Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

tiểu luận cao học Tư tưởng hồ chí minh về xây dựng nhà nước pháp quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.43 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
Hơn nửa thập kỷ qua Nhà nước Việt Nam do Hồ Chí Minh sáng lập và
lãnh đạo dần được củng cố và hoàn thiện. Tuy nhiên, trong xu thế tồn cầu
hóa hiện nay hoạt động nhà nước vẫn cịn nhiều bất cập. Trong suốt tiến trình
lãnh đạo cách mạng Việt Nam, vấn đề chính quyền và xây dựng một nên pháp
quyền tồn dân ln là mối quan tâm hàng đầu, nhiệm vụ trọng tâm của Đảng
và Nhà nước ta. Đặc biệt, sự phát triển của đất nước trong thế kỷ XXI đang
đặt ra yêu cầu xây dựng nền dân chủ, bảo đảm quyền tự do và bình đẳng của
mọi công dân, cũng như yêu cầu cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng hệ
thống pháp luật càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật vẫn đã và đang là kim
chỉ nam cho công cuộc xây dựng, cải cách, hoàn thiện bộ máy nhà nước và hệ
thống pháp luật ở nước ta. Vì vậy, việc nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước và sự vận dụng vào xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam có ý
nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà
nước, đặc biệt là vấn đề đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ quyền
con người, quyền công dân, xây dựng hệ thống pháp luật hồn chỉnh và việc
thực hiện thống nhất phân cơng, phối hợp giữa các cơ quan quyền lực nhà
nước. Chính vì thế tác giả chọn đề tài “Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng
nhà nước pháp quyền” làm tiểu luận mơn Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan
điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng và chính quyền Nhà
nước.

0


NỘI DUNG
Chương I: Sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minhvề Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
1.1. Quá trình tiếp thu những tư tưởng về nhà nước pháp quyền
trong tư tưởng Hồ Chí Minh


Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật là di sản quý báu cho
chúng ta kế thừa trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa và hội nhập quốc tế. Hồ Chí Minh tiếp thu có chọn lọc tư tưởng chính
trị, pháp lý dân chủ, nhân văn của cả phương Đông và phương Tây để tạo ra
tư tưởng về nền “pháp quyền nhân nghĩa”.
- Những giá trị truyền thống của dân tộc mà trước hết là chủ nghĩa yêu
nước:
Hồ Chí Minh sinh ra trong một gia đình sỹ phu yêu nước, ở quê hương
giàu truyền thống cách mạng, trong một đất nước sớm định hình quốc gia dân
tộc, có chủ quyền lâu đời, trong đó tinh thần yêu nước là dòng chảy xuyên
suốt chiều dài lịch sử. Chính lịng u nước nồng nàn đã hối thúc Hồ Chí
Minh ra đi tìm đường cứu nước và chi phối suy nghĩ, hành động của Người
trong suốt quá trình đấu tranh cách mạng.
Hồ Chí Minh đã kế thừa và khai thác những yếu tố hợp lý của Nho
giáo, Người dạy rằng: “… còn những người An Nam chúng ta hãy tự hồn
thiện mình, về mặt tinh thần bằng cách đọc các tác phẩm của Khổng Tử, về
mặt cách mạng thì cần độc các tác phẩm của Lênin” [33, tr.458].
Hồ Chí Minh tiếp thu nho giáo cũng giống như Mác tiếp thu phép biện
chứng của Hêghen. Học thuyết Đức trị của Nho giáo là cơ sở lý luận cho tư
tưởng Hồ Chí Minh về kết hợp đạo đức và pháp luật trong quản lý xã hội. Trật
tự các giá trị đạo đức của Nho giáo là: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín cịn trật tự
các chuẩn mực đạo đức của người cách mạng trong tư tưởng của Hồ Chí
Minh là: Trí, Tín, Nhân, Dũng, Liêm. Người cũng từng nhắc lại tư tưởng của
1


Nho giáo rằng để có thể thực hiện tề gia, trị quốc, bình thiên hạ người cách
mạng trước hết phải thực hiện chính tâm, tu thân thì mới có thể có thể trị
quốc bình thiên hạ. Tu than - tự mình phải sửa minh, tự mình phải làm gương
trước đã rồi mới có thể lãnh đạo được quần chúng. Bên cạnh đó, Hồ Chí

Minh cịn bổ sung thêm vào đạo đức cách mạng những yêu cầu mới đối với
con người xã hội chủ nghĩa là: Cần, Kiệm, Liêm, Chính, Chí công, Vô tư. Khi
kế thừa và vận dụng tư tương chính danh của Nho giáo Hồ Chí Minh đã laọi
bỏ tính chất duy tâm thiên mệnh, khơi phục lại quan hệ bình đẳng giữa người
với người.
Nho giáo đã nhận ra vai trò to lớn của nhân dân, sức mạnh của nhân
dân trong việc thực hiện các chính sách quản lý nhà nước: “ dân vi quý, xã
tắc thứ chi quân vi khinh”- dân là gốc của nước.
Hồ Chí Minh tiếp thu Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn
Nghiên cứu về Tơn Trung Sơn, Hồ Chí Minh khẳng định: Chủ nghĩa
Tơn Dật Tiên có ưu điểm là chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta.
Các tiêu chí của chủ nghĩa Tam dân đã được Người rút gọn trong quốc hiệu
của nước ta: Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Trong bài phát biểu tại kỳ họp thứ
hai, Quốc hội khóa I của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa, Hồ Chí Minh
nhấn mạnh: “Chính phủ cố gắng làm đúng theo 3 chính sách: Dân sinh, Dân
quyền và Dân tộc” [35, tr 978]. Khi tìm hiểu về cách mạng Tân Hợi và tư
tưởng của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh đã thấy chủ nghĩa Tam dân mới và
chính sách “Thân Nga, liên cộng, phù trợ cơng nơng” có những tư tưởng tiến
bộ có thể vận dụng vào cách mạng Việt Nam. Tuy nhiên, chủ nghĩa Tam dân
về cơ bản vẫn chưa vượt qua được hệ tư tưởng Tư sản nên có nhiều hạn chế.
Chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn đã được Người phát triển một
tầm cao mới mang tính giai cấp, tính nhân dân, và tính cách mạng triệt để của
một cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong tiến trình cách mạng xã
hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng tiên phong của giai cấp cơng nhân.
Hồ Chí Minh tiếp thu tư tưởng tiến bộ của Phương Tây.
2


Trong những năm tháng sống ở các nước Phương Tây, Hồ Chí Minh đã
nhanh chóng tiếp thu vốn tri thức của nền văn hóa dân chủ và cách mạng của

Phương Tây, tiếp thu tư tưởng dân chủ của các nhà khai sáng Pháp và phong
cách làm việc khoa học dân chủ của Đảng Xã hội Pháp. Nhưng bên cạnh đó,
Người cũng thấy được nghịch lý đằng sau những lời hoa mỹ về tự do, bình
đẳng kia là sự bất bình đẳng và nghèo đói của hàng triệu người lao động, là
điều kiện sống khủng khiếp của người da đen - nạn nhân của sự phân biệt
chủng tộc,… Trong khi tiếp thu và khẳng định những giá trị tưởng chân
chính, những nhân tố nhân văn tiến bộ của cách mạng dân chủ tư sản, nhất là
tư tưởng dân chủ, tự do, bình đẳng, bác ái, tư tưởng giải phóng con người
khỏi thần quyền và sự thống trị của những quan hệ phong kiến đồng thời
Người cũng đánh giá đúng những hạn chế của nó. Người viết: “ Cách mệnh
Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh khơng
đến nơi, tiếng là cộng hịa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục cơng
nơng, ngồi thì nó áp bức thuộc địa. Cách mệnh đã 4 lần rồi, mà nay cơng
nơng Pháp hẵng cịn phải mưu cách mệnh lần nữa mới hịng thốt khỏi vịng
áp bức. Cách mệnh An Nam nên nhớ những điều ấy” [33, tr.274].
Chính vì khơng thỏa mãn với con đường dân chủ tư sản, Người đã tìm
con đường mới đến chủ nghĩa Mác – Lênin.
Cách mạng tháng Mười Nga thành công năm 1917, đã lập ra nhà nước
công nông đầu tiên trên thế giới, mở ra một thời đại mới trong lịch sử phát
triển của xã hội lồi người. Hồ Chí Minh đã hướng về cuộc cách mạng ấy.
1.2. Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin và vận dụng vào
Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam.
Lần đầu tiên người đọc sơ thảo lần thứ nhất luận cương về dân tộc và
thuộc địa của Lênin, Người đã tin tưởng và vui mừng đến phát khóc. Người
tìm thấy trong luận cương của lên nin phương pháp và đường lối cơ bản của
phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, trong đó có cách mạng Việt Nam.
Khơng lâu sau đó Người tham gia thành lập Đảng cộng sản Pháp và đứng
3



hẳn về lập trường của Quốc tế cộng sản. Người khẳng định một cách dứt
khoát: “ Muốn cứu nước giải phóng dân tộc khơng cịn con đường nào khác
con đường cách mạng vơ sản” [40, tr.314]. Từ đó cách mạng giải phóng dân
tộc Việt nam được xác định đúng đắn là độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội. Chính thế giới quan và phương pháp luận Mác – Lênin đã giúp
Hồ Chí Minh tổng kết lý luận và kinh nghiệm thực tiễn của lồi người để tìm
ra con đường cứu nước đúng đắn.
Hồ Chí Minh khơng chỉ vận dụng mà còn phát triển một cách sáng tạo
lý luận Mác – Lênin. Người coi việc học tập chủ nghĩa Mác – Lênin trước hết
phải nắm lấy cái cốt loĩi, linh hồn sống của nó là phép biện chứng.
Tư tưởng của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
có q trình hình thành và phát triển gắn liền với quá trình hoạt động cách
mạng lâu dài, gian khổ của Người. Đó là kết quả của quá trình vận động, phát
triển sáng tạo học thuyết Mác – Lênin về nhà nước, các giá trị lý luận vào
thực tiễn xây dựng bộ máy Nhà nước và hệ thống pháp luật của dân tộc và
nhân loại.
Với việc đọc bản luận cương của Lênin (1920), Hồ Chí Minh đã có sự
lựa chọn mang tính cách mạng. Người khẳng định chỉ có đi theo con đường
cách mạng tháng Mười Nga, con đường cách mạng vô sản, lấy chủ nghĩa Mác
– Lênin làm nền tảng tư tưởng cho hành động mới đưa cách mạng giải phóng
dân tộc tới thành cơng. Và phải xây dựng nhà nước theo mơ hình nhà nước
Xơ Viết, nhà nước theo học thuyết Mác – Lênin, nhà nước mà quyền bình
đẳng thuộc về dân chúng số đơng – Nhà nước chun chính vơ sản.
Từ những bài học kinh nghiệm của Cách mạng tháng Mười, đầu năm
1930, Hồ Chí Minh đã sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam để lãnh đạo
nhân dânlàm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã
hội chủ nghĩa. Đó là con đường cách mạng vơ sản cho nhân dân Việt Nam.
Nó phản ánh mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

4



Vấn đề tổ chức nhà nước và tổ chức chính quyền luôn được quan tâm
và là mục tiêu lớn của cuộc cách mạng. Trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng
(1930) đã chỉ rõ:
Về phương diện chính trị:
a, Đánh đổ đế quốc chủ nghĩa Pháp và bọn phong kiến.
b, Làm cho nước Nam được hồn tồn độc lập.
c, Dựng ra chính phủ công nông binh.
d, Tổ chức ra quân đội công nơng. [34, tr.1].
Ngay trong chính cương vắn tắt, Hồ Chí Minh đã quan tâm đặc biệt tới
việc dựng ra chính phủ cơng nơng binh mà thực chất là chính phủ cơng nơng
vì binh lính cũng từ nơng dân mà ra. Đây là mơ hình nhà nớc kiểu Xơ Viết và
trên thực tế đó là mơ hình nhà nước “thu nhỏ” xuất hiện ở Việt Nam trong
cao trào Xô Việt Nghệ tĩnh 1930 -1931. Nhiều nơi ở 2 tỉnh đã đánh đổ chính
quyền thực dân phong kiến và lập ra chính quyền Xơ Viết cơng nơng. Chính
quyền này tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng đã thể hiện là chính
quyền cách mạng vừa chống lại thực dân Pháp vừa xây dựng cuộc sống mới
cho quần chúng nhân dân.
Tuy mới chỉ là hình thức “manh nha” về một nhà nước cách mạng
nhưng chính quyền Xơ Viết đã thay thế bộ máy thống trị của thực dân phong
kiến ở một số làng xã; xóa bỏ mọi quy tắc thiết chế thống trị và áp bức bóc
lột của chúng, thực hiện hàng loạt các biện pháp và chính sách cách mạng để
giải phóng nhân dân lao động; thực sự đứng ra và tổ chức quản lý mọi mặt
của đời sống xã hội theo gương cách mạng của quần chúng công nông ở nước
Nga Xơ Viết.
Có thể thấy, chính quyền Xơ Viết cơng nông ở Nghệ Tĩnh là một bài
học đầu tiên, là hình thức sơ khai về mơ hình nhà nước cách mạng, nhà nước
của nhân dân số đơng.
Chính quyền XơViết - Nghệ Tĩnh là bài học đầu tiên cho Hồ Chí Minh

về xây dựng một Nhà nớc cách mạng ở Việt Nam.
5


Có thể thấy từ chủ trương thành lập chính quyền cơng nơng binh theo
mơ hình Xơ Viết Nga đến chủ trương thành lập chính quyền cách mạng của
tồn thể nhân dân đánh dấu những nấc thang phát triển quan trọng trong nhận
thức và tư duy lý luận Hồ Chí Minh về xây dựng chính quyền cách mạng.
Việc thành lập mặt trận Việt Minh với 10 chính sách đã thực hiện chức năng
của một chính quyền cách mạng, dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ
thù. Đặc biệt, từ 6-1945, khi khu giải phóng ra đời, thành lập ủy ban lâm thời
khu giải phóng, thi hành 10 chính sách của Việt Minh. Khu giải phóng lúc đó
là hình ảnh thu nhỏ của một nước Việt Nam mới ra đời. Đó là bước chuyển
tiếp lên chính thể cộng hịa dân chủ.
Với thắng lợi Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa ra đời – nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đơng Nam
Á. Đó là minh chứng khẳng định tính đúng đắn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Người vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào hoàn cảnh
cụ thể của Việt Nam, đưa sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc đến thắng
lợi, lập ra chính quyền cách mạng của dân, do dân, vì dân. Đó cũng là thắng
lợi tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 với việc Hồ Chí Minh đọc tun ngơn
độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, chấm dứt thời kỳ nô
lệ, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập, tự do, dân chủ của dân tộc Việt
Nam. Đây là sự kiện quan trọng khẳng định ý chí muốn xây dựng cho đất
nước Việt Nam một nhà nước pháp quyền trở thành hiện thực.
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật đã hình thành
và phát triển hơn nửa thế kỷ, là sản phẩm tất yếu của cách mạng Việt Nam
trong thời đại mới; là sự kết tinh trí tuệ dân tộc Việt Nam và thế giới trong

lịch sử hiện đại; là sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin
vào điều kiện thực tiễn ở nước ta, là một trong những nội dung cơ bản trong
tư tưởng chính trị của Hồ Chí Minh.
6


CHƯƠNG II: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA
2.1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo hiến pháp
Yếu tố cơ bản, cốt lõi để khẳng định một mơ hình nhà nước có phải là
nhà nước pháp quyền hay khơng chính là vị trí của pháp luật trong nhà nước
ấy. Bản chất của nhà nước pháp quyền và pháp luật giữ vị trí tối cao, ngự trị
trong toàn xã hội.
Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
yêu cầu về một mơ hình nhà nước mà tới tận đầu thế kỷ XXI Hiến pháp Việt
Nam mới chính thức ghi nhận: Nhà nước pháp quyền.
Để có thể sớm đem nền pháp quyền cho mọi người dân, ngay trong
phiên hộp đầu tiên của chính phủ lâm thời (3-9-1945) sau khi nước nhà được
độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra một trong những nhiệm vụ cấp bách
là: “Vấn đề thứ ba- trước chúng ta bị chế độ quân chủ chuyên chế cai trị rồi
đến chế độ thực dân không kém phần chun chế, nên nước ta khơng có hiến
pháp. Nhân dân ta không được hưởng quyền tự do dân chủ. Chúng ta phải có
một hiến pháp dân chủ. Tơi đề nghị Chính phủ tổ chức càng sớm càng hay
cuộc TỔNG TUYỂN CỬ với chế độ phổ thông đầu phiếu. Tất cả cơng dân
trai gái mười tám tuổi đều có quyền ứng cử và bầu cử, không phân biệt giàu
nghèo, tôn giáo dịng giống,… [35, tr.16].
Ngày 8-9-1945 Chính phủ ban hành sắc lệnh số 14/SL quy định sẽ mở
cuộc tổng tuyển cử để bầu Quốc hội. Sắc lệnh cũng quy định Quốc hội có
tồn quyền ấn định hiến pháp cho nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa. Ngày
17-10-1945 Chính phủ kí sắc lệnh số 51/SL quy định tổng tuyển cử bằng phổ

thông đầu phiếu. Đây là sắc lệnh quan trọng đầu tiên về xây dựng quyền làm
chủ của công dân Việt Nam đối với vận mệnh đất nước thông quan bầu cơ
quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa.
Ngày 20-9-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập Ủy ban
soạn thảo Hiến pháp do Người chủ trì. Sau hơn một năm chuẩn bị và soạn
7


thảo, bản Hiến pháp đầu tiên của dân tộc Việt Nam đã ra đời. Bản Hiến pháp
bao gồm có Lời nói đầu, 7 chương với 70 điều. Theo tư tưởng của Hồ Chí
Minh, một nhà nước dân chủ tiến bộ phải là một nhà nước có Hiến pháp, cơ
chế tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước phải được quy định trong Hiến
pháp. Một nhà nước không được tổ chức và hoạt động trên cơ sở những quy
định của Hiến pháp thể hiện ý chí của nhân dân thì nhà nước đó là bất hợp
hiến, bất hợp pháp.
Hiến pháp năm 1946 là một bản Hiến pháp tiến bộ nhất ở Đông Nam
Châu Á thời bấy giờ và là một bản hiến pháp dân chủ nhân dân. Hiến pháp
đã ghi nhận những thành quả đấu tranh mà nhân dân ta đã giành được và đề ra
những nhiệm vụ cơ bản của nhà nước là bảo vệ lãnh thổ, giành độc lập hoàn
toàn và xây dựng đất nước trên cơ sở dân chủ. Hiến pháp đã đưa nhân dân ta
từ than phận nô lệ trở thành người tự do, người chủ đất nước về mặt pháp lý.
Hiến pháp năm 1946 xây dựng và đặt nền móng cho một bộ máy nhà nước
pháp quyền dân chủ nhân dân.
Hiến pháp quy định nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua
Nghị viện nhân dân (Quốc hội) và Hội đồng nhân dân là cơ sở nền tảng cho
đất nước
2.2. Nhà nước của dân, do dân, vì nhân dân
Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước là kết quả của sự thấm
nhuần truyền thống văn hóa Việt Nam, những tư tưởng tiến bộ về nhà nước ở
phương Tây và phương Đông, đặc biệt là những tư tưởng cách mạng của Chủ

nghĩa Mác – Lênin. Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách sáng tạo những tư
tưởng đó vào điều kiện của Việt Nam để xây dựng một nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân, vì nhân dân.
Theo Hồ Chí Minh, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trước hết
phải là nhà nước của dân – nhân dân là chủ và nhà nước do dân – nhân dân
làm chủ.
Và ngay từ những ngày đầu mới thành lập nước, Hồ Chí Minh đã
khẳng định: “NƯỚC TA LÀ NƯỚC DÂN CHỦ
Bao nhiêu lợi ích đều vì dân
8


Bao nhiêu quyền hạn đều của dân
…Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân” [36, tr.1379]
Và rất nhiều lần Người nhắc tới dân là chủ Nhà nước: “Nước ta là nước
dân chủ, địa vị cao nhất là dân, vì dân là chủ” [37, tr.515]; “Trong nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hòa của chúng ta, tất cả quyền lực đều là của nhân
dân” [38,tr.217]; “Chế độ ta là chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ” [38, tr.368];
“Nhà nước ta ngày nay là của tất cả những người lao động” [41, tr.310].
Có thể nói, quyền lực Nhà nước là của dâm trở thành một nguyên tắc
cơ bản trong tổ chức và xây dựng Nhà nước Việt Nam. Điều này được quy
định rõ trong các bản Hiến pháp của nước ta: Điều 1, Hiến pháp năm 1946
quy định: “Nước Việt Nam là một nước Dân chủ Cộng hịa. Tất cả quyền bính
trong nước là của tồn thể nhân dân Việt Nam khơng phân biệt nịi giống, trai
gái, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo”. Và điều 4 Hiến pháp năm 1959 ghi: “Tất
cả mọi quyền lực của Việt Nam dân chủ Cộng hòa đều thuộc về nhân dân”.
Nhà nước do nhân dân làm chủ là một nhà nước tin dân, mọi lực lượng
của Nhà nước là ở nơi dân “Chính quyền từ xã đến chính phủ trung ương dân
dân cử ra. Dồng thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên” [36, tr.1379]
Nguyên tắc quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ

không chỉ quy định nguồn gốc quyền lực, sức mạnh của nhà nước, xác định rõ
vị thế của nhân dân mà cịn giúp giải quyết một vấn đề cơ bản đó là mối quan
hệ giữa người dân với nhà nước, quan hệ giữa công dân với người cầm quyền.
Trong Nhà nước pháp quyền Việt Nam: Dân là chủ còn cán bộ công
chức, người cầm quyền chỉ là người được ủy quyền, là công bộc của dân, thay
mặt dân giải quyết các công việc chung của đất nước. “Chúng ta phải hiểu
rằng, các cơ quan chủa Chính phủ từ tồn quốc cho đến các làng, đều là công
bộc của dân, nghĩa là để gánh việc chung cho dân, chứ không phải để đè đầu
dân như trong thời kỳ dưới quyền thống trị cua Pháp, Nhật” [35, tr.64].
Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là một suy nghĩ nhất quán,
một mong muốn và đồng thời là một yêu cầu của lãnh tụ Hồ Chí Minh. Người
đã nhiều lần khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do
nhân dân làm chủ [38, tr.452]. Đặt vấn đề như vậy, Hồ Chí Minh muốn lưu ý
hai mặt tác động lẫn nhau của quyền làm chủ: làm chủ vừa là mục tiêu, vừa là
động lực phát triển đất nước, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

9


Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền làm chủ của quần chúng nhân dân
có vai trị rất rộng với một cơ chế thực hiện nghiêm ngặt và được cụ thể hóa
trong các điều khoản của luật.
Trước hết, nhân dân làm chủ Nhà nước thông qua việc tổ chức, xây
dựng nên một cơ quan nhà nước bằng con đường tổng tuyển cử phổ thơng đầu
phiếu, trực tiếp bỏ phiếu kín. Trong cuộc tổng tuyển cử, hễ là những người
muốn lo việc nước thì đều có quyền ra ứng cử; hễ là cơng dân thì đều có
quyền đi bầu cử. Khơng chia gái trai, giàu nghèo, tơn giáo, nịi giống, giai
cấp, đảng phái, hễ là cơng dân Việt Nam thì đều có 2 quyền đó. Vì lẽ đó, cho
nên Tổng tuyển cử tức là tự do, bình đẳng; tức là dân chủ, đoàn kết. Do Tổng
tuyển cử mà toàn dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ, Chính

phủ đó thật là Chính phủ của tồn dân” [35, tr.239]. Thơng qua việc bầu Quốc
hội và Chính phủ, nhân dân thực hiện quyền lực của mình bằng hình thức dân
chủ trực tiếp và gián tiếp, xây dựng nên một nhà nước hợp pháp theo ý
nguyện của toàn dân.
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân, do nhân dân làm chủ
còn bao hàm một nội dung quan trọng khác, đó là nhân dân có quyền kiểm
tra, giám sát nhà nước. Như vậy, thực hiện chức năng kiểm sát nhà nước, nhân
dân được đặt ở vị trí tối cao, có quyền được bảo đảm trên thực tế chứ không
chỉ trên danh nghĩa, lời nói. Người viết: “Chính phủ ta là Chính phủ của nhân
dân, chỉ có mục đích là ra sức phụng sự lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất
mong đồng bào giúp đỡ, đơn đốc, kiểm sốt và phê bình để làm trọn nhiệm vụ
của mình là người đầy tớ trung thành tận tụy của nhân dân” [38, tr.361-362].
Là người làm chủ nhà nước, nhân dân có quyền thông qua cơ chế là
chủ thực thi quyền lực, nhưng đồng thời nhân dân phải có nghãi vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc, làm cho nhà nước ngày càng hồn thiện và phát triển. Hồ
Chí Minh đề cập đến vấn đề này đồng nghĩa với tinh thần nhất quán và triệt
để cách mạng. Người cho rằng: “Chế độ ta chế độ dân chủ. Nhân dân là chủ.
Chính phủ là đầy tớ của nhân dân. Nhân dân có quyền đơn đốc và phê bình
Chính phủ. Chính phủ thì việc to việc nhỏ đều nhằm mục đích phục vụ lợi ích
của nhân dân. Vì vậy, nhân dân lại có nhiệm vụ giúp đỡ Chính phủ, theo đúng
kỷ luật của Chính phủ và làm đúng chính sách của Chính phủ, để Chính phủ
làm trịn phận sự mà nhân dân giáo phó cho” [38, tr.368].
Nét đọc đáo ở Hồ Chí Minh là Người quan niệm nghĩa vụ công dân
không chỉ trên tinh thần pháp luật, mà cịn cả trên bình diện đạo đức, nhân
10


cách công dân. Người chỉ rõ: “Nước ta là nước dân chủ, nghĩa là nước nhà do
nhân dân làm chủ, thì phải có nghĩa vụ làm trịn bổn phận cơng dân, giữ đứng
đạo đức công dân, tức là:

- Tuân theo pháp luật Nhà nước.
- Tuân theo kỷ luật lao động.
- Giữ gìn trật tự chung.
- Đóng góp (nộp thuế) đúng kỳ, đúng số để xây dựng lợi ích chung.
- Hăng hái tham gia công việc chung.
- Bảo vệ Tổ quốc. [38, tr.452]
Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước của dân, do dân là nhà nước dân
chủ, thể hiện quyền lực của giai cấp công nhân đồng thời cũng là đảm bảo
thực thi quyền lực của nhân dân lao động. Quan niệm này của Hồ Chí Minh là
sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả các quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam. Trong cuôc cộng đổi mới, xây dựng Nhà nước do
nhân dân lao động làm chủ là một nội dung trọng yếu của việc kiện toàn, đổi
mới tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta, là một đặc trưng tổng quát của mơ
hình cấu trúc xã hội chủ nghĩa theo quan niệm của Đảng.
2.3. Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp cơng nhân với tinh thần
nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước.
Bản chất giai cấp của nhà nước
Trong lịch sử tồn tại và phát triển, loài người đã trải qua các hình thái
kinh tế xã hội khác nhau và mỗi hình thái kinh tế xã hội với một giai cấp
thống trị nhất định. Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ lịch sử nhất định
bản chất giai cấp được thể hiện khác nhau dưới những hình thức khác nhau.
Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, nhà nước của dân, do dân, vì dân giai cấp
cơng nhân lãnh đạo để xây dựng xã hội chủ nghĩa. Hồ Chí Minh kế thừa, phát
triển một cách sáng tạo, độc đáo và giải quyết thành công vấn đề sự thống
nhất giữa bản chất giai cấp cơng nhân, tính nhân dân, tính dân tộc ở Nhà nước
Việt Nam.
Thực tế cho thấy bản chất giai cấp của nhà nước quy định mối quan hệ
giữa nhà nước với các giai cấp và thái độ của các giai cấp đối với Nhà nước.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về Nhà nước là vấn đề có tính ngun tắc, tính
chính trị rõ ràng. Trong xã hội cịn giai cấp, Nhà nước phải của một giai cấp

thống trị nào đó chứ khơng có nhà nước phi giai cấp.Theo Người: “Tính chất
của một Nhà nước là: trong nhà nước ấy, giai cấp nào thống trị, giai cấp nào
11


bị trị. Nhà nước ấy bảo vệ lợi ích của giai cấp nào” [38, tr.217], “ Nhà nước ta
là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai
cấp công nhân lãnh đạo” [40, tr.595], “tính chất của Nhà nước là vấn đề cơ
bản của Hiến pháp, đó là vấn đề nội dung giai cấp của chính quyền, chính
quyền về tay ai, phục vụ lợi ích cho ai” [40, tr.594]. Hồ Chí Minh cịn cho
rằng có hai kiểu nhà nước: Nhà nước của thiểu số chống lại đa số, bảo vệ lợi
ích của giai cấp thiểu số, bộc lộ số đông và Nhà nước của số đơng chống lại
số ít, bảo vệ lợi ích của số đông quần chúng lao động. Sự ra đời kiểu nhà
nước thứ hai này gắn liền với thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga
vĩ đại. Người khẳng định: “Song từ cách mạng Nga thành công, một xã hội
mới ra đời, nhà nước đã trở nên công cụ thống trị của nhân dân lao động” [38,
tr.216].
Quan điểm này được Hồ Chí Minh nhắc lại nhiều lần, cụ thể hóa thành
Hiến pháp, pháp luật và là phương châm chỉ đạo tổ chức, xây dựng chính
quyền từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay. Sự lãnh đạo của giai
cấp công nhân quy định bản chất và nội dung giai cấp, đặt ra mục đích, định
hướng hoạt động của Nhà nước ta. Điều này chứng tỏ bản lĩnh và tinh thần
macxít triệt để của tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì
dân.
Ngay từ khi thiết lập chế độ Nhà nước, Hồ Chí Minh đã khẳng định:
“Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Nhà nước dân chủ nhân dân phải đặt
dưới sự lãnh đạo của giai cấp cơng nhân thơng qua chính Đảng của mình [39,
tr.586]. Đó là một ngun tắc bất di bất dịch và cũng là nguyên nhân quyết
định cho sự đứng vững và phát triển của nhà nước cũng như cách mạng Việt
Nam.

Trong khi khẳng định bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta, Hồ
Chí Minh đã khéo léo xử lý, kết hợp tính giai cấp và tính dân tộc thành một
thể thống nhất. Nhà nước dân chủ nhân dân do Đảng Cộng sản lãnh đạo, theo
hệ tư tưởng Mác - Lênin là nhà nước mang bản chất của giai cấp công nhân.
Mặt khác, Nhà nước dân chủ nhân dân Việt Nam là một nhà nước thống nhất,
của khối đại đoàn kết dân tộc. Cơ sở xã hội của Nhà nước ta khơng bó hẹp
trong phạm vi một giai cấp, tầng lớp mà là toàn thể dân tộc, cơ sở đó khơng
thể thay đổi trong q trình vận động đi lên của cách mạng. Sự thống nhất,
gắn bó chặt chẽ giữa yếu tố giai cấp và yếu tố dân tộc được quy định bởi bản
chất xã hội và mục đích hoạt động sống của con người. Ở thời đại chúng ta,
12


khi giai cấp cơng nhân nắm chính quyền, trở thành người đại diện chân chính
của dân tộc thì nhà nước cũng trở thành nhà nước của các dân tộc trong một
quốc gia. Đây là điểm Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, cố gắng duy trì xây
dựng và củng cố trong quá trình lãnh đạo Nhà nước.
Bản chất giai cấp cơng nhân thể hiện ở chỗ tồn bộ hoạt động của Nhà
nước từ pháp luật, cơ chế, chính sách đến những nguyên tắc tổ chức và hoạt
động đều thể hiện tư tưởng, quan điểm của giai cấp công nhân, nhằm từng
bước xây dựng quyền làm chủ của nhân dân, phục vụ lợi ích của giai cấp cơng
nhân, nhân dân lao động và cả dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh, để đảm bảo giữ vững bản chất giai cấp công nhân
của nhà nước, cần qn triệt những vấn đề có tính ngun tắc sau:
Thứ nhất, xây dựng, củng cố và hoàn thiện chính quyền nhà nước phải
trên cơ sở các nguyên lý của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước, có sự vận
dụng sáng tạo vào điều kiện, hoàn cảnh của nước ta. Xa rời chủ nghĩa Mác Lênin sẽ làm biến dạng nhà nước, lù mờ bản chất giai cấp và chệch hướng
phát triển đi lên CNXH. Chủ nghĩa Mác Lênin là nền tảng lý luận để xây
dựng mơ hình nhà nước đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân lao động.
Thứ hai, luôn luôn đảm bảo sự lãnh đạo của đảng cộng sản đối với nhà

nước. Đây là vấn đề có tính ngun tắc số một đảm bảo bản chất giai cấp
công nhân của nhà nước. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với nhà nước và
xã hội đã được lịch sử chứng minh và thừa nhận, phù hợp với ý nguyện của
toàn dân và dân tộc ta.
Thứ ba, tổ chức và hoạt động của nhà nước phải theo nguyên tắc tập
trung dân chủ. Nguyên tắc này bảo đảm bản chất giai cấp công nhân và là
nguyên tắc tổ chức đặc thù của nhà nước kiểm mới. Nguyên tắc này được
Chủ tịch Hồ Chí Minh lý giải như sau: “Nhân dân là ơng chủ nắm chính
quyền. Nhân dân bầu ra đại biểu thay mặt mình thi hành chính quyền ấy. Thế
là dân chủ” [39, tr.218].
Như vậy, Nhà nước Việt Nam là nhà nước dân chủ nhân dân do giai cấp
công nhân lãnh đạo, bản chất giai cấp công nhân chi phối hoạt động của chính
quyền cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chính trị, xã hội, độc lập dân tộc
gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh và
đánh giá cao vai trị của nơng dân và trí thức trong nhà nước cách mạng và
đánh giá cao vai trò của nông dân và tri thức trong nhà nước cách mạng và
trong sự nghiệp của giai cấp công nhân. Người khẳng định: “Cuộc cách mạng
13


vô sản không thể thắng lợi ở các nước nông nghiệp và nửa nông nghiệp nếu
như giai cấp vô sản cách mạng không được quần chúng nông dân ủng hộ tích
cực, đó là sự thực hiển nhiên đối với cả hai cuộc cách mạng tư sản dân quyền
và cách mạng vơ sản [40, tr.586].
Sự thống nhất lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân và nhân dân lao
động các dân tộc tạo nên cơ sở khách quan quy định sự thống nhất bản chất
giai cấp cơng nhân và tính dân tộc. Nhà nước pháp quyền dân chủ nhân dân
mang bản chất giai cấp công nhân trở thành nhà nước của dân, do dân, vì dân
là theo nghĩa đó.
2.4. Nhà nước kết hợp hài hòa giữa pháp luật và đạo đức trong quản

lý và điều hành xã hội.
Khi bàn về vấn đề nhà nước chúng ta không thể không đề cập tới vấn
đề pháp luật, vì nhà nước và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau, là
tiền đề cho sự tồn tại của nhau. Khoa học lý luận chung về nhà nước - pháp
luật đã chứng minh quá trình hình thành và phát triển trong mỗi kiểu nhà
nước, hình thức nhà nước đều gắn với nguồn gốc và đặc trưng cơ bản để hình
thành pháp luật. Nếu nhà nước là cơ sở để ban hành pháp luật nhằm mục đích
bảo vệ sự tồn tại của mình thì pháp luật có vai trị trong việc thiết lập bộ máy
nhà nước, củng cố quyền lực nhà nước, quản lý kinh tế, bảo đảm an toàn và
tạo dựng cho các mối quan hệ trong xã hộicủa nhà nước.
Pháp luật ở mỗi giai đoạn lịch sử điều chỉnh quan hệ xã hội và mang
bản chất của giai cấp thống trị trong giai đoạn đó. Kiên định mục tiêu của q
trình cách mạng, Hồ Chủ tịch đã chỉ rõ ranh giới pháp luật của nhà nước ta
với các kiểu. Pháp luật trước để khẳng định bản chất nhà nước - pháp luật của
nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Pháp luật nước ta là ý chí của giai cấp
cơng nhân nhằm bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của hàng triệu người dân
lao động. Nó đấu tranh cho sự áp bức bất công, thiết lập một xã hội công
bằng, văn minh.
Hồ Chủ tịch khơng chỉ nhận thấy vai trị và vị trí to lớn của pháp luật
mà Người cịn thấy rõ tác dụng và sự cần thiết của việc kết hợp giữa đạo đức
và pháp luật trong quản lý và điều hành xã hội.
Đạo đức nhằm khuyên con người những việc nên làm còn pháp luật bắt
buộc họ phải tránh những việc nên tránh. Chính vì vậy pháp luật ln ln
cần được sửa sang vì có như vậy mới phản ánh và điều chỉnh các quan hệ xã
hội mới phát sinh.
14


Chủ tịch Hồ Chí Minh là một nhà chính trị lão luyện và sáng suốt đã
thâu hái được những kinh nghiệm lịch sử quý báu trong văn hóa trị nước của

lồi người và đã vận dụng nó một cách nhuần nhuyễn, sáng tạo trong suốt 24
năm ở cương vị đứng đầu nhà nước. Bác Hồ là một mẫu mực của sự kết hợp
hài hịa “đức trị” và “pháp trị”, ln luôn chú trọng giáo dục đạo đức nhưng
cũng không ngừng nâng cao vai trò, sức mạnh của pháp luật. Hồ Chí Minh là
một mẫu mực về sự kế thừa lịch sử, kế thừa những giá trị đạo đức truyền
thống của dân tộc Việt Nam và của nhân loại. Theo người, pháp luật không
chỉ thể hiện quyền lợi công dân đơn thuần mà cịn nhằm mục đích xây dựng
một nền đạo đức xã hội đảm bảo cho mọi người có cuộc sống lương thiện,
hạnh phúc, kẻ ác phải bị trừng phạt. Giữa pháp luật và đạo đức có mối quan
hệ biện chứng như mối quan hệ giữa hình thức và nội dung, đạo đức là nội
dung, pháp luật là hình thức. Trong quản lý xã hội, Người đã khẳng định tầm
quan trọng của nguyên tắc thuyết phục, làm gương với cưỡng chế, lấy thuyết
phục, giáo dục, làm gương là chính.
Đạo đức, đối với Hồ Chí Minh, khơng những là cơ sở của pháp luật,
của quyền lực mà còn song hành với việc thực hiện pháp luật. Người thực
hiện pháp luật cũng phải là người có đạo đức “Khi đạo đức đã xuống cấp, thì
dù pháp luật có hay đến mấy cũng trở nên vô nghĩa. Con người không hiểu
biết về các chuẩn mực đạo đức thì cũng dễ dàng vi phạm pháp luật. Ngược
lại, sự vi phạm pháp luật, pháp luật không nghiêm lại là tiền đề làm rối loạn
kỷ cương, đạo đức xã hội [53, tr.21].
Người chủ trương quản lý xã hội bằng pháp luật kết hợp với đạo đức,
có lý, có tình. Tư tưởng của Người là: “Khơng dung xử phạt là khơng đúng,
song chút gì cũng dùng đến hình phạt cũng khơng đúng”. Thực hành kết hợp
“đức trị” với “pháp trị” dựa trên cơ sở đạo đức và cụ thể hóa ở các quy định
pháp luật là tư tưởng xuyên suốt của Người. Người lãnh đạo thực hành đức trị
bằng cách dẫn đường cho dân theo, tôn trọng dân, giúp dân yên ổn làm ăn, tạo
sự hòa thuận trong dân, khoan dung nơi dân, thưởng phạt công bằng. Đó là cơ
sở gốc của đức trị trong tư tưởng Hồ Chí Minh.
Như vậy, nếu tách riêng đạo đức và pháp luật mà nghiên cứu thì chưa
thấy hết được nội dung cơ bản và giá trị to lớn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về

đạo đức và pháp luật. Đây cũng chính là tư tưởng của Người về triết lý phát
triển đạo đức và pháp luật. Trong hệ thống các phương tiện điều chỉnh quan
hệ xã hội, pháp luật và đạo đức giữ vị trị, vai trò đặc biệt quan trọng, chi phối
15


hành vi, tư tưởng của con người. Kết hợp hài hòa đạo đức và pháp luật sẽ giúp
chúng ta quản lý và điều hành mọi quá trình xã hội.
2.5. Nhà nước có đội ngũ cán bộ, cơng chức vừa hồng, vừa chun,
thực sự là cơng bộc của dân
Hồ Chí Minh là người đặt nền móng cho việc xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong quá trình thiết kế bộ máy quản lý
nhà nước, Người ln quan tâm tới việc xây dựng đội ngũ cán bộ cơng chức.
Với Hồ Chí Minh, đánh giá hiệu quả hoạt động của cơ quan Nhà nước phụ
thuộc rất nhiều vào đội ngũ cán bộ công chức. Bởi lẽ cán bộ là dây chuyền
của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, khơng chạy thì động cơ dù tốt, dù
chạy tồn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của
Chính phủ, của đồn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dở thì chính
sách cũgn khơng thể thi hành được. Đội ngũ cán bộ có vai trò to lớn ảnh
hưởng tới thành quả xây dựng nhà nước pháp quyền, của dân, do dân, vì dân
mà Người dày cơng vun đắp. Hồ Chí Minh ln mong muốn đội ngũ cán bộ
thực sự là công bộc của dân, là đầy tớ của dân, có đủ năng lực, phẩm chất,
đảm bảo cho sự vận hành của bộ máy nhà nước ở mọi điều kiện, hoàn cảnh.
Ý thức rất rõ vai trị, vị trí của cán bộ cơng chức nhà nước trong quản
lý, tổ chức xã hội. Hồ Chí Minh ln quan tâm tới việc lựa chọn, tuyển dụng,
tìm hiểu năng lực của đội ngũ cán bộ. Vì vậy mà ngày 14/11/1945 ở bài viết
“Nhân tài kiến quốc”, bài viết ngắn gọn, súc tích nhưng trong đó hàm chứa
đầy đủ ý nghĩa: kêu gọi mọi người có tài, có đức tham gia vào công cuộc
dựng xây nền độc lập, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Người
viết: “…Chúng ta phải đem hết lịng hăng hái đó vào con đường kiến quốc.

Kháng chiến phải đi đôi với kiến quốc. Kháng chiến có thắng lợi thì kiến quốc
mới thành cơng…Kiến thiết cần có nhân tài. Nhân tài của ta dù chưa có nhiều
lắm, nhưng nếu chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng người thì
nhân tài ngày cang phát triển càng thêm nhiều…”[36, tr.99].
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, cán bộ cơng chức nhà nước phải vừa có
đức, vừa ta có tài, tức là vừa hồng, vừa chuyên; nhưng đức phải là gốc, là nền
tảng, giữ vài trị quyết định sự thành bại của cơng việc cũng như sự thành
công của mỗi người. Người viết: “Cũng như song thì có nguồn mới có nước,
khơng có nguồn thì sơng cạn. Cây phải có gốc, khơng có gốc thì cây héo.
Người cách mạng phải có đạo đức, khơng có đạo đức thì tài giỏi mấy cũng
khơng lãnh đạo được nhân dân. Vì vậy muốn giải phóng cho dân tộc, giải
16


phóng cho lồi người là một cơng việc to tát, mà tự mình khơng có đạo đức,
khơng có căn bản, tự mình đã hủ hóa, xấu xa thì cịn làm nổi việc gì [36,
tr.252-253].
Hồ Chí Minh cho rằng: có đức mà khơng có tài thì cũng giống như ơng
Bụt ở trên chùa, khơng làm hại đến ai cả; có tài mà khơng có đức sẽ dẫn đến
hại dân, hại nước. Nên cùng với việc coi đạo đức là gốc của cách mạng, Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng hết sức xem trọng năng lực chuyên môn của đội ngũ
cán bộ công chức. Điều này thể hiện rõ trong việc quy định chế độ thi tuyển
cán bộ, công chức vào ngạch viên chức hành chính
Nội dung của chế độ thi tuyển cơng chức bao gồm:
Về Chính trị: phải thi các mơn đại cương về Hiến pháp và cách tổ chức
chính quyền các nước đế quốc và dân chủ như Anh, Mỹ, Pháp, Liên Xô,
Trung Hoa, Hung, Bảo, Lỗ, về địa vị của nước Việt Nam ở Đông Nam Á và
thế giới.
Về kinh tế: Phải thi các môn so sánh kinh tế tư bản và kinh tế xã hội
chủ nghĩa. Hình thái kinh tế Việt Nam trước và sau tổng khởi nghĩa. Vấn đề

ruộng đất - hợp tác xã – nội thương – công nghệ - chăn nuôi.
Về pháp luật: phải thi môn chính thể cộng hịa dân chủ Việt Nam, chế
độ bầu của, tổ chức Nghị viện theo Hiến pháp năm 1946…
Về địa lý: phải thi các môn địa thế nước Việt Nam: núi, song, cao
nguyên, bình nguyên, bờ biển, thảo mộc, khí hậu, dân số, mật độ, canh nơng,
lâm sản, chăn ni, chài lưới, thương mại, giao thơng, kỹ nghệ, khống sản.
Các nước lân cận: Ai Lao, Cao Miên, Miến điện, Xiêm, Trung Hoa,
Nhật Bản, Ấn Độ.
Về lịch sử: phải thi môn học về nhà Nguyễn, sự xâm lăng của Pháp và
việc thành lập chế độ bảo hộ của Pháp. Những phong trào xã hội, tư tưởng
và học thuyết đầu thế kỷ 20. Sự thành lập nền dân chủ cộng hòa. Cuộc kháng
chiến tồn dân.
Ngoại ngữ cho phép tình nguyện..[70, tr.132-133].
Với chế đội thi tuyển nêu trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh yêu cầu và mong
muốn xây dựng và phát triển một đội ngũ cán bộ, cơng chức có kiến thức
chun mơn tồn diện và chú trọng thực tế.
Đối với cán bộ lãnh đạo và quản lý chính quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh
ln nhắc nhở họ phải ln là tấm gương sáng về phẩm chất đạo đức và
năng lực công tác để cấp dưới và mọi người học tập, noi theo. Đồng thời,
17


phải “biết người”, “biết dùng người”. Người cho rằng “ biết người” cố nhiên
là một việc khó. Vì khó như vậy, cho nên Người căn dặn khi xem xét người
phải có quan điểm khách quan, quan điểm tồn diện và quan điểm phát triển,
khơng phải xem mặt ngồi, mà phải xem bản chất của họ, không chỉ xem một
việc một lúc, mà phải xem tồn bộ q trình hoạt động của họ, tồn bộ cơng
việc của họ, theo dõi tư tưởng của họ. Trên cơ sở đó mà “phải biết dùng
người”, “dụng nhân như dụng mộc”. Tùy theo năng lực, sở trường mà bố trí,
sắp xếp cơng việc cho hợp lý. Nếu không hiểu, không biết sử dụng cán bộ thì

khơng những cơng việc chung bị thất bại mà cịn làm cho cán bộ, công chức
mặc cảm, tự ti, chán nản mà sinh ra thù ghét, chống đối.
Nhìn một cách tổng quát, Chủ tịch Hồ Chí Minh mong muốn cán bộ,
viên chức chính quyền phải thể hiên được đầy đủ các đức tính: cần, kiệm,
liêm, chính, chí cơng vơ tư, có tri thức và học thức, nắm vững lý luận, sâu sát
thực tế, có lý trí vững chắc, tình cảm trong sáng, biết kết hợp nhuần nhuyễn
giữa chính trị và khoa học, chấp hành đúng pháp luật [70, tr.133].
Cán bộ, công chức chỉ thực sự là “nông bộc” của dân khi họ hội đủ các
đức và tài. Đạo đức là mảnh đất màu mỡ để tài năng được nảy nở xanh tươi.
Cuộc sống sẽ trở nên tàn bạo và xấu xa nếu thiếu đạo đức, sẽ trở nên khó
khăn nếu thiếu tài năng. Đem tài năng để phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân
dân, mang lại cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho mọi người là phẩm chất
đạo đức cơ bản và cao cả nhất của người cán bộ, đảng viên
* Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đảng Cộng sản Việt Nam ln giữ vai trị lãnh đạo Nhà nước thực thi
mục tiêu cao cả của đất nước. Với vai trị của mình, Đảng ta chăm lo tới xây
dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghiẫ bằng việc dựa vào sức mạnh của
nhân dân, vào sức mạnh của hệ thống chính trị. Cho nên việc tăng cường sự
lãnh đạo của Đảng Cộng sản là cần thiết.
Thực hiện nguyên tắc Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước
quản lý ở nước ta là cả q trình tìm tịi, sáng tạo, đúc rút từ thực tiễn cuộc
sống trong thời kỳ đổi mới. Do đó, Đảng ln phải đỏi mới tư duy về thiết
chế trong hệ thống chính trị ở nước ta. Hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa
thực chất là cơ chế xã hội, nhờ đó nhân dân lao động thể hiện quyền dân chủ
của mình, hệ thống này bao trùn và điều chỉnh mọi quan hệ hình thành giữa
các giai tầng trong một đất nước về hoạch định phát triển kinh tế.
18



Hệ thống chính trị của nước ta bao gồm Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị xã hội khác, cho nên vai trò lãnh đạo của Đảng
phải được thể hiện trong mối quan hệ giữa Đảng với các tổ chức ấy nhằm
đảm bảo quyền lực thuộc về nhân dân. Nhân dân muốn thực sự bảo đảm cho
sức mạnh quyền lực của mình phải có sự lãnh đạo của Đảng. Muốn vậy Đảng
phải thổi luồng khí dân chủ thực sự trong nhân dân, tạo bầu không khí dân
chủ lành mạnh trong xã hội, xây dựng được mối quan hệ thủy chung gắn bó
giữa Đảng với nhân dân.
Trong lãnh đạo Nhà nước, Đảng khơng tự biến mình thành Nhà nước,
Đảng không đứng trên nhân dân, đứng trên Nhà nước. Đảng phải kiên quyết
khắc phục tệ độc đoán chun quyền, bao biện làm thay cơng việc của chính
quyền, cũng như khơng bng xi sự lãnh đạo của mình đối với Nhà nước.
Để thực sự có hiệu quả trong lãnh đạo, Đảng không ngừng đổi mới phương
thức lãnh đạo đối với Nhà nước. Đảng lãnh đạo xây dựng và hoàn chỉnh từng
bước hệ thống pháp luật và các văn bản pháp quy khác của Nhà nước, tăng
cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, đổi mới và nâng cao chất lượng soạn thảo
luật và các văn bản pháp quy khác. Đảng lãnh đạo việc rà soát những văn bản
pháp quy hiện hành, kể cả hiến pháp, bổ sung và sửa đổi những điểm cần thiết
đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ công dân phù hợp với điều kiện
kinh tế - xã hội.
Đảng không ngừng lãnh đạo việc củng cố bộ máy nhà nước và xây
dựng đội ngũ cán bộ, công chức. Thông qua hoạt động của đội ngũ cán bộ
đảng viên, thông qua Đảng bộ, Đảng ủy, Đảng đoàn, ban cán sự Đảng để tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, phát huy năng lực của Đảng
để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, phát huy năng lực của
đảng viên trong công tác. Đảng phải xây dựng đội ngũ cán bộ đảng viên trong
sạch, vững mạnh. Vì thế, Đảng phải thường xuyên bồi dưỡng về chính trị, tư
tưởng, nghiệp vụ cho đội ngũ này. Mỗi đảng viên phải chịu trách nhiệm trước
cơng việc của mình. Đảng phải củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động của
ban cán sự Đảng, Chính phủ, các bộ, các ngành, các cơ quan từ Trung ương

tới địa phương. Đảng phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động
của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức nhà nước thực hiện đúng đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Để lãnh đạo được tốt, Đảng phải chú ý tới vai trò, trách nhiệm của Mặt
trận Tổ quốc và các thành viên của Mặt trận trong việc xây dựng và bảo vệ
19


chính quyền, bảo đảm quyền làm chủ của nhân dân, thu hút sự tham gia ngày
càng rộng rãi của nhân dân vào công việc quản lý Nhà nước.
Đảng lãnh đạo nhưng không được xa rời quyền làm chủ của nhân dân
trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Đảng phải thường
xuyên đổi mới và chỉnh đốn đảm bảo sự thành công của sự nghiệp lãnh đạo
của Đảng, xây dựng thành công nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt
Nam của dân, do dân và vì dân.
Như vậy, Đảng cần phải đề ra đường lối đối nội, đối ngoại đúng đắn,
phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam; Đảng luôn giữ vững bản chất là
đội tiên phong của giai cấp công nhân và nhân dân lao động Việt Nam, đại
biểu trung thành với lợi ích của giai cấp cơng nhân và nhân dân lao động Việt
Nam; Năng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, năng lực lãnh đạo và năng lực
tổ chức thực hiện của cán bộ, đảng viên; Đảng phải không ngừng củng cố về
chính trị, tư tưởng; Đảng phải thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ,
nâng cao sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng, củng cố mối liên hệ mật thiết
với nhân dân và làm tốt công tác động viên nhân dân; Đảng lãnh đạo hệ thống
chính trị, đồng thời là một bộ phận của hệ thống ấy. Đảng lãnh đạo nhà nước
pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của dân, do dân, vì dân; Đảng phải
chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của
Đảng đối với Nhà nước, đổi mới và làm tốt công tác kiểm tra, giám sát và kỷ
luật Đảng.


KẾT LUẬN
Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một tất yếu khách quan đặt ra
trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều biến chuyển mạnh mẽ, phù

20


hợp với xu thế hội nhập và quá trình hiện hóa đất nước. Trong q trình hoạt động
thực tiễn và tiếp thu có chon lọc tinh hoa văn hóa nhân loại Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã để lại cho chúng ta những tư tưởng vô giá về nhà nước pháp quyền.
Nhà nước pháp quyền theo tư tưởng Hồ Chí Minh là nhà nước do toàn thể
nhân dân lập nên, là một nhà nước hoàn toàn hợp hiến, hợp pháp, là một nhà nước
phục vụ lợi ích của nhân dân. Nhà nước pháp quyền là nhà nước có phương thức tổ
chức hợp lý và khoa học, đảm bảo quyền lực nhà nước luôn luôn thống nhất thuộc
về một chủ thể duy nhất là nhân dân, có sự phân cơng phối hợp trong bộ máy nhà
nước, để đảm bảo chính quyền ln vì hạnh phúc của nhân dân, cơng bằng cho mọi
cá nhân trong xã hội.
Xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam là một tất yếu khách quan được
đặt ra trong bối cảnh tình hình quốc tế và trong nước có nhiều biến đổi mạnh mẽ,
phù hợp với xu thế hội nhập và cơng cuộc đổi mới tồn diện ở nước ta hiện nay. Và
hơn bao giờ hết việc vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc tư tưởng học thuyết về nhà nước pháp quyền
của nhân loại lại càng trở nên có ý nghĩa hết sức lớn lao. Giá trị trong tư tưởng của
Hồ Chí Minh nói chung và tư tưởng về nhà nước pháp quyền nói riêng sẽ mãi là
kim chỉ nam cho cơng cuộc xây dựng nhà nước Việt Nam

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Ngọc Anh - Bùi Đình Phong (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh
về xây dựng Nhà nước pháp quyền kiểu mới ở Việt Nam, Nxb Lao động, Hà
Nội.

21


2. Linh Chi (4/6/2000), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân,
do dân và vì dân, Báo Quân đội Nhân dân.
3. Nguyễn Đăng Dung (2001), Một số vấn đề về Hiến pháp và bộ máy
nhà nước, Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội.
4. Nguyễn Đăng Dung (2007), Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
pháp quyền, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
5. Võ Nguyên Giáp: Tư tưởng Hồ Chí Minh và con đường cách mạng
Việt Nam- Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2003
6. Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa Mác-Lênin, chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội
1998.
7.Hồ Chí Minh: Tồn tập – Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh – Hà Nội năm 1995 – 1996.
8. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ VI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

22


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..........................................................................................................0
NỘI DUNG.......................................................................................................1
Chương I: Sự hình thành và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minhvề Nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa................................................................1
1.1. Quá trình tiếp thu những tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong tư
tưởng Hồ Chí Minh..........................................................................................1
1.2. Hồ Chí Minh tiếp thu chủ nghĩa Mác Lênin và vận dụng vào Xây dựng

nhà nước pháp quyền ở Việt Nam..................................................................3
CHƯƠNG II: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA......7
2.1. Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo hiến pháp.............................7
2.2. Nhà nước của dân, do dân, vì nhân dân..................................................8
2.3. Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tinh thần nhân
dân và tính dân tộc của Nhà nước.................................................................11
2.4. Nhà nước kết hợp hài hòa giữa pháp luật và đạo đức trong quản lý và
điều hành xã hội.............................................................................................14
2.5. Nhà nước có đội ngũ cán bộ, cơng chức vừa hồng, vừa chuyên, thực
sự là công bộc của dân...................................................................................16
KẾT LUẬN....................................................................................................21
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................22

23



×