Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NHẬT BẢN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 25 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................. 3
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN.................................................................. 3
1.1. Giới thiệu chung ...................................................................................................... 3
1.2. Đặc điểm thị trƣờng Nhật Bản ............................................................................... 3
1.3. Khái quát tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay ................................................... 3
CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NHẬT BẢN .............. 4
2.1. Hoạt động xuất khẩu ............................................................................................... 4
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu ....................................................................................... 4
2.1.2. Cơ cấu thị trƣờng và hàng hóa xuất khẩu ..................................................... 5
2.2. Hoạt động nhập khẩu .............................................................................................. 7
2.2.1. Kim ngạch nhập khẩu ...................................................................................... 7
2.2.2. Cơ cấu thị trƣờng và hàng hóa nhập khẩu .................................................... 8
2.3. Cán cân thƣơng mại hàng hóa của Nhật Bản ..................................................... 11
2.4. Một số quy định, chính sách liên quan đến xuất, nhập khẩu của Nhật Bản ... 12
2.4.1. Các quy định và luật liên quan đến xuất, nhập khẩu ................................. 12
2.4.2. Thuế suất ......................................................................................................... 13
2.4.3. Quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hóa, dịch vụ ...................................... 13
2.5. Đánh giá hoạt động thƣơng mại quốc tế của Nhật Bản ..................................... 14
2.5.1. Những thành tựu đạt đƣợc ............................................................................ 14
2.5.2. Hạn chế tồn tại ................................................................................................ 15
CHƢƠNG 3. TÌNH HÌNH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ
NHẬT BẢN KỂ TỪ KHI CPTPP ĐƢỢC KÝ KẾT ..................................................... 16
3.1. Tác động của hiệp định thƣơng mại tự do CPTPP tới quan hệ thƣơng mại
giữa Việt Nam và Nhật Bản ......................................................................................... 16
3.1.1. Cơ hội ............................................................................................................... 16
3.1.2. Thách thức....................................................................................................... 17


3.2. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - Nhật Bản kể từ khi


CPTPP đƣợc ký kết ...................................................................................................... 17
3.2.1. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản................... 18
3.2.2. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản của Việt Nam...................... 19
3.3. Một số biện pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Nhật Bản
từ phía Việt Nam........................................................................................................... 19
KẾT LUẬN ....................................................................................................................... 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 22

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2016-2020 .............................. 4
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản năm 2020 ...................................... 5
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Nhật Bản năm 2020 ..................................... 6
Biểu đồ 2.4. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản giai đoạn 2016-2020 .............. 7
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản năm 2020. .................................... 8
Biểu đồ 2.6. Cán cân thương mại hàng hóa của Nhật Bản giai đoạn 2016-2020 .............. 11
Biểu đồ 3.1. Tình hình XNK hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản từ 2017 - 2020 ...... 18

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Trị giá xuất khẩu một số nhóm hàng chính của Nhật Bản năm 2020 .................. 6
Bảng 2.2. Trị giá xuất khẩu sang một số thị trường chính của Nhật Bản năm 2020 ........... 7
Bảng 2.3. Trị giá nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Nhật Bản năm 2020 ................. 9
Bảng 2.4. Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Nhật Bản năm 2020 ...................................... 10
Bảng 2.5. Trị giá nhập khẩu từ một số thị trường chính của Nhật Bản năm 2020............. 10


LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thực tiễn hoạt động buôn bán giữa các nước trên thế giới hiện nay đã cho thấy rõ xu
hướng tự do hóa thương mại và vai trò của thương mại quốc tế đối với tăng trưởng kinh tế
các nước. Mặc dù chỉ chiếm chưa đến 1,7% dân số thế giới, tài nguyên thiên nhiên nghèo

nàn, lại phải chịu nhiều thiên tai khắc nghiệt, nhưng Nhật Bản vẫn là một trong những nền
kinh tế lớn mạnh hàng đầu thế giới với hoạt động thương mại quốc tế diễn ra sôi nổi. Trong
quan hệ thương mại với Việt Nam, Nhật Bản hiện đang là một trong bốn đối thương mại
hàng đầu của nước ta (cùng với Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc). Đặc biệt kể từ khi hiệp định
Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP được ký kết, quan hệ giữa Nhật
Bản và Việt Nam ngày càng rộng mở trên nhiều lĩnh vực. Vì vậy, để có những biện pháp góp
phần thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam - Nhật Bản sao cho xứng với tiềm năng và
mong đợi của hai bên, ta cần hiểu sâu hơn về Nhật Bản thơng qua tìm hiểu về hoạt động
thương mại quốc tế những năm gần đây của thị trường này.
2. Phƣơng pháp nghiên cứu


Dựa trên cơ sở lý luận thực tiễn: thu thập thông tin dựa trên những nguồn thông tin thực

tế và có thực làm cơ sở cho những kết luận mang tính thực tiễn


Phương pháp thống kê tốn: tính tốn, trình bày những số liệu đã thu thập được qua các

năm để thấy được thực trạng hoạt động thương mại quốc tế của Nhật Bản


Phương pháp so sánh, đối chiếu kết hợp tư duy logic: tiến hành phân tích, so sánh, đối

chiếu số liệu thống kê được qua các năm để rút ra nhận xét, kết luận về sự thay đổi.
3. Bố cục đề tài
Với đề tài này thì bài tiểu luận của chúng em gồm 3 chương lớn:
Chƣơng 1: Tổng quan về Nhật Bản
Chƣơng 2: Hoạt động thƣơng mại quốc tế của Nhật Bản
Chƣơng 3: Tình hình thƣơng mại quốc tế giữa Việt Nam và Nhật Bản kể từ khi CPTPP

đƣợc ký kết

1


Chúng em - các thành viên nhóm 8, xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới cô Vũ
Huyền Phương - giảng viên bộ mơn Chính sách Thương mại quốc tế vì đã nhiệt tình giảng
dạy và giúp đỡ chúng em trong q trình hồn thành tiểu luận. Tuy nhiên, vì thời gian có hạn
và kiến thức chưa sâu, bài tiểu luận của chúng em không tránh khỏi những thiếu sót, vậy nên
chúng em rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo của cơ để chúng em có thể rút kinh nghiệm
và hoàn thiện hơn vốn hiểu biết của mình! Chúng em xin chân thành cảm ơn cơ!

2


PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ NHẬT BẢN
1.1. Giới thiệu chung
Nhật Bản là một quốc đảo nằm ở ngoài khơi phía Đơng châu Á với diện tích khoảng
377,915 km2. Theo số liệu thống kê của WorldBank, dân số năm 2019 của Nhật Bản khoảng
126.3 triệu người. Về khí hậu, tài ngun thiên nhiên thì Nhật Bản có khí hậu ôn đới, phân
định bốn mùa, tuy nhiên tài nguyên thiên nhiên lại tương đối nghèo nàn.
1.2. Đặc điểm thị trƣờng Nhật Bản
Nhật Bản là một thị trường lớn với hơn 126 triệu dân, người tiêu dùng có sức mua cao.
Theo TrendEconomy, những năm gần đây, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của thị trường
Nhật Bản rất cao: năm 2018 đạt 748.2 tỷ USD, năm 2019 đạt 720.8 tỷ USD, năm 2020 do
ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid 19 nên giảm xuống 635.4 tỷ USD tuy nhiên vẫn lọt
top các quốc gia nhập khẩu nhiều nhất thế giới. Tổng mức tiêu dùng trong nước của Nhật Bản
cũng tăng nhanh, đạt khoảng 55% tổng mức tăng trưởng GDP, tạo động lực cho các doanh
nghiệp xuất khẩu vào thị trường này.

1.3. Khái quát tình hình kinh tế Nhật Bản hiện nay
Sau hơn một năm chịu tác động bởi đại dịch Covid 19, từ đầu năm 2021 đến nay, nền
kinh tế Nhật Bản đã bắt đầu ghi nhận những tín hiệu tích cực:
 Theo báo cáo sơ bộ của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, trong tháng
01/2021, sản lượng cơng nghiệp của nước này ước tính tăng 4.2% so với tháng trước đó, chủ
yếu nhờ sự phục hồi về nhu cầu máy móc sử dụng trong ngành cơng nghiệp sản xuất ô tô và
chất bán dẫn
 Cũng theo báo cáo của Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản, chỉ số quản
lý thu mua (PMI) dịch vụ và sản xuất tăng lên 47,6 điểm vào tháng 2, tăng nhẹ so với con số
cuối cùng của tháng 1 là 47.1 điểm, trong đó PMI sản xuất tăng từ 49.8 điểm tháng 1 lên 50.6
điểm tháng 2.
 Trong bối cảnh số ca mắc Covid hàng ngày tương đối thấp, trong tháng ba, các nhà bán
lẻ và bán buôn ghi nhận doanh số bán hàng mạnh mẽ, góp phần cải thiện chỉ số tình hình kinh
doanh
 Ngày 12/5/2021, Chính phủ Nhật Bản cho biết kinh tế nước này đang cải thiện, với xuất
khẩu và sản xuất phục hồi mạnh mẽ trong tháng 3 sau khi bị sụt giảm do đại dịch Covid 19

3


CHƢƠNG 2. HOẠT ĐỘNG THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ CỦA NHẬT BẢN
2.1. Hoạt động xuất khẩu
2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu
Từ năm 2016 - 2018, kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản tăng trưởng ổn định: theo số
liệu từ TrendEconomy, kim ngạch xuất khẩu năm 2017 của Nhật Bản đạt 698.1 tỷ USD, tăng
8.23% so với năm 2016, nhu cầu đối với xe hơi và thiết bị sản xuất trên toàn cầu gia tăng
chính là yếu tố thúc đẩy xuất khẩu của Nhật Bản năm 2017. Năm 2018, kim ngạch xuất khẩu
tiếp tục tăng, đạt 738.2 tỷ USD, tăng gần 6% so với 2017.
Do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch covid 19, từ năm 2019 đến nay, KNXK của Nhật
Bản liên tục có biến động giảm: so với 2018, KNXK năm 2019 giảm gần 33 tỷ USD; năm

2020, tổng KNXK giảm mạnh cịn 641.3 tỷ USD trong đó xuất khẩu sang hai thị trường
chính là Mỹ và Trung Quốc vào 5/2020 lần lượt giảm 37.8% (tương đương 879.8 tỷ Yên) và
4.1% (tương đương 1180 tỷ Yên) so với cùng kỳ 2019.

Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản 2016 - 2020
tỷ USD 760
740
720
700
680
660
640
620
600
580

738.2
705.6

698.1

KNXK
644.9

2016

641.3

2017


2018

2019

2020

Năm

Nguồn: Tổng hợp theo số liệu từ TrendEconomy

Biểu đồ 2.1. Kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản giai đoạn 2016-2020
Bước sang năm 2021, nhờ cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, tình hình xuất khẩu của
Nhật Bản bắt đầu có tín hiệu hồi phục: Theo báo cáo ngày 20/5/2021 của Bộ Tài chính
Nhật Bản, xuất khẩu của nước này trong tháng 4/2021 đã tăng 38% so với cùng kỳ năm
ngoái, đây cũng là tháng thứ 2 liên tiếp xuất khẩu tăng sau khi đạt mức tăng 16.1% trong
tháng 3. Theo đó, xuất khẩu của Nhật Bản tăng nhờ nhu cầu tăng mạnh từ thị trường Mỹ
và Trung Quốc.
4


2.1.2. Cơ cấu thị trƣờng và hàng hóa xuất khẩu
 Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu

Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản 2020
phương tiện vận tải
máy móc cơ bản

21.1%

28.5%


hóa chất
19.2%

Sản phẩm và linh kiện
điện tử - điện thoại
Nhóm hàng khác

18.7%
12.5%

Nguồn: tổng hợp theo số liệu từ TrendEconomy
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Nhật Bản năm 2020

Theo số liệu thống kê từ TrendEconomy, trong năm 2020, những nhóm hàng xuất
khẩu chủ lực của Nhật Bản lần lượt là phương tiện vận tải (135.5 tỷ USD), máy móc cơ
bản (123.1 tỷ USD), sản phẩm và linh kiện điện tử - điện thoại (119.9 tỷ USD) và hóa
chất (80.2 tỷ USD). Bốn nhóm hàng này có tỷ trọng chiếm đến 71.5% tổng trị giá xuất
khẩu hàng hóa của Nhật Bản năm 2020.
Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Nhật Bản ghi nhận sự sụt giảm đáng kể trong
kim ngạch xuất khẩu hầu ở hết các nhóm hàng trong 2 năm liên tiếp là 2019 và 2020, bao
gồm cả các nhóm hàng xuất khẩu chính. Theo thống kê của Hải quan Nhật Bản năm
2020, một loạt các nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Nhật Bản tiếp tục ghi nhận sự sụt
giảm về kim ngạch xuất khẩu, trong đó phương tiện vận tải giảm mạnh nhất: giảm 20.2%
so với năm 2019 và 23.4 % so với năm 2018.
Trị giá xuất khẩu một số nhóm hàng chính của Nhật Bản 2020
Nhóm hàng

Trị giá xuất khẩu
(triệu Yên)


Tỷ trọng

So với 2019

So với 2018

Phương tiện vận tải

14,454,825

21.1%

-20.2%

-23.4%

Máy móc cơ bản

13,142,042

19.2%

-13.1%

-20.4%

Sản phẩm điện tử

12,821,032


18.7%

-2.9%

-9.3%

Hàng chế biến, chế tạo

7,505,201

11%

-10.7%

-17.8%

Hóa chất

8,539,982

12.5%

-2.3%

-4.2%

5



Nguồn:tổng hợp từ số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản
Bảng 2.1. Trị giá xuất khẩu một số nhóm hàng chính của Nhật Bản năm 2020
Những tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nhiều nhóm hàng của Nhật Bản bắt đầu có
dấu hiệu khởi sắc: Theo báo cáo ngày 20/5/2021 của Bộ Tài chính Nhật Bản, xuất khẩu
nhiều nhóm hàng trong 4/2021 đều ghi nhận tăng trưởng so với cùng kỳ năm ngối: xuất
khẩu hóa chất tăng 28.5%, xuất khẩu hàng chế biến chế tạo tăng 27.4% , xuất khẩu máy
móc cơ bản tăng 40.2% ...
 Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Cùng với lượng hàng hóa dồi dào, phong phú, hoạt động thương mại quốc tế của
Nhật Bản còn diễn ra sôi nổi với rất nhiều quốc gia và khu vực trên thế giới. Theo
TrendEconomy, năm 2020, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Nhật Bản
với trị giá xuất khẩu đạt 141.3 tỷ USD, đứng thứ 2 là Mỹ với 118.7 tỷ USD, theo sau lần
lượt là Hàn Quốc (44.6 tỷ USD), Đài Loan (chiếm 6.9%)... Có thể thấy Trung Quốc và Mỹ là
hai đối tác hàng đầu, có vai trị rất quan trọng trong hoạt động giao thương của Nhật Bản bởi
cả hai đều là các quốc gia phát triển thịnh vượng, thị trường có sức mua lớn.

Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Nhật Bản 2020
Mỹ

18.40%

Trung Quốc

40.60%

Hàn Quốc

22%

Đài Loan

5.10%

6.90%

7%

Hồng Kông

Nguồn: theo số liệu từ TrendEconomy
Biểu đồ 2.3. Cơ cấu thị trƣờng xuất khẩu của Nhật Bản năm 2020
Hai năm 2019 và 2020, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã khiến cho hoạt động xuất
khẩu của Nhật Bản gặp nhiều khó khăn, kim ngạch xuất khẩu sang nhiều thị trường ghi nhận
nhiều sụt giảm. Theo số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản, xuất khẩu trong năm 2020 của
Nhật Bản sang Mỹ giảm 17.3%, Hàn Quốc giảm 5.5%, đặc biệt xuất khẩu sang EU giảm đến
27.8%:

6


Trị giá xuất khẩu sang một số thị trƣờng chính của Nhật Bản 2020
Thị trƣờng

Trị giá (triệu Yên)

Tỷ trọng

So với 2019

Trung Quốc


15,082,941

22%

+2.7%

Mỹ

12,612,460

18.4%

-17.3%

ASEAN

9,846,368

14.4%

-15.5%

EU

6,641,764

9.4%

-27.8%


Hàn Quốc

4,766,233

7%

-5.5%

Nguồn: tổng hợp từ số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản
Bảng 2.2. Trị giá xuất khẩu sang một số thị trƣờng chính của Nhật Bản năm 2020
Những tháng đầu năm 2021, tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát đã giúp cho
hoạt động giao thương của Nhật Bản với các quốc gia trên thế giới có nhiều dấu hiệu tích
cực: Theo báo báo ngày 20/05/2021 của Bộ Tài chính Nhật Bản, xuất khẩu của Nhật Bản
sang thị trường Trung Quốc trong tháng 4/2021 đạt 1580 tỷ Yên, tăng 33.9% so với cùng kỳ
năm 2020; xuất khẩu sang Mỹ tăng 45.1%, sang Hàn Quốc tăng 25.6%.
2.2. Hoạt động nhập khẩu
2.2.1. Kim ngạch nhập khẩu
Theo số liệu của TrendEconomy, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản trong
những năm gần đây đều cao, luôn nằm trong top 5 các quốc gia nhập khẩu nhiều nhất trên thế
giới. Trong giai đoạn 2016 – 2018, giá trị hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản tăng trưởng ổn
định: tăng từ 606.9 tỷ USD năm 2016 lên 748.2 tỷ USD năm 2018.

Kim ngạch nhập khẩu của Nhật Bản 2016-2020
tỷ USD

800
700
600
500
400

300
200
100
0

748.21
606.92

671.47

720.85
635.4

KNNK

2016

2017

2018

2019

2020

Năm

Nguồn: Theo số liệu từ TrendEconomy
Biểu đồ 2.4. Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản giai đoạn 2016-2020
7



Từ 2019 đến nay, do chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nên kim ngạch
nhập khẩu hàng hóa của Nhật bản liên tục có biến động giảm: năm 2019 giảm gần 28 tỷ USD
so với 2018. Trong năm 2020, tình hình dịch bệnh COVID-19 căng thẳng đã khiến hoạt động
trao đổi bị ngưng trệ, ảnh hưởng tới xuất nhập khẩu của nhiều quốc gia, đặc biệt là Trung
Quốc và Mỹ - hai thị trường nhập khẩu lớn nhất của Nhật Bản, kim ngạch nhập khẩu hàng
hóa của Nhật Bản đã giảm 11.85% so với 2019 xuống còn 635.4 tỷ USD.
Cho đến những tháng đầu năm 2021, tình hình COVID-19 dần được kiểm sốt, giá trị
nhập khẩu hàng hóa của Nhật Bản tăng trưởng dương. Cụ thể, theo số liệu thống kê của Hải
quan Nhật Bản, nhập khẩu của Nhật Bản trong tháng 4/2021 đạt 6.930 tỷ Yên (tăng 12.8% so
với cùng kỳ năm trước). Đây là tháng thứ ba liên tiếp kể từ đầu năm trị giá nhập khẩu tăng.
Trước đó, nhập khẩu nước này tăng 5.8% trong tháng 3 và 11.8% trong tháng 2.
2.2.2. Cơ cấu thị trƣờng và hàng hóa nhập khẩu


Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu
Theo số liệu thống kê từ Hải quan Nhật Bản, trong năm 2020, những nhóm hàng chiếm

tỷ trọng nhập khẩu cao nhất của Nhật Bản là nhiên liệu, sản phẩm điện tử, máy móc và hóa
chất. Bốn nhóm hàng này chiếm đến 55.3% tổng giá trị hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản
trong năm 2020

Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản 2020
16.6%
44.7%

Nhiên liệu
Hóa chất


11.5%
16.8%

sản phẩm điện tử
Máy móc
Nhóm hàng khác

10.4%

Nguồn: theo số liệu thống kê từ Hải quan Nhật Bản
Biểu đồ 2.5. Cơ cấu hàng hóa nhập khẩu của Nhật Bản năm 2020.
Kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát vào 2019 đến nay, Nhật Bản ghi nhận sự sụt
giảm đáng kể trong kim ngạch nhập khẩu hầu hết các nhóm hàng, bao gồm cả các nhóm hàng
nhập khẩu chính:

8


Trị giá nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Nhật Bản 2020
Nhóm hàng

Trị giá
(triệu Yên)

Tỷ trọng

So với 2019

So với 2018


1. Sản phẩm điện tử

11,345,360

16.8%

-5,4%

-8.04%

2. Nhiên liệu (dầu thô, xăng…)

11,259,039

16.6%

-33.6%

-47.6%

3. Hóa chất

7,789,660

11.5%

-4.6%

-8.8%


4. Máy móc

7,032,628

10.4%

-7.3%

-11.5%

5. Nơng thủy sản - Thực phẩm

6,675,202

9.9%

-7.2%

-7.9%

6. Sản phẩm chế biến

6,558,557

9.7%

-7.2%

-12.0%


7. Nguyên liệu thô (gỗ…)

4,509,016

6.7%

-7.2%

-9.6%

Nguồn: theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Nhật Bản
Bảng 2.3. Trị giá nhập khẩu một số nhóm hàng chính của Nhật Bản năm 2020
Có thể nhận thấy, dịch bệnh COVID-19 đã khiến cho hoạt động nhập khẩu hàng hóa
của Nhật Bản trở nên khó khăn. Đặc biệt, giá trị nhập khẩu nhiên liệu (gồm dầu thô, than
đá,...) đã giảm đến 33.6% so với 2019. Tuy nhiên, khi tình hình dịch bệnh dần được kiểm
sốt, nền kinh tế của Nhật Bản nói riêng và thế giới nói chung đang từng bước phục hồi. Theo
số liệu từ Hải quan Nhật Bản, tháng 4/2021, giá trị nhập khẩu các loại hàng hóa đều tăng so
với cùng kỳ 2020. Trong đó phải kể đến nhập khẩu nhiên liệu (dầu thô, xăng, than đá,...) tăng
22.3%, nguyên liệu thô tăng 41.1%.


Cơ cấu thị trường nhập khẩu
Theo Trend Economy, năm 2020, các thị trường nhập khẩu chủ yếu của Nhật Bản bao

gồm: Trung Quốc, EU, Mỹ, Úc, Đài Loan, Hàn Quốc. Trong đó đứng đầu là Trung Quốc với
trị giá nhập khẩu 163.8 tỷ USD chiếm 25% tổng kim ngạch nhập khẩu; theo sau là EU chiếm
11.5%; đứng thứ 3 là Mỹ đạt 71.7 tỷ USD, chiếm 11.2%; sau đó là các thị trường Đài Loan
chiếm 4.21%, Hàn Quốc chiếm 4.18%,… Cũng giống như trong hoạt động xuất khẩu, Mỹ và
Trung Quốc tiếp tục giữ vai trò quan trọng trong hoạt động nhập khẩu của Nhật Bản. Lượng
hàng hóa mà Nhật Bản mua từ hai thị trường này luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim

ngạch nhập khẩu của Nhật Bản nhiều năm liền. Đặc biệt với Trung Quốc, có nhiều mặt hàng
Nhật Bản gần như phụ thuộc vào nhập khẩu từ thị trường này, điển hình là đất hiếm.

9


Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Nhật Bản 2020
Trung Quốc
Mỹ

25%

EU

42.46%

Úc

11.20%

Đài Loan
Khu vực khác
11.5%

4.21%
5.63%

Nguồn: theo số liệu thống kê từ TrendEconomy
Bảng 2.4. Cơ cấu thị trƣờng nhập khẩu của Nhật Bản năm 2020
Trong năm 2020, đại dịch COVID-19 căng thẳng đã khiến việc giao thương của nhiều

nước bị ngưng trệ, ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ các nước của Nhật
Bản. Theo số liệu từ Hải quan Nhật Bản trong năm 2020, có thể nhận thấy giá trị nhập khẩu
hàng hóa của Nhật Bản đã giảm đi đáng kể dưới tác động của COVID-19. Đặc biệt, nhập
khẩu từ Úc giảm 23.2% so với năm trước, sau đó là EU giảm 19.8%.

Trị giá nhập khẩu từ một số thị trƣờng chính của Nhật Bản 2020
Thị trƣờng nhập khẩu

Trị giá nhập khẩu
(triệu Yên)

Tỷ trọng So với 2019

Trung Quốc

17,476,621

25.0%

-5.3%

Hoa Kỳ

7,426,599

11.2%

-14.0%

EU


7,788,775

11.5%

-19.8%

Hàn Quốc

2,837,758

4.2%

-12.1%

Úc

3,804,866

5.63%

-23.2%

ASEAN

10,650,449

15.7%

-9.5%


Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản
Bảng 2.5. Trị giá nhập khẩu từ một số thị trƣờng chính của Nhật Bản năm 2020
Những tháng đầu năm 2021, khi tình hình dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, hoạt động
giao thương của Nhật Bản cũng bắt đầu có tín hiệu hồi phục: Cụ thể, theo số liệu của Hải
quan Nhật Bản, trong tháng 4/2021, giá trị nhập khẩu từ Hoa Kỳ tăng 5.8%, Trung Quốc tăng
0.7% so với cùng kỳ năm trước. Đặc biệt, giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Hàn Quốc tăng
19.5%.

10


2.3. Cán cân thƣơng mại hàng hóa của Nhật Bản

CÁN CÂN THƯƠNG MẠI HÀNG HÓA CỦA NHẬT BẢN
tỷ USD

800

Cán cân
TMHH

600
400
200

Xuất
khẩu

38.01


26.62

2016

2017

0

-10.02

-15.23

2018

2019

5.88
2020

Nhập
khẩu

-200

Nguồn:theo số liệu từ TrendEconomy
Biểu đồ 2.6. Cán cân thƣơng mại hàng hóa của Nhật Bản giai đoạn 2016-2020
Theo số liệu tổng hợp từ TrendEconomy, có thể thấy, hoạt động thương mại hàng hóa
của Nhật Bản giai đoạn 2016-2020 có nhiều biến động. Kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu
hàng hóa của Nhật Bản được thể hiện trên biểu đồ biến đổi theo hình tháp: tăng đều từ 2016

đến 2018 và sau đó giảm dần. Năm 2016 và 2017, cán cân thương mại hàng hóa của Nhật
Bản thặng dư lần lượt là 38.01 tỷ USD và 26.62 tỷ USD. Tuy nhiên 2 năm tiếp theo, tổng giá
trị nhập khẩu liên tục cao hơn giá trị xuất khẩu dẫn đến cán cân thương mại bị thâm hụt: năm
2018 thâm hụt 10,02 tỷ USD và năm 2019 thâm hụt 15,23 tỷ USD.
Lý giải cho sự thâm hụt thương mại trong hai năm này của Nhật Bản đó là do tác động
của cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung bắt đầu vào khoảng tháng 3/2018. Như đã biết,
cả Trung Quốc và Mỹ đều là những thị trường quan trọng hàng đầu của Nhật Bản, vậy nên
khi hai nước này xảy ra tranh chấp thương mại đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập
khẩu của Nhật Bản. Theo số liệu thống kê của Hải quan Nhật Bản, trong tháng 12/2018, xuất
khẩu của Nhật Bản sang thị trường Trung Quốc giảm tới 7%. Tháng 12/2018 cũng đánh dấu
tháng thứ giảm thứ 6 liên tiếp thâm hụt thương mại của Mỹ đối với Nhật Bản do giá trị nhập
khẩu từ Mỹ tăng đến 23.9% nhưng xuất khẩu sang Mỹ chỉ tăng 1.6%. Năm 2019, Nhật Bản
thâm hụt đến 3,771,786 triệu Yên. Tác động của cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung đã
đẩy cán cân thương mại Nhật Bản 2 năm liên tiếp vào tình trạng thâm hụt.
Năm 2020, do chịu ảnh hưởng hưởng nặng nề của đại dịch covid nên kim ngạch xuất
khẩu của Nhật Bản giảm mạnh, tuy nhiên cán cân thương mại của Nhật Bản vẫn thặng dư
5.88 tỷ USD. Đóng góp vào kết quả này chính là sự thặng dư thương mại lớn với nhiều thị
trường lớn như Mỹ, Hàn Quốc: Theo tính tốn từ số liệu của Hải quan Nhật Bản, năm 2020,
cán cân thương mại của Nhật Bản với Mỹ thặng dư 5185.861 tỷ Yên, với Hàn Quốc thặng dư
1928.4 tỷ Yên.

11


Đầu năm 2021, theo Bộ Tài chính Nhật Bản, cán cân thương mại của Nhật bản với Mỹ
trong tháng 04/2021 thặng dư 537.72 tỷ Yên, với thị trường châu Á thặng dư vượt 674 tỷ
Yên. Với Trung Quốc, mặc dù kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng trưởng ấn tượng
đạt 1580 tỷ Yên tuy nhiên sản lượng nhập khẩu từ Trung Quốc của Nhật Bản cũng tăng 0.7%
khiến cho cán cân thương mại của Nhật với Trung thâm hụt 165.9 tỷ Yên
2.4. Một số quy định, chính sách liên quan đến xuất, nhập khẩu của Nhật Bản

2.4.1. Các quy định và luật liên quan đến xuất, nhập khẩu
Nhìn chung, đối với thị trường Nhật Bản, hàng hóa xuất, nhập khẩu được kiểm soát bằng
một hệ thống luật pháp tương đối chặt chẽ vì các lý do bảo vệ quyền lợi quốc gia và bảo đảm
an toàn cho người tiêu dùng. Những mặt hàng yêu cầu giấy phép nhập khẩu phải tuân thủ các
quy trình, quy định, luật của hải quan. Với một số mặt hàng nhập khẩu có hạn ngạch như vũ
khí, rượu, chất nổ, các thực phẩm chịu sự kiểm soát (gạo)… nhà nhập khẩu phải xin hạn
ngạch tại Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản. Hàng hóa xuất, nhập khẩu cịn
bị chi phối bởi hàng loạt các luật lệ và quy định về kiểm dịch, trách nhiệm của nhà sản xuất.
Người kinh doanh sản phẩm phải bồi thường đối với các thiệt hại do bán cho người tiêu dùng
những sản phẩm chất lượng không đảm bảo. Sau đây là một số quy định và luật pháp thương
mại tiêu biểu và có ảnh hưởng lớn đến việc nhập khẩu và tiêu thụ hàng hóa:


Luật trách nhiệm sản phẩm
Luật trách nhiệm sản phẩm được áp dụng đối với các sản phẩm trong nước nói chung

và sản phẩm nhập khẩu nói riêng. Luật này quy định nếu như một sản phẩm có khuyết tật gây
ra thương tích cho người hoặc thiệt hại về của cải thì nạn nhân có thể địi nhà sản xuất bồi
thường cho các thiệt hại xảy ra liên quan đến sản phẩm có khuyết tật và các quan hệ nhân quả
giữa thiệt hại và khuyết tật của sản phẩm.


Luật vệ sinh thực phẩm
Luật Vệ sinh Thực phẩm quy định tất cả các thực phẩm và đồ uống ở Nhật Bản khi tiêu

dùng phải có giấy phép của Bộ Y tế và Phúc lợi Nhật Bản. Bộ luật này áp dụng cho cả hàng
nội địa và hàng nhập khẩu. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản
những mặt hàng nói trên cần phải hiểu đúng chế độ quản lý vệ sinh thực phẩm để có thể kinh
doanh thành cơng ở thị trường này.



Một số luật và quy định khác
Ngoài các luật kể trên, ở Nhật Bản cịn có nhiều luật khác nhằm tạo ra hàng rào phi thuế
quan cho hàng nhập khẩu như:
 Luật ngoại thương và ngoại hối
 Luật và quy định liên quan đến các mặt hàng cấm

12


 Luật và quy định về kiểm dịch
 Luật và quy định về các chất gây nghiện
2.4.2. Thuế suất
Hệ thống thuế quan của Nhật Bản có 4 mức thuế suất như sau:


Thuế suất chung: Mức thuế quan cơ bản căn cứ vào Luật thuế quan hải quan, áp dụng

trong một thời gian dài.


Thuế suất tạm thời: Là mức thuế quan được áp dụng trong thời gian ngắn, thay cho mức

thuế quan chung trong trường hợp khó áp dụng mức thuế quan chung.


Thuế suất ưu đãi: Là mức thuế quan áp dụng cho việc nhập khẩu hàng hoá từ các nước

đang và kém phát triển. Mức thuế quan này thấp hơn mức thuế nhập khẩu từ những nước
phát triển.



Thuế suất WTO: Là mức thuế quan căn cứ vào cam kết WTO và các Hiệp định quốc tế

khác.
Về nguyên tắc, mức thuế quan áp dụng theo thứ tự mức thuế quan ưu đãi, mức thuế
quan WTO, mức thuế quan tạm thời và mức thuế quan chung. Tuy nhiên, mức thuế quan ưu
đãi chỉ được áp dụng khi thoả mãn các điều kiện trong Chương 8 của Luật áp dụng mức thuế
quan ưu đãi. Mức thuế quan WTO chỉ áp dụng khi nó thấp hơn cả mức thuế quan tạm thời và
mức thuế quan chung.
Ngoài các mức thuế suất trên đây, Nhật Bản còn ban hành 3 mức thuế quan đặc biệt là:


Thuế khẩn cấp: là loại thuế đánh vào hàng nhập khẩu để bảo vệ kịp thời ngành sản xuất

trong nước trong trường hợp có sự tăng nhanh nhập khẩu do giá hàng hóa nước ngồi q rẻ


Thuế đối kháng: là thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu để đối lại các nhà sản xuất và

xuất khẩu nước ngoài được hưởng trợ cấp của Chính phủ.


Thuế chống phá giá: là loại thuế đặc biệt đánh vào hàng nhập khẩu, khi một cơng ty

nước ngồi bị coi là bán hàng hóa của mình tại nước nhập khẩu ở mức giá thấp hơn giá
thành hay giá trị thơng thường của hàng hóa đó tại nước xuất khẩu.
Ngồi thuế nhập khẩu, hàng hóa nhập khẩu vào Nhật Bản phải đóng 5% thuế tiêu thụ
thơng thường, một số mặt hàng còn phải chịu mức thuế tiêu thụ riêng.
2.4.3. Quy định về tiêu chuẩn đối với hàng hóa, dịch vụ

 Quy định về bao gói, nhãn mác
Một số quy định về bao gói, nhãn mác có thể kể đến như:
 Không sử dụng rơm rạ làm chất liệu đóng gói hàng hóa.
 Việc đề xuất đóng gói hàng hóa phải được làm rõ với nhà nhập khẩu.

13


 Hàng hóa phải được dán nhãn mác theo theo thông lệ thương mại. Thực phẩm sau khi
nhập khẩu phải có nhãn đính kèm cho mỗi bao gói, thể hiện chi tiết nội dung bao gồm màu
nhân tạo hoặc chất bảo quản, tên và địa chỉ của nhà nhập khẩu và ngày nhập hoặc sản xuất ở
Nhật…
 Quy định tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS
Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản JIS dựa trên “Luật tiêu chuẩn hóa cơng nghiệp” được
ban hành vào 6/1949. Hệ thống tiêu chuẩn JIS áp dụng đối với tất cả các sản phẩm công
nghiệp và khoáng sản, trừ những sản phẩm được áp dụng các tiêu chuẩn chuyên ngành như
dược phẩm, phân hóa học, sợi tơ tằm, thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp khác được
quy định trong Luật về tiêu chuẩn hóa và dán nhãn các nông lâm sản (viết tắt là JAS).
 Quy định tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật bản JAS
Luật tiêu chuẩn nông nghiệp Nhật Bản - JAS được ban hành vào tháng 05/1970, quy
định các tiêu chuẩn về chất lượng, đưa ra các quy tắc về việc ghi nhãn chất lượng và đóng
dấu chất lượng tiêu chuẩn JAS, các quy định này được áp dụng đối với cả sản phẩm nội địa
và cả các sản phẩm nhập khẩu. Danh sách các sản phẩm được điều chỉnh bởi luật JAS bao
gồm: đồ uống, thực phẩm chế biến, dầu ăn, mỡ, các nông lâm sản chế biến.
 Quy định tiêu chuẩn môi trƣờng Ecomark
Cục Mơi trường Nhật Bản đang khuyến khích người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm
không làm hại môi sinh (kể cả các sản phẩm trong nước cũng như nhập khẩu). Các sản phẩm
đạt chuẩn sẽ được được đóng dấu "Ecomark". Để được đóng dấu Ecomark, sản phẩm phải đạt
được ít nhất một trong các tiêu chuẩn sau:



Việc sử dụng sản phẩm đó khơng gây ơ nhiễm mơi trường hoặc có nhưng ít.



Việc sử dụng sản phẩm đó mang lại nhiều lợi ích cho mơi trường.



Chất thải sau khi sử dụng không gây hại cho môi trường hoặc gây hại rất ít.



Sản phẩm đóng góp đáng kể vào việc bảo vệ mơi trường ngồi các cách kể trên

2.5. Đánh giá hoạt động thƣơng mại quốc tế của Nhật Bản
2.5.1. Những thành tựu đạt đƣợc
Trải qua từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế, Nhật Bản cũng đã đạt được những
thành tựu nhất định trong thương mại quốc tế:
Theo số liệu thống kê trên World-Statistics, trong giai đoạn 2016 - 2019, tổng kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa của Nhật luôn đứng thứ 4 thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ, Trung Quốc và
Đức). Bên cạnh đó, Nhật Bản cịn liên tục giữ vai trò là đối tác thương mại lớn của nhiều
quốc gia, khu vực như Việt Nam, EU,... Năm 2020, Nhật Bản là quốc gia hiếm hoi được đánh

14


giá là thành công vượt “bão Covid-19” khi xuất khẩu nông sản tăng cao kỉ lục, cán cân
thương mại cũng đạt thặng dư.
Trong bối cảnh tồn cầu hịa hiện nay, Nhật Bản thể hiện rõ sự bắt kịp xu thế tự do hóa

thương mại khi ký kết thành cơng nhiều hiệp định thương mại tự do với nhiều quốc gia trên
thế giới như: Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản AJCEP (4/2008), Hiệp
định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản VJEPA (12/2008),… Hiệp định đối tác tồn diện
và Tiến bộ xun Thái Bình Dương CPTPP (3/2018), Hiệp định Đối tác kinh tế EU – Nhật
Bản EPA, Hiệp định đối tác Kinh tế toàn diện khu vực châu Á Thái Bình Dương RCEP
(11/2020)... từ đó mở ra nhiều cơ hội hơn nữa cho phát triển thương mại quốc tế của quốc gia
này.
2.5.2. Hạn chế tồn tại
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì Nhật Bản cũng tồn tại hạn chế trong hoạt
động thương mại quốc tế, cụ thể ở đây chính là một số hạn chế trong chính sách bảo hộ
thương mại của Nhật Bản:
Như chúng ta đã biết, hàng rào kỹ thuật là biện pháp phi thuế quan cần thiết của mỗi
quốc gia được dựng lên để bảo vệ người tiêu dùng nội địa, tuy nhiên ở Nhật, nhiều tiêu chuẩn
kỹ thuật được đánh giá có phần quá cao, tạo cản trở cho doanh nghiệp muốn xuất khẩu vào
thị trường này. Ngoài hàng rào kỹ thuật, quy tắc xuất xứ của Nhật cũng rất phức tạp, không
chỉ chứng minh xuất xứ từng loại nguyên phụ liệu mà để xuất hàng sang Nhật , doanh nghiệp
cịn phải liệt kê thời gian gia cơng, lương công nhân, độ tuổi công nhân trên 18 tuổi...
Đặc biệt khơng thể khơng nhắc đến chính sách bảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản. Nhật
Bản được đánh giá là một trong những nước bảo hộ thị trường hàng nông sản hàng đầu thế
giới. Thời điểm tham gia đàm phán hiệp định thương mại CPTPP, Nhật Bản vẫn kiên quyết
bảo hộ thị trường nông nghiệp nước nhà khi tuyên bố không đưa vào đàm phán 5 lĩnh vực
nhạy cảm nhất với ngành nông nghiệp nước này, bao gồm: Lúa gạo, lúa mì, đường, thịt bị,
các sản phẩm chế biến từ sữa. Thị trường nơng nghiệp Nhật Bản vì vậy trở nên cực kỳ khép
kín, gây khó khăn cho doanh nghiệp nước ngồi muốn xuất khẩu nơng sản vào thị trường
này.

15


CHƢƠNG 3. TÌNH HÌNH THƢƠNG MẠI QUỐC TẾ GIỮA VIỆT NAM VÀ

NHẬT BẢN KỂ TỪ KHI CPTPP ĐƢỢC KÝ KẾT
3.1. Tác động của hiệp định thƣơng mại tự do CPTPP tới quan hệ thƣơng mại giữa
Việt Nam và Nhật Bản
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP là hiệp định
thương mại tự do thứ 3 mà Việt Nam và Nhật Bản cùng tham gia ký kết (có hiệu lực vào
14/1/2019). CPTPP là một hiệp định thương mại tự do thế hệ mới với tiêu chuẩn cao, bởi nó
khơng chỉ đề cập đến các lĩnh vực truyền thống như cắt giảm thuế quan đối với hàng hóa, mở
cửa thị trường dịch vụ, sở hữu trí tuệ, hàng rào kỹ thuật liên quan đến thương mại,… mà còn
xử lý những vấn đề mới, phi truyền thống như lao động, mơi trường, mua sắm Chính phủ,
doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh những cơ hội mở ra cho nền kinh tế hai nước, CPTPP cũng
đặt ra khơng ít thách thức.
3.1.1. Cơ hội
Thứ nhất, tham gia CPTPP giúp Việt Nam và Nhật Bản thúc đẩy xuất nhập khẩu giữa
hai bên nhờ những ưu đãi về thuế quan.
Với các ưu đãi về thuế, các doanh nghiệp hai nước sẽ có thêm cơ hội mới để mở rộng
việc cung cấp các sản phẩm, đa dạng hóa các chủng loại hàng vào thị trường đối phương và
mở rộng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh, từ đó góp phần thúc đẩy quan hệ thương mại
giữa hai nước. Cụ thể về ưu đãi thuế quan mà Nhật Bản dành cho Việt Nam: Nhật Bản cam
kết xóa bỏ thuế ngay đối với 86% số dòng thuế, tương đương 93.6% kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang Nhật Bản và gần 90% số dòng thuế sau 5 năm. Và đây cũng là lần đầu tiên
Nhật Bản cam kết xóa bỏ hồn tồn thuế nhập khẩu cho đại đa số nông sản, thủy sản xuất
khẩu của Việt Nam.
Thứ hai, CPTPP tạo động lực phát triển công nghiệp phụ trợ cho Việt Nam

Các yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ mà Nhật Bản đưa cũng đem lại cơ hội phát
triển cho doanh nghiệp Việt Nam khi tạo áp lực thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao tỷ lệ nội
địa hóa, giá trị gia tăng trong sản phẩm xuất khẩu. Từ một nền sản xuất phụ thuộc vào
nguyên liệu nhập khẩu, chủ yếu là nhập khẩu từ Trung Quốc, nay ngành dệt may, da giày
Việt Nam đã phần nào chủ động được nguồn nguyên liệu trong. Với các quy tắc xuất xứ
chặt hơn nữa của CPTPP, công nghiệp phụ trợ cho các ngành dệt may, da giày càng có cơ

hội phát triển.

16


3.1.2. Thách thức
Bên cạnh các cơ hội to lớn thì CPTPP cũng đặt ra nhiều thách thức lớn cho hoạt động
xuất nhập khẩu giữa nước ta và Nhật Bản:
Việc gia tăng sức ép cạnh tranh chính là thách thức đầu tiên đối với các doanh nghiệp
Việt Nam. Ngoài Nhật Bản và Việt Nam thì CPTPP có 9 nước thành viên khác, điều này
đồng nghĩa với việc các nước thành viên còn lại cũng sẽ được hưởng nhiều cơ hội khi xuất
khẩu hàng hóa vào thị trường Nhật Bản như Việt Nam, đồng thời Nhật Bản cũng là thị trường
tiềm năng của nhiều quốc gia và khu vực khác trên thế giới, cạnh tranh trong hoạt động xuất
khẩu vào thị trường này vì thế diễn ra ngày càng lớn. Cộng thêm với việc các hàng rào kỹ
thuật và tiêu chuẩn của Nhật Bản vốn khắt khe lại càng khắt khe hơn sẽ là thách thức lớn,
buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm
thì mới có thể tận dụng một cách hiệu quả các cơ hội mà CPTPP đem lại để thúc đẩy xuất
khẩu vào thị trường Nhật.
Thứ hai, để được hưởng các ưu đãi thuế quan theo cam kết trong CPTPP thì hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam phải đáp ứng các quy tắc về xuất xứ hàng hóa. Khác với các FTA
khác, quy định về các phương pháp xác định quy tắc xuất xứ trong TPP có nhiều khác biệt.
Vậy nên nếu doanh nghiệp khơng tìm hiểu kỹ về quy định, cơng thức tính tốn của từng quy
tắc xuất xứ liên quan đến hàng hóa của mình thì sẽ rất dễ vi phạm quy tắc này, dẫn đến hàng
hóa khơng được hưởng ưu đãi thuế quan.
Thứ ba, phía Nhật Bản có hàng rào kỹ thuật cũng như các quy định, tiêu chuẩn vô cùng
khắt khe đối với các mặt hàng nhập khẩu. Việc đáp ứng đủ các yêu cầu về tiêu chuẩn môi
trường, chất lượng sản phẩm và quy tắc xuất xứ cũng sẽ là thách thức đối với hàng hóa xuất
khẩu của Việt Nam sang thị trường này
3.2. Thực trạng xuất nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam - Nhật Bản kể từ khi
CPTPP đƣợc ký kết

Từ nhiều năm qua, Nhật Bản ln nằm trong nhóm 4 đối tác thương mại lớn nhất của
Việt Nam (cùng với Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc). Đặc biệt, kể từ khi Hiệp định Đối tác Tồn
diện và Tiến bộ xun Thái Bình Dương CPTPP được ký kết, thị trường Nhật Bản càng trở
nên tiềm năng hơn với Việt Nam. Trong số 10 đối tác thương mại thuộc CPTPP, Nhật Bản
hiện đang là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, kết thúc năm 2019 - 1 năm sau
khi hiệp định CPTPP có hiệu lực, kim ngạch thương mại song phương Việt Nam và Nhật Bản
đạt kỷ lục 39.94 tỷ USD, cao nhất từ trước tới nay, tăng 5.5% so với năm 2018 và chiếm

17


7.7% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước năm đó. Cán cân thương mại 2019 cũng nghiêng
về Việt Nam với con số xuất siêu 870 triệu USD.

TÌNH HÌNH XNK GIỮA VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN 2017 - 2020
Tỷ USD

25

1

20

0.5

15

0


KNXK

10

-0.5

Cán cân
TM

KNNK

5

-1

0

-1.5
2017

2018

2019

2020

Nguồn: tổng hợp theo số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam
Biểu đồ 3.1. Tình hình XNK hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản từ 2017 - 2020
3.2.1. Hoạt động xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản


Về hoạt động xuất khẩu, Nhật Bản hiện đang là thị trường xuất khẩu lớn thứ ba của
Việt Nam (chỉ sau Mỹ, Trung Quốc). Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, nhờ
tác động tích cực của CPTPP, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam năm 2019 sang thị
trường này đạt kỷ lục 20.41 tỷ USD, tăng khoảng 8.4% so với 2018. Về cơ cấu hàng hóa
xuất khẩu, dẫn đầu là hàng dệt may đạt 3.99 tỷ USD, tăng 5.72% so với 2018, xếp vị trí
thứ 2 là phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 2.59 tỷ USD, tăng 4.06%, theo sau lần lượt là
hàng thủy sản (1.46 tỷ USD; tăng 5.8%), gỗ và các sản phẩm gỗ (1.3 tỷ USD, tăng
13.58%), máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (1.03 tỷ USD; tăng 26.52%)... Có thể
thấy trị giá xuất khẩu hầu hết các nhóm hàng đều có sự tăng trưởng so với thời điểm trước
khi hiệp định CPTPP có hiệu lực.
Năm 2020, do tác động của đại dịch Covid - 19, hoạt động xuất nhập khẩu giữa Việt
Nam và Nhật Bản nằm trong gam màu tương đối trầm lặng. Theo số liệu thống kê từ Tổng
cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2020 đạt 19.3
tỷ USD, giảm 5.53% so với năm 2019. Tổng kim ngạch xuất khẩu giảm do sự sụt giảm từ
nhiều nhóm hàng xuất khẩu. Nhìn chung cơ cấu hàng hóa xuất khẩu năm 2020 khơng có
nhiều thay đổi: dẫn đầu vẫn là nhóm hàng chủ lực - hàng dệt may đạt 3.53 tỷ USD, giảm
11.4% so với 2019, đứng thứ 2 là phương tiện vận tải và phụ tùng (2.37 tỷ USD, giảm 8.1%),

18


theo sau lần lượt là máy móc thiệt bị, dụng cụ và phụ tùng khác (2.04 tỷ USD), gỗ và sản
phẩm gỗ (1.29 tỷ USD)...
3.2.2. Hoạt động nhập khẩu hàng hóa từ Nhật Bản của Việt Nam
Trong những năm gần đây, Nhật Bản trở thành thị trường nhập khẩu đứng thứ 3 của
Việt Nam sau Trung Quốc và Hàn Quốc. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm: máy móc,
thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; sắt thép các
loại; sản phẩm từ chất dẻo. Cụ thể theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim
ngạch nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ thị trường Nhật Bản trong năm 2019 đạt 19.52 tỷ
USD, tăng 2.71% so với năm 2018. Các mặt hàng nhập khẩu chính bao gồm máy móc, thiết

bị, dụng cụ, phụ tùng khác (4.7 tỷ USD, tăng 5.95%); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện (4.49 tỷ USD, tăng 10,62%); sắt thép các loại (1.36 tỷ USD, giảm 14.6%), sản phẩm từ
chất dẻo (841.3 triệu USD, giảm 3.01%); vải các loại (đạt 820 triệu USD, tăng 8.51%).
Vẫn theo Tổng cục Hải quan, trong năm 2020, nhập khẩu từ Nhật Bản của nước ta đạt
20.3 tỷ USD, tăng so với 2019. Nhập khẩu tăng trong khi xuất khẩu giảm khiến cho cán cân
thương mại của nước ta bị thâm hụt. Tổng kim ngạch nhập khẩu tăng do sự tăng trưởng từ
một số nhóm hàng như máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (đạt 5.37 tỷ USD, tăng
19.6%), thủy sản (146.58 triệu USD, tăng 20%). Tuy nhiên do tác động của dịch Covid-19,
nhiều nhóm hàng khác nhập khẩu khác có trị giá nhập khẩu giảm sút như sản phẩm từ sắt
thép (giảm 16.4%), ô tô nguyên chiếc và các loại (giảm 31%), vải may mặc (giảm 21.3%)...
3.3. Một số biện pháp thúc đẩy quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Nhật Bản từ
phía Việt Nam
Về phía doanh nghiệp, để thâm nhập sâu hơn vào thị trường Nhật Bản cũng như tận
dụng được các ưu đãi về thuế quan, doanh nghiệp Việt Nam cần phải khai thác mạnh nhu cầu
nhập khẩu của Nhật Bản; nâng cao chất lượng, cải thiện mẫu mã sản phẩm, đa dạng hóa mặt
hàng xuất khẩu để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh. Đặc biệt, doanh nghiệp cần đảm bảo
những tiêu chuẩn kỹ thuật, quy tắc xuất xứ và quy trình sản xuất mà phía Nhật Bản đề ra,
hiểu biết và nắm rõ các quy định tiêu chuẩn sản phẩm của mình tại thị trường Nhật Bản để từ
đó hoạch định kế hoạch sản xuất, ổn định chất lượng, hạn chế hàng bị trả lại và rút ngắn thời
gian giao hàng. Ngồi ra, về cơng tác xúc tiến thương mại, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh
hơn nữa việc quảng bá sản phẩm của mình, đồng thời phải nắm bắt thông tin và hiểu biết về
tập quán kinh doanh của người Nhật.

19


Về phía Chính phủ, trước hết cần củng cố mối quan hệ chính trị giữa hai bên làm nền
tảng cho các mối quan hệ khác. Thứ hai, Việt Nam cần đẩy mạnh đàm phán với Nhật Bản để
thúc đẩy giảm bớt, tháo gỡ các rào cản kỹ thuật cũng như giảm mức thuế nhập khẩu với sản
phẩm Việt Nam. Nhiều sản phẩm của Việt Nam khi xuất khẩu sang Nhật Bản hiện nay đang

phải chịu mức thuế cao hơn so với 1 số nước thuộc ASEAN, điển hình như với sản phẩm dứa
chế biến, Việt Nam phải chịu mức thuế 17.2% trong khi đó các nước cịn lại thuế suất giao
động từ 4.5%-9% (theo Tạp chí Tài chính Việt Nam). Thứ ba, Chính phủ cần có chính sách
hỗ trợ cho doanh nghiệp tháo gỡ vướng mắc trong xúc tiến thương mại cho DN vào thị
trường Nhật Bản. Cục Xúc tiến thương mại cần giúp các DN thu thông tin cần thiết vào thị
trường Nhật Bản, các nhà nhập khẩu, sản phẩm tiềm năng ...

20


KẾT LUẬN
Qua tìm hiểu và phân tích, chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy Nhật Bản hiện đang là
một trong những thị trường giao thương hàng đầu thế giới, là đối tác quan trọng trong
hoạt động thương mại quốc tế của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Là một nước
kinh tế tư bản chủ nghĩa, hoạt động thương mại quốc tế có vai trị vơ cùng quan trọng
trong sự phát triển kinh tế của Nhật Bản khi kim ngạch xuất, nhập khẩu liên tục đóng góp
tỷ trọng lớn vào GDP nước này. Với sức mua và nhu cầu tiêu dùng lớn của người dân,
hoạt động xuất nhập khẩu của Nhật Bản hứa hẹn sẽ tiếp tục phát triển rất nhanh trong thời
gian tới, đồng thời Nhật Bản cũng sẽ trở thành thị trường xuất khẩu tiềm năng của nhiều
quốc gia và khu vực. Tuy nhiên với những biện pháp phi thuế quan nghiêm ngặt, đặc biệt
là hàng rào kỹ thuật khắt khe hàng đầu thế giới, hàng hóa các nước muốn xuất khẩu vào
Nhật Bản sẽ phải trải qua nhiều thử thách vơ cùng khó khăn. Từ những thơng tin đã tìm
hiểu được về đặc điểm thị trường, cơ cấu hàng hóa xuất nhập khẩu và đặc biệt là những
quy định, tiêu chuẩn với hàng hóa, dịch vụ, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ hơn về thị trường
Nhật Bản để từ đó rút ra những bài học, những kiến nghị nhằm thúc đẩy mối quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản, bao gồm việc củng cố mối quan hệ chính trị giữa
hai bên, đảm bảo chất lượng sản phẩm, tuân thủ những yêu cầu đối phương yêu cầu, từ đó
đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm lợi thế, tận dụng tối đa cơ hội mà các FTA mang lại.
Để duy trì và phát triển mối quan hệ thương mại Việt Nam - Nhật Bản ngày càng tốt đẹp,
chính phủ cũng như các doanh nghiệp và mỗi chủ thể kinh doanh Việt Nam cần trau dồi

nhiều hơn kiến thức về thị trường này, từ đó thực hiện và đáp ứng tốt các quy định, yêu
cầu liên quan đến xuất nhập khẩu mà Nhật Bản đề ra.

21


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trung tâm WTO (2018), Hồ sơ thị trường Nhật Bản,
[truy cập ngày
31/5/2021].
2. TrendEconomy (2021), Japan Imports and Exports 2020,
[truy cập ngày 30/5/2021].
3. Vietnamexport (2020), Tình hình xuất nhập khẩu của Nhật Bản năm 2019 theo mặt
hàng, [truy cập ngày 29/05/2021].
4. Vietnamexport (2021), Xuất nhập khẩu của Nhật Bản theo mặt hàng năm 2020,
/>YfOmsu2Q2kQO2YSiSizM, [truy cập ngày 03/06/2021].
5. World - Statistics, [truy cập ngày 06/06/2021].
6. Tạp chí kinh tế (2013), TPP: Bảo hộ nông nghiệp, trở ngại lớn của Nhật,
/>7. Công an nhân dân (2015), Gỡ rào cản kỹ thuật để thâm nhập thị trường Nhật Bản,
[truy cập ngày 05/06/2021].
8. Doanh nghiệp và thương mại (2021), Cơ hội, thách thức đối với xuất khẩu Việt Nam
khi hiệp định CPTPP có hiệu lực, [truy cập ngày 26/05/2021].
9. Vietnambiz (2021), Xuất nhập khẩu Việt Nam và Nhật Bản năm 2020,
[truy cập ngày 10/06/2021].
10. Tổng cục Hải quan Việt Nam, [Truy cập
ngày 10/06/2021].
22


11. Tạp chí tài chính (2021), Đặc điểm thị trường Nhật Bản và một số giải pháp xuất

khẩu rau quả của Việt Nam, [truy cập ngày 09/06/2021].

23


×