediveligers in NT2 (13.87 ± 0.11 and 17.92 ± 0.29 µm/day) while NT4 showed the lowest daily growth
in length (10.11 ± 0.27 µm/day) and height (14.92 ± 0.14 µm/day). NT1 and NT3 had no significant
difference in daily growth (P>0.05). The average depth of Pediveliger reached 325.50 ± 1.20µm. The
pediveliger stage appeared at day 15 reaching approximately 65% of the total larvae counted in the tank.
This study indicates that NT2 is the best combination diet for rearing the Pacific oyster larvae regarding
their survival and growth.
Keywords: algal, growth, larvae, Pacific oyster, survival.

Người phản biện: PGS. TS. Nguyễn Ngọc Út

Người phản biện: TS. Nguyễn Thị Thuý Hằng

Ngày nhận bài: 10/10/2020


Ngày nhận bài: 10/10/2020

Ngày thông qua phản biện: 31/10/2020

Ngày thông qua phản biện: 10/11/2020

Ngày duyệt đăng: 05/12/2020

Ngày duyệt đăng: 05/12/2020

Research Institute for Aquaculture No.1
*Email:

1

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 18 - THÁNG 12/2020

33



×