Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Phat huy tinh tich cuc hoc tap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.47 KB, 3 trang )

Phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh
1/ Tính tích cực trong hoạt động học tập
Tính tích cực là trạng thái hoạt động thể hiện sự gắng sức cao của chủ thể về
nhiều mặt trong hoạt động của mình.
Tính tích cực trong hoạt động học tập biểu hiện sự nỗ lực của học sinh khi
tương tác với đối tượng học tập; thể hiện sự nỗ lực của hoạt động trí tuệ, sự huy động ở
mức độ cao các chức năng tâm lí (hứng thú, chú ý, ý chí...) nhằm đạt được mục đích học
tập với mức độ cao.
Những biểu hiện cụ thể:
- Định hướng được nhiệm vụ, hoàn thành những nhiệm vụ học tập được giao;
- Tập trung chú ý cao trong học tập, ghi nhớ bài học tốt, hiểu bài;
- Say sưa, hứng thú, nhiệt tình với việc học tập, hăng hái tham gia vào mọi hình
thức hoạt động học tập ( phát biểu ý kiến, ghi chép...)
- Có ý chí vượt khó, kiên trì khắc phục khó khăn, tích cực suy nghĩ để hồn thành
nhiệm vụ học tập.
- Vận dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn; có khả năng linh hoạt để đáp
ứng những tính huống khác nhau trong đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kiểm tra kết quả
giải quyết vấn đề.
2/ Tính độc lập trong hoạt động nhận thức.
Ý nghĩa:
+ Tính độc lập, tự chủ trong học tập là một điều quan trọng và cần thiết để học
sinh trở thành người làm chủ tri thức;
+ Độc lập là nét đặc trưng cơ bản của trí thơng minh.
Tính độc lập trong học tập biểu hiện trong những hoạt động học tập có hệ thống
trên lớp và ngồi lớp, trong đó học sinh tự mình tìm tịi tri thức, nêu ra vấn đề, giải quyết
vấn đề và tự kiểm tra được kết quả học tập.
Những biểu hiện cụ thể:
- Tự hịan thành được nhiệm vụ học tập;
- Có chính kiến, có ý thức hoạt động độc lập, khơng lệ thuộc vào người khác.
- Ln chủ động trong mọi hồn cảnh, biết cách tìm ra và giải quyết các vấn đề
một cách nhanh chóng và hiệu quả


- Thái độ học tập nghiêm túc, dựa vào sức lực của chính mình, khơng dựa dẫm, ỷ
lại vào người khác, không gian lận, quay cóp.
- Chủ động tiếp thu tri thức, học hỏi những điều chưa biết; chú ý lắng nghe, ghi
chép bài giảng trên lớp; về nhà chủ động làm bài tập được giao và những bài tập mở rộng
ngoài chương trình.
- Chủ động tìm hiểu những kiến thức có liên quan đến chương trình và ngồi
chương trình để có hiểu biết tồn diện.
- Hoàn thành nhiệm vụ học tập theo cách riêng của mình.


3/ Tính sáng tạo trong hoạt động nhận thức
Tính sáng tạo là sự hiểu biết nhiệm vụ học tập một cách tinh tế, đồng thời nắm
vững phương pháp suy nghĩ và giải quyết vấn đề một cách khoa học để tạo ra một hoạt
động hay một sản phẩm mới.
Biểu hiện của tính sáng tạo trong hoạt động học tập:
- Có sáng tạo trong phương pháp học tập; có tư duy phản biện (suy nghĩ độc lập và
thắc mắc trước những câu trả lời "đã được chấp nhận"); biết đặt những câu hỏi "tốt" để
tìm tịi khám phá và “gây bí” cho thầy. Tự mình tìm ra câu trả lời cho những câu hỏi dễ.
- Tự học là chính, học ở thầy là phụ. ..
- Có thể trình bày lại nội dung bài học theo ngôn ngữ riêng
- Phát hiện được cấu trúc của đối tượng học tập. Biết tìm hiểu để nắm vững chủ đề
- Nhìn thấy được những vấn đề mới của đối tượng quen; biết nhìn một vấn đề từ
nhiều khía cạnh khác nhau để có thể cân nhắc cái lợi, cái hại của từng vấn đề.
- Biết tự lực chuyển các tri thức và kĩ năng sang một tình huống mới.
- Ðối mặt với các vấn đề không thể giải quyết được, những câu hỏi hoặc vấn đề
chưa có câu trả lởi chính xác để có thể học hỏi, suy nghĩ sâu hơn.
Xét về mức độ thì tính độc lập rộng hơn, cao hơn tính tích cực, cịn tính sáng tạo là
mức độ phát triển cao nhất, là mức lí tưởng mà người giáo viên mong muốn ở học
sinh.Tính sáng tạo phải bao hàm cả tính tích cực và tính độc lập.
.

Những con đường phát huy tính tích cực, độc lập sáng tạo của học sinh trung
học
- Biến quá trình dạy học thành quá trình tự học .
- Dạy học phân hóa
- Kết hợp giữa tập thể với cá nhân – dạy học theo nhóm.


Các biện pháp phát huy TTC nhận thức của HS
Các biện pháp nâng cao TTC nhận thức của HS trong giờ lên lớp được phản ánh trong
các công trình xưa và nay có thể tóm tắt như sau:
1. Nói lên ý nghĩa lí thuyết và thực tiễn, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu.
2. Nội dung DH phải mới, nhưng không qúa xa lạ với HS mà cái mới phải liên hệ,
phát triển cái cũ và có khả năng áp dụng trong tương lai. Kiến thức phải có tính
thực tiễn, gần gũi với sinh hoạt, suy nghĩ hàng ngày, thỏa mãn nhu cầu nhận thức
của HS.
3. Phải dùng các PP đa dạng: nêu vấn đề, thí nghiệm, thực hành, so sánh, tổ chức
thảo luận, sêmina và phối hợp chúng với nhau.
4. Kiến thức phải được trình bày trong dạng động, phát triển và mâu thuẫn với nhau,
tập trung vào những vấn đề then chốt, có lúc diễn ra một cách đột ngột, bất ngờ.
5. Sử dụng các phương tiện DH hiện đại.
6. Sử dụng các hình thức tổ chức DH khác nhau: cá nhân, nhóm, tập thể, tham quan,
làm việc trong vườn trường, phịng thí nghiệm.
7. Luyện tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn trong các tình huống mới.
8. Thường xuyên kiểm tra đánh giá, khen thưởng và kỉ luật kịp thời, đúng mức.
9. Kích thích TTC qua thái độ, cách ứng xử giữa GV và HS.
10. Phát triển kinh nghiệm sống của HS trong học tập qua các phương tiện thông tin
đại chúng và các hoạt động xã hội.
11. Tạo khơng khí đạo đức lành mạnh trong lớp, trong trường, tơn vinh sự học nói
chung và biểu dương những HS có thành tích học tập tốt.
12. Có sự động viên, khen thưởng từ phía gia đình và xã hội.

13. Tôn trọng sinh viên học sinh, cho dù họ cịn trẻ, như "những con người có quyền
phát biểu ý kiến của mình".



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×