Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Những gì bộ não nói về việc lãnh đạo pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.49 KB, 4 trang )

Những gì bộ não nói về việc lãnh đạo
Tác giả: David Rock

Để nghiên cứu sâu về phương thức lãnh đạo, bạn cần biết quan sát, lắng nghe cùng
khả năng nhận biết và mô tả các hình thức. Nếu muốn thử nghiệm các lý thuyết
mình đưa ra thì bạn cần biết cách tạo ra các trải nghiệm xã hội.
Trang web Amazon đã từng liệt kê đến 60.352 tựa sách viết về phương thức lãnh đạo, tuy
nhiên, chúng ta vẫn chưa có cái nhìn thực sự thấu đáo về lĩnh vực này. Chúng ta vẫn
không biết liệu đội ngũ kế cận cần phải có những phẩm chất và năng lực gì. Nhiệm vụ
phát triển phương thức lãnh đạo vẫn khá mò mẫm.
Cũng vì lẽ đó, các tổ chức không có đủ những nhà lãnh đạo có năng lực trong khi một số
lãnh đạo hiện tại của họ thì đôi khi lại đưa ra các quyết định vô cùng thiếu sáng suốt
(chẳng hạn: họ đã từng đánh cuộc rằng thị trường nhà ở sẽ phát triển không ngừng).
Nghiên cứu về bộ não và hệ thần kinh có thể phần nào lấp đầy những khoảng trống then
chốt đó. Người ta đã dùng một vài thủ thuật để bí mật soi chụp não bộ của các nhà lãnh
đạo trong nhiều cuộc họp để nghiên cứu về quá trình vận hành của não bộ trong một số
tình huống cụ thể chẳng hạn như: buộc phải đưa ra quyết định khi đang gặp áp lực, giải
quyết các vấn đề phức tạp, đàm phán, hay cố gắng thuyết phục người khác.
Quá trình nghiên cứu đã đem lại một số kết quả đáng ngạc nhiên:
Không được bỏ qua những khoảnh khắc thăng hoa
Những nghiên cứu của Mark Beeman và đồng sự đã chỉ ra cách thức tăng khả năng đạt
đến những khoảnh khắc sảng khoái sau mỗi lần chúng ta giải quyết được những tình
huống phức tạp. Bí quyết là mỗi người có thể hiểu về mình rõ hơn khi nhận ra những
"xung động yếu" hay những tín hiệu "thầm lặng" trong bộ não.
Để nhận ra những xung động yếu, bạn cần giảm thiểu sự phấn khích (giải thích tại sao khi
chúng ta hạnh phúc, chúng ta dễ đưa ra những ý tưởng hay hơn) và giảm bớt các hoạt
động thần kinh tổng quát để cho mọi yếu tố động lực trong bộ não ngủ yên. Điều đó
khiến quá trình động não sẽ trở nên thiếu hiệu quả.
Tôi nhận thấy rằng khi chỉ cho các nhà lãnh đạo về điều này và đưa ra một số bước thực
hiện không tuân theo trực giác để đối chứng, chỉ trong 5 phút trò chuyện, chúng ta có thể
nắm bắt thêm đến 10 lần cơ hội để tìm hiểu sâu về những bế tắc trong kinh doanh.


Hãy cũng nhìn lại cách mà chúng ta vẫn thường nghĩ về việc làm thế nào để giải quyết
các vấn đề phức tạp để tiết kiệm tới hàng giờ đồng hồ lãng phí trong các cuộc họp hành.
Nghĩ lại về các quy định tiết chế cảm xúc
Từ lâu, chúng ta đã biết rằng căng thẳng có thể ảnh hưởng đến chất lượng công việc
nhưng chỉ mới gần đây, chúng ta mới có thể nghiên cứu sâu về bộ não để hiểu được tại
sao các chiến lược tiết chế cảm xúc của mình lại phát huy hiệu quả (hoặc, thường xuyên
hơn là không phát huy hiệu quả).
Nghiên cứu của Matt Lieberman chỉ ra rằng bộ não chỉ có một hệ thống phanh duy nhất,
nằm sau thái dương trái và phải. Tin xấu là hệ thống này chỉ có năng lực hạn chế và dễ
dàng mệt mỏi. Tin tốt là hệ thống này hoàn toàn có thể điều khiển. Điều đó giải thích tại
sao nhiều chương trình lãnh đạo buộc mọi người phải vượt qua các sự kiện cảm xúc
mạnh. Các tình huống cảm xúc mạnh (nhưng an toàn) giúp mọi người có dịp rèn luyện hệ
thống phanh trong bộ não.
Bộ não coi các tổn thương về mặt tinh thần cũng
giống như những nỗi đau thể xác
Khi hệ thống phanh của bộ não được kích hoạt, trạng thái cảm xúc trở nên bớt căng thẳng
hơn. Đây là một dấu hiệu tốt bởi các cảm xúc mạnh sẽ giảm bớt sức lực bỏ ra cho quy
trình xử lý với các dòng suy nghĩ bắt buộc và cũng giúp người ta suy nghĩ sâu hơn. Các
nghiên cứu chỉ ra rằng hệ thống phanh được kích hoạt khi một người định dạng một trạng
thái cảm xúc bằng những từ ngữ đơn giản.
Vấn đề là, người ta lại thường trấn áp cảm xúc thay vì nói về nó. Tuy nhiên, các nghiên
cứu chỉ ra rằng việc trấn áp một trạng thái cảm xúc có thể phản tác dụng và khiến trạng
thái cảm xúc trở nên căng thẳng hơn, gây tổn hại đến trí nhớ và có thể tạo ra các phản
ứng có hại đến người khác.
Tóm lại, các chiến lược trực giác của chúng ta đối với việc tiết chế cảm xúc (mà không
nói về chúng) sẽ đem lại kết quả ngược với điều chúng ta mong muốn và khiến chúng ta
không có khả năng phản ứng tương thích với thế giới xung quanh. Những nhà lãnh đạo,
vốn phải đối mặt với những trạng thái cảm xúc căng thẳng hàng ngày, có thể rèn luyện và
rút ra những cách thức giúp họ luôn bình thản trước mọi sức ép.
Những yếu tố về tinh thần phải được đặt lên hàng đầu

Trước khi tiến hành nghiên cứu về bộ não, những tổn thương về mặt tinh thần chẳng hạn
như cảm thấy tự ti trước những người khác hay bị đối xử không công bằng chỉ được coi
như một số thử thách chúng ta hoàn toàn có thể tự vượt qua.
Nghiên cứu của Naomi Eisenberger chỉ ra rằng bộ não coi các tổn thương về mặt tinh
thần cũng giống như những nỗi đau thể xác. Một nghiên cứu chỉ ra rằng Tylenol có tác
dụng giảm các tổn thương về mặt tinh thần mạnh hơn thuốc an thần. Trạng thái tinh thần
tốt cũng thường đem lại kết quả như thể trạng tốt: đưa những lời nhận xét tích cực hoặc
đối xử công bằng với ai đó đều mang lại kết quả tích cực và những trọng thưởng về mặt
tài chính.
Năm dấu hiệu tích cực và mối nguy về mặt tinh thần có tác động mạnh đến bộ não là:
trạng thái, sự chắc chắn, sự làm chủ, sự liên quan và công bằng. Điều này giải thích tại
sao mọi người luôn cảm thấy rất khó khi nhận xét về người khác: mọi người đều coi
những phản hồi về họ giống như sự công kích và đe dọa đến trạng thái của họ và bộ não
nhận thức chúng cũng giống như sự tấn công về mặt thể chất.
Những công kích như vậy thường nảy sinh một số chiến lược phòng thủ. Mô hình này lý
giải về vô số các mâu thuẫn, hiểu nhầm, và hiềm khích nảy sinh mỗi ngày nơi công sở và
cũng hé lộ cách thức để giảm thiểu chúng.
Chúng ta không lý trí như mình vẫn tưởng
Nghiên cứu của Alexander Pentland chỉ ra rằng con người bị các yếu tố phi ngôn ngữ tác
động mạnh mẽ hơn mình nghĩ. Những tín hiệu sinh lý cho thấy các nhà lãnh đạo là những
người có khả năng truyền tải thông tin vô cùng hiệu quả. Phát hiện này đã giúp Pentland
đánh giá được hiệu quả công việc của một nhà lãnh đạo mà không cần quan tâm đến điều
họ nói và thậm chí còn đoán được mức độ thành công của một lãnh đạo ở một số nhiệm
vụ cụ thể.
Tương lai
Tôi tin rằng các nghiên cứu về bộ não sẽ là yếu tố then chốt để định hình lại cách thức
chúng ta định nghĩa về phương thức lãnh đạo, chọn ra những nhà lãnh đạo có năng lực và
thiết kế lại các chương trình phát triển năng lực lãnh đạo. Chúng ta đã có một ấn bản
thường kỳ về khoa học nghiên cứu bộ não với phương thức lãnh đạo, một ngành học sau
đại học và hội nghị thường niên về lĩnh vực này.

Các nhà lãnh đạo và các học giả nghiên cứu về phương thức lãnh đạo của tương lai sẽ
nhìn nhận về thế giới hoàn toàn mới mẻ - với một bộ não sáng suốt. Và cuộc hành trình
này mới chỉ vừa mới bắt đầu.
- Bài viết của David Rock trên Harvard Business Publishing. Tác giả David Rock là nhà
tư vấn và tác giả viết sách. Cuốn sách gần đây nhất của ông tựa đề "Your Brain at Work"
(Bộ não của bạn trong công việc) là một ấn bản về kinh doanh đặc biệt ăn khách vào
năm 2009.
Như Nguyệt dịch
Tuan Vietnam

×