Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Giáo án hoạt động ngoài giờ lên lớp lớp 8 trọn bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (233.28 KB, 39 trang )

Ngày soạn: 25/09/2021

Ngày dạy:28/09/2021

Chủ điểm tháng 9
Truyền thống nhà trường
Tiết 1: Bầu cán bộ lớp
Trao đổi về nhiệm vụ người học sinh lớp 8
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
+ Hiểu vị trí và nhiệm vụ quan trọng của mình trong năm lớp 8.
+ Tự giác quyết tâm cao trong học tập.
+ Biết giúp nhau thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Bầu cán bộ lớp
- Xác định vị trí của năm học lớp 8.
- Những nhiệm vụ trong năm học này.
- Những biện pháp để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
2. Hình thức hoạt động: Trao đổi, thảo luận, văn nghệ,…
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
• Câu hỏi thảo luận.
Câu 1: Bạn có suy nghĩ gì khi mình là học sinh lớp 8 ? ( vị trí, vai trị, trách nhiệm).
Câu 2: Bạn thấy mình cần phải làm tốt những nhiệm vụ gì ở năm học này? Vì sao?
Câu 3: Để làm tốt những nhiệm vụ đó theo bạn phải có những biện pháp nào?
• Giấy, bút, phiếu làm việc cá nhân.
• Một vài tiết mục văn nghệ.
2. Tổ chức:
- Giáo viên chủ nhiệm phổ biến yêu cầu, nội dung hoạt động.
- Họp cán bộ lớp (cũ) để phân công chuẩn bị.


- Phân công chuẩn bị các phương tiện hoạt động.
- Phân công người điều khiển chương trình, thư kí.
- Mỗi tổ chuẩn bị ít nhất một tiết mục văn nghệ.
- Phân cơng trang trí lớp, kê bàn ghế,...

1


IV. Tiến trình hoạt động:
Người thực
Nội dung tiến hành
hiện
1. Khởi động:
- Lớp phó văn - Hát tập thể bài: “ Lớp chúng mình...”
nghệ cùng cả
lớp.
- Lớp trưởng.
- Dẫn dắt giới thiệu nội dung, chương trình gồm các phần:
+ Giới thiệu đại biểu.
+ Bầu cán bộ lớp mới.
+ Thảo luận về nội quy, vai trò, nhiệm
vụ năm học
+ Biện pháp thực hiện nội quy, nhiệm vụ năm học mới.
+ Văn nghệ.
2. Bầu cán bộ lớp mới:
- Lớp trưởng.
- ứng cử.
- Đề cử.
- Thư kí.
- Biểu quyết bầu BCS lớp mới.

3. Thảo luận về nội quy, vai trò, nhiệm vụ năm học:
- Lớp trưởng.
a, Nêu câu hỏi ( Các câu hỏi ở trên phần chuẩn bị).
- Tổ trưởng các - Học sinh trao đổi thảo luận theo tổ.
tổ.
- Tổ trưởng ghi tóm tắt thảo luận.
- Đại diện từng tổ trình bày kết quả ( sau khi đã thống nhất) của
mình.
- Học sinh
b, ý kiến nhận xét bổ sung:
trong lớp.
- Lớp góp ý bổ sung, đi đến thống nhất ý kiến chung của lớp.
- Lớp trưởng.
- Tổng kết thảo luận vấn đề này.
V. Kết thúc hoạt động:
GVCN khái quát lại nội quy và nhiệm vụ năm học, động viên học sinh thực
hiện tốt nhiệm vụ năm học.
VI. Củng cố - dặn dò:
- Nội dung tiết học.
- Chuẩn bị tiết 2: Tìm hiểu về truyền thống của nhà trường.

Ngày soạn: 25/10/2021
2


Ngày dạy: 28/10/2021
Tiết 2
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH PHÁT HUY TRUYỀN THỐNG CỦA LỚP,
CỦA TRƯỜNG HƯỞNG ỨNG THÁNG ATGT
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp HS hiểu:

-Truyền thống của trường lớp, trường
- ATGT là trách nhiệm của mọi người
-Tự hào trân và giữ gìn phát huy truyền thống tốt đẹp của trường, lớp.
- Phát triển tư duy ngôn ngữ , kỹ năng viết , vẽ , giao tiếp
-Chấp hành tốt luật đi đường
II. Nội dung và hình thức hoạt động
1. Nội dung
- Ca ngợi truyền thống nhà trường , lớp.
- Giáo dục ATGT.
2. Hình thức
-Thi viết , vẽ, làm thơ , tổ chức trò chơi, hái hoa dân chủ.
III . Chuẩn bị
1. Phương tiện :
-Giấy , bút , băng dính .
-Gợi ý chủ đề :
+ Giúp đỡ bạn có hồn cảnh khó khăn
+Kể chuyện về những tấm gương HS giỏi vượt khó .
+ Các tình huống chấp hành tốt hoặc vi phạm ATGT.
+ Phong trào em yêu đường làng quê em.
- Biểu điểm .
- Một số tiết mục văn nghệ .
2 Tổ chức
-GV nêu chủ đề hoạt động , mục đích yêu cầu , gợi ý để HS lựa chọn.
-Phân công các nhóm thực hiện nội dung hoạt động.
-Các nhóm tiến hành thảo luận thống nhất yêu cầu , nội dung kế hoạch và chương
trình hoạt động .
-Phân cơng người ĐK chương trìnhvà thư kí.
- Cử ban giám khảo.
- Mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ.
- Phân cơng trang trí và mời đại biểu.

IV.Tiến hành hoạt động.
1. Khởi động: 5’
- Hát tập thể
3


- Người điều khiển chương trình nêu lí do và giới thiệu đại biểu
2. Thi sáng tác tranh , sáng tác thơ ca ngợi truyền thống nhà trường :20’
+ Các tổ thảo luận và chọn đề tài .
+ Trưng bày sản phẩm của tổ.
+ Thảo luận , nhận xét về tranh .
+ BGK nhận xét cho điểm
3.Trả lời câu hỏi về ATGT , biểu diễn các tình huống về ATGT
+ Các bạn trả lời .
+ Ban Giám khảo nhận xét đánh giá .
4. Văn nghệ: 15’
-Các nhóm lên trình bày.
- Ban giám khảo công bố kết quả
- Mời GVCN trao tặng phẩm
V. Kết thúc hoạt động: 2’
GVCN nhận xét , đánh giá việc thực hiện hoạt động của HS
VI. Củng cố - dặn dò: 3’
- Khái quát nội dung tiết học.
- Chuẩn bị tiết 3: Làm thế nào để học tập tốt

4


Ngày soạn: 25/10/2021


Ngày dạy: 28/10/2021

Chủ điểm tháng 10: Chăm ngoan học giỏi
Tiết 3: Thảo luận chủ đề:
“Làm thế nào để học tập tốt theo lời Bác dạy”
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Hiểu ý nghĩa lời Bác dạy, hiểu các kinh nghiệm về phương pháp
học tập khoa học để đạt được kết quả tốt như Bác Hồ hằng mong muốn.
2. Kĩ năng: Rèn luyện và thực hiện các phương pháp học tập, cùng giúp đỡ nhau
học tập.
3. Thái độ: Khiêm tốn học giỏi, có thái độ học tập tích cực.
4. Năng lực: Tự học, sử dụng ngơn ngữ, giao tiếp, hợp tác, tự quản, giải quyết
vấn đề.
II. Chuẩn bị:
1. Phương tiện hoạt động:
- Các báo cáo về phương pháp, kinh nghiệm học tốt do cá nhân tự chuẩn bị.
- Phấn, bảng để các cá nhân tự trình bày, minh họa, các mơ hình, dụng cụ học tập.
2. Tổ chức:
- Nhiệm vụ của GVCN:
+ Soạn giáo án; phân công nhiệm vụ cho học sinh chuẩn bị cho tiết hoạt động.
+ Sưu tầm câu chuyện hay về gương học tập của Bác Hồ.
- Nhiệm vụ của học sinh:
+ Viết báo cáo về kinh nghiệm và phương pháp học tập của mình.
+ Sưu tầm chuyện kể về gương học tập của Bác Hồ.
+ Đội văn nghệ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ theo chủ đề: tình bạn, mái
trường hoặc Bác Hồ.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

3. Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho cả lớp 1. Khởi động:
hát tập thể.
- Giáo viên giới thiệu nội dung hoạt động.
- Giáo viên nêu cách tiến hành trao đổi, 2. Trao đổi thảo luận:
thảo luận.
- Lớp trưởng điều hành thảo luận:
+ Làm thế nào để hộc tốt môn…?
+ Bạn học yếu nhất môn nào? Tại sao?
5


Hướng khắc phục?
- Sau mỗi vấn đề lớp trưởng nêu lên, lớp
phó học tập điều khiển thảo luận.
- Tổng kết tóm tắt.
- Giáo viên nhận xét, kết luận những biện
pháp tích cực.
- Chăm chỉ học tập :
+ Làm đầy đủ bài tập về nhà
+ Học thuộc bài, đặc biệt là các phần ghi
nhớ.
+ Chuẩn bị bài mới theo yêu cầu của cô
giáo.
+ Đọc thêm tài liệu tham khảo liên quan
tới nội dung từng tiết học.
- Học hỏi thêm kinh nghiệm từ thầy cơ,
các bạn, những tấm gương vượt khó…

GV: Em hãy kể về một câu chuyện thể 3. Học tập Bác Hồ:
hiện tấm gương học tập của Bác.
HS: Kể
H: Từ câu chuyện đã kể, em học tập được
điều gì ở Bác?
GV: Kể thêm câu chuyện về gương học
tập của Bác.
H: Em học tập được điều gì ở câu chuyện
trên.
HS: Trình bày tiết mục văn nghệ đã chuẩn 4. Văn nghệ.
bị.
GV: Nhận xét, tuyên dương.
4. Củng cố
- GVCN nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ hoạt động.
- Nhấn mạnh một số biện pháp học tập tích cực.
5. Hướng dẫn học ở nhà
- Áp dụng những biện pháp học tập tích cực đã học hỏi được từ các bạn, thầy cô và
Bác Hồ.
- Chuẩn bị cho lễ giao ước thi đua: Tự đặt ra chỉ tiêu, kế hoạch học tập cho bản thân.

6


Ngày soạn: 25/10/2021

Ngày dạy: 28/10/2021

Tiết 4 : Lễ giao ước thi đua
“Học tập tốt, rèn luyện tốt theo lời Bác dạy”.
I. Mục tiêu cần đạt

Giúp học sinh:
1. Kiến thức: Hiểu lời dạy của Bác, hiểu nội dung và ý nghĩa của việc giao ước thi
đua.
2. Kĩ năng: thuyết trình, ra kế hoạch
3. Thái độ:
+ Có ý thức thi đua lành mạnh, có thái độ, động cơ học tập tốt.
+ Đồn kết giúp đỡ nhau trong học tập, rèn luyện, biết thực hành phương pháp
học tập tích cực.
4. Năng lực: giao tiếp, sử dụng ngôn ngữ, tự quản
II. Chuẩn bị:
1. Nội dung và hình thức hoạt động:
* Nội dung:
- Những lời dạy của Bác về học tập, rèn luyện tốt.
- Các chỉ tiêu về học tập, rèn luyện đạo đức của lớp, tổ, của các cá nhân học
sinh.
- Các biện pháp để thực hiện giao ước thi đua.
* Hình thức hoạt động:
- Các tổ, cá nhân giao ước thi đua.
- Thảo luận về các chỉ tiêu và biện pháp thực hiện.
- Vui văn nghệ.
2. Chuẩn bị hoạt động:
* Phương tiện hoạt động:
- Thư Bác Hồ gửi học sinh các năm 1945, 1968 ( trích).
- Các bản kí giao ước thi đua với nội dung, chỉ tiêu, biện pháp cụ thể
- Phương tiện, trang trí.
* Tổ chức:
- Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm:
+ Nêu nội dung, yêu cầu, kế hoạch tổ chức hoạt động “ Lễ giao ước thi đua
cho cả lớp.
+ Phân công giúp đỡ cán bộ lớp, học sinh chuẩn bị các công việc cụ thể:

. Xây dựng các chỉ tiêu thi đua, và các chỉ tiêu phấn đấu.
. Xây dựng chuẩn bị thang điểm đánh giá.
. Người điều khiển chung, người phụ trách văn nghệ
. Trang trí lớp ( tổ 4).
. Thư ký ghi biên bản: Đỗ Thị ngân.
- Nhiệm vụ của học sinh:
+ Bàn bạc, thực hiện các công việc được phân công.
+ Chuẩn bị tốt các bản giao ước thi đua của cá nhân.
III. Tiến trình tổ chức hoạt động dạy -học:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự chuẩn bị
7


3. Tiến hành hoạt động
Người thực hiện
Hoạt động của thầy và trị
- Lớp phó văn nghệ 1. khởi động:
cùng cả lớp.
- Hát tập thể.
- Lớp trưởng
(người điều khiển).
- Dẫn dắt và giới thiệu hoạt động.
2. Giao ước thi đua:
- Lớp trưởng.
- Nêu thể lệ giao ước thi đua.
- Các tổ trưởng.
- Các tổ giao ước thi đua ( Bản giao ước cần nêu rõ nội
dung, chỉ tiêu phấn đấu chung).
- HS các tổ lần lượt - Tổ viên giao ước thi đua.

giao ước thi đua.
- Lớp trưởng.
- Trình bày tóm tắt chương trình thi đua của lớp và biện
pháp thực hiện để lớp thảo luận.
3. Thảo luận:
- Lớp trưởng.
- Lần lượt nêu chỉ tiêu của lớp và biện pháp thực hiện
để lớp thảo luận.
-Cá nhân học sinh.
- Phát biểu ý kiến thảo luận từng chỉ tiêu , biện pháp,
- Thư ký.
lấy biểu quyết.
- Thơng qua chương trình hành động, thi đua của lớp.
4. Chương trình văn nghệ
- Hát tập thể.
- Hát cá nhân.
4. Củng cố:
- GVCN đánh giá, nhận xét cung về tinh thần thái độ và kết quả của hoạt động; khen
ngợi tổ, cá nhân tham gia tốt, rút kinh nghiệm cho hoạt động lần sau.
- Người dẫn chương trình cảm ơn đại biểu đã đến dự, bế mạc.
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài cho tiết 5

8


Ngày soạn : 1 /11/2021

Ngày dạy: 4/11/2021


Chủ điểm tháng 11
Tôn sư trọng đạo
Tiết 5: Thảo luận chủ đề: Tôn sư trọng đạo
I. Mục tiêu cần đạt
Giúp học sinh thấy được cơng la
o to lớn của thầy giáo . Có thái độ biết ơn và kính trọng thầy giáo .Từ đó có
được những hành động cụ thể , thể hiện lịng biết ơn đối với thầy, cô giáo .
II. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
+ Tài liệu nói về lịch sử ngày NGVN 20 – 11 cũng như về nghề “ Sư phạm” .
+ Các bài hát về thầy cô.
2. Tổ chức:
- GVCN phổ biến cho cả lớp về yêu cầu, nội dung, kế hoạch hướng dẫn học
sinh thực hiện.
- Từng tổ chuẩn bị.
- Họp cán bộ lớp để phân cơng:
+ Người điều khiển ( dẫn chương trình) và thư kí.
+ Ban giám khảo ( mỗi tổ cử một học sinh làm ban giám khảo).
+ Trang trí lớp ( Tổ 2).
III. Tiến trình tổ chức hoạt động:
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
Người thực hiện
Nội dung tiến hành
1. Khởi động: 5’
- Lớp phó văn nghệ - Hát tập thể bài: “ Khi tóc thầy bạc...”
cùng cả lớp.
- Lớp trưởng.
- Dẫn dắt giới thiệu nội dung, chương trình gồm các phần:

+ Giới thiệu đại biểu.
+ Thảo luận về tình thầy trị.
+ Thi các tiết mục tự chọn của tổ.
2. Thảo luận về tình thầy trị: 22’
Đại diện các tổ.
- Lớp trưởng điều khiển chương trình nêu câu hỏi
Đại biểu (thầy, cơ
1. Bạn hãy đọc 1 bài thơ do mình sáng tác về tình
giáo).
thầy trị (2-3 H/s đọc)
Lớp trưởng, đại
2. Kể 1 câu chuyện cảm động về tình thầy trị (2 H/s
diện các tổ.
kể)
+ GVCN, thư ký.
3. Hát 1 bài về tình thầy trò (2 H/s)
9


- Các tổ.

4. Bạn thích thầy cơ như thế nào?
A. Nghiêm khắc
B. Dễ dãi
6. Để tỏ lòng biết ơn thầy cơ ta nên làm gì? Khụng nên
làm gì?
+ Phát biểu cảm nghĩ về thầy cô giáo.
+ Thầy cô giáo mong mỏi ở HS điều gì?
+ Làm gì? Như thế nào để đền đáp công lao to
lớn của thầy cô giáo?

+ Phát động đăng ký “Tuần lễ học tốt, tháng học tốt” lập
thành tích chào mừng ngày NGVN 20 – 11.
- Cả lớp thảo luận, trao đổi -> GVCN chốt lại.
3. Thi các tiết mục tự chon của tổ: 15’
- Mỗi tổ biểu diễn một tiết mục tự chọn.
- Các tổ lần lượt biểu diễn.
- BGK cho điểm và công bố kết quả.

- BGK
4. Củng cố ( 2 phút)
- GVCN nhận xét đánh giá tinh thần, thái độ hoạt động.
- Người dẫn chương trình cảm ơn đại biểu đã đến dự, bế mạc.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
Chuẩn bị chủ đề tiếp theo: Luyện tập văn nghệ chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam.

10


Ngày soạn : 1 /11/2021

Ngày dạy: 4/11/2021

CHỦ ĐIỂM THÁNG 11: TƠN SƯ TRỌNG ĐẠO
TIẾT 6
LỄ ĐĂNG KÍ TUẦN HỌC TỐT, THÁNG HỌC TỐT
KỶ NIỆM NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11
I.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp H /s nhận thức được ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam, khắc sâu những biểu
tượng cao đẹp về tình thầy cơ, tình nghĩa thầy trị và nhận thức được ý nghĩa lễ đăng
kí tuần học tốt, tháng học tốt.

- Tích cực hưởng ứng tuần học tốt, tháng học tốt. Tự giác học tập, rèn luyện
- Rèn kĩ năng viết, vẽ, phát huy năng lực sáng tạo của H /s
-Yêu quý, tin tưởng, ghi nhớ công ơn thầy cơ, kính trọng, lễ phép với thầy cơ.
II.Chuẩn bị hoạt động:
1.Phương tiện hoạt động:
- Câu chuyện, bài thơ (sáng tác, sưu tầm); Câu hỏi thảo luận.
- Bản đăng kí thi đua của cá nhân, tổ, lớp
- Bản tóm tắt ý nghĩa ngày nhà giáo Việt Nam
- Văn nghệ.
2.Tổ chức: - GVCN phổ biến yêu cầu, hướng dẫn chuẩn bị những câu chuyện, bài
thơ, bài hát, viết đăng kí thi đua.
- Phân cơng:+ Trang trí bảng: Tổ 1
+ Điều khiển chương trình: Lớp trưởng.
+ Mời thầy cơ: Cán bộ lớp
+ Văn nghệ: 5 tiết nục (LPVN phụ trách tập)
+ Mỗi tổ 4 bức tranh vẽ chủ đề 20/11
III.Tiến trình tổ chức hoạt động:42’
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới
1.Khởi động: 5’ Hát tập thể 1 bài
2.Lễ đăng kí tuần học tốt, tháng học tốt:16’
- Cả lớp thảo luận, trao đổi: Làm thế nào để có tuần học tốt?
+ Học trên lớp: chú ý học tập, ghi chép, hăng hái phát biểu
+ Học buổi tối: Làm bài tập, học thuộc lý thuyêt, hỏi bạn những chỗ chưa
hiểu, không chép bài tập của bạn.
- Lớp trưởng điều khiển chương trình đọc bản chương trình hành động của lớp với
các chỉ tiêu phấn đấu:
+ Sĩ số: 100% đi học đều, đúng giờ
11



+ Đồng phục khăn quàng đầy đủ
+ TD, VS đều, sạch đẹp
+ Nề nếp: đảm bảo nghiêm túc mọi quy định
+ ý thức học tập: Chuẩn bị bài đầy đủ -100% giờ tốt
- Các tổ trưởng cam kết->H/s chậm tiến hứa trước lớp-> GVCN chốt lại
3.Văn nghệ chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20-11.
*Lớp trưởng điêu khiển chương trình:
- Đọc ý nghĩa ngày 20/11
- Văn nghệ: học sinh hát
- H/s phát biểu cảm tưởng
- Thầy cô đến dự phát biểu ý kiến, văn nghệ.
*Các tổ treo tranh vẽ
- Cử đại diện thuyết minh
- Ban giám khảo chấm điểm
- Giáo viên chủ nhiệm chốt lại kết quả cuối cùng
4. Củng cố ( 2 phút)
- GVCN nhận xét ý thức tham gia hoạt động của lớp.
- Văn nghệ.
5. Hướng dẫn học ở nhà: (1’)
Chuẩn bị chủ đề tiếp theo: Tìm hiểu về truyền thống cách mạng của địa phương

12


Chủ điểm tháng 12 - uống nước nhớ nguồn
Ngày soạn 9/12/2021

Ngày dạy: 12/12/2021


Tiết 7
Truyền thống cách mạng địa phương
I.Mục tiêu cần đạt:
- Giúp H/s hiểu rõ truyền thống cách mạng quê hương và ý nghĩa truyền thống
đó đối với sự phát triển quê hương, gia đình, biết hát và thưởng thức những bài hát
ca ngợi quê hương, đất nước. Đồng thời giúp h/s hiểu sâu sắc về phẩm chất tốt đẹp và
truyền thống vẻ vang của bộ đội Cụ Hồ.
- Tự hào về quê hương, biết ơn các thế hệ cha anh .Tự hào, yêu quý, biết ơn bộ
đội Cụ Hồ. Kính trọng các cựu chiến binh.
- Tự giác học tập góp phần xây dựng q hương.
- Bồi dưỡng tình yêu văn nghệ, yêu quê hương
II.Nội dung và hình thức hoạt động:
1.Nội dung:
- Các phong trào cách mạng của quê hương trong công cuộc chống ngoại xâm
XD đất nước. những kỉ niệm sâu sắc đời lính; nguồn gốc sức mạnh làm nên truyền
thống vẻ vang.
- Truyện kể, thơ, các bài hát về quê hương.
- Các bài hát ca ngợi quê hương, đất nước, Đảng, Bác, anh hùng liệt sĩ, bà mẹ
Việt Nam anh hùng,…
- Những kiến thức cơ bản cần nắm vững của 1 số mơn học.
2. Hình thức hoạt động:
- Trình bày tư liệu, bài hát, bài thơ.
- Thi kể chuyện, hát cá nhân và các tổ
- Giải ô chữ
III.Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
- Tư liệu về truyền thống.
- Câu hỏi thảo luận.
- Các bài hát, câu chuyện, bài thơ, câu đố, ô chữ

2.Tổ chức:
- GVCN phổ biến yêu cầu, hướng dẫn chuẩn bị tư liệu, câu chuyện, bài thơ, bài hát.
- Phân cơng:
+ Trang trí bảng: Tổ 2
+ Điều khiển chương trình: lớp trưởng
+ Mời các thầy giáo là cựu chiến binh: Cán bộ lớp.
+ Chuẩn bị ô chữ: Tổ 3
+ Ban giám khảo: GVCN + 3 tổ trưởng
IV.Tiến hành hoạt động:
1.Khởi động: Hát tập thể 1 bài
2.Tìm hiểu truyền thống cách mạng:
- GVCN giới thiệu sơ lược về xã Viên Nội
(Diện tích, dân số, địa lý, lịch sử, kinh tế hiện nay - theo tài liệu văn thuyết minh)

13


+ Tổ 1, 2 trình bày tư liệu về truyền thống cách mạng của quê hương Viên Nội
trong cuộc kháng chiến chống Mĩ
+ Tổ 3, 4 trình bày tư liệu về truyền thống cách mạng của quê hương Viên Nội
trong cuộc kháng chiến chống Pháp
- Mỗi tổ cử 1 đại diện lên báo cáo
- Cả lớp thảo luận, trao đổi, bổ sung
- GVCN chốt lại
- Bình chọn tổ trình bày, tìm hiểu tốt nhất.
- Lớp phó văn thể điêu khiển chương trình
• Vịng 1: Thi hát các bài có tên địa danh quê hương, đất nước.
- Bắt đầu từ tổ 1.
- Các tổ hát nối tiếp, tổ nào hát đến cuối cùng sẽ thắng
• Vịng 2: Tìm ẩn số trong các bài hát:

- Tìm bài hát có câu: “Đi trong gian nan mịt mù khói lửa”..
- Tìm bài hát có câu: Ngã ba sông sớm chiều con gà gáy,..và cho biết địa danh
này ở đâu
- Hát các bài có tên địa danh khác...
• Vịng 3: Thi hát cá nhân
- Mỗi tổ 1 đại diện lên hát 1 bài
- Lớp bình chọn
3. Hội vui học tập: Lớp trưởng điêu khiển chương trình
• Vịng 1: Trả lời câu hỏi: Đội giơ tay trước được trả lời (Mỗi câu 10 điểm)
a. Điền từ còn thiếu vào câu thơ: Đêm thu….
Làm trai….
b.Bỏ 1 hạt thóc vào ơ 1 của bàn cờ, nếu số thóc cứ thế nhân đôi nhân đôi, ô 64 là
bao nhiêu?
c.Vua nào 8 tuổi lên ngơi?
Vịng 2: Giải ơ chữ-> Tổ 1 treo bảng phụ, nêu câu hỏi cho các đội giải đáp
Vòng 3: Thi tài năng
- Làm thơ trong 5 phút
- Cả lớp hát, đội nào làm hay nhất 10 điểm
V.Kết thúc hoạt động:
- GVCN đánh giá kết quả tìm hiểu truyền thống.
- Nhận xét ý thức tham gia hoạt động của lớp.
- Trao giải cho tổ và cá nhân

14


Ngày soạn :16/12/2021
Ngày dạy: 19/12/2021
TIẾT 8: THI TÌM HIỂU VỀ HIV/ AIDS
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS :
- Hiểu được bệnh AIDS là loại bệnh như thế nào ? Mức độ nguy hiểm của bệnh .
- Hiểu được nguyên nhân gây bệnh ,cách phòng tránh bệnh .
- Biết cách phát hiện ,chăm sóc bệnh nhân AIDS .
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC:
1. Nội dung:
-Thế giới trước nguy cơ của căn bệnh AIDS ,mức độ nguy hiểm .
-Số người mắc bệnh AIDS ở Việt Nam .
-Con đường gây bệnh , cách phòng tránh bệnh .
-Thái độ của mọi người đối với bệnh nhân AIDS .
2 . Hình thức :
-Trao đổi và thảo luận .
-Văn nghệ : Tuổi trẻ và căn bệnh AIDS .
3.Chuẩn bị :
a . Phương tiện:
-Sưu tầm tư liệu ,sách báo nói về căn bệnh AIDS .
-Trình bày sự hiểu biết của em về căn bệnh AIDS .
-Một số câu hỏi để thảo luận .
-Văn nghệ .
-Loa đài , băng giôn khẩu hiệu .
b . Tổ chức :
+ Phân công mỗi tổ sưu tầm sách báo , tư liệu có nội dung về bệnh AIDS
+Chuẩn bị văn nghệ :Viết bài , đóng tiểu phẩm , kịch , bài hát theo chủ đề
hưởng ứng tháng phịng chống AIDS.
+ Phân cơng người dẫn chương trình .
4 . Tiến hành :
a. Khởi động : Tuyên bố lý do
b . Hoạt động tuyên truyền hưởng ứng tháng phòng chống AIDS.
GV tổ chức cho các tổ thi tìm hiểu về HIV/ AIDS
- Các tổ thảo luận theo nội dung:

+ Khái niệm
+ Triệu chứng
+ Con đường truyền nhiễm
+ Cách phòng tránh.
- Kết quả thảo luận được viết lên khổ lớn.
- Các nhóm cử đại diện lên thuyết trình.
15


- GV nhận xét, chấm điểm cho từng nhóm.
- GV bổ sung những phần cịn thiếu:
*- HIV/AIDS LÀ GÌ ?
HIV là một chữ viết tắt của loại vi rút gây suy giảm miễn dịch ở người.
AIDS là chữ viết tắt của hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. AIDS là giai đoạn
cuối của quá trình nhiễm HIV. Trong giai đoạn này, hệ thống miễn dịch của cơ thể bị suy
yếu nên người bệnh dễ mắc các bệnh như: nhiễm khuẩn, ung thư...
*- TRIỆU CHỨNG
1. Giai đoạn sơ nhiễm (còn gọi là thời kỳ cửa sổ): thời gian kéo dài từ 2 đến 6
tháng, cơ thể hoàn toàn bình thường. Xét nghiệm HIV cho kết quả âm tính (vì thế trong giai
đoạn này dễ lây bệnh cho người khác nếu quan hệ tình dục khơng an tồn).
2. Giai đoạn nhiễm HIV không triệu chứng: Thời gian từ 5 đến 7 năm, cơ thể vẫn
khỏe mạnh bình thường. Xét nghiệm cho kết quả dương tính.
3. Giai đoạn cận AIDS: Vẫn khơng có biểu hiện đặc trưng, xét nghiệm cho kết quả
dương tính.
4. Giai đoạn AIDS: có các triệu chứng sau:
- Gầy sút (giảm trên 10% trọng lượng cơ thể ).
- Sốt , ỉa chảy, ho kéo dài trên 1 tháng.
- Xuất hiện nhiều bệnh như : ung thư, viêm phổi, lao, viêm da, lở loét toàn
thân.
- Người bệnh nhanh chóng tử vong tùy theo điều kiện chăm sóc và điều trị.

*- CÁC CON ĐƯỜNG LÂY TRUYỀN HIV:
1.Tình dục
2.Đường máu.
3.Từ mẹ sang con.
*- CÁCH PHỊNG , TRÁNH:
1. Phịng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:
- Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm
HIV. Khơng quan hệ tình dục bừa bãi.
- Trong trường hợp quan hệ tình dục với một đối tượng chưa rõ có bị nhiễm HIV
khơng, cần phải thực hiện tình dục an tồn để bảo vệ cho bản thân bằng cách sử dụng bao
cao su đúng cách.
- Phát hiện sớm và chữa trị kịp thời các bệnh lây truyền qua đường tình dục cũng
giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS vì những tổn thương do nhiễm trùng lây
truyền qua đường tình dục sẽ là cửa vào lý tưởng cho HIV.
2. Phịng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:
- Khơng tiêm chích ma túy.
- Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế
phẩm máu đã xét nghiệm HIV.
- Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng
dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu...
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV
- Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,...
3. Phịng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con:
- Người phụ nữ bị nhiễm HIV thì khơng nên có thai vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con
là 30%, nếu đã có thai thì khơng nên sinh con.
- Trường hợp muốn sinh con, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn về cách phòng lây
nhiễm HIV cho con.
- Sau khi đẻ nếu có điều kiện thì nên cho trẻ dùng sữa bị thay thế sữa mẹ.
16



c.Văn nghê:
Các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị .
d. Đại diện lên phát biểu ý kiến
5. Kết thúc:
- Nhận xét đánh giá hoạt động .
- Giao nhiệm vụ cho hoạt động sau
6. Hướng dẫn học ở nhà:
- GV nhận xét và đánh giá về công tác chuẩn bị, tiến hành hoạt động của HS trong
tiết học.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị chu đáo cho hoạt động tuần sau:
- Chủ điểm tuần sau : Mừng Đảng , mừng xuân
- Mỗi tổ và cá nhân chuẩm bị một bài viết, thông điệp, tranh vẽ về chủ đề: Đảng,
xuân

17


18


Ngày soạn:17 / 01 / 2021

Ngày giảng : 20 / 01 / 2021
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1-2
MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN
TIẾT 9:
THI TÌM HIỂU VỀ: TRUYỀN THỐNG VẺ VANG CỦA ĐẢNG

I.Mục tiêu giáo dục:

1. Kiến thức:
- Giúp H/s nhận thức được ý nghĩa ngày thành lập Đảng.
2. Kĩ năng:
- Rèn óc tư duy, sáng tạo tìm hiểu về Đảng.
3. Thái độ:
- Học tập, rèn luyện đền đáp công ơn Đảng;
- Biết ơn, tự hào về Đảng.
4. Phát triển năng lực: Năng lực gqvđ, tự học, hợp tác, tư duy sáng tạo, tự quản bản
thân,...
II.Nội dung và hình thức hoạt động:
1.Nội dung:
- Lịch sử ngày thành lập Đảng
- Các sự kiện lịch sử của Đảng
- Các bài hát , bài thơ về Đảng
2. Hình thức hoạt động:
Thi tìm hiểu theo tổ, trình bày tư liệu; Văn nghệ
III.Chuẩn bị hoạt động:
1.Phương tiện hoạt động:
- Tư liệu về Đảng
- Câu hỏi thảo luận
2.Tổ chức:
GVCN phổ biến yêu cầu, hướng dẫn chuẩn bị tư liệu về Đảng
Phân cơng:
+ Trang trí bảng: Tổ 1
+ Điều khiển chương trình: lớp trưởng
+ Văn nghệ : 3 tiết mục (LPVN)
IV.Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của thầy
Nội dung cần đạt
và trò

- Lớp trưởng điều
1.Khởi động: ( 5’ )
khiển lớp hát tập thể 1
Hát tập thể 1 bài
bài.
+ Lớp trưởng điều
2.Tìm hiểu về Đảng: (30’ )
khiển chương trình,
nêu câu hỏi:
- Sự ra đời của Đảng a. Sự ra đời:
là sự hợp nhất của
-Sự ra đời của Đảng là sự hợp nhất của ba tổ chức cộng sản
các tổ chức nào?
trong Việt Nam và Đông Dương,
+ Thành viên của lớp Đông Dương cộng sản Đảng, An Nam cộng sản Đảng và
19


trả lời.
GV nhận xét, bổ sung
+ Lớp trưởng nêu câu
hỏi:
-Ý nghĩa của sự
thành lập Đảng?
+ Thành viên của lớp
trả lời.
GV nhận xét, bổ sung

+ Lớp trưởng nêu câu
hỏi:

-Tổng bí thư đầu tiên
của Đảng là ai?
+ Thành viên của lớp
trả lời.
GV nhận xét, bổ sung
+ Lớp trưởng nêu câu
hỏi:
? Số lượng đảng viên
của Đảng ngày ấy là
bao nhiêu?
+ Thành viên của lớp
trả lời.
GV nhận xét, bổ sung
+ Lớp trưởng nêu câu
hỏi:
-Các sự kiện lịch sử
của Đảng?
+ Thành viên của lớp
trả lời.
- GVCN chốt lại

Đơng Dương cộng sản Liên Đồn.

b.Ý nghĩa:
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là:
+ Kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh dân tộc và đấu tranh
giai cấp.
+ Là sự khẳng định vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân
Việt Nam và tư tưởng Mác-Lênin đối với cách mạng Việt
Nam.

- Sự ra đời của Đảng là:
+Sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa
Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước của nhân dân Việt Nam.
+Chủ tịch Hồ Chí Minh là hiện thân trọn vẹn nhất cho sự
kết hợp đó, là tiêu biểu sáng ngời cho sự kết hợp giai cấp
và dân tộc, dân tộc và quốc tế, độc lập dân tộc với chủ
nghĩa xã hội.
c. Tổng bí thư đầu tiên là ai?
- Đồng chí Trần Phú là Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng ta,
người học trị xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, người
cộng sản kiên cường, mẫu mực, người con ưu tú của
Đảng và dân tộc ta, người suốt đời chiến đấu cho sự nghiệp
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con
người.
d. Số lượng đảng viên ngày ấy là bao nhiêu?
- Số lượng: 221(Năm 1930)

e. Sự kiện lịch sử của Đảng:
- Đứng trước các nhu cầu cấp bách phải thống nhất các tổ
chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất của giai cấp
công nhân, Nguyễn Ái Quốc thay mặt Quốc tế Cộng sản
chủ trì cuộc họp Hội nghị hợp nhất thành lập Đảng Cộng
sản từ ngày mồng 3 đến ngày mồng 7-2-1930 tại căn nhà
của một công nhân ở bán đảo Cửu Long (Hồng Công) .
- Tham dự Hội nghị có 2 đại biểu Đơng Dương Cộng sản
đảng, 2 đại biểu An Nam Cộng sản đảng, 2 đại biểu nước
ngồi. Đơng Dương Cộng sản liên đồn khơng kịp gửi đại
20



+ Lớp trưởng nêu câu
hỏi:
-Vai trò của Đảng
trong cuộc sống?
+ Thành viên của lớp
trả lời.
- GVCN chốt lại

biểu tới dự.
- Ngày 24-2-1930, Đơng Dương cộng sản liên đồn chính
thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Tháng 4-1930, một số chi bộ cộng sản đầu tiên được
thành lập ở Viêng Chăn, Thà Khẹt, Bị Nơng (Lào) và đầu
năm 1930, một số nhóm cộng sản khác cũng được ra đời tại
Phnơm Pênh, Côngpông Chàm (Campuchia)…
- Sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kiện lịch sử
trọng đại, một bước ngoặt trong lịch sử cách mạng Việt
Nam, đánh dấu một mốc son chói lọi trên con đường phát
triển của dân tộc ta.
Nó chứng tỏ rằng giai cấp vơ sản ta đã trưởng thành và đủ
sức lãnh đạo cách mạng”.
g.Vai trò của Đảng cộng sản Việt Nam:
– Lựa chọn con đường cách mạng , xây dựng đường lối
đúng đắn chiến lược, sách lược cách mạng.
– Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng, tập hợp
lực lượng cách mạng trong nước.
+ Cộng sản lãnh đạo nhân dân giành chính quyền.
+ Đảng trao chính quyền cho nhân dân: Xây dựng chính
quyền nhà nước của dân, do dân và vì dân.

– Sự ra đời, tồn tại và phát triển của Đảng cộng sản Việt
Nam phù hợp với quy luật phát triển của xã hội. Vì Đảng
cộng sản khơng có có mục đích tự thân, ngồi lợi ích của
giai cấp cơng nhân, của nhân dân lao động, lợi ích của tồn
dân tộc Việt Nam, lợi ích của nhân dân tiến bộ trên thế
giới, Đảng khơng có lợi ích nào khác.
3 . Văn nghệ( 7’ )

+ Lớp phó văn nghệ
và lớp phó học tập chủ
trì.
-Hát về Đảng hoặc
đọc thơ về Đảng.
+ Thành viên của lớp
tham gia.
- GVCN chốt lại
V . Kết thúc hoạt động: ( 3’ )
- GVCN đánh giá kết quả tìm hiểu về Đảng, nhận xét ý thức tham gia hoạt động của
lớp.
- Văn nghệ.

21


Ngày soạn: 17/1/ 2021

Ngày giảng : 20/1 / 2021
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1-2
MỪNG ĐẢNG - MỪNG XUÂN
TIẾT 10:


THI VIẾT - VẼ CA NGỢI
CÔNG ƠN CỦA ĐẢNG VÀ VẺ ĐẸP QUÊ HƯƠNG
I.Mục tiêu giáo dục:
1. Kiến thức:
- Giúp HS khắc sâu công ơn của Đảng, quê hương, tự hào về Đảng, yêu quê
hương, ĐN.
2. Kĩ năng:
- Rèn óc tư duy, sáng tạo, trí tưởng tượng;
3. Thái độ:
- Học tập, rèn luyện đền đáp công ơn Đảng
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực gqvđ, Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo, năng
lực tự quản bản thân,...
II.Nội dung và hình thức hoạt động:
1.Nội dung:
- Sáng tác thơ văn; Vẽ tranh
2. Hình thức hoạt động:
- Trình bày, giới thiệu
- Trưng bày tại lớp
- Văn nghệ
III.Chuẩn bị hoạt động:
1.Phương tiện hoạt động:
- Tranh vẽ, văn thơ do H/s sáng tác
- Văn nghệ
2.Tổ chức:
- GVCN phổ biến yêu cầu, hướng dẫn thi sáng tác
+ Thi các sáng tác thơ văn
+ Thi các sáng tác tranh vẽ
- Phân công: + Trang trí bảng: Tổ2

+ Điều khiển chương trình: lớp trưởng
+ Văn nghệ : 3 tiết mục (LPVN)
IV.Tiến hành hoạt động:

22


Hoạt động của thầy và trò
- Lớp trưởng điêu khiển chương trình
Hát tập thể 1 bài .

Nội dung cần đạt
1.Khởi động: ( 3’ )

- Lớp trưởng điêu khiển chương trình
- Mỗi cá nhân 1 sáng tác, trình bày bình bầu
ở tổ
- Mỗi tổ chọn 2 bài trình bày trước lớp
- GVCN và cả lớp bình bầu tổ và cá nhân
xuất sắc nhất
- Hình thức như thi các sáng tác
- GVCN nêu ý nghĩa mục đích việc biểu diễn
văn nghệ
- Yêu cầu biểu diễn đối với các tổ:
+ Hát bài đúng chủ đề
+ Biểu diễn tự nhiên
+ Khuyến khích phụ hoạ cho tiết mục
- Lớp phó văn nghệ điêu khiển chương trình
- Mỗi tổ chọn 2 bài trình bày trước lớp (tập
thể hoặc cá nhân)

- GVCN và cả lớp bình bầu tổ và cá nhân
xuất sắc nhất

2. Thi viết- vẽ: ( 30’ )
a.Thi các sáng tác thơ văn:

b.Thi các bức tranh vẽ:

3. Biểu diễn văn nghệ ( 10’ )
Biểu diễn các bài hát về Đảng

V.Kết thúc hoạt động( 2’ )
- GVCN trao thưởng cho tổ và cá nhân xuất sắc nhất
- GVCN đánh giá kết quả thi viết- vẽ , nhận xét ý thức tham gia hoạt động của lớp.
- Văn nghệ

23


Ngày soạn: 11 / 03 / 2021
Ngày giảng : 13 / 03 / 2021
CHỦ ĐIỂM THÁNG BA

Tiến bước lên Đoàn
Tiết 11: Tổ chức diễn đàn: “Tiến bước lên Đoàn”
I.Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Giúp H/s nhận thức lí tưởng, mục đích, nhiệm vụ của người Đồn viên thanh niên
hiện nay
- Tự hào, tin tưởng ở tổ chức Đoàn, những biểu tượng tốt đẹp về tổ chức Đoàn.

2. Kĩ năng:
- Có kĩ năng sáng tác.
3. Thái độ:
- Rèn luyện tư cách đạo đức, phấn đấu đứng trong hàng ngũ của Đồn.
- Tự hào, trân trọng những hình ảnh, biểu tượng đẹp về Đoàn.
4. Phát triển năng lực:
- Năng lực gqvđ, Năng lực tự học, năng lực hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo, năng
lực tự quản bản thân,...
II.Nội dung và hình thức hoạt động:
1.Nội dung:
- Tìm hiểu, thảo luận về mục đích, lí tưởng, nhiệm vụ, vai trị của người Đoàn viên
hiện nay.
- Các bài thơ, truyện ngắn, tiểu phẩm, bài viết, tranh vẽ do H/s sáng tác về Đồn.
- Lời bình cho các sáng tác
- Báo ảnh về hoạt động của Đồn
2. Hình thức hoạt động:
- Thảo luận, trao đổi, tìm hiểu
- Văn nghệ
III.Chuẩn bị hoạt động:
1.Phương tiện hoạt động:
- Tư liệu về tổ chức Đoàn; tư liệu về Đoàn trường
- Các bài hát về Đoàn
2.Tổ chức: - GVCN phổ biến yêu cầu, hướng dẫn tìm hiểu tư liệu về Đồn
- Phân cơng:
+ Trang trí bảng: Tổ 1
+ Điều khiển chương trình: lớp trưởng
+ Văn nghệ : 3 tiết mục (LPVN)
- Ban giám khảo: GVCN + 3 tổ trưởng

24



IV.Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của thầy và trò
- Lớp trưởng điêu khiển chương
trình
Hát tập thể 1 bài .

Nội dung cần đạt
1.Khởi động: 5’
Hát tập thể 1 bài

2.Tìm hiểu về Đoàn: 20’
- Lớp trưởng điêu khiển chương - Lớp trưởng điêu khiển chương
trình
trình nêu câu hỏi:
- Mỗi cá nhân 1 sáng tác, trình
1.Ý nghĩa của tổ chức Đồn?
bày bình bầu ở tổ.
2. Vai trị của Đồn trong cuộc
- Mỗi tổ chọn 2 bài trình bày
sống?
trước lớp
3. Nhiệm vụ của Đồn viên ?
- GVCN và cả lớp bình bầu tổ và 4. Muốn phấn đấu trở thành Đoàn
cá nhân xuất sắc nhất
viên, mỗi học sinh cần phải làm
- Hình thức như thi các sáng tác gì?
- GVCN nêu ý nghĩa mục đích
- Các thành viên giơ tay trả lời

việc biểu diễn văn nghệ
- Cả lớp thảo luận, trao đổi, bổ
- Yêu cầu biểu diễn đối với các
sung
tổ:
- GVCN chốt lại
+ Hát bài đúng chủ đề
3.Trình bày sản phẩm dự thi :
+ Biểu diễn tự nhiên
15’
+ Khuyến khích phụ hoạ cho tiết - Đọc thêm tư liệu về tổ chức
mục
Đoàn GVCN phổ biến yêu cầu,
- Lớp phó văn nghệ điêu khiển
hướng dẫn chuẩn bị bài hát, thơ,
chương trình
truyện về Đồn
- Mỗi tổ chọn 2 bài trình bày
trước lớp (tập thể hoặc cá nhân)
- GVCN và cả lớp bình bầu tổ và
cá nhân xuất sắc nhất

HT và
PTNL
Năng
lực hợp
tác.

Năng
lực tư

duy và
giải
quyết
vấn đề.
Năng
lực hợp
tác.

Năng
lực tự
học;
Năng
lực giao
tiếp.

V.Kết thúc hoạt động:5’
- GVCN đánh giá kết quả tìm hiểu về Đoàn, nhận xét ý thức tham gia hoạt động của
lớp.
- Văn nghệ

25


×