Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Hiệu quả ứng dụng công nghệ bọt khí siêu mịn trong ao nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.02 KB, 9 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

HIỆU QUẢ ỨNG DỤNG CƠNG NGHỆ BỌT KHÍ SIÊU MỊN TRONG
AO NI TƠM THẺ CHÂN TRẮNG THÂM CANH
Lê Thanh Vũ1*, Phùng Thị Hồng Gấm2, Đỗ Văn Hoàng3, Châu Hữu Trị4,
Nguyễn Trọng Huy5, Phan Thanh Lâm3

TÓM TẮT
Nghiên cứu này nhằm đánh giá khả năng duy trì hàm lượng ơ xy hịa tan (DO) và hiệu quả kỹ thuật
của các ao nuôi tôm thẻ chân trắng (TCT) khi sử dụng thiết bị tạo bọt khí siêu mịn (BSM). Các thí
nghiệm được thực hiện trên ao đất với diện tích 2.000- 3.000 m2, mật độ thả nuôi tôm TCT 100 150 con/m2. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở các thí nghiệm trên ao 2.000m2, hàm lượng ơ xy hịa
tan (DO) buổi sáng của ao khơng sử dụng thiết bị BSM, mật độ 150 con/m2 (ao K2000-150) là 4,5
± 0,52mg/l thấp hơn và có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với ao có sử dụng thiết bị BSM (ao C2000150) là 5,98 ± 0,33mg/l). Sau 87 ngày nuôi, tỷ lệ sống của ao K2000-150 là 72,22% thấp hơn so
với ao C2000-150 là 84,56±3,94%. Năng suất của ao K2000-150 là 10,57 tấn/ha thấp hơn so ao
C2000-150 là 16,41 ± 0,39 tấn/ha (tăng 55,32% so với ao không sử dụng thiết bị BSM). Ở các thí
nghiệm trên ao 3.000m2, DO buổi sáng của ao K3000-150 là 4,6 ± 0,32 mg/l thấp hơn và có ý nghĩa
(p<0,05) so với các ao C3000-150 là 6,1 ± 0,29mg/l. Sau 80 ngày nuôi, tỷ lệ sống của ao K3000-150
là 74,99% thấp hơn 10,24% so với ao C3000-150 là 79,33±3,79%. Năng suất của ao K3000-150 là
9,75 tấn/ha thấp hơn 47,52% so với các ao C3000-150.
Từ khóa: Bọt khí siêu mịn, tơm thẻ chân trắng, DO, tỷ lệ sống.

I. GIỚI THIỆU
Các nghiên cứu về tác dụng của các bọt
khí có kích thước nhỏ hoặc siêu nhỏ đang
được quan tâm nhiều trong những năm gần đây
(Hồng Tùng, 2016), đặc biệt là ở Nhật Bản.
Cơng nghệ bọt khí siêu mịn (BSM) lần đầu tiên
được nghiên cứu thử nghiệm trong nuôi trồng
thủy sản tại Nhật Bản ở các mơ hình ni hàu
và điệp quạt (Nakayama, 2006; Ohnari, 2007;
Marui, 2013; Tsuge, 2014). Theo đó, tốc độ tăng


trưởng của các đối tượng nuôi được cải thiện
do đảm bảo hàm lượng ơxy hịa tan ln ở mức
tối ưu trong suốt q trình ni. Ở Việt Nam,
nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ BSM trong

nuôi tôm được Công ty TNHH Công nghệ HTC
bắt đầu thực hiện năm 2014. Đến nay, Công ty
TNHH Công nghệ HTC đã nghiên cứu và chế
tạo thành công thiết bị tạo bọt khí cỡ nhỏ và siêu
nhỏ bằng nhựa gọi là thiết bị BSM và đã được
ứng dụng nuôi thử nghiệm tại nhiều cơ sở ở một
số vùng nuôi và cũng đã thu được các kết quả
ban đầu rất khả quan. Từ đầu năm 2016, Công
ty TNHH Công nghệ HTC hợp tác với Công ty
TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận ở Bến Tre
để sản xuất và giới thiệu thiết bị BSM. Khi thử
nghiệm ở ao nuôi tôm 5.000 m2 và sử dụng 3
máy BSM tại huyện Bình Đại cho kết quả tốt,
hàm lượng oxy hòa tan tối thiểu vào buổi sáng

Phịng Nơng nghiệp và PTNT huyện Dun Hải, Trà Vinh
Trường Cao Đẳng Bến Tre.
3
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II
4
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bến Tre
5
Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận, Bến Tre
* Email:
1

2

36

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

sớm ở mức trên 6 mg/l so với mức yêu cầu là 4
mg/l. Việc ln đảm bảo hàm lượng ơxy hịa tan
giúp đối tượng ni khơng bị stress, khỏe mạnh
và có tốc độ tăng trưởng tốt.
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là
khu vực ven biển có điều kiện tự nhiên thuận
lợi cho ngành nuôi trồng thủy sản (NTTS) phát
triển và là vùng nuôi thủy sản nước lợ trọng
điểm của cả nước. Trong những năm gần đây,
nghề ni tơm biển nói chung và ni tôm thẻ
chân trắng (TCT) ngày càng phát triển mạnh
mẽ. Tuy nhiên, năng suất nuôi tôm TCT chưa
ổn định, giá thành sản xuất còn cao và còn tiềm
ẩn nhiều hạn chế và thách thức, vì vậy cần phải
thực hiện các giải pháp phù hợp để nâng năng
suất, giảm giá thành sản xuất và giảm hệ số
chuyển hóa thức ăn (FCR) trong nuôi tôm TCT
là những vấn đề cần được quan tâm. Bước đầu
khi thử nghiệm ứng dụng công nghệ BSM với
ao tôm 5.000 m2 đạt kết quả khả quan nhưng
chưa được lặp lại. Hơn nữa, hiện nay nhiều

cơ sở đang có xu hướng sử dụng ao ni tơm

TCT có diện tích nhỏ hơn (2.000 và 3.000 m2)
so với các ao có diện tích khá lớn trước đây
(5.000m2). Do đó, nghiên cứu này được thực
hiện nhằm đánh giá hiệu quả kinh tế - kỹ thuật
của việc ứng dụng công nghệ BSM ở quy mơ
ao nhỏ và đề xuất quy trình kỹ thuật cho việc
ứng dụng công nghệ BSM trong nuôi tôm TCT
thâm canh ở ĐBSCL.
II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu
Tôm giống TCT (cỡ tôm giống PL12) được
cung cấp bởi Công ty TNHH Đầu tư Thủy sản
Huy Thuận.
Máy BSM được cung cấp bởi Công ty
TNHH Đầu tư Thủy sản Huy Thuận.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Bố trí thí nghiệm
Các thí nghiệm nuôi tôm TCT thâm canh
triển khai trên các ao 2.000m2 và 3.000 m2 như
sơ đồ 1.

Sơ đồ 1. Các nghiệm thức thí nghiệm ni tơm thẻ thâm canh.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

37



VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

2.2.2. Kỹ thuật áp dụng nuôi tôm TCT
thâm canh
Lắp đặt trang thiết bị: mỗi ao thí nghiệm lắp
đặt 01 máy BSM 4HP (tạo ra bọt khí siêu mịn
70 m3/giờ) và lắp thêm 01 dàn quạt ở góc ao với
nhiệm vụ kết hợp với thiết bị BSM để tạo dịng
chảy trong ao ni và gom chất thải về hố xi
phông ở giai đoạn sau 60 ngày nuôi; Các ao đối
chứng chỉ lắp đặt 04 giàn quạt tạo oxy trong ao,
khơng có thiết bị BSM.
Chuẩn bị ao: Các ao ni trong các thí
nghiệm được chuẩn bị theo quy trình bình
thường hiện nay và xử lý bằng chlorine với
nồng độ 30 ppm. Thả giống tôm TCT với mật
độ là 100 và 150 con/m2, cỡ tôm giống PL12,
tơm giống được xét nghiệm bằng phương pháp
PCR âm tính với Vibrio parahaemolyticus

gây AHPND, EHP, WSSV và IHHNV trước
khi thả nuôi.
Quản lý thức ăn và môi trường: các ao
nuôi tôm TCT ở các ao thí nghiệm được cho
ăn thức ăn công nghiệp Tomking giai đoạn đầu
40% đạm và sau 2 tháng giảm còn 38% đạm,
mỗi ngày cho ăn 4 lần vào lúc 06, 10, 14 và 18
giờ. Theo dõi các yếu tố môi trường như: pH,
nhiệt độ, hàm lượng oxy hòa tan (DO) đo hàng

ngày vào lúc sáng sớm (6 giờ) và chiều (14 giờ)
bằng máy đo pH, máy đo Oxy và nhiệt kế. Bên
cạnh đó, để hỗ trợ cho việc quản lý chăm sóc ao
ni trong suốt vụ ni, tiến hành thu mẫu môi
trường và mẫu tôm với tần suất thu mẫu 1 tuần/
lần, gởi về Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy
sản II để kiểm tra các chỉ tiêu thủy hóa và vi
sinh theo Bảng 1.

Bảng 1. Các chỉ tiêu thu mẫu định kỳ 7 ngày/lần và phương pháp phân tích.
Thứ tự

Chỉ tiêu

Phương pháp phân tích

1

COD

Pemanganat kali

2

Độ kiềm

SMEWW 4500

3


Độ mặn

Khúc xạ kế

4

NH3-N

SMEWW 4500-NH3-F

Ca

SMEWW 3500-Ca B 2005

7

Mg

SMEWW 3500-Mg B 2005

8

Vibrio tổng số

Trải đĩa trên RS

9

Vibrio parahaemolyticus


PCR

5
6

N-NO2

SMEWW 4500-NO2-B

2.3. Thu thập và xử lý số liệu
Quản lý số liệu và cơ sở dữ liệu: Các số liệu
đo môi trường nước (pH, nhiệt độ, DO) được
lưu trữ bằng sổ nhật ký của trang trại nuôi. Các
số liệu kiểm tra về sức khỏe tôm nuôi và yếu tố
môi trường khác như: NH3-N, NO2-N, độ kiềm
được thu định kỳ 1 tuần/lần để hỗ trợ cho việc
chăm sóc tơm ni (các số liệu này với mục
tiêu chính là hỗ trợ về kỹ thuật, khơng đưa vào
phân tích trong bài báo này). Các thơng tin về sử
dụng nguyên, nhiên liệu, thu hoạch cũng được
lưu trữ bằng sổ nhật ký của trang trại nuôi. Tất
38

cả các số liệu liên quan trong sổ nhật ký từng ao
nuôi (6 ao thí nghiệm, 2 ao đối chứng) đều được
lưu trữ trong sổ nhật ký, được nhập vào cơ sở dữ
liệu trên MS. Excel 2010 để phục vụ cho việc
phân tích đánh giá tổng kết mơ hình.
Phân tích số liệu: Sử dụng phần mềm MS.
Excel 2010 để nhập và xử lý số liệu. Áp dụng

một số phương pháp phân tích số liệu cơ bản sau:
+ Phương pháp phân tích thống kê mơ tả: Sử
dụng các chỉ tiêu số trung bình, độ lệch chuẩn,
phân tích ANOVA một nhân tố (p<0,05) và phép
thử LSD nhằm đánh giá và so sánh các chỉ tiêu

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

kinh tế-kỹ thuật và mơi trường giữa các ao ni
tơm TCT có và khơng sử dụng thiết bị BSM.
+ Phương pháp phân tích kinh tế: Sử dụng
phân tích các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi
nhuận và tỷ suất lợi nhuận để so sánh hiệu quả
kinh tế giữa các ao ao nuôi tôm TCT có và
khơng sử dụng thiết bị BSM.
III. KẾT QUẢ
3.1. Kết quả các yếu tố môi trường ở các
ao nuôi tôm TCT

3.1.1. Yếu tố pH, nhiệt độ
Yếu tố pH và nhiệt độ ở các thí nghiệm ni
tơm TCT biến động phù hợp với QCVN 0219:2014/BNNPTNT, pH phù hợp cho tôm TCT
phát triển là 7-9 và nhiệt độ từ 18-330C. Theo
Trần Viết Mỹ (2009), tơm TCT có khả năng
thích nghi rộng nhiệt trong khoảng 15 – 330C,
như vậy nhiệt độ của các ao thí nghiệm trong
khoảng thích hợp cho tơm phát triển tốt.


Bảng 2. Biến động của pH, nhiệt độ ở các thí nghiệm ni tơm TCT.
Trung bình pH

Ao

Trung bình nhiệt độ (0C)

Sáng

Chiều

Sáng

Chiều

Ao K2000-150

7,87 ± 0,18

8,01 ± 0,14

28 ± 0,9

29,5 ± 1,4

Ao C2000-150

7,86 ± 0,07


7,99 ± 0,08

28,9 ± 0,8

31 ± 1,1

Ao K2000-100

7,85 ± 0,07

7,99 ± 0,1

28,5 ± 1,1

30,6 ± 1,9

Ao C2000-100

7,82 ± 0,08

8,03 ± 0,09

28,5 ± 0,8

30,7 ± 1,4

Ao K3000-150

7,84 ± 0,17


7,99 ± 0,13

28,1 ± 1

29,6 ± 1,5

Ao C3000-150

7,89 ± 0,13

8,03 ± 0,11

28,5 ± 0,8

30,3 ± 1,3

Ao K3000-100

7,85 ± 0,08

7,99 ± 0,1

29,5 ± 1,9

30,3 ± 2

Ao C3000-100

7,85 ± 0,07


8 ± 0,08

28,7 ± 0,7

30,7 ± 1,2

nghiệm trên các ao 3.000 m2, DO buổi sáng ở
3.1.2. Hàm lượng oxy hịa tan (DO)
Ở thí nghiệm trên ao 2000 m2, DO buổi các ao K3000-150 và K3000-100 là 4,6 mg/l
sáng ở các ao K2000-150 và K2000-100 là thấp hơn có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với
4,4 – 4,5 mg/l thấp hơn có ý nghĩa thống kê các ao C3000-150 và C3000-100 lần lượt là là
(p<0,05) so với các ao C2000-150 và C2000- 6,1 và 5,98 mg/l (Bảng 3).
100 lần lượt là 5,08 -6,04 mg/l. Tương tự ở thí
Bảng 3. Biến động của DO ở các thí nghiệm ni tơm TCT.
Trung bình DO (mg/l)
Ao

Sáng
Ao K2000-150
4,5a ± 0,52
Ao C2000-150
5,98b ± 0,33
Ao K2000-100
4,4a ± 0,6
Ao C2000-100
6,04b ± 0,47
Ao K3000-150
4,6a ± 0,32
Ao C3000-150
6,1b ± 0,29

Ao K3000-100
4,6a ± 0,62
Ao C3000-100
5,98b ± 0,4
(Số liệu trên các cột có chữ cái khác nhau thì khác biệt có ý nghĩa (p<0,05).
TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

Chiều
5,6c ± 0,56
7,51d ± 0,58
5,68c ± 0,53
7,75d ± 0,61
5,76c ± 0,63
7,84d ± 0,57
5,83c ± 0,55
7,83d ± 0,79
39


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

3.1.3. Độ kiềm, độ mặn, NH3, NO2 trong
ao nuôi tôm TCT
Độ kiềm trong các ao thí nghiệm ni tơm
TCT biến động từ 113,83 – 127,09 mg/l và
khơng có sự khác biệt giữa các nghiệm thực thí
nghiệm. Theo QCVN 02-19: 2014-BNNPTNT,
độ kiềm phù hợp cho nuôi tôm biển là 60180mg/l (Bảng 4)
Hiện nay, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia
QCVN 02-19:2014-BNNPTNT chưa quy định

giá trị giới hạn đối với hàm lượng NO2 trong
nước ao nuôi tôm TCT. Tuy nhiên, theo thông
tư 45/2010/TT-BNNPTNT yêu cầu chất lượng
nước ni tơm phải có hàm lượng NO2 <0,35
mg/l. Trong nghiên cứu này, hàm lượng NO2

trong các ao nuôi TCT biến động từ 0,031
đến 0,174 là mức khá an toàn cho tơm ni. Ở
các nghiệm thức có và khơng sử dụng thiết bị
BSM có hàm lượng NO2 khác nhau có ý nghĩa
(p<0,05) (Bảng 4).
Theo Boyd (1998), hàm lượng amonia
thích hợp cho ao nuôi tôm là 0,2-2 mg/l và theo
QCVN 02-19:2014-BNNPTNT hàm lượng NH3
phải nhỏ hơn 0,3 mg/l. Trong nghiên cứu này,
hàm lượng NH3 trung bình ở các ao có sử dụng
thiết bị BSM thấp hơn mức khuyến cáo cho nuôi
tôm theo QCVN 02-19:2014-BNNPTNT và có
ý nghĩa thống kê (p<0,05) sơ với các ao không
sử dụng thiết bị BSM (Bảng 4)

Bảng 4. Biến động yếu tố môi trường ở các ao thí nghiệm ni TCT.
Yếu tố

Ao 2.000 m2
Ao K
-150

Ao C
-150


Ao K
-100

Ao 3.000 m2
Ao C
-100

Ao K
-150

Ao C
-150

Ao K
-100

Ao C
-100

Độ kiềm
(mg/L)

117,35
±18,05

127,09
±17,69

113,83

±18,02

113,36
±18,25

118,23
±18,37

133,23
±22,08

125,47
±31,28

127,89
±24,23

Độ mặn
(‰)

13,08
±3,65

13,58
±3,77

13,42
±4,98

13,33

±5,11

14,21
±4,78

14,36
±5,31

11,46
±1,34

10,1
±1,27

NH3
(mg/L)

0,166a
±0,087

0,156b
±0,079

0,353c
±0,266

0,182d
±0,177

0,425e

±0,376

0,387f
±0,268

0,308g
±0,298

0,321h
±0,225

NO2
(mg/L)

0,031a
±0,02

0,039a
±0,04

0,129c
±0,181

0,056c
±0,047

0,072e
±0,152

0,044f

±0,054

0,105g
±0,148

0,104h
±0,112

Ca
(mg/L)

116,6
±41,09

113,23
±45,03

110,33
±18,49

122,07
±14,39

146
±25,98

166,11
±20,4

136,67

±18,08

117,4
±16,8

Mg
(mg/L)

406,73
±105,46

430,1
±106,38

518,47
±205,11

532,6
±187,11

387,33
±60,55

392,85
±47,2

408,27
±60,94

343,98

±48,51

Ghi chú: ao K150 và K100 là ao không dùng thiết bị BSM mật độ 150 và 100 con/m2; ao C150 và
C100 là ao có dùng thiết bị BSM mật độ 150 và 100 con/m2.

3.1.4. Tổng số Vibrio spp. và Vibrio
parahaemolyticus
Mật độ Vibrio tổng số trong ao ni có
thể tăng cao do các yếu tố như ít thay nước, sử
dụng phân hữu cơ, vô cơ gây màu, mật độ nuôi
cao, thức ăn dư thừa, lượng phân thải ra, tảo nở
hoa và tảo tàn (Moriarty 1997; Lloberra và ctv.,
1991).
Theo Lê Hồng Phước và ctv. (2017) nghiên
40

cứu với mẫu nước các ao nuôi ở Bạc Liêu có
mật độ Vibrio tổng số trung bình ở mức 103
CFU/mL, mật độ Vibrio bắt đầu tăng từ tuần
nuôi thứ 3 và không vượt quá 104 CFU/mL. Tuy
nhiên, đối với ao có hiện tượng Vibrio spp. tổng
số tăng cao vào tuần thứ 3, 4 và tỷ lệ Vibrio spp.
tổng số > 104 CFU/mL có liên quan đến biểu
hiện xấu trên gan tụy tơm.
Ở các ao có hoặc khơng sử dụng thiết bị

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II


BSM, mật độ Vibrio spp. tổng số và Vibrio quy định của QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT,
parahaemolyticus có xu hướng tăng dần theo Vibrio tổng số cho phép trong các ao nuôi tôm
thời gian nuôi nhất là vào giai đoạn từ ngày phải <1000cfu/ml, nhưng chưa ảnh hưởng đến
ni 60 trở đi, có một số thời điểm Vibrio spp. tôm nuôi.
tổng số vượt quá 103 CFU/ml, cao hơn so với
Bảng 5. Phạm vi biến động Vibrio spp. tổng số và Vibrio parahaemolyticus ở các ao thí nghiệm
ni tơm TCT.
Yếu tố
Vibrio tổng số
(CFU/mL)
V.parahaemolyticus
(CFU/mL)

Ao 3.000 m2

Ao 2.000 m2
Ao K
-150

Ao C
-150

Ao K
-100

Ao C
-100

Ao K

-150

Ao C
-150

Ao K
-100

Ao C
-100

302
±205

327
±241

558
±339

219
±137

287
±178

315
±215

533

±352

547
±376

14
±13

19
±15

42
±29

11
±8

41
±43

113
±113

82
±66

74
±57

Ghi chú: Ao K150 và 100 là ao không dùng thiết bị BSM mật độ 150 và 100 con/m2; ao C150 và C100

là ao có dùng thiết bị BSM mật độ 150 và 100 con/m2.

3.2. Các chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật
Ở các ao có dùng thiết bị BSM, năng suất ở mật độ 100 con/m2 là 11,31 tấn/ha, các chỉ tiêu
mật độ nuôi 150 con/m2 là 15,4 tấn/ha cao hơn kinh tế - kỹ thuật khác như FCR, tỷ lệ sống và
có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với ao nuôi ở cỡ tôm thu không khác biệt (Bảng 6)
Bảng 6. Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ở các mật độ 150 và 100 con/m2.
Khơng dùng thiết bị BSM
Có dùng thiết bị BSM
Chỉ tiêu
150 con/m2
100 con /m2
150 con/m2
100 con /m2
Hệ số FCR

1,26a ± 0,06

1,21a ± 0,08

1,15b± 0,03

1,11b ± 0,11

Năng suất
(Tấn/ha)

10,16a ± 0,58

10,39a ± 0,08


15,4b ± 1,15

11,31c ± 1,01

Tỷ lệ sống
(%)

73,61a ± 1,96

79,12a ± 8,3

83,61b ± 3,02

84,71b ± 6,52

Giá thành
(x 1000 đ/kg)

86,27a ± 1,51

84,15a ± 13,34

73,1b ± 1,71

75,06b ± 6,39

Cỡ tôm thu
(con/kg)


86a ± 8,49

85a ± 4,24

80,83b ± 6,37

75,67b ± 7,09

IV. THẢO LUẬN
Hàm lượng DO được duy trì cao liên tục
trong ngày do mơi trường nước ao ni có nhiệt
độ thấp, tăng khả năng hịa tan của ơ xy khơng
khí vào nước (Boyd và ctv., 1998), các nhà khoa
học và các cơ quan chức năng cũng luôn khuyến
cáo cần phải duy trì hàm lượng DO đảm bảo
tơm ni tăng trưởng và phát triển (Nguyễn
Đình Trung, 2004; Nguyễn Trọng Nho và ctv.,

2006). Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng
DO trong các ao thí nghiệm ứng dụng cơng
nghệ BSM được duy trì ở mức khá cao và luôn
cao hơn so với QCVN 02-19: 2014/BNNPTNT
(hàm lượng DO phù hợp cho tôm TCT phát
triển là >3,5 mg/l) là điều kiện khá thuận lợi
cho tôm TCT tăng trưởng và phát triển. Theo
nghiên cứu của Rahmawati el al., (2020), sau
khi vận hành thiết bị BSM 1 tuần đã có thể duy

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


41


VIỆN NGHIÊN CỨU NI TRỒNG THỦY SẢN II

trì DO trong nước của ao nuôi tôm TCT ở mức
4-6 mg/l, năng suất đạt 8,7 kg/ m3 tăng gấp đôi
so với ao sử dụng quạt nước truyền thống. Như
vậy sử dụng thiết bị BSM sẽ hỗ trợ tốt cho các
ao nuôi tôm TCT trong việc cung cấp và duy trì
DO cho các ao ni tơm TCT.
Theo Boyd (1998), hàm lượng amonia
thích hợp cho ao nuôi tôm là 0,2-2 mg/l và theo
QCVN 02-19:2014-BNNPTNT hàm lượng NH3
phải nhỏ hơn 0,3 mg/l. Trong quy trình nuôi công
nghiệp tôm TCT với mật độ cao nếu hàm lượng
khí NH3 và NO2 cao là một trong những nguyên
nhân khiến cho tôm chậm lớn, dễ nhiễm bệnh
và đặc biệt có thể chết hàng loạt. Đây cũng là
yếu tố làm cho tôm tấp mé, nổi đầu và tỷ lệ tăng
trưởng giảm. Trong nghiên cứu này, hàm lượng
NH3 và NO2 trung bình ở các ao có sử dụng thiết
bị BSM thấp hơn so với mức khuyến cáo cho
nuôi tôm theo QCVN 02-19:2014-BNNPTNT
và có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các ao
không sử dụng thiết bị BSM, điều này cho thấy
việc ứng dụng thiết bị BSM đã luôn tạo ra hàm
lượng oxy hịa tan cao và góp phầm làm giảm
NH3 và NO2 trong các ao nuôi tôm TCT và mở
ra khả năng ứng dụng đại trà thiết bị BSM cho

các ao nuôi tôm TCT ở ĐBSCL.
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật ở các ao có
sử dụng thiết bị BSM đều vượt trội hơn và có
ý nghĩa thống kê so với các ao không sử dụng
thiết bị BSM. Như vậy, thiết bị BSM có thể
được xem là giải pháp kỹ thuật phù hợp để cung
cấp và duy trì hàm lượng DO cho các khu vực
nuôi TCT của ĐBSCL.
V. KẾT LUẬN
Khi sử dụng thiết bị BSM, năng suất tôm
ở nghiệm thức mật độ 150 con/m2 là 15,4 tấn/
ha cao hơn so nghiệm thức mật độ 100 con/m2
là 11,1 tấn/ha và khác biệt có ý nghĩa thống kê
(p<0,05).
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu này được thực hiện từ nguồn
kinh phí của dự án: “Ứng dụng công nghệ
42

Micro-nano Bubble Oxygen trong nuôi thủy
sản” do công ty TNHH Đầu tư Thủy sản Huy
Thuận chủ trì thực hiện.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu tiếng Việt
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2014. Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02-19:2014/
BNNPTNT về cơ sở nuôi tôm nước lợ - Điều
kiện bảo đảm vệ sinh thú y, bảo vệ môi trường và
an tồn thực phẩm, Bộ Nơng nghiệp và Phát triển

nơng thôn, Hà Nội.
Trần Việt Mỹ, 2009. Cẩm nang nuôi tôm thẻ chân
trắng chân trắng thâm canh. Sở Nông nghiệp và
phát triển nơng thơn TP. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ
Chí Minh.
Nguyễn Trọng Nho, Tạ Khắc Thường, Lục Minh
Diệp, 2006. Kỹ thuật nuôi giáp xác. Nhà xuất bản
Nông Nghiệp, Hà Nội.
Lê Hồng Phước, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Nhứt,
Đoàn Văn Cường, Cao Thành Trung, Thới Ngọc
Bảo, Mã Tú Lan, Phạm Võ Ngọc Ánh, Ngơ Thị
Ngọc Thủy, Hứa Ngọc Phúc, 2017. Nghiên cứu
quy trình cơng nghệ ni thâm canh tơm chân
trắng kiểm sốt bệnh đốm trắng và hoại tử gan
tụy cấp ở quy mô trang trại. Đề tài cấp Bộ nghiệm
thu năm 2017.
Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Bến Tre, 2016. Báo
cáo tổng kết sản xuất thủy sản tỉnh Bến Tre năm
2016 và kế hoạch năm 2017. Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre.
Nguyễn Đình Trung, 2004. Quản lý chất lượng nước
trong nuôi trồng thủy sản. Nhà xuất bản Nông
Nghiệp, Hà Nội.
Hồng Tùng, 2016. Cơng nghệ Micro Nano Buble:
giải pháp cho nghề nuôi tôm? Mekongshrimp.
com
Tài liệu tiếng Anh
Boyd, C. E., Craig S., Tucker, 1998. Pond aquaculture
water quality management. Kluwer Academic
Publishers.

Lloberra, A. T., Bulalacao, M. L., and Tan, A.,
1991. Effect of farming phase and inplant
processing on the microbiological quality of
prawn (Penaeus monodon). 1-5pp. In: IndoPacific Fishery Commission Working Party
on Fish Technology and Marketing. Food and
Agriculture Organization of the United nations.
Rome.
Marui, T., 2013. An Introduction to Micro/nanoBubbles and their Applications. Systemics,

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SÔNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II
cybernetics and informatics.
Moriarty, D. J. W., 1997. The role of microorganisms
in aquaculture ponds. Aquaculture 151: 333-349.
Nakayama, T., 2006. Improvement of Oyster
Cultivation by Micro-Bubbles. Session-.14,
5th Conference on Symbiotic Environmental
Systems Engineering of Yamaguchi University.
Ohnari, H., 2007. Micro bubble technology, its
Characteristics and Possibilities. Journal of
MMIJ, (3), pp.89-96.

Rahmawati, A.I., Saputra, R. N., Hidayatullah, A.,
Junaedi, H., Cahyadi, D., Saputra, H. K. H.,
Prabow, W. T., 2020. Enhancement of Penaeus
vannamei shrimp growth using nanobubble in
indoor raceway pond, Aquaculture and Fisheries.
Tsuge, H., 2014. Micro – and Nanobubbles:

Fundamentals and Applications. 1st edition.
Jenny Stanford Publishing, Singapore.

TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021

43


VIỆN NGHIÊN CỨU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN II

APPLICATION EFFICIENCY OF MICRO-NANO BUBBLE OXYGEN
TECHNOLOGY IN INTENSIVE WHITELEG SHRIMP POND
Le Thanh Vu1*, Phung Thi Hong Gam2, Do Van Hoang3, Chau Huu Tri4,
Nguyen Trong Huy5, Phan Thanh Lam3
ABSTRACT
This study aims to assess the ability to maintain content of Dissolved Oxygen (DO) and the technical
efficiency of whiteleg shrimp ponds when using Micro nano bubble Oxygen equipment (MNO).
Experiments were carried out on earth ponds with an area of 2,000-3,000 m2, with a stocking density of
100-150 shrimp/m2. The results showed that in experiments on ponds of 2,000m2, the morning content of
dissolved oxygen (DO) in the pond without Micro-Nano bubble Oxygen (MNO) using and the density of
150 PL/m2 (pond K2000-150) was 4.5 ± 0.52mg/L lower and statistically significant (p<0.0 5) compared
to that of the ponds with MNO using, and at the density of 150 PL/m2 (Pond C2000-150) was 5.98 ±
0.33mg/L. After 87 days of a production cycle, the survival rate of the Pond K2000-150 was 72.22%
lower than that of the Pond C2000-150 (84.56±3.94%). The shrimp yield of the Pond K2000-150 was
10.57 tons/ha lower than that of the pond C2000-150 (16.41 ± 0.39 tons/ha), and it was an increase of
55.32% compared to that of the ponds without using MNO equipment. In experiments on 3,000m2, DO
morning of the ponds K3000-150 was 4.6 ± 0.32 mg/L lower and significant (p<0.05) compared to that
of the pond C3000-150 (6.1 ± 0.29mg/L). After 80 grow-out days, the survival rate of the pond K3000150 was 74.99% lower than that of the pond C3000-150 (79.33±3.79%).
Keywords: MNO, white leg shrimp, DO, survival rate.


Người phản biện: PGS. TS. Võ Nam Sơn

Người phản biện: TS. Lê Hồng Phước

Ngày nhận bài: 26/5/2021

Ngày nhận bài: 26/5/2021

Ngày thông qua phản biện: 15/6/2021

Ngày thông qua phản biện: 18/6/2021

Ngày duyệt đăng: 25/6/2021

Ngày duyệt đăng: 25/6/2021

Division of Agriculture and Rural Development of Duyen Hai district, Tra Vinh Province
Ben Tre College
3
Research Institute for Aquaculture No.2
4
Ben Tre Agriculture Extension Center
5
Huy Thuan Fisheries Investment Co., Ltd.
* Email:
1
2

44


TẠP CHÍ NGHỀ CÁ SƠNG CỬU LONG - SỐ 19 - THÁNG 6/2021



×