Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

Môn quan hệ quốc tế điều chỉnh chiến lược của nước mỹ hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.41 KB, 12 trang )

MỞ ĐẦU
Quan hệ quốc tế nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đối ngoại về
kinh tế, chính trị, văn hóa và hợp tác giáo dục giữa các quốc gia trên trường quốc
tế. Trong đó, quan hệ chính trị quốc tế là phạm trù rất rộng lớn, bao gồm những
chủ thể chính trị khác nhau, trong đó nổi bật nhất là quan hệ giữa các nước lớn. Từ
trước đến nay, do các nước lớn có sức mạnh tổng hợp, bao gồm sức mạnh kinh tế,
chính trị, quân sự, khoa học - cơng nghệ, văn hóa, dân số, lãnh thổ, tài nguyên, vị
trí địa - chính trị… nên họ có quyền lực, có khả năng khống chế, chi phối các chủ
thể khác trong quan hệ quốc tế. Thế giới hiện nay đang chịu sự tác động của nhiều
yếu tố đem lại cho các quốc gia cả thời cơ lẫn thách thức, buộc tất cả các nước phải
điều chỉnh nếu muốn tiếp tục tồn tại và phát triển. Sự điều chỉnh chiến lược của các
nước lớn luôn là tiền đề, là cơ sở để các nước vừa và nhỏ điều chỉnh, thích ứng để
cùng hợp tác và phát triển. Từ tính thời sự của vấn đề trên trong lĩnh vực quan hệ
quốc tế hiện nay, tôi quyết định lựa chọn mảng kiến thức “ Điều chỉnh chiến lược
của nước Mỹ hiện nay” để viết bài thu hoạch.

NỘI DUNG
I. CÁC NHÂN TỐ CHÍNH TÁC ĐỘNG BUỘC MỸ PHẢI ĐIỀU
CHỈNH CHIẾN LƯỢC
1. Nhân tố quốc tế:
Một là, Cách mạng Khoa học- Công nghệ và Cách mạng công nghiệp 4.0.
Cách mạng khoa học - công nghệ thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản
xuất thế giới, làm quốc tế hóa sâu sắc quá trình mở rộng sản xuất, phân phối trên
phạm vi toàn cầu, tạo nên sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các nước trên
thế giới. Cách mạng khoa học-công nghệ làm gia tăng các phát minh, sáng chế và


tốc độ ứng dụng thành tựu khoa học - công nghệ trong sản xuất và sinh hoạt của
con người. Đây là những tiền đề phát triển hoàn toàn mới, phi truyền thống,làm
thay đổi tư duy và phương thức quan hệ giữa các nước, đặc biệt là các trung tâm
quyền lực, các nước lớn đã và sẽ tiếp tục có những thay đổi đáng kể. Từ đầu thập


niên thứ hai của thế kỷ XXI đến nay, Cách mạng khoa học công nghệ đang được
dần thay thế bằng Cách mạng công nghiệp phiên bản 4.0 (CMCN 4.0). Điều này đã
và đang làm thay đổi tư duy của các nước về thế giới quan và chiến lược phát triển,
thay đổi phương thức quan hệ giữa các quốc gia, làm gia tăng tiềm lực sức mạnh
cho các nước lớn: sức mạnh tổng lực quốc gia, “sức mạnh mềm”; “sức mạnh thông
minh”; tạo khả năng chi phối,kiềm tỏa cho các nước lớn không chỉ ở khu vực mà
trên tồn cầu.
Trong lịch sử mỗi khi có sự quá độ này, thế giới thường bị đảo lộn lớn. Về
kinh tế, thường là những cuộc khủng hoảng,suy thoái để tái cơ cấu lại theo hướng
hợp lý hơn cho sự phát triển tiếp theo. Về chính trị,quyền lực, cũng là sự tập hợp
của các nước lớn thành “phe,trục” thành “lò lửa chiến tranh” rồi nổ ra chiến tranh
thế giới để phân chia lại ảnh hưởng, sắp xếp lại trật tự. Sự q độ lần này cũng
khơng ngồi quỹ đạo đó nhưng khác trước ở nhiều điểm:
+ Một là, ở góc độ kinh tế, nếu như trước đây cuộc khủng hoảng thừa 19291933 có lý thuyết “bàn tay hữu hình” của nhà kinh tế học Keynes là giải pháp hữu
hiệu, thì cuộc khủng hoảng của thế giới từ 2008, đến nay vẫn chưa tìm được “thuốc
giải” hữu hiệu. Các giải pháp theo lý thuyết Keynes trước đây được Chính phủ các
nước lớn đưa ra như “gói cứu trợ” hay “thắt lưng buộc bụng” chỉ là “giải pháp tình
thế” khơng những khơng chữa “khỏi bệnh” mà cịn làm bùng phát các phong trào
xã hội mới như: “phong trào chiếm phố Wall” ; “phong trào chống tồn cầu hóa”
hay “Brexit”…


+ Hai là, ở góc độ quyền lực, cạnh tranh giữa các nước lớn vẫn rất gay gắt,
khốc liệt nhưng không dẫn đến chiến tranh quy mô lớn-chiến tranh thế giới. Khi độ
gay gắt của mâu thuẫn giữa các nước lớn đến “đỉnh điểm”, thì họ chuyển sang thỏa
hiệp với nhau để bảo vệ lợi ích của quốc gia, phe nhóm,tập đồn, hoặc đẩy mâu
thuẫn xung đột sang nước thứ ba hay khu vực khác, biến những nơi này thành địa
bàn giao chiến, “thi thố” về sức mạnh của vũ khí, cơng nghệ mới…
+ Ba là, những thành tựu mới của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang đặt
các thể chế hợp tác, hội nhập khu vực, toàn cầu hiện nay trước những thách thức

lớn, phải điều chỉnh lại cả về cấu trúc lẫn nguyên tắc vận hành cho đủ mạnh, thích
ứng với những biến đổi để tiếp tục phát triển.
Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với mũi
nhọn là trí tuệ nhân tạo và tự động hóa thơng minh đang làm thay đổi những nền
tảng cốt lõi trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế và an ninh, quốc phòng. Các
cường quốc hàng đầu thế giới, nhất là Mỹ và Trung Quốc đang tiến hành tái cấu
trúc lại nền kinh tế theo hướng “xanh, sạch, thông minh”. Phương thức và hình thái
chiến tranh cũng đang thay đổi theo hướng, chiến tranh công nghệ cao (tăng robot,
giảm người, giảm thương vong) và chiến tranh không gian mạng. Những thay đổi
trong điều chỉnh tầm chiến lược này của các nước lớn địi hỏi các nước khác phải
điều chỉnh theo cho thích ứng với tình hình mới.
Như vậy là, tác động của Cách mạng Khoa học – công nghệ và Cách mạng
công nghiệp 4.0 đến các nước lớn rất mạnh mẽ, vừa tạo thời cơ nhưng cũng đặt các
nước này trước những thách thức lớn buộc phải điều chỉnh chiến lược phát triển
của mình cho phù hợp.
Hai là, tồn cầu hóa.


Tồn cầu hóa là xu thế vận động mang tính hệ thống và khách quan của thế
giới trên phạm vi tồn cầu,nó bao trùm tất cả các mặt đời sống kinh tế-xã hội của
các quốc gia trên thế giới.Tạo nên sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng lớn giữa các
nước,tạo xu thế Hịa bình-Hợp tác-Phát triển, tạo sự cạnh tranh khốc liệt trên phạm
vi toàn cầu.Trục cốt lõi của xu thế tồn cầu hóa đa diện này là tồn cầu hóa về kinh
tế, nó đang diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực sản xuất,thương mại, đầu tư,tài
chính…Nền sản xuất trên thế giới ngày càng mang tính tồn cầu với sự phân cơng
lao động quốc tế hiện đại,tính tùy thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng
lên,trong đó vai trị của các cơng ty đa quốc gia (đang có xu hướng sáp nhập thành
các tổ hợp “siêu khổng lồ” trong q trình cạnh tranh gay gắt), các mạng giao
thơng liên lạc xuyên biên giới và toàn cầu, cũng như vai trò của các tổ chức kinh tế
quốc tế ngày càng tăng lên. Tự do hóa thương mại,đầu tư, tài chính ngày càng mở

rộng với tốc độ phát triển cao,tạo ra sự liên kết thị trường thế giới thành một hệ
thống hữu cơ.Toàn thế giới đang tiến tới một thị trường thống nhất.
Trong điều kiện tồn cầu hóa, độc lập kinh tế của mỗi quốc gia sẽ chỉ mang tính
tương đối. Khơng một nước nào, dù đó là siêu cường kinh tế, có thể phát triển một
cách biệt lập, lợi ích các quốc gia đan xen với nhau và ngày càng tùy thuộc lẫn
nhau. Từ đó, làm cho nhận thức về thế giới, tư duy đối ngoại và phương thức quan
hệ quốc tế cũng thay đổi mạnh mẽ. Xu hướng nổi lên là các nước vừa cố gắng bảo
vệ quyền lợi của mình vừa tránh gây đổ vỡ hoặc xung đột, giảm đối đầu, tăng hợp
tác - đối thoại, và sử dụng các công cụ thuộc “sức mạnh mềm” phối hợp với “sức
mạnh cứng.”... Đây là những đặc điểm khác biệt so với những thời kỳ trước đây và
góp phần làm quá trình tập hợp lực lượng thêm đa dạng và linh hoạt.
Ba là, lợi ích quốc gia dân tộc được đề cao.
Lợi ích quốc gia dân tộc là yếu tố cơ bản nhất quyết định thái độ và quan hệ
giữa các nước trong bối cảnh cách mạng khoa học - cơng nghệ và tồn cầu hóa. Do
đó, đây là nhân tố cơ bản tác động đến việc thay đổi thực lực của mỗi quốc gia,


cũng như quyết định sự hợp tác, liên minh, tập hợp lực lượng trong bối cảnh
mới,thay đổi trước hết là : Đổi mới tư duy về phát triển và Quan niệm về chiến
tranh - hịa bình.
Bốn là, các vấn đề tồn cầu cấp bách càng thêm trầm trọng địi hỏi phải
hợp tác chung tay giải quyết.
Những vấn đề toàn cầu cấp bách được hiểu là những vấn đề do hoạt động
của con người tạo ra, nhưng tác động của chúng lại gây nguy hiểm to lớn đe dọa
đến sự tồn vong của nhân loại. Việc khắc phục những hậu quả đó vơ cùng phức
tạp, khó khăn, lâu dài nó địi hỏi phải có sự phối hợp của tất cả các quốc gia dân
tộc trên thế giới mới có thể làm được. Các vấn đề khủng bố, di dân, biến đổi khí
hậu tồn cầu, nước biển dâng, các hiện tượng thời tiết cực đoan, thảm họa tự nhiên
và dịch bệnh lây lan, ô nhiễm môi trường... đang trở thành những thách thức an
ninh phi truyền thống, đòi hỏi các nước phải tăng cường năng lực, chuẩn bị nguồn

lực để sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, đồng thời đòi hỏi các nước
tăng cường hợp tác với nhau đề giải quyết các vấn đề toàn cầu.
2. Nhân tố trong nước:
- Nhân tố trong nước Mỹ:
Mỹ theo chế độ đa đảng. Đảng Dân chủ (thành lập năm 1828) và Đảng Cộng
hịa (thành lập năm 1854) thay nhau nắm chính quyền. Chính phủ Liên bang: Tổng
thống nắm quyền hành pháp, có quyền hạn của nguyên thủ quốc gia, tổng tư lệnh
các lực lượng vũ trang. Tổng thống có quyền phủ quyết các điều luật do quốc hội
thông qua và để đảo ngược quyền phủ quyết của tổng thống cần 2/3 số phiếu của
cả 2 viện của quốc hội. Nhiệm kỳ tổng thống dài 4 năm. Kể từ 1951, mỗi tổng
thống chỉ được cầm quyền tối đa 2 nhiệm kỳ. Nội các của tổng thống gồm 15 bộ


trưởng. Tổng thống bổ nhiệm các bộ trưởng và phải được sự đồng ý của Thượng
viện.
Về kinh tế: Mỹ là nước công nghiệp phát triển hàng đầu trên thế giới. Mỹ có
nền kinh tế hỗn hợp, các tập đồn và cơng ty tư nhân có vai trị quan trọng trong
khi chính phủ có xu hướng hạn chế tác động vào nền kinh tế. Tổng sản phẩm quốc
nội (GDP) năm 2016 của Mỹ đạt trên 18 nghìn tỷ USD.
Về quân sự: Trong vòng hơn 20 năm qua, ngân sách quốc phòng của Mỹ
chiếm 3,6% - 4,0% GDP, tương đương ½ ngân sách quốc phòng của 193 thành
viên của Liên Hợp Quốc. Kho vũ khí hạt nhân chiến lược và vũ khí thơng thường
lớn nhất thế giới. Với kho vũ khí hạt nhân của Mỹ đặt ở 3 vị trí: mặt đất, tàu ngầm
nguyên tử, trên máy bay và kho vũ khí thơng thường: gồm qn đội chính quy và
kho vũ khí thông thường.
Về khoa học công nghệ: Mỹ vẫn dẫn đầu thế giới về ngân sách dành cho
nghiên cứu và phát triển (R&D), chiếm 40% tổng chi phí tồn thế giới, chiếm
20/29 lĩnh vực cơng nghệ mũi nhọn, có hơn 3.600 trường đại học, với 500 ngành
học; 16/20 trường hàng đầu thế giới là của Mỹ, chiếm 50% phát minh sáng chế
khoa học hàng đầu thế giới, dẫn đầu các ngành công nghệ mới như: nano, sinh học

và vật liệu mới.
Hiện nay, thực lực của Mỹ suy giảm tương đối nhưng vẫn vượt xa so với các
cường quốc phía sau, nước này vẫn là cường quốc mạnh nhất thế giới, đứng đầu
trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, khủng hoảng nợ công, “vách đá tài khóa”, mâu
thuẫn giữa hai đảng Dân chủ và Cộng hòa về những vấn đề lớn trong đối nội và đối
ngoại vẫn là những vấn đề lớn trong nội bộ chi phối chính sách nước Mỹ.


Đến năm 2030 cũng ít có khả năng xuất hiện một cường quốc có thể thay thế
vai trị của Mỹ. Nước Mỹ vẫn là tác nhân độc lập quan trọng nhất trong số các
cường quốc thế giới dựa vào ưu thế vượt trội về sức mạnh so với các nước khác.
Những điều chỉnh của Mỹ về cơ cấu kinh tế và quân sự trên cơ sở những thành tựu
mới nhất về khoa học – công nghệ tạo cho nước này một nền tảng khá vững chắc
để duy trì vị trí dẫn đầu về kinh tế, quân sự - hai lĩnh vực cơ bản để tạo nên sức
mạnh của một siêu cường trong quan hệ quốc tế.
II. NỘI DUNG ĐIỀU CHỈNH CHIẾN LƯỢC CỦA NƯỚC MỸ HIỆN
NAY.
2.1. Điều chỉnh Chiến lược của Mỹ (2008- 2017):
2.1.1 Điều chỉnh Chiến lược dưới thời Tổng thống B. Obama (2009-2016)
Chiến tranh lạnh kết thúc, nước Mỹ thực hiện nhiều biện pháp để củng cố vị
thế bá chủ, lãnh đạo thế giới của mình. Những chính sách, chiến lược chính trị,
kinh tế, thương mại, quân sự, an ninh được Mỹ điều chỉnh và thực thi ráo riết trong
tổng thể chiến lược bá chủ thế giới. Đó là việc Mỹ thực hiện mở rộng tổ chức
NATO sang phía Đơng nhằm đẩy Nga xuống “quốc gia loại hai”, thậm chí loại ba;
triển khai chiến lược “can dự và mở rộng” ; tiến hành chiến tranh khơng kích Nam
Tư năm 1999, Afganistan năm 2001, Irắc năm 2003; thực hiện chuyển Hiệp ước
chung về thuế quan mậu dịch (GATT) thành Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
nhằm đưa cả nền kinh tế thế giới vào "sân chơi" mới.
Trong 2 nhiệm kỳ của mình, Tổng thống B. Obama đã thực hiện nhiều bước
điều chỉnh chiến lược cũng khơng nằm ngồi mục tiêu là củng cố vị thế "siêu

cường" thế giới của Mỹ. Cụ thể :
- Thứ nhất, điều chỉnh quan hệ với thế giới Arập, Hồi giáo thơng qua đó tạo
dựng “Mùa xuân Arập”. Thực chất, đây là sự điều chỉnh chiến lược của Mỹ từ


việc sử dụng “quyền lực cứng” sang “quyền lực mềm” “quyền lực thông minh” đối
với khu vực Trung Đông – Bắc Phi và một số nước khác . Mùa xuân Ả Rập bắt đầu
vào năm 2010 đã lan ra khắp khu vực Trung Đông, với đỉnh điểm là cuộc nội chiến
ở Syria đã tạo nền móng cho sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo tự xưng IS và một
cuộc khủng hoảng tỵ nạn ghê gớm làm chấn động chính trị châu Âu. Đây cũng
chính là hệ lụy của việc điều chỉnh chính sách của Mỹ đối với thế giới.
- Thứ hai, “Xoay trục” rồi “tái cân bằng” về Châu Á - Thái Bình Dương.
Cụ thể, trong nhiệm kỳ 1 (2009-2012) thực hiện chiến lược “xoay trục” nghĩa là bố
trí lực lượng của Mỹ từ Châu Âu – Đại Tây Dương là chính sang khu vực Châu Á
– Thái Bình Dương là chính. Sang nhiệm kỳ 2 (2012-2016) Tổng thống B. Obama
thực hiện chiến lược “tái cân bằng”, nghĩa là khơng chỉ thể hiện qua việc bố trí tới
60% lực lượng hải quân Mỹ tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, mà cịn thể
hiện qua việc thành lập một tổ chức thương mại xuyên Thái Bình dương - TTP
(Trans – Pacific Partnership) tạo ra một trạng thái địa – kinh tế mới có lợi cho Mỹ
và các đồng minh để đối phó với thách thức Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ.
- Thứ ba, điều chỉnh giá dầu, gây sức ép với Nga (12/2014). Cụ thể, nước
Mỹ bên cạnh việc nỗ lực thắt chặt quan hệ với đồng minh NATO; tiếp tục mở rộng
NATO sang phía Đơng, củng cố đồng minh, cịn chủ động điều chỉnh chính sách
năng lượng để hạ giá dầu thế giới. Mục đích chính của hành động này là nhằm làm
tổn hại các nền kinh tế vốn phụ thuộc vào dầu mỏ, khí đốt như Nga hay Venezuela.
- Thứ tư, thực hiện chính sách ngoại giao “mềm mỏng”: thơng qua điều
chỉnh chính sách hịa hỗn, tiến tới bình thường hóa quan hệ với Cuba; ký thỏa
thuận vấn đề hạt nhân với Iran. Đây là hai thành tựu được đánh giá nổi bật trong
lĩnh vực ngoại giao của Tổng thống B. Obama. Cho dù còn có những ý kiến khác
nhau về tính đúng đắn của những thành tựu đó, nhưng chúng là đại diện cho sự ấm



lên đáng kể trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và hai quốc gia từng là đối thủ trong thời
gian dài.
Sau 8 năm Barack Obama nắm giữ cương vị tổng thống, ngân sách quốc
phòng của Mỹ bằng ngân sách tổng cộng của 7 nước đứng ngay sau Mỹ trong bảng
xếp hạng thế giới, trong khi đó Mỹ và các đồng minh Mỹ chiếm 75% chi tiêu quân
sự toàn cầu1. Khả năng can thiệp ngồi nước và hoạt động tình báo của Mỹ vẫn
không nước nào sánh kịp. Nền kinh tế Mỹ nắm giữ đồng tiền dự trữ thế giới và tỷ
lệ tăng trưởng cao nhất so với tất cả các nước phát triển; tỷ lệ thất nghiệp giảm từ
10% trong năm 2009 xuống còn 5% hiện nay; thâm hụt ngân sách cơng cũng giảm
từ 10% trong năm 2009 xuống cịn 2,5% trong năm 2015; năm 2014 và 2015 là
những năm tạo được nhiều việc làm nhất kể từ đầu thế kỷ này. Dân số Mỹ năng
động, nợ công của Mỹ ở mức vừa phải so với quy mô nền kinh tế nước này, và các
doanh nghiệp Mỹ có tính sáng tạo và đột phá. Việc tái thiết lại mối quan hệ với
Iran, Cuba, phần còn lại của khu vực Mỹ Latin, Việt Nam, Lào, Indonesia, hay cả
Ấn Độ, đã góp phần tăng cường ảnh hưởng của Mỹ trên thế giới 2. Việc khơng dính
líu vào những cuộc xung đột bè phái ở các nước xa xơi khi ở đó khơng đe dọa
những lợi ích sống cịn của Mỹ đã giúp nước này tránh được những sa lầy quân sự
mới và những sự “xao nhãng” chiến lược mới. Tất cả những điều chỉnh chiến lược
trên cho thấy cường quốc Mỹ trong năm 2016 ở trong trạng thái tốt hơn nhiều so
với năm 2008.
2.1.2 Điều chỉnh chiến lược của Tổng thống Donald Trump sau 6 tháng
cầm quyền.

1 Quang Vững: “Nhìn lại chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama” ngày 13/11/2016.

2 Quang Vững: “Nhìn lại chính sách đối ngoại của Tổng thống Obama” ngày 13/11/2016.



Sau 6 tháng lên nắm quyền, Tổng thống Mỹ Donald Trump thể hiện một cái
nhìn đối với thế giới hồn tồn khác hẳn với những người tiền nhiệm. Ơng đã thực
thi triệt để một kiểu “ngoại giao đánh đổi, có đi có lại” để đáp ứng mục đích “nước
Mỹ trên hết” và giành được tối đa lợi thế đối với các đối tác với những thỏa thuận
tốt nhất có thể. Đặc biệt, ông Trump cho thế giới “cảm giác” về một nước Mỹ đang
theo đuổi một chính sách “khơng chắc chắn” so với những cam kết khi vận động
tranh cử năm 2016 .
Với chính sách Châu Á – Thái Bình Dương: do thời gian cầm quyền của
tổng thống Donald Trump chưa được nhiều, nên Mỹ chưa thể hiện quan điểm rõ
ràng đối với châu Á – Thái Bình Dương sau quyết định loại bỏ chính sách “tái cân
bằng” tại khu vực của chính quyền cũ, nhất là sau quyết định rút khỏi TPP. Giới
phân tích quốc tế cho rằng, cho dù chính quyền D.Trump có điều chỉnh chiến lược
châu Á-Thái Bình Dương như thế nào thì do vị trí địa chiến lược và tầm quan trọng
của khu vực này vẫn là tâm điểm trong chiến lược toàn cầu của Mỹ và mức độ điều
chỉnh sẽ khơng thay đổi nhiều.
Với chính sách Trung Đông, Tháng 3-2017, Tổng thống D. Trump đã ký
một sắc lệnh cấm vận Iran vì nước này thử tên lửa đạn đạo. Cịn tháng 8-2017,
Quốc hội Mỹ thơng qua đạo luật HR 3364 trong đó cấm vận cả Iran với cáo buộc
nước này tài trợ khủng bố và sở hữu tên lửa đạn đạo. Như vậy là, thay vì đưa Iran
vào khn khổ ràng buộc của một Hiệp ước để tiến tới chấm dứt chương trình phát
triển hạt nhân dưới thời Tổng thống B. Obama, chính quyền của ông D.Trump hiện
nay lại quay sang dồn ép Iran với mục đích làm cho nước này phải thay đổi cả
chính sách đối ngoại.
Đối với Trung Quốc: sự điều chỉnh chính sách của chính quyền D. Trump
biểu hiện tập trung trên các lĩnh vực: quan hệ kinh tế -thương mại; quan hệ chính


trị và quan hệ về an ninh. Với kinh tế-thương mại: tháng 7-2017 Tổng thống
D.Trump ký sắc lệnh điều tra Trung Quốc về các vi phạm thương mại; với quan hệ
chính trị - an ninh: tuy cịn khác biệt trên nhiều vấn đề, thậm chí xung đột lợi ích,

nhưng quan hệ Mỹ- Trung trên lĩnh vực này có nhiều lợi ích chung lớn đan xen,
tùy thuộc lẫn nhau. Mỹ- Trung mà hợp tác với nhau là việc tốt cho cả hai nước và
thế giới. Ngược lại, Mỹ- Trung mà xung đột với nhau sẽ là tai họa cho cả hai nước
và thế giới. Những xung đột lợi ích trong quan hệ Mỹ- Trung tập trung ở vấn đề
Đài Loan; hạt nhân, tên lửa đạn đạo của Triều tiên; vấn đề tự do hàng hải hay qn
sự hóa Biển Đơng.
KẾT LUẬN
Bối cảnh quốc tế trong những năm đầu thế kỷ XXI có nhiều biến động phức
tạp, khó lường đã và đang tác động mạnh mẽ đến q trình hoạch định chính sách
đối nội và đối ngoại của các nước lớn. Các nước lớn: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản
và Liên bang Nga đã và đang có những điều chỉnh trong chíến lược nhằm củng cố,
thiết lập và gia tăng sự ảnh hưởng trên trường quốc tế. Sự điều chỉnh được hoạch
định trên cơ sở bối cảnh thế giới, khu vực và sức mạnh tổng hợp quốc gia của từng
nước. Một trong những khu vực chịu ảnh hưởng lớn nhất từ sự điều chỉnh chiến
lược của các nước lớn trong thời gian qua là khu vực châu Á - Thái Bình Dương
bao gồm Đơng Á, Đơng Nam Á trong đó có Việt Nam.


DANH MUC TÀI LIỆU THAM KHẢO



×