Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
CHỦ ĐIỂM THÁNG 9:
TRUYỀN THỐNG NHÀ TRƯỜNG
Hoạt động 1:
Bầu Ban cán bộ lớp
I. Mục đích yêu cầu:
Giúp học sinh:
- Hiểu cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lớp.
- Bước đầu có ý thức xây dựng tập thể, có thái độ tôn trọng đội ngũ cán bộ lớp
- Rèn luyện kỹ năng nhiệm vụ và kỹ năng tham gia các hoạt động chung của tập thể.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
- Thành lập 4 tổ trong lớp
- Thảo luận chức năng, nhiệm vụ của từng cán bộ lớp.
- Bầu cán bộ lớp: Lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, các cán sự bộ môn toán, văn, anh, lý…
- Thống nhất cách thức làm việc của đội ngũ cán bộ lớp.
III. Chuẩn bị hoạt động:
- Nghiên cứu hồ sơ học sinh, quan sát các cử chỉ, hành động, nói năng, quan hệ với bạn bè
trong lớp, nhận xét của các giáo viên năm trước của một số em.
- Chuẩn bị các loại sổ sách ghi chép của cán bộ lớp
- Viết các nhiệm vụ cơ bản của cán bộ lớp:
+ Lớp truởng: phụ trách chung về các hoạt động của lớp
+ Lớp phó học tập: theo dõi kết quả học tập của lớp, phụ trách các cán sự lớp, có kế
hoạch cụ thể cho hoạt động của từng tuần.
+ Lớp phó văn thể mĩ: theo dõi việc thực hiện các nội quy của lớp, phụ trách hoạt động
văn nghệ, vui chơi, TDTT, hoạt động lao động của lớp.
+ Các tổ trưởng: theo dõi và phụ trách chung về nề nếp hoạt động của tổ
Tổ chức hoạt động:
- Giáo viên chuẩn bị trên giấy khổ to sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp, dự kiến nhân sự.
- Chuẩn bị 1 bảng nêu nhiệm vụ của cán bộ lớp.
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị ý kiến để đưa ra lựa chọn đội ngũ cán bộ lớp có đủ khả năng
điều hành hoạt động chung của lớp
IV. Tiến hành hoạt động:
Nội dung hoạt động
Người thực hiện
Hát tập thể “Lớp chúng mình”
Lớp phó văn thể
Nêu mục đích yêu cầu của việc phải tổ chức đội ngũ cán bộ
Giáo viên chủ nhiệm
lớp theo một cơ cấu chặt chẽ:
- Sơ đồ cơ cấu tổ chức lớp và các quan hệ hoạt động trong
đó.
- Nêu nhiệm vụ của cán bộ lớp:
+ Lớp trưởng: Phụ trách theo dõi, điều khiển các hoạt động
chung của lớp.
+ Lớp phó: Theo dõi, quản lí các hoạt động về học tập, nề
nếp của lớp. Có biện pháp xử lí các hành vi sai, kèm cặp các
bạn học kém.
+ Tổ trưởng: Theo dõi, kiểm tra đồ dùng học tập, bài tập về
nhà của các bạn trong tổ. Quản lí tổ viên của mình.
+ Các cán sự lớp: Tổ chức các hoạt động tập thể của lớp, đề
ra phương hướng hoạt động chung của lớp.
1
Giáo viên chủ nhiệm
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
Bình bầu Ban cán sự lớp gồm:
+ Lớp trưởng: 1
+ Lớp phó: 2
+ Tổ trưởng: 4
+ Cán sự lớp: TDTT, Văn nghệ
Giáo viên chủ nhiệm
Hát tập thể “Em yêu trường em”
Lớp phó văn thể
Trao nhiệm vụ cho cán bộ lớp
Giáo viên chủ nhiệm
Bày tỏ quyết tâm thực hiện tốt nhiệm vụ đã được giao.
Đại diện cán bộ lớp
Chúc mừng các bạn được bầu vào danh sách cán bộ lớp
Đại diện học sinh
Hát tập thể “Như có Bác Hồ”
Quản ca
V. Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên nhận xét về tinh thần, thái độ của học sinh cả lớp trong việc bầu cán bộ lớp.
- Động viên các em làm cán bộ lớp làm việc tích cực, hiệu quả.
2
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
Hoạt động 2
Thảo luận nội quy và nhiệm vụ năm học 2015 - 2016
I. Mục tiêu cần đạt:
Giúp học sinh:
- Học sinh hiểu được nội quy nhà trường và nhiệm vụ năm học 2015 – 2016.
- Có ý thức tôn trọng nội quy và nhiệm vụ năm học đã đề ra.
- Rèn luyện tích cực, thực hiện tốt nội quy và nhiệm vụ của năm học mới.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Nội quy của nhà trường
- Nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2015 - 2016
2. Hình thức:
- Nghe giới thiệu
- Trao đổi thảo luận theo tổ, lớp
- Văn nghệ.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động
- Một bản nội quy của nhà trường
- Một bản nghi nhiệm vụ chủ yếu của năm học 2015 - 2016
- Bài hát về trường lớp, các câu chuyện về trường lớp.
2 . Tổ chức hoạt động
- Tổ chức trong lớp
- Nêu yêu cầu kế hoạch học nội quy và nhiệm vụ năm học.
- Một số câu hỏi để học sinh thảo luận.
- Một số bài hát.
IV. Tiến hành hoạt động:
Nội dung hoạt động
Người thực hiện
Giới thiệu nội quy và nhiệm vụ năm học mới 2015 – 2016 (GVCN)
NỘI QUY LỚP 6A3 NĂM HỌC 2015 – 2016
I. Học sinh đến trường trang phục phải đúng quy định:
- Không đi dép lê.
- Áo bỏ trong quần: quần sẫm màu, áo trắng có phù hiệu(bản tên).
- Đeo khăn quàng.
- Mang dép có quai hậu.
- Mặc áo khoác đồng phục.
- Thứ 2 phải đem theo ghế và đội mũ ca lô trong giờ chào cờ.
II. Nề nếp, giờ giấc :
- Không được đến trường quá sớm
- Đúng giờ trang phục chỉnh tề vào lớp.
- Sinh hoạt 15 phút đầu giờ nghiêm túc, không được nói chuyện, chạy ra khỏi chổ ngồi.
- Không được tự ý đổi chổ ngồi.
- Không nói chuyện, làm việc riêng trong giờ học.
- Ra xếp hàng tập thể dục nhanh chóng, đứng đúng vị trí quy định, không nô đùa, xô đẩy
nhau khi tập thể dục.
- Không nói tục, chửi thề, gây gỗ, đánh nhau trong lớp, trường học.
- Phải có cử chỉ lời nói văn minh, lịch sự khi tiếp xúc với mọi người. Chào hỏi, thưa gửi
lễ phép với thầy cô giáo, với cán bộ, nhân viên nhà trường.
- Không được leo trèo lên bàn ghế.
- Không vẽ bậy lên tường.
3
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
- Không ăn quà vặt, xả xác trong lớp.
- Bảo vệ tài sản chung của lớp.
- Nghiêm túc chấp hành sự phân công của Ban cán sự lớp.
- Tham gia đầy đủ các buổi lao động, sinh hoạt tập thể.
- Không được đá cầu, đá bóng trong lớp hay dọc hành lang.
- Cấm mang chất nổ, chất dễ cháy hay vật nhọn đến trường.
- Không trèo cây, bẻ cành.
- Đi vệ sinh đúng nơi quy định.
- Nghỉ học phải có giấy xin phép và ý kiến của gia đình.
- Không được tự ý chỉnh sửa sổ ghi đầu bài.
- Không được phép xem sổ theo dõi của tổ trưởng, lớp trưởng, lớp phó, thủ quỹ.
- Cấm hút thuốc
- Cấm sử dụng điện thoại trong giờ học.
III. Học tập :
- Phải học bài, làm bài, soạn bài trước khi đến lớp.
- Đến lớp phải có đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập.
- Trong giờ học nếu có thảo luận nhóm thì phải giữ trật tự chung và tham gia thảo luận.
- Chú ý nghe giảng, ghi chép đầy đủ và hăng say phát biểu xây dựng bài.
Điều hành thảo luận theo tổ ( các câu hỏi đã chuẩn bị về các tổ và
yêu cầu các nhóm thảo luận trả lời.
1: Tại sao lại phải học nội quy trường lớp?
Lớp trưởng
2: Tại sao phải nắm được nhiệm vụ năm học 2015 - 2016?
3: Những yêu cầu cơ bản đối với học sinh ở trường THCS là gì?
Các nhóm khác bổ sung ý kiến
Đại diện các nhóm trình
bày ý kiến.
- Tổng kết lại các ý kiến cơ bản của nội quy và nhiệm vụ năm học
Giáo viên chủ nhiệm
2015 – 2016.
Hát tập thể
Lớp phó văn nghệ
Đánh giá 1 tuần học tập đã thực hiện:
Giáo viên chủ nhiệm
- Nề nếp:...........
- Học tập:….......
V. Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên tuyên dương tinh thần tham gia thảoluận của các tổ và cá nhân.
- Nhắc nhở học sinh nắm nội quy và nhiệm vụ năm học 2015 – 2016 để thực hiện cho tốt.
( Các tổ trưởng tiến hành kiểm tra và các buổi sinh hoạt và giờ ra chơi)
-----------------------------Hoạt động 3
Giới thiệu truyền thống nhà trường
I. Mục tiêu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Giúp học sinh nắm được truyền thống cơ bản của nhà trường và ý nghĩa của truyền thống
đó.
- Xác định trách nhiệm của học sinh trong việc phát huy truyền thống nhà trường.
- Xây dựng kế hoạch học tập của cá nhân và lớp.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
4
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
- Vài nét về lịch sử hình thành và phát triển của nhà trường.
- Truyền thống nhà trường trong những năm gần đây.
2. Hình thức
- Trình bày bằng lời, kể chuyện, tranh ảnh, trao đổi thảo luận:
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động:
- Sơ đồ tổ chức cơ cấu của nhà trường.
- Bản thành tích của nhà trường trong những năm gần đây.
2. Tổ chức hoạt động:
- Giới thiệu cơ cấu tổ chức của trường, truyền thống nhà trường.
- Học sinh tìm hiểu trước ở nhà trường, câu chuyện, tấm gương của học sinh và giáo viên
của trường (hỏi các thế hệ học sinh trước: bố mẹ, anh chị..)
- Chuẩn bị bài hát: “ Em yêu trường em”
- Hoạt động trong lớp
IV. Tiến hành hoạt động:
Nội dung hoạt động
Người thực hiện
Hát tập thể để ổn định nề nếp
Bài hát: “ Em yêu trường em”
Lớp phó văn thể
Sơ kết thi đua tuần 2:
Lớp trưởng
- Nề nếp trong lớp: Thực hiện tương đối tốt, vẫn còn hiện
tượng đi học muộn, mặc sai đồng phục.
- Nề nếp ngoài lớp: Học sinh lễ phép, ngoan ngoãn.
- Báo cáo thành tích sơ qua của nhà trường trong những năm
gần đây.(đặc biệt là qua lễ kỉ niệm 50 năm thành lập trường
vừa tổ chức thành công).
Giáo viên chủ nhiệm
- Nêu một số nét khái quát về cơ cấu tổ chức của nhà trường.
- Thảo luận nhóm, tổ về những thành tích của trường, những
mặt mạnh cần được phát huy hơn nữa trong năm học mới này:
Truyền thống học tập, tinh thần tham gia các hoạt động tập
Chi đội trưởng
thể….
- Học sinh nêu những mẩu chuyện, những tấm gương tiêu biểu
đã sưu tầm được về giáo viên và học sinh của trường:
Chi đội trưởng
- Nhận xét đánh giá tình hình lớp trong hai tuần qua.
Tổ chức chơi trò chơi hoặc hát múa
Giáo viên chủ nhiệm
Lớp phó văn thể
V. Kết thúc hoạt động:
- Giáo viên nhận xét thái độ của học sinh: biểu dương và phê bình kịp thời.
- Chuẩn bị một số bài hát cho tiết sau
5
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
Hoạt động 4
Tập hát những bài hát quy định
I .Mục tiêu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Học sinh hiểu được sự cần thiết phải học thuộc và nhớ các bài hát quy định ở lứa tuổi
THCS
-
Thuộc các bài hát quy định
-
Hào hứng phấn khởi và có trách nhiệm học các bài hát quy định.
II. Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung: Những bài hát quy định mỗi học sinh phải thuộc để sử dụng trong các hoạt động
chung của trường lớp.
-
Quốc ca - Đội ca
-
Đi học (Bùi Đình Thảo)
-
Chào mừng người bạn mới đến (Lương Bằng vinh)
-
Lớp chúng ta đoàn kết (Mộng Lân)
2: Hình thức
-
Ôn tập lại Quốc ca - Đội ca và các bài hát đã biết.
-
Sửa lại những chỗ sai
-
Học lại và học mới theo băng.
III. Chuẩn bị hoạt động:
1. Phương tiện hoạt động
-
Các bài hát được viết ra giấy khổ Ao
-
Băng nhạc các bài hát ở trên.
-
Máy cát xét
2. Tổ chức hoạt động
- Phân công cho cán sự văn nghệ và học sinh sưu tầm các bài hát: Đi học; Chào mừng
người bạn mới đến; Lớp chúng ta đoàn kết.
- Mượn Đoàn đội băng cát xét bài Quốc ca - Đội ca.
IV. Tiến hành hoạt động:
T NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
G
5’
Hoạt động 1: Mở đầu
• Hát tập thể
Chào người bạn mới đến
Nhạc và lời : Lương bằng Vinh
Chào người bạn mới đến. Góp thêm một niềm vui. Chào nụ cười dễ mến.
Góp thêm cho cuộc đời. Đến đây vui, đến đây chơi, là vườn hoa muôn màu
6
NGƯỜI
THỰC
HIỆN
Lớp trưởng
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
muôn sắc. Đến đây vui, đến đây chơi, là bài ca thắm thiết tình người.
• Nêu lý do và chương trình hoạt động
10 Hoạt động 2: Giới thiệu bài hát
’
• Người điều khiển nêu tên các bài hát quy định mà HS phải thuộc
• HS bổ sung thêm
• Giới thiệu nhóm hát mẫu hát thử một số bài hát
Lớp trưởng
28 Hoạt động 3 : Học hát
’
• Người điều khiển lấy ý kiến lớp lựa chọn vài bài hát quy định để tập
ngay tại lớp
• Giới thiệu người dạy hát cho lớp
Bài 1: Tiến lên đoàn viên
Nhạc và lời : Phạm Tuyên
Lớp trưởng
Đây một mùa xuân trăm hoa hé tưng bừng. Đây thời niên thiếu hát ca vang
lừng. Khăn quàng đổ tươi em đeo em mến yêu. Quyết tâm luyện rèn cho mình
càng tiến thêm !
Khi còn niên thiếu luôn luôn gắng nghe lời. Mai rồi khôn lớn tiến lên dựng
đời. Hoà bình, tự do tay ta xây đắp nên. Khắp nơi vang lừng tiếng kèn gọi tiến
lên !
Đk : Tiến lên đoàn viên em ước ao bao ngày
Xứng cháu Bác Hồ dựng xây nước sau này
Tiến lên đoàn viên theo Đảng tiền phong
Bước theo lá cờ nhuộm màu đấu tranh.
Bài 2: Hành khúc đội
Nhạc và lời : Phong Nhã
Đi ta đi lên nối tiếp bao anh hùng. Như quân tiên phong bước trên đường
giải phóng. Tiến kèn vang vang giục giã thiếu niên nhi đồng. Tiến theo lá cờ
Đội Hồ Chí Minh quang vinh. Bác vẫn còn sống mãi cùng đất nước. Tiếng của
Người vẫn ấm cả non sông. Khi chúng ta kết đoàn gắng học hành chăm ngoan.
Bác vẫn luôn tươi cười dắt ta lên đường.
Tay ta nâng cao tấm chân dung Bác Hồ. Trong tim nhen lên những ước mơ
rực rỡ. Khăn quàng đỏ tươi là của Bác trao cho mình. Biết bao tự hào Đội Hồ
Chí Minh quang vinh. Nhớ năm điều của Bác ngời ánh sáng. Nhớ những lời di
chúc đầy yêu thương. Những cháu ngoan Bác Hồ nối nghiệp Đảng tiên phong.
Xây nước non đời đời sáng tươi huy hoàng.
Bài 3 : Bác Hồ – Người cho em tất cả
Nhạc : Hoàng Long – Hoàng Lân
Lời : phỏng thơ Phong Thu
Cho ánh nắng ban mai là những sớm bình minh. Cho những đêm trăng
đẹp là chị hằng tươi xinh. Cây cho trái và cho hoa, sông cho tôm và cho cá.
Đồng ruộng cho bông lúa, chim tặng lời reo ca. Anh bộ đội đến nhà, cho em
lòng dũng cảm. Cô giáo cho bài giảng yêu xóm làng thiết tha. Cùng nhau vượt
đường xa xôi là chiếc khăn quàng thắm tươi. Cho em tất cả. Người mang cho
em cuộc đời mới tươi sáng đầy ước mơ. Người cho em tất cả là Bác Hồ Chí
Minh.
• Người dạy hát cho lớp tập mỗi bài hát 2-3 lần cho HS quen nhạc
7
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
Người điều khiển yêu cầu mỗi HS về tự ôn luyện để thuộc các bài hát quy định.
12 Hoạt động 4: Vui văn nghệ
Lớp trưởng
ph
• Người điều khiển chương trình lần lượt mời các bạn lên trình diễn các
út
tiết mục văn nghệ
• Treo câu đố vui
a. Nửa là chim
Nửa là thú
Nuôi con bằng vú
Mà lại biết bay
Là con gì ? Đáp án : con dơi
b.
Bé người mà rất tinh ma
Ở đâu có cỗ thế là đến xơi
Tự nhiên chẳng phải ai mời
Cửa quan, cửa lính chẳng nơi nào từ
Là con gì ? Đáp án : con ruồi
c. Để nguyên – dùng dán đồ chơi
Thêm huyền – lại ở tận nơi mái nhà
Thêm nặng – ăn ngọt lắm nha
Nếu mà thêm sắc – cắt ra áo quần
Là chữ gì ? Đáp án : keo
V. Kết thúc hoạt động:
- Đôn đốc nhắc nhở động viện học sinh học thuộc các bài hát quy định.
- Nhận xét buổi tập hát, rút ra những ưu, khuyết điểm.
8
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
CHỦ ĐIỂM THÁNG 10: CHĂM NGOAN, HỌC GIỎI
Hoạt động 1:
Nghe giới thiệu thư Bác Hồ
I. Mục tiêu giáo dục:
Giúp học sinh:
- Học sinh hiểu được sự quan tâm,chăm lo của Bác Hồ với các thế hệ trẻ Việt nam.
- Học sinh nắm được ý nghĩa lời dạy của Bác trong thư gửi học sinh ngày khai trường 91945 và thư giửi ngành giáo dục ngày 16/10/1968.
- Học sinh có thái độ đúng đắn, quyết tâm học tập tốt, rèn luyện theo lời dạy của Bác.
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1. Nội dung:
- Thư của Bác gửi học sinh cả nước 9-1945
- Thư của bác gửi ngành giáo dục ngày 16/10/1968
2. Hình thức
- Đọc thư của Bác
- Trao đổi, thảo luận nội dung chính và ý nghĩa của thư Bác
III. Chuẩn bị hoạt động
1. Phương tiện hoạt động
- Hai bức thư của Bác để đọc trước lớp. Kể chuyện về Bác Hồ
- Các câu hỏi thảo luận:
+ Bác khuyên học sinh phải làm gì?
+ Bác mong muốn điều gì ở thế hệ trẻ? Vì sao?
+ Nhiệm vụ học tập của học sinh hiện nay?
- Bài hát: “ Ai yêu nhi đồng bằng bác Hồ Chí Minh”.
2. Tổ chức hoạt động
- Điều khiển chương trình; Chi đội trưởng.
- Đọc thư bác diễn cảm: Lớp trưởng
- Văn nghệ: Tốp ca
- Thảo luận các tổ.
- Câu chuyện về Bác Hồ.
IV. Tiến hành hoạt động
THỜI
NGƯỜI
THỰC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
GIAN
HIỆN
3P
Quản ca
Hát tập thể bài hát: “ Ai yêu nhi đồng bằng Bác Hồ Chí
Minh”
3P
5P
Chi đội trưởng
Lớp trưởng
Tuyên bố lí do: Nêu chương trình làm việc
Đọc thư Bác Hồ gửi các cháu thiếu niên nhân ngày khai
trường 9 – 1945
Sửa lại những chỗ đọc sai
5P
5P
Giáo viên chủ nhiệm
Chi đội trưởng
Đọc thư của Bác Hồ gửi ngành giáo dục 16/10/1968
Phân công các tổ thảo luận:
Tổ 1; Bác Hồ khuyên học sinh phải làm gì?
Tổ 2: Bác mong muốn điều gì ở thế hệ trẻ? Vì sao?
Tổ 3: Nhiệm vụ của học sinh hiện nay là gì?
5P
10
Tốp ca
Các nhóm trưởng
Hát bài: “ Ai yêu nhi đồng bằng bác Hồ Chí Minh”
Trình bày phần thảo luận của nhóm mình.
9
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
3P
Giáo viên chủ nhiệm
Tổng kết ý kiến, bổ sung, nhắc nhở nhiệm vụ của học
sinh
6P
Lớp trưởng
Đọc truyện về Bác Hồ.
V: Kết thúc hoạt động
- Chi đội trưởng điều khiển, nhận xét, kết quả hoạt động.
10
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
Hoạt động 2:
Lễ giao ước thi đua“ chăm ngoan – học giỏi”
I: Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh:
- Học sinh hiểu được ý nghĩa và tác dụng của việc thi đua, nắm vững nội dung và tiêu chí
thi đua: “ chăm ngoan – học giỏi”
- Xác định mục đích, thái độ học tập đúng đắn, quyết tâm thi đua học tập tốt.
- Biết tự quản, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau học tập theo chỉ tiêu đề ra
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
- chương trình hành động “chăm ngoan – học giỏi”
- Đăng kí và giao ước thi đua của các tổ.
- Cá nhân đăng kí danh hiệu thi đua.
- Văn nghệ “ chăm ngoan – học giỏi – biết ơn thầy cô giáo”
2: Hình thức
- Tổ chức lễ giao ước thi đua giữa các tổ và cá nhân.
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
- Chương trình hành động của lớp: nghị quyết của chi đội (Đại Hội chi đội)
- Tiêu chí thi đua giữa các tổ
- Chọn hai tiết mục văn nghệ.
2: Tổ chức hoạt động
- Giáo viên chủ nhiệm + cán bộ lớp thống nhất chương trình, kế hoạch hoạt động và phân
công công việc
- Điều khiểm chương trình: Lớp trưởng
- Thư kí lớp.
- Các tổ trưởng họp với tổ viên sau đó viết giao ước thi đua
- Chi đội trưởng đọc nghị quyết chi đội.
- Mời đại biểu
IV: Tiến hành hoạt động
TG
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
NGƯỜI THỰC
HIỆN
7 phút
Hoạt động 1 : Khởi động:
- Hát bài: “Bốn phương trời”.
- Cả lớp
- Tuyên bố lý do: “Học tập là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi cá nhân - Dẫn chương trình
học sinh, là nhiệm vụ chung của tập thể lớp ta. Kết quả học tập
của mỗi người phụ thuộc và ảnh hưởng chung đến kết quả của tổ,
của lớp. Vì vậy các bạn trong lớp cần có hướng phấn đấu học tập
cho mình, đồng thời góp phần vào phong trào, khí thế chung của
cả lớp. Trong tiết sinh hoạt hôm nay chúng mình sẽ cùng nhau
đăng ký thi đua và cùng nhau thảo luận về việc thực hiện những
chỉ tiêu thi đua của mình, để việc học tập của lớp nói chung, của
mỗi người nói riêng đạt được kết quả tốt nhất.”
- Giới thiệu đại biểu:
- Kính thưa cô cùng toàn thể các bạn. Chương trình hoạt động của
chúng ta hôm nay gồm có 2 phần:
- Dẫn chương trình
+ Nêu giao ước thi đua của tổ, của lớp
+ Thảo luận kế hoạch thực hiện và ký kết.
11
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
15 phút
Hoạt động 2: Thảo luận :
- Lớp trưởng trình bày kế hoạch hành động của chương trình: “ Lớp trưởng
Chăm ngoan học giỏi”.
- Lớp phát biểu, thảo luận từng chỉ tiêu, biện pháp.
Cả lớp.
- Lấy biểu quyết của lớp.
- Các tổ trưởng lên kí giao ước thi đua.
Tổ trưởng
- Mời đại diện các tổ viên đọc giao ước.
Đại diện các tổ.
- Thông qua chương trình hành động thi đua của lớp.
15 phút
Hoạt động 3: Sinh họat văn nghệ
- Hát tập thể bài truyền thống.
- Các tổ lên trình bày các tiết mục VN.
Cả lớp
Lớp phó văn thể
8 phút
Hoạt động 4: Kết thúc:
- Người DCT nhận xét chung.
Dẫn chương trình
- GVCN nhận xét, đánh giá và biểu dương tinh thần tham gia tích GVCN
cực của các tổ, nhóm.
Dẫn chương trình
- Nhắc nhở các tổ thực hiện tốt giao ước thi đua.
V: Kết thúc hoạt động
-
Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá biểu dương tinh thần tham gia tích cực của cá
nhân, tổ, nhóm.
Nhắc nhở học sinh thực hiện tốt cam kết thi đua.
CHỦ ĐIỂM THÁNG 11: TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO
Hoạt động 1:
Lễ đăng kí “ tuần học tốt, tháng học tốt”
I: Yêu cầu giáo dục
12
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
Giúp học sinh:
- Hiểu được mục đích, ý nghĩa và nắm vững nội dung thi đua, chỉ tiêu thi đua của tháng học
tốt, tuần học tốt.
- Tự giác và quyết tâm học tập tốt để đền đáp công ơn của các thầy cô giáo .
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
- Chương trình hoạt động của lớp trong tháng 11 và tuần cao điểm của tháng.
- Cá nhân đăng kí thi đua thực hiện tốt chương trình hành động của lớp .
- Các tổ đăng kí thi đua.
- Văn nghệ .
2: Hình thức
- Lế đăng kí thi đua.
- Hát, kể chuyện, trò chơi.
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
- Bản đăng kí chương trình hành động của lớp.
- Bản đăng kí thi đua của tổ, cá nhân.
- Một vài tiết mục văn nghệ.
2: Tổ chức hoạt động
- Giáo viên chủ nhiệm lớp họp với cán bộ lớp, xây dựng chương trình hành động của lớp
(để phát động phong tào thi đua trước lớp); thống nhất nội dung, kế hoạch hoạt động.
- Hướng dẫn học sinh viết đăng kí thi đua (nói rõ việc thực hiện nề nếp học tập, các biện
pháp thực hiện, kết quả về văn hoá, về đạo đức, và các hoạt động tập thể.).
- Hướng dẫn các tổ trưởng viết bản đăng kí thi đua trên cơ sở thảo luận nhất trí .
- Mỗi học sinh và mỗi tổ chuẩn bị một tiết mục văn nghệ theo chủ đề phân công.
- Lớp trưởng viết và trình bày trước lớp chương trình hành động của lớp.
- Lớp phó phụ trách học tập điều khiển chương trình chung.
- Lớp phó văn nghệ điều khiển văn nghệ.
- Tổ, nhóm trang trí lớp.
IV: Tiến hành hoạt động
TG
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
NGƯỜI
THỰC
HIỆN
5 phút Hoạt động 1: Mở đầu
- Hát một bài hát tập thể.
- Cả lớp
- Tuyên bố lí do:
- Người điều
- Giới thiệu khách mời.
khiển
- Giới thiệu chương trình hoạt động.
15
Hoạt động 2 :Thảo luận về tuần học tốt, tháng học tốt. Đăng kí và giao
phút
ước thi đua
- Hướng dẫn lớp thảo luận những câu hỏi:
1. Thế nào là tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt?
- Lớp trưởng
Một tiết học được coi là tốt nếu ta chuẩn bị tốt cho tiết học, tích cực - Người điều
tham gia thảo luận, hăng hái phát biểu ý kiến, hiểu bài vận dụng tốt kiến khiển
thức của mình, giữ trật tự, kỉ luật theo sự điều khiển của thầy cô giáo.
Tuần học tốt gồm các tiết học tốt tạo nên. Tháng học tốt là nhờ nhiều tuần
học tốt.
2. Tác dụng của những tiết học tốt, tuần học tốt, tháng học tốt là gì?
Nó giúp cho chúng ta chủ động trong học tập, nắm bài sâu hơn, tạo
13
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
15
phút
không khí học tập sôi nổi, nhờ đó kết quả học tập ngày càng được nâng
cao.
3. Để có những tiết học tốt , tuần học tốt, tháng học tốt người học sinh cần
phải làm gì?
Chúng ta cần phải ôn bài, làm bài tập trước khi đến lớp, chăm chú
nghe thầy cô giáo giảng, giao nhiệm vụ; tích cực tự giác thực hiện nhiệm
vụ của mình, tự tin trình bày suy nghĩ, kết quả bài làm của mình...
- Tổng kết ngắn gọn những nội dung chính kết quả thảo luận.
- Từng tổ lên đọc bản đăng kí thi đua của tổ mình. Treo tờ đăng kí đó lên
bảng.
- Đại diện học sinh đọc đăng kí thi đua của cá nhân mình.
- Cá nhân nộp bản đăng kí thi đua cho tổ trưởng.
- Đọc bản giao ước thi đua của lớp.
- Kí vào bản giao ước thi đua của lớp.
Hoạt động 3: Thảo luận theo chủ đề “Tôn sư trọng đạo”
- Lần lượt nêu các câu hỏi cho các bạn tự do phát biểu ý kiến:
1. Bạn hãy cho biết xuất xứ ngày 20-11 và ngày này được kỉ niệm ở Việt
Nam như thế nào?
Tháng 8-1957,Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vac-sa-va (Ba Lan)
đã thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20-11
hàng năm làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo.
Ngày 20-11-1958 Ngày Hiến chương các nhà giáo lần đầu tiên được tổ
chức ở nước ta.Và ngày 28-9-1982, Hội đồng Bộ trưởng ra quyết định lấy
ngày 20-11 hằng năm làm Ngày Nhà giáo Việt Nam.
2. Bạn hãy cho biết những câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ, danh ngôn...về
người thầy giáo.
+ Không thầy đố mày làm nên.
+ Học thầy không tày học bạn.
+ Nhất tự vi sư, bán tự vi sư.
+ Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy.
+ Mùng một Tết cha, mùng hai Tết mẹ, mùng ba Tết thầy.
+ Gươm vàng rớt xuống Hồ Tây,
Công cha cũng trọng, nghĩa thầy cũng sâu.
+ Khi nào em bé cỏn con.
Bây giờ em đã lớn khôn thế này.
Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao.
3. Bạn hãy kể về một người thầy, cô giáo cũ của mình.
4. Bạn nghĩ như thế nào trước sự so sánh “Học sinh thiếu thầy giáo như
cây thiếu ánh Mặt Trời”.
5. Có nhà thơ ví “Cô giáo như mẹ hiền”, bạn có nghĩ như vậy không?
6. Bạn hãy đọc một bài thơ về thầy cô giáo.
7. Bạn hãy hát một bài về thầy cô giáo.
8. Bạn có biết những thầy cô giáo nào được đặt tên cho trường học, đường
phố ở địa phương mình?
+ Chu Văn An
+ Lê Quý Đôn
+ Phan Bội Châu
14
- Người điều
khiển
- Tổ lên đọc
bản đăng kí
thi đua.
- Người điều
khiển
- Học sinh
- Học sinh
- Học sinh
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
+ Nguyễn Tất Thành
+ Nguyễn Bỉnh Khiêm
+ Nguyễn Trãi
- Phát biểu theo từng nội dung của câu hỏi.
Hoạt động 4: Vui văn nghệ
-Trình bày các tiết mục văn nghệ đã chuẩn bị.
Hoạt động 5: Kết thúc
- Nhận xét về sự chuẩn bị và ý thức tham gia thảo luận của cá nhân của các
tổ.
- Ghi nhận sự đăng kí thi đua của từng cá nhân và tập thể lớp. Động viên
các em htực hiện tốt kế hoạch của mình. Gợi ý các em về những biện pháp
theo dõi, kiểm tra, đánh giá, đôn đốc việc thực hiện của các bạn.
V: Kết thúc hoạt động
- Nhận xét, đánh giá
- Tuyên bố kết thúc hoạt động.
15
- Người điều
khiển
- Học sinh
- Các tổ
- GVN
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
Hoạt động 2:
Nhớ công ơn các thầy giáo cô giáo
I: Yêu cầu giáo dục
Giúp học sinh:
- Hiểu được công lao của các thầy, cô giáo đối với sự trưởng thành của mỗi học sinh.
- Biết ơn sâu sắc và kính trọng các thầy, cô giáo
- Biết ứng xử lễ phép , chăm ngoan, học giỏi để đền đáp công ơn các thầy, cô giáo.
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
- Công lao của các thầy giáo, cô giáo.
- Những kỉ niệm sâu sắc về tình thầy trò.
- Những bài hát, bài thơ, câu chuyện cảm động, câu danh ngôn về tình thầy trò và truyền
thống tôn sư trọng đạo.
2: Hình thức
- Trao đổi tâm tình.
- Hát, kể chuyện, trò chơi đố vui thông qua hình thức hái hoa dân chủ.
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
- Sưu tầm, tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ, câu chuyện, bài hát, bài thơ về tình cảm thầy trò,
những gương thầy giáo, cô giáo tiêu biểu, những kỉ niệm sâu sắc của mình về tình cảm thầy trò.
2: Tổ chức hoạt động
- Giáo viên chủ nhiệm hội ý với cán bộ lớp để thống nhất chương trình, hình thức, kế hoạch
hoạt động và phân công
+ Người điều khiển chương trình
+ Tổ, nhóm trang trí lớp.
IV: Tiến hành hoạt động
TG
7 phút
20 phút
15 phút
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
- Hát một bài tập thể về thầy cô giáo.
- Tuyên bố lí do:
- Giới thiệu các thầy cô giáo đến dự.
- Giới thiệu chương trình:
+ Chúc mừng thầy cô giáo.
+ Văn nghệ chào mừng 20-11.
Hoạt động 2: Chúc mừng thầy cô giáo
+ Đọc tóm tắt lịch sử ngày nhà giáo Việt Nam.
+ Đọc lời chúc mừng các thầy cô giáo.
+ Tặng hoa cho thầy cô giáo
+ Phát biểu chúc mừng các thầy cô giáo
+ Phát biểu về tâm tư tình cảm của mình đối với nghề
nhà giáo, đối với học sinh.
Hoạt động 3: Văn nghệ chào mừng 20-11’
+ Biểu diễn các tiết mục văn nghệ như đã chuẩn bị.
+ Góp vui văn nghệ.
+ Xen vời văn nghệ là trình bày tâm tư tình cảm của
16
NGƯỜI THỰC HIỆN
- Cả tập thể
- Người điều khiển
- Lớp trưởng
- Người điều khiển
- Đại diện học sinh
- Thầy cô giáo
- Các tổ
- Thầy cô
- Học sinh
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
3 phút
mình.
Hoạt động 4: Kết thúc
+ Cảm ơn sự hiện diện của thầy cô, của đại diện phụ - Người điều khiển
huynh học sinh. Chúc sức khoẻ thầy cô và đại biểu.
V: Kết thúc hoạt động
-
Cảm ơn , chúc sức khoẻ các thầy ,ô giáo
Nhắc các bạn học tập tốt để đền đáp công ơn các thầy cô giáo.
-
CHỦ ĐIỂM THÁNG 12: UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN
Hoạt động 1:
Tìm hiểu truyền thống cách mạng địa phương
I: Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh:
17
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
-
Hiểu biết những nét cơ bản về truyền thống cách mạng, truyền thống bảo vệ xây dựng quê
hương mình.
Có ý thức tự hào về quê hương, đất nước và thêm yêu Tổ quốc
Biết giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp đó
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
- Những truyền thống kiên cường, bất khuất trong đấu tranh cách mạng chống ngoại xâm,
bảo vệ quê hương
- Những thành tựu trong xây dựng đổi mới của thủ đô Hà Nội
- Những bài báo, bài ca, bài thơ viết về Hà Nội
2: Hình thức
- Sưu tầm, tìm hiểu và trình bày kết quả sưu tầm, tìm hiểu về “ Truyền thống cách mạng
quê hương em”
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
- Những tư liệu sưu tầm được về truyền thống cách mạng ở quê hương em
- Phấn, bảng, giấy màu trang trí
- Một số tiết mục văn nghệ ca ngợi Thủ Đô
2: Tổ chức hoạt động
- Giáo viên chủ nhiệm nêu nội dung, yêu cầu của hoạt động hướng dẫn học sinh sưu tầm ,
tìm hiếu sách báo, tranh ảnh, thơ ca về truyền thống Thủ Đô văn minh, thanh lịch
- Phân công các tổ trưởng tập hợp tư liệu, các tổ thành viên trình bày kết quả từng mặt về
thành tựu, truyền thống cách mạng quê hương
- Phân công người điều khiển chương trình
- Phân công tổ nhóm tramg trí
- Cử người mời đại biểu
- Chuẩn bị văn nghệ
IV: Tiến hành hoạt dộng
THỜI
GIAN
NGƯỜI
HIỆN
THỰC NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
3P
Lớp trưởng
Tuyên bố lí do nêu chương tình và giới thiệu đại biểu
2P
Quản ca
Hát tập thể bài: Màu áo chú bộ đội (Nguyễn văn Tý)
25P
Người dẫn chương Báo cáo kết quả tìm hiểu truyền thống cách mạng quê
trình mời các đại diện hương
tổ nhóm
Các kết quả và thành tích đạt được trong việc lao động sản
18
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
Các nhóm khác bổ xuất, bảo vệ an ninh, xây dựng quê hương
sung
Người dẫn chương trình gợi mở động viên các học sinh
trong lớp bổ sung
15P
Tập thể học sinh
Tiết mục văn nghệ tập thể hay trò chơi đố chữ
Đơn ca, song ca, tốp ca
V: Kết thúc hoạt động
- Giáo viên nhận xét kêt quả hoạt động
- Cảm ơn đại biểu và tuyên bố lí do kết thúc hoạt động.
19
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
Hoạt động 2: Hội vui học tập
I: Mục tiêu giáo dục
Giúp học sinh:
- Ôn tập củng cố , bổ sung và mở rộng kiến thức đã học trên lớp , cùng trao đổi kinh
nghiệm và phương pháp học tập tốt.
- Gây hứng thú học tập
- Rèn luyện tác phong chững chạc, tư duy mạch lạc, sáng tạo rèn luyện
II: Nội dung và hình thức hoạt động:
1: Nội dung:
- Câu hỏi ôn tập một số môn ( có lựa chọn, súc tích và thiết thực)
- Các bài toán vui, các câu đố
- Trao đổi kinh nghiệm, phương pháp học tập ôn tập
2: Hình thức
- Thi trả lời các câu hỏi, câu đố, hái hoa dân chủ, trò chơi ngôn ngữ
III: Chuẩn bị hoạt động
1: Phương tiện hoạt động
- Các câu hỏi, câu đố, các bài toán vui và các câu hỏi phụ có liên quan
- Đáp án của các câu hỏi, câu đố trên.
- Thang điểm và cách thức thi
2: Tổ chức hoạt động
- Giáo viên chủ nhiệm đề nghị với giáo viên bộ môn có liên quan giúp đỡ chuẩn bị các câu
hỏi, câu đố, bài toán vui…
- Học sinh suy nghĩ tìm hướng giải quyết
- Phân công học sinh khá giỏi chuẩn bị trình bày kinh nghiệm, phương pháp học tập tốt của
mình.
- Cử ban giám khảo
- Mời giáo viên bộ môn làm cố vấn
- Phân công nguời dẫn chương trình, trang trí, chuẩn bị cây hoa, chuẩn bị tặng phẩm……
IV: Tiến hành hoạt động
TG
Người thực hiện
Người thực
hiện
1. Hoạt động 1 : Mở đầu
- Hát tập thể :
Hãy giữ cho em bầu trời xanh
25
Nhạc và lời : Huy Trân
Phút
Hãy xua tan những mây mù đen tối
Để bầu trời tươi mãi một màu xanh
Hãy bay lên chim bồ câu trắng
Cho bầy em ca hát dưới trời xanh
Lá lá la la la lá lá lá lá la
Lá lá la la la là lá lá lá lá
Hãy chặn tay lũ điên cuồng hiếu chiến
Cho bầy em cắp sách tới trường vui
Hãy bay lên chim bồ câu trắng
Cho trẻ thơ ca hát khắp hành tinh
20
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
Lá lá la la la lá lá lá lá la
Lá lá la la la là lá lá lá lá
- Giới thiệu đại biểu tham dự
- Giới thiệu chương trình hội vui học tập và mời ban giám khảo lên
làm việc
2
3
Hoạt động 2: Hái hoa dân chủ
-BGK phổ biến yêu cầu, cách chơi, tiêu chuẩn đánh giá cho điểm
- HS lên hái hoa trả lời câu hỏi BGK cho điểm (điểm thuộc về
tổ)
- Các tổ lần lượt cử người lên hái hoa và trả lời câu hỏi. Nếu trả lời
không được sẽ chuyển cho khán giả ( điểm thuộc về tổ có người trả
lời đúng)
- Giám khảo hay thầy cô bộ môn có thể hướng dẫn trả lời đối với
những câu khó, không học sinh nào biết
- Người điều khiển canh thời gian để chuyển sang hoạt động 3
Hoạt động 3: Trình bày kinh nghiệm học tập tốt
- Mời một học sinh có thành tích tốt trong học tập lên trình bày kinh
nghiệm của mình
- Lớp trao đổi và rút ra bài học cụ thể cho học sinh toàn lớp học tập
và làm theo.
Hoạt động 4: Tổng kết
- BGK công bố điểm cho từng tổ
- Phát thưởng
- Hát tập thể :
Lớp chúng ta kết đoàn.
Nhạc và lời : Mộng Lân
Lớp chúng mình rất rất vui. Anh em ta chan hoà tình thân. Lớp
chúng mình rất rất vui. Như keo sơn anh em một nhà. Đầy tình thân
quý mến nhau luôn thi đua học chăm tiến tới. Quyết kết đoàn giữ
vững bền. Giúp đỡ nhau xứng đáng trò ngoan.
V: Kết thúc hoạt động
- Giáo viên chúc mừng tổ đạt kết quả tốt
- Nhận xét tinh thần, thái độ tham gia các hoạt động của lớp
CHỦ ĐIỂM THÁNG 1,2:
MỪNG ĐẢNG, MỪNG XUÂN
Hoạt động 1:
TÌM HIỂU NHỮNG NÉT THAY ĐỔI
21
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
CỦA QUÊ HƯƠNG, ĐẤT NƯỚC
I. Yêu cầu giáo dục
- Hiểu được những nét đổi thay ở quê hương địa phương mình do Đảng lãnh đạo
- Tin tưởng ở sự lãnh đạo của Đảng, tự hào về quê hương
- Tự giác học tập, rèn luyện tốt để xứng đáng với truyền thống tốt đẹp của quê hương.
II. Chuẩn bị hoạt đông
1. Phương tiện
- Tư liệu : Tranh ảnh, bài viết, thơ ca về những thành tựu của quê hương …
- Hệ thống các câu hỏi cho chủ đề hoạt động
2. Tổ chức
- GVCN : Nêu chủ đề hoạt động, nêu nội dung và hình thức tiến hành cho cả lớp
- Hướng dẫn HS sưu tầm, tìm hiểu các tư liệu liên quan tới chủ đề hoạt động
- Phân công các công việc chuẩn bị:
+ Xây dựng chương trình hoạt động
+ Cử người điều khiển hoạt động
+ Cử người phối hợp điều khiển trao đổi thảo luận
+ Cử người phụ trách chương trình văn nghệ xen kẽ trong quá trình toạ đàm
+ Mời đại diện cán bộ lãnh đạo ở địa phương
+ Phân công trang trí
+ Dự kiến mời đại biểu
III. Tiến hành hoạt động
TG
5 phút
30
phút
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
- Hát bài “Em là mầm non của Đảng” (Nhạc và lời: Mộng
Lân)
- Tuyên bố lí do: Dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng, ngày
nay đất nước ta đã ngày càng đổi mới, tiến lên theo con
đường CNXH, cùng hoà chung với khí thế đi lên của cả
nước, quê hương ta. Để nhằm tìm hiểu về sự thay đổi của
quê hương mình và từ đó nâng cao hơn nữa lòng yêu quê
hương, tự hào về những thành tựu đạt được của quê hương
, hôm nay chúng ta sẽ cùng tham dự tiết hoạt động ngoài
đầy ý nghĩa này.
- Giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình hoạt động
Hoạt động 2: Toạ đàm
- Nêu ra một số vấn đề hoặc câu hỏi :
* Ví dụ :
? Bạn hãy kể về một gương sáng Đảng viên ở quê hương ?
? Quê hương bạn đang có những sự thay đổi nào ?
? Trước những thay đổi đó của quê hương, bạn có suy
nghĩ gì ?
? Tỉnh Đồng Tháp phát triển mạnh về những ngành kinh tế
nào ?
? Là một HS đang ngồi trên ghế nhà trường bạn có thể
làm gì để góp phần mình vào công cuộc đổi mới của quê
hương ?
? Theo bạn, Đảng có vai trò như thế nào trong sự đổi mới
22
NGƯỜI THỰC HIỆN
- Tập thể lớp
- Người dẫn chương trình
- Người dẫn chương trình
- Người dẫn chương trình và
một số cá nhân tham gia trả
lời câu hỏi
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
và phát triển của quê hương ?
? Hãy nhắc lại lời căn dặn của Bác Hồ đối với các cháu
thiếu nhi trong bức thư gửi các cháu nhân ngày khai
trường đầu tiên của nước VNDCCH ?
- Trong quá trình toạ đàm, có thể mời đại biểu là Đảng
viên tham dự, phát biểu ý kiến.
- Xen kẽ một số tiết mục văn nghệ của cá nhân và tập thể
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động
- Đại biểu là Đảng viên
- Mời đại biểu phát biểu ý kiến
- Một số cá nhân và tập thể
lớp
7 phút
- Người dẫn chương trình
IV. Nhận xét - Dặn dò : ( 5 phút )
- GV nhận xét và đánh giá về công tác chuẩn bị,tiến hành hoạt động của HS trong tiết học.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị chu đáo cho hoạt động tuần sau:
Chuẩn bị cho tiết sau với chủ đề : Giao lưu văn nghệ mừng Đảng, mừng xuân
- Mỗi tổ và cá nhân chuẩn bị một tiết mục văn nghệ đặc sắc với chủ đề : Hát về Đảng, Bác Hồ
và về mùa xuân
- Bộ phận biên tập chuẩn bị trước một vài câu hỏi có cùng chủ đề để xen kẽ vào hoạt động
- Có thể chia cả lớp thành hai đội để thi đấu theo hình thức ví dụ như hát bài hát có chữ
“xuân”, hỏi tên bài hát, tên tác giả …
23
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
Hoạt động 2:
GƯƠNG SÁNG ĐẢNG VIÊN
QUÊ HƯƠNG EM
I.YÊU CẦU GIÁO DỤC:
Giúp HS:
• Tìm hiểu về cuộc đời, phẩm chất và thành tích của những Đảng viên ưu tú trong sự
nghiệp cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.
• Có lòng tự hào, cảm phục và yêu mến các Đảng viên ưu tú.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG
1. Nội dung:
• Truyền thống cách mạng xây dựng và bảo vệ quê hương.
• Gương các Đảng viên ưu tú.
2. Hình thức hoạt động:
• Nghe nói chuyện và thảo luận
(HS sưu tầm, tìm hiểu và trình bày kết quả tìm hiểu được)
III. CHUẨN BỊ HOẠT ĐỘNG:
1. Về phương tiện hoạt động:
• GVCN liên hệ mời báo cáo viên là cán bộ lão thành cách mạng hoặc cán bộ tuyên huấn ở
địa phương để nói chuyện cho HS.
• Chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận cho HS sau khi nghe nói chuyện.
2. Về cách thức tổ chức hoạt động:
• GVCN thông báo cho cả lớp về nội dung nghe nói chuện và yêu cầu mỗi HS tự tìm hiểu
trước các gương sáng Đảng viên ở địa phương, quê hương.
• Cử người điều khiển chương trình hoạt động.
• Cử cán sự điều khiển chương trình văn nghệ.
• Mời đại biểu
• Phân công người: Kẻ tiêu đề, trang trí
• Chuẩn bị hoa và khăn bàn.
IV. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG:
TG
7’
NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 1: Mở đầu
Hát tập thể:
NGƯỜI
THỰC
HIỆN
Lớp trưởng
EM LÀ MẦM NON CỦA ĐẢNG
Mộng Lân
Em là búp măng non, em lớn lên trong mùa cách mạng, sướng vui có
Đảng tiên phong, có Đảng như ánh thái dương, sống yên vui trong tình
Lớp trưởng
yêu thương cuộc đời ngàn năm bừng sáng.
Khăn quàng thắm vai em ghi chiến công anh hùng Cách mạng, tiếng Giáo viên
thơm muôn đời còn vang, sáng ngời ý chí đấu tranh bước lên theo lý
tưởng quang vinh của Đảng tiên phong dẫn đường.
Tiếng hát của chúng em bay qua muôn trùng sông núi. Ghi công ơn
của Đảng tiền phong em sướng vui. Có sách mới áo hoa đây là nhờ ơn
Đảng ta. Vui tung tăng vang ca có Đảng cuộc đời nở hoa.
24
Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 6
Tuyên bố lý do, giới thiệu chương trình hoạt động.
Giới thiệu báo cáo viên.
Hoạt động 2: Nghe nói chuyện và thảo luận.
Người điều khiển mời báo cáo viên nói chuyện với lớp.
Báo cáo viên nói chuyện với lớp về truyền thống bảo vệ và xây dựng
quê hương, về những Đảng viên ưu tú ở địa phương trong đấu tranh cách
25’
mạng, trong sản xuất, trong các hoạt động phong trào ở địa phương… Báo
cáo viên có thể sử dụng sơ đồ, tranh ảnh, các tư liệu cụ thể để minh họa.
Trong quá trình nghe nói chuyện, HS có thể hỏi thêm hoặc đề nghị báo
cáo viên giải đáp những điều chưa rõ.
Sau khi nghe nói chuyện, người điều khiển cho lớp thảo luận.
Lần lượt nêu các câu hỏi để các bạn trong lớp phát biểu ý kiến.
Báo cáo viên tiếp tục làm cố vấn giúp lớp có thu hoạch tốt hơn.
10’
Hoạt động 3: Vui văn nghệ
Người điều khiển văn nghệ giới thiệu một số tiết mục văn nghệ của lớp.
Các học sinh lần lượt lên trình bày.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG: 3’
• Người điều khiển nhận xét kết quả hoạt động.
• GVCN phát biểu ý kiến và cảm ơn báo cáo viên.
25
Lớp trưởng
Giáo viên
Lớp trưởng
Các học sinh